Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.99 KB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
-------------------

NGUYỄN THỊ KHÁNH

ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ
SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS. TS. VŨ QUANG VINH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của khoa Lịch sử - Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà
Nội 2, và sự đồng ý của thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS Vũ Quang Vinh tôi đã
thực hiện đề tài “Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)”.
Để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hƣớng dẫn , giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và rèn luyện ở Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hƣớng dẫn PGS. TS Vũ Quang Vinh
đã tận tình, chu đáo hƣớng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh


nhất. Song do kiến thức còn hạn hẹp nên vẫn không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Tôi rất mong đƣợc sự góp ý
của quý Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để thực hiện khóa luận đƣợc
hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày… tháng…năm 2016
Ngƣời thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Khánh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các thông
tin và số liệu mà tác giả sử dụng trong khóa luận là trung thực.Các luận điểm,
dữ liệu đƣợc trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tƣởng hoặc kết quả của chính
bản thân tôi.
Xuân Hòa, ngày…tháng…năm 2016
Ngƣời thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Khánh


DANH MỤC BẢNG VIẾT CHỮ TẮT

CHND

: Cộng hòa nhân dân

ĐCS


: Đảng Cộng sản


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN VỪA TỰ LỰC CÁNH SINH
VỪA TÌM KIẾM SỰ ỦNG HỘ VÀ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945
ĐẾN NĂM 1949 ...................................................................................................... 10

1.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế ............................................................ 10
1.1.1. Tình hình trong nƣớc .................................................................... 10
1.1.2. Bối cảnh quốc tế............................................................................ 14
1.2. Sự cần thiết tranh thủ sự ủng hộ,giúp đỡ quốc tế ................................. 15
1.2.1. Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam
trƣớc năm 1945 ....................................................................................... 15
1.2.2. Sự cần thiết của tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế .................. 16
1.3. Chủ trƣơng, chỉ đạo của Đảng đối với việc tranh thủ sự ủng hộ,
giúp đỡ quốc tế ............................................................................................. 16
1.3.1. Chủ trƣơng của Đảng .................................................................... 16
1.3.2. Qúa trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ,giúp đỡ quốc tế
(1945-1949) ............................................................................................. 17
CHƢƠNG 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ
QUỐC TẾ,ĐƢA CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI HOÀN TOÀN
(1950 -1954) ............................................................................................................. 29

2.1. Bối cảnh trong nƣớc,quốc tế và chủ trƣơng của Đảng ......................... 29
2.1.1. Bối cảnh trong nƣớc ...................................................................... 29
2.1.2. Bối cảnh quốc tế............................................................................ 31
2.1.3. Chủ trƣơng của Đảng .................................................................... 32
2.2. Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế,đƣa cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đi đến thắng lợi .......... 34


2.2.1. Các nƣớc xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại
giao với Việt Nam ................................................................................... 34
2.2.2. Phát huy sự ủng hộ,giúp đỡ của các nƣớc trong khu vực,các
lực lƣợng yêu chuộng hòa bình trên thế giới .......................................... 35
2.2.3. Cuộc đàm phán ở Gionevơ ........................................................... 38
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM......................................................... 45

3.1. Nhận xét ................................................................................................ 45
3.1.1. Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế là chủ trƣơng xuyên suốt trong
quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến
năm 1954 ................................................................................................. 45
3.1.2. Đảng nhận thức rõ cách mạng Việt Nam luôn là một bộ phận
của cách mạng thế giới để lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của
quốc tế. .................................................................................................... 46
3.1.3. Ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1949) kết quả của sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế còn hạn chế ......... 46
3.1.4. Đảng đã tìm đƣợc mọi phƣơng thức để tranh thủ và phát huy
tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để làm nên thắng lợi của cách
mạng 47
3.1.5. Một số kết quả của sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế. ..................... 47
3.2. Một số kinh nghiệm .............................................................................. 54
3.2.1. Luôn kiên trì, tận dụng mọi thời gian và cơ hội để tuyên
truyền cho quốc tế hiểu rõ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng
chiến trong khi tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế ............................. 54
3.2.2. Hiểu rõ bạn và thù để có những sách lƣợc đúng đắn trong
hoạt động đối ngoại. ................................................................................ 55



3.2.3. Phát huy thắng lợi quân sự trên chiến trƣờng để từ đó bạn bè
quốc tế ủng hộ, giúp đỡ ngày càng nhiều cho cuộc kháng chiến
chính nghĩa của ta ................................................................................... 55
3.2.4. Lấy thắng lợi trên chiến trƣờng để làm cơ sở cho đấu tranh
trên mặt trận ngoại giao giành thắng lợi ................................................. 55
3.2.5. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế song phải có đƣờng lối
độc lập tự chủ, sáng tạo và phù hợp với thực tiễn đất nƣớc ................... 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
luôn là vấn đề đƣợc nhiều quốc gia quan tâm.Điều này không chỉ cần thiết đối
với các nƣớc lớn có tiềm lực về kinh tế và quân sự, mà còn vô cùng quan
trọng, nhân thêm nguồn sức mạnh đối với các dân tộc nhỏ trong cuộc đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Xuất phát từ lý do đó, ngay từ rất sớm, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã luôn coi trọng việc giáo dục tinh thần quốc
tế cho các thế hệ cán bộ, đảng viên. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải
phóng dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi cách mạng Việt Nam
là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới và hƣớng sự nghiệp cách
mạng của nhân dân Việt Nam vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại bị áp
bức chống lại sự nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, giải
phóng giai cấp.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời, song Nhà nƣớc dân chủ nhân dân lại phải đƣơng đầu với những
khó khăn chồng chất. Đó là tàn dƣ của chế độ cũ để lại; nền kinh tế -tài chính

bị tàn phá; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp đe dọa đời sống của nhân dân; các thế
lực đế quốc phản động trong và ngoài nƣớc cấu kết với nhau mƣu đồ thủ tiêu
chính quyền cách mạng nhằm nô dịch dân tộc ta một lần nữa. Chính quyền
cách mạng non trẻ lúc này đứng trƣớc một tình thế vô cùng khó khăn, một
cuộc chiến không cân sức để bảo vệ nền độc lập của đất nƣớc. Do vậy,bên
cạnh chủ trƣơng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, việc tranh thủ sự
ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để giữ vững nền độc lập dân tộc trở thành yêu cầu vô
cùng cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này.

1


Vừa kháng chiến chống thực dân Pháp, từng bƣớc xây dựng lực lƣợng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vừa lãnh đạo tranh thủ, phát huy sự ủng hộ
quốc tế. Đó là quá trình kết hợp xây dựng lực lƣợng với mở rộng quan hệ
quốc tế để tìm kiếm bạn đồng minh, đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại
giao, kết hợp các hình thức đối ngoại nhằm tranh thủ đồng tình, ủng hộ của
các nƣớc anh em, các lực lƣợng tiến bộ trên thế giới, tạo thế và lực để đƣa
cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát triển lên một bƣớc mới
những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.
Nghiên cứu về sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954) đối với Việt Nam, không chỉ làm rõ thêm vai trò to lớn
của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bản
lĩnh chính trị kiên cƣờng, với đƣờng lối, sách lƣợc mềm dẻo, linh hoạt đã
tranh thủ, phát huy đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại để làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Điều đó còn góp phần quan trọng đập tan mọi luận điệu
xuyên tạc, phủ nhận lịch sử của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
nhằm vào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời, đây

cũng chính là cơ sở để Đảng ta tiếp tục phát huy nhân tố thời đại, tranh thủ sự
ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp xây dựng vầ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Với mong muốn góp phần làm rõ hơn vai trò quan trọng của Đảng đối
với cách mạng Việt Nam giai đoạn (1945 - 1954), tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh
đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡquốc tế trong kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954)” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên
nghành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã trở thành đối tƣợng nghiên
cứu của Đảng, Nhà nƣớc và nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân từ trƣớc đến nay.
Trong Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học
của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996, các tác giả đã làm rõ nguyên nhân, ý nghĩa, kết quả ,
bài học của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, công trình đã tổng kết
đƣợc sự giúp đỡ về vật chất của quốc tế, đặc biệt là của Liên Xô, Trung Quốc
đối với Việt Nam. Tuy nhiên, ở khía cạnh đối ngoại, đặc biệt là vấn đề tranh
thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế với cách mạng Việt Nam ở giai
đoạn lịch sử này chƣa đƣợc đi sâu làm rõ.
Công trình Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tập
1 và 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994 của Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam đã thể hiện rõ chiều dài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954), đánh giá tầm vóc, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến.
Có thể nói, đây là một công trình thể hiện sự dày công nghiên cứu của các tác
giả.Công trình đã dành chƣơng XXV nói về Liên minh chặt chẽ với Lào và
Campuchia, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế.Song, vấn đề đó mới
đƣợc đề cập một cách khái quát và chƣa hệ thống đầy đủ.
Ngoài ra, có thể kể đến các công trình khác nhƣ: Cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược (9-1945 đến 7-1954), Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1986; Hồi ức: Chiến đấu trong vòng vây, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1998 của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện. Chiến tranh cách
mạng Việt Nam 1945- 1975: Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia,
2000 của Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị; Đề cương bài
giảng lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2002; Đảng Cộng sản Việt Nam chặng đường qua hai thế kỷ,

3


Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, tập
3,4,5, Nxb. Chính trị quốc gia,1995; Hồ Chí Minh tiểu sử, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006; Cuộc đọ sức
giũa hai chế độ xã hội (1994), Nxb. Chính trị quốc gia – Tổng cục II – Bộ
Quốc phòng, Hà Nội; Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà
Nội,2010 do Song Thành chủ biên,…
Những công trình nghiên cứu trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo chính
thống và hữu hiệu cho khóa luận.Trên cơ sở đó, Khóa luận sẽ tiếp tục nghiên
cứu sâu và đầy đủ hơn về vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài.
Đã có rất nhiều công trình khoa học chuyên sâu về đối ngoại, nhƣng có
rất ít nghiên cứu về vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ quốc tế.Có thể kể
đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Ngoại giao Việt Nam 19452000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 của Bộ Ngoại giao là một công
trình nghiên cứu khoa học công phu của tập thể các nhà ngoại giao, các
chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế ở nƣớc ta. Với nguồn tài liệu phong
phú và đáng tin cậy, với các luận chứng chặt chẽ và súc tích, cuốn sách đã
trình bày một cách có hệ thống và tổng hợp các công tác ngoại giao của Đảng,
Nhà nƣớc Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là những nét chính của hoạt động
ngoại giao Việt Nam trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và
can thiệp Mỹ. Vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế ở giai

đoạn này vẫn cần có sự nghiên cứu mở rộng hơn.
Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945 –
1975), Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;
Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Viện Quan hệ quốc tế, Nxb. Sự thật,
Hà Nội, 1990’; Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, tập 1, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội,1994; Chủ tịch Hồ Chí Minh – trí tuệ lớn của nền ngoại
giao Việt Nam hiện đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Hoạt động

4


ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp, Đặng
Văn Thái, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Đấu tranh ngoại giao trong
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945 – 1954), tập 1, Bộ Ngoại giao,
Tài liệu lƣu tại Phòng lƣu trữ Bộ Ngoại giao, 1975; Đấu tranh ngoại giao
trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945 – 1954), tập 2 của Bộ
Ngoại giao, Tài liệu lƣu tại Phòng lƣu trữ Bộ Ngoại giao, 1976; Quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc những sự kiện 1945 -1960, Nxb. Khoa học xã hội, 2003
của Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc; Sự thật về những lần xuất quân của
Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung, Nxb. Đà Nẵng,1996; Sự thật quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua, Nxb. Sự thật, 1979 của Bộ Ngoại giao.
“Tìm hiểu về sự giúp đỡ của Liên Xô trong hai cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam (1945 – 1975)” của Hồng Hạnh – Hải Hà, Tạp chí Lịch
sử quân sự, tháng 4 -2000; “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc những năm
1954 – 1960” của Nguyễn Thị Mai Hoa, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 217,
tháng 1-2010.
Tuy nhiên, nhƣ trên đã nói, trong phạm vi bài hội thảo, tạp chí và báo,
các tác giả chƣa có điều kiện trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ về vấn
đề tranh thủ, sự phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cách mạng Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 1954. Mặc dù vậy, đây là những nét cơ bản, có

tính chất định hƣớng cho việc thực hiện đề tài khóa luận
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài “Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế
trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ” nhằm góp phần làm
rõ vai trò của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là những cống hiến của Chủ tịch
Hồ Chí Minh (Ngƣời vừa giữ cƣơng vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nƣớc ) trong
quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống thù trong giặc ngoài cũng nhƣ

5


kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Khóa luận cũng nhằm
cung cấp những luận cứ khoa học, những tài liệu mới sƣu tầm liên quan đến
đề tài và rút ra kinh nghiệm về quá trình lãnh đạo của Đảng lãnh đạo tranh thủ
sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3.2. Nhiệm vụ
-Tìm hiểu đƣờng lối, chính sách đối ngoại của Đảng và những quan
điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về đối ngoại trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, từ năm 1945 đến năm 1954.
- Sƣu tầm, hệ thống tƣ liệu, tài liệu về các hoạt động của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và của Đảng ta trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc
tếvới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Trình bày một cách có hệ thống các hoạt động của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế với cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954). Thông qua đó, thấy
đƣợc nhãn quan chính trị sắc bén và những cống hiến của Đảng , đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại để làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
-Đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử từ thực tiễn Đảng lãnh đạo tranh

thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954).
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là Đảng lãnh đạo tranh
thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954). Đó là quá trình Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra đƣờng lối, quan
điểm và thực hiện quan điểm, đƣờng lối đó trong quan hệ quốc tế để tranh thủ

6


sự ủng hộ, giúp đỡ của các nƣớc anhem, các lực lƣợng yêu chuộng hòa bình
trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung :Khóa luận nghiên cứu quá trình Đảng ta, đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân Việt Nam khi nƣớc nhà giành
đƣợc độc lập, vừa xây dựng đất nƣớc vừa kháng chiến chống thực dân Pháp
và can thiệp Mỹ. Trong đó, Khóa luận đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của
quốc tế góp phần quan trọng đƣa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
can thiệp Mỹ đi đến thắng lợi năm 1954.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu về sự tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954).
- Phạm vi về thời gian: từ năm 1945 đến năm 1954
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1. Cơ sở lý luận:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết quốc tế, đoàn kết giai cấp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại.
- Quan điểm của Đảng về đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cũng nhƣ của các

nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về vấn đề này.
5.2. Nguồn tài liệu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các nguồn tƣ liệu
chính sau:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, các tác phẩm lý luận của các lãnh tụ Đảng, Nhà nƣớc ta về vấn đề quan

7


hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế làm cơ sở lý luận, định hƣớng
cho chƣơng trình nghiên cứu.
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc, biên bản các hội nghị Ban Chấp
hành Trung ƣơng, Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng, Báo cáo ngành ngoại giao;
các hiệp định quốc tế Việt Nam tham gia ký kết; các bài phát biểu, bài viết,
trả lời phỏng vấn, thƣ, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ19461954 là nguồn tƣ liệu cơ bản giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài.
- Các công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử thế giới, lịch sử Việt
Nam, lịch sử Đảng ; các bài nghiên cứu về hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự
ủng hộ, giúp đỡ quốc tế của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nguồn tƣ
liệu quan trọng trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
- Hồi ký của cá nhân trong và ngoài nƣớc, những ngƣời tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ
quốc tế cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic và sự kết hợp của cả hai
phƣơng pháp này là những phƣơng pháp chính đƣợc tác giả sử dụng trong quá
trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu khác nhƣ: sƣu tầm, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối
chiếu để chọn lọc nguồn tƣ liệu và lấy thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu
đề tài.

6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận làm rõ một nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp đó là sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lƣợng
hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới; của các nƣớc anhem trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa cũng nhƣ của những ngƣời bạn láng giềng. Do vậy,
kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho các cá

8


nhân quan tâm,nghiên cứu về lĩnh vực đối ngoại nói chung và về các vấn đề
liên quan đến đề tài nói riêng.
Khóa luận cung cấp tƣ liệu cho việc nghiên cứu để bổ sung trƣng bày và
nội dung thuyết minh cho cán bộ Hệ thống Bảo tàng và Di tích lƣu niệm về
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nƣớc, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn
và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh với nhân dân trong nƣớc và bạn bè
quốc tế.
7. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm: phần Mở đầu, 3 chƣơng, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu
tham khảo.

9


CHƢƠNG 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN VỪA TỰ LỰC CÁNH SINH VỪA TÌM
KIẾM SỰ ỦNG HỘ VÀ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949
1.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế
1.1.1. Tình hình trong nước

1.1.1.1. Thuận lợi
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2-9-1945, nƣớc Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Lúc này, Việt Nam có những thuận lợi hết sức
căn bản:
Có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với 15 năm lãnh đạo cách
mạng thành công, truyền thống đoàn kết, bất khuất của dân tộc ta ngày càng
đƣợc phát huy cao độ; Đảng ta ngày càng trƣởng thành, bắt rễ sâu vào quần
chúng và dày dặn kinh nghiệm lãnh đạo. Sau khi đất nƣớc độc lập, Đảng kịp
thời mở rộng đội ngũ, đào tạo cán bộ,tăng cƣờng lãnh đạo mọi mặt hoạt động,
chuẩn bị tổ chức cho toàn dân bƣớc vào cuộc đấu tranh mới.
Đứng đầu Đảng và Nhà nƣớc cách mạng là vị lãnh tụ thiên tài, có uy tín
tuyệt đối trong nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh tƣợng trƣng cho tinh hoa của
dân tộc, cho ý chí kiên cƣờng, bất khuất của nhân dân Việt Nam.Cuộc đời
hoạt động cách mạng phong phú cùng với uy tín rộng lớn của Ngƣời là ngọn
cờ tập hợp các tầng lớp nhân dân xung quanh Đảng và Chính phủ.
Chính quyền cách mạng đƣợc thiết lập từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
Có Mặt trận đoàn kết toàn dân.Nhân dân quyết tâm bảo vệ và xây dựng
Nhà nƣớc dân chủ nhân dân. Mặt trận Việt Minh phát triển nhanh chóng, các
Hội Cứu quốc trong công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ đƣợc tổ chức
thống nhất trong cả nƣớc. Nhiều Hội Cứu quốc mới đƣợc ra đời, tập hợp thêm

10


những tầng lớp yêu nƣớc còn đứng ngoài Mặt trận, nhƣ Công thƣơngCứu
quốc, Phật giáo Cứu quốc, Đoàn Hƣớng đạo Cứu quốc, Đoàn Sinh viên Cứu
quốc…Mặt trận Việt Minh thực sự trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân rộng
rãi, giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền dân
chủ nhân dân.
Có quân đội đƣợc tổ chức chính quy bảo vệ Nhà nƣớc.Thực hiện chủ trƣơng

vũ trang toàn dân, nhân dân ta tích cực xây dựng lực lƣợng.Chỉ trong thời
gian ngắn, lực lƣợng vũ trang bao gồm các đơn vị Giải phóng quân và các đội
tự vệ chiến đấu phát triển nhanh chóng.Dù trang bị vũ khí rất thô sơ và thiếu
thốn, chƣa có nhiều kinh nghiệm tác chiến, nhƣng có tinh thần chiến đấu dũng
cảm, là lực lƣợng đáng tin cậy trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách
mạng.
1.1.1.2. Khó khăn
Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố thuận lợi nói trên là những khó khăn,
thử thách mà cách mạng Việt Nam phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng
Tám:
Về chính quyền: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chƣa đƣợc
một nƣớc nào trên thế giới công nhận; khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt
trận dân tộc thống nhất và cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền cách mạng còn
đang phải tiếp tục củng cố và mở rộng; lực lƣợng vũ trang cách mạng còn non
trẻ, trang thiết bị kém, thiếu thốn đủ mọi bề, kinh nghiệm chiến đấu còn quá
ít.
Về kinh tế:
Nền kinh tế nƣớc ta chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn
phá nặng nề, thiên tai thƣờng xuyên xảy ra làm cho sản xuất bị đình trệ.
Công nghiệplạc hậu và đình đốn.Thƣơng nghiệp ngƣng trệ, bế tắc, hàng
hóa trên thị trƣờng khan hiếm.

11


Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm 2 triệu ngƣời chết đói vẫn
chƣa khắc phục đƣợc thì nguy cơ một nạn đói mới đang đe dọa nhân dân ta.
Về Tài chính:
Tài chính nƣớc tâ trong buổi đầu trống rỗng, ngân sách quốc gia lúc đó
chỉ có 1.230.000 đồng, quá nửa tiền rách.

Nhà nƣớc chƣa nắm đƣợc ngân hàng Đông Dƣơng.
Quân Tƣởng tung ra thị trƣờng giấy bạc “ Quan kim” và “Quốc tệ” đã
mất giá trị, ngày càng làm cho tình hình tài chính và thƣơng mại thêm phức
tạp.
Về văn hóa-giáo dục:
Sau Cách mạng Tháng Tám hơn 90% dân số nƣớc ta bị mù chữ do
chính sách ngu dân của thực dân và phong kiến.
Di sản văn hóa của thực dân- phong kiến để lại nặng nề, đó là các tệ nạn
xã hội nhƣ rƣợu chè, cờ bạc, nghiện hút…khá phổ biến.
Về ngoại xâm:
Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân Tƣởng cùng bọn phản động
(Việt Quốc, Việt Cách) với danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân
đội Nhật đã ồ ạt kéo vào nƣớc ta, nhƣng thực chất là cƣớp nƣớc ta. Quân
Tƣởng nuôi dã tâm: tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, phá tan Việt
Minh, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh và dựng lên một chính quyền tay sai.
Ở phía Nam vĩ tuyến 16, thực dân Anh dƣới danh nghĩa quân Đồng
minh giải giáp quân đội Nhật đã giúp Pháp quay trở lại xâm lƣợc nƣớc ta lần
thứ hai. Ngay từ ngày 2-9-1945, giũa lúc nhân dân Sài Gòn mít tinh mừng
ngày tuyên bố độc lập của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một số tên
thực dân phản động Pháp đã nấp trong các khu nhà, xả súng bắn ra làm 47
ngƣời chết và nhiều ngƣời bị thƣơng. Ngày 23-9-1945, quân đội Pháp nổ súng
đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lƣợc Việt Nam lần thứ hai.

12


Lúc này, ở nƣớc ta còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp,
trong đó có một bộ phậntheo lệnh của đế quốc Anh đánh lại lực lƣợng vũ
trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.
Về nội phản:

Các phần tử tay sai của thực dân Pháp, nhƣ Nguyễn Văn Xuân, Lê Văn
Hoạch, Nguyễn Văn Tâm…mƣu toan ngóc đầu dậy, chuẩn bị đón chủ cũ trở
lại .
Các tổ chức chính trị phản động thân Nhật, nhƣ Đại Việt Cách mạng
đảng, Đại Việt Quốc dân đảng, Đại Việt Duy Tân đảng…do Trần Trọng Kim,
Trần Văn An, Ngô Đình Diệm…cầm đầu cũng ráo riết hoạt động.
Một số phần tử trong các đạo Thiên chúa, Hòa hảo, Cao đài…vẫn lợi
dụng thần quyền và lòng sùng đạo của tín đồ để hoạt động chia rẽ, chống phá
cách mạng.
Bọn Tơrốtxkít dƣới chiêu bài cách mạng triệt để tung ra những khẩu
hiệu quá khích: đòi tăng lƣơng ngay cho công nhân; đòi tịch thu ruộng đất của
địa chủ chia cho nông dân; đòi đánh đổ tất cả các đế quốc cùng một
lúc…Chúng hô hào liên kết thợ thuyền và dân cày, đấu tranh chống tƣ sản và
địa chủ, nhằm phá hoại mặt trận đoàn kết dân tộc…
Chƣa bao giờ trong một thời gian, cách mạng Việt Nam phải đối phó với
nhiều loại kẻ thù , thế lực, đảng phái chính trị phản động nhƣ thời điểm này.
Chúng có thể mâu thuẫn với nhau về lợi ích, nhƣng đều thống nhất với nhau
trong âm mƣu chống cộng sản, thủ tiêu chính quyền cách mạng, xóa bỏ thành
quả mà cuộc Cách mạng Tháng Tám vừa giành đƣợc. Chính quyền dân chủ
nhân dân và vận mệnh đất nƣớc lúc này rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc”.Đây chính là tình hình đặc biệt hiểm nghèo của cách mạng Việt Nam.

13


1.1.2. Bối cảnh quốc tế
Đặc điểm nổi bật của tình hình quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ hai
là lực lƣợng hòa bình, dân tộc, dân chủ trên thế giới đang trên đà tiến công
mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản cách mạng dƣới nhiều
hình thức và tính chất khác nhau.

Tình hình các nƣớc đế quốc chủ nghĩa cũng có nhiều biến động. Ba nƣớc
phát xít: Đức, Italia, Nhật đã bị lực lƣợng Đồng minh đánh bại, hậu quả chiến
tranh nặng nề: kinh tế kiệt quệ, tiềm lực quốc phòng suy giảm, chính trị -xã
hội khủng hoảng, đời sống nhân dân khó khăn, [42, tr. 216]. Anh, Pháp, tuy là
những nƣớc thắng trận nhƣng cũng kiệt quệ về kinh tế, quân sự, vị trí quốc tế
giảm sút nghiêm trọng. Với mục đích lôi kéo Pháp chống lại âm mƣu của Mỹ
nhằm phi thực dân hóa các thuộc địa cũ, nên Chính phủ Anh đã tích cực ủng
hộ thực dân Pháp quay lại và xác lập quyền lực ở Đông Dƣơng. Các nƣớc
đếquốc vừa thống nhất với nhau trong mục tiêu chống Liên Xô và phong trào
cách mạng thế giới, vừa mâu thuẫn gay gắt với nhau trong cuộc tranh quyền
lợi, ảnh hƣởng.
Đối với thực dân Pháp, bất chấp những sự kiện đã và đang diễn ra ở
Đông Dƣơng, Pháp quyết tâm khôi phục chế độ thực dân ở Việt Nam và các
nƣớc Lào, Campuchia.Âm mƣu đó đƣợc Pháp chuẩn bị rất khẩn trƣơng cả về
chính trị, quân sự và ngoại giao ngay từ khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
chƣa kết thúc.Tháng 12-1944, Pháp đã ký với Liên Xô bản Hiệp ƣớc Xô-Pháp
có thời hạn trong vòng 20 năm. Trong đó, điều 5 của Hiệp ƣớc quy định: hai
bên cam kết không can dự vào công việc nội bộ của nhau, không tham gia
một liên minh nào chống lại nƣớc kia.Với Hiệp ƣớc này, Pháp trở thành đồng
minh của Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống phát xít.
Bƣớc ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai, là một nƣớc thắng trận nhƣng
nền kinh tế của Liên Xô cũng bị thiệt hại nặng nề.Trên cơ sở phát huy sức

14


mạnh thời đại đoàn kết dân tộc, Liên Xô bƣớc ngay vào quá trình khôi phục
kinh tế và hàn gắn vết thƣơng chiến tranh với những thành tựu nổi bật.
Những mâu thuẫn trên thế giới đang diễn biến khá phức tạp và ngày
càng gay gắt, mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa một bên là các lực lƣợng hòa

bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội do Liên Xô là trụ cột với một bên
là các nƣớc đế quốc và lực lƣợng phản động do Mỹ cầm đầu, [42.
Tr.219].Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Liên Xô và phong trào giải phóng dân
tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là những yếu tố quốc tế thuận lợi đối với
cách mạng Việt Nam.
1.2. Sự cần thiết tranh thủ sự ủng hộ,giúp đỡ quốc tế
1.2.1. Sự ủng hộ,giúp đỡ của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam trước
năm 1945
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp và các nƣớc thuộc địa
đòi thả tù chính trị, đòi độc lập cho Việt Nam.Bằng nhiều hình thức khác
nhau nhƣ mít tinh, biểu tình, tuyên truyền cổ động trên báo chí để ủng hộ
cuộc đấu tranh ở Việt Nam.
Những giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam nhƣ:
Quốc tế Cộng sản đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, Quốc tế
Cộng sản tạo môi trƣờng thuận lợi cho Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách
mạng, đào tạo cán bộ cho Việt Nam, ủng hộ về tinh thần và vật chất cho cách
mạng Việt Nam [23, tr.20].
Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ
cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ lãnh đạo của Đảng ta nghiên cứu,
học tập những kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới để vận dụng
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Hoạt động của lực lƣợng Đồng minh (đội con Nai-Mỹ) đã có những giúp
đỡ nhất định với cách mạng Việt Nam.Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam rất tích cực

15


bằng hàng loạt các chuyến máy bay vận tải khí tài hạ cánh xuống Tuyên
Quang và cho toán sĩ quan tình báo Con Nai nhảy dù xuống căn cứ địa Việt
Bắc, giúp Mặt trận Việt Minh huấn luyện đội quân vũ trang. Đỉnh cao của sự

hợp tác này là sự ra đời của đơn vị vũ trang hỗn hợp Việt – Mỹ, có thời điểm
lên đến 200 ngƣời. Ngày 17/8, đơn vị này đã xuất phát hành quân về giải
phóng thị xã Thái Nguyên và theo Hồ Chí Minh về Hà Nội, chứng kiến sự ra
đời của nƣớc Việt Nam DCCH trong ngày 2/9/1945 lịch sử.
1.2.2. Sự cần thiết của tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế
Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế là cần thiết trong hoàn cảnh khó khăn của
Việt Nam sau khi nƣớc nhà giành đƣợc độc lập để chống lại kẻ thù mạnh hơn
ta nhiều lần.Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế không chỉ về vật chất
mà cả về mặt tinh thần để chúng ta có thể giành đƣợc thắng lợi trƣớc đế quốc
Pháp.
Cách mạng Việt Nam luôn là một bộ phận của cách mạng thế giới nên
phải đƣợc đặt trong dòng chảy của phong trào cách mạng thế giới.Trong cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân.Đảng ta đã có mối quan hệ chặt chẽ với cách
mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam gắn liền với cách mạng thế giới, nhờ đó
mà luôn đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đặc biệt là Quốc tế Cộng sản và
các Đảng cộng sản anh em
1.3.Chủ trƣơng,chỉ đạo của Đảng đối với việc tranh thủ sự ủng hộ,giúp
đỡ quốc tế
1.3.1. Chủ trương của Đảng
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới, những khó
khăn và thuận lợi của cách mạng Việt Nam, dự đoán đúng xu thế phát triển
của thời đại cũng nhƣ tầm quan trọng của việc tranh thủ, phát huy sự ủng hộ,
giúp đỡ quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ƣơng Đảng đã dành sự
quan tâm đặc biệt đến việc hoạch định đƣờng lối, chính sách đối ngoại của

16


Đảng và Nhà nƣớc. Đƣờng lối đó đƣợc thể hiện rất rõ trong nhiều văn kiện
của Đảng và Nhà nƣớc ta ngay trƣớc và sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

đƣợc thành lập nhƣ : Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (họp từ ngày
13 đến 15-8-1945); Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945); Thông cáo về chính sách
ngoại giao của Chính phủ lâm thời Dân chủ Cộng hòa Việt Nam (3-10-1945);
Chỉ thị của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng về kháng chiến, kiến quốc (2511-1945); Tuyên ngôn của Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-31946); Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng (19-10-1946); Chỉ
thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, ngày 12-121946, các bài phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí nƣớc ngoài,
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí
Minh,…
Trong các văn kiện, tài liệu trên, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định mục tiêu chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta là độc lập
dân tộc, hòa bình và hữu nghị với nhân dân thế giới, nhằm đƣa nƣớc nhà đến
độc lập hoàn toàn; góp phần cùng các nƣớc Đồng minh chống phát xít trên cơ
sở các nguyên tắc dân chủ đƣợc các liệt quốc thừa nhận nhằm xây đắp lại nền
hòa bình thế giới. Đó là chính sách nhằm thêm bạn bớt thù; lợi dụng mâu
thuẫn, phân hóa hàng ngũ đối phƣơng; hết sức tránh trƣờng hợp một mình
phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc; kết hợp đấu tranh ngoại giao với
xây dựng thực lực; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân
các nƣớc yêu chuộng hòa bình, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp [32].
1.3.2. Qúa trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ,giúp đỡ quốc tế (19451949)
1.3.2.1. Tìm kiếm sự đồng tình, ủng hộ của các lực lƣợng hòa bình dân
chủ trên thế giới đối với cách mạng Việt Nam

17


Trong điều kiện cuộc kháng chiến của nhân dân ta hầu nhƣ bị cô lập
với bên ngoài, ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng
đến việc tranh thủ sự ủng hộ của các lực lƣợng dân chủ trên thế giới đối với
cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta mà chỗ dựa chủ yếu là các lực
lƣợng đấu tranh giải phóng dân tộc Á- Phi, các nƣớc thuộc khu vực Đông
Nam Á và Nam Á, các nƣớc dân chủ nhân dân Đông Âu.Thông qua các hoạt

động ngoại giao của Nhà nƣớc, ngoại giao nhân dân, cánh cửa hậu phƣơng
quốc tế từng bƣớc đƣợc mở ra với cách mạng Việt Nam.
Một bƣớc đột phá quan trọng của ngoại giao Việt Nam thời kỳ này là
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở rộng quan hệ ở phía Tây Nam,
thiết lập các liên hệ trực tiếp với một số nƣớc Đông Nam Á và từ địa bàn này
mở rộng tiếp xúc, tuyên truyền quốc tế, phát triển ngoại giao nhân dân, tranh
thủ sự ủng hộ của các lực lƣợng tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến
chống thực dân xâm lƣợc.
Sau khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đƣợc thành lập, một cơ
quan đại diện của Chính phủ Việt Nam đã đƣợc đặt ở Băngcốc từ tháng Tám
năm 1946, gọi là Phái viên quán. Thƣ giới thiệu đại diện Chính phủ ta với
Chính phủ Thái Lan do quyền Chủ tịch nƣớc Huỳnh Thúc Kháng ký ngày 7
tháng 7 năm 1946. Cơ quan của phái viên Chính phủ gồm một văn phòng làm
nhiệm vụ liên hệ với các chính phủ và cơ quan đại diện nƣớc ngoài, với Việt
kiều ở Nam Mỹ, Mỹ,….Thông qua cơ quan này, họ vẫn thƣờng gửi thƣ và
tiền về ủng hộ kháng chiến. Bên cạnh đó, có một Sở thông tin ra bản tin tiếng
Việt, Thái và Anh để gửi cho Việt kiều, các đại sứ quán các nƣớc và các tổ
chức quốc tế. Cơ quan phái viên chuyển về Việt Bắc bằng điện đài các phỏng
vấn của các nhà báo quốc tế và chuyển các câu trả lời từ trong nƣớc bằng
tiếng Anh cho các nhà báo.

18


×