Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.12 MB, 103 trang )

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu với thời gian 02 năm, dưới sự giúp đỡ 
của các thầy cô giáo khoa Môi trường ­ Trường Đại học Khoa học Tự  nhiên, 
thầy giáo hướng dẫn, bạn bè và đồng nghiệp tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ 
khoa học với đề  tài “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 
môi trường và bệnh nghề  nghiệp  ở  các làng nghề  chế  tác đá huyện Hoa  
Lư, tỉnh Ninh Bình”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Môi trường ­ Trường Đại 
học Khoa học Tự  nhiên đã tận tình chỉ  bảo, dạy dỗ, truyền đạt kiến thức làm 
nền tảng cho tôi hoàn thành khoá học này. 
Xin chân thành cảm  ơn Viện Môi trường Nông nghiệp ­ Viện KHNNVN 
và Tổng Công ty ĐTPT cao su Nghệ  An ­ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt  
Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ  về  thời gian và công việc để  tôi có thể  tập trung  
nghiên cứu hoàn thành luận văn đúng hạn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Vũ Thắng – phó  
bộ  môn Hoá Môi trường ­ Viện Môi trường Nông nghiệp ­ Viện KHNNVN đã 
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm  ơn bác Nguyễn Quang Diệu (Trưởng ban quản lý 
làng nghề) cùng với chính quyền địa phương, các chủ  doanh nghiệp, công nhân 
viên… làng nghề Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã đóng góp những ý 
kiến quý báu và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được nghiên cứu, khảo  
sát, thu thập tài liệu trong thời gian thực hiện luận văn.
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được nguồn động  
viên to lớn của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 11 năm 2011
Học viên  

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              1
Duy


Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 

      Phạm Viết Duy

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Làng nghề  là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng  
nghề Việt Nam mang tính truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang 
đến nhu cầu việc làm tại chỗ và các lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân 
nhỏ lẻ trên mọi miền của đất nước (chủ  yếu  ở các vùng ngoại vi thành phố  và 
nông thôn Việt Nam), đồng thời góp phần vào sự  phát triển chung của toàn xã 
hội. Cùng với sự phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước, các sản phẩm của các 
ngành nghề  truyền thống ngày càng đóng vai trò quan trọng, góp phần to lớn  
trong việc nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn. Bên cạnh mặt tích cực  
và những đóng góp lớn cho nền kinh tế ­ xã hội thì sự  phát triển của hoạt động  
sản   xuất   làng   nghề   cũng   mang   lại   nhiều   bất   cập,   đặc   biệt   về   vấn   đề   môi 
trường, tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN). 
Kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 52 làng nghề điển  
hình trong cả  nước cho thấy 46% số  làng nghề  được khảo sát có môi trường  
(không khí, đất, nước hoặc cả  ba dạng) ô nhiễm nặng.  Chất lượng môi trường 
tại cơ sở sản xuất và trong khu vực các làng nghề  đang bị  suy thoái trầm trọng.  
Tùy theo loại hình sản xuất, môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm khác nhau.  Ô 
nhiễm nguồn nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại các làng nghề  chế  biến  
lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ  gia súc, gia cầm, tái chế  giấy, sơn 
mài, dệt nhuộm. Ô nhiễm môi trường đất diễn ra nghiêm trọng  ở các làng nghề 
tái chế  kim loại do  phần lớn chất thải rắn không được thu gom, xử  lý mà xả 
thẳng vào môi trường. Ô nhiễm không khí diễn ra nặng nề  tại nhiều làng nghề 

gốm sứ vật liệu xây dựng và đặc biệt là các làng nghề khai thác và chế tác đá [2]. 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              2
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
Ô nhiễm môi trường làng nghề  là nguyên nhân gây ra các bệnh, dịch cho 
người dân đang lao động và sinh sống chính ở làng nghề. Một số kết quả điều tra  
nghiên cứu đã cho thấy số  người mắc bệnh chung tại các làng nghề  cao gấp 
nhiều lần so với những làng nghề thuần nông. Tuổi thọ trung bình của người dân  
tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung  bình 
toàn quốc. Có khoảng 31% số người lao động tại các làng nghề bị mắc bệnh liên quan 
đến nghề nghiệp [2]. 
Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho người lao động và cộng đồng trong  
các làng nghề là câu hỏi luôn được các cấp, các ngành đặt ra và quan tâm từ  lâu.  
Cho đến nay đã có nhiều chương trình, dự  án, đề tài nghiên cứu được triển khai 
và đã đề  xuất ra không ít giải pháp khoa học, công nghệ, y học để  bảo vệ  sức 
khỏe người lao động trong nghành nghề  nông thôn nói riêng và người lao động 
nói chung. Tuy nhiên, TNLĐ và tỷ lệ BNN từ ngành nghề nông thôn vẫn đang gia  
tăng nhanh chóng, điều này phản ánh việc áp dụng các giải pháp đã được nghiên  
cứu vào thực tế vẫn còn hạn chế, đem lại hiệu quả  chưa cao. Công tác giảm ô  
nhiễm môi trường lao động, ngăn chặn TNLĐ và BNN, chăm sóc sức khoẻ người  
lao động dường như  thiếu sự  phối hợp đồng bộ  giữa chính quyền địa phương, 
người tổ chức sản xuất, người lao động và giữa các Bộ, ban, ngành [3], [5]. 
Ninh Vân là một xã nằm ở phía Tây Nam huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình từ lâu 
đã được biết tới với nghề làm đá mỹ  nghệ  với những sản phẩm nổi tiếng  xuất 
hiện ở khắp nơi và phục vụ khắp mọi miền đất nước như: Nhà thờ đá Phát Diệm, 

lăng thánh mẫu Liễu Hạnh ­ Nam Định, tượng đài Nghĩa trang Trường Sơn, tượng 
đài TNXP chống Mỹ cứu nước ở Quảng Trị, 500 pho tượng La Hán trong chùa Bái 
Đính, Ninh Bình… [6], [11]. 
Với các sản phẩm đá phong phú và đa dạng (như chậu cảnh, bể cảnh, tượng  
nghệ thuật, tượng tôn giáo, các bức phù điêu cột đá, cổng đá, văn bia, lăng mộ tôn tạo  
di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh, đình chùa, miếu phủ…) Nghề  đá đã 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              3
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
mang lại cho Ninh Vân một diện mạo mới nhưng phía sau sự  giàu có ấy là tình 
trạng ô nhiễm môi trường đã đến hồi báo động. 
Bên cạnh đóng góp vào sự  phát triển về  kinh tế, sự phát triển nhanh của 
làng nghề chế tác đá mỹ nghệ cũng kéo theo suy giảm sức khỏe người dân. Thời  
gian gần đây, số ca mắc viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh ngoài da tăng đột  
biến. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, làng nghề cứ phát triển tự phát 
như hiện nay thì chẳng mấy chốc, làng nghề chế tác đá sẽ biến thành trung tâm ô 
nhiễm của tỉnh Ninh Bình. 
Đã có rất nhiều kết quả  nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối  
với nghề  đá như: Đưa vào các dây chuyền sản xuất với các máy móc, thiết bị 
hiện đại; các mô hình xử  lý ô nhiễm bằng công nghệ  cao; Xây dựng hệ  thống 
nhà xưởng kiên cố, hiện đại…Song chúng đòi hỏi chi phí đầu tư  lớn không phù  
hợp với khả năng đầu tư của người dân ở làng nghề. Mặt khác hạn chế về kiến  
thức, thông tin cũng là một trong những trở ngại lớn đối với người dân làng nghề 
trong việc bảo vệ  môi trường và sức khỏe của bản thân. Chính vì thế   ở  làng 
nghề  đá mỹ  nghệ  Ninh Vân vẫn còn tồn tại những vấn  đề  về  ô nhiễm môi  

trường, TNLĐ và BNN.
Để  cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa bệnh nghề  nghiệp cho 
người lao động đáp  ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Tôi triển khai thực hiện đề 
tài  “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiểm môi trường và  
bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”. 
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
­ Đề xuất được giải pháp có hiệu quả và khả thi để cải thiện môi trường lao 
động và sức khỏe người dân ở  các làng nghề  chế  tác đá huyện Hoa Lư  tỉnh Ninh  
Bình.
­ Xây dựng được mô hình điểm và đề xuất phương án tổ chức áp dụng các 
giải pháp cải thiện môi trường lao động và BNN cho người lao động trong làng 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              4
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
nghề chế tác đá ở Hoa Lư­Ninh Bình nói riêng cũng như các làng nghề chế tác đá ở 
Việt Nam nói chung. 
3. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc luận văn gồm những phần chính như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Phạm vi, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Khai thác và chế tác đá
Việc khai thác và chế tác đá đã được biết đến từ thời xa xưa. Vào khoảng  
3 triệu năm trước, thời kỳ  đồ  đá bắt đầu, là một thời gian tiền sử dài trong đó 
con người sử  dụng đá để  chế  tạo nhiều đồ  vật từ  nhiều kiểu đá khác nhau. Ví  
dụ, đá lửa và đá phiến silic được mài sắc (hay được đẽo) để làm công cụ cắt gọt  
và vũ khí, trong khi đá basalt và đá sa thạch được dùng làm công cụ. 
 Về sau con người ngày càng cải tiến và sử  dụng kỹ thuật một cách rộng 
rãi để đẽo đá từ  nguyên liệu thô tạo ra các đồ vật bằng đá với cách thức chế tác  
khác nhau, với sức sáng tạo ngày càng đa dạng, phong phú. Kỹ  thuật được sử 
dụng có thể  là phun hay thổi các chất màu lên đá. Việc này được thực hiện bởi  
những nghệ  nhân chế  tác ra những sản phẩm nổi tiếng trên khắp thế  giới: từ 
những công cụ  đơn giản cho đến hình khắc trên đá và tranh vẽ  trên đá có thể 
được tìm thấy trên bất kỳ loại đá nào và có thể được phát hiện ở nhiều nơi trên  
trái đất, gồm cả  châu Á  (Bhimbetka,  Ấn Độ, Trung Quốc,…),  Bắc Mỹ  (Thung 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              5
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
lũng chết  ở  công viên quốc gia),  Bắc Mỹ  (Cumbe Mayo,  Peru,…), và châu Âu 
(Finnmark, Na Uy),…[18], [20]
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nghề  khai thác  
và chế tác đá đã tiếp cận với nhiều thiết bị hiện đại, tuy nhiên kèm theo đó là sự 
gia tăng của ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm không khí và  
tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và cộng đồng. Đến nay,  

trên thế  giới đã có những nghiên cứu và áp dụng nhiều giải pháp nhằm giảm 
thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp.
1.1.2. Vấn đề ô nhiễm không khí và tiếng ồn
Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố kết quả khảo sát về 
mức độ ô nhiễm không khí trên toàn thế giới.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm của bầu không khí, các nhà khảo sát dựa vào 
hàm lượng bụi có trong không khí, gọi tắt là PM10, có nghĩa là loại bụi có kích 
thước nhỏ  hơn 10 micromet.  Đối tượng điều tra là hơn 1.100 thành phố  của 
nhiều nước trên toàn cầu. Cũng theo WHO, nếu hàm lượng bụi này vượt quá 20 
microgram/m3, sức khỏe con người sẽ bị  ảnh hưởng, cụ thể là gây nên các bệnh  
về đường hô hấp như ung thu phổi, nhiễm trùng đường hô hấp…
Ô nhiễm không khí tập trung chủ  yếu  ở  các khu công nghiệp, nơi công 
cộng có mật độ  phương tiện giao thông cao  ở  các thành phố  lớn như  các thành 
phố   ở   Ấn Độ, Pakistan, Iran. Chẳng hạn,   thành phố  Lahore (Pakistan)  có hàm 
lượng bụi trong không khí là 200 microgram/m3. Đây là thành phố  lớn thứ  2  ở 
Pakistan và là trung tâm kinh tế của nước này; thành phố Kanpur (Ấn Độ) có hàm 
lượng bụi trong không khí là 209 microgram/m3. Thành phố này tập trung khoảng 
5 triệu dân, khói bụi từ các nhà máy cộng với số dân đông chính là những nguyên 
nhân góp phần làm ô nhiễm môi trường nơi đây; thành phố   Yasouj (Iran) có hàm 
lượng bụi là 215 microgram/m3, là nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất đường, 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              6
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
điện, than,lọc dầu,… là những tác nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường ở thành phố 
này [20].

Ô nhiễm tiếng  ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối 
với sức khoẻ  của con người, nguy hiểm không khác gì các hiện tượng ô nhiễm  
khác. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì   trong vòng 3 thập kỉ trở 
lại đây nạn ô nhiễm tiếng ồn đang trở nên bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến môi 
trường và chất lượng sống của con người, nhất là ở các quốc gia đang phát triển 
[23].
Báo cáo mới đây của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA)  cho biết hơn 41 
triệu người tại những thành phố  có từ  250.000 dân trở  lên  ở  19 nước châu Âu 
đang phải chịu tiếng ồn ở mức từ 55 dB trở lên. Đây là ngưỡng mà Tổ chức Y tế 
Thế giới cho rằng có thể gây ra những tác động về sức khỏe như ảnh hưởng đến  
giấc ngủ, tim mạch, sức khỏe tinh thần và việc học hành.
Theo số liệu thống kê mới nhất của WHO thì tại châu Âu, 40% dân số khu 
vực này đang bị phơi ra môi trường ô nhiễm tiếng ồn. Mức ồn hiện đã vượt trên 
55 decibels (dBA), 25% dân số hàng ngày nghe tiếng ồn trên 65 dBA, có tới 30% 
dân số châu Âu phải ngủ trong môi trường có tiếng ồn vượt trên 55 dBA, đây là  
mức ồn có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Theo Cơ quan an toàn giao thông và Môi  
trường của Liên Minh châu âu thì có từ  44% dân số  châu âu (khoảng 200 triệu 
người) phải sống chung với tiếng  ồn có nguy cơ   ảnh hưởng trực tiếp đến sức  
khoẻ [19].
Bộ  Môi trường Mỹ  (EPA) cảnh báo để  hạn chế  bệnh điếc, mọi người 
không nên tiếp xúc với môi trường có độ  ồn lớn hơn 70 dBA trong khoảng thời 
gian 24 giờ liên tục. Ngoài ra, nếu làm việc liên tục trong môi trường có độ   ồn  
trên 55 dBA (ngoài trời)  và 45 dBA (trong nhà) trong thời gian dài liên tục cũng 
sẽ gây ảnh hưởng đến sức nghe. 
Bộ  Môi trường Đức (GFEA) gần đây đã hoàn thành nhiều nghiên cứu và  
phát hiện thấy mối nguy hại của tiếng ồn đối với sức khoẻ, như giảm thính lực,  

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              7
Duy


Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
làm tăng stress, tăng huyết áp... Cũng theo GFEA, tiếng  ồn tiềm  ẩn nhiều nguy  
cơ. Một trong những hiện tượng thường thấy là ù tai và dần dẫn đến mất sức 
nghe và quá lâu nên đã bị điếc, sức khoẻ của họ bị  ảnh hưởng rất nhiều, những  
bệnh viện đặt gần nơi phát ra tiếng  ồn thì mức độ  gây nguy hiểm cũng không  
lường hết. Theo quy định của WHO, mức ồn đối với các bệnh viện không được  
vượt quá 30 dBA (ban ngày) và 40 dBA (ban đêm). Nhưng trong thực tế một số 
bệnh viện đã vượt quá mức quy định này. Ví dụ tại Anh có tới 5 bệnh viện phải  
chịu mức tiếng  ồn trên 80 dBA, tại  ấn Độ  mức độ  tiếng  ồn đối với các bệnh 
viện ở Madurai là 72 dBA (cao nhất) và 57 dBA (trung bình).
Để  hạn chế  mức độ  ô nhiễm không khí và tiếng  ồn nhiều nước trên thế 
giới hiện đang áp dụng nhiều phương pháp mới [22]. Tại châu Âu, người ta đã 
đưa ra nhiều đạo luật mang tính bắt buộc áp dụng cho các cơ sở sản xuất, phải  
trang bị  đầy đủ  phương tiện phòng hộ, khám bệnh định kỳ  cho người lao động 
để  can thiệp sớm những loại bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với ô nhiễm không 
khí và tiếng ồn lâu ngày gây ra.
1.1.3. Kinh nghiệm quản lý về  an toàn lao động và an toàn sức khoẻ  nghề 
nghiệp 
1.1.3.1. Kinh nghiệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
Một trong các ví dụ điển hình của ILO về quản lý an toàn lao động được  
thực hiện tại một số  quốc gia châu Á và khu vực Thái Bình Dương là chương  
trình cải thiện điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ  (WISE – 
Working Improvement  in  Small  and Medium  Enterprises).   Chương  trình  WISE  
được bắt đầu thực hiện tại Philippines từ năm 1994 đã đề  xuất 6 nguyên tắc cơ 
bản sau đây để  tạo thuận lợi cho việc tham gia vào các hoạt động quản lý an 
toàn lao động:
(1)  Xây dựng chương trình thực hành tại mỗi cơ sở;

(2)  Tập trung vào các kết quả đã đạt được;
(3)  Kết hợp điều kiện làm việc với các mục tiêu quản lý khác;

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              8
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
(4)  Sử dụng phương châm vừa học vừa làm;

(5)  Trao đổi kinh nghiệm;
(6)  Tăng cường giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động.
Năm 2001, các nước thành viên của ILO đã thông qua “Hướng dẫn về hệ 
thống quản lý an toàn lao động” (ILO­OSH 2001). Hướng dẫn này được coi như 
một công cụ đẩy mạnh việc hỗ trợ có định hướng hoạt động cả về chính sách và 
mức độ an toàn lao động tại nơi làm việc. ILO­OSH 2001 bao gồm 5 yếu tố cấu  
thành chính: (1) chính sách, (2) tổ chức, (3) kế hoạch và thực hiện, (4) đánh giá,  
và (5) hoạt động cải thiện. Nhiều hội thảo và hội nghị  chuyên đề  về  ILO­OSH 
2001 đã được tổ chức tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam nhằm áp  
dụng ILO­OSH 2001 vào bối cảnh thực tế của từng quốc gia [16].
1.1.3.2. Hệ thống quản lý an toàn lao động ở Thái Lan
Phần lớn các cơ sở sản xuất tại Thái Lan có quy mô vừa và nhỏ. Số doanh 
nghiệp có ít hơn 100 lao động xấp xỉ 300.000, chiếm 97% tổng số các cơ sở sản  
xuất trong toàn quốc, sử dụng khoảng 48% số người lao động.
Tại Thái Lan, môi trường lao động tồi, điều kiện làm việc không an toàn 
cộng với hành vi không an toàn của người lao động dẫn đến tỷ  lệ  tai nạn lao  
động cao. Thống kê chính thức cho thấy khoảng 80% trường hợp tai nạn và bệnh 
nghề nghiệp gây ra bởi hành vi không an toàn của công nhân, 18% gây ra bởi điều  

kiện làm việc không an toàn, phần còn lại do lỗi của các phương tiện khác.  
Người lao động không nhận thức được tầm quan trọng của sự  tự  chăm sóc sức 
khoẻ  cho bản thân. Họ  thường không chịu mang phương tiện bảo vệ  cá nhân  
như: mũ, giày, ủng, gang tay an toàn v.v...[1], [16].
Các cơ  quan quản lý an toàn lao động của Thái Lan đã tổng kết 5 loại  
nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động có liên quan tới hành 
vi không an toàn của người lao động và môi trường lao động tồi tệ như sau:
1. Không có chương trình kiểm tra liên tục về  kiểm soát môi trường và  
kiểm tra sức khoẻ tại những nơi làm việc có các yếu tố có hại;

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              9
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
2. Thiếu các dịch vụ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các cơ 
quan chính phủ trong việc kiểm soát môi trường lao động và tiến hành kiểm tra y  
tế cho người lao động;
3. Thiếu thông tin hoặc các ấn phẩm về quản lý an toàn lao động theo đặc 
thù từng ngành nghề lao động;
4. Thiếu các nghiên cứu theo hướng phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh  
nghề  nghiệp, cũng như  các nghiên cứu cải thiện môi trường lao động gắn với 
sức khoẻ con người;
5. Sự  kém hiểu biết của người lao động về  vấn đề  an toàn lao động do  
thiếu kiến thức phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Năm 1976, Thái Lan ban hành tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng là bước  
đầu tiên cho sự  ban hành các luật lệ an toàn lao động khác. Năm 1998, đạo luật 
mới về bảo hộ lao động được ban hành khi Thái Lan bước vào thời kỳ kế hoạch 

phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần thứ 8 (1997­2001). Theo đạo luật này, Uỷ 
ban quốc gia chịu trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong toàn quốc được  
thành lập.
Có nhiều tổ chức của chính phủ có trách nhiệm quản lý an toàn lao động,  
trong đó các cơ quan quan trọng nhất nằm trong Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội, 
Bộ Y tế và Bộ Công nghiệp. Năm 1998, Vụ Bảo hộ lao động và Phúc lợi xã hội 
(DLPW) thuộc Bộ  Lao động và Phúc lợi xã hội đã đưa vào sử  dụng hệ  thống  
quản lý an toàn lao động đã được xây dựng và hoàn thiện để  áp dụng ở  các địa 
điểm làm việc khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều quy phạm đã được các Bộ  ban  
hành, tuy nhiên, các quy phạm này không bao trùm tất cả  các ngành nghề, đặc 
biệt là không chú trọng tới lao động nông nghiệp. May mắn thay, nông nghiệp  
không phải là một trong các ngành nghề có nhiều tai nạn lao động nhất tại Thái Lan.
Trong kế  hoạch phát triển kinh tế  xã hội quốc gia Thái Lan lần thứ  9  
(2002­2006), luật về an toàn, vệ sinh lao động và môi trường được công bố. Bảo 
hộ lao động được mở rộng, bao trùm toàn bộ các ngành nghề và các quy định về 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              10
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
an toàn lao động được cải tiến cho phù hợp với sự thay đổi công nghệ và sự phát  
triển của nền kinh tế [10], [16].
1.1.3.3. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp ở Đài Loan   
Đài Loan áp dụng và hoàn thiện dần dần hệ thống đánh giá an toàn và sức  
khỏe nghề nghiệp (OHSAS 18001) từ nhiều năm nay. Hệ thống này mang lại lợi 
ích chủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp như cải 
thiện hình  ảnh của doanh nghiệp, giảm chi phí bảo hiểm, đạt được hiệu quả 

trong việc kiểm soát rủi ro và cơ  chế  cải thiện điều kiện làm việc được thực 
hiện một cách thường xuyên [16], [24].
Hiệu quả  tích cực của OHSAS 18001 là giúp các doanh nghiệp phân tích 
và đánh giá điểm chính của mối nguy hại và thiết lập cơ  cấu phòng ngừa trong 
quá trình làm việc. Điểm mấu chốt của cơ cấu phòng ngừa thành công hay không 
phụ thuộc vào việc liệu các doanh nghiệp có thể hợp nhất một cách hiệu quả các 
vấn đề an toàn và sức khoẻ, chính sách kinh doanh và việc quản lý quá trình hoạt  
động. Nếu cơ cấu phòng ngừa đạt hiệu quả  tốt, nó không chỉ  giảm chi phí bảo  
hiểm và tai nạn mà còn giảm nguy cơ gây tai nạn.
Xem xét tình trạng ban đầu về  an toàn và sức khỏe là sự  chuẩn bị  nắm 
được thực trạng của vấn đề  an toàn và sức khỏe trong doanh nghiệp và việc thu 
thập thông tin liên quan khi doanh nghiệp dự định thành lập hệ thống quản lý an  
toàn và sức khỏe. Bên cạnh đó, xem xét lại tình trạng ban đầu cũng có ích như là  
sự  giới thiệu tiếp theo của việc thiết lập OHSAS 18001 và là cơ  sở  cho việc  
chuẩn bị  sự thay đổi tác động của an toàn và sức khỏe. Về  cơ bản mục đích và 
nội dung của việc xem xét lại tình trạng ban đầu của OHSAS 18001 tương tự 
của ISO 14001. Nó bao gồm 5 mục đích: kiểm tra tiểu sử của doanh nghiệp, hiện  
trạng đầu tư, nghiên cứu hệ thống quản lý đang thực hiện, phát hiện và đánh giá 
rủi ro, thực hiện yêu cầu luật pháp. Trong đó việc phát hiện rủi ro cần nhiều 
nhân lực tham gia. Phương pháp phổ  biến nhất để  phát hiện rủi ro đối với một 
cơ sở sản xuất là phân tích an toàn trong công việc, phân tích kết quả và phương 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              11
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
thức của việc hỏng hóc, nghiên cứu mối nguy hiểm và khả  năng có thể  xảy ra  

rủi ro. 
Tuy vậy, kết quả kiểm tra việc thực hiện hệ thống an toàn lao động ở các  
nhà máy thuộc khối công nghiệp của Đài Loan cho thấy tỷ lệ thực hiện hệ thống 
này ở các cơ sở vẫn còn thấp.
1.1.3.4. Dự án CLEAN­3D ở Hàn Quốc
Từ tháng 11 năm 2001, Cục An toàn Vệ sinh Lao động Hàn Quốc đã phối 
hợp với Bộ Lao động để thực hiện Dự án CLEAN­3D cho các doanh nghiệp vừa 
và nhỏ nhằm giúp họ  tạo lập nơi làm việc an toàn thoải mái bằng việc loại bỏ 
những yếu tố  nguy hiểm và độc hại [16], [17], [21]. (3D là viết tắt của các từ 
Nguy hiểm – Danger, Bẩn thỉu – Dirtiness, và Khó khăn – Difficulty). Dự án này 
nhằm mục tiêu loại bỏ các vấn đề liên quan đến nguy hiểm, bẩn gây ô nhiễm, và  
khó khăn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo lập sự an toàn và thoải mái khi  
làm việc. Sơ  đồ  sau có thể  minh hoạ  cho chương trình hành động và mục tiêu  
của dự án:
Nguy hiểm: Yếu tố nguy hiểm có thể gây tai nạn lao động
 Loại trừ nguy hiểm
Bẩn gây ô nhiễm: Các yếu tố  nguy hiểm và độc hại có thể  gây bệnh nghề 
nghiệp
 Cải thiện môi trường làm việc
Khó khăn: Công việc đôi lúc đòi hỏi lao động thể lực nặng nhọc
 Cải tiến quá trình làm việc
Dự án CLEAN­3D được thực hiện qua những giai đoạn sau:
­

Tạo dựng nơi làm việc sạch sẽ;

­

Trợ giúp kỹ thuật an toàn lao động;


­

Trợ giúp công tác tự kiểm tra;

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              12
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
­

Trợ  giúp các bên hợp đồng phụ  của các doanh nghiệp lớn trong công  
tác quản lý an toàn lao động;

­

Trợ giúp việc hướng dẫn chăm lo sức khoẻ.

1. Tạo dựng nơi làm việc sạch sẽ: Đói tượng chủ yếu là các doanh nghiệp  
vừa và nhỏ đang giải quyết vấn đề liên quan đến công tác an toàn lao động hoặc  
môi trường làm việc yếu kém;
2. Trợ  giúp kỹ  thuật an toàn lao động: Đói tượng là doanh nghiệp vừa và 
nhỏ  đã để  xảy ra tai nạn lao động trong vòng hai năm qua hoặc doanh nghiệp  
trong ngành mà lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các chất hóa học nguy  
hiểm và độc hại. Nhóm công tác trợ giúp kỹ thuật có trách nhiệm giúp đỡ doanh  
nghiệp xoá bỏ các yếu tố 3D và cải thiện môi trường làm việc nghèo nàn thông  
qua việc đi thăm cơ sở sản xuất ít nhất 4 lần một năm;
3. Trợ giúp công tác tự kiểm tra: Các cơ quan chức năng thông qua các loại  

thiết bị  cần thiết nhất định kiểm tra công tác an toàn lao động tại các cơ  sở  sau  
đó hướng dẫn các cơ sở tự sử dụng các loại thiết bị này để  thường xuyên kiểm 
tra cong tác an toàn lao động trong bản thân doanh nghiệp;
4. Trợ giúp các bên hợp đồng phụ có đối tượng là các doanh nghiệp lớn ký  
hợp đồng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
5. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe áp dụng cho các doanh nghiệp loại nhỏ 
có quy mô sử  dụng thường xuyên dưới 10 lao động hoặc các doanh nghiệp vừa 
và nhỏ đã phát hiện hoặc nghi ngờ có bệnh nghề nghiệp.
Thành công của Dự  án CLEAN­3D tại Hàn Quốc là tăng số  lượng việc  
làm đồng thời giảm tai nạn lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh 
đó, dự án góp phần tạo nên môi trường trong sạch, an toàn và thuận tiện cho mọi 
người và mọi lao động tại nơi làm việc.
1.2. TỔNG QUAN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm và lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam
Khái niệm về làng nghề Việt Nam:

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              13
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân, 
chủ yếu  ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyền 
thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại. Làng nghề thường mang 
tính truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn mang 
màu sắc văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam [9].
Theo tiêu chí “Làng nghề  nông thôn Việt Nam” thì làng làm nghề  truyền 
thống được công nhận là làng nghề  khi có trên 30% tổng số  dân tham gia sản 

xuất các sản phẩm phi nông nghiệp và tổng doanh thu do hoạt động sản xuất 
chiếm trên 50% tổng doanh thu của cả làng [2]. 
Lịch sử phát triển các làng nghề Việt Nam:
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số các 
làng nghề  đã trải qua lịch sử  phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình  
phát triển KT­XH, văn hóa và nông nghiệp của đất nước. Ví dụ  như  làng đúc  
đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng  
(Hà Nội) có gần  500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm – Thái Bình hay 
nghề  điêu khắc đá mỹ  nghệ   ở  Ninh Vân – Hoa Lư  – Ninh Bình cũng đã hình 
thành cách đây hơn 400 năm,... Kỹ  thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ  bản 
để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [9], [2].
Hiện nay, cả  nước có khoảng 1450 làng nghề  truyền thống với tổng số 
1,4 triệu nhân công, phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước. Trên cả nước,  
làng nghề  phân phố  tập trung chủ  yếu tại đồng bằng sông Hồng   khoảng 800 
làng (chiếm 67,3%), miền Trung 20,5% và miền Nam 12,2%. Các tỉnh có số lượng 
làng nghề đông bao gồm: Hà Tây cũ có 280 làng,  Thái Bình có 18 làng, Thanh Hoá 
có 127 làng, Nam Định có 90 làng, Hải Dương có 65 làng [16].
Trong vài năm gần đây, làng nghề  đang thay đổi nhanh chóng theo nền 
kinh tế  thị  trường, phục vụ  tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Quá trình công 
nghiệp hóa cùng với việc phát triển ngành nghề  nông thôn đã làm tăng mức thu 
nhập bình quân của người dân, các công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              14
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
phổ  biến. Các làng nghề  mới và các cụm làng nghề  không ngừng được khuyến  

khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập 
ổn định ở khu vực nông thôn.

1.2.2. Vấn đề về môi trường làng nghề
Bên cạnh mặt tích cực và những đóng góp lớn cho nền kinh tế ­ xã hội thì 
sự  phát triển của hoạt động sản xuất làng nghề  cũng mang lại nhiều bất cập,  
đặc biệt về vấn đề  ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe người  
dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc.
1.2.2.1. Môi trường không khí tại các làng nghề
* Đặc trưng khí thải và ô nhiễm không khí tại các làng nghề:
Khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiều thành phần các chất ô nhiễm  
không khí như: bụi, CO2, CO, SO2, NOx, chất hữu cơ  bay hơi. Ngoài ra, các khí 
độc hại còn được sinh ra trong quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ 
có trong nước thải và các chất hữu cơ  dạng rắn, đó là các khí: H2S, NH3, CH4...
[4], [9].
Môi trường khu vực sản xuất ở các làng nghề tái chế ngoài ô nhiễm không  
khí do đốt nhiên liệu, thể  hiện  ở các thông số  ô nhiễm như  bụi, CO2, CO, SO2, 
NOx…,quá trình tái chế và gia công cũng gây phát sinh các khí độc như  hơi axit,  
kiềm, kim loại (PbO, ZnO, Al2O3) và gây ô nhiễm nhiệt [2]. 
 Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ,  
ô nhiễm không khí không chỉ do sử  dụng nhiên liệu mà còn do sự  phân hủy các  
chất hữu cơ trong nước thải, chất rắn tạo nên các khí như  SO 2, NO2, H2S, NH3, 
CH4,… 
Tại các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da thường bị ô nhiễm bởi các  
thông số như bụi, SO2, NO2. Môi trường vi khí hậu ở các làng nghề dệt thường bị 
ô nhiễm bởi tiếng  ồn do các máy dệt thủ  công. Mức  ồn vượt TCVN từ  4 – 14 
dBA [2].  

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              15
Duy


Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
Đối với các làng nghề  thủ  công mỹ  nghệ, thêu ren, ô nhiễm không khí 
thường chỉ xảy ra tại một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan. Môi 
trường không khí xung quanh khu vực sản xuất của làng nghề  chế  tác đá bị  ô  
nhiễm nghiêm trọng do bụi đá và tiếng  ồn. Đặc biệt, trong bụi phát sinh từ  chế 
tác đá còn chứa một lượng không nhỏ  SiO2 (0,56 – 1,91% tại làng nghề  đá Non 
Nước – Đà Nẵng) rất có hại cho sức khỏe. Trong khi đó, tại làng nghề sản xuất 
mây tre đan, không khí thường bị  ô nhiễm bởi SO 2  phát sinh từ  quá trình xử  lý 
chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan. 
Tại các làng nghề  sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá, ô nhiễm 
không khí diễn ra phổ biến và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Đối với các làng 
nghề sản xuất vật liệu xây dựng, chất lượng không khí bị  suy giảm chủ yếu do  
khí thải từ đốt nhiên liệu đã sinh ra các khí SO2, CO, CO2, NO và nhiều loại chất 
thải nguy hại khác [8].  Trong khi đó, ở các làng nghề khai thác đá, bụi phát sinh  
từ  quá trình khai thác và chế  tác đá là nguyên nhân chủ  yếu dẫn đến ô nhiễm 
không khí ở đây. Kết quả khảo sát ở khu vực làng nghề cho thấy hàm lượng bụi 
vượt TCVN từ 3 – 8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt đến 6,5 lần [2]. 
1.2.2.2. Môi trường nước mặt và nước ngầm tại các làng nghề
* Đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề
Ô nhiễm môi trường nước với các chất thải độc hại khó phân huỷ đang là 
một vấn nạn nóng bỏng tại các làng nghề. Khối lượng và đặc trưng nước thải 
sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng 
trong sản xuất. Một số  ngành như  tái chế, chế  tác kim loại, đúc đồng, nhôm,
….trong nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như  các hóa chất, axit, muối 
kim loại, xyanua và các kim loại nặng như Hg, Pb, Cr, Zn, Cu,…. vượt tiêu chuẩn  
cho phép nhiều lần. Nước thải từ  các làng nghề   ươm tơ, dệt nhuộm có BOD 5, 

COD và độ  màu rất cao (vượt tiêu chuẩn 2­5 lần), gây ô nhiễm nghiêm trọng 
nguồn nước mặt [8]. 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              16
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
Đối với các làng nghề  chế  biến lương thực và thực phẩm, nước thải rất  
giàu chất hữu cơ, các chỉ tiêu: BOD, COD, SS đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu 
chuẩn, phát sinh rất nhiều các chất ô nhiễm thứ cấp dạng khí: CH4, H2S, NH3… 
và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển [4].
Tại các làng nghề tái chế phế liệu, nước  thải chứa nhiều chất độc hại như 
kim loại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni,….), dầu mỡ công nghiệp, ngoài ra còn tạo ra muối 
Hg, xyanua, oxit kim loại và các tạp chất khác. 
Tại các làng nghề  thủ  công mỹ  nghệ, hàm lượng COD và BOD5  trong 
nước thải thường vượt TCVN từ 2­5 lần và từ 5,5­8,5 lần.
* Đặc trưng ô nhiễm nước mặt ở các làng nghề
Nước mặt  ở  các sông hồ  địa phương, đặc biệt là tại các làng nghề  trong  
lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu ở phía Bắc và hệ thống sông Đồng Nai 
ở phía Nam bị ô nhiễm do chịu tác động trực tiếp của nước thải sản xuất, có nơi 
đã đến mức báo động.
Các làng nghề  chế  biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ,  
nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, đang ở  mức báo động, nhiều nơi có 
COD, BOD5, NH4, Coliform vượt TCVN hàng chục đến hàng trăm lần. 

Nước 


mặt  ở  các làng nghề  dệt nhuộm,  ươm tơ  và thuộc da cũng bị  ô nhiễm hữu cơ 
nặng với COD vượt TCVN 2­3 lần, BOD5 1,5­2,5 lần. 
Các làng nghề thủ công mỹ nghệ, nước mặt bị ô nhiễm cao, đặc biệt đối  
với làng nghề  mây tre đan có độ  ô nhiễm hữu cơ  cao, hàm lượng COD, BOD 5, 
NH4, Coliform, độ màu đều tăng cao, vượt TCVN nhiều lần.
1.2.2.3. Môi trường đất tại các làng nghề
Ô nhiễm môi trường đất chủ  yếu tập trung  ở  các làng nghề  tái chế  kim  
loại. Hàm lượng các kim loại nặng trong đất cũng rất cao, vượt nhiều lần so với  
TCCP [8].
1.2.2.4. Chất thải rắn tại các làng nghề

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              17
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
Chất thải rắn  ở hầu hết các làng nghề  chưa được thu gom và xử  lý triệt  
để, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Theo số liệu nghiên cứu của  
Sở Công thương Hà Nội 2008, khối lượng chất thải rắn của 255 làng nghề thuộc  
thành phố  Hà Nội sau khi mở  rộng đã lên tới 207,3 m3/ngày (tương đương với 
khoảng 90 tấn/ngày) chưa tính chất thải rắn chăn nuôi gia súc, gia cầm [2]. 
* Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:
Chất thải rắn ở nhóm làng nghề này giàu chất hữu cơ, hầu hết chưa được  
quan tâm xử  lý, xả  thải bừa bãi vào môi trường. Các làng nghề  này thải ra khối  
lượng lớn chất thải rắn (bã thải có độ ẩm rất cao và chiếm tới 50% nguyên liệu,  
chủ  yếu là xơ  khoảng 10% và tinh bột khoảng 4­5%). Chẳng hạn, sản lượng  
52.000 tấn tinh bột/năm, làng nghề  Dương Liễu hàng năm phát sinh tới 105.768  
tấn bã thải [2]. Loại hình giết mổ  gia súc, gia cầm cũng tạo ra một lượng chất  

thải rắn đáng kể. Chất thải rắn loại này ngoài phân còn chứa một lượng không 
nhỏ mỡ động vật rất chậm phân huỷ. 
* Các làng nghề tái chế phế liệu:
Ở  nhóm làng nghề  này, chất thải rắn có thành phần phức tạp, khó phân  
huỷ. Làng nghề  tái chế  kim loại, nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm: bavia, 
bụi kim loại, phoi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1­7 tấn/ngày [2].
Làng nghề tái chế giấy, nhựa thải ra các chất thải rắn bao gồm: nhãn mác, 
bột giấy, băng ghim, băng dán, tạp chất không tái sinh được,… 
* Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da:
Các làng nghề ươm tơ, dệt vải, chất thải rắn bao gồm bụi bông, vải vụn 
từ se sợi, dệt, cắt may; bã kén từ ươm tơ, kéo sợi, xỉ than, bao bì, thùng đựng hoá  
chất, nguyên liệu,...Các làng nghề may gia công, da giầy tạo ra chất thải rắn như 
vải vụn, da vụn gồm da tự nhiên, giả  da, cao su, chất dẻo,....với lượng thải lên  
tới 2­5 tấn/ngày [2].
* Các làng nghề thủ công mỹ nghệ:

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              18
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
Ở các làng nghề này, chất thải rắn không nhiều và hầu hết chất thải rắn 
ở đây được tận dụng làm nhiên liệu trong sinh hoạt hàng ngày ở các hộ gia đình.
* Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá:
Tại các làng nghề này, chất thải rắn chủ yếu là đá vụn, vỉa đá nhỏ. Đây là  
những loại chất rắn khó phân hủy, lượng thải lớn, chứa nhiều bụi đá với hàm 
lượng SiO2  cao. Tiếng  ồn  ở  các làng nghề  này là rất lớn vượt tiêu chuẩn cho  
phép rất nhiều lần. Ngoài ra còn có các giẻ lau các dung môi, hoá chất xử lý màu, 

dầu mỡ của các động cơ, máy móc cũng gây ô nhiễm môi trường nhiêm trọng.
1.2.3. Vấn đề về bệnh nghề nghiệp làng nghề
Báo cáo về hiện trạng môi trường của Bộ  TN­MT nêu rõ: Thời gian gần 
đây tại nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ 
tuổi lao động) đang có xu hướng gia tăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ 
trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so  
với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này cũng  
thấp hơn từ 5­10 năm [2], [17]. 
Theo thống kê tại tỉnh Hà Nam, so sánh giữa 7 làng nghề và 7 làng không  
làm nghề, tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da, tiêu chảy, hô hấp và đau mắt tại 7 làng  
nghề cao hơn rất nhiều so với làng không làm nghề [2].
Một số nghiên cứu tại một số làng nghề ở Hà Nội cũng cho thấy giữa các  
khu vực làng nghề  và không làm nghề, tỷ  lệ  mắc bệnh của các đối tượng khu  
vực làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực làng thuần nông.
Ở  các  làng  nghề   khác  nhau  thì các  bệnh nghề  nghiệp  cũng như   tỷ   lệ 
người mắc bệnh nghề nghiệp là không giống nhau [8].
Trong một nghiên cứu của Viện BHLĐ năm 2005, trong số các bệnh, mắc  
nhiều nhất là các bệnh về  đường hô hấp (viêm họng: 30,56%, viêm phế  quản: 
25%), sau đó là các bệnh cơ xương khớp (đau khớp xương: 15,28%, đau dây thần 
kinh: 9,72%), thấp hơn là các bệnh về mắt (11,11%), bệnh về tiêu hoá, bệnh về 
da…[14].

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              19
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
Theo một khảo sát mới đây của Bộ  Lao động thương binh xã hội, thì có  

khoảng 31% số  người lao động tại các làng nghề  bị  mắc bệnh liên quan đến  
nghề  nghiệp, trong đó chủ  yếu là các bệnh về  đường hô hấp (32,6%), bệnh về 
mắt (29,7%), bệnh điếc tiếng ồn (11,3%), bệnh tim mạch (18%) [2].
1.2.3.1. Bệnh nghề nghiệp tại các làng nghề tái chế phế liệu
Tình trạng bệnh nghề  nghiệp tại hầu hết các làng nghề  tái chế  phế  liệu 
đang ngày càng gia tăng, các bệnh phổ  biến như: Bệnh hô hấp, bệnh ngoài da,  
thần kinh và đặc biệt là bệnh ung thư.
Có 4 loại bệnh có tỷ  lệ  mắc cao tại nhóm làng nghề  tái chế  kim loại là 
bệnh phổi thông thường, bệnh tiêu hóa, mắt và phụ khoa, ung thư phổi (0,35­1%) 
và lao phổi (0,4­0,6%) [7].
1.2.3.2. Bệnh nghề  nghiệp tại làng nghề  chế  biến lương thực, thực phẩm,  
chăn nuôi và giết mổ
Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe phố biến tại các làng nghề này là bức xạ 
nhiệt, vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, hơi khí độc, nước thải và chất thải rắn.  
Các bệnh phổ biến tại nhóm làng nghề này là bệnh ngoài da và viêm niêm mạc.  
Tỷ  lệ  mắc các bệnh phổ  biến: phụ  khoa 13­38%, tiêu hoá 8­30%, viêm da 4,5­
23%, hô hấp 6­18%, đau mắt 9­15% [4].
1.2.3.3. Bệnh nghề nghiệp tại  làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Bệnh nghề  nghiệp tại các làng nghề  dệt nhuộm,  ươm tơ  được gây nên 
bởi các yếu tố  như: tiếng  ồn, bụi, bụi bong, hóa chất, hơi khí độc, nước thải  
chứa Javen và các loại hóa chất độc. Theo một kết quả điều tra tại 4 làng nghề 
dệt lụa cho thấy người lao động có tỷ lệ  mắc bệnh hô hấp là 5,5%; đau lưng là 
13%; giảm thị  lực là 15,8%; bệnh về  tai chiếm 9,5% trên tổng số  người đến 
khám chữa bệnh tại trạm y tế của địa phương [2]. Trong số những bệnh cấp tính  
thì bệnh đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (46%) và  

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              20
Duy

Phạm Viết  



Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
trong số  những bệnh mãn tính thì bệnh xương khớp cũng chiếm tỷ  lệ  cao nhất 
(gần 30%).
1.2.3.4. Bệnh nghề nghiệp tại làng nghề thủ công, mỹ nghệ
Các sản phẩm thủ  công mỹ  nghệ  do sử  dụng các nguyên liệu sơn, dầu, 
aceton, xylen, toluene, benzene,…nên đã gây ra các bệnh phổ biến như: Bệnh hô  
hấp, bệnh ngoài da, ung thư ...[2].
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương năm 2006, 
tỷ  lệ  người sống trong khu vực làng nghề  mắc bệnh hoặc xuất hiện các triệu  
chứng bệnh cao hơn so với những người thuần nông (88,1% so với 52,2%) [2]. 
1.2.3.5. Bệnh nghề nghiệp tại làng nghề  sản xuất vật liệu xây dựng và khai  
thác đá
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt tại các làng nghề  sản xuất vật liệu  
xây dựng, người dân phải trực tiếp sống trong môi trường có nồng độ  bụi, tiếng 
ồn lớn, các khí độc cao nên tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh về da rất cao.  
Một số bệnh điển hình tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác 
đá như bệnh tai mũi họng, bệnh hô hấp, bệnh mắt, bệnh thần kinh mệt mỏi, rối  
loạn tâm thần. Tỷ lệ mắc bệnh tại các làng nghề này rất cao. Theo số liệu điều tra 
của Viện Khoa học và Công nghệ  Môi trường (8­12/2002), tại làng nghề  Đông  
Tân ­ Thanh Hóa, làng nghề Kiện Khê ­ Hà Nam, tỷ lệ mắc bệnh do nghề nghiệp 
là hơn 50% [2].
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Y tế  Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), với 
hơn 1.200 người lao động  ở  làng nghề  đá mỹ  nghệ  Non Nước, tỷ  lệ  người dân  
làm nghề  bị  mắc bệnh cao hơn khá nhiều so với khu vực dân cư  lân cận không 
tham gia nghề.
Theo số liệu của UBND TP. Đà Nẵng, đến năm 2010, ước tính làng đá mỹ 
nghệ Non Nước có khoảng 20% trong số 5.000 công nhân lao động bị bệnh phổi  
do hít bụi đá, và việc dùng axit tưới lên đá để  làm mềm đá và sau đó dùng giấy  

nhám đánh bóng bằng tay khiến axit ăn mòn da tay là không thể tránh khỏi. 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              21
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề  không những làm gia tăng bệnh  
nghề  nghiệp mà còn gây tổn thất đối với nền kinh tế  và làm nảy sinh xung đột 
môi trường giữa các làng nghề, vì vậy cần có các giải pháp KHCN giảm thiểu ô  
nhiễm môi trường và bệnh nghề  nghiệp làng nghề  nói chung và chế  tác đá nói 
riêng.
1.2.4. Các giải pháp KHCN giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề 
nghiệp làng nghề
Phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ở nước 
ta, trong đó có làng nghề, đã được khẳng định trong chủ  trương, đường lối phát  
triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. 
Báo cáo môi trường quốc gia 2008 [2], [18], đã nêu ra 6 nhóm giải pháp 
chủ yếu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, bao gồm:
(1) Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT 
làng nghề.
 

+ Tiếp tục hoàn chỉnh hệ  thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật  

về BVMT làng nghề.
+ Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn.
+ Tăng cường tổ chức thực thi pháp luật BVMT làng nghề.

(2) Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT. 
(3) Giải pháp đối với các làng nghề đang hoạt động:
+ Tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý môi trường tại các làng nghề.
+ Tăng cường áp dụng các công nghệ xử lý chất thải làng nghề.
(4) Giải pháp đối với các làng nghề đang bị ô nhiễm môi trường:
+ Khẩn trương xử lý môi trường trong các làng nghề đã có trong danh sách 
Quyết định 64/2003/QĐ­TTg về  việc xử  lý triệt để  các cơ  sở  gây ô nhiễm môi 
trường nghiêm trọng. 
+ Xử lý trường hợp phát sinh làng nghề gây ô nhiễm môi trường.
+ Xử lý các khu vực bị ô nhiễm môi trường do hoạt động của các làng nghề.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              22
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
(5) Một số giải pháp khuyến khích
+ Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, các công nghệ  giảm thiểu ô 
nhiễm môi trường, xử lý các chất thải làng nghề.
+ Khuyến khích việc xã hội hóa công tác BVMT làng nghề.
+ Khuyến khích tăng cường và đa dạng hóa đầu tư  tài chính cho BVMT 
làng nghề.
(6)  Một số giải pháp hạn chế và nghiêm cấm.
+ Hạn chế phát triển mới, hạn chế mở rộng các cơ sở sản xuất tái chế chất  
thải (nhựa, kim loại, giấy, cao su), dệt nhuộm và thuộc da thủ  công trong các làng  
nghề.
+ Nghiêm cấm sử dụng trong làng nghề những phương pháp sản xuất thủ 
công và thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Nghiêm cấm tiến hành trong làng nghề các hoạt động sử dụng quặng có 
tính phóng xạ, tái chế chất thải nguy hại.
Nhằm triển khai đồng bộ  các giải pháp nêu trên, các cấp quản lý môi 
trường Trung  ương cần tập trung triển khai các  giải pháp thuộc nhóm (1); các  
địa phương chú trọng thực hiện các giải pháp thuộc nhóm (2), (3) và (4); các bộ, 
ngành tập trung thực hiện, áp dụng các giải pháp thuộc nhóm (5) và (6).
Trước thực trạng gia tăng BNN tại các làng nghề  đã có nhiều nghiên cứu 
đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu BNN như: Sản xuất sạch hơn, VSATLĐ,  
mở  các lớp tập huấn về VSATLĐ…tuy nhiên các giải pháp chưa được áp dụng 
đồng bộ nên hiệu quả còn nhiều hạn chế.

1.3. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ TÁC ĐÁ 
1.3.1. Tình hình khai thác và chế tác đá trong nước

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              23
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
Thời kỳ đồ đá đã lùi xa vào quá khứ  nhường chỗ cho thời kỳ đồ  điện tử, 
thế  nhưng ngày nay trong mỗi gia đình người dân đất Việt vẫn còn không ít 
những vật dụng bằng đá tồn tại song hành cùng thời gian.Từ xa xưa, nghề  khai 
thác và chế tác các sản phẩm dân dụng, mỹ  nghệ từ  đá đã phát triển khá mạnh, 
ban đầu cũng chỉ sản xuất những mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày 
như chày, cối đá, bia mộ,...Nhưng càng về sau nghề này càng phát triển, kỹ nghệ 
chế tác càng điêu luyện tinh xảo hơn mới phát triển sang chế tác mỹ nghệ, điêu 
khắc, tạc tượng...đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Sản phẩm của làng đá hiện nay hết sức đa dạng phong phú về  đề  tài,  

chủng loại kích cỡ, từ  những vật dụng hàng ngày như  cốc, chén,  ấm trà bằng 
đá…đến các tượng lân, rồng, sấu đá,… cho các chùa, rồi đến những tượng nhân 
sư, thần Vệ  Nữ, danh nhân đất Việt, danh nhân thế  giới, Phật Di Lặc, Phật bà 
Quan Âm, Sư  tử, Hổ, Báo, Đại bàng...Có tượng chỉ  bằng ngón tay, có tượng to 
bằng người thật hết sức tinh xảo sinh động. Sản phẩm của các làng đá không chỉ 
có đá xây dựng ốp lát, xây tường, móng kè… và những vật dụng đơn giản mà còn 
có đá mỹ nghệ với những sản phẩm tinh xảo như: voi đá, ngựa đá, tòa sen, tượng  
phật, chân cột đình, bia văn tự, đỉnh lư  hương, tháp nhang sân chùa, nhịp cầu  
bằng đá,… được lưu dấu ấn ở các công trình văn hoá, lịch sử  như  chùa Báo Ân, 
điện Lam Kinh, thành nhà Hồ, Kinh thành Thăng Long, Văn Miếu ­ Quốc Tử 
Giám, chùa Diên Hựu, nhà thờ  đá Phát Diệm,…mà còn xâm nhập vào nhiều thị 
trường lớn như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc), 
Châu Âu...nên chất lượng, mẫu mã, độ tinh xảo ngày càng được nâng cao hơn rất 
nhiều và được nhân dân các nước ưa chuộng, tin dùng.
Ngoài những làng nghề chế tác đá nổi tiếng từ thời xa xưa như làng nghề 
Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình), làng nghề Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng),  
làng nghề  Đông Sơn (Thanh Hoá),…hiện nay với sự  phát triển của kinh tế  thị 
trường và chủ  trương phát triển làng nghề  của nhà nước, với sự  kế  thừa những 
tinh hoa của các làng nghề  truyền thống kết hợp với công nghệ  hiện đại, các 

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              24
Duy

Phạm Viết  


Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 
làng nghề  chế  tác đá mới cũng đã xuất hiện trên khắp mọi miền của đất nước  
như:  làng đá Long Châu   (Chương Mỹ, Hà Nội), Đại Lộc (Quảng Nam), Suối  
Giàng (Văn Chấn, Yên Bái), Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc),…cũng như  nhiều 

công ty đá mỹ  nghệ khác: công ty TNHH đá mỹ nghệ Thái Bình, Công ty TNHH 
xây dựng Đồng Tiến (thị xã Quảng Trị), Công ty TNHH Thái Thùy Linh (Chương 
Mỹ, Hà Nội),… 
 

Nghề đá phát triển, thu nhập bình quân của người dân làm nghề tạc đá 

ngày càng ổn định và khấm khá hơn.
Tuy nhiên, để  trở  thành một làng nghề  có quy mô lớn, phát triển theo  
hướng bền vững và đủ sức vươn ra thị trường trong và ngoài nước, nghề đá cần  
có sự hỗ trợ nhiều mặt từ chính quyền địa phương và các ngành chức năng ở tỉnh  
và huyện. Trong đó, các giải pháp về quy hoạch, thu hút đầu tư, xúc tiến thương 
mại, cải tiến mẫu mã, công nghệ, môi trường, an toàn vệ  sinh lao động, bệnh 
nghề  nghiệp,…là những yếu tố  cần xem xét và thực thi một cách đồng bộ  với 
những bước đi thích hợp. Được như  vậy, nghề  khai thác và sản xuất các sản  
phẩm từ  đá sẽ  góp phần đắc lực vào công tác giải quyết việc làm, chuyển dịch  
cơ cấu kinh tế nông nghiệp­ nông thôn ở địa phương.
1.3.2. Làng nghề đá Hoa Lư – Ninh Bình
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội.
Huyện Hoa Lư có vị  trí bao bọc phía bắc và tây với thành phố Ninh Bình, 
phía bắc giáp huyện  Gia Viễn, phía tây giáp thị  xã  Tam Điệp, phía nam giáp 
huyện Yên Mô, phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thành phố  Ninh 
Bình.
Hoa   Lư   có  diện  tích  tự   nhiên  139,7  km²   và   dân  số   103,9  nghìn   người 
(2003). 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh 
Giang,  Ninh Mỹ,  Ninh Khang,  Ninh Xuân,  Ninh Vân,  Ninh Hải,  Ninh An,  Ninh 
Thắng và thị trấn Thiên Tôn [11], [12], [13].

Luận văn Thạc sĩ Khoa học              25
Duy


Phạm Viết  


×