Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định của công ty TNHH liên doanh đại chân trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.6 KB, 59 trang )

1

TÓM LƯỢC
Trên cơ sở làm rõ những lý luận và thực tiễn có liên quan, khóa luận có mục
đích là tìm những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện công tác hoạch
định nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. Cụ thể khóa luận đã thực hiện các
nhiệm vụ:
- Đưa ra các khái niệm cơ bản, trình bày lý thuyết cơ bản của công tác hoạch
địnhvà phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoạch định trong doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác hoạch định tại công ty TNHH Liên
Doanh Đại Chân Trời
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch định
tại công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời.


2

LỜI CẢM ƠN
Bài khóa luận này hoàn thành cũng là lúc em kết thúc chương trình học tập
trường Đại học Thương Mại – Khóa học 2012-2016. Kết thúc 4 năm học tập và rèn
luyện tại trường, em được học hỏi, mở rộng kiến thức, được rèn luyện kỹ năng, trau
dồi đạo đức. Để có được ngày hôm nay, lời đầu, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường, các thầy cô trong khoa Quản trị Doanh nghiệp, các thầy cô trong bộ
môn cùng các Giáo viên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho em
trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện
công tác hoạch định của công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời”, cùng với sự
cố gắng, nỗ lực của bản thân, em cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà
trường, thầy cô, bạn bè cùng ban lãnh đạo và các bộ công nhân viên của Công ty
TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải đã trực


tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Với hết tâm
huyết của mình, thầy đã ân cần, sửa dạy để em có bài khóa luận hoàn chỉnh và cho em
những kiến thức, những lời khuyên hữu ích trong lĩnh vực mà em đang nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên của
công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời đã tạo mọi điều kiện để cho em có thời gian
thực tập và tìm hiểu tại công ty, anh chị cũng đã nhiệt tình góp ý để em có thể hoàn
thiện tốt khóa luận này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thùy Linh


3

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...............................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài...........................................................1
3. Mục đích nghiên cứu đề tài.....................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
6. Kết cấu đề tài............................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH
TRONG DOANH NGHIỆP........................................................................................4
1.1. Khái niệm và các nguyên tắc hoạch định trong doanh nghiệp........................4

1.1.1. Khái niệm, vai trò và các loại hoạch định.........................................................4
1.1.2. Các nguyên tắc hoạch định...............................................................................6
1.2. Nội dung của công tác hoạch định trong doanh nghiệp...................................7
1.2.1. Quá trình hoạch định.........................................................................................7
1.2.1.1. Xác định sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp.............................................7
1.2.1.2. Xây dựng chiến lược.........................................................................................8
1.2.1.3. Xây dựng chính sách, thủ tục, quy tắc...............................................................9
1.2.1.4. Xây dựng ngân sách........................................................................................10
1.2.1.5. Xây dựng chương trình...................................................................................11
1.2.2. Phương pháp hoạch định................................................................................11
1.2.2.1. Phương pháp trực quan (Phương pháp kinh nghiệm).....................................11
1.2.2.2. Phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược................................................11
1.2.2.3. Phương pháp cân bằng tối ưu.........................................................................12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoạch định trong doanh nghiệp............12
1.3.1.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp..................................................................12


4
1.3.1.1. Môi trường vĩ mô............................................................................................12
1.3.1.2. Môi trường vi mô............................................................................................13
1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.................................................................14
1.3.2.1. Quan điểm của nhà quản trị..........................................................................14
1.3.2.2. Nguồn lực của doanh nghiệp..........................................................................14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
HOẠCH ĐỊNH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH ĐẠI CHÂN TRỜI........16
2.1. Khái quát về Công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời...............................16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty..............................................16
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty......................................16
2.1.3. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2013-2015.. .18
2.1.3.2. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013– 2015.....18

2.2. Phân tích thực trạng công tác hoạch định của Công ty TNHH Liên Doanh
Đại Chân Trời............................................................................................................. 19
2.2.1. Nội dung quy trình công tác hoạch định của Công ty.....................................21
2.2.1.1. Xác định sứ mạng và mục tiêu của Công ty....................................................21
2.2.1.2. Xác định chiến lược........................................................................................22
2.2.1.3. Xây dựng chính sách, thủ tục, quy tắc.............................................................26
2.2.1.4. Xây dựng ngân sách........................................................................................27
2.2.1.5. Xây dựng chương trình...................................................................................29
2.2.2. Phương pháp hoạch định mà công ty áp dụng................................................29
2.2.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp................................................................31
2.2.2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.................................................................32
2.3. Đánh giá chung về công tác hoạch định của Công ty TNHH Liên Doanh Đại
Chân Trời...................................................................................................................33
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân....................................................................33
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân......................................................................34
2.3.2.1. Những hạn chế................................................................................................34
2.3.2.2. Nguyên nhân...................................................................................................34
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH
ĐỊNH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH ĐẠI CHÂN TRỜI........................36


5
3.1. Phương hướng hoạt động của Công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời đến
năm 2020..................................................................................................................... 36
3.1.1. Mục tiêu hoạch định của Công ty.....................................................................36
3.1.2. Chiến lược kinh doanh.....................................................................................37
3.2. Quan điểm khôi phục công tác hoạch định của Công ty TNHH Liên Doanh
Đại Chân Trời............................................................................................................. 37
3.3. Giải pháp và kiến nghị khôi phục công các hoạch định của Công ty TNHH
Liên Doanh Đại Chân Trời........................................................................................38

3.3.1. Đề xuất một số giải pháp khôi phục công tác hoạch định của công ty...........38
3.3.1.1. Xác định mục tiêu............................................................................................38
3.3.1.2. Xây dựng phương án chiến lược.....................................................................38
3.3.1.3. Xây dựng chính sách, thủ tục, quy tắc.............................................................39
3.3.1.4. Xây dựng ngân sách........................................................................................40
3.3.1.5. Xây dựng chương trình...................................................................................40
3.3.1.6. Đổi mới phương pháp hoạch định...................................................................40
3.3.1.7. Một số đề xuất khác........................................................................................42
3.3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước........................................................................43
KẾT LUẬN................................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................46
PHỤ LỤC 1................................................................................................................47


6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2013 – 2015........18
Bảng 2.2: Bảng kết quả phiếu điều tra công tác hoạch định của Công ty.....................20
Bảng 2.3: Doanh thu của Công ty qua 3 năm 2013, 2014, 2015..................................21
Bảng 2.4: Lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2013, 2014, 2015..................................21
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của công ty tính đến 31/12/2015.......................................23
Bảng 2.6 : Bảng số lượng lao động theo giới tính ( năm 2015)....................................24
Bảng 2.7 : Bảng số lượng lao động theo độ tuổi ( Năm 2015).....................................24
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của Công ty theo các phòng ban.......................................25
Bảng 2.9: Ngân sách phân bổ cho các dự án qua các năm 2013, 2014, 2015...............28
Bảng 2.10: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới công tác hoạch định.......................30
Bảng 2.11: Bảng đánh giá chất lượng của các nhà quản trị của Công ty......................35
Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch của Công ty tới các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020. 36



7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời.......17
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu lao động phân theo trình độ năm 2015..........................................23
Sơ đồ 3.1: Ma trân SWOT và các phối hợp chiến lược................................................41


8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Miêu tả

DN

Doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NXB

Nhà xuất bản

CNĐKKD

Chứng nhận đăng ký kinh doanh


HĐTV

Hội đồng thành viên


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chức năng quản lý kinh doanh là kết quả của quá trình phân công lao động theo
hướng chuyên môn hóa lao động quản lý đối với các hoạt động kinh doanh. Chức
năng là cơ sở để định ra các nhiệm vụ cần thực hiện lâu dài, trách nhiệm phải hoàn
thành, quyền hạn được giao, là cơ sở để lựa chọn mô hình tổ chức thiết lập bộ máy và
bố trí nguồn nhân lực đồng thời xác lập các mối quan hệ làm việc.
Henri Fayol (1841 – 1925) người được đánh giá là “một Taylor của Châu Âu” là
người cha của lý thuyết quản lý hiện đại”. Ông đã định nghĩa quản lý là hoạch định, ra
quyết định quản lý và điều hành mọi lao động của doanh nghiệp để kinh doanh có hiệu
quả và không ngừng phát triển. Đây là bốn chức năng cơ bản của một nhà quản lý
trong thực hiện kinh doanh. Nhưng trong bốn chức năng đó phải nói đến chức năng
quan trọng đầu tiên là chức năng hoạch định, hoạch định là công việc đầu tiên mà chủ
thể quản lý phải thực hiện ngay từ đầu để triển khai các hoạt động để đạt được mục
tiêu đã xác định. Chúng ta có thể thấy được nếu một nhà quản lý không dự báo, xác
định mục tiêu, vạch chiến lược, lập kế hoạch, đề ra giải pháp thì không thể có được
doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, việc có doanh nghiệp đó hay không hay việc thành đạt
của doanh nghiệp trên thực tế xuất phát từ việc hoạch định.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời em đã cố
gắng tìm hiểu vấn đề này và cũng nhận thấy những tồn tại trong công ty. Từ thực tiễn
trên quá trình nghiên cứu về vấn đề, em có mong muốn đề xuất đề tài “Một số giải
pháp hoàn thiện công tác hoạch định của công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân

Trời”làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Cùng nghiên cứu về công tác hoạch định, đã có nhiều đề tài được thực hiện bởi các
sinh viên khóa trước. Những luận văn tốt nghiệp đó đã đạt được một số thành công sau:
Mai Thị Hà – K39A8 (2007) với đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch định của
công ty TNHH thiết bị phụ tùng Hòa Phát”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học
Thương Mại, có bố cục rõ ràng, chi tiết, phân tích sâu, dễ hiểu. Luận văn đã đề xuất
những giải pháp mang tính khả thi cao, có thể áp dụng trong thực tế doanh nghiệp.
Vũ Thị Thu Huyền – K39A4 (2007) với đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch
định tại công ty tự động hóa cơ khí và môi trường (AMECO)”, Luận văn tốt nghiệp,


2
Trường Đại học Thương Mại: luận văn đã làm tốt công tác thu thập, phân tích và xử lý
số liệu. Những đánh giá được đưa ra xác thực, khách quan dựa trên số liệu tổng hợp
được từ phiếu điều tra. Những đề xuất, kiến nghị cũng có ý nghĩa xây dựng, thiết thực
đối với doanh nghiệp.
Cùng một số giáo trình: Giáo trình Quản trị học – PGS.TS Nguyễn Thị Liên
Diệp – NXB Thống Kê; Peter Drucker (2011), Nguyên lý quản trị bất biến mọi thời
đại, NXB Trẻ; PGS.TS Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc (2008), Giáo Trình
Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại, NXB Lao động xã hội.
Các đề tài trên là những tài liệu tham khảo tốt và theo em được biết chưa có đề
tài nào trùng với đề tài mà em đã chọn.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
hoạch định tại Công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời. Để triển khai được mục
đích nêu trên cần triển khai ba mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý luận về công tác hoạch định tại doanh nghiệp
- Nghiên cứu thực trạng công tác hoạch định ở công ty TNHH Liên Doanh Đại
Chân Trời

- Trên cơ sở phân tích thực trạng đó rút ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân,
đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty
TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng: công tác hoạch định ở công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời.
Phạm vi thời gian: Dữ liệu trong 3 năm 2013-2015, định hướng giải pháp đến
năm 2020.
Phạm vi nội dung: Công tác hoạch định, các loại hoạch định và các yếu tố ảnh
hưởng tới công tác hoạch định.


3
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1. Dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi: gồm 10 câu hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn giám đốc, trưởng phòng kinh doanh và
một số nhân viên trong công ty.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giáo trình và khóa luận luận văn của những
người có cùng đề tài.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
-Phương pháp thống kê: dựa trên kết quả của phiếu điều tra
-Phương pháp so sánh: Phương pháp này em dùng để xem xét các thuộc tính của
hai đối tượng để tìn ra mối liên hệ giữa chúng, cụ thể là em tìm ra sự khác nhau và
mức độ chênh lệch về kết quả doanh thu và lợi nhuận của DN giữa các năm 2013,
2014, 2015. Từ đó có những nhận xét và định hướng đúng về DN.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần tóm lược; lời cảm ơn; danh mục bảng biểu, hình vẽ; mở đầu; kết

luận và tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác hoạch định trong
doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác hoạch định của Công
ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty
TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời.


4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và các nguyên tắc hoạch định trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, vai trò và các loại hoạch định
Khái niệm hoạch định:
Thế giới ngày nay là một thế giới bùng nổ, bùng nổ kiến thức, bùng nổ cách
mạng kinh tế, bùng nổ khoa học kỹ thuật,…chúng tạo thành bức tranh vô cùng sinh
động, hội tụ đầy đủ các xu thế hiện đại hóa tiêu biểu của xã hội ngày nay.Muốn sắp
xếp tổ hợp các luồng vật chất, luồng ý thức rối ren này lại theo một trật tự nhất định,
thì hoạch định là một việc làm không thể thiếu.
Hoạch định là vấn đề mang tính chiến lược, vừa là một vấn đề phương hướng
mang tính tổ hợp. Nếu phương hướng không chính xác, tổ hợp không thỏa đáng, thì nỗ
lực như thế nào cũng không có kết quả. Chính vì vậy, các cách thức hoạch định hình
tượng doanh nghiệp, hoạch định quảng cáo, hoạch định kinh doanh,…nối tiếp nhau ra
đời. Song có rất nhiều cách hiểu về hoạch định.
Theo Harold Koontz, Cyril Odonnel và Heinz Wehrich thì:
“ Hoạch định là quyết định xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm
và ai làm cái đó”. [Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội].
Từ một số quan điểm trên có thể rút ra khái niệm chung nhất về hoạch định
trong doanh nghiệp như sau:

Công tác hoạch định là quá trình xác định mục tiêu và quyết định phải làm gì
và làm như thế nào để đạt được mục tiêu.
Qua định nghĩa này có thể thấy rằng:
- Hoạch định là quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm
và ai làm cái đó.
- Hoạch định là quá trình lao động trí óc, liên quan đến tư duy và ý chí của con
người về tương lai phát triển của tổ chức về những dự định mong muốn của nhà
quản trị (mục tiêu cần đạt được).
- Xác định rõ những công việc phải làm (tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra) và tiến hành
thực hiện; cách thức thực hiện và các nguồn lực cần huy động thực hiện mục tiêu.


5
-Hoạch định là “đối phó sự bất định” bằng một bản kế hoạch chi tiết để đạt được
mục tiêu đã đặt ra. (R.Kreitner. Management. 7 th.ed.Boston Houghton Mitthin 1998,
pate 160). Do đó nó vừa có tính dự báo nhưng cũng vừa thể hiện ý chí, sự can thiệp
của con người nhằm đạt được mục tiêu với những chương trình hoạt động cụ thể,
những biện pháp cụ thể.
Vai trò của công tác hoạch định:
Hoạch định có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của một
doanh nghiệp. Trong quản lý kinh doanh hiện đại, người ta rất coi trong công tác
hoạch định. Bởi vì hoạch định giúp:
- Tăng khả năng thành công của nhà quản trị nhờ phân tích và dự báo trước
được những thời cơ, thách thức, khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện mục
tiêu. Từ đó có chủ động có giải pháp nắm bắt thời cơ, hạn chế rủi ro.
- Định hướng hoạt động của tổ chức, thống nhất suy nghĩ và hành động, tập
trung vào những mục tiêu và nhiệm vụ trọng yếu của từng thời kỳ.
- Là cơ sở cho việc phân quyền, nhiệm vụ, thực hiện sự phối hợp các yếu tố, bộ
phận trong tổ chức, tạo sự chủ động thực thi nhiệm vụ, công việc cho các bộ phận và
các thành viên trong tổ chức.

- Là cơ sở triển khai các hoạt động tác nghiệp. Trong quá trình thực hiện các
hoạt động mà thiếu công tác hoạch định hoặc công tác thực hiện không rõ ràng thì sẽ
làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà bỏ qua cái lợi sau này.
- Là cơ sở cho kiểm tra, điều chỉnh mục tiêu và hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, hoạch định là chức năng khởi đầu và là căn bản nhất trong các chức
năng quản trị và là cơ sở của các chức năng quản trị khác. Đề cao công tác quản trị là
một trong những nét đặc trưng của “cách mạng quản trị” trên thế giới hiện nay.
Các loại hoạch định:
-

Hoạch định chiến lược:

Hoạch định chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định của lãnh đạo hướng
tới việc soạn thảo các chiến lược chuyên biệt nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Hoạch định chiến lược do các nhà quản trị cấp cao thực hiện. Thời hạn của
hoạch định chiến lược từ 5 năm trở lên. Chiến lược được giao cho các nhà quản trị cấp
trung gian cụ thể thành các kế hoạch chiến thuật.


6
-

Hoạch định chiến thuật:

Là xác định các kế hoạch ngắn hạn hơn (từ 1-2 năm), phạm vi hẹp hơn hoạch
định chiến lược do các nhà quản trị cấp trung gian thực hiện (Middle managers
functional) nhằm xác định rõ sự đóng góp của bộ phận do họ phụ trách vào tiến trình
thực hiện chiến lược trên cơ sở nguồn lực được phân bổ.
Kế hoạch chiến thuật được giao cho các nhà quản trị cấp cơ sở cụ thể hóa thành
kế hoạch tác nghiệp.

- Hoạch định tác nghiệp
Hoạch định tác nghiệp là xác định các kế hoạch nhằm thực hiện kế hoạch chiến
thuật với thời gian ngắn hơn và phạm vi hẹp hơn hoạch định chiến thuật. Hoạch định
rõ các các nhiệm vụ chuyên biệt được hoàn thành như thế nào với nguồn lực hiện có.
Kế hoạch tác nghiệp do các nhà quản trị cấp cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện.
1.1.2.

Các nguyên tắc hoạch định
- Tập trung dân chủ
Kết hợp giữa vai trò chủ đạo, tính quyết đoán và trách nhiệm của nhà quản trị

với việc phát huy trí tuệ, sức mạnh tập thể trong tiến trình hoạch định. Các nhà quản trị
lấy ý kiến của tất cả các thành viên, các bộ phận trong doanh nghiệp về các vấn đề liên
quan đến công tác hoạch định như mục tiêu, chiến lược kinh doanh, các kế hoạch cụ
thể…. Từ đó, các nhà trị đưa ra hoạch định chung cho toàn doanh nghiệp. Tập trung
dân chủ là phải lôi kéo được tất cả các thành viên trong DN tham gia vào quá trình
hoạch định, nhưng vẫn thể hiện được vai trò nòng cốt của các nhà quản trị.
- Tính khoa học, thực tiễn:
Tính khoa học: Nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế, vận dụng
các phương pháp khoa học và kiến thức các môn khoa học có liên quan. Hoạch định là
hoạt động tổng hợp. Để công tác hoạch định được tốt cần vận dụng nhiều kiến thức
khác nhau như kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, tâm lý học….các kiến thức
này phải được tổng hợp logic, có hiệu quả.
Tính thực tiễn: Công tác hoạch định phải xây dựng trên các yếu tố của môi
trường bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, phát huy được những điểm mạnh
và hạn chế được những điểm yếu của DN. Ngoài ra, nó còn giúp DN tận dụng được
những cơ hội của thị trường mang lại và hạn chế, né tránh những rủi ro có thể xảy ra.
- Tính hiệu quả:



7
Doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều phương án kế hoạch khác nhau, doanh
nghiệp có thể lựa chọn một vài phương án theo tiêu chí hiệu quả, các phương án này
phải mang lại hiệu quả tối đa, có thể là doanh thu, lợi nhuận hay thị phần, đôi khi là
các mục tiêu phi lợi nhuận như lòng tin khách hàng, vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp…..
- Tính định hướng:
Định hướng hoạt động của tổ chức bằng những mục tiêu cụ thể xong không cố
định, cứng nhắc mà mang tính dự báo, hướng dẫn. Công tác hoạch định phải bám sát
vào thị trường các mục tiêu và nguồn lực thực hiện mục tiêu này phải linh hoạt, dễ
dàng thay đổi trước sự thay đổi của môi trường. Các mục tiêu này phải khả thi thúc
đẩy sự cố gắng của các thành viên trong doanh nghiệp.
- Tính động:
Do môi trường luôn biến động do đó kế hoạch cũng cần “động” để phù hợp
với sự thay đổi của môi trường, phải chủ động tấn công ngoài thị trường để chớp thời
cơ, chủ động trong cạnh tranh.
1.2. Nội dung của công tác hoạch định trong doanh nghiệp
1.2.1.

Quá trình hoạch định

1.2.1.1. Xác định sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp
a. Sứ mạng của doanh nghiệp
Bản công bố sứ mạng của doanh nghiệp thường chứa đựng câu trả lời cho
những câu hỏi quan trọng: Tại sao doanh nghiệp tồn tại? Doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực nào? Doanh nghiệp sẽ đi đâu? Tất cả hội lại trong bản công bố sứ mạng
của doanh nghiệp.
Hoạch định sứ mạng là giai đoạn mở đầu quan trong trong toàn bộ quá trình
quản trị, hoạch định sứ mạng giúp doanh nghiệp trả lời cho hai câu hỏi: doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực nào? Tại sao tồn tại và kinh doanh trong lĩnh vực đó?

b. Mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu là cái đích đã đặt ra để từ đó lấy cái đích đó làm hướng phấn đấu. Đó
là kết quả của các nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức của họ.
Một doanh nghiệp thường có các mục tiêu tổng thể, mục tiêu bộ phận, mục tiêu
dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Doanh nghiệp ở mỗi giai đoạn có thể có các mục tiêu
khác nhau, đòi hỏi các mục tiêu đặt ra phải phù hợp và hỗ trợ nhau trên cơ sở thực


8
trạng nguồn lực của doanh nghiệp. Vấn đề hoạch định mục tiêu luôn là bài toán khó,
một mục tiêu đúng phải đảm bảo: tính cụ thể; rõ ràng; tính có thể đo lường được; tính
khả thi; tính thực tế; tính linh hoạt và có giới hạn về thời gian.
Theo thời gian, các mục tiêu được chia thành mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung
hạn, mục tiêu dài hạn ứng với thời gian hoàn thành mục tiêu khác nhau.
Những đặc trưng của mục tiêu:
+ Tính cụ thể: Tức là mục tiêu phải cụ thể, phải chỉ rõ được những giới hạn về
số lượng, thời gian thực hiện và kết quả cuối cùng đạt được của mục tiêu. Khi mục tiêu
cụ thể rõ ràng thì việc thực hiện nó sẽ nhanh chóng thu được kết quả.
+ Tính đo được: Mục tiêu phải được định ra dưới dạng các chỉ tiêu định lượng
và có các căn cứ rõ ràng để đánh giá công tác thực hiện mục tiêu dễ dàng hơn.
+ Tính thành quả, thành tựu: Tức muốn nói đến tính khả thi của mục tiêu. Các
mục tiêu đặt ra phải có tính khả thi tức là doanh nghiệp có khả năng thực hiện được và
thu được kết quả như mong muốn. Do vậy cần đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng
thực hiện của doanh nghiệp.
1.2.1.2. Xây dựng chiến lược
Chiến lược hình thành nhằm thực hiện mục tiêu và sứ mạng của doanh nghiệp.
Chiến lược của doanh nghiệp là kế hoạch tổng quát, toàn diện nhằm định
hướng phát triển và tạo ra thay đổi về chất bên trong doanh nghiệp.
Một chiến lược không nhằm vạch ra một cách chính xác làm thế nào để đạt
được các mục tiêu, vì đó là nhiệm vụ của nhiều chương trình hỗ trợ khác nhau. Nhưng

chiến lược tạo ra cho các thành viên trong doanh nghiệp một bộ khung để hướng dẫn
tư duy và hành động. Cũng vì vậy mà chiến lược có vai trò qua trọng hướng dẫn kế
hoạch và thực sự hữu ích trong thực tiễn kinh doanh, giúp doanh nghiệp chớp thời cơ,
thực hiện mục tiêu xác định. Cho nên khi phân tích đánh giá người ta xem chiến lược
như một kế hoạch tổng hợp.
Chiến lược được cụ thể hóa thành các kế chiến thuật, kế hoạch tác nghiệp để
thực hiện nó. Kế hoạch này bao quát rộng hơn các mặt hoạt động, các nguồn lực và
định rõ tiến trình thực hiện nên nó mang tính toàn diện.


9
Quá trình xây dựng chiến lược:
- Xác định mục tiêu
- Phân tích và đánh giá môi trường (bên ngoài, bên trong)
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp (ma trận SWOT)
- Phân tích và đánh giá các phương án chiến lược.
Lựa chọn chiến lược:
Một số chiến lược của doanh nghiệp:
Chiến lược xâm nhập thị trường: Là chiến lược tập trung vào cải thiện vị trí của
các sản phẩm hiện có của DN với những khách hàng hiện có của nó. Một chiến lược
như vậy đòi hỏi phải có xây dựng một kế hoạch marketing nhằm khuyến khích khách
hàng mua nhiều sản phẩm hơn.
Chiến lược phát triển thị trường: Là chiến lược mà DN phải cố gắng tìm ra
những khách hàng mới cho những sản phẩm hiện có của mình.
Chiến lược đa dạng hóa: Là chiến lược mà DN tìm kiếm những sản phẩm mới
phục vụ cho khách hàng của mình trong thời gian sắp tới.
1.2.1.3. Xây dựng chính sách, thủ tục, quy tắc
a.

Xây dựng chính sách


Các chính sách thường là những văn bản phản ánh những mục tiêu cơ bản của
một kế hoạch và quy định những phương châm chỉ đạo việc lựa chọn các biện pháp để
thực hiện mục tiêu đó. Các chính sách là những công cụ quản trị quan trọng để triển
khai các kế hoạch. Một chính sách có hiệu quả phải đầy đủ những đặc điểm sau:
- Tính linh hoạt: Chính sách phải được cân bằng hợp lý giữa tính ổn định và tính
linh hoạt. Khi các điều kiện thay đổi thì các chính sách cũng phải thay đổi cho phù hợp.
- Tính toàn diện: Chính sách phải toàn diện để đủ bao quát mọi sự việc bất ngờ.
- Tính phối hợp: Một chính sách phải đảm bảo phối hợp các đơn vị nhỏ khác nhau
có những hành động liên quan tới nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
- Đạo đức: Chính sách phải tuân theo hành vi đạo đức thịnh hành của xã hội. Và
nhà quản trị là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng về việc giải quyết các vấn đề có
liên quan đến những nguyên tắc đạo đức.
- Tính rõ ràng: Chính sách phải được viết rõ ràng và logic. Nó phải xác định cụ
thể mục tiêu đã định của hành động mà nó chi phối, xác định phương pháp, biện pháp
thích hợp và vạch rõ giới hạn của quyền tự do hành động cho những người thực hiện.


10
b. Xây dựng thủ tục
Thủ tục hiểu theo một cách tổng quát là những việc cụ thể phải làm theo trật tự
quy định, để tiến hành công việc có tính chất chính thức. Thủ tục là các kế hoạch thiết
lập một phương pháp cần thiết cho việc điều hành các hoạt động tương lai. Giống như
các kế hoạch khác, các thủ tục tồn tại theo các cấp độ quả lý trong một tổ chức, các thủ
tục cho toàn doanh nghiệp, thủ tục cho từng phòng ban, thủ tục của từng đơn vị cơ sở.
Như vậy, thủ tục chính là sự hướng dẫn về hành động hơn là về tư duy và chúng
chỉ ra một cách chi tiết một biện pháp chính xác mà theo đó một hoạt động nào đó cần
thiết phải thực hiện.
c. Xây dựng quy tắc
Quy tắc hiểu một cách chung nhất là những điều quy định cho mọi người phải

tuân theo trong một hoạt động chung nào đó. Các quy tắc nhằm giải thích rõ sự hành
động hay không hành động cụ thể, cần thiết, không cho phép bất cứ ai làm theo ý
riêng. Trong thực tế, có thể coi thủ tục như một dãy quy tắc, tuy nhiên không nhất thiết
các quy tắc phải là một phần của thủ tục.
Bản chất của quy tắc là nó phản ánh một quyết định quản lý mà theo đó một
hành động nhất định nào phải được làm hoặc không được làm. Ví dụ: quy tắc trong
công ty là không được hút thuốc trong phòng làm việc, đi làm đúng giờ, không nói tục,
quy tắc trong lớp học không vứt rác bừa bãi, không ăn quà trong lớp,…
1.2.1.4. Xây dựng ngân sách
Hoạch định ngân sách là một nội dung quan trọng trong hoạch định của doanh
nghiệp. Dưới góc độ quản trị, ngân sách được hiểu là sự diễn đạt mục tiêu, phương
hướng, chương trình hành động thảo ra trong khung kế hoạch, thông qua ngôn ngữ tiền
tệ, bao gồm tất cả các giai đoạn tác nghiệp, trong thời gian nhất định.
Ngân sách là phương tiện kiểm soát tính khả thi của các chương trình dự thảo:
Việc thiết lập ngân sách trải qua 4 giai đoạn:
- Xác định và lập kế hoạch cho các hoạt động
- Xác định các khoản chi và dự tính nguồn thu
- Trình bày dự thảo ngân sách và báo cáo thu, chi
- Tiến hành thay đổi và hoàn thiện kế hoạch thu chi
Hoạch định ngân sách được coi là một chương trình lượng hóa. Vì vậy nó có ý
nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tổ chức quản trị hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.


11
1.2.1.5. Xây dựng chương trình
Chương trình được hiểu theo cách chung nhất là những dự kiến hoạt động theo một
trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định. Theo cách tiếp cận của nhà quản trị và
trong một thời gian nhất định. Theo cách tiếp cận của nhà quản trị, chương trình là tổ hợp
các mục tiêu, chính sách, thủ tục, quy tắc, các nhiệm vụ, các bước tiến hành, các nguồn

lực sử dụng và các yếu tố cần thiết nhằm thực hiện mục đích đã xác định.
Doanh nghiệp có thể có các chương trình lớn như chương trình phát triển sản
phẩm mới, phát triển đội ngũ quản trị kế cận. Các chương trình nhỏ như phổ cập tin
học cho nhân viên, chương trình tổng kết cuối năm của doanh nghiệp.
1.2.2.

Phương pháp hoạch định

1.2.2.1. Phương pháp trực quan (Phương pháp kinh nghiệm)
Trong các doanh nghiệp thực thi kỹ thuật hoạch định này thường có những xung
đột giữa các nhóm chức năng khác nhau. Do các xung đột xảy ra quanh những công
việc như vậy, nên kết luận về kế hoạch và chính sách thường ngả theo ý cá nhân có
quyền lực mạnh nhất hơn là theo một kế hoạch thống nhất.
Có nhiều hãng, nhiều công ty lại không tiến hành hoạch định tổng hợp thường
xuyên mà thường dùng một kế hoạch được sử dụng ban đầu để sử dụng lặp đi lặp lại
hết năm này qua năm khác, theo một lịch trình cố định, có một vài điều chỉnh nhỏ cho
phù hợp với nhu cầu mới của môi trường kinh doanh và thị trường. Phương pháp này
phát huy tác dụng đối với các DN đã có ít nhiều uy tín, nhu cầu của thị trường rất lớn,
ổn định. Tuy nhiên, phương pháp này đi theo một lối mòn do không tiến hành phân
tích thường xuyên các điều kiện, các yếu tố để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh tổng
hợp cho phù hợp với sự biến động rất nhanh của thị trường và môi trường kinh doanh.
Phương pháp này có ưu điểm là nhanh và rẻ. Tuy nhiên lại có nhược điểm là khi
nhân sự thay đổi thì phương pháp và mô hình sẽ thay đổi theo.
1.2.2.2. Phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược
Kỹ thuật hoạch định tổng hợp bằng biểu đồ và phân tích chiến lược được áp
dụng ở nhiều doanh nghiệp vì chúng dễ áp dụng và có hiệu quả cao, do việc phân tích
khá tỷ mỉ các chi phí, từ đó chọn phương án có chi phí thấp hơn và có nhiều ưu điểm,
ít nhược điểm hơn các phương án khác.
Kỹ thuật này nhìn chung khá đơn giản nên rất phù hợp với các nhân viên văn
phòng và họ thường áp dụng trong hoạch định tổng hợp.



12
Phương pháp này có ưu điểm: Đơn giản và dễ hiểu; Có thể lập được rất nhiều
phương án khác nhau. Nhưng hạn chế của nó là khó xác định được phương án tối ưu.
1.2.2.3. Phương pháp cân bằng tối ưu
Phương pháp cân bằng tối ưu cho phép thực hiện việc cân bằng giữa cung và
cầu trên cơ sở huy động tổng hợp các nguồn, các khả năng khác nhau nhằm mục tiêu
đảm bảo tổng chi phí nhỏ nhất.
Đây là phương pháp tổng quát, có hiệu quả và khá đơn giản. Khó khăn chủ yếu
của phương pháp này là thời gian hoạch định càng dài bảng cân đối càng phức tạp và
nhà quản trị rất dễ bị nhầm lẫn giữa kế hoạch sản xuất tổng hợp và kế hoạch bán hàng.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trong
từng giai đoạn, và phải sử dụng các nguồn lực rẻ nhất sau đó đến nguồn lực đắt hơn.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoạch định trong doanh nghiệp
1.3.1.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1. Môi trường vĩ mô
Nhóm môi trường này tác động trên bình diện rộng và lâu dài. Đối với một
doanh nghiệp: chúng tác động đến cả ngành sản xuất kinh doanh, và do đó cũng tác
động đến doanh nghiệp. Nhóm kinh tế vĩ mô cũng thường xuyên thay đổi, chính chúng
tạo ra cơ hội, nguy cơ trong sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhóm này bao
gồm: yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội.
a. Yếu tố kinh tế
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm những yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp như
GDP, tỷ giá hối đoái, lãi xuất cho vay, tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp, các chính
sách về tiền tệ.....
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tác động lớn đến nhu cầu tiêu dùng. Một quốc
gia có GDP tăng lên về nhu cầu, số lượng, chất lượng sản phẩm. Khi đó, doanh nghiệp
phải có kế hoạch kinh doanh đáp ứng nhu cầu đó để không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh.
- Tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến cả hai mặt sản

xuất và tiêu dùng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn và lao động hợp
lý, đồng thời phải có chính sách giá và tiền lương phù hợp.
- Tỷ giá hối đoái và lãi xuất cho vay tác động đến giá thành sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác hoạch định của
doanh nghiệp.


13
b. Yếu tố chính trị
Bao gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị....các
nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Để đưa ra
được những quyết định hợp lý trong quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích, dự báo
sự thay đổi của môi trường trong giai đoạn phát triển.
c. Yếu tố văn hóa, xã hội
Văn hóa xã hội còn tác động đến việc tạo lập nề nếp văn hóa doanh nghiệp, liên
quan đến mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau và với khách
hàng. Các yếu tố môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định
các thủ tục, quy tắc trong doanh nghiệp.
1.3.1.2. Môi trường vi mô
Nhóm này tác động trên bình diện gần gũi và trực tiếp tác động đến công tác
hoạch định của doanh nghiệp:
a. Nhà cung ứng
Nhà cung ứng là những người cung cấp tất cả các yếu tố đầu vào và đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đa dạng hóa,
chọn nhiều nhà cung ứng đầu vào để làm giảm áp lực của người cung cấp nhưng
doanh nghiệp cũng phải lựa chọn cho mình một nhà cung cấp có độ tin cậy cao, với
giá cả hợp lý để là nhà cung ứng chính cho mình, đó chính là một trong những nguyên
tắc khi đi mua hàng.
b. Khách hàng
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Sự trung

thành và tín nhiệm của khách hàng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với
thành công của doanh nghiệp
Tuy nhiên, yếu tố khách hàng là thường xuyên thay đổi và có xu hướng tăng nên
ảnh hưởng đến công tác hoạch định của doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp lại phải
hoạch định lại mục tiêu và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Cái đích cuối cùng mà công tác hoạch định của các doanh nghiệp muốn đạt
được là thỏa mãn được thị hiếu của khách hàng, cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Do đó khi tiến hành hoạch định các doanh nghiệp
luôn lấy thị hiếu khách hàng làm căn cứ cho việc thực hiện công tác hoạch định.


14
c. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ doanh nghiệp kinh
doanh cùng ngành, cùng khu vực thị trường. Sức mạnh và quy mô của đối thủ ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của, làm giảm thị phần cũng như lợi nhuận
của doanh nghiệp. Song chính đối thủ cạnh tranh là động lực giúp doanh nghiệp kinh
doanh tốt hơn, cho doanh nghiệp biết vị trí của mình trên thị trường, biết được điểm
mạnh điểm yếu đồng thời phát huy lợi thế của riêng mình. Chính vì vậy, việc xác định
đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định mục
tiêu của công tác hoạch định, các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào ảnh hưởng của đối thủ
cạnh tranh đối với mình mà có biện pháp cũng như hành động cụ thể trong quá trình
tiến hành công tác hoạch định để giảm bớt sự ảnh hưởng đó.
1.3.2.

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

1.3.2.1. Quan điểm của nhà quản trị
Nhà quản trị là người có nhiệm vụ đặt mục tiêu và lập kế hoạch để thực hiện
mục tiêu đó, là người quyết định đưa ra chiến lược hoạt động và chịu trách nhiệm về

thực hiện chiến lược đó. Quan điểm, tư tưởng của nhà quản trị ảnh hưởng lớn đến
chiến lược kinh doanh và kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác hoạch định đòi hỏi nhà quản trị phải vận dụng trí tuệ ở mức độ cao.
Công tác hoạch định trong doanh nghiệp sẽ thể hiện rõ năng lực, bản lĩnh, trình độ của
nhà quản trị. Và nhìn qua đó, nhân viên, cũng như các thành phần trong và ngoài
doanh nghiệp sẽ thấy năng lực phát triển bền vững của tổ chức đó.
1.3.2.2. Nguồn lực của doanh nghiệp
Khi phân tích các yếu tố của môi trường nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến
công tác hoạch định, ta xem xét các yếu tố sau:
a. Nguồn nhân lực
Công tác hoạch định trong doanh nghiệp trước hết cần chú trọng đảm bảo số
lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực: nhà quản trị, nhân viên, công nhân,
các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tổ chức lao động sao cho tạo động lực phát
huy hết tiềm năng của đội ngũ lao động này. Các nhà hoạch định cần phải quan tâm tới
đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp, đưa ra các chính sách đào tạo, chính sách đãi
ngộ nhân sự phù hợp để họ phát huy hết khả năng của bản thân.


15
b. Tài chính doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, phân tích tài chính kế toán doanh nghiệp có
vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị thông tin trong xây dựng chiến lược. Phân tích
tài chính doanh nghiệp là cơ sở để hoạch định ngân sách, hoạch định chương trình.
c. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh và cung cấp sản
phẩm của doanh nghiệp. Đây là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định lựa
chọn chiến lược và là điều kiện không thể thiếu trong thực hiện chiến lược đã đặt ra.
d. Yếu tố thuộc văn hóa doanh nghiệp
Là yếu tố quan trọng nhất của môi trường bên trong doanh nghiệp, được hình
thành và phát triển cùng với quá trình vận hành doanh nghiệp. Nền văn hóa doanh

nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Từ góc độ môi trường kinh doanh, cần chú ý
đến triết lý kinh doanh, các tập quán, các truyền thống trong doanh nghiệp.
Tất cả những yếu tố đó tạo ra một bầu không khí, một bản sắc tinh thần đặc
trưng riêng cho từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ tạo ra môi trường làm
việc tốt, mà phải tạo ra môi trường sống tối ưu cho người lao động, đó chính là môi
trường văn hóa nhân văn của doanh nghiệp. Môi trường văn hóa có tác động gián tiếp
quá trình thực hiện công tác hoạch định. Doanh nghiệp mà có nền văn hóa phát triển
cao sẽ có không khí làm việc say mê, đề cao sự sáng tạo chủ động và sự trung thành từ
đó các nhân viên sẽ làm việc tích cực, nâng cao chất lượng làm việc.
Ngoài ra, yếu tố công nghệ cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác hoạch
định của doanh nghiệp. Sự tiến bộ của công nghệ sẽ ảnh hưởng tới kỹ thuật hoạch định
của công ty. Khi doanh nghiệp tiếp cận được với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì
việc hoạch định sẽ được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc
áp dụng các thao tác hoạch định cơ bản trước đây. Không chỉ có thể với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật đã tác dụng mạnh mẽ tới các yếu tố của quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp như: giá cả, sản phẩm, quá trình sản xuất, vị thế cạnh
tranh của các doanh nghiệp trên thị trường....Những thay đổi về kỹ thuật có thể làm giá
cả hàng hóa giảm đi, chất lượng hàng hóa được nâng cao, thời gian sản xuất rút ngắn
hơn, tạo sự thiếu hụt về khả năng kỹ thuật. Hay tất cả những sự ảnh hưởng đó của
công nghệ sẽ tác động tới tiến trình cũng như chất lượng của công tác hoạch định của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể đạt hiệu quả cao trong công tác hoạch định các
doanh nghiệp luôn phải xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố này tới doanh nghiệp
của mình để có hành động cụ thể, kịp thời và hiệu quả nhất.


16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
HOẠCH ĐỊNH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH ĐẠI CHÂN TRỜI
2.1. Khái quát về Công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời có tên giao dịch tiếng anh làPan
Horizon Excutive Residences.
Trụ sở chính: Số 157 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 84-4-38-335 888
Fax: 38 341 728
E-mail:
Website: />Giấy CNĐKKD và mã số doanh nghiệp: 0100113102 do sở Kế hoạch & Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 25/08/2011.
Đại diện theo pháp luật của công ty là ÔngStephen Ong Lay Kwee – Chủ tịch
HĐTV kiêm Tổng Giám Đốc.
Công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời được thành lập vào năm 1998(Đã
hoạt động 18 năm) là Công ty liên doanh giữa Công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Thăng Long GTC và Công ty United Land & Trading PTE.,LTD (Singapore) bởi
Tập Đoàn TTTM Quốc Tế KT tại Moscow-LB Nga do ông Stephen Ong Lay Kwee là
chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc tập đoàn. Lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn là: Du lịch,
vận tải, khách sạn, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện, văn phòng cho thuê,…
Với đội ngũ nhân viên có trình độ trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty, đủ
khả năng có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng và các đối tác kinh
doanh.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty
Chức năng của Công ty
Là một doanh nghiệp tư nhân, có tư cách pháp nhân và được hạch toán kinh
doanh độc lập;
Doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi dựa trên hoạt động kinh doanh
theo đúng luật định;
Cung cấp dịch vụ nhà hàng, cho thuê xe.
Nhiệm vụ của Công ty


17

Sử dụng hiệu quả nguồn lực, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ đem lại
nguồn thu cho đất nước;
Tuân thủ các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp
đồng mua bán ngoại thương và các văn bản mà doanh nghiệp đã ký kết;
Tích cực chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên, thường xuyên
bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên.
Cấu trúc tổ chức của công ty:
Chủ tịch HĐTV kiêm
TGĐ

Giám Đốc

Phòng hành
chính nhân
sự

Phòng tài
chính – kế
toán

Phòng kỹ
thuật

Phòng kinh
doanh

Phòng
marketing


Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Liên Doanh Đại Chân Trời
(Nguồn:Phòng Hành chính nhân sự)
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ: Là tổ chức có thẩm quyền cao nhất, đại diện cho
công ty về tư cách pháp nhân, là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm lãnh đạo và các vấn
đề liên quan đến công ty.
Giám đốc: Là người giúp việc cho Chủ tịch HĐTV, phụ trách một số công việc
và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTV về những việc được giao. Chỉ khi nào được
sự ủy quyền thay thế Chủ tịch HĐTV thì giám đốc phải thực hiện chức năng như nhân
viên, quyền hạn như một Chủ tịch thật sự.
Phòng hành chính nhân sự: Phụ trách các hoạt động như tuyển dụng nhân sự,
phân bổ nhân sự về các phòng ban,…dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty.
Phòng tài chính – kế toán: Với chức năng tham mưu và giúp việc cho giám
đốc trong việc hạch toán kế toán, quản lý tiền vốn, thực hiện kế hoạch tài chính của


×