Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tác động của đặc điểm ban kiểm soát đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ 

PHAN THỊ HUYỀN
 

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM BAN KIỂM SOÁT ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ 

PHAN THỊ HUYỀN
 

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM BAN KIỂM SOÁT ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Tác Động Của Đặc
Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty
Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu
khoa học của cá nhân tác giả với sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Xuân Hưng.
Luận văn được tác giả thực hiện và hoàn tất một cách độc lập. Các số liệu đưa
vào Luận văn là trung thực và được thu thập từ nguồn đáng tin cậy. Kết quả nghiên
cứu của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
giải pháp, kiến nghị được tác giả rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
Tài liệu tham khảo trong Luận văn được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung được trình bày trong Luận
văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phan Thị Huyền


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU……...…………………………………………………………….1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 5
5. Đóng góp của nghiên cứu ....................................................................................................... 5
6. Kết cấu bài nghiên cứu: ........................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........................... 7
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................................... 7 
1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................................... 11 
1.3. Khe hổng nghiên cứu .......................................................................................................... 16 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 19
2.1. Các khái niệm ....................................................................................................................... 19 
2.1.1 Khái niệm về chất lượng thông tin BCTC .................................................... 19
2.1.2 Khái niệm về chất lượng lợi nhuận (Earnig quality) .................................... 24
2.1.3 Đo lường chất lượng lợi nhuận trên cơ sở kế toán ....................................... 26
2.4. Một số mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 29 


2.2 Một số quy định về Ban kiểm soát của công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính. ........................ 33 
2.3 Các lý thuyết nền .................................................................................................................. 37 
2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) .............................................................. 37

2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) và lý thuyết tín
hiệu (Signaling Theory) ......................................................................................... 38
2.3.3 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Depence Theory) ....................... 40
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 43
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................................... 43 
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 44 
3.3. Mô hình nghiên cứu. ........................................................................................................... 44 
3.4. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 45 
3.5 Mô tả dữ liệu và phươn pháp thu thập thông tin .......................................................... 49 
3.6 Mô hình hồi quy: ................................................................................................................... 50 
3.7. Đo lường các biến ............................................................................................................... 50 
3.7.1. Đo lường biến phụ thuộc ............................................................................. 50
3.7.2. Đo lường các biến độc lập ........................................................................... 52
3.8. Quy trình phân tích dữ liệu ............................................................................................... 53 
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 56
4.1 Phân tích thực trạng chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán. ............................................................................................................. 56 
4.2 Mô tả các biến đặc điểm của Ban kiểm soát ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
BCTC. ............................................................................................................................................. 57 
4.3 Kết quả phân tích tương quan và hồi quy ...................................................................... 60 
4.3.1. Lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp ........................................................ 60
4.3.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình do vi phạm các giả định ................. 64
4.3.3 Kết quả hồi quy ............................................................................................. 66
4.4 Bài luận kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 69 
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................... 74


5.1 Nhận xét chung ...................................................................................................................... 74 
5.2 Một số kiến nghị ................................................................................................................... 76 
5.2.1 Kiến nghị đối với các công ty niêm yết ........................................................ 76

5.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................................ 78
5.3 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 78 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAA

:

Hiệp hội kế toán các nước Đông Nam Á

BCDKT

:

Bảng cân đối kế toán

BCLLTT

:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCTC

:

Báo cáo tài chính

BCTHQT


:

Báo cáo tình hình quản trị

BCTN

:

Báo cáo thường niên

BGĐ

:

Ban giám đốc

BKS

:

Ban kiểm soát

CEO

:

Giám đốc điều hành

CFO


:

Giám đốc tài chính

CL

:

Chất lượng

CLLN

:

Chất lượng lợi nhuận

CLTT

:

Chất lượng thông tin

CTNY

:

Công ty niêm yết

ĐHKT


:

Đại học Kinh tế

FASB

:

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

HNX

:

Sàn chứng khoán Hà nội

HOSE

:

Sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

HTKSNB


:

Hệ thống kiểm soát nội bộ


HTTT KT

:

Hệ thống thông tin kế toán

IASB

:

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

IPSASs

:

Chuẩn mực kế toán công quốc tế

KQKD

:

Kết quả kinh doanh


KSV

:

Kiểm soát viên

KT

:

Kế toán

LATS

:

Luận án tiến sĩ

LVTS

:

Luận văn thạc sĩ

QTCT

:

Quản trị công ty


QTLN

:

Quản trị lợi nhuận

TCKT

:

Tài chính kế toán

TV

:

Thành viên

VAS

:

Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1 Các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng ảnh hưởng của các nhân tố đến chất
lượng thông tin BCTC và kế thừa từ các nghiên cứu trước. ........................................ 48 
Bảng 3. 2 Danh sách các biến độc lập và phương pháp đo lường ................................ 52
Bảng 4. 1. Kết quả ước lượng các hệ số β0, β1, β2 ...................................................... 56 

Bảng 4. 2. Thực trạng chất lượng thông tin BCTC đo lường theo QTLN ................... 56 
Bảng 4. 3 Thống kê tần suất cuộc họp của BKS .......................................................... 58 
Bảng 4. 4 Thống kê độ tuổi trung bình của các thành viên BKS ................................. 58 
Bảng 4. 5 Thống kê tỷ lệ TV BKS có trình độ chuyên môn về tài chính kế toán ........ 58 
Bảng 4. 6 Thống kê mô tả các biến phụ thuộc và biến độc lập .................................... 59 
Bảng 4. 7 Bảng kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS ................................................ 61 
Bảng 4. 8 Bảng kết quả hồi quy mô hình Fixed effects và kiểm định F ...................... 61 
Bảng 4. 9 Bảng kết quả hồi quy mô hình Random effects ........................................... 62 
Bảng 4. 10 Kết quả chạy mô hình gộp POOLED OLS, FEM, REM ........................... 63 
Bảng 4. 11 Tổng hợp các kiểm định lựa chọn mô hình................................................ 64 
Bảng 4. 12 Ma trận tương quan .................................................................................... 65 
Bảng 4. 13 Bảng kết quả hồi quy mô hình Fixed effects với tùy chọn Robust ............ 66 
Bảng 4. 14 Tóm tắt kết quả hồi quy mô hình FEM với tùy chọn Robust .................... 67 
Bảng 4. 15 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ..................................................... 68 


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4. 1 Thực trạng mức độ trung bình về QTLN của các công ty niên yết giai
đoạn 2013 – 2017 ......................................................................................................... 57
Hình 4. 1 Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình FEM và REM............................ 62 
Hình 4. 2 Kết quả kiểm định Breusch và Pangan cho mô hình Poole và REM ........... 63 
Hình 4. 3 Kết quả kiểm định Breusch - Godfrey cho mô hình FEM ........................... 65 
Hình 4. 4 Kết quả kiểm định Modified Wald cho mô hình FEM................................. 66 


TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM BAN KIỂM SOÁT ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TÓM TẮT
1. Lý do nghiên cứu

Thực tế trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều sự kiện liên quan đến việc cung cấp
BCTC kém chất lượng như sự kiệm Enron, sự kiện của tập đoàn Toshiba hay công ty
viễn thông đường dài WordCom, công ty cổ phần Bibica, công ty cổ phần Bông Bạch
Tuyết và năm 2016 có sự kiện của tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành. Từ thực trạng
trên đã làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng thông tin BCTC và để cung cấp được
BCTC có chất lượng thì các công ty, đặc biệt là công ty niêm yết phải kiểm soát tốt
quá trình tạo lập thông tin BCTC, mà quá trình đó bị chi phối rất nhiều bởi các nhà
quản trị công ty, trong đó có bộ phận Ban kiểm soát công ty. Theo kết quả nghiên cứu
Biao Xie N.Davidson, Peter J.DaDalt (2001) và Sonda Marrakchi Chtourou và Jean
Bedard (2001) cho thấy đặc điểm của BKS có mối liên hệ đáng kế với hành vi chi
phối lợi nhuận, điều đó có nghĩa đặc điểm của BKS có ảnh hưởng tới CLTT BCTC.
Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tác động của đặc điểm Ban kiểm soát đến chất
lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất: Xác định các đặc điểm của Ban kiểm soát ảnh hưởng tới chất lượng
thông tin BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ hai: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm đó tới chất lượng thông tin
BCTC thông qua chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để xem xét tác động của đặc điểm
BKS đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính với công cụ hỗ trợ phân tích là phần
mềm stata 12.0.
4. Kết quả nghiên cứu


Thông qua kết quả hồi quy, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng đáng tin cậy khi
thừa nhận bốn đặc điểm của BKS gồm trình độ chuyên môn về kế toán tài chính của
BKS, tần suất cuộc họp của BKS, tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi KSV, trình độ học vấn của

BKS tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với CTNY và cơ quan ban hành
pháp luật. Đây là cơ sở có giá trị giúp cơ quan ban hành pháp luật tham khảo để ban
hành quy định về QTCT một cách chi tiết hơn và CTNY có thể tham khảo để xây
dựng bộ phận BKS theo đúng quy định về QTCT đã được ban hành theo nghị định
71/2017/NĐ-CP trên tinh thần tự nguyện.
Từ khóa: Ban kiểm soát, Chất lượng thông tin báo cáo tài chính, Công ty niêm yết.


IMPACTS OF CHARACTERISTICS OF THE SUPERVISORY BOARD
ON THE QUALITY OF FINANCIAL STATEMENTS OF THE COMPANIES
LISTED IN VIETNAM STOCK EXCHANGE
ABSTRACT
1. Research reasons
In fact, in The world and Vietnam there have been many the events related to
the provision of financial statements with poor quality example Enron events, events
of Toshiba Group or WordCom long-distance telecommunications company, Bibica
Joint Stock Company, Bach Tuyet Joint Stock Company and 2016 with the event of
Truong Thanh Wood Industry Corporation. The above situation has raised concerns
about the quality of financial statements information and In order to provide the
financial statements with quality, companies, especially listed companies must well
control the process of preparing financial statements information, which is very
dominated by the corporate executives, includes the Supervisory Board. According to
the result of a research by Biao Xie N.Davidson, Peter J.DaDalt (2001), Sonda
Marrakchi Chtourou and Jean Bedard (2001) showed that the characteristics of the
Board of Management and the Supervisory Board have a significant relationship with
the dominant profit behavior, that means the Supervisory Board has an impact on the
quality of financial statements information of companies listed on the stock exchange.
So the author has selected the topic: “Impacts of characteristics of the Supervisory

board on the quality of financial statements of the companies listed in Vietnam Stock
Exchange” for her thesis of master of economics.
2. Research objectives
First: Identification of the characteristics of the Supervisory Board affecting the
quality of financial statements information of companies listed on Vietnam Stock
Exchange.
Second: Measurement of the impact level of such characteristics on the quality of
financial statements information through the profit quality of the companies listed on
Vietnam Stock Exchange.
3. Research method


The research method used by the author is a quantitative research method to
consider Impacts of characteristics of the Supervisory board on the quality of financial
statements of the companies listed in Vietnam Stock Exchange with the analytical
support tool, stata software 12.0.
4. Research results
According to the regression result, the study has provided credible evidence
that recognizes four the characteristics of the Supervisory board includes financial
accounting background, the frequency of the meeting of the Supervisory Board, the
Supervisory Board’s education level, the total percentage of shares held by the
Supervisory Board effect to the quality of financial statements information.
5. Conclusion and implications
The results of this study are important for listed companies and law enforcement
agencies. This is a valuable basis for the law enforcement agency to consult to
promulgate regulations on corporate governance in more detail and listed companies
can refer to building the Supervisory Board in accordance with regulations corporate
governance has been issued according to Decree 71/2017/ND-CP on a voluntary
spirit.
Keywords: The Supervisory Board, Information quality of financial reporting, The

companies listed.



 

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Salechi và Azary (2008), Mohsen H. et al (2016), vai trò của báo cáo tài
chính là cung cấp những thông tin tài chính cần thiết cho các đối tượng sử dụng như
các nhà đầu tư, ngân hàng, các đơn vị ban hành chính sách và pháp luật, … một cách
kịp thời và hợp lý. Cung cấp một báo cáo tài chính có chất lượng sẽ làm gia tăng hiệu
quả đầu tư (Biddle và Hilary, 2006). Tuy nhiên, khoảng cách giữa thông tin được
doanh nghiệp trình bày và công bố thông tin và nhu cầu mong đợi về thông tin kế của
người sử dụng còn khá xa (Nguyễn Trọng Nguyên, 2016).
Trên thực tế đã có nhiều sự kiện liên quan đến việc cung cấp BCTC kém chất
lượng, và đã gây hậu quả nghiệm trọng đến nền kinh tế trong nước và thế giới. Các sự
kiện liên quan đến gian lận trong kế toán như sự kiện của công ty viễn thông đường
dài WorldCom của Mỹ những năm đầu thế kỷ 21, tập đoàn Heath South của Mỹ năm
2003, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Nhật Bản Olympus 2011. Sự kiện đặc biệt gây
sự ra hậu quả nghiên trọng được thế giới quan tâm trong năm 2011 là sự kiện gian lận
kế toán của công ty Enron. Enron được ví như “Gã khổng lồ năng lượng” tại vùng
Texas, Hoa Kỳ thành lập năm 1985, doanh thu năm 2000 của Enron khoảng 111 tỷ
USD. Với sự phát triển mạnh mẽ, trong 6 năm liên tục Enron được tạp chí Fortune
xếp hạng “Công ty sáng tạo nhất nước Mỹ”. Cho đến năm 2011, hàng loạt gian lận
trong kế toán của Enron đã bị đưa ra ánh sáng. Vụ bê bối này của Enron kéo theo
nhiều hệ lụy khác như Enron đã gây thiệt hại ít nhất 5 tỷ USD cho các công ty tín
dụng, bảo hiểm, năng lượng và ngân hàng trên thế giới, các công ty tài chính ở Nhật
cũng thiệt hại khoảng 8 tỷ USD khi hợp tác cùng Enron. Sự kiện tập đoàn Toshiba
phải đối mặt với mức phạt từ 2,4 tỷ đến 3,2 tỷ USD do trình bày thông tin sai lệch trên

BCTC đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của một trong những thương hiệu nổi
tiếng tại Nhật Bản, và giá cổ phiếu của Toshiba đã giảm 23% kể từ khi Toshiba bắt
đầu bị kiểm tra đầu tháng 4/2015 (Phạm Quốc Thuần, 2016).
Tại Việt Nam, theo Trần Thị Giang Tân (2009) có nhiều vụ việc xẩy ra tác
động không nhỏ đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào
CLTT BCTC của các doanh nghiệp, trong đó đối tượng được quan tâm nhiều là các



 

CTNY trên thị trường chứng khoán. Năm 2002 sự kiện liên quan đến thông tin BCTC
kém chất lượng như việc ghi nhận sai doanh thu, che dẫu lỗ của công ty Bibica; năm
2007 công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, báo cáo kiểm toán năm 2007 thông báo lãi
2,25 tỷ đồng, sau đó thực hiện kiểm toán lại kết quả là lỗ 6,8 tỷ đồng, cả hai lần kiểm
toán đều do công ty Kiểm toán và dịch vụ Tin học AISC thực hiện (Hồng Sương,
2008). Gần đây nhất sự kiện của công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường
Thành là một điển hình nổi cộm với kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của Trường
Thành công bố vào quý 2/2016 đã phát hiện bởi công ty kiểm toán E&Y, giá trị hơn
1.000 tỷ đồng hàng tồn kho biến mất trên báo cáo tài chính. Nguyên nhân là bên cạnh
việc chưa trích lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi thì việc kiểm kê phát hiện
thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho trong giá vốn hàng bán đã khiến cho giá vốn
trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng vọt lên mức 1.690 tỷ đồng – cao gấp đôi doanh thu.
Do đó, Trường Thành lỗ gộp tới 807 tỷ đồng và lỗ ròng 1.073 tỷ đồng (Minh Châu,
2016)
Từ thực trạng trên đã làm dấy lên mối lo ngại về CLTT BCTC, nhiều số liệu
trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết đã có sự sai lệch trước và sau kiểm
toán. Nguyên nhân xuất phát từ việc các công ty niêm yết chưa xây dựng được cơ chế
giám sát hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và phát hiện các gian lận cũng như sai sót
trong báo cáo tài chính khi công bố.

Chất lượng thông tin do kế toán cung cấp được coi như là một tiêu chuẩn quan
trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại hiệu quả cho các quyết định kinh
doanh (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2014), BCTC có chất lượng càng cao giúp nâng cao
chất lượng và tính hiệu quả của vốn đầu tư, giảm thiểu việc đầu tư quá nhiều hoặc quá
thiếu (Gary & cộng sự, 2009).
Để cung cấp được BCTC có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người sử
dụng thì các công ty, đặc biệt là CTNY phải kiểm soát tốt quá trình tạo lập thông tin
BCTC, mà quá trình đó bị chi phối rất nhiều bởi các nhà quản trị công ty. Hiện nay,
mô hình QTCT có hai loại: mô hình một cấp và mô hình hai cấp. Mô hình một cấp
công ty chỉ có ban giám đốc điều hành (Board of directors) và ban giám đốc là người



 

vừa quản lý, vừa giám sát các hoạt động diễn ra hàng ngày. Với mô hình hai cấp, ban
lãnh đạo có hai cấp đại diện cho chủ sở hữu, HĐQT để định hướng chiến lược và điều
hành công ty, BKS (Supervisory Board) giám sát các hoạt động công ty. Tại công ty
tổ chức theo mô hình hai cấp, BKS có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra giám sát
tình hình tài chính của công ty theo quy định tại Điều 38 thông tư 95/2017/TT-BTC
ngày 22 tháng 9 năm 2017. Hơn nữa theo kết quả một nghiên cứu của Biao Xie
N.Davidson, Peter J.DaDalt (2001) về “Earning management and corperate: The roles
of the board and the audit committee” cho thấy HĐQT, BKS và BGĐ có vai trò trong
việc ngăn ngừa hành vi chi phối lợi nhuận. Cùng thời điểm đó, Sonda Marrakchi
Chtourou và Jean Bedard (2001) đã công bố nghiên cứu “Governance and Earnings
Management”, kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm của HĐQT và BKS có mối liên
hệ đáng kế với hành vi chi phối lợi nhuận. Qua đó cho thấy, Ban kiểm soát có sự ảnh
hưởng tới CLTT BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán. Vì vậy tác giả đã
lựa chọn đề tài: “Tác động của đặc điểm Ban kiểm soát đến chất lượng thông tin
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam” cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Kiểm chứng thực nghiệm về tác động của đặc điểm Ban kiểm soát đến chất lượng
thông tin BCTC thông qua CLLN của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu hướng đến hai mục tiêu cụ thể:
-

Xác định các đặc điểm của Ban kiểm soát ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các
CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm đó tới CLTT BCTC thông qua
CLLN của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam.



 

b. Câu hỏi nghiên cứu:
Để giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần trả lời hai câu
hỏi nghiên cứu sau:
-

Những đặc điểm nào của Ban kiểm soát ảnh hưởng tới chất lượng thông tin
BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?


-

Mức độ ảnh hưởng của từng đặc điểm Ban kiểm soát tới CLTT BCTC đo
lường thông qua CLLN của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các đặc điểm của Ban kiểm soát ảnh hưởng tới
CLTT BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi nghiên cứu theo không gian: Phân tích về CLTT BCTC và tác động
của đặc điểm Ban kiểm soát tới CLTT BCTC của các CTNY trên sàn giao dịch
chứng khoán TpHCM – HOSE và Hà Nội HNX tại Việt Nam.

-

Phạm vi về thời gian: Tác giả thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này từ năm
2013 đến 2017 của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc thu
thập dữ liệu của các CTNY trên các trang web như ,
tác giả có thể thu thập bất kỳ thời điểm nào, tuy
nhiên Thông tư 121/TT-BTC/2012 Bộ Tài Chính ban hành 2012 quy định về
quy chế QTCT áp dụng cho các CTNY có hiệu lực từ ngày 17/09/2012. Vì vậy
từ thời điểm năm 2013, quy chế này được các CTNY áp dụng đầy đủ nên đây
là thời điểm thích hợp nhất để tác giả chọn năm đầu tiên thu thập dữ liệu cho
nghiên cứu. Năm 2017 là thời điểm cuối cùng tác giả lấy dữ liệu cho nghiên
cứu vì đây là thời điểm mà tác giả có thể khai thác được dữ liệu mới nhất từ
CTNY tại thời điểm thực hiện nghiên cứu.




 

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Với phương pháp nghiên cứu này, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu trước để
đo CLTT BCTC và xác định các đặc điểm của Ban kiểm soát tác động đến CLTT
BCTC; tác giả tiến hành các kiểm định phù hợp để kiểm định tác động của các đặc
điểm đó đến CLTT BCTC; và đo lường mức độ tác động của các đặc điểm của Ban
kiểm soát đến CLTT BCTC thông qua mô hình hồi quy tuyến tính.
Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ các BCTC đã kiểm toán, BCTN,
BCTHQT của các CTNY trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và sàn chứng khoán
Hà Nội. Sau đó tác giả sàng lọc dữ liệu và tiến hành thực hiện thống kê, mô tả dữ liệu
nghiên cứu.
Bước kế tiếp, tác giả sử dụng mô hình Pooled OLS, mô hình tác động cố định
(FEM - Fixed effects model), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM - Randome effects
model) để phân tích dữ liệu và tìm ra mô hình thích hợp nhất cho nghiên cứu của tác
giả.
Để hỗ trợ tính toán, phân tích và lập bảng biểu liên quan cho nghiên cứu, công
cụ tác giả sử dụng là phần mềm Microsoft Excell 2016 và STATA 12.0.
5. Đóng góp của nghiên cứu
Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu củng cố và bổ sung cơ sở nghiên
cứu về mặt lý thuyết về đặc điểm của Ban Kiểm Soát tác động đến CLTT BCTC
tại của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu là một cơ sở có giá trị để giúp đánh giá thực
trạng CLTT BCTC tại các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
thông qua kết quả nghiên cứu định lượng. Thông qua kết quả kiểm định và mô
hình hồi quy, nghiên cứu còn giúp xác định các đặc điểm của Ban kiểm soát có

tác động đến CLTT BCTC. Qua đó các CTNY có thể tham khảo và vận dụng
trong quá trình xây dựng bộ phận Ban kiểm soát trong công ty nhằm nâng cao
CLTT BCTC cho công ty mình.
6. Kết cấu bài nghiên cứu:
Nghiên cứu này gồm 5 chương như sau:



 

- Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách



 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Hiện này trong và ngoài nước có rất nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về
CLTT BCTC và các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC. Mục tiêu hướng đến của
luận văn là xác định các đặc điểm của Ban kiểm soát tác động CLTT BCTC tại các
CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số nghiên cứu tiêu biểu mà tác giả
sử dụng làm tài liệu tham khảo và cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình được trình
bày ở nội dung .
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trong nghiên cứu của Hongjiang Xu và các cộng sự (2003), “Key issues of
accounting information quality management: Australian case. Industrial Management

+ Data Systems”. Mục tiêu mà các nhà nghiên cứu này hướng đến là tìm hiểu các
nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán công bố trên BCTC trong các doanh
nghiệp tại Australia. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (case
study), chọn ra 4 tổ chức để tiến hành phỏng vấn. Dữ liệu thu thập sử dụng phương
pháp phỏng vấn bán cấu trúc với các bên liên quan chính của hệ thống kế toán. Trong
nghiên cứu này các tác giả đã xây dựng mô hình với 4 biến độc lập: (1) Con người, (2)
Hệ thống, (3) Tổ chức, (4) Nhân tố bên ngoài và 1 biến phụ thuộc là CLTT KT. CLTT
KT được các tác giả đo lường dựa trên bốn thuộc tính CLTT của BCTC: “chính xác,
kịp thời, đầy đủ và nhất quán”. Từ kết quả nghiên cứu các tác giả chỉ ra rằng con
người, hệ thống và tổ chức có tác động đến chất lượng thông tin BCTC, các nhân tố
bên ngoài không ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC.
Đối tượng của nghiên cứu này là các doanh nghiệp nói chung, không đi sâu về
CLTT BCTC của các CTNY. Bên cạnh đó, thang đo về CLTT KT nhóm tác giả xác
định dựa trên thuộc tính CLTT BCTC mà không đo lường bằng chất lượng lợi nhuận.
Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Biao Xie a, Wallace N. Davidson III, Peter
J. DaDalt (2003) “Earnings management and corporate governance: the role of the
board and the audit committee”. Các tác giả nghiên cứu về vai trò của HĐQT và Ủy
ban kiểm toán đối với hành vi QTLN. Với dữ liệu mẫu nghiên cứu là 282 công ty của
Mỹ trong giai đoạn từ 1992 đến 1994, mô hình nghiên cứu của Jones (1991) về phát



 

hiện hành vi QTLN được các kế thừa sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên
cứu cho thấy những công ty có số lượng thành viên trong HĐQT càng độc lập thì thực
hiện hành vi QTLN càng ít. Tần suất cuộc họp của HĐQT càng cao thì hành vi QTLN
càng ít, bởi việc cuộc họp được tổ chức thường xuyên HĐQT càng có nhiều thời gian
thảo luận đến nhiều vấn đề bao gồm giám sát hành vi QTLN. Kết quả nghiên cứu của
nhóm tác giả này cho thấy rằng, tần suất cuộc họp càng lớn thì hành vi QTLN càng

giảm, công ty có HĐQT có nền tảng chuyên sâu về tài chính kế toán thì khó có thể
xẩy ra hành vi QTLN, khi Ủy ban kiểm toán có ít nhất một thành viên có chuyên môn
về tài chính sẽ làm mức độ QTLN của người quản lý giảm.
Một nghiên cứu về CLTT BCTC là “Audit committee, board characteristics
and quality of financial reporting: An empirical research on Chinese securities
market” của Qinghua và các cộng sự (2007). Các tác giả chỉ ra rằng ủy ban kiểm toán,
đặc điểm của ban giám đốc và chất lượng BCTC của các CTNY trên thị trường chứng
khoán Trung Quốc có mối quan hệ với nhau. Dữ liệu nghiên cứu có 1192 công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến và Thượng Hải năm 2002. Nhóm
tác giả sử dụng mô hình quản trị lợi nhuận của Jones đã điều chỉnh để đo lường chất
lượng lợi nhuận; phương pháp phân tích thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính đa biến
để phân tích các nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tính độc lập của ban giám đốc
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Tỷ lệ ban giám đốc độc lập cao
hơn 1/3 thì chất lượng BCTC tốt hơn. Phát hiện thứ hai trong nghiên cứu là đặc điểm
chuyên môn của HĐQT là không thể thiếu đối với hiệu quả giám sát của HĐQT và
chất lượng BCTC. Ngoài ra nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa chất lượng
BCTC với nhóm nhân tố hành vi của ban giám đốc (như tần suất cuộc họp, tỷ lệ nắm
giữ cổ phiếu) không gây bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến chất lượng BCTC.
Nghiên cứu này nhóm tác giả đưa ra ba vấn đề còn hạn chế. Một là có sự ảnh
hưởng về nền tảng thể chế đối với các đặc điểm của ban giám đốc tại Trung Quốc
(như là hướng dẫn yêu cầu ít nhất 1/3 ban giám đốc sẽ là các giám đốc độc lập vào
ngày 30/06/2003), điều này có thể ảnh hưởng nhất định đến độ tin cậy của các kết
luận. Hai là mặc dù tác giả đã đưa vào một số biến kiểm soát (như quy mô công ty,
đòn bẩy tài chính, lỗ năm trước,…) vào mô hình hồi quy để giảm độ lệch phát sinh từ
tính toán trong quản trị lợi nhuận, nhưng nghiên cứu không thể xem xét tất cả các yếu



 


tố liên quan còn lại. Do đó độ lệch trong các nhân tố về chất lượng lợi nhuận khi đo
lường là không thể tránh khỏi trong nghiên cứu. Mặc dù nhóm tác giả thấy được mối
tương quan nhất định giữa đặc điểm của ban giám đốc và chất lượng BCTC nhưng
không thể giải thích các đặc điểm ban giám đốc ảnh hưởng và cải thiện chất lượng
BCTC như thế nào?
Nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari và các cộng sự (2013), “Factors that Affect
Accounting Information System Implementation and Accounting Information
Quality: A Survey in University Utara Malaysia”. Mục tiêu nghiên cứu của các tác
giả hướng đến là xác định các yếu tố tác động đến CLTT KT tại Malaysia dựa trên sự
kế thừa từ các nghiên cứu trước về CLTT trong lĩnh vực kế toán. Mô hình nghiên cứu
được các tác giả xây dựng gồm 3 biến độc lập: (1) Nguồn nhân lực, (2) Cam kết từ
phía các nhà quản lý, (3) Vận hành hệ thống thông tin KT và CL dữ liệu. Trong mô
hình biến phụ thuộc là CLTT KT được nhóm tác giả đo lường dựa trên 4 thuộc tính về
CLTT BCTC, gồm: “chính xác, kịp thời, đầy đủ và nhất quán”. Và một biến trung
gian là CLHTTT KT.
Nghiên cứu của các tác giả được thực hiện bằng phương pháp định lượng, dữ
liệu được thu thập từ việc khảo sát các đối tượng là cựu sinh viên của trường đại học
Utara Malaysia đang công tác tại các công ty. Qua phân tích hồi quy, các tác giả cho
thấy có mối quan hệ có ý nghĩa giữa nhân tố nguồn nhân lực, chất lượng hệ thống
thông tin KT với CLTT KT.
Kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy mối quan hệ giữa nhân tố nguồn lực con người
trong các doanh nghiệp tại Malaysia có tác động đến CLTT KT. Nghiên cứu không đi
sâu phân tích đặc điểm cá nhân của bộ phận nào trong doanh nghiệp có tác động chất
lượng thông tin kế toán tại các CTNY nên không dùng kết quả này để áp dụng cho đề
tài này được.
Nghiên cứu của Ahsan Habib & Mahmud Hossain (2013), “CEO/CFO
characteristics and financial reporting quality: A review”. Nghiên cứu này xem xét
các lý thuyết về sự liên kết giữa các khía cạnh khác nhau của đặc điểm CEO/CFO và
các đặc tính thông tin kế toán. Mục đích đánh giá tổ chức xung quanh 3 vấn đề là sự
liên kết giữa chất lượng báo cáo tài chính và CEO/CFO, tác dụng của đặc tính quá tự

tin quá mức trong quản lý đối với kết quả BCTC, ảnh hưởng của giới tính CEO/CFO


10 
 

đối với kết quả BCTC. Nghiên cứu tiến hành xem xét lại các nghiên cứu trước với các
mối quan hệ, bao gồm: Giới tính và sự thay đổi trong chất lượng BCTC, chất lượng
BCTC và thu nhập của CEO/CFO, đặc điểm quản lý và tác động của chúng đến chất
lượng BCTC như là tính cách quá tự tin của CEO/CFO, năng lực và danh tiếng của
quản lý, quyền lực của CEO trong quá trình lựa chọn Hồi đồng quản trị. Kết quả
nghiên cứu cho thấy đa dạng về giới tính giúp tăng hiệu quả quản lý. Trong các công
ty Mỹ, CEO nữ đã tăng lên, các nước châu Âu bổ nhiệm các giám đốc nữ là một yêu
cầu pháp lý. Vấn đề thu nhập của CEO/CFO có tác động đến chất lượng BCTC. Ngoài
ra kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tính cách quá tự tin của CEO/CFO sẽ ảnh hưởng đến
việc lựa chọn chính sách kế toán, có cơ hội cho việc che dấu hậu quả tiêu cực. Sự
tham gia của CEO trong quá trình lựa chọn Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến thông
tin kế toán. Ban giám đốc độc lập được coi là một yếu tố quan trọng trong khuôn khổ
quản trị doanh nghiệp.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm tác giả chỉ đề cập đến ảnh hưởng của
CEO/CFO tới chất lượng của BCTC, mà không đề cập đến sự ảnh hưởng của Ban
kiểm soát đến chất lượng BCTC.
Nghiên cứu của Guanggui Ran và các cộng sự (2014), “Supervisory board
characteristics and accounting information quality: Evidence from China”. Mục
tiêu nghiên cứu của nhóm tác giả này có hai mục tiêu. Đầu tiên nghiên cứu kiểm tra
hiệu quả của Ban kiểm soát ở Trung Quốc trong mối quan hệ với chất lượng thông tin
kế toán. Cụ thể là nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm của các KSV với CLTTKT.
Tác giả tiến hành phân tích toàn diện đặc điểm của giám sát viên trong các lý thuyết
để phát hiện ra các tranh luận về các ban kiểm soát ở Trung Quốc. Thứ hai, tác giả xác
định các đặc điểm cơ bản về CLTT KT trong mối quan hệ với Ban kiểm soát.

Nghiên cứu được nhóm tác giả sử dụng phương pháp định lượng. Dữ liệu được
thu thập từ các công ty giao dịch trên TTCK Trung Quốc với 2379 công ty và 1769
doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu đưa ra hai mô hình. Mô hình thức nhất nhóm tác giả dựa trên
quan điểm báo cáo tài chính chủ yếu là cho các cổ đông. Độ tin cậy của thông tin kế
toán cấu thành tiền đề tạo điều kiện cho các quyết định đầu tư của cổ đông trong công
ty. Nếu thông tin kế toán của công ty có chất lượng cao, tức là thông tin thu nhập đáng


11 
 

tin cậy, giá cổ phiếu hoặc lợi nhuận từ chứng khoán sẽ phản ứng mạnh mẽ với thay
đổi thu nhập và ngược lại. Vì vậy nhóm tác giả đưa ra mô hình hồi quy nghiên cứu tác
động của đặc điểm ban kiểm soát lên phương trình EPS giá cổ phiếu.
Mô hình thứ hai nghiên cứu đề cập là đo lường chất lượng BCTC theo chất
lượng của lợi nhuận theo Kothari & cộng sự (2005): QUALITYi,t =|DAi,t| = |θi,t|. Vì
Kothari & cộng sự (2005) cho rằng: hiệu suất phù hợp của lợi nhuận trên tài sản
(ROA) là một cách đáng tin cậy hơn để ước tính quản lý thu nhập và một cách đáng
tin cậy hơn để đánh giá CLTTKT.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính cách quá tự tin sẽ ảnh hưởng đến việc lựa
chọn chính sách kế toán, cơ hội cho việc che dấy hậu quả tiêu cực. Sự tham gia của
CEO trong quá trình lựa chọn Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến TTKT. Ban giám
đốc độc lập được coi là yếu tố quan trọng trong khuôn khổ quản lý doanh nghiệp.
Những người giám sát có nền tảng về kế toán hoặc học thuật (như giáo sư), có sự bồi
thường kiểm soát và kiểm soát viên nữ có tác động cùng chiều đến CLTTKT tại Trung
Quốc. Sự kết hợp tích cực của tỷ lệ nữ kiểm soát viên trong Ban kiểm soát và
CLTTKT là có lợi. Dữ liệu nghiên cứu này được tác giả thực hiện tại tại thời điểm
Trung Quốc hành lang pháp lý về Luật Doanh nghiệp, vì vậy kết quả nghiên cứu khó
áp dụng cho các nước khác. Do đó nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét tác động

của đặc điểm BKS tới CLTT BCTC tại các nước khác.
1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến CLTT BCTC. Tác giả
Đào Ngọc Hạnh (2014), nghiên cứu về “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh”, trong LVTS, trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗ hợp, sử dụng mẫu và thu thập số liệu bảng câu
hỏi với 5 thang đo Likert với sự lựa chọn từ thấp tới cao. Kết hợp phân tích độ tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA, phân tích hồi quy tuyến tính.
Dựa trên các cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô
hình với 8 biến độc lập ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống TTKT, gồm: (1) Cam kết
của nhà quản lý, (2) Kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế toán (HTTT
KT) của nhà quản lý, (3) Kiến thức kế toán của nhà quản lý, (4) Hiệu quả của phần


×