Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân tại tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.09 KB, 12 trang )

1

2

MỞ ĐẦU

phát triển đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho
hàng ngàn người lao động, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch
vụ của tỉnh. Ngoài những thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên, tài nguyên
khoáng sản phong phú, tỉnh Thái Nguyên còn là cửa ngõ của thủ đô, trung tâm
đào tạo của cả nước, hệ thống các trường đại học trực thuộc Đại học Thái
Nguyên- các trường cao đẳng - trung cấp nghề - góp phần cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn
tỉnh. Lượng vốn đầu tư đăng ký vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đạt khoảng 9906,506 tỷ đồng và khoảng 6860,476 triệu USD,
giải quyết việc làm cho khoảng 81368 lao động sau khi tổng kết hết năm 2015 (
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, 2015)

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam sau ba mươi năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi
đáng kể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, quá trình công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra nhanh hơn,
phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế trở nên cấp thiết, đời sống của người
dân ngày phải được nâng lên.
Học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển đi trước, Việt
Nam đã xây dựng mô hình “ khu công nghiệp” nhằm thu hút vốn các dòng vốn
đầu tư để thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đã đặt ra của đất nước như: Phát
triển kinh tế của địa phương nơi có khu công nghiệp được xây dựng và đi vào
hoạt động, kích thích sự phát triển của các ngành dịch vụ, công nghiệp phụ trợ
của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, tạo việc làm, nâng cao thu


nhập cho người dân địa phương và những vùng lân cận…. Khu công nghiệp
được xây dựng là nơi tập trung những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, từ đó góp phần làm tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh
tranh cho môi trường đầu tư nước ta. Tính đến hết năm 2015, Việt Nam đã xây
dựng được 304 khu công nghiệp trong tổng số 463 khu công nghiệp được quy
hoạch, tổng diện tích đất tự nhiên của các khu công nghiệp này xấp xỉ 85,2
ngàn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 ngàn ha (
chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên), các khu công nghiệp trong cả
nước đã thu hút được khoảng 6160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với
tổng số vốn đăng ký khoảng 95 tỷ USD, tổng số vốn đã đầu tư thực hiện đạt
khoảng 58,5 tỷ USD, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư đăng ký
khoảng hơn 60%, và khoảng 5750 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu
tư đăng ký khoảng 570 ngàn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 310 ngàn tỷ
đồng ( đạt khoảng 54% tổng vốn đầu tư đăng ký) (Quốc Bảo, 2015)
Cùng với xu hướng đó của cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương xây
dựng đồng bộ các khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, tính đến hết năm 2015, tỉnh Thái Nguyên có sáu
khu công nghiệp tập trung: Sông Công 1, Sông Công 2, Nam Phổ Yên, Tây
Phổ Yên, Quyết Thắng, Điềm Thuỵ. Các khu công nghiệp này hình thành và

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được đó, vốn đầu tư được thu hút vào
các khu công nghiệp của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng
vẫn còn khá khiêm tốn. Tính đến năm 2015, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp
của tỉnh Thái Nguyên chỉ đạt con số khoảng hơn 30%, với các khu công nghiệp
đã đi vào hoạt động con số này đạt khoảng 60% (Ban quản lý các khu công
nghiệp tỉnh Thái Nguyên, 2015) trong khi so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ trung bình
của cả nước đạt khoảng 48% đặc biệt với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt
động tỷ lệ lấp đầy diện tích đất khu công nghiệp đạt trên 67% (Quốc Bảo,
2015), tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư đăng ký của các khu công
nghiệptỉnh Thái Nguyên khoảng 43,56% và của cả nước là khoảng hơn 50% với

các dự án có vốn đầu tư trong nước và khoảng hơn 60% các dự án có vốn đầu
tư nước ngoài. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên chủ
yếu là các dự án nhỏ và vừa, với quy mô không lớn, thêm vào đó là việc một số
nhà đầu tư đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian
tương đối ngắn, việc đầu tư mang tính manh mún và không bền vững.
Hơn thế nữa, khi xây dựng các khu công nghiệp của cả nước nói chung và
của riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, một lượng lớn diện tích đất
nông nghiệp, đất thổ cư của người dân bị thu hồi. Theo số liệu của Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm bình quân có 73 nghìn ha đất nông
nghiệp được thu hồi, đã tác động đến đời sống khoảng 2,5 triệu người dân và cứ
trung bình 1 ha đất bị thu hồi có 10 người bị mất việc (Nguyễn Quốc Nghi và
cộng sự (2012)). Tỉnh Thái Nguyên cũng ở vào tình trạng như vậy, với 6 khu
công nghiệp tập trung được quy hoạch và xây dựng, tổng diện tích đất của


3

4

người dân bị thu hồi là khoảng 1420 ha, trong đó phần lớn là đất nông nghiệp
của người dân. Kết quả là, một lượng lớn lao động đang làm việc trong lĩnh vực
sẽ phải chuyển đổi công việc, các hộ gia đình phải chuyển đổi phương thức sinh
kế của mình ( Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, 2015)

gia đình sau khi mất đất, tình trạng việc làm của người dân, phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân bị mất đất. Những nhân tố được lựa
chọn để phân tích có điểm tương đồng khá lớn giữa các nghiên cứu này như:
trình độ học vấn, số lượng lao động, giới tính chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp,
tham gia vào các tổ chức xã hội của các thành viên trong hộ gia đình, khả năng
tiếp cận nguồn tín dụng...


Trên thế giới, mô hình khu công nghiệp được hình thành như một kênh
hữu hiệu cho việc thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp đã nhận được sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu đã được
thực hiện để đánh giá tác động của khu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia như nghiên cứu của Damborsky et al (2013), Benacek, V
(1999), Blomstrom et al (1998), Kim et al (1997), những nghiên cứu này đã
chỉ ra cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (Những doanh nghiệp này đang hoạt động tại các
khu công nghiệp) tới việc phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, nghiên cứu
cũng đã đưa ra những gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp nói riêng cũng như vào quốc gia
đó nói chung. Cùng với hướng nghiên cứu đó, một số nghiên cứu được thực
hiện hướng vào ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa tới sinh kế của
người dân bị mất đất, nghiên cứu này đã được tác giả thực hiện nhằm đánh giá
mức độ hài lòng của người dân về cơ sở hạ tầng khi các khu công nghiệp được
xây dựng, tác động của việc phát triển cơ sở hạ tầng đó đến đời sống của
người dân (Saumik Paul và cộng sự (2013)).
Việt Nam cũng có những nghiên cứu liên quan đến khu công nghiệp,
những nghiên cứu này được thực hiện theo hướng thu hút vốn đầu tư vào phát
triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp: Vũ Đại Thắng (2012), Trần Văn Hậu
(2011),... Những nghiên cứu này phân tích thực trạng và đề ra một số giải pháp
nhằm phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Phương pháp
nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu này là thống kê mô tả
và vận dụng ma trận SWOT nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức với việc thu hút vốn đầu tư phát triển các khu công nghiệp.
Một số nghiên cứu được thực hiện theo hướng xây dựng chiến lược sinh
kế cho người dân bị mất đất trong quá trình đô thị hóa, quá trình xây dựng các
khu công nghiệp như: Tran Quang Tuyen (2013), Nguyễn Quốc Nghi (2012),
Lê Du Phong (2007),… Nghiên cứu này đã xác định tình trạng thu nhập của hộ


Tuy nhiên, nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư phát triển các khu công
nghiệp đến sinh kế người dân không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ảnh hưởng
của đầu tư phát triển các khu công nghiệp này đến sinh kế của người dân bị mất
đất; không chỉ dừng lại ở việc xác định sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập, việc
làm của người dân bị mất đất- đối tượng ảnh hưởng trực tiếp của quá trình xây
dựng khu công nghiệp. Thực tế cho thấy, đầu tư phát triển khu công nghiệp tác
động đến cả sinh kế của người dân sống xung quanh khu công nghiệp- những
người không trực tiếp mất đất do xây dựng khu công nghiệp. Cùng với đó, tác
động của đầu tư phát triển khu công nghiệp bao gồm cả những tác động tích cực
và tác động tiêu cực thông qua các nhân tố ảnh hưởng khác nhau bên cạnh
những yếu tố mang tính “ truyền thống” như trình độ học vấn, số lao động trong
mỗi hộ gia đình, khả năng tiếp cận tín dụng…
Trước thực trạng đó, nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển khu công
nghiệp đến sinh kế người dân tại tỉnh Thái Nguyên là việc làm cần thiết. Nghiên
cứu này sẽ xác định các yếu tố bao gồm cả yếu tố “ truyền thống” và yếu tố
thuộc về đầu tư phát triển khu công nghiệp ảnh hưởng đến sinh kế của người
dân, cùng với đó, nghiên cứu cũng sẽ đánh giá tác động của các yếu tố đó đến
sinh kế người dân.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của đầu tư phát
triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân. Qua đó, kết quả thu được có
th ể đưa ra một số gợi ý nhằm phát huy những tác động tích cực của đầu tư
phát triển khu công nghiệp, hạn chế những tác động tiêu cực của đầu tư phát
triển khu công nghiệp tới sinh kế của người dân. Bởi vậy, nghiên cứu đi trả
lời cho các câu hỏi sau:
Thực trạng đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên như thế nào?



5

6

Những yếu tố của đầu tư phát triển khu công nghiệp có tác động như thế
nào đến sinh kế người dân?

cho nghiên cứu. Dữ liệu trong bảng câu hỏi bao gồm: đặc điểm hộ gia đình,
nguồn lực , tài sản sinh kế của hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình. Tác giả
phát đi 400 phiếu điều tra kết quả thu về 230 phiếu điều tra tương ứng với 230
hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn, trong đó có 123 hộ gia đình là những hộ
bị mất đất phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp, những hộ này có hộ bị
mất hết diện tích đất nông nghiệp, có hộ bị mất một phần, một số hộ chỉ mất
một phần rất nhỏ trong tổng diện tích đất của hộ gia đình và 107 hộ gia đình
không mất đất.

Những kết quả đạt được và những hạn chế về tác động của đầu tư phát triển
các khu công nghiệp đến sinh kế người dân ? Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển
khu công nghiệp đảm bảo sinh kế cho người dân tại tỉnh Thái Nguyên?
3. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2015
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Khi các khu công nghiệp được xây dựng, các hộ gia đình chịu sự tác động
mạnh mẽ của lực hút (thu nhập cao, việc làm trong các khu công nghiệp, môi
trường sống là các khu đô thị mới...) và lực đẩy ( thiếu việc làm, thu nhập thấp,
gánh nặng gia đình...) ( Le Du Phong (2007), Tran Quang Tuyen (2013)); hay

nói cách khác bối cảnh dễ bị tổn thương đã buộc người dân phải có chiến lược
sinh kế mới.
Sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững để đánh giá tổn thương, từ đó
tính toán năng lực thích ứng của những hộ dân chịu ảnh hưởng của các khu
công nghiệp, khi các khu công nghiệp được hình thành, những hộ gia đình này
có năm nguồn lực đầu tư (con người, tự nhiên, vật chất, xã hội và tài chính).
Dựa trên các nguồn lực này và ảnh hưởng của bối cảnh dễ bị tổn thương cũng
như những tác động của chính sách, cơ cấu và tiến trình, hộ gia đình hình thành
nên chiến lược sinh kế mới .
Đồng thời, tác giả cũng kế thừa nghiên cứu của Tran Quang Tuyen
(2013), Nguyễn Quốc Nghi ( 2012), Saumik Paul et al (2013),…, xem xét tác
động của các yếu tố đến sinh kế người dân.
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dựa vào bảng câu hỏi của Tổng cục thống kê năm 2006 (GSO, 2006), tác
giả đã thiết kế bảng câu hỏi hộ gia đình để thu thập dữ liệu định lượng phục vụ

Chi tiết bảng hỏi: Phụ lục 1
Xác định cỡ mẫu, trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội,
việc chọn mẫu đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những nhân tố cần được
xem xét để xác định được cỡ mẫu chính xác cho một cuộc nghiên cứu như: Độ
chính xác, chất lượng của số liệu, chi phí và thời gian cho việc thu thập số
liệu. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc lựa chọn cỡ mẫu nghiên cứu, theo
Nguyễn Văn Thắng (2014): Quy mô mẫu thông thường để có thể phân tích hồi
quy, tương quan hay kiểm định nhóm từ 100 quan sát trở nên. Vì vậy việc tác
giả dự định lựa chọn quy mô mẫu là 230 đảm bảo yêu cầu tối thiểu của quy
mô mẫu thực hiện các phép toán và thống kê.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 10 năm 2015
bằng việc sử dụng bảng câu hỏi thông qua phỏng vấn trực tiếp người chủ hộ gia
đình cùng với sự có mặt của các thành viên khác trong gia đình.


Để nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển các khu công nghiệp đến
sinh kế người dân, tác giả thực hiện việc phân tích mức độ tác động của các
nhân tố tới sinh kế người dân, so sánh trước và sau khi có hoạt động đầu tư phát
triển các khu công nghiệp, so sánh vùng có khu công nghiệp và vùng không có
khu công nghiệp. Địa bàn điều tra của tác giả như sau:
Cấp huyện/ thị xã: Tác giả lựa chọn 3 huyện điển hình của tỉnh Thái
Nguyên về đầu tư phát triển khu công nghiệp: Huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên
và thị xã Sông Công- đây là những địa phương có cả khu công nghiệp đang thu
hút vốn đầu tư, khu công nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định.
Cấp xã: Tác giả lựa chọn các xã nằm trong vùng có khu công nghiệp và
các xã không nằm trong vùng có khu công nghiệp, các xã được tác giả lựa chọn
như sau: xã Điềm Thụy (Huyện Phú Bình), xã Đồng Tiến, xã Hồng Tiến,


7

8

Phường Ba Hàng (Huyện Phổ Yên), và thị xã Sông Công- Đây là các xã mà
người dân bị thu hồi đất do xây dựng khu công nghiệp, các xã Tân Đức, Xuân
Phương, Thuận Thành, Trung Thành, Hợp Thành- là những địa phương không
có khu công nghiệp đóng trên địa bàn ( Người dân không bị mất đất do xây
dựng khu công nghiệp)

của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến môi trường, đến việc làm, đến thu
nhập, đến hệ thống điện, nước sạch... của người dân.

Mỗi xã tác giả lựa chọn 40 hộ dân để phỏng vấn, những hộ dân được lựa
chọn đảm bảo cân đối về số lượng hộ dân bị mất đất và những hộ dân không bị

mất đất do xây dựng khu công nghiệp.

*) Phương pháp thảo luận nhóm tập trung

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp để thu thập thông tin về
các hộ gia đình và sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp kết hợp với thu thập
dữ liệu liên quan đến thu nhập, việc làm của các hộ gia đình trên địa bàn các xã
điều tra, dữ liệu về các khu công nghiệp phục vụ cho nghiên cứu này.
*) Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được tác giả thực hiện nhằm có dữ liệu phân
tích và có góc nhìn đa chiều hơn sau khi phân tích định lượng tác động của đầu
tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân. Cụ thể, tác giả thực hiện
phỏng vấn sâu các 02 cán bộ quản lý nhà nước trong đó có: 01 cán bộ quản lý
thuộc ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên và 01 cán bộ quản lý
nhà nước thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, hai cán bộ này trực
tiếp thực hiện các công tác liên quan đến đầu tư phát triển khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Đồng thời, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn sâu 2 người dân sống xung
quanh các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hai người dân này
bao gồm: 01 người dân là người dân bị mất đất do xây dựng khu công nghiệp
và 01 người dân không bị mất đất do xây dựng khu công nghiệp nhưng có bị
ảnh hưởng do đầu tư phát triển khu công nghiệp gây ra.
Phỏng vấn sâu được tác giả thực hiện từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 1 năm
2017, tác giả xin lịch hẹn với các đối tượng được phỏng vấn và thực hiện phỏng
vấn tại văn phòng với các cán bộ quản lý nhà nước và tại gia đình với các cá
nhân là hộ dân được lựa chọn phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu được thực hiện tập trung vào khía cạnh xem xét đánh giá
của các đối tượng được phỏng vấn về ảnh hưởng của đầu tư phát triển khu công
nghiệp đến sinh kế người dân, những nhận định của họ về mức độ ảnh hưởng


Kết quả phỏng vấn sẽ giúp tác giả trong việc phân tích và có góc nhìn đa
chiều hơn, bổ trợ hữu hiệu cho kết quả phân tích định lượng của tác giả về tác
động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân.
5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu về tình hình đầu tư phát triển khu công nghiệp, đền bù giải phóng
mặt bằng khu công nghiệp… được thu thập từ Ban quản lý các khu công nghiệp
tỉnh Thái Nguyên, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được tác giả xử lý, làm sạch, nhập dữ
liệu và mã hóa dữ liệu vào file exel, sau đó tác giả sử dụng các mô hình và phép
tính toán định lượng để xử lý số liệu. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự trợ
giúp của phần mềm SPSS 20.0. Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp
phân tích theo dãy số thời gian, phương pháp bình phương nhỏ nhất và tính toán
chỉ số tổn thương sinh kế được tác giả sử dụng trong nghiên cứu để phân tích
tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư phát triển khu công
nghiệp đến sinh kế người dân
Chương 3: Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế
người dân tại tỉnh Thái Nguyên
Chương 4: Giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
cực của đầu tư phát triển khu công nghiệp tới sinh kế người dân tại tỉnh Thái
Nguyên


9

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

rất nhiều các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau ( Jansen và cộng sự
(2006)). Đây là cách tiếp cận phù hợp, vì kết quả thu nhập của hộ sản xuất, hộ
gia đình là kết quả của việc sử dụng các tài sản sinh kế của hộ gia đình nhằm
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau. Cụ thể, theo Ellis
(2000), thu nhập tại một điểm nhất định của hộ sản xuất, hộ gia đình được
xem như là các chỉ số trực tiếp nhất và đo lường cho kết quả của đời sống hộ
gia đình.

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển,
khu công nghiệp, đầu tư phát triển khu công nghiệp
Khu công nghiệp, đầu tư phát triển, đầu tư phát triển các khu công nghiệp,
sinh kế, tác động của các nhân tố đến sinh kế người dân… đã nhận được sự quan
tâm của không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà còn cả các nhà nghiên cứu
trên toàn thế giới .
Một số nghiên cứu đã được thực hiện theo hướng làm thế nào để phát
triển khu công nghiệp theo hướng các khu công nghiệp xanh như nghiên cứu
của: Popescu et al (2008), Lambert et al (2002). Nghiên cứu này tập trung giải
thích tại sao nên phát triển các khu công nghiệp theo hướng khu công nghiệp
xanh, những thuận lợi và rủi ro của việc phát triển các khu công nghiệp với
cộng đồng sống quanh khu công nghiệp. Đồng thời, tác giả chỉ ra những điểm
mạnh của loại hình này tới quá trình phát triển bền vững của các quốc gia đang
phát triển có thể giảm ảnh hưởng môi trường do phát triển các khu công nghiệp
mang lại. Những nghiên cứu này mang hướng diễn giải những luận cứ cho vấn
đề nghiên cứu dựa trên lý thuyết về tác động môi trường, lý thuyết về khu công
nghiệp, khu công nghiệp xanh để đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu .
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến sinh kế người dân

và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân
Sinh kế cũng là một khái niệm đã nhận được sự quan tâm rất lớn của
không những cộng đồng các nhà nghiên cứu mà với cả các nhà hoạt động thực
tiễn, theo DFID (1999), một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (bao
gồm cả nguồn lực vật chất cũng như xã hội) và các hoạt động khác làm phương
tiện để sinh sống. Theo Chambers và Conway (1992) cho rằng “Một sinh kế
được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và vượt qua những căng thẳng,
những cú sốc; duy trì hoặc tăng cường hơn nữa năng lực tiềm tàng và các nguồn
tài sản ở hiện tại cũng như tương lai trong khi không làm phá hoại nguồn tài
nguyên thiên nhiên” (Trích dẫn bởi DFID, 1999).
Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng thu nhập là
thang đo cho kết quả sinh kế của hộ sản xuất hay hộ gia đình, là đối tượng của

Các nghiên cứu liên quan đến sinh kế của hộ sản xuất được thực hiện
theo các cách tiếp cận khác nhau, với các khía cạnh vấn đề khác nhau được
khai thác.
1.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến tác động của
đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân
Nghiên cứu theo hướng xây dựng chiến lược sinh kế cho người dân bị
mất đất trong quá trình đô thị hóa, quá trình xây dựng các khu công nghiệp của
một số tác giả: Tran Quang Tuyen (2013), Nguyễn Quốc Nghi (2012), Lê Du
Phong (2007),… Nghiên cứu này đã xác định tình trạng thu nhập của hộ gia
đình sau khi mất đất, tình trạng việc làm của người dân, phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sinh kế của người dân bị mất đất. Những nhân tố được lựa chọn
để phân tích có điểm tương đồng khá lớn giữa các nghiên cứu này như: trình độ
học vấn, số lượng lao động, giới tính chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp, tham
gia vào các tổ chức xã hội của các thành viên trong hộ gia đình, khả năng tiếp
cận nguồn tín dụng... Với nghiên cứu của tác giả Lê Du Phong (2007) những
kết luận được rút ra từ đề tài mang tính thống kê lại tất cả các địa phương ở Việt
Nam từ sự thay đổi thu nhập, sự thay đổi việc làm, cách thức sử dụng tiền đền

bù đất bị mất do xây dựng khu công nghiệp, hay do quá trình đô thị hóa. Các
nghiên cứu chưa lượng hóa được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập của người dân
1.4. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài
Tóm lại, những nghiên cứu trên được thực hiện sử dụng những phương
pháp thu thập dữ liệu khác nhau, phương pháp phân tích khác nhau, khai thác
những khía cạnh khác nhau về khu công nghiệp, sinh kế người dân. Với những
nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của xây dựng khu công nghiệp đến sinh kế
người dân, những nghiên cứu này đang phần lớn tập trung vào đối tượng là


11

12

những hộ dân bị mất đất, trong khi đó, việc đầu tư phát triển các khu công
nghiệp ảnh hưởng đến cuộc sống của cả những người dân sống xung quanh khu
vực các khu công nghiệp. Tác động của khu công nghiệp đến cuộc sống của
người dân ở khu vực này không chỉ có tác động trực tiếp thông qua việc làm
trong khu công nghiệp, thu nhập thay đổi do diện tích đất nông nghiệp thay đổi
mà có những tác động khác. Việc nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển khu
công nghiệp đến sinh kế người dân (cả người dân bị mất đất và người dân
không bị mất đất nhưng sống xung quanh các khu công nghiệp) với toàn diện
các nhân tố thuộc về nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực xã hội,
nguồn lực tự nhiên và nguồn tài chính ( theo khung phân tích sinh kế bền vững
của DFID) là cần thiết.

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI DÂN


Tác giả kế thừa phương pháp thu thập số liệu sơ cấp mà các nghiên cứu
trước trong cùng lĩnh vực nghiên cứu về sinh kế đã thực hiện, phương pháp này
giúp tác giả có được “góc nhìn” của người dân với hoạt động đầu tư phát triển
các khu công nghiệp. Những nghiên cứu đã thực hiện trước đó, các tác giả tập
trung vào đối tượng là người dân bị mất đất trong quá trình xây dựng khu công
nghiệp, kế thừa và mở rộng với nghiên cứu trước đó, tác giả hướng tới các đối
tượng đa dạng hơn: người dân bị mất đất do quá trình đầu tư phát triển khu
công nghiệp và người dân sống quanh khu công nghiệp- chịu ảnh hưởng của
các khu công nghiệp. Việc lựa chọn đối tượng đa dạng hơn này sẽ giúp nghiên
cứu xác định được toàn diện hơn tác động của các khu công nghiệp tới sinh kế
của người dân – những người chịu ảnh hưởng của đầu tư phát triển các khu
công nghiệp .

2.1. Lý luận về đầu tư phát triển khu công nghiệp
2.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Khái niệm khu công nghiệp được các đơn vị, cơ quan tổ chức đưa ra theo
các cách khác nhau, có khá nhiều khái niệm về khu công nghiệp:
Theo nghị định 29/2008/NĐ – CP của chính phủ về quy chế Khu chế
xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, Khu công nghiệp là khu chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự
và thủ tục theo quy định
2.1.2. Đặc điểm của các khu công nghiệp
Các khu công nghiệp được hình thành và phát triển ở hầu hết các quốc
gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc xây dựng các khu công nghiệp với
quy mô, địa điểm, phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng, phương thức thu hút
dòng vốn đầu tư là khác nhau, nhưng các khu công nghiệp vẫn có những đặc
điểm chung cụ thể như sau:
Về tính chất hoạt động

Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Về tổ chức quản lý
2.1.3. Vai trò của các khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế xã hội
Trong báo cáo tổng kết hai mươi năm xây dựng và phát triển khu công
nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam của Bộ kế hoạch và đầu tư đã nêu rõ vai trò
của các khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể:
2.1.3.1. KCN đã góp phần huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước
2.1.3.2. Các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc
làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người
lao động


13

14

2.1.3.3. Khu công nghiệp đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái

duy trì hoặc tăng cường hơn nữa năng lực tiềm tàng và các nguồn tài sản ở hiện
tại cũng như tương lai trong khi không làm phá hoại nguồn tài nguyên thiên
nhiên” (Trích dẫn bởi DFID, 1999). Hơn nữa cũng theo Chambers và Conway
(1992) sinh kế bền vững thúc đẩy sự hòa hợp giữa hiện tại và tương lai và mang
lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ mai sau (Trích dẫn bởi Dự án Imola, 2006)

2.1.4. Khái niệm đầu tư phát triển khu công nghiệp
Đầu tư phát triển KCN là tổng thể các hoạt động về huy động và sử dụng
các nguồn lực nhằm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp trong phạm vi
không gian lãnh thổ và trong một thời kỳ nhất định gắn với sự tác động tổng

hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng. Đó là quá trình tiến hành
và xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cùng nhiều
dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ trong khu công nghiệp, do
cộng đồng các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cùng tham gia các dự án đầu tư phát triển theo cơ cấu hợp lý và quy
hoạch thống nhất. Hình thành và phát triển khu công nghiệp là quá trình tập hợp
nhiều dự án đầu tư được thực hiện trong một thời gian dài từ khi chuẩn bị dự án
đầu tư xây dựng hạ tầng đến khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ các công trình
hạ tầng; từ việc xác định và thu hút các dự án đầu tư sản xuất đến khi các dự án
này được vận hành với toàn diện tích của khu công nghiệp được sử dụng, đạt
được hiệu quả KT- XH như dự kiến.
2.1.5. Nguồn vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp
2.1.6. Nội dung đầu tư phát triển khu công nghiệp
2.1.6.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
2.1.6.2. Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp
2.1.6.3. Đầu tư phát triển nhân lực
2.2. Những vấn đề lý luận về sinh kế người dân

2.2.3. Khung phân tích sinh kế bền vững
2.3. Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân
2.3.1. Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân
theo kênh tác động
Về bản chất, tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế
người dân là những thay đổi của sinh kế người dân khi các khu công nghiệp
được hình thành và phát triển gây ra. Các tác động này có thể là tích cực hoặc là
tác động tiêu cực phụ thuộc vào từng yếu tố bị tác động, khả năng thích ứng cụ
thể của người dân khác nhau, những khu vực khác nhau... Việc tác động của
đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân thông qua nhiều kênh
khác nhau, nhưng quan trọng nhất thông qua kênh kinh tế ( tạo động lực kinh
tế), kênh xã hội ( tạo việc làm)...

Các kênh tác động chính của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh
kế người dân cụ thể như sau:
+) Kênh tác động 1
Đầu tư phát triển
khu công nghiệp

Thu hồi đất
của người dân

2.2.1. Khái niệm sinh kế
Theo DFID (1999), một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản
(bao gồm cả nguồn lực vật chất cũng như xã hội) và các hoạt động khác làm
phương tiện để sinh sống.
Theo quan điểm của tác giả: Sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, các
nguồn lực, các tài sản và các hoạt động được sử dụng để làm phương tiện
giúp con người đảm bảo cuộc sống.
2.2.2. Sinh kế bền vững
Theo Chambers và Conway (1992) cho rằng “Một sinh kế được xem là
bền vững khi nó có thể đối phó và vượt qua những căng thẳng, những cú sốc;

Người dân bị mất
đất nhận được tiền
đền bù

Sinh kế của người dân

+) Kênh tác động 2
Đầu tư phát triển
khu công nghiệp


Tạo việc làm
Sinh kế
người dân
Thất nghiệp


15

16

+) Kênh tác động 3
Đầu tư phát triển
khu công nghiệp

Các nguồn lực: Nguồn nhân
lực, nguồn lực xã hội, nguồn
lực vật chất, nguồn lực tài
chính, nguồn lực tự nhiên

Sinh kế
người dân

2.3.2. Tác động của đầu tư phát triển các khu công nghiệp đến sinh kế người
dân theo tác động tích cực và tác động tiêu cực
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của đầu tư phát triển khu công
nghiệp đến sinh kế người dân
2.4.1. Chính sách đầu tư phát triển các khu công nghiệp của địa phương
2.4.2. Quy hoạch đầu tư phát triển các khu công nghiệp
2.4.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp
2.4.4. Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng

2.4.5. Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương
2.5. Kinh nghiệm của một số địa phương về tác động của đầu tư phát triển
khu công nghiệp tới sinh kế người dân

CHƯƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI DÂN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp và sinh kế người dân tại Việt Nam
Tính đến hết năm 2015, Việt Nam có 463 KCN trong quy hoạch tổng thể
phát triển các KCN và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 139,5 ngàn ha. Trong tổng số
463 KCN trong quy hoạch, có 304 KCN được thành lập với tổng diện tích đất
tự nhiên khoảng 85,2 ngàn ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56
ngàn ha (chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên). Các KCN được
thành lập trên 60 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng
điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của
các vùng.
Trong tổng số 304 KCN được thành lập, có 206 KCN đã đi vào hoạt động
với tổng diện tích đất tự nhiên 57,9 ngàn ha và 97 KCN đang trong giai đoạn
đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, với tổng diện tích đất tự nhiên
26,1 ngàn ha.
Tính đến cuối năm 2015, trong số 304 dự án đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng KCN trên cả nước, có 43 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 259 dự
án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,58 tỷ USD và 191
ngàn tỷ đồng.
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
Sáu khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đi vào
hoạt động bốn khu, hai khu công nghiệp đang trong giai đoạn thu hút nhà đầu
tư, với tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp thu hồi của người dân

khoảng hơn 1400 ha đất, trong đó phần lớn diện tích đất bị thu hồi là đất
nông nghiệp. Bên cạnh những tác động tích cực của mất đất nông nghiệp là
khoảng hơn 80 ngàn việc làm mới được tạo ra (năm 2015) tại các khu công
nghiệp cho người lao động thì cũng có những tác động tiêu cực tới cuộc sống
của người dân, số hộ bị thu hồi đất do đầu tư phát triển khu công nghiệp


17

18

khoảng 11.809 hộ, tổng số tiền bồi thường cho các hộ được phê duyệt khoảng
2970 tỷ đồng (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên)

Đầu tư phát triển khu công nghiệp bao gồm đầu tư phát triển hạ tầng và
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh khu công nghiệp, việc thực hiện hoạt
động đầu tư phát triển khu công nghiệp có tác động không nhỏ đến cuộc sống
của người dân, nó bao hàm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực, ở nội
dung này tác giả xem xét tác động tích cực trong việc tạo ra việc làm cho người
dân tại địa phương sau khi có đầu tư phát triển khu công nghiệp.

Tính đến hết 2015 các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 117 dự án
(45 dự án FDI và 72 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 3,979 tỷ USD
và gần 11.000 tỷ đồng, 01 Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại KCN
Yên Bình, trong số 117 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào các
KCN, đến thời điểm cuối năm 2015 đã có 44 doanh nghiệp đi vào hoạt động
sản xuất, đạt doanh số xuất khẩu khoảng 10 tỷ USD và doanh thu tiêu thụ nội
địa ước đạt 6.000 tỷ đồng,
Việc thu hút tốt các dòng vốn đầu tư trong nước cũng như các dòng vốn
từ các nhà đầu tư nước ngoài đã mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho người dân

sống xung quanh các khu công nghiệp, số lượng việc làm tăng thêm có sự gia
tăng đáng kể chỉ sau khoảng 2 năm từ năm 2014 đến 2015, số lượng việc làm
tăng thêm gần gấp đôi (năm 2014 số lượng việc làm tạo ra trong các khu công
nghiệp khoảng hơn 40 ngàn việc làm thì con số này năm 2015 là khoảng hơn 80
ngàn việc làm được tạo ra trong các khu công nghiệp). Đây chính là một trong
những kênh hiệu quả góp phần tăng thu nhập cho người dân sống xung quanh
các khu công nghiệp.
3.3. Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân
3.3.1. Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến hệ thống cơ sở
hạ tầng
Đầu tư phát triển khu công nghiệp góp phần làm thay đổi hệ thống cơ sở
hạ tầng của các khu vực quanh khu công nghiệp, góp phần thay đổi môi trường
sống của người dân, hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, hệ
thống điện, hệ thống nước sạch, hệ thống giáo dục.
Bên cạnh đó, tác giả khảo sát 230 hộ dân sống xung quanh các khu
công nghiệp để xem xét đánh giá của các hộ dân về ảnh hưởng của đầu tư
phát triển các khu công nghiệp đến sinh kế người dân. Thang đo likert đã
được tác giả sử dụng để thực hiện khảo sát này với các mức đánh giá theo
thứ tự từ 1 đến 5 tương ứng từ rất không tốt tới rất tốt so với trước khi có các
khu công nghiệp
3.3.2. Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến việc làm của người dân

Bảng 3.9: Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến việc
làm của người dân
Năm

Số lượng việc làm trong
các khu công nghiệp

Thu nhập bình quân công

nhân trong khu công nghiệp

ĐVT

Lao động

2011

5970

2.800.000

2012

5688

3.000.000

2013

5261

3.700.000

2014

44735

4.200.000


2015

81368

4.700.000

(VNĐ/người/tháng)

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp
Từ bảng số liệu 3.9 cho thấy, khi các doanh nghiệp đầu tư càng nhiều vào
các khu công nghiệp, số lượng việc làm ngày càng tăng, cụ thể cho thấy: năm
2011 số lượng dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên là 72 dự
án, nó đã giải quyết việc làm cho khoảng gần 6 ngàn lao động bao gồm cả lao
động địa phương và lao động của các khu vực lân cận. Đến năm 2014 số lượng
dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tăng lên cả về số lượng và chất lượng của
các dự án đầu tư, các dự án đầu tư mới này tăng cả quy mô vốn đầu tư và chất
lượng của việc thực hiện dự án với 117 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp,
năm 2014 số lượng lao động làm việc tại các khu công nghiệp khoảng 44735
lao động, sự gia tăng trong giai đoạn này là tương đối lớn. Từ năm 2014 đến
năm 2015 có sự vận hành của hệ thống công ty Sam Sung Việt Nam tại khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nó đã thu hút một lượng rất lớn lực
lượng lao động từ các địa phương lân cận cũng như lao động tại địa phương, số
lượng việc làm được tạo ra tăng gần gấp đôi so với năm 2015, số lượng việc
làm được tạo ra trong năm 2015 là hơn 80 ngàn việc làm với hơn 80 ngàn lao
động đang làm việc tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.


19

20


3.3.3. Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến thu nhập của
người dân

Từ bảng kết quả 3.14 cho thấy, tất cả các biến trong nghiên cứu đều có ý
nghĩa thống kê với sai số là 0,1, các nhân tố tác động đến sinh kế của hộ gia
đình với các mức độ khác nhau.

Kế thừa nghiên cứu trước đó của Tran Quang Tuyen (2013), Nguyễn Quốc
Nghi (2012), Saumik Paul et al (2013),…, tác giả sử dụng phương pháp bình
phương nhỏ nhất ( OLS) để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người
dân sống xung quanh các khu công nghiệp
Vì vậy, mô hình nghiên cứu có dạng:
Yi = a + b1( S đất bị mất) + b2( tiếp cận chính sách) + b3( Đầu tư phi nông
nghiệp) + b4( Giao thông) + b5 ( Số lượng việc làm KCN) + b6 (Số lượng lao
động trong KCN) + b7 ( Số lượng lao động thất nghiệp khi xây dựng KCN) +
b8( Số lượng lao động trong hộ gia đình) +Ui
Từ số liệu thu thập qua quá trình phỏng vấn hộ gia đình, kết hợp với sự
trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ
nhất nhằm xem xét mức độ tác động của đầu tư phát triển các khu công nghiệp đến
sinh kế người dân:
Bảng 3.14: Kết quả hồi quy mô hình
Coefficientsa
Model

Unstandardized
Coefficients
B

1 (Constant)

So_luong_lao_dong_ho

Std. Error

35.691

11.995

Standardized
Coefficients

T

Sig.

Beta
2.975

.003

8.106

2.490

.103

3.256

.001


S_dat_bi_mat

.029

.003

.327

8.862

.000

Tiep_can_CS

16.473

6.083

.081

2.708

.007

DT_Phi_NN

.356

.035


.350

10.116

.000

SL_Viec_lam_KCN

17.279

3.311

.185

5.219

.000

SL_LD_KCN

11.326

3.364

.131

3.367

.001


SL_that_nghiep_KCN

-22.370

3.456

-.222

-6.473

.000

5.177

3.001

.051

1.725

.086

Giao_thong

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0

3.4. Tính tổn thương sinh kế người dân do tác động của đầu tư phát triển
các khu công nghiệp
Kết quả tính toán của tác giả cho thấy, chỉ số về tính dễ bị tổn thương của
các hộ gia đình sống xung quanh các khu công nghiệp- Những hộ bị ảnh hưởng

bởi hoạt động đầu tư phát triển các khu công nghiệp là khá cao khoảng 0,6 trên
1. Trong đó, nguồn lực tài chính và tự nhiên là hai nguồn lực thấp nhất và có
ảnh hưởng lớn làm tăng khả năng tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, theo kết quả
nghiên cứu, ba nguồn lực là nguồn lực con người ( được đánh giá là quan trọng
nhất), nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội là các nguồn lực có vai trò quan
trọng trong quá trình thích ứng hay làm giảm tính dễ bị tổn thương của các hộ
gia đình vì ba nguồn lực này sẽ góp phần sử dụng và làm tăng cường các nguồn
lực sinh kế còn lại trong dài hạn và cũng là các nguồn lực được đánh giá là dễ
thay đổi khi có sự can thiệp từ bên ngoài.
Do các nguồn lực sinh kế của các hộ gia đình còn hạn chế nên đã làm cho
các hộ gia đình dễ bị tổn thương khi môi trường thay đổi, cụ thể đó là khi các
khu công nghiệp được xây dựng và phát triển. Về nguồn lực xã hội, do thiếu
thông tin nên các hộ gia đình sẽ dễ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu khi môi
trường mới thay đổi để kịp thích ứng. Về nguồn lực con người, do trình độ còn
thấp, chưa qua đào tạo nên khả năng tiếp cận và có được công việc phù hợp là
hạn chế. Về nguồn lực tài chính, do đa phần các hộ gia đình là hộ thuần nông
trước khi xây dựng các khu công nghiệp- thu nhập của họ phụ thuộc phần lớn
vào nông nghiệp và các phương thức tạo ra thu nhập truyền thống, vì vậy khi có
các khu công nghiệp được xây dựng, các hộ gia đình chưa chuẩn bị được đầy
đủ các nguồn lực tài chính cho chiến lược sinh kế mới. Thêm vào đó là sự
chênh lệch thu nhập giữa các hộ gia đình được khảo sát là khá cao. Về nguồn
lực tự nhiên, khi các khu công nghiệp được xây dựng, diện tích đất nông nghiệp
của hộ gia đình bị thu hẹp do đất bị thu hồi, nên sinh kế của hộ gia đình bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, thêm vào đó, sau khi khu công nghiệp được xây dựng, vị
trí đất ở của phần lớn hộ gia đình chưa thực sự thuận lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các nguồn lực đầu tư


21


22

cho sinh kế của hộ gia đình có ảnh hưởng đến năng lực thích ứng, vì vậy, để cải
thiện sinh kế của các hộ gia đình thì trước hết cần tập trung cải thiện nguồn lực
con người, nguồn lực tài chính và nguồn lực xã hội. Lý do của việc cải thiện các
nguồn lực này là vì đây là những nguồn lực quan trọng trong chiến lược sinh kế
của các hộ gia đình và cũng có tác động chi phối các nguồn lực khác (Nelson và
cộng sự ,2010)

CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
TỚI SINH KẾ NGƯỜI DÂN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

3.5. Những tác động tích cực và những tác động tiêu cực của đầu tư phát
triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân
3.5.1. Những tác động tích cực
Đầu tư phát triển khu công nghiệp đã mang lại những tác động tích cực
tới không chỉ sinh kế của các hộ dân sống xung quanh các khu công nghiệp, mà
nó còn có những tác động thuận chiều khác với phát triển kinh tế địa phương,
cụ thể, nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương khi các hộ dân
sống xung quanh các khu công nghiệp thay đổi chiến lược sinh kế, cụ thể nhất
có thể thấy: khi các hộ dân bị mất đất nông nghiệp thay đổi chiến lược sinh kế,
thay vì họ sản xuất nông nghiệp, tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi trên diện
tích đất nông nghiệp của gia đình, thì nay họ sẽ có những chiến lược sinh kế
mới hơn như chuyển sang kinh doanh dịch vụ, mở nhà trọ phục vụ công nhân,
hoặc làm việc tại các khu công nghiệp. Chính những điều đó đã góp phần làm
thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tích cực hơn.
3.5.2. Những tác động tiêu cực
3.6. Những nguyên nhân dẫn đến tác động tiêu cực

Chất lượng công tác quy hoạch các khu công nghiệp của địa phương chưa
tốt, chưa có tầm nhìn dài hạn và đảm bảo tính bền vững cho việc phát triển
chung của các khu công nghiệp cũng như phát triển ngành nghề và cuộc sống
của người dân địa phương.
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế chưa thực sự đáp ứng
được nhu cầu thực tế, hệ thống giao thông chưa đồng bộ...
Bên cạnh đó, trình độ, kỹ năng tay nghề của người dân chưa đáp ứng
được yêu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh để có thể
tìm được chiến lược sinh kế mới cho hộ gia đình khu có sự thay đổi môi trường
sống do hoạt động đầu tư phát triển khu công nghiệp tạo ra.

4.1. Quan điểm đầu tư phát triển khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên để
đảm bảo sinh kế cho người dân
4.2. Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực
của đầu tư phát triển các khu công nghiệp đến sinh kế người dân
Từ kết quả nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển các khu công nghiệp
đến sinh kế người dân, đặc biệt là những vấn đề đặt ra cần giải quyết được xác
định từ kết quả nghiên cứu của luận án, cùng với cơ sở đề xuất giải pháp nhằm
phát huy tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của đầu tư phát
triển các khu công nghiệp đến sinh kế người dân của Việt Nam nói chung và
người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, một số giải pháp cụ thể
được đưa ra như sau:
4.2.1. Những giải pháp trực tiếp
4.2.1.1. Tạo việc làm ổn định cho người dân bị thu hồi đất nói riêng và người
dân sống xung quanh khu công nghiệp nói chung
*) Mục tiêu của giải pháp: Nhằm tạo ra việc làm cho người dân bị thu hồi
đất nói riêng
và người dân sống xung quanh các khu công nghiệp nói chung, khi người
dân có việc làm ổn định, thu nhập và mức sống của họ sẽ ổn định
4.2.1.2. Hỗ trợ vốn và định hướng sử dụng vốn cho các hộ gia đình đầu tư sản

xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp
*) Mục tiêu của giải pháp: Với các hộ gia đình, khó khăn về vốn sản xuất
kinh doanh là một trong những khó khăn lớn nhất, việc không có vốn để thực
hiện các kế hoạch sẽ gây cản trở các hộ gia đình trong việc thực hiện các kế
hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó gây ra khó khăn trong việc ổn định cuộc sống
của người dân. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân không có hoặc chưa có định
hướng đúng đắn trong việc sử dụng vốn của gia đình hiệu quả, gây lãng phí vốn,
từ đó cũng gây ra những khó khăn trong cuộc sống của hộ gia đình. Chính vì


23

24

vậy, việc hỗ trợ vốn và định hướng sử dụng vốn tốt sẽ có tác động thúc đẩy hộ
gia đình thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp và
đáp ứng yêu cầu thay đổi môi trường sống, có chiến lược sinh kế mới đáp ứng
yêu cầu mới sau khi có hoạt động đầu tư phát triển khu công nghiệp.

KẾT LUẬN

4.2.1.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn có khu công
nghiệp được đầu tư phát triển
*) Mục tiêu của giải pháp: Giúp người dân sống xung quanh khu công nghiệp
đáp ứng được yêu cầu về công việc trong bối cảnh mới, tăng cường khả năng tìm
kiếm việc làm cho người dân khi các khu công nghiệp được đầu tư xây dựng
4.2.1.4. Tăng cường trách nhiệm của các công ty, tổ chức, đơn vị nhận đất đối
với các hộ dân bị thu hồi đất và các hộ dân sống xung quanh các khu công
nghiệp
*) Mục tiêu của giải pháp: Giúp hỗ trợ cho người dân sống xung quanh

khu công nghiệp nói chung và người dân bị thu hồi đất nói riêng có điều kiện
thuận lợi hơn về hạ tầng để có thể ổn định việc làm, ổn định cuộc sống
4.2.2. Các giải pháp bổ trợ nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển khu
công nghiệp, từ đó góp phần đẩy mạnh tác động tích cực của đầu tư phát
triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân
4.2.2.1. Rà soát và hoàn thiện quy hoạch các khu công nghiệp
4.2.2.2. Phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a. Phát triển đồng bộ giữa hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN
b. Phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội
4.2.2.3. Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
a. Đảm bảo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp
b. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ nhà đầu tư
c. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ
d. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư- giải quyết bài toán hỗ trợ các
dịch vụ khác cho doanh nghiệp
e. Các giải pháp tổ chức thực hiện
4.2.2.4. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn
các khu công nghiệp

Đầu tư phát triển khu công nghiệp, sinh kế người dân đã nhận được sự
quan tâm của không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà còn của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước, những nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được
tác giả tổng hợp, so sánh và phân tích để có thể tìm ra khoảng trống nghiên cứu.
Kế thừa nghiên cứu trước đó, tác giả đã hệ thống hóa được những vấn đề lý
luận liên quan trực tiếp đến đề tài: tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp
đến sinh kế người dân, khung lý thuyết đã được tác giả xây dựng cho nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở khung lý thuyết, tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu
cho luận án, những chỉ tiêu phân tích đã được tác giả trình bày để thực hiện nghiên cứu
Từ dữ liệu thu thập thực tế tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn nghiên cứu của
tác giả từ năm 2011 đến năm 2015, tác giả đã phân tích được thực trạng đầu tư phát

triển các khu công nghiệp, phân tích và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới
sinh kế người dân, chỉ ra những tác động tích cực và những tác động tiêu cực của đầu
tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã
chỉ ra rằng, đầu tư phi nông nghiệp, số lượng việc làm được tạo ra trong khu công
nghiệp, số lượng việc làm được tạo thêm, hệ thống giao thông, số lượng việc làm của
hộ gia đình, tiếp cận chính sách có tác động tích cực tới sinh kế của người dân, trong
khi đó, thất nghiệp có tác động tiêu cực tới sinh kế người dân. Đồng thời, trong nghiên
cứu này, tác giả cũng đã phân tích tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến
việc làm, đến hệ thống cơ sở hạ tầng của người dân, đánh giá của người dân và của các
cán bộ quản lý nhà nước cho thấy rằng đầu tư phát triển khu công nghiệp có tác động
tích cực đến việc làm của người dân và đến hệ thống cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, tác giả đã tính toán được chỉ tiêu về năng lực thích ứng của
người dân dưới sự thay đổi của các nguồn lực do đầu tư phát triển khu công
nghiệp tạo ra. Chỉ số tổn thương sinh kế về các nguồn lực dao động khoảng từ
0,565 đến khoảng 0,794, việc tính toán các chỉ số tổn thương sinh kế là cơ sở giúp
tác giả đề xuất các kiến nghị góp phần giảm thiểu tổn thương sinh kế của người
dân trước những thay đổi về môi trường sống do đầu tư phát triển các khu công
nghiệp tạo ra cho người dân sống xung quanh các khu công nghiệp.
Trên cơ sở những tác động tích cực, những tác động tiêu cực, nguyên
nhân của những tác động tiêu cực của đầu tư phát triển các khu công nghiệp đến
sinh kế người dân: nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên, những định hướng, mục
tiêu phát triển kinh tế cũng như khu công nghiệp chung của tỉnh Thái Nguyên,
tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của đầu tư phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.



×