Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.97 KB, 12 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đổi mới và cải cách đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có thu
nhập trung bình thấp, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực
và toàn cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào ngành gia công, lắp ráp, có
giá trị gia tăng thấp, chi phí sản xuất kinh doanh cao mà một nguyên nhân là do sự
kém phát triển của dịch vụ logistics trong nước, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Logistics được xem là ngành công nghiệp phụ trợ đối với các ngành công nghiệp
chế tạo, phát triển dịch vụ logistics được coi là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia.
Khu vực Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế,
có vị trí thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá với các vùng trong nước và quốc tế.
Trong thời gian qua, kinh tế các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhiều phát triển tích cực,
thu hút được một số dự án công nghiệp lớn đóng góp cho phát triển KT-XH của
vùng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics ngày càng nhiều. Hệ thống doanh nghiệp
(DN) logistics trong vùng đã có sự phát triển về số lượng, quy mô nhưng còn nhiều
tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về năng
lực và khả năng cung ứng dịch vụ logistics chất lượng, hoạt động còn manh mún, tự
phát, thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ đơn lẻ, giá trị gia tăng
thấp. Do đó, hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
của địa phương. Trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ logistics, ngày càng
nhiều cơ hội kinh doanh được mở ra nhưng các DN logistics cũng đối mặt với sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nguy cơ rủi ro càng nhiều làm ảnh hưởng đến mục
tiêu kinh doanh của các DN nói chung và HQKD của các doanh nghiệp nói riêng.
Trong điều kiện đó, cùng với việc thúc đẩy sự ra đời các DN logistics thì việc
nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện về HQKD và đề xuất những giải pháp để
nâng cao HQKD của các DN logistics là đặc biệt có ý nghĩa. Vì vậy, việc thực hiện
đề tài “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ” là
có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận, thực tiễn và có tính thời sự cấp thiết. Đề tài
hướng đến việc luận giải luận cứ khoa học qua tổng quan cơ sở lý luận về HQKD


của DN logistics, kết hợp với phân tích, đánh giá thực trạng HQKD của DN
logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh BTB trong điều kiện
và bối cảnh phát triển của đất nước.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics, phân

2
tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể
sau đây:
(i) Nghiên cứu lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics (một
trong những loại hình doanh nghiệp đặc thù) và làm rõ tính đặc thù hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp logistics so với các loại hình doanh nghiệp khác.
(ii) Nhận diện, phân tích những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ- nơi có nhiều tiềm năng
và lợi thế phát triển dịch vụ logistics.
(iii) Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở
địa bàn Bắc Trung Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay.
(iv) Đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2025.
Những giải pháp đề xuất phải phù hợp với chủ trương, chính sách mới của Nhà
nước về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam
đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp logistics và thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ logistics (loại hình doanh nghiệp 2PL và 3PL, 4PL, 5PL) có trụ
sở tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
3.2.2.Phạm vi thời gian: Nghiên cứu quá trình phát triển, hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2015. Đề xuất phương hướng và giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh đến năm 2025.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án góp phần phát triển lý luận về hiệu quả kinh doanh (HQKD)
logistics, đưa ra khái niệm, phạm vi HQKD logistics, làm cơ sở quan trọng cho việc
hình thành khung lý thuyết khi tiến hành phân tích, đánh giá HQKD của doanh


3
nghiệp (DN) logistics.
Thứ hai, để giải quyết được vấn đề nghiên cứu, luận án làm rõ tính đặc HQKD
của DN logistics so với các loại hình DN khác. Từ đó, đề xuất mô hình đánh giá
HQKD của DN logistics. Việc đánh giá không chỉ xem xét trong phạm vi DN mà
còn tính đến hiệu quả của các đối tác trong chuỗi cung ứng cũng như tác động lan
tỏa đến HQKD của DN sử dụng dịch vụ logistics và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, luận án nhận diện những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến HQKD của DN
logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (BTB). Vì vùng BTB có điều kiện tự nhiên, đặc
điểm kinh tế, xã hội khác các vùng miền khác trong cả nước nên các DN hoạt động
ở địa phương chịu tác động của các nhân tố đặc thù như: Điều kiện tự nhiên; Cơ sở
hạ tầng logistics; Nhân lực; Thị trường … Đây là cơ sở để đánh giá toàn diện, khách
quan và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao HQKD của DN logistics ở các tỉnh BTB.
4.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua điều tra khảo sát, luận án
đánh giá thực trạng HQKD của các DN logistics, từ đó rút ra những mặt tích cực,
hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Trong đó, các hạn chế chủ yếu là: (1)
HQKD còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của các tỉnh trong hội nhập
và phát triển; (2) Hạn chế về năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ logistics chất
lượng, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ đơn lẻ, giá trị gia tăng thấp; (3) Các DN gặp
nhiều thách thức trong nâng cao HQKD.
Từ đó, luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao HQKD của DN
logistics ở các tỉnh BTB, bao gồm: (1) Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực
doanh nghiệp logistics và chất lượng dịch vụ; (2) Nhóm giải pháp về đào tạo, nâng
cao nhận thức và chất lượng nhân lực; (3) Nhóm giải pháp về phát triển thị trường
dịch vụ logistics; (4) Nhóm giải pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; (5)
Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển doanh nghiệp logistics
và dịch vụ logistics. Những giải pháp này phù hợp với chủ trương, chính sách mới
của Nhà nước về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt
Nam đến năm 2025.
Kết quả nghiên cứu của luận án mở ra một cách tiếp cận mới, hướng nghiên
cứu mới về HQKD của DN logistics, những giải pháp, kiến nghị dựa trên cơ sở
khoa học có thể nghiên cứu và vận dụng tốt cho thực tiễn xây dựng chiến lược, kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp logistics và gợi ý chính sách, cơ chế cho các
tỉnh BTB nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức hưởng thụ và đời sống của nhân
dân trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ.

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
a) Nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics

Từ những năm 1990, cùng với khởi đầu nghiên cứu về dịch vụ logistics 3PL,
các nhà khoa học bắt đầu chú trọng nghiên cứu về HQKD dịch vụ logistics. Chow
(1994) đã đưa ra khái niệm về HQKD dịch vụ logistics và các chỉ tiêu đo lường
HQKD dịch vụ logistics. Theo tác giả, HQ dịch vụ logistics cần xem xét rộng hơn
phạm vi DN và cần xem xét trên nhiều mục tiêu, bao gồm tăng trưởng doanh thu,
đảm bảo việc làm và điều kiện làm việc, hài lòng khách hàng, sẵn có sản phẩm, HQ
chi phí, khả năng sinh lợi, trách nhiệm xã hội, giao hàng đúng hạn, giữ cam kết,
giảm thiểu hư hỏng và mất, giá thành hợp lý và sự linh hoạt.
Mục tiêu của logistics và quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là nâng cao hiệu suất
và HQ hoạt động của chuỗi cung ứng, do đó nhiều nhà khoa học đã chú trọng đến
đánh giá HQ hoạt động chuỗi cung ứng. Croom (2000) cho rằng nghiên cứu về
HQKD dịch vụ logistics cần chú trọng đến đo lường HQ hoạt động của chuỗi cung
ứng. Keebler và Plank (2009) nghiên cứu thực trạng HQ logistics của các DN ở Hoa
Kỳ và đưa ra chuẩn mực đánh giá HQ dịch vụ logistics cũng như các đề xuất nhằm
nâng cao HQ. Theo tác giả, HQ logistics được thể hiện ở năm nhóm chỉ tiêu đánh
giá: Thứ nhất, HQ trong DN. Thứ hai, HQ đối với các thành viên giao dịch trong
chuỗi cung ứng. Thứ ba, HQ về chi phí. Thứ tư, HQ về năng suất. Thứ năm, HQ tối
ưu hóa.
b) Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics
Nhiều nhà khoa học đã tập trung phân tích, đánh giá HQKD của DN cung cấp
dịch vụ logistics theo các cách tiếp cận, phương pháp, mô hình khác nhau. Một
trong những cách tiếp cận khá toàn diện, bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài
chính là sử dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC). Chia (2009) sử
dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng theo bốn góc độ, bao gồm 15 chỉ tiêu để đánh
giá HQKD của các DN logistics trong lĩnh vực vận tải đường bộ, vận tải đường
biển, kho bãi, phân phối hàng điện tử. Kết luận rút ra từ nghiên cứu của tác giả là
các DN thường chú trọng đến các chỉ tiêu tài chính để đánh giá HQKD. Bên cạnh
đó, các DN logistics còn quan tâm đến chỉ tiêu về sự hài lòng của khách hàng, giao
hàng đúng hạn. Điểm hạn chế của công trình nghiên cứu này là chỉ mới chỉ ra mức
độ quan trọng của một số chỉ tiêu sử dụng đo lường HQKD của DN trong chuỗi

cung ứng theo phương pháp thẻ điểm cân bằng, tác giả chưa áp dụng các chỉ tiêu


5
này để đánh giá HQKD của các DN.
Theo quan điểm HQ của chính DN logistics, Yuen (2006) cho rằng HQKD của
DN logistics thể hiện ở năm tiêu chí: (i) HQ tài chính và thị phần; (ii) Năng suất;
(iii) Thời gian vòng quay; (iv) Dịch vụ khách hàng; (v) Uy tín và danh tiếng.
Hiệu quả kinh doanh của DN logistics cần được đánh giá ở nhiều công đoạn và
khía cạnh khác nhau. Lin (2008) cho rằng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, DN
logistics phải nâng cao hiệu suất và HQ dịch vụ logistics bằng cách đổi mới công
nghệ. Tác giả chứng minh rằng ứng dụng công nghệ giúp DN logistics nâng cao
năng lực và HQKD dịch vụ. Vì vậy, việc đổi mới công nghệ là cần thiết đối với DN
logistics nhằm mục đích đa dạng hóa dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng.Tuy nhiên, công trình này chỉ nghiên cứu về tầm quan trọng của đổi mới công
nghệ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ logistics và phát triển ngành công
nghiệp logistics ở Trung Quốc. Công trình chưa nghiên cứu các nhân tố khác cũng
góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng dịch vụ logistics như CSHT, chất
lượng nguồn nhân lực, sự liên kết giữa các DN logistics. Đối với các DN, chi phí
đầu tư và HQKD là yếu tố quan trọng. Công trình chưa đánh giá HQ mang lại từ
những khoản đầu tư vào đổi với công nghệ đối với kết quả kinh doanh của DN
logistics.
Dịch vụ 3PL và SCM góp phần nâng cao HQKD của DN. Dịch vụ 3PL tốt
không chỉ mang lại dịch vụ HQ cho các đối tác trong chuỗi cung ứng mà còn nâng
cao HQ hoạt động của chuỗi cung ứng. Do đó, việc đánh giá HQ dịch vụ 3PL sẽ
cung cấp mối liên kết tốt hơn giữa nhà cung cấp dịch vụ 3PL và các đối tác trong
chuỗi cung ứng. Parasuraman (1991) sử dụng mô hình SERVQUAL để đánh giá
chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Theo đó, chất lượng dịch vụ 3PL thể
hiện bởi các tiêu chí: (i) Tài sản hữu hình (Tangibles): Thể hiện bởi hình thức và
chất lượng của các thiết bị, công cụ, nhân lực; (ii) Độ tin cậy (Reliability): Thể hiện

khả năng đáp ứng đầy đủ và chính xác cam kết dịch vụ; (iii) Sự nhiệt tình
(Responsiveness): Thể hiện sự sẵn lòng để giúp các thành viên của chuỗi cung ứng
(nhà cung cấp và khách hàng) và cung cấp dịch vụ nhanh chóng; (iv) Sự đảm bảo
(Assurance): có đủ năng lực về kiến thức và nhã nhặn (courtesy) để tạo niềm tin và
sự tự tin; và (v) Sự đồng cảm (Empathy): Quan tâm và chăm sóc riêng biệt cho
khách hàng.
Chin (2007) nghiên cứu các DN logistics ở Trung Quốc và đưa ra những kiến
nghị cho sự phát triển DN logistics. Qua nghiên cứu của tác giả, 3 nhân tố chính ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics là: độ tin cậy khi
nhận hàng và giao hàng; giá thành; khả năng cung cấp dịch vụ 3PL. Như vậy, ngoài
yếu tố giá dịch vụ, các DN logistics cần chú trọng đến cung cấp dịch vụ chất lượng

6
cao, các dịch vụ gia tăng và uy tín với khách hàng. Trung Quốc chính thức mở cửa
thị trường logistics từ cuối năm 2005. Công trình nghiên cứu này được thực hiện
năm 2007, đã đánh giá thực trạng hoạt động của DN logistics và đề xuất một số gợi
ý cho sự phát triển DN logistics ở Trung Quốc. Những phương pháp, kết quả đánh
giá này có thể áp dụng để đánh giá các DN logistics ở Việt Nam, nơi mà thị trường
logistics đang ở giai đoạn đầu phát triển và từ ngày từ ngày 1/1/2014, Việt Nam bắt
đầu mở cửa hoàn toàn lĩnh vực này theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Chẳng hạn, 21 tiêu chí đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ, 13 tiêu chí
đánh giá chất lượng dịch vụ có thể được dùng để đánh giá, gợi ý giải pháp nâng cao
chất lượng dịch vụ của DN logistics ở Việt Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
a) Nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics
Phạm Thị Minh Thảo (2011) nghiên cứu hiệu quả của logistics trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của các DN Việt Nam trên cơ sở điều tra, phỏng vấn lãnh đạo
các DN cung cấp dịch vụ logistics, các DN sản xuất kinh doanh và các cơ quan
quản lý để đánh giá vai trò của dịch vụ logistics đối với HQ sản xuất kinh doanh của
DN. Tác giả kết luận rằng HQ của dịch vụ logistics là giúp tối ưu hóa chu trình lưu

chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện đến tạo
ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng sử dụng; logistics góp phần định hướng thị
trường và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cho các DN sản xuất kinh doanh; hỗ
trợ DN sản xuất đảm bảo yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm, giúp quá trình sản
xuất kinh doanh tiến hành nhịp nhàng, liên tục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh; logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá
trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh của DN.
Cùng chủ đề này, Nguyễn Xuân Hảo (2015) phân tích, đánh giá tác động của
dịch vụ logistics đến HQ HĐKD của DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Sáu
yếu tố của dịch vụ logistics tác động đến HQ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa
bàn Quảng Bình là chất lượng của các nhà cung cấp vật tư nguyên liệu, chất lượng
dịch vụ của các nhà phân phối, chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ
logistics khác, mức độ tin dùng dịch vụ logistics thuê ngoài, mức độ sử dụng dịch
vụ cơ bản và mức độ sử dụng dịch vụ gia tăng. Tác giả cũng đề xuất phương hướng,
bốn nhóm giải pháp tăng cường HQ dịch vụ logistics, tác động lan tỏa đến HĐKD
của DN trên địa bàn.
b) Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty logistics Việt Nam đã có những
bước chuẩn bị để cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Các DN logistics thành lập


7

8

ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu phân phối và lưu thông hàng hóa ngày càng
tăng ở trong nước và khu vực. Tuy nhiên HQKD DN còn hạn chế, thể hiện ở HQ
trong HĐKD của DN và HQ mang lại cho các DN sản xuất, các thành viên trong
chuỗi cung ứng. Đặng Thu Hương (2011) cho rằng DN logistics Việt Nam đã có
phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng dịch vụ cung cấp còn rất hạn chế,

chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà sử dụng dịch vụ trong vào ngoài nước, nhất
là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. Nguyên nhân của những hạn chế ảnh
hưởng đến sự phát triển của DN logistics Việt Nam là thủ tục hành chính phức tạp,
rườm rà; tỷ lệ các DN ứng dụng CNTT còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực còn
thấp; hạ tầng GTVT kém phát triển; thiếu sự liên kết giữa các DN. Những nguyên
nhân này là cơ sở để các công trình nghiên cứu tiếp theo xem xét đánh giá HQKD
của các DN logistics và đưa ra các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế. Cùng
chủ đề này, Nguyễn Thừa Lộc (2011) làm rõ vai trò, đặc điểm, thực trạng kinh
doanh và biện pháp tăng cường hạch toán kinh doanh của DN logistics. Chất lượng
nguồn nhân lực trong DN logistics cũng là vấn đề đáng quan tâm. Đặng Đình Đào
(2006) nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực hiện nay và một số biện pháp về đào
tạo nguồn nhân lực trong các ngành dịch vụ. Bài viết đề cập tới nguồn nhân lực trong
lĩnh vực dịch vụ TM, vận tải, giao nhận thuộc lĩnh vực dịch vụ logistics của nền kinh
tế quốc dân. Kết quả đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của các DN logistics ở
nghiên cứu này là cơ sở cần thiết để đánh giá năng lực các DN logistics.

phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động của DN logistics và chỉ ra một số tồn
tại, yếu kém về năng lực cạnh tranh, chất lượng nhân lực, chất lượng dịch vụ cung
cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, từ tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có
công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics Việt Nam,
đặc biệt là ở khu vực Bắc Trung Bộ - nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển
dịch vụ logistics. Một số công trình chỉ đánh giá một số khía cạnh trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp logistics và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế. Do đó, việc
phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics, chỉ ra những
mặt tích cực, hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh là khoảng
trống cần nghiên cứu.

Một trong những điểm yếu của DN logistics Việt Nam được nhiều công trình
nghiên cứu đề cập là năng lực cạnh tranh thấp. Nguyễn Hữu Duy (2012) cho rằng
để có thể cạnh tranh tốt với các công ty nước ngoài, các công ty trong nước nên

đồng thời phát triển hạ tầng “phần mềm” như dữ liệu khách hàng, phần mềm quản
lý logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tạo giá trị gia tăng. Tuy
nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ giới hạn ở việc so sánh năng lực của một số
công ty logistics lớn của Việt Nam với công ty logistics nước ngoài đang hoạt động
tại thị trường Việt Nam; chưa đánh giá chất lượng dịch vụ do các công ty logistics
này cung cấp cho khách hàng.
1.1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước, có thể thấy
rằng xuất phát từ mục tiêu hiệu quả kinh doanh của DN và vai trò của dịch vụ
logistics trong kinh doanh, nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của DN logistics đã
được nhiều học giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, một số công
trình nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu, đánh giá về chất lượng dịch vụ logistics
và hiệu quả mang lại cho chính doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cũng như
các đối tác trong chuỗi cung ứng. Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đã

Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc kế thừa những kết quả của các công trình
nghiên cứu về dịch vụ logistics và hoạt động của doanh nghiệp logistics, tác giả tập
trung nghiên cứu để làm rõ tính đặc thù hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
logistics và nhận diện những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ; từ đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế và
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Bước 1: Xác định các nội dung nghiên cứu: Dựa vào nền tảng lý thuyết, cơ sở
lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics, tác giả xác định mục
tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập dữ liệu: Dựa trên nội dung nghiên cứu của Bước 1, tác giả

tổng quan các công trình nghiên cứu, thu thập số liệu thứ cấp về hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp logistics, thiết kế phiếu và thực hiện điều tra khảo sát
các doanh nghiệp theo đối tượng, phạm vi nghiên cứu.


9

10

Bước 3: Xử lý, kiểm định độ tin cậy của dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ khảo sát
được xử lý bằng phần mềm kinh tế lượng SPSS20, sử dụng kiểm định Cronbach
alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo, tiếp theo là sử dụng phân tích nhân tố
khám phá (EFA) để kiểm tra tính đơn hướng của thước đo, phân tích ANOVA để
kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp logistics đối với mỗi thang đo.

Management”, tác giả Michael Hugos (Hugos, 2010) cho rằng Quản trị chuỗi cung
ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành
viên của chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị trường mà bạn đạng phục vụ sự kết
hợp tiện ích và hiệu quả tốt nhất. DN logistics là thành viên của chuỗi cung ứng,
thực hiện một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics hoặc toàn bộ
chức năng logistics. Vì vậy, khi xem xét hiệu quả của DN logistics cần tính toán đến
hiệu quả của các thành viên khác để đảm bảo hiệu quả tối ưu của chuỗi cung ứng.

Bước 4: Phân tích, đánh giá: Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, kết hợp so sánh với cả
nước, so sánh giữa các lĩnh vực, so sánh theo chuỗi thời gian để đánh giá những mặt
tích cực, hạn chế về hiệu quả kinh doanh.
Bước 5: Kết luận về kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp, kiến nghị: Dựa trên
mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và những phân tích, đánh giá thực trạng để đưa ra
kết luận, đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn; đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm

nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ; nêu ra những hạn chế của nghiên cứu, gợi mở cho các công trình nghiên cứu
tiếp theo.

1.2.3. Mô hình nghiên cứu
Từ tổng quan nghiên cứu, lý thuyết nền tảng và cơ sở lý luận về hiệu quả kinh
doanh, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu về hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp logistics như sau:

1.2.2. Lý thuyết nền tảng
Một số lý thuyết nền tảng làm cơ sở cho nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp logistics như sau:
a) Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory)
Lý thuyết các bên liên quan được tác giả R. Edward Freeman nghiên cứu và
công bố trong cuốn sách Strategic Management: A Stakeholder Approach vào năm
1984 và tái bản vào năm 2010 (Freeman, 2010). Theo tác giả, "các bên liên quan" là
bất kỳ cá nhân hay nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những
hành động của tổ chức. Như vậy, ngoài cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp,
các bên liên quan còn bao gồm cơ quan chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, các
hiệp hội, công đoàn, cộng đồng, các doanh nghiệp liên quan và các khách hàng tiềm
năng. Dưới góc độ quản trị, vai trò quan trọng của quản lý là đánh giá tầm quan
trọng, cân bằng quyền lực và lợi ích của các bên tham gia để đáp ứng nhu cầu các
bên liên quan nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp logistics cung cấp chuỗi dịch vụ logistics cho khách hàng. Vì
vậy, nhà quản lý doanh nghiệp cần cân bằng lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và
các đối tác trong chuỗi cung ứng cũng như khách hàng sử dụng dịch vụ logistics.
Đây là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics.
b) Lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management Theory)
Khái niệm chuỗi cung ứng xuất hiện vào cuối thập niên 80 và trở nên phổ biến
từ những năm 90. Trong công trình nghiên cứu “Essentials of Supply Chain


Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
1.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.2.4.1. Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát của
tác giả
(i) Đối tượng khảo sát
Để phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả xác định đối tượng khảo sát
là cán bộ quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ logistics (doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, xuất nhập khẩu)
có trụ sở tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.


11

12

(ii) Thiết kế phiếu khảo sát
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu và tổng quan nghiên cứu,
tác giả xác định các nội dung cần thu thập thông tin để xây dựng bảng hỏi. Luận án
sử dụng hai loại phiếu khảo sát: Phiếu dành cho đối tượng là cán bộ quản lý của
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và Phiếu dành cho cán bộ quản lý của
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics. Hầu hết các câu hỏi là câu hỏi đóng, có câu
trả lời sẵn để đối tượng điều tra lựa chọn, sử dụng thang đo Likert điểm 1-5 để phục
vụ xử lý dữ liệu, phân tích.
(iii) Tiêu chí chọn mẫu và quy mô mẫu
Tiêu chí xác định doanh nghiệp logistics: Doanh nghiệp logistics được xác
định theo định nghĩa ở mục 2.1.2 của luận án và theo phân loại của Niên giám
Thống kê Việt Nam và Niên giám Thống kê của các tỉnh Bắc Trung Bộ. Theo đó,
doanh nghiệp lựa chọn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi, bưu

chính và chuyển phát.
Quy mô mẫu cần thiết được xác định theo nghiên cứu của Levy and Lemeshow
(1999) như sau:


+
tron
g đó:

=



∗ ∗( − )

n: quy mô mẫu tối thiểu; N: quy mô tổng thể; z: độ lệch trong phân phối chuẩn;
p: tỷ lệ ước tính; d: sai số biên
Các giá trị được sử dụng như sau:
Tác giả chọn mức độ tin cậy là 95%, từ đó có giá trị z = 1,96 và d = 0,05
Do không ước lượng được tỷ lệ ước tính p nên tác giả chọn p = 0,5 để có giá trị
p*(1-p) là lớn nhất, từ đó cho số lượng mẫu là lớn nhất.
Từ đó, tính ra giá trị no = 384,16
Quy mô tổng thể được xác định là tổng số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vào cuối năm 2014 theo số liệu của Niên giám
Thống kê của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, N = 1487
Từ đó, tính ra quy mô mẫu cần thiết là n ≥ 310
Với quy mô mẫu tối thiểu cần khảo sát là 310 doanh nghiệp cho 6 tỉnh Bắc

Trung Bộ, tác giả phân bổ số doanh nghiệp logistics cần khảo sát cho mỗi tỉnh
tương ứng với tỷ lệ của quy mô tổng thể và được làm tròn lên đến đơn vị hàng chục.

Bảng 1.1 Quy mô mẫu khảo sát
Địa phương
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
TT Huế
Bắc Trung Bộ

Quy mô
tổng thể
409
361
216
165
101
235
1487

Tỷ lệ
(%)
27
24
15
11
7
16
100


Quy mô mẫu Quy mô mẫu
tối thiểu
lựa chọn
84
90
74
80
47
50
34
40
22
30
50
50
310
340

Đối với phiếu khảo sát dành cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics, mục
đích là để thu thập thông tin về những nhận xét, đánh giá về doanh nghiệp logistics
nên tác giả cũng sử dụng cách thức lựa chọn mẫu như trên.
1.2.4.2. Dữ liệu thứ cấp
Bên cạnh dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp được sử dụng từ các nguồn:
+ Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics (chia
thành các nhóm: doanh nghiệp vận tải, kho bãi, bưu chính, chuyển phát) từ đó sử
dụng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tài sản, lao động để tính toán các chỉ
số đo lường hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp (ROS, ROE, ROA, ROC,
năng suất lao động bình quân…).
+ Số liệu tổng hợp của các doanh nghiệp được thu thập từ Niên giám Thống kê
Việt Nam và Niên giám Thống kê của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An,

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế): các số liệu thu thập gồm số
lượng doanh nghiệp, doanh thu, chỉ số ROS (của doanh nghiệp vận tải, kho bãi cả
nước); ROS của tất cả doanh nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
1.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Kết quả phiếu khảo sát thu về được mã hóa để xử lý bằng phần mềm kinh tế
lượng SPSS20 bằng các phương pháp sau:
a) Thống kê mô tả và thống kê suy luận
Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được
dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu
này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các chỉ tiêu phân tích như: tần số, tỷ lệ, giá
trị trung bình và độ lệch chuẩn.
b) Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định. Hay
nói cách khác, độ tin cậy của một phép đo là mức độ mà phép đo tránh được sai số
ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy (reliability) của từng


13
thang đo, đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (item), hệ số tương quan alpha của
Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha) được sử dụng. Hệ số Cronbach’s alpha là
một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo
tương quan với nhau, hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính
toán phương sai của từng mục hỏi và tính tương quan điểm của từng mục hỏi với
điểm của tổng các mục hỏi còn lại của phép đo. Giá trị của hệ số Cronbach’s alpha
được tính từ phần mềm SPSS 20. Hệ số alpha của từng thang đo từ 0,8 trở lên đến
gần 1 thì thang đo là đáng tin cậy (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008).
Để đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi, những mục hỏi nào có hệ số tương
quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0,3 được coi là những
mục hỏi có độ tin cậy bảo đảm, các mục (item) có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008).
c) Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
được sử dụng để kiểm tra tính đơn hướng (unidimentionality) của các thang đo và
độ giá trị cấu trúc của phép đo. Các tiêu chí đo lường là phù hợp khi hệ số của phép
thử KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adeqacy) có giá trị từ 0,5 đến 1,0 và
phép thử Bartlett (Bartlett Test of Sphericity) phải ở mức có ý nghĩa thống kê với
giá trị sig nhỏ hơn 0,05. Trong quá trình phân tích EFA các tiêu chí đo lường không
đạt yêu cầu sẽ bị loại (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
d) Phân tích ANOVA:
Sử dụng để kiểm định có sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp logistics
đối với mỗi thang đo. Có sự khác biệt khi kết quả ở ANOVA Table cho giá trị sig
nhỏ hơn 0,05 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

14
2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp logistics
Từ các khái niệm về dịch vụ logistics, DN logistics của quốc tế và trong
nước, trong khuôn khổ luận án, tác giả đưa ra định nghĩa DN logistics như sau:
Doanh nghiệp logistics là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoạt động
kinh doanh dịch vụ logistics, thực hiện một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các
hoạt động logistics hoặc toàn bộ chức năng logistics, bao gồm chuỗi dịch vụ về
giao nhận, phân phối hàng hóa tới các đại lý phân phối hoặc nơi tiêu thụ khác
nhau, chuẩn bị hàng hóa luôn ở tình trạng sẵn sàng theo yêu cầu của khách
hàng. Doanh nghiệp logistics bao gồm các loại hình doanh nghiệp 2PL, 3PL,
4PL, 5PL.
2.2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics và chỉ tiêu đánh giá
Từ những nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý luận về HQKD của DN logistics, trong
luận án này, tác giả sử dụng mô hình đánh giá HQKD của DN logistics như sau:
HIỆU QUẢ KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP
LOGISTICS

HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRONG PHẠM VI DOANH
NGHIỆP LOGISTICS

HIỆU QUẢ LAN TỎA ĐẾN
DN SỬ DỤNG DV
LOGISTICS VÀ ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS
2.1. Khái quát về logistics và doanh nghiệp logistics
2.1.1. Khái niệm logistics
Trong khuôn khổ luận án, đúc kết từ các định nghĩa và nội dung của hoạt động
logistics, tác giả sử dụng khái niệm: Logistics là quá trình phân phối, lưu thông
hàng hóa được tổ chức, quản lý khoa học qua các công đoạn lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện, kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ … từ điểm khởi nguồn
sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho
quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất
các yêu cầu của khách hàng.

Các chỉ tiêu đánh giá:
ROS, ROE, ROA, ROC
Năng suất lao động bình quân
Thu nhập bình quân của lao
động


Các chỉ tiêu đánh giá:
Tác động của DV logistics
đến HĐKD; đến việc sử
dụng hợp lý các nguồn lực;
đến các chỉ tiêu HQKD của
DN
Tác động của DV logistics
đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương

Hình 2.2. Mô hình đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics


15

16

2.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp logistics
2.3.1.Thể chế pháp luật
2.3.2. Môi trường kinh tế vĩ mô
2.3.3. Điều kiện tự nhiên
2.3.4. Cơ sở hạ tầng logistics
2.3.5. Nhân lực của các doanh nghiệp logistics
2.3.6. Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logisics
2.3.7. Thị trường cho các doanh nghiệp logistics

theo những chỉ tiêu đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến HQKD, luận án đưa ra những
kết luận sau:


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP LOGISTICS Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
3.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Theo số liệu thống kê tại thời điểm năm 2015, có 1618 doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực logistics (dịch vụ vận tải, kho bãi, bưu chính và chuyển
phát) ở các tỉnh BTB, số lượng DN có mức tăng trưởng khá, bình quân 10,5% trong
giai đoạn 2010-2015.

3.2.1. Những mặt tích cực
3.2.1.1.Mặc dù Bắc Trung Bộ là khu vực có nhiều khó khăn đối với hoạt động
của doanh nghiệp logistics, các doanh nghiệp ở địa phương đã đạt một số kết quả
đáng ghi nhận về quy mô phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu hiệu
quả kinh doanh.
Kết quả phân tích cho thấy hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có sự phát triển khá về quy mô, thể hiện số lượng doanh
nghiệp tăng trưởng bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2010-2015, vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng trưởng bình quân 18%/năm. Bên cạnh đó,
doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng trưởng qua các năm. Các chỉ số
đánh giá hiệu quả kinh doanh như ROS, ROA, ROE, ROC, năng suất lao động, thu
nhập của người lao động thể hiện xu hướng tăng qua các năm, mặc dù một số chỉ số
còn thấp so với mức bình quân của cả nước.

3.1.1. Các doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ chủ yếu là loại hình doanh
nghiệp tư nhân, có qui mô nhỏ và siêu nhỏ.

Thông qua khảo sát, các doanh nghiệp đánh giá tăng trưởng doanh thu trong
HĐKD luôn cao hơn năm trước (đạt 3,28 điểm), mức giảm chi phí logistics trong
HĐKD của các doanh nghiệp (đạt 3,20 điểm) và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
doanh nghiệp logistics cao hơn năm trước (đạt 3,24 điểm). Tuy nhiên tính bền vững
trong HĐKD, mức độ liên kết của các doanh nghiệp và mức độ thực hiện các đơn

hàng của các doanh nghiệp logistics chỉ ở mức độ dưới trung bình (đạt dưới 3 điểm).

3.1.2. Nhân lực của doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ so với các khu vực
khác là yếu và thiếu. Các trường đại học ở Bắc Trung Bộ chưa có đào tạo về cung
ứng, về chuyên ngành logistics.

3.2.1.2. Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp logistics có tác động tích cực,
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
logistics trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ.

3.1.3. Các doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ chủ yếu là loại hình doanh
nghiệp 2PL, cung cấp các dịch vụ đơn lẻ.

Thông qua việc sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài do các doanh nghiệp
logistics cung cấp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, xuất
nhập khẩu được cải thiện, cụ thể là làm tăng doanh thu, nâng cao chất lượng dịch vụ
khách hàng, tăng lợi nhuận, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp, đảm bảo yếu tố đúng thời gian và địa điểm. Việc thuê ngoài dịch
vụ vận tải, kho bãi và giao nhận hàng hóa cũng giúp doanh nghiệp sử dụng hợp lý
và tiết kiệm nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong hoạt động kinh doanh. Doanh
nghiệp logistics kinh doanh hiệu quả, cung cấp dịch vụ logistics chất lượng có tác
động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, cụ thể là
làm tăng trưởng chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí (ROC), giúp tăng trưởng ROS, tăng
trưởng ROE, tăng trưởng ROA, tăng năng suất lao động.

Bên cạnh những đặc điểm của doanh nghiệp logistics như trình bày tại mục
1.1.3 các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có một số đặc thù sau.

3.1.4. Các doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ có thị trường hoạt động chủ yếu
là nội địa, có thể qua một số quốc gia lân cận như Lào, nhưng không đáng kể.

3.1.5. Hoạt động của doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ bị chi phối rất lớn
của điều kiện tự nhiên (ví dụ mùa mưa bão đi lại khó khăn), do đó hoạt động mang
tính thời vụ.
3.1.6. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ hoạt động trong lĩnh vực vận tải
3.2. Kết luận qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Từ những phân tích thực trạng HQKD của các DN logistics ở các tỉnh BTB

3.2.1.3. Thứ ba, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics có tác động tích


17
cực lan tỏa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp logistics đã đóng góp tích cực, góp phần đưa
tổng sản phẩm của dịch vụ vận tải, kho bãi ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đạt mức tăng trưởng
cao (18%/năm) trong giai đoạn 2010-2015 và gia tăng tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực vận tải,
kho bãi vào tổng sản phẩm của khu vực, từ mức 2,98% vào năm 2010 lên 3,07% vào năm
2015. Dịch vụ logistics đã góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa
phương, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, khai thác tiềm năng, lợi thế của các tỉnh
trong phát triển kinh tế, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cho các ngành của địa
phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
3.2.2. Những hạn chế
3.2.2.1. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của các tỉnh trong hội
nhập và phát triển.

Địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành logistics vì Bắc
Trung Bộ nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, có bờ biển

dài, có nhiều cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Sơn Dương, Hòn La, Cửa
Việt, Thuận An, Chân Mây...), nhiều sân bay (Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Phú
Bài), có cửa khẩu biên giới (Lao Bảo, Cha Lo, Cầu Treo, Nậm Cắn). Đây là điều
kiện thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng với
các vùng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, HQKD của doanh nghiệp logistics ở
Bắc Trung Bộ còn thấp và còn nhiều hạn chế trong việc đáp ứng thời gian thực hiện
các đơn hàng và yêu cầu của khách hàng trong cung ứng dịch vụ; hiệu quả kinh tế,
hiệu quả về xã hội và hiệu quả về môi trường còn thấp.
3.2.2.2. Các doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ còn nhiều hạn chế về năng
lực và khả năng cung ứng dịch vụ logistics chất lượng, phần lớn chỉ cung cấp dịch
vụ đơn lẻ, giá trị gia tăng thấp.
Qua số liệu thống kê và khảo sát của tác giả cho thấy phần lớn doanh nghiệp
logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hạn chế về vốn, công
nghệ, trình độ nhân lực. Các doanh nghiệp địa phương chỉ đủ khả năng cung cấp các
dịch vụ đơn lẻ như vận tải, phân phối bán buôn, bán lẻ. Hầu hết các doanh nghiệp
chỉ khai thác một phần nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, phổ biến là hình thức
giao nhận, vận tải, lưu kho. Đây là hình thức khá đơn giản, giá trị gia tăng thấp. Các
doanh nghiệp ở địa phương chưa tạo ra sự liên minh, liên kết, chỉ dựa vào năng lực
sẵn có nên khả năng cạnh tranh thấp, thậm chí còn có tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh theo kiểu hạ giá thành để làm đại lý cho các công ty logistics lớn.

18
3.2.2.3. Các doanh nghiệp logistics gặp nhiều thách thức trong nâng cao HQKD.
Hệ thống khuôn khổ pháp lý ở về logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn còn
nhiều bất cập như: chưa có chiến lược và quy hoạch tổng thể về phát triển logistics
cấp tỉnh; các chiến lược, quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh, các quy hoạch
GTVT, thương mại, công nghiệp, hành lang kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu chưa
được "kết dính" bằng các hoạt động logistics - thông qua các trung tâm logistics,
các yêu cầu, nội dung logistics chưa được tính toán - bài toán tối ưu hóa trong phát
triển trên địa bàn tỉnh chưa được đề cập tới. Bên cạnh đó, CSHT cho hoạt động

logistics cả hạ tầng “phần cứng” và hạ tầng “phần mềm” thiếu tính kết nối, không
đồng bộ, chưa có các trung tâm logistics, các khu trung chuyển hàng hóa ở các đầu
mối, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Cha Lo, Cầu Treo, cảng biển Nghi Sơn, Cửa Lò,
Vũng Áng, Chân Mây, Thuận An, chất lượng của các tuyến đường tỉnh và quốc lộ
còn hạn chế, mạng lưới giao thông còn ít các tuyến đường gom, đường thay thế và
đường tránh vào mùa mưa lũ. Doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics địa phương còn rất hạn chế, chủ yếu vẫn từ dịch vụ vận tải đường bộ. Phần
lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp logistics 2PL, chủ yếu thực hiện các dịch vụ
đơn lẻ như vận tải, phân phối bán buôn, bán lẻ, có quy mô vừa và nhỏ, tập trung ở
thị trường nội địa, dịch vụ hải quan cửa khẩu quốc tế yếu kém, thiếu tính chuyên
nghiệp và thương mại vùng biên kém phát triển. Điều này đã làm hạn chế sự phát
triển các hoạt động dịch vụ logistics, hạn chế sự phát triển sản xuất hàng hóa ở các
địa phương, làm chậm tiêu thụ sản phẩm và giao thương hàng hóa và cả thu hút đầu
tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ.
3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.2.3.1. Cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin...ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ còn yếu kém, chưa phát triển đồng bộ, chưa được kết nối theo mục
tiêu của logistics, làm cho chi phí logistics còn cao, làm giảm lượng hàng hóa vận
chuyển, giảm chất lượng dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa do các doanh nghiệp
logistics cung cấp cho khách hàng, từ đó dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động và
HQKD của doanh nghiệp logistics.
Hạn chế cơ bản cản trở HĐKD của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ hiện nay là sự yếu kém, quy mô nhỏ và bố trí bất hợp lý của CSHT
logistics ở địa phương. Nhìn chung, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu
phục vụ việc lưu chuyển hàng hóa trong khi khối lượng và giá trị hàng hóa tham gia
quá trình lưu chuyển trên địa bàn ngày càng lớn. Thực tế này cho thấy, hàng hóa
qua các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Cầu Treo, Cha Lo, Nậm Cắn chậm, khối lượng
hạn chế, làm thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Dịch vụ cảng biển cũng kém phát triển. Hiện tại chưa có cảng nào ở khu vực Bắc



19

20

Trung Bộ có tên trong danh mục tìm kiếm của hệ thống quản lý container toàn cầu và
các cảng biển cũng chưa có phần mềm quản lý container đạt chuẩn quốc tế. Do đó,
việc khai thác dịch vụ cảng biết còn chưa thuận tiện, chưa có tính cạnh tranh.

doanh nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ bước đầu đã nhận thức được vai trò của
logistics và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị Logistics, tuy nhiên đó mới chỉ
là những bước đi của từng doanh nghiệp đơn lẻ, không mang tính hệ thống và toàn
diện. Nhìn chung nhận thức về hoạt động quan trọng này của nền kinh tế - kể từ cấp
độ quản lý nhà nước cho đến các địa phương, các doanh nghiệp, vẫn còn nhiều bất
cập, chưa đầy đủ, chưa tương xứng với vị trí của nó trong nền kinh tế. Vai trò của
logistics đã được thừa nhận rộng rãi, nhưng dường như sự thừa nhận đó chưa đủ
mạnh để tạo nên những đột phá trong tư duy của nhiều cấp quản lý và doanh
nghiệp.Trong tư duy của không ít nhà quản trị doanh nghiệp, quản lý ở địa phương
chỉ coi logistics là các dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi? Thậm chí có nhiều người
chưa phân định khái niệm logistics, quản trị logistics, dịch vụ logistics và hoạt động
logistics, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển dịch vụ logistics trong khu
vực. Nhận thức hạn chế về Logistics cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động của
nhiều doanh nghiệp Logistics mới chỉ bó hẹp trong những mảng nhỏ của chuỗi cung
ứng, chủ yếu là khâu vận tải, giao nhận, thiếu sự quan tâm, ủng hộ tích cực logistics
phát triển của chính quyền địa phương, các ngành và các doanh nghiệp.

Phần lớn doanh thu logistics của các doanh nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là từ
vận tải đường bộ. Trong khi đó, hạ tầng đường bộ chưa hoàn chỉnh, khả năng bảo trì và
phát triển đường bộ còn thấp, thiếu đường tránh, đường gom trong mùa mưa bão.
Đường không được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện

đang quá yếu kém về mặt kỹ thuật. Hệ thống đường sắt chưa kết nối được nhiều với
các trung tâm logistics, các cảng biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp, năng lực vận
tải còn kém hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. Có thể nói, chính sự yếu kém, thiếu
đồng bộ của cơ sở hạ tầng logistics dẫn đến việc kết nối khai thác vận tải đa phương
thức trong chuỗi dịch vụ logistics ở cá tỉnh Bắc Trung Bộ còn rất hạn chế, chi phí dịch
vụ logistics ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực
3.2.3.2. Tiềm lực của các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn quá
nhiều hạn chế và các doanh nghiệp logistics chưa phát huy sức mạnh liên kết với nhau và
với doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập nhập khẩu để tạo thành chuỗi cung ứng.
Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển logistics, đặc biệt là logistics trong
điều kiện mở cửa thị trường là các doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính để xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống kho tàng bến bãi, mua sắm trang thiết bị, phương
tiện vận chuyển, đầu tư xây dựng mạng lưới kinh doanh, ứng dụng công nghệ… Phần
lớn các các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận, vận tải, kho bãi ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ đều có quy mô nhỏ và vừa, với nguồn vốn hạn chế nên chưa thực sự có tiềm
lực để phát triển logistics. Trong khi đó, các doanh nghiệp lại hoạt động nhỏ lẻ, manh
mún, hoàn toàn độc lập, chưa có sự liên kết, hợp tác để hoạt động hiệu quả hơn.
3.2.3.3. Nhân lực của các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vừa
thiếu lại vừa yếu, chưa được đào tạo hệ thống về logistics.
Logistics là lĩnh vực khá mới mẻ ở địa phương do đó còn tồn tại tình trạng
thiếu hụt về số lượng, yếu về trình độ, chất lượng, chưa đáp ứng nhu cầu của khách
hàng sử dụng dịch vụ logistics. Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp logistics
được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, ở cấp bậc đại học được đào tạo chủ yếu từ
trường đại học giao thông vân tải TP HCM, đại học GTVT Hà Nội, Đại học Hàng
hải, Đại học ngoại thương Hà nội và cơ sở 2 tại TP. HCM, Đại học quốc tế (ĐHQG
TP. HCM). Thực tế ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn chưa có đội ngũ lao động chuyên
nghiệp về logistics từ doanh nghiệp đến quản lý ngành.
3.2.3.4. Nhận thức về vai trò của logistics đối với việc nâng cao HQKD của
doanh nghiệp và phát triển kinh tế của địa phương còn hạn chế. Hiện nay, không ít


Kết quả khảo sát của tác giả về nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế về
HQKD của các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cho kết quả tương
đồng với những phân tích trên. Đó là, phần lớn ý kiến cho rằng nguyên nhân là do
cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin...chưa được kết nối theo
mục tiêu của logistics (97,5% tán thành), các địa phương chưa tận dụng HQ cơ hội
trong hội nhập và phát triển (93,5% tán thành), nguồn nhân lực logistics chuyên
nghiệp còn rất hạn chế (91% tán hành).
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS Ở CÁC TỈNH BTB
4.1. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ
4.1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực, phát
triển các doanh nghiệp logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp, có đủ
sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
4.1.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistic
quy mô lớn, tầm quốc gia, vùng có sự kết nối với các cảng quốc tế nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics hoạt động hiệu quả.
4.1.3. Ứng dụng các công nghệ mới trong logistic, đào tạo nhân lực chuyên
nghiệp, trình độ cao cho các doanh nghiệp logistics.
4.1.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế phát triển doanh nghiệp logistics


21

22

và phát triển hệ thống logistics cấp tỉnh theo hướng bền vững và hội nhập trong hệ
thống dịch vụ khu vực.
4.1.5. Phát triển thị trường dịch vụ logistics, tạo cơ hội bình đẳng cho các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong

và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
4.1.6. Nâng cao nhận thức về vai trò của dịch vụ logistics, thúc đẩy phát triển
dịch vụ logistics thuê ngoài.
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ
4.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics và
chất lượng dịch vụ
4.2.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics
4.2.1.2. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp logistics và giữa doanh
nghiệp logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics
4.2.1.3. Các doanh nghiệp logistics cần mở rộng thị trường, cải thiện kết quả
kinh doanh
4.2.1.4. Phát triển thị trường các nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp
4.2.1.5. Phát triển các loại hình doanh nghiệp logistics có khả năng cạnh tranh
ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
4.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nhân lực
4.2.2.1. Các doanh nghiệp logistics cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao
4.2.2.2. Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo để xây dựng chương trình
đào tạo về logistics ở cấp đại học và chương trình tập sự cho sinh viên
4.2.2.3. Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về logistics cho cán bộ
quản lý và nhân viên
4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường dịch vụ logistics
4.2.3.1. Thúc đẩy phát triển thuê ngoài dịch vụ logistics, định hướng thay đổi
hành vi trong thương mại quốc tế
4.2.3.2. Mở rộng thị trường ra các nước trên hành lang kinh tế Đông - Tây..
4.2.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics
4.2.4.1. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp kinh
doanh thuận lợi, hiệu quả

4.2.4.2. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải
và dịch vụ logistics phùhợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
4.2.4.3. Hoàn thiện chính sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng
logistics, đầu tư mở rộng hạ tầng logistics nhằm kết nối cảng biển địa phương với

các nước láng giềng, tăng cường hợp tác với đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối
hạ tầng logistics.
4.2.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển doanh
nghiệp logistics và dịch vụ logistics
4.2.5.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế phát triển doanh nghiệp
logistics trên địa bàn tỉnh
4.2.5.2. Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics tại
địa phương
4.2.5.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh logistics
4.3. Một số kiến nghị về tạo lập môi trường, điều kiện để nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành trung ương
4.3.1.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy định về logistics
4.3.1.2. Ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp logistics
4.3.1.3. Hoàn thiện chính sách đầu tư, ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng logistics
4.3.1.3. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tư nhân, chủ
động đầu tư của doanh nghiệp và áp dụng rộng rãi mô hình PPP.
4.3.1.4. Xây dựng chính sách phát triển hệ thống logistics xanh trên EWEC.
4.3.1.5. Nhà nước cần đầu tư cho nghiên cứu một cách hệ thống về logistics và
phổ biến sâu rộng kiến thức này trong các ngành và trong các doanh nghiệp, tránh
tình trạng hiểu không thấu đáo, nhầm lẫn dẫn đến sai lệch, vận dụng không HQ.
4.3.1.6. Tái cấu trúc logistics, khuyến khích áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi
cung ứng.
4.3.2. Kiến nghị với UBND các tỉnh Bắc Trung Bộ

4.3.2.1. Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh
nghiệp logistics
4.3.2.2. Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng logistics
4.3.2.3. Nâng cao nhận thức về vai trò, lợi ích của dịch vụ logistics thuê ngoài
4.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics và các hiệp hội khác
4.3.3.1. Tạo mối gắn kết giữa hiệp hội và các thành viên, hỗ trợ tư vấn thiết
thực và giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao tính chuyên nghiệp, văn hóa và đạo đức
trong kinh doanh.
4.3.3.2. Làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước,
chính quyền địa phương để nắm bắt, cũng như có những đề xuất về cơ chế, chính
sách nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động


23

24

KẾT LUẬN
Trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ logistics, ngày càng nhiều cơ hội
kinh doanh được mở ra nhưng các doanh nghiệp logistics cũng đối mặt với sự cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, nguy cơ rủi ro càng nhiều làm ảnh hưởng đến mục tiêu
kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp nói riêng. Với mục tiêu và nhiệm vụ nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án đã
tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất, luận án góp phần phát triển lý luận về hiệu quả kinh doanh (HQKD)
logistics, đưa ra khái niệm, phạm vi HQKD logistics, làm cơ sở quan trọng cho việc
hình thành khung lý thuyết khi tiến hành phân tích, đánh giá HQKD của doanh
nghiệp (DN) logistics ở Việt Nam.
Thứ hai, kế thừa các công trình nghiên cứu nước ngoài, luận án làm rõ tính đặc
thù HQKD của DN logistics so với các loại hình DN khác. Từ đó, đề xuất mô hình

đánh giá HQKD của DN logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - nơi có nhiều tiềm năng,
lợi thế phát triển dịch vụ logistics nhưng các doanh nghiệp hoạt động còn manh
mún, tự phát, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ riêng lẻ và chưa phát huy vai trò của
chuỗi cung ứng. Tác giả thực hiện khảo sát cả DN logistics và DN sử dụng dịch vụ
logistics để có đánh giá khách quan, toàn diện về HQKD logistics, không chỉ xem
xét hiệu quả trong phạm vi DN mà còn tính đến hiệu quả của các đối tác trong chuỗi
cung ứng cũng như tác động lan tỏa đến HQKD của DN sử dụng dịch vụ logistics
và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, luận án nhận diện những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến HQKD của DN
logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (BTB). Vì vùng BTB có điều kiện tự nhiên, đặc
điểm kinh tế, xã hội khác các vùng miền khác trong cả nước nên các DN hoạt động
ở địa phương chịu tác động của các nhân tố đặc thù như: Điều kiện tự nhiên; Cơ sở
hạ tầng logistics; Nhân lực; Thị trường … Đây là cơ sở để bổ sung đánh giá và tìm
ra giải pháp nhằm nâng cao HQKD của DN logistics ở các tỉnh BTB.
Thứ tư, trên cơ sở đánh giá thực trạng HQKD của các DN logistics, luận án chỉ
ra những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, luận án đề
xuất 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao HQKD của DN logistics ở các tỉnh BTB,
bao gồm: (1) Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực DN logistics và chất lượng
dịch vụ; (2) Nhóm giải pháp về đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nhân lực;
(3) Nhóm giải pháp về phát triển thị trường dịch vụ logistics; (4) Nhóm giải pháp về
hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; (5) Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách
pháp luật phát triển doanh nghiệp logistics và dịch vụ logistics. Những giải pháp
này phù hợp với chủ trương, chính sách mới của Nhà nước về nâng cao năng lực
cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Những giải pháp, kiến nghị dựa trên cơ sở khoa học có thể nghiên cứu và vận
dụng tốt cho thực tiễn xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của DN logistics
và gợi ý chính sách, cơ chế cho các tỉnh BTB nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế,
thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần phát triển KT-XH, nâng cao mức
hưởng thụ và đời sống của nhân dân trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ.

Mặc dù luận án đã đề xuất mô hình đánh giá HQKD trong nội bộ DN và hiệu
quả lan tỏa đến các đối tác, tuy nhiên, phần đánh giá hiệu quả lan tỏa đến các DN sử
dụng dịch vụ và phát triển kinh tế - xã hội chưa được sâu sắc. Nguyên nhân là do
khó khăn trong thu thập số liệu phục vụ phân tích, đánh giá. Bên cạnh đó, việc khảo
sát cũng còn hạn chế đó là thiếu khảo sát đối với các cơ quan quản lý của các địa
phương. Đây là vấn đề gợi mở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.



×