Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm đáp ứng yêu cầu Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Kho bạc Nhà nước Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.65 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm đáp ứng yêu cầu
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Kho bạc Nhà nước Hoà Bình”.
Tác giả Luận văn: Lê Hoài Thanh - Khóa 2010A
Người hướng dẫn: T.S Phạm Thị Thanh Hồng
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài: Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực
của sự phát triển kinh tế. Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng
nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ
trước đến nay. Yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực?
Một trong những đòi hỏi và yếu tố quan trọng đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong xu thế phát triển chung của xã hội.
Để đáp ứng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 cũng như mục tiêu của
chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng
còn rất nhiều vần đề cần được quan tâm. Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao của KBNN Hoà Bình và của ngành
KBNN, tôi đã lựa chọn đề tài trên để làm Luận văn tốt nghiệp.
b) Mục đích nghiên cứu của Luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá lý thuyết và hiểu được quy hoạch, kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng công chức; xác định các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu để xây
dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm giúp KBNN Hoà Bình
hoàn thành mục tiêu, chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Đối tượng nghiên cứu: Là toàn bộ công chức lãnh đạo, công chức làm chuyên môn
nghiệp vụ từ văn phòng KBNN tỉnh đến KBNN các huyện trong toàn tỉnh (trừ số công
chức thừa hành, phục vụ làm nhiệm vụ lái xe, bảo vệ, văn thư lưu trữ, hành chính tạp vụ).

1


Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công


chức của KBNN Hoà Bình. Số liệu công tác tổ chức đã thực hiện từ năm 2007 đến ngày 30
tháng 6 năm 2012 và định hướng đến năm 2020.
c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
- Cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo nhân lực. Nêu lên những khái niệm cơ bản về
nguồn nhân lực, nội dung quản trị nguồn nhân lực; khái niệm về cán bộ, công chức. Các
khái niệm, mục tiêu cơ bản, nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của KBNN Hoà Bình. Đánh giá
cụ thể về công tác quản lý, phương thức tổ chức và kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng công
chức. Đánh giá cụ thể việc tổ chức thực hiện, kết quả đạt được, những ưu điểm, nhược
điểm, những mặt hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức của
KBNN Hoà Bình. Hai nhóm giải pháp chính và một số giải pháp khác mang tính định
hướng cao và có giải pháp chi tiết, cụ thể, có khả năng thực thi tốt nhằm giúp cho việc
nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.
d) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, đánh giá,…
e) Kết luận
Luận văn đã phân tích rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi
dưỡng công chức của Nhà nước và của ngành KBNN. Đánh giá đúng thực trạng công tác
đào tạo, bồi dưỡng công chức ở KBNN Hòa Bình trong những năm vừa qua. Trên cơ sở đó
đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
công chức đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của KBNN Hòa Bình trong thời gian
tới.
Kết quả của Luận văn được dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng công chức của KBNN Hòa Bình.

2



3



×