Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.59 KB, 2 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương

Việt Nam (Techcombank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả luận văn: LÊ THU GIANG. Khóa CH2010B.
Người hướng dẫn: Tiến sĩ – ĐÀO THANH BÌNH.
a) Lý do chọn đề tài:

Xu thế tất yếu của hoạt động cạnh tranh đang diễn ra không chỉ trên thị trường
trong nước mà còn diễn ra trên toàn cầu, bên cạnh áp lực, thách thức lớn mà các
NHTM Việt Nam phải đối mặt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện
các cam kết WTO cũng với các quy định, chính sách về quản lý NHTM của Chính
phủ, đã, đang và sẽ tạo nhiều áp lực, khó khăn đối với NHTM Việt Nam. Với năng
lực hạn chế như hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi
ro lớn, và gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Điều này đòi hỏi bản thân mỗi
ngân hàng phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để không những
đứng vững mà ngày càng phát triển hơn. Đặc biệt với Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) - một ngân hàng cổ phần lớn với mục
tiêu là sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì vấn đề này càng có ý
nghĩa quan trọng.
* Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, vận dụng lý thuyết, khai
thác, tập hợp, xử lý các số liệu, luận văn nhằm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM, đặc biệt
trong điều kiện của các NHTM Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế, những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của


Techcombank.

1


Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của NHTM và các nhân tố tạo nên năng lực
cạnh tranh của NHTM.
Phạm vi nghiên cứu: Số liệu thu thập và phân tích của Techcombank trong
giai đoạn từ 2006 – 2012
b) Các nội dung chính của luận văn:
Phần nội dung gồm các chương

Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHTM và năng lực cạnh
tranh của NHTM.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của TMCP Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank) trong giai đoạn 2006-2012.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của TMCP Kỹ thương
Việt Nam (Techcombank) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
c) Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài dựa trên phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp,
dự báo để nghiên cứu đưa ra các đề xuất cụ thể, nhằm đánh giá và hệ thống hóa các
vấn đề nghiên cứu và đưa ra các đánh giá cho luận văn.
d) Kết luận:
Từ lý thuyết về năng lực cạnh tranh bao gồm những nội dung, tiêu chí, phương
pháp phân tích trong chương I, Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân
hàng Techcombank trước bối cảnh kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Vận dụng
mô hình SWOT đánh giá điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức để đưa ra đánh giá
tổng quan về năng lực cạnh tranh của ngân hàng Techcombank trong chương II. Từ kết
quả phân tích, đánh giá trong chương 2, Tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao năng

lực cạnh tranh trong chương III, nhằm giúp Techcombank nâng cao năng lực hoạt

động, khả năng cạnh tranh, tạo cơ sở để bứt phá mạnh mẽ và phát triển bền vững, an
toàn, hiệu quả.
Giảng viên hướng dẫn

Học viên thực hiện

2



×