Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh khi dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.89 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH KHI DẠY HỌC CHƯƠNG
KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - VẬT LÍ 11

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH
Phản biện 1:
PGS.TS. Lê Công Triêm
Phản biện 2:
TS. Nguyễn Thanh Nga

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp


thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày
22 tháng 12 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ VI – Ban chấp hành trung ương Đảng khóa
IX đã kết luận về công tác giáo dục – đào tạo, trong đó có nhấn mạnh
“áp dụng những PPDH hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh những
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực GQVĐ”.
Trong dạy học Vật lí các PPDH thường được sử dụng và có
vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực chung như năng lực
GQVĐ, năng lực hợp tác… và năng lực chuyên biệt môn Vật lí có
thể nêu ra ở đây như dạy học nêu và GQVĐ, dạy học tìm tòi, khám
phá… Việc phát triển các năng lực có liên quan chặt chẽ với học sinh
giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.
Trong chương trình Vật lí THPT, kiến thức của chương
Khúc xạ ánh sáng có nội dung gắn liền với thực tiễn, thực nghiệm,
với khoa học và đời sống. Việc vận dụng phương pháp dạy học nêu
và GQVĐ sẽ gây hứng thú cho học sinh, kích thích sự tìm tòi khám
phá của học sinh, giúp học sinh phát triển các năng lực cụ thể là năng
lực GQVĐ vì vậy tôi chọn đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH
KHI DẠY HỌC CHƯƠNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG – VẬT LÍ

11” để làm luận văn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vào những năm 50 của thế kỷ XX, xã hội bắt đầu phát triển
mạnh, đôi lúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là yêu cầu giáo
dục ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng
với tổ chức dạy học còn lạc hậu. Và “phương pháp dạy học nêu và


2
giải quyết vấn đề” ra đời. Phương pháp này đặc biệt được chú trọng
ở Ba Lan. V. Okon – nhà giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ
phương pháp này thực sự là PPDH tích cực.
Những năm 70 của thế kỷ XX, M. I Mackmutov đã đưa ra
đầy đủ cơ sở lí luận của phương pháp dạy học nêu và GQVĐ. Trên
thế giới cũng có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu
phương pháp này như Xcatin, Machiuxkin, Lecne…
Ở Việt Nam, người đầu tiên đưa phương pháp này vào là
dịch giả Phan Tất Đắc “Dạy học nêu vấn đề” (Lecne), 1977. Về sau,
nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp này như Lê Khánh
Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim…Đối với bộ môn Vật lý,
phương pháp nêu và GQVĐ cũng được các tác giả Nguyễn Đức
Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003) đề cập đến
trong cuốn “Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông”, Nxb
Đại học sư phạm Hà Nội, sau này được GS. Đỗ Hương Trà (2011) đề
cập đến trong cuốn “Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học
Vật lí ở trường THPT”, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
Kế thừa các nghiên cứu trên tôi sẽ tập trung làm rõ việc vận
dụng phương pháp nêu và GQVĐ nhằm phát triển năng lực GQVĐ
cho học sinh khi dạy học chương Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 11.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu soạn thảo tiến trình dạy học chương “Khúc xạ
ánh sáng” chương trình Vật lí 11 cơ bản theo các giai đoạn của
PPDH nêu và GQVĐ nhằm phát triển năng lực GQVĐ của học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học chương
“Khúc xạ ánh sáng” Vật lí 11 thì có thể phát triển được năng lực


3
GQVĐ cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn Vật lí.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” theo phương pháp nêu
và GQVĐ nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường
THPT.
Chương trình Vật lí 11 cơ bản.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận về dạy học theo định hướng phát triển năng
lực, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, các năng lực chuyên biệt trong
bộ môn Vật lí, năng lực GQVĐ.
Nghiên cứu các nội dung kiến thức chương Khúc xạ ánh
sáng.
Soạn thảo tiến trình dạy học theo phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lý 11 THPT nhằm
phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
6.2. Nghiên cứu thực trạng vận dụng PPDH nêu và GQVĐ trong
môn Vật lí ở trường THPT thành phố Đà Nẵng nhằm phát triển năng
lực GQVĐ cho HS và thực trạng dạy học chương Khúc xạ ánh sáng.
6.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của tiến
trình dạy học đã soạn thảo đối với việc phát triển năng lực giải quyết

vấn đề của học sinh khi vận dụng PPDH nêu và GQVĐ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.3. Phương pháp thu thập số liệu
7.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu


4
8. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài
Xây dựng tình huống có vấn đề, soạn thảo tiến trình chương
Khúc xạ ánh sáng theo phương pháp nêu và GQVĐ.
Thiết kế tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ cho học sinh.
9. Bố cục đề tài/cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học định
hướng phát triển năng lực – dạy học nêu và GQVĐ
Chương 2. Soạn thảo tiến trình dạy học chương Khúc xạ ánh
sáng - Vật lí 11 cơ bản theo các giai đoạn của phương pháp dạy học
nêu và GQVĐ nhằm phát triển năng lực GQVĐ của học sinh
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY
HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC - DẠY HỌC
NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.1. Phương pháp dạy học
1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học
1.1.2. Cấu trúc của phương pháp dạy học
1.1.3. Phân loại phương pháp dạy học
1.2. Phương pháp dạy học nêu và GQVĐ

1.2.1. Vấn đề
1.2.2. Tình huống có vấn đề
1.2.3. Khái niệm PPDH nêu và GQVĐ
1.2.4. Bản chất của PPDH nêu và GQVĐ
1.2.5. Quy trình thực hiện của PPDH nêu và GQVĐ


5
1.2.6. Dạy học nêu và GQVĐ trong môn Vật lí
1.2.6.1. Các giai đoạn của tiến trình xây dựng kiến thức
Vật lí theo kiểu dạy học nêu và GQVĐ
Tiến trình xây dựng kiến thức Vật lí theo kiểu dạy học nêu
và GQVĐ gồm các giai đoạn sau:
1. Làm nảy sinh VĐ cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất
phát: từ kiến thức cũ, kinh nghiệm, T/N, bài tập, truyện kể lịch sử…
2. Phát biểu VĐ cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời)
3. Giải quyết VĐ
- Suy đoán giải pháp GQVĐ: nhờ khảo sát lí thuyết và/hoặc khảo sát
thực nghiệm.
- Thực hiện giải pháp đã suy đoán.
4. Rút ra kết luận (kiến thức Vật lí mới)
5. Vận dụng kiến thức Vật lí mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt
ra tiếp theo
1.2.6.2. Hai con đường của tiến trình xây dựng kiến thức
Vật lí theo kiểu dạy học nêu và GQVĐ
Tiến trình xây dựng kiến thức Vật lí theo kiểu dạy học nêu
và GQVĐ diễn ra theo một trong hai con đường: con đường lí thuyết
và con đường thực nghiệm.
a. Các giai đoạn của tiến trình xây dựng kiến thức Vật lí
theo con đường lí thuyết của kiểu dạy học nêu và GQVĐ

b. Các giai đoạn của tiến trình xây dựng kiến thức Vật lí


6
theo con đường thực nghiệm của kiểu dạy học nêu và GQVĐ
1.2.6.3. Dạy học GQVĐ các loại kiến thức đặc thù
1.2.6.4. Bốn mức độ dạy học nêu và GQVĐ
1.3. Năng lực GQVĐ của học sinh trong học tập
1.3.1. Khái niệm năng lực
1.3.2. Dạy học định hướng phát triển năng lực
1.3.3. Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật lí
1.3.3.1. Quan điểm 1: Xây dựng các năng lực chuyên biệt
bằng cách cụ thể hóa các năng lực chung
1.3.3.2. Quan điểm 2: Xây dựng các năng lực chuyên biệt
dựa trên đặc thù môn học
1.3.4. Năng lực GQVĐ của học sinh trong học tập Vật lí
1.3.4.1. Khái niệm năng lực GQVĐ
Năng lực GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải
quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng.
Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề
đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng (định nghĩa
trong đánh giá Pisa, 2012)
1.3.4.2. Cấu trúc năng lực GQVĐ
Bốn thành tố của năng lực GQVĐ và các tiêu chí của mỗi
thành tố và các mức độ của mỗi tiêu chí.
1.3.4.3. Các biểu hiện của năng lực GQVĐ
1.3.4.4. Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề
cho học sinh
1.4. Vận dụng PPDH nêu và GQVĐ nhằm phát triển năng lực
GQVĐ cho học sinh trong học tập Vật lí

1.4.1. Xác lập quan điểm vận dụng PPDH tích cực bồi


7
dưỡng năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học Vật lí
1.4.2. Lựa chọn PPDH nêu và GQVĐ nhằm phát triển năng
lực GQVĐ cho học sinh trong học tập Vật lí
Để phát triển năng lực của HS đặc biệt là năng lực GQVĐ.
Trong đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó là
PPDH nêu và GQVĐ.
Dạy học nêu và GQVĐ là một quan điểm dạy học nhằm phát
triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực GQVĐ của HS. Học sinh
được đặt trong một tình huống có VĐ, thông qua việc GQVĐ giúp
HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và PP nhận thức.
1.4.3. Quy trình vận dụng PPDH nêu và GQVĐ nhằm phát
triển năng lực GQVĐ cho học sinh khi dạy học Vật lý
Trong đề tài chúng tôi xác định quy trình PPDH nêu và
GQVĐ nhằm phát triển năng lực GQVĐ với các tiêu chí sau:
PPDH nêu và GQVĐ
Năng lực GQVĐ
1. Làm nảy sinh VĐ
- Nhận biết vấn đề cần giải quyết
2. Phát biểu VĐ
3. Giải quyết VĐ

4. Rút ra kết luận

- Phát biểu vấn đề cần giải quyết
- Đề xuất giả thuyết (theo con
đường thực nghiệm) suy luận vấn

đề (theo con đường lí thuyết)
- Đề xuất giải pháp kiểm tra tính
đúng đắn của giả thuyết (hoặc
kết quả rút ra từ suy luận lí
thuyết).
- Thực hiện giải pháp đề xuất.
- Đánh giá kết quả thực hiện
- Vận dụng trong tình huống
tương tự.


8
Quy trình dạy học nêu và GQVĐ phát triển năng lực
GQVĐ của HS khi sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực
GQVĐ
PPDH nêu và GQVĐ
Bước 1. Đọc đề bài tập, phân
tích dữ kiện và yêu cầu của đề.
Tái hiện kiến thức liên quan.
Chọn kiến thức
Bước 2. Xác định phương hướng
giải quyết bài tập.
Bước 3. Tiến hành giải bài tập
theo phương hướng đề ra
Bước 4. Đánh giá bài giải và vận
dụng bài tập trên vào các bài tập
tương tự.

Năng lực GQVĐ
- Phân tích dữ kiện

- Xác định được yêu cầu của đề
bài
- Nhận biết kiến thức liên quan
- Đề xuất cách giải bài tập khác
nhau
- Thực hiện giải bài tập theo các
cách giải đề xuất.
- Đánh giá bài giải
- Vận dụng đưa ra các dạng bài
tập tương tự

1.4.4. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển năng lực GQVĐ
trong giờ học Vật lý theo PPDH nêu và GQVĐ
Trên cơ sở vận dụng PPDH nêu và GQVĐ nhằm đánh giá
năng lực GQVĐ, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ phát
triển năng lực GQVĐ trong giờ học Vật lý theo PPDH nêu và GQVĐ
như sau:
Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển năng lực GQVĐ
theo PPDH nêu và GQVĐ
Năng
Tiêu chí
Các mức độ của tiêu chí
lực hợp
Mức 0
Mức 1
Mức 2
phần
Phát
1. Nhận Không
Nhận

Nhận
hiện
biết vấn nhận biết biết được biết vấn
vấn đề
đề
cần được vấn vấn đề đề đầy
giải quyết đề
nhưng
đủ hơn
chưa đầy nhưng

Mức 3
Tự Nhận
biết được
vấn
đề
một cách
đầy đủ,


9
đủ

Giải
quyết
vấn đề

2.
Phát
biểu vấn

đề
cần
giải quyết

Không
phát biểu
được vấn
đề

Phát biểu
được vấn
đề nhưng
chưa đầy
đủ

3. Đề xuất
giả thuyết
(theo con
đường
thực
nghiệm)

Không
đề xuất
được giả
thuyết

Đề xuất
được giả
thuyết

nhưng
chưa hợp
lý, không
căn cứ

3’.
Suy Không
luận vấn biết suy
đề (theo luận
con
đường lí
thuyết)

Suy luận
thiếu
chặt chẽ,
thiếu
logic

chậm,
phải nhờ
sự
hướng
dẫn của
GV
Phát
biểu
được
vấn đề
đầy đủ

hơn
nhưng
chậm,
phải nhờ
sự
hướng
dẫn của
GV
Đề xuất
có căn
cứ
nhưng
nhờ vào
sự
hướng
dẫn của
GV
Suy luận
chặt chẽ,
logic
nhưng
còn
chậm

nhanh
chóng.

Phát biểu
được vấn
đề một

cách đầy
đủ,
nhanh
chóng.

Tự
đề
xuất vấn
đề có lý
lẻ, căn cứ

Suy luận
chặt chẽ,
logic,
chính
xác,
nhanh
chóng
4. Đề xuất Không
Đề xuất Đề xuất Đề xuất
giải pháp đề xuất được giải được
được giải


10

Đánh
giá kết
quả
thực

hiện

kiểm tra
tính đúng
đắn của
giả thuyết

được giải
pháp giải
quyết
vấn đề

5. Thực
hiện giải
pháp đề
xuất

Không
thực hiện
được giải
pháp đề
xuất

6. Đánh Không
giá
kết có khả
quả thực năng tự
hiện
đánh giá


7.
Vận
dụng
trong tình
huống
tương tự.

Không
có khả
năng vận
dụng
trong
tình
huống

pháp
giải
pháp
nhưng ít pháp khả sáng tạo,
khả thi, thi

thể
không
GQVĐ
hiệu quả
nhanh
nhất, tốt
nhất.
Không
Thực

Thực
nắm rõ hiện
hiện tốt
giải pháp đúng
giải pháp
và lung giải
và có sự
túng khi pháp,
điều
thực
đúng
chỉnh
hiện, làm tiến độ
phù hợp
chậm
với hoàn
tiến độ
cảnh
thực tế
làm trước
tiến độ
Chưa
Nêu
Nêu
nêu được được
được
chính
chính
chính xác
xác ưu xác và ưu điểm

điểm và hạn chế và
hạn
hạn chế của kết chế của
của kết quả thực kết quả
quả thực hiện
thực
hiện
nhưng
hiện, có
chưa có căn
cứ
căn cứ
xác thực
Đưa ra Nêu ra Nêu ra
được
được
được các
tình
tình
tinh
huống
huống
huống
tương tự tương tự tương tự
nhưng
nhưng

thể
còn sai nhờ vào vận dụng



11
tương tự

định
hướng
của GV
1.5. Điều tra thực trạng vận dụng PPDH nêu và GQVĐ nhằm
sót

phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, thực tế dạy học các kiến
thức của chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lý 11 ở trường THPT
thành phố Đà Nẵng
1.5.1. Mục đích điều tra
1.5.2. Nội dung và phương pháp điều tra
1.5.2.1. Nội dung điều tra
1.5.2.2. Phương pháp điều tra
1.5.3. Kết quả điều tra
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề về cơ
sở lí luận và thực tiễn của đề tài là:
- Những vấn đề về phương pháp dạy học, phương pháp dạy
học nêu và GQVĐ, năng lực GQVĐ của HS trong học tập.
- Những vấn đề về phương pháp dạy học nêu và GQVĐ,
năng lực GQVĐ của HS trong học tập bộ môn Vật lý.
- Xác lập quan điểm và lựa chọn vận dụng phương pháp nêu
và GQVĐ nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học
Vật lý.
- Luận văn cũng đã xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ phát
triển năng lực GQVĐ trong giờ học Vật lý theo PPDH nêu và

GQVĐ.
- Luận văn đã khảo sát thực trạng vận dụng PPDH nêu và
GQVĐ nhằm phát triền năng lực GQVĐ trong dạy học Vật lý ở
trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thực tế dạy học các


12
kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng”.
Thông qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy:
Việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS là hết sức cần thiết,
bởi năng lực GQVĐ có vai trò trong hầu hết các năng lực cần xây
dựng cho HS, rèn luyện năng lực GQVĐ sẽ góp phần quan trọng
trong việc rèn luyện các năng lực khác cho HS trong dạy học Vật lý.
Dạy học nêu và GQVĐ giúp cho HS phát triển năng lực
GQVĐ. Dạy học nêu và GQVĐ đặt HS vào vị trí “nhà nghiên cứu”.
Chính sự lôi cuốn của “vấn đề học tập, nghiên cứu” đã làm hoạt động
hoá nhận thức của HS, rèn luyện ý chí và khả năng hoạt động cho
học sinh. Trong mọi giai đoạn của tiến trình dạy học nêu và GQVĐ
đều hình thành và phát triển các thành tố của năng lực GQVĐ.
CHƯƠNG 2. SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG
KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - VẬT LÍ 11 CƠ BẢN THEO CÁC
GIAI ĐOẠN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH
2.1. Cấu trúc, mục tiêu, nội dung chương Khúc xạ ánh sáng
2.1.1. Sơ đồ cấu trúc chương Khúc xạ ánh sáng
2.1.2. Mục tiêu chương Khúc xạ ánh sáng
2.1.2.1. Kiến thức
2.1.2.2. Kĩ năng
2.1.2.3. Thái độ

2.1.3.4. Kĩ năng
2.1.3. Nội dung chương Khúc xạ ánh sáng
2.2. Chuẩn bị các điều kiện dạy học chương Khúc xạ ánh sáng


13
theo PPDH nêu và GQVĐ nhằm phát triển năng lực giải quyết
vấn đề
2.2.1. Chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học
2.2.2. Xây dựng các tình huống có vấn đề để dạy học chương
Khúc xạ ánh sáng
Nội dung Tình huống có vấn đề
kiến thức
Định luật Từ quan sát thí nghiệm: Chiếu tia sáng từ
khúc
xạ không khí vào nước, tia sáng bị đổi hướng
ánh sáng
tại mặt phân cách, ứng với góc tới khác
nhau cho ta góc khúc xạ khác nhau, tia tới
thay đổi vị trí so với pháp tuyến thì tia khúc
xạ cũng thay đổi vị trí.
-> Vị trí của tia khúc xạ quan hệ như thế
nào với vị trí của tia tới?
Góc khúc xạ quan hệ với góc tới định lượng
như thế nào?
Phản xạ Cho HS giải bài tập
toàn phần (nhắc nhở học sinh quan tâm cả hai hiện
tượng phản xạ và khúc xạ)
1. Vẽ tiếp đường đi của một tia sáng đi từ
không khí tới mặt phẳng phân cách giữa

không khí và thủy tinh trong các trường
hợp sau: góc tới i = 300; i = 41,810; i = 600;
i = 900
2. Vẽ tiếp đường đi của một tia sáng đi từ
thủy tinh tới mặt phẳng phân cách giữa thủy
tinh và không khí trong các trường hợp sau:
góc tới i = 300; i = 41,810; i = 600. Biết chiết
suất của thủy tinh là 1,50.
Học sinh cả lớp phát hiện vấn đề:
+ Khi đi từ không khí vào thủy tinh: r < i, i
tăng r cũng tăng, luôn tính được góc khúc
xạ, luôn vẽ được tia khúc xạ.
+ Khi đi từ thủy tinh vào không khí, r > i, i

PPDH
PP nêu

GQVĐ

PP nêu

GQVĐ


14
tăng r cũng tăng, có thể không tính được
góc khúc xạ, không vẽ được tia khúc xạ.
-> Khi ánh sáng đi từ môi trường này
(chiết suất n1) sang môi trường khác (chiết
suất n2) (ta xét hai trường hợp n1

n1>n2) trường hợp nào thì luôn có tia khúc
xạ, trường hợp nào thì có thể không có tia
khúc xạ, khi đó hiện tượng gì đã xảy ra
với đường đi tia sáng?
2.3. Soạn thảo tiến trình dạy học chương Khúc xạ ánh sáng
theo các giai đoạn của phương pháp dạy học nêu và giải quyết
vấn đề nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
2.3.1. Bài 26, tiết 54. Định luật khúc xạ ánh sáng
2.3.1.1. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức
1. Làm nảy sinh vấn đề
Học sinh vừa nhắc lại các kiến thức đã học ở THCS:
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Ánh sáng đi từ môi trường này sang
môi trường khác thì bị gãy khúc tại mặt phân cách của hai môi
trường.
- Các khái niệm: tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ, điểm tới,
pháp tuyến tại điểm tới, mặt phẳng tới.
- Các kết luận đã học: Khi tia sáng đi từ không khí sang nước thì: Tia
khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới; góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới, khi
góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm).
Kết hợp cho HS quan sát lại thí nghiệm: Chiếu tia sáng từ không khí
vào nước, tia sáng bị đổi hướng tại mặt phân cách, tia tới thay đổi vị
trí (so với pháp tuyến) thì tia khúc xạ cũng thay đổi vị trí (so với
pháp tuyến), TN ứng với các góc tới tương ứng bằng 200, 300, 450 ta
góc khúc xạ khác nhau, HS đọc giá trị góc khúc xạ tương ứng.
2. Phát biểu vấn đề cần giải quyết


15
Vị trí của tia khúc xạ quan hệ như thế nào với vị trí của tia tới?
Góc khúc xạ quan hệ với góc tới như thế nào về mặt định lượng?

3. Giải quyết vấn đề
3.1. Đề xuất giả thuyết
3.1. Đề xuất giả thuyết 1
- Sử dụng lại thí nghiệm trên hỗ trợ đề xuất
giả thuyết:
+ Thí nghiệm dùng đèn laze chiếu tia sáng từ
không khí vào nước, ta thấy tia khúc xạ ở bên kia pháp tuyến so
với tia tới và cả hai cùng nằm trong một mặt phẳng.
+ Khi thay đổi góc tới, góc khúc xạ thay đổi theo, cụ thể ta thấy
góc khúc xạ tăng, giảm theo góc tới.
- Đề xuất giả thuyết 1:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so
với tia tới.
+ Góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
3.2. Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết 1
- Thiết kế phương án TN1 để kiểm tra tính đúng đắn của giả
thuyết:
- Nội dung cần kiểm tra nhờ thí nghiệm: Như giả thuyết đã đề
xuất.
- Thiết kế phương án thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của giả
thuyết 1:
+ Ánh sáng được tạo ra từ đèn có thể dùng đèn laze.
+ Cần có hai môi trường trong suốt phân cách với nhau bởi mặt
phẳng; đơn giản ta dùng một môi trường là không khí còn môi
trường kia là khối thủy tinh.
+ Để đo góc tới và góc khúc xạ cần thước đo góc, ta dùng bảng
tròn chia độ.


16

+ Khối thủy tinh có dạng hình bán trụ để dễ đọc giá trị của góc
khúc xạ, và tia sáng truyền thẳng khi ra khỏi khối thủy tinh khi
chiếu tia sáng từ không khí tới tâm bán trụ. Khối bán trụ được gắn
chặt vào thước đo góc sao cho tâm của bán trụ trùng với tâm của
thước đo, đường kính của bán trụ trùng với trục của thước đo đi
qua hai giá trị 900 của thước.
- Bố trí thí nghiệm như hình vẽ:

- Thực hiện thí nghiệm:
+ Chiếu tia tới thay đổi vị trí (so với pháp tuyến) thì tia khúc xạ
cũng thay đổi vị trí (so với pháp tuyến).
+ Tăng dần góc tới từ giá trị O0 (có thể với bước nhảy 100) và đo
góc khúc xạ ứng với góc tới đó, ghi nhận lại kết quả vào bảng:
𝑖
Lần đo
Góc tới i
Góc khúc xạ r Lập tỉ số 𝑟
1
2
3
4
5

4. Phân tích kết quả từ giả thuyết 1
- Đối chiếu kết quả thí nghiệm với giả thuyết 1 đã đề xuất, cho
thấy:
+ Thay đổi vị trí tia tới (ở hai bên so với pháp tuyến), tia khúc xạ ở
bên kia so với pháp tuyến.
+ Ứng với góc tới nhỏ, góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
+ Ứng với góc tới lớn, góc khúc xạ không còn tỉ lệ với góc tới.

𝑠𝑖𝑛𝑖

𝑖

Phân tích: với góc nhỏ sini ≈ i; sinr ≈ r → 𝑠𝑖𝑛𝑟 = 𝑟


17

3.1’. Đề xuất giả thuyết 2
- Sin góc tới tỉ lệ thuận với sin góc khúc xạ
3.2’. Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết 2:
- Phân tích kết quả bảng số liệu thu được trên tính sin góc tới và
sin góc khúc xạ, cho thấy sin góc tới tỉ lệ với sin góc khúc xạ (đối
với các góc nhỏ: sin i ≈ i, sin r ≈ r).

4. Rút ra kết luận
TN khẳng định tính đúng đắn của hai giả thuyết. Giả thuyết thành
kiến thức mới
- Kết hợp với kết luận sau khi kiểm chứng từ giả thuyết 1, đưa ra kết
luận: Định luật khúc xạ ánh sáng:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và nằm bên kia pháp tuyến so
với tia tới.
+ Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc
tới và sin của góc khúc xạ là một hằng số: sini/sinr = hằng số.
Định hướng
2.3.1.2. Mục tiêu dạy học
2.3.1.3. Công việc chuẩn bị của GV và HS
2.3.1.4. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
2.3.2. Bài 27, tiết 56. Phản xạ toàn phần

2.3.3. Tiết 55. Bài tập khúc xạ ánh sáng
2.4. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển năng lực GQVĐ


18
trong giờ học Vật lí hai bài “Khúc xạ ánh sáng” và “Phản xạ
toàn” theo PPDH nêu và GQVĐ
Dựa trên cơ sở tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ trong giờ học
Vật lí theo PPDH nêu và GQVĐ tôi xây dựng tiêu chí đánh giá năng
lực GQVĐ cho hai bài học “Khúc xạ ánh sáng” và “Phản xạ toàn
phần” như bảng 2.1 và bảng 2.2.
2.4.1. Khúc xạ ánh sáng
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển năng lực GQVĐ
theo PPDH nêu và GQVĐ bài “Khúc xạ ánh sáng”
Năng Tiêu chí
Các mức độ của tiêu chí
lực
Mức 0 Mức 1
Mức 2
hợp
phần
Phát
1. Nhận biết Không Nhận
Nhận
hiện
vấn đề cần nhận
biết được biết vấn
vấn
giải quyết
biết

vấn đề đề đầy
đề
Tia tới nằm được
nhưng
đủ hơn
trong
mặt vấn đề
chưa đầy nhưng
phẳng
tới
đủ
chậm,
nhưng tia tới
phải nhờ
thay đổi vị trí
sự
(so với pháp
hướng
tuyến) thì tia
dẫn của
khúc xạ cũng
GV
thay đổi vị trí
(so với pháp
tuyến); góc
tới thay đổi
góc khúc xạ
thay đổi, cần
có biểu thức
liên hệ giữa

góc tới và

Mức 3
Tự Nhận
biết được
vấn
đề
một cách
đầy đủ,
nhanh
chóng.


19

Giải
quyết
vấn
đề

góc khúc xạ.
2. Phát biểu
vấn đề cần
giải quyết
Vị trí của tia
khúc xạ quan
hệ như thế
nào với vị trí
của tia tới?
Góc khúc xạ

quan hệ với
góc tới như
thế nào về
mặt
định
lượng?
3. Đề xuất giả
thuyết
- Tia khúc xạ
nằm
trong
mặt phẳng tới
và ở bên kia
pháp tuyến so
với tia tới.
Góc khúc xạ
tỉ lệ thuận với
góc tới.
- Sin góc tới
tỉ lệ thuận với
sin góc khúc
xạ
4. Đề xuất
giải
pháp
kiểm tra tính
đúng đắn của
giả thuyết
Dụng cụ TN,


Không
phát
biểu
được
vấn đề

Phát biểu
được vấn
đề nhưng
chưa đầy
đủ

Phát
biểu
được vấn
đề đầy
đủ hơn
nhưng
chậm,
phải nhờ
sự
hướng
dẫn của
GV

Phát biểu
được vấn
đề một
cách đầy
đủ, nhanh

chóng.

Không
đề xuất
được
giả
thuyết

Đề xuất
được giả
thuyết
nhưng
chưa hợp
lý, không
căn cứ

Đề xuất
có căn
cứ
nhưng
nhờ vào
sự
hướng
dẫn của
GV

Tự
đề
xuất vấn
đề có lý

lẻ, căn cứ

Không
đề xuất
được
giải
pháp
giải

Đề xuất
được giải
pháp
nhưng ít
khả thi,
không

Đề xuất
được
giải pháp
khả thi

Đề xuất
được giải
pháp
sáng tạo,

thể
GQVĐ



20

Đánh
giá
kết
quả
thực
hiện

bố trí, các
bước
tiến
hành TN.
5. Thực hiện
giải pháp đề
xuất
Tiến hành TN
theo đề xuất,
thu thập số
liệu

quyết
vấn đề

hiệu quả

Không
thực
hiện
được

giải
pháp đề
xuất

Không
nắm rõ
giải pháp
và lung
túng khi
thực
hiện, làm
chậm
tiến độ

Thực
hiện
đúng
giải
pháp,
đúng
tiến độ

6. Đánh giá
kết quả thực
hiện
Xử lý số liệu
thu
được,
nhận xét và
kết luận về

giả thuyết

Không
có khả
năng tự
đánh
giá

Chưa
nêu được
chính
xác ưu
điểm và
hạn chế
của kết
quả thực
hiện

7. Vận dụng
trong
tình
huống tương
tự.
Tìm hiểu sự
khúc xạ ánh
sáng khi đi từ
môi trường
chiết quang
kém sang hơn


Không
có khả
năng
vận
dụng
trong
tình
huống
tương
tự

Đưa ra
được tình
huống
tương tự
nhưng
còn sai
sót

Nêu
được
chính
xác và
hạn chế
của kết
quả thực
hiện
nhưng
chưa có
căn cứ

Nêu ra
được
tình
huống
tương tự
nhưng
nhờ vào
định
hướng
của GV

nhanh
nhất, tốt
nhất.
Thực
hiện tốt
giải pháp
và có sự
điều
chỉnh
phù hợp
với hoàn
cảnh thực
tế
làm
trước tiến
độ
Nêu được
chính xác
ưu điểm


hạn
chế của
kết quả
thực
hiện, có
căn
cứ
xác thực
Nêu
ra
được các
tinh
huống
tương tự

thể
vận dụng


21
và hơn sang
kém…
2.4.2. Phản xạ toàn phần
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1,
bám sát cấu trúc, nội dung, mục tiêu chương Khúc xạ ánh sáng – Vật
lý 11 cơ bản tôi đã áp dụng PPDH nêu và GQVĐ trong giảng dạy hai
bài Khúc xạ ánh sáng và Phản xạ toàn phần và tiết bài tập Khúc xạ
ánh sáng để hình thành và phát triển năng lực GQVĐ đồng thời nâng

cao chất lượng học tập cho học sinh. Qua những thông tin thu được
từ kết quả điều tra thực tế dạy học các kiến thức của chương, các tiến
trình dạy học mà tôi thiết kế đều được xây dựng dựa trên các bước
của tiến trình dạy học nêu và GQVĐ và sử dụng hình thức tổ chức
hoạt động nhóm thích hợp.
Ngoài ra, các tiến trình dạy học được xây dựng phù hợp với
trình độ, khả năng của học sinh.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.2. Đối tượng và thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
3.2.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm sư phạm
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Phương pháp quan sát
3.4.2. Phương pháp thống kê toán học


22
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực GQVĐ
3.5.2. Kết quả định lượng
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương này, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và
xử lý kết quả thực nghiệm. Theo kết quả giúp tôi bước đầu có thể kết
luận rằng thông qua việc giảng dạy sử dụng PPDH nêu và GQVĐ,
học sinh ở nhóm lớp TN đã phát triển được năng lực GQVĐ của
mình trong học tập, kết quả bài kiểm tra cho thấy năng lực GQVĐ ở

lớp TN tốt hơn ở lớp ĐC. Với tiến trình dạy học như luận văn đã đề
xuất, HS tích cực tham gia hơn vào các hoạt động, các em tỏ ra hứng
thú, chủ động, tự giác hơn trong giờ học.
Những kết luận trên cho phép khẳng định: nếu vận dụng
PPDH nêu và GQVĐ sẽ phát triển được năng lực GQVĐ cho HS
trong quá trình dạy học Vật lý. Điều đó đã xác nhận giả thuyết khoa
học mà đề tài đã đặt ra là đúng đắn và tính khả thi của đề tài.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã hoàn thành
các nhiệm vụ đề ra, cụ thể là:
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài,
làm sáng tỏ về PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học Vật lí, các giai
đoạn tiến trình xây dựng kiến thức, hai con đường của tiến trình xây
dựng kiến thức, làm sáng tỏ về năng lực GQVĐ, cấu trúc của năng
lực, các biểu hiện, biện pháp phát triển.


23
- Xác lập quan điểm và lựa chọn vận dụng PPDH nêu và
GQVĐ nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS, đề xuất được các
tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ.
- Điều tra, đánh giá thực trạng vận dụng PPDH nêu và
GQVĐ nhằm phát triển năng lực GQVĐ trong dạy học Vật lí ở
trường THPT, thực tế việc dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng”.
- Trên cơ sở phân tích nội dung, cấu trúc chương trình
chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 cơ bản THPT, chúng tôi đã
xây dựng được ba giáo án minh họa PPDH nêu và GQVĐ nhằm
phát triển năng lực GQVĐ cho HS, đồng thời thiết kế tiêu chí đánh
giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS trong hai bài cụ thể.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 2 lớp 11 của trường
THPT Nguyễn Trãi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tiến hành
kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức và đánh giá sự phát triển năng
lực GQVĐ của HS thông qua phiếu kiểm tra quan sát của GV và
bài kiểm tra. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã xác nhận tính phù
hợp, tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng PPDH nêu và GQVĐ
nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS, tuy nhiên việc hình thành
và phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh trong dạy học Vật lí
muốn đem lại hiệu quả cao phải được tiến hành trong thời gian dài,
phải được tiến hành trong suốt quá trình dạy học.
2. Kiến nghị
Hình thành và phát triển năng lực GQVĐ cho HS là một
trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình dạy học các môn
học. Vì vậy các cấp quản lí giáo dục, lãnh đạo ở các trường cần tạo
điều kiện, động viên khuyến khích GV thực hiện nghiêm túc và áp
dụng các phương pháp dạy học hiện đại cũng như PPDH nêu và


×