Tải bản đầy đủ (.pdf) (257 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 257 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của  
riêng tôi. Các trích dẫn khoa học và tài liệu tham khảo nêu trong luận án là trung 
thực. Các kết quả  nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được công bố  trong 
một công trình nào khác.

Hà Nội, ngày   tháng   năm 2016
Tác giả luận án

Chu Thị Thu Thủy


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Fonds Direction de I’Agriculture, des Forêts et du 
Commerce de I’Indochine 
Nha Nông Lâm và Thương mại Đông Dương
Ban chấp hành
Bình dân nông phố ngân hàng
Chủ nghĩa tư bản
Chính trị Quốc gia
Đại học Sư Phạm
Khoa học Xã hội
Nghiên cứu Lịch sử
Nhà xuất bản
Fonds de la Résident supérieure au Tonkin
Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ 


Fonds du Gouvemement goural de l’Indochine
Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương 
Service du Cadastre et de la Topographie du Tonkin 
Sở Địa chính Bắc Kỳ
Tư bản chủ nghĩa
Trung tâm lưu trữ Quốc gia 
đ
$
Fr

AFC
BCH
CPA
CNTB
CTQG
ĐHSP
KHXH
NCLS
NXB
RST
GGI
SCTT
TBCN
TTLTQG
Đồng bạc Đông Dương 
(piaster)
Tiền đồng Đông Dương
Franc



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 5.1
Bảng 5.2
Bảng 5.3

Tên bảng
Chế độ khen thưởng đối với hoạt động khai hoang ở 
Hải Dương thời Nguyễn
Tình hình phân hóa ruộng đất tư ở làng Mộ Trạch (Bình 
Giang) đầu thế kỷ XIX
Khối lượng và sự phân bố vốn của tư bản tư nhân trong 
các ngành kinh tế Đông Dương (1888 ­ 1918)
Các đồn điền chuyên canh ở khu vực đồng bằng Bắc 
Kỳ (1884 ­ 1918)

Các đồn điền đa canh ở khu vực đồng bằng Bắc Kỳ 
(1884 ­ 1918)
Sự phân bố vốn đầu tư của các công ty Đông Dương 
trong các ngành kinh tế từ năm 1924 đến năm 1928
Tình hình cho vay của CPA Hải Dương từ 1928 đến 
1932
Diện tích các loại cây trồng trong các đồn điền ở Hải 
Dương trong những năm 1931 ­ 1940
Sản lượng lúa và cà phê trong các đồn điền ở Hải 
Dương những năm 1931 ­ 1940
Diện tích và sản lượng trồng lúa ở Hải Dương, Nam 
Định, Thái Bình những năm 1931 – 1933
Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp ở tỉnh 
Hải Dương trong những năm 1931 ­ 1940
Những đồn điền của người Âu kết hợp trồng trọt với 
chăn nuôi ở Hải Dương năm 1937
Số lượng gia súc, gia cầm ở Hải Dương từ năm 1931 
đến năm 1940
Số lượng gia súc bán ra bên ngoài ở Hải Dương 
(1935 – 1937)
Cơ cấu chủ sở hữu ruộng đất ở Hải Dương năm 1930
Tình hình dân số và diện tích ruộng đất ở Hải Dương 
năm 1930
Các loại nông sản xuất khỏi thành phố Hải Dương 
trong những năm 1938 ­ 1940

Trang
38
40
46

59
60
70
73
96
97
101
105
106
109
110
113
114
126



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.3
Biểu đồ 4.4
Biểu đồ 4.5
Biểu đồ 4.6
Biểu đồ 4.7

Biểu đồ 4.8
Biểu đồ 4.9
Biểu đồ: 5.1

Tên biểu đồ
Dân số tỉnh Hải Dương từ năm 1900 đến năm 1932
Diện tích cấy lúa các huyện tỉnh Hải Dương năm 1900
Diện   tích   cấy   lúa   ở   các   phủ,   huyện   của   tỉnh   Hải  
Dương vụ mùa năm 1913
Cơ cấu ruộng đất ở tỉnh Hải Dương năm 1930
Sự phân bố công điền ở Hải Dương năm 1930
Các hình thức canh tác của chủ đất tỉnh Hải Dương
Diện   tích   lúa   ở   các   huyện,   phủ   Hải   Dương  
năm 1932 
Diện   tích   lúa   tỉnh   Hải   Dương   trong   những   năm  
1931 ­ 1940
Sản   lượng   lúa   tỉnh   Hải   Dương   trong   những   năm  
1931 ­ 1940 
Năng suất lúa Hải Dương những năm 1931 ­ 1942
Diện tích và sản lượng ngô, khoai lang  ở  Hải Dương 
trong những năm 1931 ­ 1940
Diện tích và sản lượng một số  cây lương thực, cây 
hoa   quả   và   rau   màu  Hải  Dương   trong  những   năm  
1931 ­ 1940
Cơ cấu giai cấp trong xã hội nông thôn Hải Dương

Trang
32
63
63

80
81
83
98
99
100
101
102
103
138


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Dân gian có câu:  “Nông suy bách nghệ  bại”. Câu nói đó cho thấy vai trò 
quan trọng, chủ  đạo của kinh tế  nông nghiệp đối với sự  phát triển kinh tế  ­ xã 
hội  ở  Việt Nam nói chung. Vì vậy, chính quyền Nhà nước trong những thời kỳ 
lịch   sử   khác   nhau   đều   có   những   chủ   trương,   chính   sách   khuyến   khích   nông 
nghiệp phát triển.
Trong quá trình cai trị  Việt Nam, thực dân Pháp rất chú trọng đến lĩnh vực 
kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nông nghiệp là  
lĩnh vực được đưa lên hàng đầu trong trật tự đầu tư. Công cuộc khai thác thuộc 
địa của thực dân Pháp đã thúc đẩy sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Việt  
Nam, từ  một nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất khép kín, tự  cung tự  cấp 
sang một nền nông nghiệp bước đầu đã có những yếu tố  của kinh tế  hàng hóa, 
sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa trên thị trường. 
Hải Dương là một tỉnh nằm ở khu vực trung tâm đồng bằng châu thổ  sông 
Hồng, có nhiều tiềm năng để  phát triển kinh tế  nông nghiệp. Tháng 8 ­ 1883,  
thực dân Pháp đánh chiếm Thành Đông, đặt ách cai trị và ra sức khai thác kinh tế, 

bóc lột sức lao động, vơ  vét của cải, tài nguyên nơi đây để  làm giàu cho chính 
quốc. Trong đó, nông nghiệp là ngành kinh tế được thực dân Pháp chú trọng khai  
thác. Chủ trương, chính sách khai thác nông nghiệp và việc thực hiện chính sách 
đó của chính quyền thực dân đã đưa đến sự biến đổi trong lĩnh vực kinh tế nông 
nghiệp của tỉnh. Sự biến đổi đó đã tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế ­ xã hội 
Hải Dương thời thuộc địa. Do đó, nghiên cứu sự  chuyển biến của kinh tế  nông 
nghiệp tỉnh Hải Dương sẽ  góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ  tính chất 
của nền kinh tế Việt Nam thời thuộc địa, đồng thời, giúp chúng ta nhìn nhận đầy 
đủ  và sâu sắc hơn về  công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp  ở  Việt  
Nam.


Thứ  hai, nghiên cứu kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ  1883 ­  
1945 sẽ góp phần khôi phục lại bức tranh nông nghiệp toàn tỉnh thời Pháp thuộc. 
Qua sự so sánh với tình hình nông nghiệp Hải Dương thời nhà Nguyễn thống trị 
sẽ rút ra những nhận xét, đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của sự phát triển  
kinh tế  nông nghiệp và đời sống nông dân tỉnh Hải Dương thời thuộc địa. Trên  
cơ sở đó, đánh giá khách quan, toàn diện về sự thống trị của thực dân Pháp ở tỉnh 
Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thứ ba, trong hơn một thế kỷ qua, đã có nhiều học giả trong và ngoài nước  
nghiên cứu về  vấn đề  kinh tế  nông nghiệp Việt Nam và Đông Dương từ  khi  
Pháp đô hộ đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở những khía cạnh, góc độ khác 
nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về  kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 
1883 ­ 1945 thì chưa có một công trình nào trình bày một cách toàn diện và có hệ 
thống. Bức tranh nông nghiệp toàn tỉnh Hải Dương thời kỳ  này vẫn còn là một  
vấn đề bỏ ngỏ. Do đó, việc làm sáng tỏ các vấn đề xoay quanh sự biến đổi của 
kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ thuộc địa có ý nghĩa trong việc lấp  
đi khoảng trống của nền sử học nước nhà trong thời gian qua.
Thứ tư, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ  việc nghiên cứu kinh tế 
nông nghiệp Hải Dương thời kỳ thuộc địa sẽ góp phần phục vụ đắc lực, hữu ích  

cho sự  nghiệp phát triển kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 
hiện nay, nhất là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang tích cực thực hiện hiệu  
quả công cuộc đổi mới nông nghiệp và nông thôn.
Thứ  năm, việc nghiên cứu đề  tài này sẽ  góp phần làm sáng tỏ  một phần  
quan trọng của lịch sử Hải Dương thời cận đại. Từ  đó cung cấp những tư  liệu 
cần thiết phục vụ  trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử  Việt  
Nam thời cận đại trong nhà trường phổ thông, cao đẳng và đại học.
Với những lý do trên, tác giả  quyết định chọn đề  tài nghiên cứu: “Kinh tế  
nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945” làm Luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883  
­ 1945, luận án góp một cái nhìn cụ  thể, toàn diện hơn về  kinh tế  nông nghiệp 
thời Pháp thuộc ở Bắc Kỳ nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Đồng thời  
trên cơ sở đó đánh giá một cách khách quan, khoa học về tác động của chính sách 
thuộc địa của Pháp đối với kinh tế  nông nghiệp Hải Dương và rút ra những bài 
học kinh nghiệm cho công cuộc phát triển nông nghiệp, đổi mới nông thôn và 
nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của 
Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Luận án tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
­ Thứ nhất, luận án làm rõ những nhân tố tác động đến kinh tế nông nghiệp  
tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính 
trị và xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương; 
tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương trước năm 1883.  
­ Thứ  hai, luận  án làm rõ thực trạng kinh tế  nông nghiệp của tỉnh Hải  
Dương thời kỳ thuộc địa và sự chuyển biến trong từng giai đoạn: giai đoạn 1883  
­ 1918 và giai đoạn 1919 ­ 1945 trên các phương diện chủ  yếu như: tình hình 

ruộng đất, hình thức tổ  chức sản xuất, kỹ thuật sản xuất và kết quả  hoạt động  
sản xuất.
­ Thứ ba, luận án làm rõ tác động của nông nghiệp đối với kinh tế ­ xã hội  
của tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945. Từ đó, đánh giá khách quan về bản chất  
của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương  
thời kỳ 1883 ­ 1945, với vai trò là ngành kinh tế chủ đạo của một tỉnh lớn ở Bắc  
Kỳ, nằm ở trung tâm của khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
­ Về  thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế nông nghiệp 
tỉnh Hải Dương chủ  yếu trong giới hạn thời gian từ  sau khi Pháp đánh chiếm 
thành Hải Dương (19 ­ 8 ­ 1883) và bắt đầu quá trình thiết lập nền cai trị  thuộc  
địa đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hải Dương thành công. Tuy nhiên, 
để có cái nhìn so sánh, nội dung Luận án sẽ đề cập đến một số vấn đề của kinh 
tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong cả thời kỳ trước đó.
­ Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là tỉnh Hải  
Dương thời kỳ Pháp cai trị, căn cứ theo địa giới hành chính được quy định cụ thể 
bởi các nghị định của chính quyền thuộc địa. Cụ  thể đơn vị  hành chính tỉnh Hải 
Dương thời kỳ thuộc địa gồm các phủ, huyện sau: Nam Sách gồm 13 tổng với 98  
xã; Kinh Môn gồm 8 tổng với 81 xã; Ninh Giang gồm 8 tổng với 74 xã; Bình  
Giang gồm 10 tổng với 71 xã; Chí Linh gồm 6 tổng với 60 xã; Thanh Hà gồm 10 
tổng với 70 xã; Kim Thành gồm 6 tổng với 58 xã; Cẩm Giàng gồm 13 tổng với 
86 xã; Thanh Miện gồm 9 tổng với 69 xã; Gia Lộc gồm 9 tổng với 80 xã; Tứ Kỳ 
gồm 8 tổng với 89 xã; Vĩnh Bảo gồm 12 tổng với 103 xã; Đông Triều gồm 5  
tổng với 56 xã. Toàn tỉnh có 117 tổng và 1.013 xã, tỉnh lỵ là Hải Dương. Đến năm  
1923, được gọi là thành phố Hải Dương.

­ Về  nội dung: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu những lĩnh vực cơ bản 
trong kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương là trồng trọt và chăn nuôi, trên những  
khía cạnh chủ  yếu là tình hình ruộng đất, hình thức tổ  chức sản xuất, kỹ  thuật 
sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Những vấn đề khoa học của luận án được giải quyết trên cơ sở tiếp cận và 
khai thác những nguồn tài liệu sau đây:


­ Nguồn tài liệu văn kiện Đảng và các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng,  
Nhà nước (chủ yếu là thời kỳ  trước năm 1945) vừa cung cấp các cứ  liệu lịch sử 
chân thực, chính xác, vừa giúp tác giả  bổ  sung nhận thức về  thế  giới quan và  
phương pháp luận khi xem xét, đánh giá và rút ra nhận định về các vấn đề nghiên 
cứu.
­ Nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, thư viện Quốc gia  
Việt Nam và thư  viện tỉnh Hải Dương, bao gồm các hồ  sơ  lưu trữ  đề  cập đến  
vấn đề nông nghiệp tỉnh Hải Dương, cụ thể là các văn bản hành chính của chính  
quyền thuộc địa như sắc lệnh, nghị định, công văn, thư từ trao đổi, … đặc biệt là  
các báo cáo kinh tế, chính trị, xã hội của Công sứ tỉnh Hải Dương gửi Thống sứ 
Bắc Kỳ, của chính quyền cấp phủ, huyện gửi lên chính quyền cấp tỉnh và báo  
cáo của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Toàn quyền Đông Dương; các tài liệu thống 
kê, địa bạ, bản đồ,… Đây là nguồn tư  liệu gốc, có giá trị  quan trọng nhất được  
tác giả  xử  lý, khai thác triệt để  trong việc giải quyết các nhiệm vụ  đặt ra cho 
luận án.
­ Các công trình nghiên cứu đã công bố  có chứa đựng những nội dung liên 
quan đến cách tiếp cận hướng nghiên cứu và nội dung đề tài nghiên cứu, gồm có: 
sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, luận văn, luận án, bài nghiên cứu, 
thông tin đăng trên các báo, tạp chí. Các công trình này có đề  cập đến các khía 
cạnh khác nhau của lịch sử kinh tế nông nghiệp Việt Nam và Đông Dương thời  

Pháp thuộc nói chung, kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ này nói riêng. 
Đây là nguồn tài liệu có giá trị  sử  dụng khác nhau, tùy theo từng thể loại, cung  
cấp những thông tin khái quát hoặc cụ  thể về vấn đề  nghiên cứu. Qua đó, giúp  
tác giả có cái nhìn tổng thể hoặc là những so sánh trong mối tương quan.
­ Các tài liệu sưu tầm bao gồm hương  ước, các sách báo đương thời và các  
tài liệu điền dã. Nguồn tài liệu này góp phần cung cấp những thông tin cụ thể và 
chi tiết cho tác giả giải quyết những nhiệm vụ của luận án. 
4.2. Phương pháp nghiên cứu


Trên cơ  sở  nắm vững và vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy 
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí 
Minh về các vấn đề kinh tế, xã hội của Việt Nam và Đông Dương trong thời kỳ 
thuộc địa, tác giả luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và 
liên ngành, trong đó sử  dụng chủ  yếu hai phương pháp cơ  bản là phương pháp 
lịch sử và phương pháp logic để giải quyết những vấn đề cơ bản đặt ra. Cụ thể 
là:
Trong quá trình sưu tầm và xử  lý tư  liệu, tác giả  tiến hành giám định, phê 
phán, xác minh tư liệu để xác định độ  tin cậy của nguồn tư liệu nghiên cứu. Từ 
đó, tác giả  tiến hành sắp xếp, chọn lọc, phân loại tư  liệu theo từng vấn  đề 
nghiên cứu.
Trên cơ  sở  các nguồn tư  liệu khai   thác được, tác giả  vận dụng phương  
pháp tổng hợp và phân tích tư  liệu, kết hợp với các phương pháp lịch sử  và  
phương pháp logic nhằm khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về  kinh tế  nông 
nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ thuộc địa (1883 ­ 1945).
Bên cạnh đó, do tiếp cận nghiên cứu  ở  lĩnh vực kinh tế  nên đề  tài còn sử 
dụng một số phương pháp khác như phương pháp nghiên cứu khu vực học, thống 
kê, định lượng, phân tích, so sánh,… để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của  
đề tài.
5. Đóng góp của luận án

­ Luận án đã khôi phục một cách tương đối hệ thống, toàn diện về tình hình 
kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945.


­ Trên cơ  sở  làm rõ những chuyển biến của kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải  
Dương thời Pháp thuộc qua hai giai đoạn chính là giai đoạn 1883 ­ 1918 và giai  
đoạn 1919 ­ 1945, tác giả  đã đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, khoa  
học về tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hải Dương từ năm 1883 đến năm  
1945, đặc biệt là về những chính sách nông nghiệp cụ thể của chính quyền thuộc  
địa áp dụng  ở  Hải Dương. Ngoài ra, luận án còn làm rõ tác động của kinh tế 
nông nghiệp đối với kinh tế ­ xã hội Hải Dương thời kỳ này.
­ Nội dung luận án đã góp phần lấp một khoảng trống nghiên cứu về  lịch 
sử địa phương Hải Dương và làm phong phú thêm những nghiên cứu về các vấn 
đề của lịch sử Việt Nam cận đại, đặc biệt là vấn đề kinh tế nông nghiệp, ngành 
kinh tế chủ  đạo trong cơ cấu kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc. Nội dung luận 
án và hệ thống tư liệu tham khảo được sưu tầm trong quá trình nghiên cứu sẽ là 
nguồn tài liệu có giá trị phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở 
các trường đại học, cao đẳng nói chung, các trường phổ thông ở Hải Dương nói 
riêng, đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương.
­ Những kết luận khoa học của luận án và các kết quả nghiên cứu đã công 
bố góp phần phục vụ  cho công cuộc xây dựng, phát triển nông nghiệp, đổi mới  
nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời, góp phần thực hiện thắng  
lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội 
dung luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Những nhân tố tác động đến kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương 
thời kỳ 1883 ­ 1945
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 1883 ­ 1918

Chương 4: Những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương từ 
năm 1919 đến năm 1945


Chương 5: Đặc điểm và tác động của nông nghiệp đến kinh tế ­ xã hội tỉnh 
Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945 là 
một việc làm có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Cho đến nay, đã 
có một số  công trình nghiên cứu đề  cập đến vấn đề  kinh tế  nông nghiệp Việt  
Nam thời Pháp thuộc, song chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ  thể, toàn  
diện và có hệ  thống về  kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương từ  năm 1883 đến  
năm 1945. Vấn đề này mới chỉ được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề 
cập đến một cách sơ  lược hoặc chỉ  nghiên cứu một khía cạnh nào đó liên quan 
đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945. Hầu hết các công 
trình dưới đây chỉ mang tính gợi mở, định hướng nghiên cứu cho tác giả luận án. 
Do vậy, tìm hiểu vấn đề  kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ  này vẫn 
còn là một khoảng trống lịch sử cần được bù lấp.


Về cơ bản, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án có thể 
chia thành các nhóm nghiên cứu như sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc địa
­ Các sách nghiên cứu:
Cuốn sách “Souvenirs de l’Annam et du Tonkin” (Hồi ức về xứ Trung Kỳ và  
Bắc Kỳ) của nhà nghiên cứu J.Masson, viết năm 1892 [113], đã đề cập đến nhiều  
khía cạnh của xã hội Bắc và Trung Kỳ. Chương XIV của cuốn sách đã đề  cập  

đến đời sống của người dân (chủ  yếu là nông dân) ở  Bắc Kỳ  trong những năm  
đầu thời thuộc địa. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể so sánh với đời sống nông dân 
tỉnh Hải Dương thời kỳ này.
Cuốn “Les concessions de terre au Tonkin” (Việc cấp phát ruộng đất ở Bắc  
Kỳ) của tác giả  J.Morel, xuất bản tại Pari, năm 1912 [112]. Tác phẩm gồm có 5  
chương đề cập đến các vấn đề  chính sau: luật về cấp phát ruộng đất; cấp phát  
cho người bản xứ gồm nghị định ngày 7­7­1888 và nghị định ngày 8­11­1910; cấp  
phát cho người Âu gồm nghị định ngày 5­9­1888 và nghị  định ngày 18 ­ 8 ­ 1896,
…; nhân công các đồn điền và mua lại đồn điền. Trên cơ  sở đó, chúng ta có thể 
hiểu rõ hơn về chính sách nông nghiệp, đặc biệt là chính sách ruộng đất của thực  
dân Pháp ở Bắc Kỳ nói chung và Hải Dương nói riêng.
Cuốn “La Formation des classes sociales en pays Annamite” (Sự  hình thành 
các giai cấp xã hội ở xứ An Nam) của tác giả A. Đuymarret, xuất bản năm 1935, 
(do Hoàng Đình Bình dịch sang tiếng Việt) [33] đã đề cập đến giai cấp nông dân 
Việt Nam dưới chế độ cai trị thuộc địa trên các khía cạnh như: sự hình thành giai  
cấp, địa bàn cư  trú, quá trình bần cùng hóa, việc thuê mướn nhân công nông  
nghiệp, tiền công, giao kèo… Nghiên cứu này giúp tác giả  luận án hiểu sâu sắc 
hơn về giai cấp nông dân Việt Nam và có cái nhìn so sánh với nông dân tỉnh Hải  
Dương.


Cuốn “Đông Dương” của Ch. Robequain, xuất bản năm 1935 (do tổ tư liệu 
trường ĐHSP Hà Nội I dịch, bản dịch năm 1970) [138] đã đề  cập đến điều kiện  
địa lý tự nhiên của các vùng miền thuộc Đông Dương (đồng bằng Bắc Bộ và Bắc 
Trung Bộ, thượng du Bắc Bộ, Thượng Lào, Hạ Lào, Tây Nguyên, Trung Bộ mà cụ 
thể là vùng Nghệ Tĩnh, Nam Bộ, Cămpuchia) và những thay đổi của Đông Dương 
trong giai đoạn đầu thế kỷ XX. Mặc dù công trình này không trực tiếp đề cập đến  
kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương, nhưng việc gợi mở những vấn đề liên quan  
đến nông nghiệp Đông Dương là cơ sở để tác giả luận án giải quyết những nhiệm  
vụ của đề tài.

Cuốn “Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam” của Nguyễn 
Khắc Đạm (NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958) [37] gồm 9 chương đã đề  cập đến  
những nội dung cơ  bản như: tình hình Việt Nam trước khi bị  tư  bản Pháp xâm 
chiếm; quá trình bỏ vốn của tư bản Pháp; chính sách bóc lột về nông nghiệp của 
tư  bản Pháp; chính sách bóc lột về  thương nghiệp của tư  bản Pháp; chính sách 
bóc lột về công nghiệp của tư bản Pháp; chính sách bóc lột về cho vay và vận tải  
của tư bản Pháp; chính sách bóc lột thuế của tư bản Pháp; các tổ chức khoa học  
phục vụ cho việc bóc lột kinh tế của tư bản Pháp ở Việt Nam. Trong đó, tác giả 
đã dành chương III để nói về chính sách bóc lột về nông nghiệp của tư bản Pháp  
thời kỳ thuộc địa, bao gồm các vấn đề  cụ  thể  sau: chính sách cướp đoạt ruộng  
đất của tư bản Pháp ở Việt Nam; phương thức kinh doanh đồn điền của tư  bản 
Pháp  ở  Việt Nam; sự  kinh doanh về  từng loại nông phẩm của tư  bản Pháp  ở 
Việt Nam; sự kinh doanh về chăn nuôi của tư bản Pháp ở Việt Nam. Trên cơ sở 
đó, người viết có định hướng trong việc giải quyết những nhiệm vụ của đề tài.


Cuốn “Việt Nam thời Pháp đô hộ” của tác giả Nguyễn Thế Anh (xuất bản  
năm 1970 tại Sài Gòn) [4] gồm có ba phần: sự chiếm cứ quân sự; chế  độ  thuộc  
địa; phản  ứng của dân Việt Nam đối với chế  độ  thuộc địa. Trong chương 2 Sự 
khai thác kinh tế (của phần thứ nhì) tác giả đã đề cập ít nhiều đến kinh tế nông 
nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. Tuy không phải là công trình nghiên cứu trực 
tiếp về  kinh tế  nông nghiệp Việt Nam nhưng có thể  coi đây là những tư  liệu 
mang tính khái quát giúp tác giả  luận án bổ  sung thêm nhận thức về  vấn đề 
nghiên cứu của đề tài.
Cuốn "La Présence Financière et Economique Francaise en Indochine (1859  
­ 1939) (Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859 ­ 1939)) 
của   J.Aumiphin,   do  Đinh   Xuân   Lâm,   Ngô   Thị   Chính,   Hồ   Song,   Phạm   Quang  
Trung dịch sang tiếng Việt, xuất bản năm 1994 [5]. Cuốn sách đã nêu rõ được 
những biến đổi sâu sắc mà bộ  máy cai trị  thuộc địa và các nhóm tài chính của  
Pháp đã mang lại cho xứ Đông Dương và đã góp phần vào việc hiện đại hóa nền  

kinh tế Đông Dương trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ  (1939). Tác 
phẩm đã nghiên cứu những vấn đề  cơ  bản của kinh tế Đông Dương thời thuộc 
Pháp như: sự lưu thông tiền tệ; vai trò chúa tể của Ngân hàng Đông Dương trong  
đời sống kinh tế  ­ tài chính của thuộc địa; sự  phân bố  và hoạt động của vốn tư 
nhân và chính phủ  Pháp đầu tư  vào Đông Dương qua các thời kỳ; sự  cấu thành  
một khu vực kinh tế hiện đại với một hạ tầng cơ sở kinh tế được xét cả về  hai 
mặt định lượng và định tính, và với những hoạt động của các nhà máy, các khu  
mỏ, các đồn điền lúa và cao su; cuối cùng là các tác động của khu vực kinh tế 
hiện đại đó đến nền kinh tế  địa phương xét về  cả  hai mặt xã hội và kinh tế. 
Mặc dù không đề cập trực tiếp đến nông nghiệp hải Dương nhưng đây là những  
cứ liệu để người viết kế thừa, tiếp thu và phát triển trong đề  tài nghiên cứu về 
kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945.


Cuốn “Cơ  cấu kinh tế ­ xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 ­ 1945)” của 
tác giả Nguyễn Văn Khánh, xuất bản năm 2000 [99], đã đi sâu nghiên cứu về cơ 
cấu kinh tế   ở  Việt Nam thời kỳ  1858 ­ 1945, trong đó có đề  cập đến lĩnh vực  
kinh tế  nông nghiệp. Mặc dù, tác giả  nghiên cứu về  nông nghiệp Việt Nam nói 
chung và xem xét vấn đề này như một nội dung nghiên cứu trong tổng thể cơ cấu  
kinh tế nhưng đây là tư liệu gợi mở ra nhiều vấn đề liên quan đến đề tài về kinh 
tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945.
­ Các bài báo, tạp chí khoa học:
Trong bài “Quá trình chuyển biến cơ cấu xã hội Việt Nam từ giữa thế kỷ  
XIX đến Cách mạng tháng Tám 1945” (NCLS, số  4 năm 1995), tác giả  Nguyễn 
Văn Khánh [96] đã nêu lên sự biến đổi của cơ cấu xã hội cổ truyền Việt Nam từ 
giữa thế  kỷ  XIX đến năm 1945 được chia làm hai thời kỳ: từ  giữa thế  kỷ  XIX 
đến năm 1918 và từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1945. Theo tác giả 
“đặc điểm nổi bật của toàn bộ cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời thuộc địa là  
sự  phát triển mất cân đối với một nền nông nghiệp nặng nề, cổ  hủ  bên cạnh  
một nền công nghiệp mong manh, yếu  ớt” [96; tr.18]. Qua đó ta có cái nhìn khách 

quan về cơ cấu kinh tế ­ xã hội tỉnh Hải Dương thời kỳ này.
­ Luận văn, luận án:
Có thể  khẳng định rằng, cho đến nay chưa có một luận văn thạc sĩ, luận 
án tiến sĩ lịch sử nào đề cập trực tiếp đến vấn đề kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải  
Dương thời kỳ  thuộc địa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có một số 
luận án tiếp cận ở một số hướng nghiên cứu mà người viết có thể tiếp thu, học  
hỏi và tham khảo, bao gồm: 


Luận án “Nội thương Bắc Kỳ thời kỳ 1919 ­ 1939”  của tác giả Vũ Thị Minh 
Hương, bảo vệ  năm 2002 [48]. Công trình đã nghiên cứu một cách hệ  thống, 
khoa học về vấn đề nội thương Bắc Kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, trên  
các khía cạnh chủ  yếu sau: hàng hóa và giao lưu hàng hóa; thị  trường; thương  
nhân và thương hội; giá cả  và sự  biến động của giá cả  trên thị  trường nội địa 
Bắc Kỳ; hệ thống giao thông và các phương tiện chuyên chở  hàng hóa phục vụ 
nội thương Bắc Kỳ. Một trong những mặt hàng quan trọng trong thương mại  
Bắc Kỳ  từ  năm 1919 đến năm 1939 là nông sản như  thóc gạo, ngô, gia súc,... 
Trong đó, tác giả có đề cập đến tỉnh Hải Dương. Điều này giúp người viết có cứ 
liệu để thực hiện những nhiệm vụ của luận án.
Luận án “Đô thị  Hải Dương thời kỳ  thuộc địa (1883 ­ 1945”)  của tác giả 
Phạm Thị  Tuyết, bảo vệ  thành công năm 2011 [162]. Công trình đã nghiên cứu 
một cách hệ thống về những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành, phát triển của 
đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa và những yếu tố tác động cụ thể  trong từng 
giai đoạn; làm rõ những biến đổi của đô thị Hải Dương dưới chế độ cai trị thuộc  
địa và sự khác nhau trong từng giai đoạn trên các phương diện chủ yếu như: thiết  
chế chính trị và chính sách quản lý đô thị; quy hoạch và diện mạo đô thị; các hoạt  
động kinh tế; tình hình chính trị, xã hội và lối sống, văn hóa. Đồng thời, tác giả 
đã đưa ra những đánh giá khách quan về tác động của chính sách khai thác thuộc  
địa và kết quả  hoạt động của chính quyền thuộc địa trong vai trò quản lý đô thị 
Hải Dương trên các lĩnh vực. Trong một chừng mực nhất định, việc nghiên cứu  

về các hoạt động kinh tế của đô thị Hải Dương, trong đó có kinh tế nông nghiệp 
của thành phố  Hải Dương, dù không nhiều, đã gợi mở  ít nhiều những vấn đề 
khoa học khi nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương.
  1.2. Các công trình nghiên cứu về  kinh tế  nông nghiệp Việt Nam thời  
Pháp thuộc
­ Các sách nghiên cứu


Năm 1924, Henry Cucherousset  đã  cho xuất bản cuốn sách  “Aujourd’hui  
Tonkin” (Xứ Bắc Kỳ ngày nay) [28] đã đề  cập đến hầu hết các lĩnh vực của xã 
hội Bắc Kỳ như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thể dục thể  thao, y tế, giao  
thông vận tải… Trong đó, có một số  tư  liệu về  thủy lợi, đồn điền của người 
Pháp ở Bắc Kỳ. Qua đó, chúng ta có thể so sánh với thủy lợi và đồn điền ở Hải  
Dương.
Cuốn “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, xuất bản năm 1926 [111]  
đã giới thiệu về tỉnh Hải Dương trên các mặt: vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, 
địa giới hành chính, dân cư; kinh tế; giao thông vận tải, những nơi cổ  tích và  
thắng cảnh. Trong đó, tác giả có đề cập đến kinh tế nông nghiệp, nhưng còn rất 
sơ  sài: “tỉnh Hải Dương được đất lắm màu nên việc canh nông phát đạt lắm.  
Người ta cấy lúa nhiều nhất, có đến 350.000 mẫu ta. Lại giồng sắn, ngô, thuốc  
lào (nhất là ở huyện Vĩnh Bảo), mía, cau, chè, bông, vân vân” [111; tr.586].
Cuốn "Le Tonkin" (Bắc Kỳ) của P. Gourou, viết năm 1931 bằng tiếng Pháp 
[332] nghiên cứu tổng thể  các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế  của Bắc Kỳ 
những năm đầu thuộc địa đến năm 1931. Tác giả đã giành một chương (từ trang  
110 đến trang 135) để tìm hiểu về nông nghiệp Bắc Kỳ. Trong đó, tác giả  đã đề 
cập đến những vấn đề như: Các điều kiện canh tác nông nghiệp: Khí hậu, thủy 
lợi, đất đai, chế độ  sở  hữu đất đai, lao động trong nông nghiệp; Chế độ  sở  hữu  
đất đai, sở  hữu ruộng đất, vấn đề  lao động trong nông nghiệp; Vị  trí, tầm quan 
trọng của gạo đối với cuộc sống của con người, công việc đồng áng của người  
nông dân; diện tích đất đai để sản xuất lúa gạo và sản lượng lúa gạo… Mặc dù 

công trình không nghiên cứu sâu về nông nghiệp tỉnh Hải Dương, nhưng trên cơ 
sở những vấn đề mà tác giả đề cập đến, chúng ta có thể so sánh với nông nghiệp  
tỉnh Hải Dương.


Cuốn  "Economie agricole de l'Indochine" (Nông nghiệp Đông Dương, Hà  
Nội, 1932) của Y.Henry (do Hoàng Đình Bình dịch) [43] đã phân tích cụ thể một  
số nội dung của nông nghiệp Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ như: điều kiện vật  
chất và xã hội của người làm ruộng; ruộng đất và quyền sở hữu; súc vật để kéo; 
công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Đặc biệt, tác giả  đã nghiên cứu cụ  thể 
về ruộng đất và quyền sở hữu ruộng đất ở Hải Dương. Tác giả đã thống kê công 
phu, phân loại số chủ đất sở hữu từ 0­1 mẫu cho đến chủ  sở hữu trên 100 mẫu;  
chủ đất trực tiếp canh tác và chủ  đất làm cùng với tá điền; giá trung bình ruộng  
đất; diện tích ruộng công ở các phủ, huyện của tỉnh Hải Dương trong thập niên 
30 của thế kỷ XX. Bên cạnh đó, tác giả còn thống kê về sự phân chia đất đai, bao  
gồm: sở hữu ruộng đất nhỏ (0 đến 5 mẫu, tức là 0 đến 1,8 ha), sở hữu ruộng đất 
trung bình (5 đến 50 mẫu, tức 1,8 đến 18 ha) và sở  hữu ruộng đất lớn (trên 50 
mẫu ­ 18 ha). Đồng thời, tác giả  cũng nghiên cứu sâu về  phương thức sử  dụng 
đất trong nông nghiệp Bắc Kỳ gồm có canh tác trực tiếp, cho thuê đất, cho cấy 
rẽ  và cho quản lý. Đây là nguồn tư  liệu quý giúp tác giả  luận án giải quyết 
những nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
Cuốn  "La Culture du riz dans le delta du Tonkin" (Nghề  trồng lúa  ở  đồng  
bằng Bắc Kỳ, Paris 1935) của René Dumont [331] đã khái quát quy trình sản xuất 
lúa: từ việc nghiên cứu khí hậu, thời tiết, chất đất, cho đến khâu cuối cùng là thu  
hoạch, bảo quản và bán sản phẩm. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về 
nghề trồng lúa ở Bắc Kỳ, tác giả đã đưa ra những số liệu và hình ảnh minh họa  
cụ thể. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể so sánh với nông nghiệp Hải Dương.


Cuốn “Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ” của Pierre Gourou xuất bản năm 

1936 (được NXB Trẻ tái bản lại vào năm 2003) [42] bao gồm ba phần: Phần thứ 
nhất nghiên cứu về  môi trường vật chất; phần thứ  hai nghiên cứu về  cư  dân 
nông thôn và phần thứ ba nghiên cứu về phương tiện sống của nông dân Bắc Kỳ. 
Trong đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp trong chương 1,  
phần thứ  ba, từ  trang 413 đến trang 518, trên các khía cạnh như: quyền sở hữu;  
thâm canh trong nông nghiệp; cây lúa; những cây trồng thứ  yếu; chăn nuôi gia 
súc; đánh cá. Đặc biệt, khi nghiên cứu những vấn đề trên, tác giả đã đề cập đến 
tỉnh Hải Dương, cụ  thể như: sự  phân bổ  ruộng đất công ở  Hải Dương  “ruộng  
công  ở  các vùng biển rộng hơn nhiều so với các vùng nội đồng;  ở  huyện Vĩnh  
Bảo (Nam Hải Dương) ruộng đất công quan trọng hơn nhiều so với các phủ,  
huyện lân cận (Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện)”  (tr.333, 334); trồng lúa ở Hải 
Dương “Tại những trạm trồng lúa của nhà nước, người ta đã có năng suất như  
sau, thường là năng suất bình quân của nhiều năm: Hải Dương 2.110 kg vụ  
tháng năm; 1.560 kg vụ tháng mười; Phủ Lạng Thương 1.370 và 1.380; Sơn Tây  
2.210 kg vụ  tháng mười; Thái Bình 1.410 kg vụ  tháng năm và 1.370 vụ  tháng  
mười; Vĩnh Yên 2.240 và 1.270 kg”  (tr. 367); chăn nuôi:“Phần Đông Nam Hải  
Dương, đặc biệt là các huyện Gia Lộc và Thanh Miện, là vùng chăn nuôi lợn tích  
cực nhất để bán nhiều ở vùng châu thổ” (tr.389) v.v…


Cuốn “Vấn đề  dân cày” của tác giả  Qua Ninh và Vân Đình (xuất bản năm 
1937) [116] đã nghiên cứu sâu sắc về điều kiện sinh sống của nông dân Việt Nam 
dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Trong đó, tác phẩm có đề cập đến dân cày 
tỉnh Hải Dương, tuy còn sơ sài. Ví dụ như, tác phẩm đề cập đến cách chia ruộng 
công ở tỉnh Hải Dương: “Trong bốn phủ huyện tỉnh Hải Dương, có 71 làng chia  
3 năm một kỳ; 37 làng 6 năm một kỳ; 8 làng 5 năm một kỳ; 1 làng 10 năm một  
kỳ; 1 làng 4 năm một kỳ. Đôi khi có làng chia ruộng công không theo thời hạn  
nhất định (như làng Hàm Hi, Tứ Kỳ, Hải Dương). Bao giờ có nhiều người chết  
đi hoặc lên lão và đồng thời có nhiều người đến tuổi trưởng thành đinh, các bô  
kỳ  mục nghe dư  luận thấy cần phải chia lại công điền, lúc đó mới chịu chi”  

[tr.104 ­ 105]. Tác phẩm vừa giúp tác giả luận án có thêm tư liệu, vừa định hướng 
nghiên cứu, thực hiện những nhiệm vụ của đề tài.
Cuốn  “Phác qua tình hình ruộng  đất và đời sống nông dân trước Cách  
mạng tháng Tám năm 1945”  của Nguyễn Kiến Giang (NXB Sự  thật, Hà Nội, 
1959) [40] đã phân tích chi tiết các vấn đề về nông nghiệp và nông dân Việt Nam  
thời   kỳ   trước   Cách  mạng  tháng  Tám.   Cuốn   sách  gồm   9  chương.   Cụ   thể   là:  
chương I: Mấy nét lớn về nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam; chương II: Quan  
hệ  sở  hữu ruộng đất  ở  nước ta (I); chương III: Quan hệ  sở  hữu ruộng  đất  ở 
nước ta (II); chương IV: Nông dân bị  đè bẹp dưới hai tầng bóc lột đế  quốc và 
phong kiến; chương V: Sự  xâm nhập của chủ  nghĩa tư  bản vào nông thôn Việt  
Nam; chương VI: Sự  phân hóa của nông dân Việt Nam; chương VII: Mức sống  
vật chất và văn hóa của nông dân; chương VIII: Tình hình nông dân thuộc các tộc 
thiểu số; chương IX: Nông dân Việt Nam không ngừng vùng dậy đấu tranh. Tuy 
không trực tiếp đề  cập đến kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương nhưng trên cơ 
sở đó, tác giả luận án có thể so sánh với tỉnh Hải Dương.


Cuốn “Tìm hiểu chế độ  ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế  kỷ  XIX” của tác 
giả  Vũ Huy Phúc (NXB KHXH, Hà Nội, 1979) [120] gồm 5 chương: Chương I:  
Vấn đề ruộng đất và khung cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại; Chương 
II: Chế  độ  ruộng đất Nhà nước; Chương III: Chế  độ  ruộng đất công làng xã; 
Chương IV: Chế  độ  ruộng đất tư  hữu; Chương V: Nhà Nguyễn với vấn đề 
ruộng đất và nông dân nửa đầu thế  kỷ  XIX. Công trình cũng đã phân tích, đánh  
giá sâu sắc về  chế  độ  ruộng đất  ở  Việt Nam trước khi thực dân Pháp đô hộ. 
Trong đó, tác giả  ít nhiều có đề  cập đến tình hình ruộng đất ở  tỉnh Hải Dương 
thời nhà Nguyễn thống trị. Mặc dù không nghiên cứu về  ruộng đất Việt Nam 
thời thuộc địa nhưng tài liệu có tác dụng giúp tác giả luận án nắm được các vấn  
đề cơ bản khi phân tích về chế độ ruộng đất. 
Cuốn “Sơ  thảo lịch sử  thủy lợi Việt Nam”  của tác giả  Phan Khánh (tập I, 
NXB KHXH, Hà Nội, 1981) [100] đã nghiên cứu về  thủy lợi Việt Nam từ  thời  

dựng nước đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ đó tác giả rút ra vai trò và vị 
trí của thủy lợi trong lịch sử kinh tế và xã hội Việt Nam. Cuốn sách cũng đã đề 
cập đến thủy lợi Hải Dương, tuy còn sơ sài nhưng giúp chúng ta có định hướng  
đúng đắn, khách quan khi nghiên cứu về  vấn đề  thủy lợi  ở  Hải Dương thời 
thuộc địa.
Trong tập chuyên khảo về  “Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại” 
(tập I, NXB KHXH, 1990) [170] có bài nghiên cứu của tác giả  Cao Văn Biền với 
tiêu đề: “Cơ  sở  kinh tế cộng đồng của làng xã Bắc Kỳ  trước Cách mạng tháng  
Tám 1945” (tr.67) và bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Nghinh với tiêu đề: 
“Chợ nông thôn” (tr.207) đã đề cập ít nhiều đến những vấn đề liên quan tới kinh  
tế nông nghiệp Bắc Kỳ. Trên cơ  sở  đó, tác giả  luận án có thêm cứ  liệu để  thực 
hiện đề tài.
Cuốn  “Lịch sử  nông nghiệp Việt Nam”  của Đường Hồng Dật chủ  biên, 
xuất bản năm 1994 [29] đã nghiên cứu lịch sử  nông nghiệp dưới nhiều góc độ 
như  tài nguyên nông nghiệp, ngành trồng trọt và chăn nuôi, các cây trồng chính, 
kỹ  thuật nông nghiệp, tổ  chức nông nghiệp. Những tư  liệu này góp phần định 
hướng cho tác giả luận án giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra.


×