Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.41 MB, 198 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THANH MAI

ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ,
GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THANH MAI

ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ,
GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN MẠNH HÀ
2. TS. NGUYỄN BÌNH

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án

Phạm Thị Thanh Mai


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

6

1.1. Vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế qua các công trình
nghiên cứu

6

1.2. Kết quả của các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án
tiếp tục giải quyết


23

Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO TÌM KIẾM SỰ ỦNG HỘ VÀ GIÚP ĐỠ
QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949

25

2.1. Sự cần thiết của tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế và chủ
trương của Đảng

25

2.2. Quá trình Đảng tìm kiếm, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế

40

Chương 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ
QUỐC TẾ, ĐƯA CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1950 - 1954)

71

3.1. Bối cảnh trong nước, quốc tế và chủ trương của Đảng

71

3.2. Quá trình Đảng chỉ đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế

81


Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

118

4.1. Nhận xét

118

4.2. Một số kinh nghiệm

137

KẾT LUẬN

148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC

168



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để xây dựng và phát triển đất
nước luôn là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Điều này không chỉ cần
thiết đối với các nước lớn có tiềm lực về kinh tế, quân sự, mà còn vô cùng
quan trọng, nhân thêm nguồn sức mạnh đối với các dân tộc nhỏ trong cuộc
đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ngay từ những năm tháng tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh luôn khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong
trào cách mạng thế giới và ai làm cách mạng trong thế giới đều là bạn bè,
đồng chí của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và
chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân lao động, làm cho tinh thần yêu nước
trở thành một bộ phận của tinh thần quốc tế. Xuất phát từ quan điểm đó, trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn hướng sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam
hòa vào cuộc đấu tranh của nhân loại bị áp bức chống lại chủ nghĩa thực dân,
giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn chồng
chất. Đó là những hậu quả về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của chế độ
cũ để lại: nền kinh tế đình đốn, tài chính kiệt quệ; thiên tai, dịch bệnh liên
tiếp đe dọa đời sống của nhân dân, làm gần 2 triệu người chết đói; hơn 90%
người dân không biết đọc, biết viết; các thế lực thực dân, đế quốc, phản
động trong và ngoài nước cấu kết với nhau mưu đồ thủ tiêu chính quyền
cách mạng nhằm nô dịch dân tộc Việt Nam một lần nữa. Chính quyền cách
mạng non trẻ đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn, một cuộc chiến
không cân sức để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Do vậy, bên cạnh chủ



2
trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, việc tranh thủ sự ủng hộ,
giúp đỡ quốc tế để bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc trở thành yêu cầu
cấp thiết của cách mạng Việt Nam.
Vừa lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp, từng bước xây dựng,
kiến thiết đất nước, Đảng vừa lãnh đạo tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp
đỡ quốc tế. Đó là quá trình kết hợp xây dựng lực lượng với mở rộng quan hệ
quốc tế để tìm kiếm bạn đồng minh, đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại
giao, kết hợp các hình thức đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ
của các nước anh em, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ
trên thế giới, tạo thế và lực để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn
toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã
bảo vệ và phát triển lên một bước mới những thành quả của Cách mạng
Tháng Tám.
Nghiên cứu về sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954
đối với Việt Nam, không chỉ làm rõ thêm vai trò to lớn của Đảng, đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bản lĩnh chính trị kiên cường, với đường lối
đúng đắn, sách lược mềm dẻo, linh hoạt, đã tranh thủ, phát huy được sự ủng
hộ, giúp đỡ của quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại
để làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn
góp phần đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc lịch sử của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm vào cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn lịch sử này. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Đảng tiếp tục phát
huy nhân tố sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo tranh
thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954” để nghiên
cứu và làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.



3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế
đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 đến
năm 1954. Trên cơ sở đó, nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm về quá trình
Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong giai đoạn 19451954, góp phần vào thực hiện công tác đối ngoại hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ bối cảnh lịch sử và sự cần thiết phải tranh thủ sự giúp đỡ, ủng
hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam giai
đoạn 1945-1954.
- Nghiên cứu và hệ thống hóa quan điểm, đường lối, chính sách đối
ngoại của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; các hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
- Trình bày một cách hệ thống sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
- Nêu lên những nhận xét về ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh
nghiệm từ thực tiễn Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế giai
đoạn 1945-1954.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng về tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản
Đông Dương, tháng 2-1951, được đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam (gọi tắt



4
là Đảng) lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế về chính trị, quân
sự, kinh tế,... trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phạm vi về không gian: Việt Nam và các nước trên thế giới, các tổ
chức quốc tế liên quan đến nội dung của luận án.
- Phạm vi về thời gian: từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7 năm 1954.
Ngoài ra, để làm rõ thêm đối tượng nghiên cứu, luận án có đề cập một số vấn
đề liên quan đến trước và sau khoảng thời gian trên.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết quốc tế; đường lối của Đảng về đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ,
giúp đỡ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
4.2. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu
chính sau:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, của các lãnh tụ Đảng, Nhà nước về vấn đề quan hệ quốc tế, tranh
thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế.
- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các Hiệp định quốc tế Việt Nam
tham gia ký kết; các bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn, thư, điện của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1945-1954. Khối tài liệu sưu tầm được từ
Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, đặc biệt là khối bản thảo, bút tích của Chủ
tịch Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài luận án hiện đang được lưu giữ tại kho
Cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh và các nguồn lưu trữ khác trong nước. Đây
là nguồn tư liệu cơ bản giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài.
- Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan về lịch sử thế giới,
lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng, lịch sử ngoại giao. Đây là nguồn tư liệu quan
trọng trong quá trình thực hiện luận án.



5
- Hồi ký, hồi ức của các cá nhân trong và ngoài nước, những người
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động tranh thủ, phát huy sự ủng hộ,
giúp đỡ quốc tế cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp của hai phương
pháp này là những phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá trình
nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khác như: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu để làm rõ nội
dung đề tài.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án góp phần làm rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực
lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới; của các nước anh em
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng như của những nước láng giềng đối với
cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954.
- Bước đầu đưa ra nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng trong việc tranh
thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế về những thành công, hạn chế; đúc rút kinh
nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng về tranh thủ sự ủng hộ, giúp
đỡ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam những năm 1945-1954, góp phần gợi
mở những nội dung về hoạt động đối ngoại trong giai đoạn hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề này. Việc tập hợp, phân tích những
tài liệu liên quan đến đề tài cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác trưng
bày, thuyết minh tại các bảo tàng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác
giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án

được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. VẤN ĐỀ TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ QUA CÁC
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về quan hệ quốc tế,
tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp
1.1.1.1. Các công trình khoa học về Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng
và Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
quốc tế
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) đã trở
thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân từ trước đến
nay. Vì vậy, những nhân tố làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến này, trong
đó có vấn đề đoàn kết quốc tế đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến.
Công trình "Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954)", tập 1 [175] và tập 2 [178] của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã
đánh giá tầm vóc, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Bộ sách đã phản ánh một cách có hệ thống diễn biến, các nội
dung chủ yếu, các mốc lịch sử quan trọng, bước đầu nêu ra những quy luật
của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, đồng thời lãm rõ các
nhân tố thắng lợi dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là một công trình thể hiện sự dày công
nghiên cứu của các tác giả. Công trình đã dành nhiều trang viết về liên minh
chặt chẽ với Lào và Campuchia, phối hợp với Trung Quốc, Liên Xô và các
nước khác nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế. Song, vấn đề đó

cũng mới chỉ đề cập một cách khái quát, chưa được hệ thống và đầy đủ.


7
"Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960)", tập 1 do Văn phòng Quốc
hội [162] tổ chức nghiên cứu, biên soạn. Đây là một công trình khoa học lịch
sử về Quốc hội được biên soạn nghiêm túc và xuất bản lần đầu tiên ở Việt
Nam. Các tác giả đã nêu rõ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
(1946) vốn là một Quốc hội lập hiến. Song do hoàn cảnh cách mạng và kháng
chiến nên Hiến pháp năm 1946 chưa được ban hành. Quốc hội đã giao cho
Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội căn cứ vào các nguyên tắc đã định
của Hiến pháp để thực thi việc lập pháp. Với tư cách là cơ quan quyền lực cao
nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội đã giải quyết mọi vấn đề
của toàn quốc, lập hiến và lập pháp, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp
ước mà Chính phủ ký với nước ngoài, Quốc hội khoá I đã hoàn thành trách
nhiệm của mình đối với một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.
Mười bốn năm hoạt động trong hoàn cảnh kháng chiến cực kỳ khó
khăn gian khổ (1946-1960) là quá trình rèn luyện Quốc hội nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà (khoá I). Liên quan đến vai trò, chức năng và nhiệm vụ của
Quốc hội Khóa I, việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng được đề cập đến.
Cuốn sách "Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội" [100] của Cốc Văn
Khang đã đi sâu phân tích cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa hai hệ
thống chính trị xã hội đối lập nhau trên mọi lĩnh vực: tư tưởng chính trị; kinh
tế xã hội...; tác giả nêu lên những thành tựu to lớn mà các nước Xã hội chủ
nghĩa đã đạt được, đồng thời vạch rõ những mặt hạn chế và sai lầm của các
nước này trong quá trình xây dựng Xã hội chủ nghĩa.
Trong "Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và
bài học" của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị [1],
các tác giả đã làm rõ nguyên nhân, ý nghĩa, kết quả, bài học của cuộc kháng

chiến chống Pháp. Đặc biệt, công trình đã tổng kết được sự giúp đỡ về vật
chất và tinh thần của quốc tế, Liên Xô, Trung Quốc đối với Việt Nam. Tuy


8
nhiên, ở khía cạnh đối ngoại, cụ thể là vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ,
giúp đỡ của quốc tế với cách mạng Việt Nam ở giai đoạn lịch sử này chưa
được đi sâu làm rõ.
Trong cuốn hồi ức "Chiến đấu trong vòng vây" của Võ Nguyên Giáp
[71], tác giả đã giới thiệu với độc giả về Nguyễn Ái Quốc - Việt Minh - Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, kể lại tiến trình cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp từ ngày 19-12-1946 cho đến trước Chiến dịch Biên Giới năm
1950 mà Đại tướng là người tham gia trực tiếp. Tác giả đã nói rõ về thời kỳ
chiến đấu gian khổ trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và những yêu cầu
cấp thiết kết nối với cách mạng thế giới của Việt Nam. Cuốn sách đề cập
đến chuyến đi bí mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc và Liên
Xô, những kết quả của chuyến đi qua báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với
Ban Thường vụ Trung ương Đảng sau đó. Đây là những thông tin, tư liệu
quan trọng để tác giả luận án đi sâu nghiên cứu về hành trình, nội dung và
kết quả chuyến đi này của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến hoạt động
đối ngoại nhằm tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của quốc tế đối với cách
mạng Việt Nam.
"Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 Thắng lợi và bài học"
của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị [3] đã đưa ra
những tổng kết cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
chiến tranh cách mạng. Nội dung được trình bày khái quát những sự kiện và
tiến trình lịch sử, những nhận định, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng đối với
chiến tranh cách mạng Việt Nam, đúc kết những bài học cơ bản trong sự lãnh
đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là quá trình cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, mở đầu thắng lợi bằng

cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền trên cả nước.
Tiếp đó, được kế tục và hoàn thành vẻ vang bằng cuộc chiến tranh cách mạng
toàn dân, toàn diện, một cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước lâu dài và đây


9
chính là thời kỳ oanh liệt và hào hùng nhất trong lịch sử của dân tộc, đưa
nước Việt Nam tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Đảng
Cộng sản Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử trọng đại, đưa đất nước
vượt qua khó khăn, thử thách sống còn; Nhân dân anh dũng chiến đấu chống
chủ nghĩa thực dân, đế quốc; kiên quyết và khôn khéo sử dụng bạo lực cách
mạng chống lại bạo lực phản cách mạng; thực hiện mục tiêu: dân tộc độc lập,
Tổ quốc thống nhất, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đã phát huy
truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc, xây dựng, củng cố, phát huy
cao độ sức mạnh của toàn dân Việt Nam - những người làm chủ đất nước,
tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các lực lượng cách mạng thế giới và của cả loài
người tiến bộ, phân hoá, cô lập triệt để kẻ thù, thực hiện thắng lợi chiến lược
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".
"Đảng Cộng sản Việt Nam, chặng đường qua hai thế kỷ (1930-2006)"
[97]. Cuốn sách đã làm rõ thêm sự ra đời, các chặng đường lịch sử và hoạt
động đấu tranh của Đảng, tổng kết thực tiễn lịch sử dân tộc, nêu bật những
thắng lợi, thành tựu và cả những hạn chế, khiếm khuyết, làm sáng tỏ những
bài học về xây dựng Đảng, những vấn đề về lý luận của cách mạng Việt Nam,
giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách
mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, góp phần nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới. Các tác giả đã đúc rút nên 6
kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng
chiến chống thực dân Pháp, trong đó kinh nghiệm thứ năm là đoàn kết, liên
minh với nhân dân Lào, Campuchia, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế.
Trong cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của

Đảng trong thời kỳ đổi mới" của Đinh Xuân Lý [113] đã giúp cho người
nghiên cứu hiểu rõ hơn nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, một số
thành tựu hoạt động đối ngoại của Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh; quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận dụng tư


10
tưởng đối ngoại của Người trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay. Tác giả
đã dành Chương I của sách để nói về cơ sở hình thành và các giai đoạn phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại; Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
đối ngoại và thành tựu của đối ngoại Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng đối
ngoại Hồ Chí Minh. Các hoạt động tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được tác giả đề cập
tới tuy chưa sâu, đặc biệt là những hoạt động tham dự của các phái đoàn đại
biểu Việt Nam tại các hội nghị quốc tế, sự thiết lập các phòng thông tin tại
bốn châu lục trong những năm 1947-1949 để liên lạc, tranh thủ sự ủng hộ
quốc tế đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa.
Cuốn "Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh" của Nguyễn Dy Niên [135]
đã chỉ ra quá trình hình thành, nguồn gốc tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh;
phân tích những nội dung chủ yếu của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đó
là: Các quyền dân tộc cơ bản; Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội;
Giải quyết mọi vấn đề xung đột thông qua thương lượng hòa bình; Độc lập tự
chủ, tự lực tự cường gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế; Hữu nghị và
hợp tác với các nước trên thế giới; Ngoại giao là một mặt trận; Phân tích về
phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.
Cuốn "Lịch sử Việt Nam", tập 10 của Viện Sử học [187] nằm trong Bộ
sách gồm 15 tập, được hoàn thành trên cơ sở Chương trình nghiên cứu trọng
điểm cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam do Viện Sử học là
cơ quan chủ trì. Nội dung sách phong phú, toàn diện, nhiều tư liệu mới có giá
trị, bố cục chặt chẽ, được trình bày có hệ thống. Các tác giả đã dành một phần

nội dung của chương IV nói về đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự ủng hộ
quốc tế năm 1947 và quá trình đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, góp phần phá
vỡ thế bao vây của thực dân Pháp (1948-1950).
Trong cuốn sách "Lịch sử Việt Nam", tập 11 của Viện Sử học [188], tại
chương II, phần VI, giới thiệu về quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao


11
(1951-1952) và dành riêng chương VI viết về “Hội nghị Giơnevơ năm 1954
về Đông Dương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi”.
Nội dung cơ bản về vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế của Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được các tác giả đưa ra, nhưng trong khuôn khổ
một bộ thông sử, các tác giả không đi sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, những số
liệu, sự kiện liên quan đến vấn đề tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Việt Nam
đã được các tác giả cập nhật dựa trên kết quả nghiên cứu mới nhất đến thời
điểm dự thảo.
Trên cơ sở những tư liệu mới được khai thác, sưu tầm, kế thừa những
thành tựu, kết quả nghiên cứu đã được công bố, "Lịch sử cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1954", tập 5 của Viện Lịch sử Quân sự Việt
Nam [181] đã được xuất bản, nằm trong bộ sách gồm 7 tập. Nhóm biên soạn
xây dựng kết cấu, bố cục của tập sách và trình bày nội dung lịch sử theo tiến
trình lịch sử và vấn đề. Theo đó, nội dung của tập sách này được thể hiện qua
4 chương (16, 17, 18, 19). Chương 16 trình bày về tình hình địch sau thất bại
của chúng trong Thu Đông 1950; về các chủ trương, phương châm chiến
lược, quyết sách mới của Đảng ta (thể hiện tập trung ở Đại hội Đảng lần thứ
II, tháng 2-1951); diễn biến của 3 chiến dịch tiến công địch ở trung du và
đồng bằng Bắc Bộ. Chương 17, trình bày các vấn đề về xây dựng lực lượng,
củng cố hậu phương kháng chiến, trong đó đi sâu vào các nội dung về củng cố
Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể kháng chiến; xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hoạt động đối ngoại.

Chương 18 trình bày cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở vùng địch chiếm
đóng trên khắp ba miền đất nước, mà quan trọng là ở Bắc Bộ nhằm giành, giữ
vững thế chủ động chiến lược; đồng thời sử dụng một lực lượng nhất định để
phối hợp, chi viện cho chiến trường Lào, Campuchia. Chương 19 bao gồm
các nội dung về tiến công địch ở Tây Bắc Bắc Bộ; hoạt động quân sự của cả
nước trong Xuân - Hè 1953; về sự phối hợp với quân giải phóng Pa-thét Lào,
chiến thắng địch ở Thượng Lào.


12
Mặc dù không phải là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về công
tác đối ngoại nhưng vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng
chiến chống Pháp cũng được các tác giả đề cập tới. Những công trình nghiên
cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo chính thống và hữu hiệu cho luận án.
Trên cơ sở đó, luận án tiếp tục nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn các nội dung
liên quan trực tiếp đến đề tài.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ quốc tế,
tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp
Đây là những công trình khoa học về quan hệ đối ngoại, vì vậy, vấn đề
tranh thủ, phát huy sự ủng hộ quốc tế đã được đề cập ở các mức độ khác
nhau. Do đó, đây chính là những nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong quá
trình thực hiện luận án.
Có thể kể ra như: "Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân (1945-1954)", tập 1 của Bộ Ngoại giao [27]; "Đấu tranh ngoại
giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954)", tập 2 của Bộ
Ngoại giao [28]. Một số công trình đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc, Việt Nam và Liên Xô như: "Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc 30 năm qua" của Bộ Ngoại giao [29]; "Sự thật về những lần xuất quân
của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung" của Nguyễn Huy Toàn và các cộng

sự [152]; "Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980)" của Bộ Ngoại
giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên Xô [30].
Cuốn sách "Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao" của Viện Quan hệ
quốc tế [183]. Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao”
tổng kết những bài học chủ yếu và kinh nghiệm quí báu trong lĩnh vực ngoại
giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, nhà ngoại
giao kiệt xuất của Việt Nam. Theo nội dung cuốn sách, hoạt động ngoại giao
của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia làm 4 thời kỳ: Giai đoạn từ 1941 đến


13
2.9.1945; Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và hoạt động
ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác
ngoại giao năm 1954-1964; Giai đoạn từ 1965 đến 1969. Nội dung sách
khảng định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo và tiến hành một cách xuất sắc
cuộc đấu tranh ngoại giao trong những giờ phút hiểm nghèo nhất của đất
nước, từ đó rút ra những bài học cần thiết để vận dụng trong giai đoạn mới
nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tác giả Phan Ngọc Liên [107] trong cuốn "Hồ Chí Minh những hoạt
động quốc tế" đã tóm tắt những hoạt động quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh
những năm đầu thế kỷ XX, với tư cách là một chiến sĩ cách mạng quốc tế.
Những hoạt động của Người trong hàng ngũ Đồng minh chống quân phiệt
Nhật, trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, đến kháng chiến
chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong cuốn "Bao dung Hồ Chí Minh", của Nguyễn Văn Khoan [102]
đã viết về những yếu tố hình thành phong cách ứng xử, cách dùng người,
những kế sách cứu nước và giữ nước; cách ứng xử ngoại giao của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, những ảnh hưởng của Nho giáo đối với quá trình hình thành và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới, nét đẹp tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh và những đóng góp của Hồ Chí Minh với thời đại.

Cuốn sách "Ngoại giao Việt Nam 1945-2000" là một công trình nghiên
cứu khoa học công phu của tập thể các nhà ngoại giao, các chuyên gia hàng
đầu về quan hệ quốc tế của Nguyễn Đình Bin [25] chủ biên. Với 5 chương nội
dung, cuốn sách đã phác họa những nét chính của hoạt động ngoại giao Việt
Nam trong 55 năm, từ năm 1945 đến năm 2000, một thời kỳ đầy những biến
động và đổi thay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các tác giả đã dành
chương 1 và chương 2 nói về hoạt động ngoại giao của Việt Nam, từ ngoại
giao góp phần giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng (1945-1946) đến
ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1947-1954).


14
Vấn đề ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được
các tác giả chia thành các phân đoạn: Ngoại giao phá vây (1947-1949); Lập
quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ quốc tế
(1950-1953); Hội nghị quốc tế về Đông Dương và ký kết Hiệp định Geneva
năm 1954. Với nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy, với các luận chứng
chặt chẽ và súc tích, cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống và tổng hợp
công tác ngoại giao của Đảng, Nhà nước trong những năm tháng đầy biến
động này. Tuy nhiên, đây là những nét chính của hoạt động ngoại giao Việt
Nam trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ,
vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế ở giai đoạn này vẫn cần
có sự nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu hơn.
Bên cạnh đó, phải kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu khác như:
"Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (19451975)" của Nguyễn Phúc Luân [110]; "Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp" của Đặng Văn Thái [147].
"Ngoại giao Việt Nam (1945-1995)" là một công trình nghiên cứu công
phu của Lưu Văn Lợi [109]. Tác giả đã đưa ra sự đánh giá bao quát về nửa thế
kỷ hoạt động của ngoại giao Việt Nam, bắt đầu từ những năm 1945-1946, giai
đoạn bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, trải qua hai cuộc kháng chiến

chống Pháp và chống Mỹ, hai cuộc chiến tranh biên giới và quá trình phá thế
bị bao vây, cô lập để hội nhập thế giới trong các mối quan hệ hợp tác và phát
triển đất nước. Trong sách, tác giả chọn những sự kiện quan trọng nhất để
thẩm tra và sắp xếp tư liệu nhằm thuật lại sự kiện, qua đó giúp các nhà nghiên
cứu hiểu rõ hơn về 50 năm ngoại giao Việt Nam.
Trong cuốn "Ngoại giao Hồ Chí Minh lấy chí nhân thay cường bạo",
tác giả Nguyễn Phúc Luân [111] khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người
đã vạch ra những định hướng cơ bản trong hoạt động quốc tế của cách mạng
Việt Nam, đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Tinh thần


15
nhân văn trong trong phong cách ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
làm khuất phục lòng người, đặc biệt là với đối phương.
Trong cuốn "Ngoại giao Việt Nam, phương sách và nghệ thuật đàm
phán" của Nguyễn Khắc Huỳnh [94], tác giả đã phân tích những sự kiện,
những chặng đường của ngoại giao Việt Nam, góp phần làm rõ những thành
tựu, tính đặc sắc, bản lĩnh và trí tuệ của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.
Cuốn sách cũng nêu lên những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
công tác ngoại giao từ năm 1945 đến năm 1969.
* Trong các bài tạp chí, báo và hội thảo khoa học, vấn đề đối ngoại,
hoạt động ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng được đề cập đến như:
“Âm mưu của Trung Quốc từ Điện Biên Phủ đến Giơnevơ” của
Nguyễn Anh Thái [146]; Lê Giản, Văn Phong [68] trong cuốn “Những người
cộng sản Pháp và chiến tranh ở Đông Dương (1944-1954)”; “Tìm hiểu tư
tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao” của Phạm Hồng Chương, Phùng Đức
Thắng [37]; “Hà Nội tháng 12-1946, những toan tính từ phía bên kia” của Vũ
Dương Ninh [137], nội dung bài viết tổng hợp những sự kiện đấu tranh ngoại
giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ

sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946. Liên quan đến chủ đề này, tác giả
Vũ Dương Ninh [136] còn đề cập đến trong bài viết “Mục tiêu độc lập dân
tộc trong đường lối đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
“Hồ Chí Minh và cuộc chiến tranh ở Việt Nam” trong hồi tưởng của
Khrushchev” của Phạm Hồng Tung [160]; “Đọc hồi ức của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp” của Bùi Trọng Liễu [108]; “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
những năm 1954-1960” của Nguyễn Thị Mai Hoa [81].
"Cuộc hành trình vạn dặm" của Nguyễn Huy Hoan [83]. Nội dung đề
cập đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mùa xuân Canh Dần 1950, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã thực hiện cuộc hành trình vạn dặm để mở đường quan hệ quốc tế


16
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người đã góp sức xây dựng tình hữu
nghị của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc với nhân dân Việt Nam. “Từ phá vây
về ngoại giao đến phá vây biên giới” của Nguyễn Khắc Huỳnh [95].
Trong bài “Chính sách đối ngoại của Đảng những năm sau Cách mạng
Tháng Tám” của Nguyễn Thị Mai Hoa [82], tác giả đề cập đến thời điểm sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng đã thực hiện các chính sách đối
ngoại như: Đối thoại, thương lượng hòa bình vì sự tồn vong của chế độ mới,
nỗ lực thương lượng trên nền hòa bình mong manh, trên nền tảng hợp tác hữu
nghị, tích cực phá vây tìm bạn bên ngoài.
Trong bài “Góp phần tìm hiểu lý do đến tháng 1-1950, Liên Xô mới
công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, trên cơ sở nghiên cứu
sâu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, tác
giả Nguyễn Mạnh Hà [77] đã đưa ra các lý do chủ yếu dẫn đến vấn đề của
bài viết.
Một số các bài viết hội thảo cũng đề cập đến vấn đề này, trong số đó
tiêu biểu là: “Thêm bầu bạn bớt kẻ thù - nguyên tắc chỉ đạo chiến lược trong
tư tưởng Hồ Chí Minh” in trong Kỷ yếu Hội thảo Tư tưởng Hồ Chí Minh - Lý

luận và thực tiễn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [84].
Tuy nhiên, như trên đã nói, trong phạm vi bài tạp chí, báo và hội thảo
khoa học, các tác giả chưa có điều kiện trình bày một cách có hệ thống và đầy
đủ về vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cách
mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. Mặc dù vậy, đây cũng là những
nội dung cơ bản, có tính chất định hướng cho việc thực hiện đề tài luận án.
Ngoài ra, còn một số luận án nghiên cứu về hoạt động đối ngoại của
Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp; nghiên cứu về đường lối, chính sách chiến tranh của Pháp ở Việt
Nam, tiêu biểu như: “Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh ngoại giao Việt - Pháp
từ 2-9-1945 đến 19-12-1946” của Lê Kim Hải [78]; “Chính sách chính trị,


17
quân sự của Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954 và nguyên nhân
thất bại của chúng” của Nguyễn Mạnh Hà [75]; “Đảng lãnh đạo hoạt động
đối ngoại thời kỳ 1945-1946” của Nguyễn Thị Kim Dung [43].
Luận án “Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Liên Xô trong giai
đoạn 1930-1954” của Lê Văn Thịnh [151]. Luận án gồm 3 chương đi dọc
chiều dài của mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô từ năm 1930 đến năm 1945:
Bước khởi đầu của quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Liên Xô, Quan hệ
giữa cách mạng Việt Nam và Liên Xô trong những năm Việt Nam đấu tranh
giành độc lập (1930-1945), Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Liên Xô
trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Tác giả đã
ghi nhận, phân tích và đánh giá cao sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô đối với
cách mạng Việt Nam trong những năm 1945-1954. Tuy nhiên, tác giả cũng
đi đến nhận định, ngay cả khi công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Liên Xô vẫn kiên trì mục tiêu hòa bình
và ổn định trong quan hệ quốc tế, tránh dính líu trực tiếp vào những cuộc
tranh chấp khu vực. Từ đó, Liên Xô không muốn công khai hóa mạnh mẽ

mối quan hệ mật thiết với cách mạng Việt Nam. Nhiều hoạt động hỗ trợ cho
cách mạng Việt Nam, đặc biệt là về vật chất thường được Liên Xô thực hiện
qua Trung Quốc,...
Luận án “Hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945”
của Nguyễn Thị Huyền Trang [155] đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học về
quá trình định hình đường lối đối ngoại của Đảng giai đoạn 1930-1945. Tác
giả đã phân tích, góp phần làm sáng tỏ những hoạt động đối ngoại của Đảng
với cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945. Qua đó, khẳng định
đường lối và hoạt động đối ngoại đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong giai
đoạn lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền,…
Tuy cùng nghiên cứu trên lĩnh vực Lịch sử Đảng, Lịch sử Quân sự, Hồ
Chí Minh, song đề tài, nội dung nghiên cứu của các luận án nói trên không


18
trùng lặp với đề tài luận án. Đây cũng là một trong những nguồn tài liệu tham
khảo quan trọng trong quá trình thực hiện luận án.
1.1.2. Một số công trình nước ngoài đề cập đến sự ủng hộ, giúp đỡ
của quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Nhiều tác giả nước ngoài đã nghiên cứu về cuộc chiến tranh này cũng
như các vấn đề liên quan. Phần lớn trong số đó là các tướng lĩnh, học giả
người Pháp, Mỹ, đặc biệt là một số phóng viên chiến trường, có mặt trực tiếp
tại Việt Nam trong thời gian này. Do đó, các tác giả có điều kiện khai thác và
cung cấp cho người đọc nhiều tư liệu liên quan đến vấn đề này từ phía bên
kia. Tuy nhiên, trừ một số ít các tác giả có mặt trực tiếp tại Việt Nam, do sự
khác nhau về thế giới quan và giới hạn bởi nguồn tư liệu một phía, các công
trình này chỉ có thể là các nguồn tư liệu bổ sung và hỗ trợ cho quá trình tiếp
cận vấn đề nghiên cứu của đề tài. Có thể kể ra như:
“Đồng chí Hồ Chí Minh như tôi được biết” của Lê-ô Phi-ghe (Le’o
Figuères) [105] đã kể về những lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt

là lần ông gặp Người năm 1950 ở Việt Nam với tư cách là Tổng Bí thư Đoàn
Thanh niên Cộng hoà Pháp, vừa là Chủ nhiệm tờ báo Tiền phong (của Đoàn
Thanh niên Cộng hoà Pháp). Lê-ô Phi-ghe được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp
hai lần tại nơi ở của Người nơi chiến khu giữa núi rừng Việt Bắc. Ông nói
rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết rất cặn kẽ những cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân Pháp chống chiến tranh (của bọn thực dân Pháp) ở
Đông Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi ông: "Nhân dân Pháp có bị ảnh
hưởng vì sự tuyên truyền của bọn thực dân Pháp không? Người Pháp có hiểu
rằng chúng tôi không thù ghét gì họ không?". Từ nhân cách Hồ Chí Minh và
thực tế cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam, Lê-ô Phi-ghe
đặt câu hỏi vì sao nhân dân Việt Nam đã thắng trong cuộc chiến tranh Đông
Dương và ông tự trả lời:


19
Đó là vì họ có tinh thần yêu nước nồng nàn và vì họ có tinh thần
sáng tạo. Nhưng cũng cần phải nói là còn vì lối sống của họ, vì lòng
hy sinh của họ, vì quyết tâm chịu đựng gian khổ của họ, vốn là đặc
tính sẵn có từ trước đến nay trong quá trình chiến đấu của họ. Tất cả
các đức tính đó của dân tộc Việt Nam, đồng chí Hồ Chí Minh đều
có cả và ở mức độ rất cao [105].
"Đối diện với Hồ Chí Minh" của J. Xanhtơni (Jean Sainteny) [99]. Lần
đầu tiên, Jean Sainteny gặp Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm 1945. Được sự ủy
quyền của Chính phủ Pháp, Jean Sainteny trở thành nhân vật trung gian cho
những cuộc tiếp xúc Pháp - Việt. Ông cũng là một trong những nhân vật chủ
trương và nỗ lực hợp tác hoà bình với Chính phủ Hồ Chí Minh để dẫn đến
việc ký kết Hiệp định sơ bộ 6-3-1946. Năm 1946, Jean Sainteny cũng là
người tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là một nguyên thủ quốc
gia sang thăm nước Pháp và đã từng đón tiếp Hồ Chí Minh như những người
bạn bè tại gia đình của mình. Tháng 9-1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua

đời, J.Sainteny có mặt tại Hà Nội, ông là người đứng đầu một phái đoàn chính
thức duy nhất của một nhà nước Phương Tây (Chính phủ Cộng hoà Pháp) dự
lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những cảm xúc của ông qua những lần gặp
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện khá rõ nét trong cuốn sách về một
“ông già hiền từ và bé nhỏ” nhưng lại chính là người có sức mạnh, đẩy nước
Pháp trở về với hình lục lăng bé nhỏ ban đầu. Điều đó muốn nói lên vai trò
của Hồ Chí Minh, người đứng đầu Đảng, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa trong quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh làm thất bại âm
mưu bành trướng của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Một số cuốn sách cũng đề cập đến quan điểm, chính sách của các nước
với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp như: “Nước Mỹ và Đông
Dương từ Rudơven đến Ních - xơn” của A. Pulơ [141].


20
Cuốn sách “Tại sao Việt Nam” (Why Vietnam?) của L.Archimedes
Patti [138], một sĩ quan tình báo Mỹ, người đã có mặt và liên quan đến những
biến động của lịch sử Việt Nam ở vào thời điểm bước ngoặt quyết định của
cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Patti không đi thẳng vào những vấn
đề còn đang nóng bỏng tính thời sự của thập kỷ 70 để giải đáp câu hỏi "Tại
sao Mỹ thua ở Việt Nam?" mà lại đi ngược thời gian lên thập kỷ 40 để giải
đáp câu hỏi "Tại sao nước Mỹ đã từng sát cánh với những người cách mạng,
những người cộng sản Việt Nam trên một trận tuyến chung chống chủ nghĩa
phát xít?". Tác giả đã gợi lại ký ức của một thời mà những người cách mạng
Việt Nam, tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trân trọng đưa những tư
tưởng của bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ lên trang mở đầu của bản
Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt Nam. Câu trả lời cũng là cách vạch ra
những sai lầm của giới cầm quyền Mỹ sau cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II
đã đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh lạnh, từ bỏ những giá trị tiến bộ của
chính bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 để dấn thân vào sự

thù địch với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt
Nam, cũng là chuốc lấy những thất bại cay đắng trên chiến trường Việt Nam
sau này.
Ngoài ra, phải kể đến các cuốn sách như: “Thời sự Đông Dương” của
Đácgiăngliơ (D'Argenlieu) [45], Bản dịch lưu tại Viện Hồ Chí Minh; Đông
Dương hấp hối (hồi ký) của Navarre [130]; “Tam giác Trung Quốc Campuchia - Việt Nam” của Wilfred Burchett [190]; “Paris, Sài Gòn, Hà
Nội” - Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947 của Philippe Devillers
[41]; “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” của Hoàng Tranh [156]; “Liên bang Xô
viết và chiến tranh Việt Nam” của Ilya V. Gaiduk [98].
J. William Duiker [191], một học giả nước ngoài hàng đầu nghiên cứu
về cuộc đời Hồ Chí Minh. Ông đã dành gần 30 nǎm để nghiên cứu và viết nên


21
cuốn sách “Hồ Chí Minh - Một cuộc đời” với lời đề Kính tặng nhân dân Việt
Nam. J. William Duiker bắt đầu chú ý, nghiên cứu về Hồ Chí Minh từ giữa
những nǎm 1960 khi đang là một sĩ quan trẻ làm việc tại đại sứ quán Mỹ ở Sài
Gòn, ông lấy làm khó hiểu trước việc các du kích Việt Cộng chiến đấu trong
rừng rậm tỏ ra có kỷ luật và động cơ cao hơn đội quân Đồng minh chính quy
và ông đã có câu trả lời là do vai trò của nhà khởi xướng và là nhà chiến lược
bậc thầy cách mạng Việt Nam - Hồ Chí Minh. Ông cho rằng:
Khó tưởng tượng ra một cuộc cách mạng Việt Nam không có sự
tham gia tích cực của Hồ Chí Minh. Mặc dù xu hướng lịch sử hiện
tại nhấn mạnh tầm quan trọng của những lực lượng xã hội lớn
trong việc tạo ra những sự kiện lớn của thời đại chúng ta, điều rõ
ràng là trong nhiều trường hợp như trong cuộc cách mạng Bôn-sêvich và cuộc nội chiến của Trung Quốc, vai trò cá nhân đôi khi rất
lớn. Điều đó cũng đúng với Việt Nam. Ông Hồ không chỉ là người
sáng lập Đảng và sau này là Chủ tịch nước, mà ông còn là một nhà
chiến lược chủ chốt và là một biểu tượng giành được nhiều cảm
tình nhất. Một nhà tổ chức tài năng cũng như là một nhà chiến

lược tinh tế và một nhà lãnh đạo lôi cuốn. Hồ Chí Minh là một nửa
Lênin và một nửa Gandhi. Đó là một sự kết hợp sống động. Cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam là một sự thực không
thể phủ nhận làm thay đổi số phận của mỗi cá nhân, nếu không có
ông thì có thể nó đã trở thành một vấn đề hoàn toàn khác và một
kết cục hoàn toàn khác [191, tr.389].
Nhà văn người Mỹ, Lady Borton, lần đầu tiên nghe tên Hồ Chí Minh
vào giữa năm 1954, khi bà đang là nữ sinh lớp sáu một trường ở quận ngoại ô
Washington, khi thầy giáo ra đầu bài dựa vào bài viết về Việt Nam thắng
Pháp ở Điện Biên Phủ đăng trên một tờ báo thiếu niên của Hoa Kỳ. 15 năm


×