Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu tác động của đặc điểm ban kiểm soát đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.8 MB, 9 trang )


Nghiên cứu tác động...

1. GIỚI THIỆU
Vai trò của báo cáo tài chính là cung cấp
những thông tin tài chính cho các đối tượng sử
dụng ngoài doanh nghiệp ngoài như các nhà
đầu tư, ngân hàng, cơ quan ban hành chính sách
và luật pháp, … một cách kịp thời và hợp lý.
Cung cấp một báo cáo tài chính có chất lượng sẽ
làm gia tăng hiệu quả đầu tư (Biddle và Hilary,
2006). Tuy nhiên, việc trình bày và công bố
thông tin để đáp ứng được nhu cầu mong đợi
của người sử dụng vẫn còn có khoảng cách khá
lớn (Nguyễn Trọng Nguyên, 2016).
Trên thực tế đã có nhiều sự kiện liên quan
đến việc cung cấp báo cáo tài chính (BCTC) kém
chất lượng, và đã gây hậu quả nghiệm trọng đến
nền kinh tế trong nước và thế giới. Điển hình
là sự kiện Enron đã gây thiệt hại ít nhất 5 tỷ
USD cho các công ty tín dụng, bảo hiểm, năng
lượng và ngân hàng trên thế giới, các công ty tài
chính ở Nhật cũng thiệt hại khoảng 8 tỷ USD
khi hợp tác cùng Enron. Tại Việt Nam có sự kiện
của công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, báo cáo
kiểm toán năm 2007 thông báo lãi 2,25 tỷ đồng,
sau đó thực hiện kiểm toán lại kết quả là lỗ 6,8
tỷ đồng, cả hai lần kiểm toán đều do công ty
Kiểm toán và dịch vụ Tin học AISC thực hiện
(Hồng Sương, 2008). Ngoài ra còn các sự kiện
liên quan đến thông tin BCTC kém chất lượng


như việc ghi nhận sai doanh thu, che dẫu lỗ của
công ty Bibica năm 2002, công ty Viglacera Từ
Sơn đã nhầm lẫn về việc công bố kết quả kinh
doanh quý 3-2007, …
Từ thực trạng trên đã làm dấy lên mối lo ngại
về chất lượng thông tin BCTC, chất lượng thông
tin do kế toán cung cấp được coi như là một tiêu
chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả
năng mang lại hiệu quả cho các quyết định kinh
doanh (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2014). Để cung
cấp được BCTC có chất lượng, đáp ứng được
nhu cầu của người sử dụng thì các công ty, đặc
biệt là công ty niêm yết phải kiểm soát tốt quá
trình tạo lập thông tin BCTC, mà quá trình đó bị
chi phối rất nhiều bởi các nhà quản trị công ty

(HĐQT, BKS, BGĐ). Theo kết quả một nghiên
cứu của Biao Xie N.Davidson, Peter J.DaDalt
(2003) về “Earning management and corperate:
The roles of the board and the audit committee”
cho thấy ban kiểm soát (BKS) có vai trò trong
việc ngăn ngừa hành vi chi phối lợi nhuận. Kết
quả nghiên cứu của Chtourou và cộng sự (2001)
đã công bố nghiên cứu “Corporate Governance
and Earnings Management”, kết quả nghiên cứu
cho thấy đặc điểm của BKS có mối liên hệ đáng
kể với hành vi chi phối lợi nhuận. Qua đó cho
thấy, Ban kiểm soát có ý nghĩa quan trọng đối
với chất lượng thông tin báo cáo tài chính của
công ty. Nên tác giả đã lựa chọn nghiên cứu về

tác động của đặc điểm ban kiểm soát đến chất
lượng thông tin báo cáo tài chính.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Quản trị lợi nhuận
Theo Ronnen & Yaari (2008) QTLN: “Là
tập hợp các quyết định quản lý mà kết quả sẽ
dẫn đến không phản ánh đúng lợi nhuận thực
trong ngắn hạn, có tính chất tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp mà nhà quản lý đã biết về chúng.
Hành vi QTLN có thể là mang lại lợi ích (cung
cấp tín hiệu về giá trị trong dài hạn), nguy hại
(che giấu giá trị ngắn hạn hoặc dài hạn) hoặc
trung tính (che giấu giá trị ngắn hạn hoặc dài
hạn)”. Theo định nghĩa này, QTLN kế toán được
phân loại thành hai nhóm gồm: QTLN kế toán
thông qua lựa chọn chính sách kế toán (các biến
dồn tích) và QTLN kế toán thông qua các hoạt
động kinh tế (thông qua các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh). Tuy nhiên, nghiên cứu này tác giả đo
lường chất lượng thông tin BCTC thông quan
biến dồn tích kế toán.
Lý thuyết ủy nhiệm
Sự phát triển của các công ty hiện đại và
sự phân tách giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và
quản lý từ đó xuất hiện vấn đề ủy nhiệm. Lý
thuyết ủy nhiệm ra đời giải thích mối quan hệ
giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm, trong
13



Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

đó bên được ủy nhiệm thay mặt bên ủy nhiệm để
quản lý doanh nghiệp, thực hiện các công việc
được ủy nhiệm (Jensen and Meckling, 1976). Lý
thuyết ủy nhiệm giả định rằng cả hai bên đều tối
đa hóa lợi ích của mình. Khi bên được ủy nhiệm
hành động vì lợi ích riêng của họ mà gây bất lợi
cho bên ủy nhiệm sẽ làm phát sinh chị phí ủy
nhiệm (agency cost). Chi phí ủy nhiệm là chi phí
trả cho sự xung đốt lợi ích giữa hai bên bao gồm
phí giám sát, phí liên kết và phí khác.

Lý thuyết nguồn lực

Lý thuyết này cung cấp nền tảng về vai trò
nguồn lực của hội đồng quản trị (HĐQT) được
xây dựng bởi Pfeffer and Salancik (1977), lý
thuyết này tập trung vào vai trò nguồn lực của
HĐQT. Họ cho rằng hoạt động của các tổ chức
sẽ có phụ thuộc lẫn nhau và các nguồn lực sẽ
góp phần kiện toàn chức năng tổ chức và hoạt
động của công ty. Theo một số nhà nghiên cứu
như Xie và cộng sự (2003), Adams và Ferreira
(2003) HĐQT của doanh nghiệp lớn hơn hoặc
đa dạng hơn sẽ có lợi thế hơn để hưởng thụ
và duy trì nguồn lực quan trọng như vốn con
người, vốn xã hội, hiểu biết pháp luật. Erhardt

và cộng sự (2003) cho rằng sự đa dạng trong
HĐQT thể hiện ở giới tính, độ tuổi dân tộc,
kinh nghiệm, ngành nghề, trình độ chuyên
môn, trình độ học vấn.
2.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giới tính thành viên Ban kiểm soát

Lợi ích kinh tế và sự nghiệp thành công là
mối quan tâm của nam giới, nhiều khi họ có thể
phá vỡ nguyên tắc để đạt được mục đích của
mình. Còn nữ giới thì ngược lại, họ có xu hướng
hòa đồng và ít thực hiện các hành vi phi đạo
đức trong kinh doanh (Butz & Lewis, 1996;
Mason & Mudrack, 1996). Hơn nữa theo một
nghiên cứu về Ban giám đốc của Adams & Ferreira (2009) chỉ ra rằng các giám đốc nữ thường
chăm chỉ, có tần suất tham dự cuộc họp cao. Từ
quan điểm về tính cách đó so với nam giới, phụ
nữ thường suy nghĩ cẩn thận hơn, phù hợp với
ngành nghề quản lý kế toán và giám sát kế toán

(Guanggui Ran và các cộng sự ,2015). Vì vậy,
tác giả mong đợi rằng tỷ lệ giám sát nữ càng cao
trong BKS thì chất lượng thông tin kế toán càng
đáng tin cậy.

- H1: Tỷ lệ kiểm soát viên nữ (KSV) trên
tổng số kiểm soát viên càng cao thì chất lượng
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
càng cao.


Trình độ chuyên môn về kế toán tài chính
của BKS

Nền tảng nghề nghiệp của người giám sát
có thể ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát của họ
(Guanggui Ran và các cộng sự, 2015). Theo
Xie, Davidson và DaDalt (2003) và Park & Shin
(2004) cho rằng, các giám đốc độc lập có nền
tảng tài chính có thể hạn chế hành vi quản trị
thu nhập của giám đốc điều hành. Vì vậy, những
KSV có nền tảng kế toán tài chính có thể phát
hiện hành vi gian lận tài chính một cách kịp thời
và nâng cao đội tin cậy về thông tin kế toán,
do đó cải thiện chất lượng thông tin báo cáo tài
chính của công ty.

- H2: Tỷ lệ KSV có nền tảng kế toán tài
chính trên tổng số KSV càng cao thì chất lượng
BCTC của các công ty niêm yết càng cao.

Tần suất cuộc họp của BKS

Theo Salmon (1993) cho rằng giám đốc
có thể quyết định tổ chức các cuộc họp dài
hơn với tần suất thấp hơn khi đảm bảo rằng
thông tin được cung cấp một cách tự do và kịp
thời. Cuộc họp dài hơn không chỉ mất nhiều
thời gian hơn mà còn thảo luận một cách kỹ
càng hơn, giảm bớt chi phí đi lại cho các nhà

quản lý (Guanggui Ran và các cộng sự, 2015).
Tuy nhiên, theo Vafeas (1999) lập luận rằng
tần suất cuộc họp là một sự ủy nhiệm hiệu
quả hình thành mức độ chuyên cần của các bộ
phận trong công ty. Theo đó tần số làm việc
của Ban kiểm soát có thể giải thích cho mức
độ nỗ lực giám sát và cường độ giám sát. Vì
vậy, tác giả mong đợi tần suất cuộc họp của
BKS có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng
thông tin kế toán của công ty.
14


Nghiên cứu tác động...


- H5: Trình độ học vấn của các KSV càng
cao thì chất lượng BCTC của các công ty niêm
yết trên sàn chứng khoán càng cao.

Độ tuổi trung bình của BKS
Người nhiều tuổi sẽ thận trọng hơn, đạo đức
hơn nên khả năng họ bất chấp thủ đoạn để làm
sai lệch để đạt được mục đích là ít xẩy ra (Sundaram & Yermack, 2007). Cũng xu hướng đó,
Guanggui Ran và các cộng sự (2015) cho rằng
những giám sát viên nhiều tuổi hơn có thể giúp
cải thiện chất lượng thông tin kế toán. Vì vậy tác
giả mong đợi độ tuổi trung bình của BKS càng
cao thì càng ảnh hưởng tích cực tới chất lượng
thông tin báo cáo tài chính, do đó luận văn dự

kiến giả thuyết như sau:

- H6: Tuổi trung bình của BKS càng cao thì
chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên
sàn chứng khoán càng cao.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định
lượng để xem xét tác động của đặc điểm BKS
đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính với
công cụ hỗ trợ phân tích là phần mềm stata 12.0.
3.1. Dữ liệu

Mẫu dự kiến là các CTSXNY trên HOSE
và HNX trong giai đoạn 2013-2017 sau khi loại
bỏ các dữ liệu không đủ điều kiện thì tổng quan
sát là 290 của 58 công ty. Tác giả lựa chọn giai
đoạn này vì đây là giai đoạn cập nhật số liệu
mới nhất và thông tin công bố của các CTNY về
quản trị công ty (QTCT) tương đối đầy đủ theo
thông tư 121/TT-BTC/2012 đề cập đến quy chế
QTCT áp dụng cho các CTNY.
3.2. Mô hình nghiên cứu

Một số nghiên cứu đã thừa nhận BKS có tác
động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính
(Biao Xie N.Davidson, Peter J.DaDalt (2001),
Guanggui Ran và các cộng sự (2015)). Nghiên
cứu này muốn tìm kiếm bằng chứng chứng minh
đặc điểm của BKS có tác động đến chất lượng

thông tin báo cáo tài chính, mô hình hồi quy
gồm có 6 biến độc lập Giới tính thành viên Ban
kiểm soát, trình độ chuyên môn về kế toán tài


- H3: BKS có tần suất cuộc họp càng cao
thì chất lượng BCTC của các công ty niêm yết
càng cao.

Tỷ lệ cổ phiếu sở hữu bởi KSV
Theo lý thuyết ủy nhiệm cho rằng có sự
phân quyền giữa sở hữu công ty và người quản
lý. Theo Jensen & Meckling (1976) cho rằng,
việc cung cấp cho các nhà quản lý một số mức
độ sở hữu là chi phí đại diện thấp. Bên cạnh đó
Conger, Finegold và Lawler (1998) chỉ ra rằng
cơ chế khuyến khích phải được thiết lập để làm
cho lợi ích của nhà quản lý và cổ đông nhất
quán. Theo kết quả nghiên cứu của Guanggui
Ran và các cộng sự (2015), có mối quan hệ tích
cực giữa các khoản thưởng cho các giám sát viên
và chất lượng thông tin BCTC của công ty. Tuy
nhiên, dù là cổ phiếu được các cổ đông thưởng
hay cổ phần của KSV đó góp vốn ban đầu, điều
đó cũng làm hại đến tính khách quan của thông
tin tài chính. Bởi những lợi ích làm cho các KSV
có thể bất chấp quy tắc để đạt được mục tiêu cá
nhân. Vì vậy, tác giả dự kiến giả thuyết như sau:

- H4: Tỷ lệ tổng cổ phiếu sở hữu bởi KSV

trên tổng cổ phiếu đang lưu hành càng cao thì
chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên
sàn chứng khoán càng thấp.

Trình độ học vấn của BKS

Một trong những nhiệm vụ của BKS là
giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo Joachim (1991) cho rằng, người giám sát
phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thận
trọng và có kiến thức liên quan, ví dụ như kế
toán, tài chính, quản lý kinh doanh. Theo nghiên
cứu của tác giả Bathula (2008) có mối quan hệ
giữa trình độ học vấn của hội đồng quản trị và
hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên
cứu của Guanggui Ran và các cộng sự (2015)
cho thấy trình độ học vấn của BKS có ảnh hưởng
tích cực tới chất lượng thông tin BCTC. Vì vậy,
tác giả kỳ vọng trình độ học vấn của người giám
sát càng cao khả năng giám sát của họ càng tốt
và do đó chất lượng thông tin kế toán càng đáng
tin cậy.
15



Nghiên cứu tác động...

Bảng 1. Thực trạng chất lượng thông tin BCTC đo lường theo QTLN
Năm

Giá trị trung bình
Std.Dev.
Min
Max
2013
0.1575702
0.1627957
0.0000428
0.677761
2014
0.1637262
0.1547285
0.0004821
0.788131
2015
0.1849852
0.1827935
0.0003635
0.8616081
2016
0.1607853
0.1610104
0.0026161
0.730263
2017
0.2190259
0.2957045
0.0012705
1.752343
5 năm

0.1772186
0.19140652
0.0009550
0.96202122

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata 12.0 và Excell 2016

Để lựa chọn mô hình phù hợp, đầu tiên
tác giả hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM và
tiến hành kiểm định F. Kết quả thấy F = 8,26
và Prob>F = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết
H0. Như vậy mô hình FEM phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu hơn mô hình Pooled OLS nên tác giả
chọn mô hình FEM. Tiếp theo tác giả tiến hành
chạy mô hình REM kiểm định Hausman để so
sánh mô hình FEM và REM, kết quả cho thấy
p-value = 0.0255 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết
H0 tác giả chọn mô hình. Như vậy theo tính chất

bắc cầu, trong ba mô hình Pooled OLS, FEM,
REM thì mô hình FEM là phù hợp nhất. Sau
khi lựa chọn mô hình phù hợp tác giả, tiến hành
kiểm định bệnh của mô hình.

Để mô hình hồi quy đủ giá trị dự đoán,
nghiên cứu tiến hành kiểm định mối tương quan
giữa các biến và hiện tượng đa cộng tuyến, kết
quả thể hiện bảng 2 cho thấy các biến trong mô
hình hồi quy không có mối tương quan mật thiết
(hệ số tương quan <0.8) không bị hiện tượng đa

cộng tuyến (Vif < 10).

Bảng 2. Ma trận tương quan
FRQ

AGEit

FRQ

1

AGEit

-0.2072

1

EDUit
SHARE

-0.171

0.0359

HOLDit
MEETINGit
ACCit
GENDERit

-0.0091


-0.0015

EDUit

SHARE-

MEET-

HOLDit

INGit

ACCit

GEND-

VIF

ERit
1.08
1.06

1
-0.0238

1.01

1


-0.2347

0.247

0.1989

0.0744

1

-0.1524
0.0937

-0.0081
-0.1446

0.1479
-0.0462

-0.027
-0.0684

0.0548
-0.1546

1.13
1
0.0498

1.03

1

1.05

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata 12.0

Để kiểm định hiện tượng tự tương quan của
mô hình FEM, Wooldrige đề xuất kiểm định tự
tương quan trên Uit bằng kiểm định Breusch –
Godfrey với câu lệnh xtserial trong phần mềm
Stata 12.0. Kết quả kiểm định cho thấy F(1,57)

= 0.506 và Prob > F = 0.4798 > 0,05 chấp nhận
giả thuyết H0, do đó mô hình không bị hiện
tượng tự tương quan bậc 1.

Để kiểm định phương sai thay đổi cho mô
hình FEM, tác giả tiến hành kiểm định Modified
17


Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Wald. Kết quả kiểm định cho thấy Prob>chi2 =
0.0000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, do đó
mô hình xẩy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
Từ các kết quả kiểm định trên cho thấy mô
hình tác động cố định FEM chỉ vi phạm hiện

tượng phương sai thay đổi. Để khắc phục hiện

tượng này, tác giả sử dụng tùy chọn Robust để
hiệu chỉnh, kết quả chạy mô hình với tùy chọn
Robust được thể hiện ở bảng 3 như sau:

Bảng 3. Bảng kết quả hồi quy mô hình Fixed effects với tùy chọn Robust
Robust
Std. Err.

FQR

Coef.

AGEit

-0.0011957

0.0049964

-0.24

0.812

EDUit

-0.1918901

0.0711129

-2.70


0.009

0.0292820

0.0064594

4.53

0.000

MEETINGit

-0.0645224

0.0203742

-3.17

0.002

ACCit

-0.1955954

0.0913596

-2.14

0.037


GENDERit

-0.1752603

0.0915581

-1.91

0.061

0.9938514

0.4518539

2.20

0.032

SHAREHOLDit

_cons

t

P>|t|

Hệ số R2:24,04%; n =290 quan sát; F(6,57)=7.67; Prob>F=0.000
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata 12.0

Từ kết quả kiểm định trong Bảng 3 cho

thấy, trong 6 biến tác giả đưa vào mô hình thì
có 4 biến tác động đến chất lượng thông tin
BCTC trong đó có 3 biến EDUit, MEETINGit,
SHAREHOLDit có mức ý nghĩa thống kê 1% và
biến ACCit có mức ý nghĩa 5%.

Biến EDUit: Với coef = -0.1918901và P
value = 0.009, cho thấy trình độ học vấn có tác
động cùng chiều với chất lượng thông tin BCTC.
Kết quả nghiên cứu này nhất quán với kết quả
của các tác giả Dunlhy, Turne & Crawfor (2005)
về trình độ học vấn ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh và trái ngược với kết quả
nghiên cứu của Bathula (2008) về mối quan hệ
giữa thành viên có bằng tiến sĩ với hiệu quả hoạt
động của công ty.

Biến SHAREHOLDi,t: Kết quả cho thấy
thành viên BKS có tỷ lệ sở hữu cổ phiếu càng
cao thì càng làm tăng hành vi QTLN làm cho
chất lượng thông tin BCTC càng thấp, điều
này phù hợp với lý giải của lý thuyết đại diện
và với kỳ vọng của nghiên cứu, do đó kết quả
nghiên cứu này chấp nhận giả thuyết H4. Kết

quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của
Sáenz González, J. and García-Meca, E.,(2014),
Guanggui Ran và các cộng sự (2015) có sự tác
động cùng chiều giữa sở hữu cổ phiếu với chất
lượng thông tin BCTC.


Biến MEETINGit : Với coef = -0.0645224
và P value = 0.002, cho thấy tần suất cuộc họp
của BKS tác động tích cực đến chất lượng thông
tin BCTC. Kết quả nghiên cứu này trùng với kết
quả nghiên cứu của Chtourou và cộng sự (2001),
với các công ty có tần suất cuộc họp của BKS
trên 2 lần/năm thì hạn chế hành chi QTLN; kết
quả nghiên cứu Nguyễn Trọng Nguyên (2016)
về tần suất cuộc họp của HĐQT cũng chỉ ra rằng
số lượng cuộc họp của HĐQT có ảnh hưởng
cùng chiều đến chất lượng thông tin BCTC. Với
kết quả nghiên cứu của Guanggui Ran và các
cộng sự (2015), cho thấy chất lượng thông tin
BCTC được đo lường bằng phương pháp ERC
thì tần suất cuộc họp có ảnh hường thuận chiều
với chất lượng thông tin BCTC của công ty.
Biến ACCit: Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ kiểm
soát viên có nền tảng tài chính kế toán càng cao
18


Nghiên cứu tác động...

cơ chế giám sát QTCT, cụ thể trong nghiên cứu
này là BKS để giảm xung đột lợi ích, giảm tình
trạng thông tin bất cân xứng giữa QTCT và cổ
đông. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đóng góp
bằng chứng cho thấy lý thuyết nguồn lực là cơ
sở giải thích yêu cầu các thành viên BKS phải

có các đặc điểm như trình độ chuyên môn về tài
chính kế toán, số lần họp, trình độ học vấn, mới
thực hiện tốt vai trò giám sát tài chính, hạn chế
hành vi QTLN và nâng cao chất lượng thông tin
báo cáo tài chính. Do đó, nghiên cứu này cung
cấp cơ sở cho các CTNY thấy được vai trò của
BKS trong việc nâng cao chất lượng thông tin
báo cáo tài chính, để tiến hành xây dựng cơ cấu
BKS theo đúng quy định về QTCT đã được ban
hành theo nghị định 71/2017/NĐ-CP trên tinh
thần tự nguyện từ đó hoàn thiện hệ thống QTCT
để QTCT hoạt động một cách có hiệu quả.

thì chất lượng thông tin BCTC càng cao, kết quả
này trùng với kết quả của Biao Xie N.Davidson,
Peter J.DaDalt (2001); Guanggui Ran và các
cộng sự (2014). Kết quả nghiên cứu này nhất
quán với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng
Nguyên (2016) về sự hiện diện của thành viên
BKS có chuyên môn kế toán tài chính.
Kết luận và đóng góp của nghiên cứu
Thông qua kết quả hồi quy, nghiên cứu đã
cung cấp bằng chứng đáng tin cậy khi thừa nhận
BKS bốn đặc điểm trình độ chuyên môn về kế
toán tài chính của BKS, tần suất cuộc họp của
BKS, tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi KSV, trình độ học
vấn của BKS tác động đến chất lượng thông tin
báo cáo tài chính.

Từ kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng

thực nghiệm tại các CTNY, cho thấy lý thuyết
đại diện là cơ sở giải thích cho việc thiết lập

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Adams, Renée B.; Ferreira, D., 2009. Center for Economic Institutions Working Paper Series
[2]. Bathula , H. 2008. Board Characteristics and Firm Performance: Evidence from New Zealand,
PhD unpublished thesis, Auckland University of Technology
[3]. Biddle, GC and Hilary, G, 2006. Accounting Quality and Firm-level Capital Investment
Department of Accounting Hong Kong University of Science and Technology Clear Water Bay,
Kowloon. Accounting Review, 81(5), pp.963–982
[4]. Butz, C.E. and Lewis, P. V, 1996. Correlation of Gender-Related Values of Independence and
Relationship and Leadership Orientation. pp.1141–1149
[5]. Dechow, P., Sloan, R., and Sweeney, A. 1995. Detecting Earnings Management. The Accounting
Review, 70(2), 193–225.
[6]. Dunphy, D., Turner, D. and Crawford, M., 2005. competencies Organizational learning as the
competencies. 16(4), pp.232–244.
[7]. Erhardt, N. L., Werbel, J. D., & Shrader, C. B. 2003. Board of director diversity and firm financial
performance. Corporate Governance: An International Review,11(2), 102–111.
[8]. Hồng Sương, 2008. Từ chuyện bông Bạch Tuyết: Báo cáo tài chính bẩy nhà đầu tư. Tuổi trẻ
Onlinev truy cập ngày 30/0/18
[9]. Jensen, Michael C, and William H Meckling. 1976. Theory of the Firm : Managerial Behavior,
Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, 3 (4): 305–60.
[10]. Joachim, W. (1991). The liability of supervisory board directors in Germany. International
Lawyer, 25, 41–67.
[11]. Jones, J. J. 1991. Earnings Management During Import Relief Investigations. Journal of
Accounting Research, 29(2): 193.
19


Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật


[12]. Nguyễn Thị Kim Cúc, 2014. Kế toán tài chính doanh nghiệp Việt Nam – nhìn từ khung pháp lý
về kế toán. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kế toán tài chính, những thay đổi và phát triển trong tiến
trình hội nhập, TPHCM, Việt Nam, tháng 12/2014. Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
[13]. Nguyễn Trọng Nguyên, 2016. Tác động của quản trị công ty đến chất lượng BCTC tại các công
ty niêm yết tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ, ĐH Kinh tế TP.HCM, 2016
[14]. Park, Y.W. and Shin, H.H., 2004. Board composition and earnings management in Canada.
Journal of Corporate Finance, 10(3), pp.431–457
[15]. Pfeff, J., 1977. Gerald R. Salancik Jeffrey Pfeff er. Organizational Dynamics, pp.3–21
[16]. Ran, G., Fang, Q., Luo, S. and Chan, K.C., 2015. Supervisory board characteristics and
accounting information quality: Evidence from China. International Review of Economics and
Finance, 37, pp.18–32.
[17]. Sáenz González, J. and García-Meca, E., 2014. Does Corporate Governance Influence Earnings
Management in Latin American Markets? Journal of Business Ethics, 121(3), pp.419–440.
[18]. Salmon, W. J. (1993). Crisis prevention: How to gear up your board. Harvard Business Review,
71(1), 68–75.
[19]. Sundaram, R.K. and Yermack, D.L., 2007. Pay Me Later : Inside Debt and Its Role A Case
Study : Jack Welch of General Electric. LXII(4), pp.1551–1588.
[20]. Vafeas, N. (1999). Board meeting frequency and firm performance. Journal of Financial
Economics, 53(1), 113–142.
[21]. Xie, B., Davidson, W. N., & DaDalt, P. J. 2003. Earnings management and corporate governance:
The role of the board and the audit committee. Journal of Corporate Finance, 9(3), 295–316.

20



×