Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.04 KB, 26 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Dân gian có câu: “Nông suy bách nghệ  bại”. Câu nói đó cho thấy 
vai trò quan trọng, chủ  đạo của kinh tế  nông nghiệp đối với sự  phát 
triển kinh tế  ­ xã hội  ở  Việt Nam nói chung. Vì vậy, chính quyền Nhà 
nước trong những thời kỳ  lịch sử  khác nhau đều có những chủ  trương, 
chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển.
Trong quá trình cai trị  Việt Nam, thực dân Pháp rất chú trọng đến 
lĩnh vực kinh tế  nông nghiệp. Đặc biệt, sau chiến tranh thế  giới thứ 
nhất, nông nghiệp là lĩnh vực được đưa lên hàng đầu trong trật tự  đầu 
tư. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã thúc đẩy sự 
chuyển biến của kinh tế  nông nghiệp Việt Nam, từ  một nền kinh tế 
nông nghiệp mang tính chất khép kín, tự cung tự cấp sang một nền nông 
nghiệp bước đầu đã có những yếu tố  của kinh tế  hàng hóa, sản phẩm  
nông nghiệp đã trở thành hàng hóa trên thị trường. 
Hải Dương là một tỉnh nằm  ở khu vực trung tâm đồng bằng châu 
thổ  sông Hồng, có nhiều tiềm năng để  phát triển kinh tế  nông nghiệp. 
Tháng 8 ­ 1883, thực dân Pháp đánh chiếm Thành Đông, đặt ách cai trị và 
ra sức khai thác kinh tế, bóc lột sức lao động, vơ vét của cải, tài nguyên 
nơi đây để  làm giàu cho chính quốc. Trong đó, nông nghiệp là ngành 
kinh tế được thực dân Pháp chú trọng khai thác. Chủ trương, chính sách 
khai thác nông nghiệp và việc thực hiện chính sách đó của chính quyền 
thực dân đã đưa đến sự biến đổi trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của 
tỉnh. Sự  biến đổi đó đã tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế  ­ xã hội 
Hải Dương thời thuộc địa. Do đó, nghiên cứu sự chuyển biến của kinh 
tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương sẽ  góp phần quan trọng vào việc làm 
sáng tỏ  tính chất của nền kinh tế  Việt Nam thời thuộc địa, đồng thời, 
giúp chúng ta nhìn nhận đầy đủ  và sâu sắc hơn về  công cuộc khai thác  


thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Thứ  hai, nghiên cứu kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 
1883 ­ 1945 sẽ  góp phần khôi phục lại bức tranh nông nghiệp toàn tỉnh 
thời Pháp thuộc. Qua sự  so sánh với tình hình nông nghiệp Hải Dương  
thời nhà Nguyễn thống trị sẽ rút ra những nhận xét, đánh giá về mặt tích  
cực và hạn chế của sự phát triển kinh tế nông nghiệp và đời sống nông 
dân tỉnh Hải Dương thời thuộc địa. Trên cơ sở đó, đánh giá khách quan, 
toàn diện về sự thống trị của thực dân Pháp ở tỉnh Hải Dương nói riêng 
và Việt Nam nói chung.
Thứ  ba, trong hơn một thế  kỷ  qua, đã có nhiều học giả  trong và 
ngoài nước nghiên cứu về  vấn đề  kinh tế  nông nghiệp Việt Nam và 
Đông Dương từ khi Pháp đô hộ đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở 
những khía cạnh, góc độ  khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về  kinh tế 


2

nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945 thì chưa có một công  
trình nào trình bày một cách toàn diện và có hệ  thống. Bức tranh nông 
nghiệp toàn tỉnh Hải Dương thời kỳ này vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ.  
Do đó, việc làm sáng tỏ các vấn đề xoay quanh sự biến đổi của kinh tế 
nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ thuộc địa có ý nghĩa trong việc lấp 
đi khoảng trống của nền sử học nước nhà trong thời gian qua.
Thứ tư, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu 
kinh tế nông nghiệp Hải Dương thời kỳ thuộc địa sẽ góp phần phục vụ 
đắc lực, hữu ích cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải  
Dương trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh Đảng và Nhà 
nước đang tích cực thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới nông nghiệp 
và nông thôn.
Thứ năm, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ một 

phần quan trọng của lịch sử  Hải Dương thời cận đại. Từ  đó cung cấp 
những tư  liệu cần thiết phục vụ  trong quá trình học tập, nghiên cứu, 
giảng dạy lịch sử  Việt Nam thời cận đại trong nhà trường phổ  thông, 
cao đẳng và đại học.
Với những lý do trên, tác giả  quyết định chọn đề  tài nghiên cứu: 
“Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945”  làm Luận 
án Tiến sĩ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời  
kỳ 1883 ­ 1945, luận án góp một cái nhìn cụ thể, toàn diện hơn về kinh  
tế nông nghiệp thời Pháp thuộc ở Bắc Kỳ nói chung và đồng bằng Bắc 
Bộ  nói riêng. Đồng thời trên cơ  sở  đó đánh giá một cách khách quan, 
khoa học về tác động của chính sách thuộc địa của Pháp đối với kinh tế 
nông nghiệp Hải Dương và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công 
cuộc phát triển nông nghiệp, đổi mới nông thôn và nâng cao đời sống  
nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng và 
Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Luận án tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
­ Thứ  nhất, luận án làm rõ những nhân tố  tác động đến kinh tế 
nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ  1883 ­ 1945: điều kiện tự  nhiên, 
điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động sản 
xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương; tình hình kinh tế  nông nghiệp tỉnh 
Hải Dương trước năm 1883.  
­ Thứ  hai, luận án làm rõ thực trạng kinh tế nông nghiệp của tỉnh 
Hải Dương thời kỳ  thuộc địa và sự  chuyển biến trong từng giai đoạn: 
giai đoạn 1883 ­ 1918 và giai đoạn 1919 ­ 1945 trên các phương diện chủ 



3

yếu như: tình hình ruộng đất, hình thức tổ  chức sản xuất, kỹ thuật sản  
xuất và kết quả hoạt động sản xuất.
­ Thứ ba, luận án làm rõ tác động của nông nghiệp đối với kinh tế 
­ xã hội của tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945. Từ đó, đánh giá khách  
quan về bản chất của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải 
Dương thời kỳ 1883 ­ 1945, với vai trò là ngành kinh tế chủ đạo của một 
tỉnh lớn  ở  Bắc Kỳ, nằm  ở  trung tâm của khu vực đồng bằng châu thổ 
sông Hồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
­ Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế nông 
nghiệp tỉnh Hải Dương chủ yếu trong giới hạn thời gian từ sau khi Pháp 
đánh chiếm thành Hải Dương (19 ­ 8 ­ 1883) và bắt đầu quá trình thiết 
lập nền cai trị thuộc địa đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hải 
Dương thành công. Tuy nhiên, để  có cái nhìn so sánh, nội dung Luận án 
sẽ đề cập đến một số vấn đề của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương  
trong cả thời kỳ trước đó.
­ Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là 
tỉnh Hải Dương thời kỳ  Pháp cai trị, căn cứ  theo địa giới hành chính  
được quy định cụ  thể  bởi các nghị  định của chính quyền thuộc địa. Cụ 
thể  đơn vị  hành chính tỉnh Hải Dương thời kỳ  thuộc địa gồm các phủ, 
huyện sau: Nam Sách gồm 13 tổng với 98 xã; Kinh Môn gồm 8 tổng với 
81 xã; Ninh Giang gồm 8 tổng với 74 xã; Bình Giang gồm 10 tổng với 71  
xã; Chí Linh gồm 6 tổng với 60 xã; Thanh Hà gồm 10 tổng với 70 xã; 
Kim Thành gồm 6 tổng với 58 xã; Cẩm Giàng gồm 13 tổng với 86 xã; 
Thanh Miện gồm 9 tổng với 69 xã; Gia Lộc gồm 9 tổng với 80 xã; Tứ 

Kỳ  gồm 8 tổng với 89 xã; Vĩnh Bảo gồm 12 tổng với 103 xã; Đông 
Triều gồm 5 tổng với 56 xã. Toàn tỉnh có 117 tổng và 1.013 xã, tỉnh lỵ là 
Hải Dương. Đến năm 1923, được gọi là thành phố Hải Dương.
­ Về nội dung: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu những lĩnh vực 
cơ bản trong kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương là trồng trọt và chăn  
nuôi, trên những khía cạnh chủ yếu là tình hình ruộng đất, hình thức tổ 
chức sản xuất, kỹ thuật sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Những vấn đề  khoa học của luận án được giải quyết trên cơ  sở 
tiếp cận và khai thác những nguồn tài liệu sau đây:
­ Nguồn tài liệu văn kiện Đảng và các tác phẩm của các nhà lãnh 
đạo Đảng, Nhà nước (chủ yếu là thời kỳ trước năm 1945).


4

­ Nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, thư viện  
Quốc gia Việt Nam và thư viện tỉnh Hải Dương, bao gồm các hồ sơ lưu 
trữ  đề cập đến vấn đề  nông nghiệp tỉnh Hải Dương, cụ thể là các văn 
bản hành chính của chính quyền thuộc địa như sắc lệnh, nghị định, công 
văn, thư từ trao đổi, … đặc biệt là các báo cáo kinh tế, chính trị, xã hội 
của Công sứ  tỉnh Hải Dương gửi Thống sứ  Bắc Kỳ, của chính quyền 
cấp phủ, huyện gửi lên chính quyền cấp tỉnh và báo cáo của Phủ Thống 
sứ Bắc Kỳ, Phủ Toàn quyền Đông Dương; các tài liệu thống kê, địa bạ, 
bản đồ,… 
­ Các công trình nghiên cứu đã công bố  có chứa đựng những nội 
dung liên quan đến cách tiếp cận hướng nghiên cứu và nội dung đề  tài 
nghiên cứu, gồm có: sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, luận 
văn, luận án, bài nghiên cứu, thông tin đăng trên các báo, tạp chí. 

­ Các tài liệu sưu tầm bao gồm hương  ước, các sách báo đương 
thời   và các  tài  liệu  điền  dã. Nguồn  tài  liệu này  góp phần  cung cấp 
những thông tin cụ  thể  và chi tiết cho tác giả  giải quyết những nhiệm 
vụ của luận án. 
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm duy vật biện chứng  
và duy vật lịch sử  của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, quan điểm của Đảng và 
tư  tưởng Hồ Chí Minh về  các vấn đề  kinh tế, xã hội của Việt Nam và 
Đông   Dương   trong   thời   kỳ   thuộc   địa,   tác   giả   luận   án   sử   dụng   các 
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó sử  dụng  
chủ  yếu hai phương pháp cơ  bản là phương pháp lịch sử  và phương 
pháp logic để giải quyết những vấn đề  cơ bản đặt ra. Bên cạnh đó, do  
tiếp cận nghiên cứu  ở  lĩnh vực kinh tế  nên đề  tài còn sử  dụng một số 
phương pháp khác như phương pháp nghiên cứu khu vực học, thống kê, 
định lượng, phân tích, so sánh,… để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu 
của đề tài.
5. Đóng góp của luận án
­ Luận án đã khôi phục một cách tương đối hệ thống, toàn diện về 
tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945.
­ Trên cơ  sở  làm rõ những chuyển biến của kinh tế  nông nghiệp 
tỉnh Hải Dương thời Pháp thuộc qua hai giai đoạn chính là giai đoạn 
1883 ­ 1918 và giai đoạn 1919 ­ 1945, tác giả đã đưa ra những nhận định, 
đánh giá khách quan, khoa học về tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh  
Hải Dương từ năm 1883 đến năm 1945, đặc biệt là về những chính sách  
nông nghiệp cụ  thể  của chính quyền thuộc địa áp dụng  ở  Hải Dương. 
Ngoài ra, luận án còn làm rõ tác động của kinh tế  nông nghiệp đối với 
kinh tế ­ xã hội Hải Dương thời kỳ này.
­ Nội dung luận án đã góp phần lấp một khoảng trống nghiên cứu 



5

về lịch sử địa phương Hải Dương và làm phong phú thêm những nghiên 
cứu về  các vấn đề  của lịch sử  Việt Nam cận đại, đặc biệt là vấn đề 
kinh tế  nông nghiệp, ngành kinh tế  chủ  đạo trong cơ  cấu kinh tế  Việt  
Nam thời Pháp thuộc. Nội dung luận án và hệ  thống tư  liệu tham khảo 
được sưu tầm trong quá trình nghiên cứu sẽ  là nguồn tài liệu có giá trị 
phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở các trường đại  
học, cao đẳng nói chung, các trường phổ thông ở  Hải Dương nói riêng, 
đồng   thời   phục   vụ   cho   công   tác   nghiên   cứu,   biên   soạn   lịch   sử   địa 
phương.
­ Những kết luận khoa học của luận án và các kết quả nghiên cứu 
đã công bố góp phần phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển nông 
nghiệp, đổi mới nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời,  
góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước 
ta trong giai đoạn hiện nay.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ 
lục, nội dung luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Những nhân tố tác động đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải 
Dương thời kỳ 1883 ­ 1945
Chương 3: Kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 1883 ­ 
1918
Chương 4: Những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải 
Dương từ năm 1919 đến năm 1945
Chương 5: Đặc điểm và tác động của nông nghiệp đến kinh tế ­ xã 
hội tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1. Các công trình nghiên cứu về  kinh tế, xã hội Việt Nam thời  
thuộc địa
­ Các sách nghiên cứu: Từ đầu thế kỷ XX đến nay, các nhà nghiên 
cứu trong và ngoài nước bước đầu đã có những cách tiếp cận khác nhau 
với mục đích góp phần phác họa diện mạo kinh tế và xã hội Việt Nam  
thời thuộc địa.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về  vấn đề  này phải kể  đến: 
Souvenirs de l’Annam et du Tonkin (Hồi  ức về xứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ) 
của J.Masson, Les concessions de terre au Tonkin (Việc cấp phát ruộng  
đất  ở  Bắc Kỳ)  của J.Morel,  La Formation des classes sociales en pays  
Annamite  của A. Đuymarret,  Đông Dương  của Ch. Robequain,  Những  


6

thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam của Nguyễn Khắc Đạm, 
Việt   Nam   thời   Pháp   đô   hộ  của   Nguyễn   Thế   Anh,  La   Présence 
Financière et Economique Francaise en Indochine (1859 – 1939) (Sự hiện  
diện tài chính và kinh tế  của Pháp  ở  Đông Dương (1859 – 1939))  của 
J.Aumiphin,  Cơ  cấu kinh tế  ­ xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 –  
1945) của Nguyễn Văn Khánh.
­ Các bài báo, tạp chí khoa học: Trên các tạp chí chuyên ngành, 
nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Khánh có bài:  Quá trình chuyển biến cơ  
cấu xã hội Việt Nam từ  giữa thế  kỷ  XIX đến Cách mạng tháng Tám  
1945 (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 năm 1995).
­ Luận văn, luận án: Trong những năm gần đây đã có một số luận 
án tiếp cận  ở một số hướng nghiên cứu mà người viết có thể  tiếp thu,  
học hỏi và tham khảo: Luận án Nội thương Bắc Kỳ thời kỳ 1919 – 1939  
của tác giả Vũ Thị Minh Hương, bảo vệ năm 2002; Đô thị Hải Dương  
thời kỳ  thuộc địa (1883 – 1945)  của tác giả  Phạm Thị  Tuyết, bảo vệ 

năm 2011. 
  1.2. Các công trình nghiên cứu về  kinh tế  nông nghiệp Việt Nam 
thời Pháp thuộc
­ Các sách nghiên cứu: Nông nghiệp Việt Nam thời thuộc địa đã 
được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều công  
trình được công bố  như:  Le Tonkin en 1909 (Bắc Kỳ  năm 1909)  của 
G.Dauphinot,  Aujourd’hui   Tonkin   (Xứ   Bắc   Kỳ   ngày   nay)  của   Henry 
Cucherousset, Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn, Le Tonkin (Bắc  
Kỳ)  của   P.   Gourou,  Economie   agricole   de   l'Indochine   (Nông   nghiệp  
Đông Dương)  của Y.Henry,  La Culture du riz dans le delta du Tonkin  
(Nghề  trồng lúa  ở  đồng bằng Bắc Kỳ) của René Dumont, Người nông  
dân châu thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou, Vấn đề dân cày của Qua Ninh 
và Vân Đình, Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước  
Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Nguyễn Kiến Giang, Sơ thảo lịch  
sử thủy lợi Việt Nam, tập 1 của Phan Khánh, Lịch sử nông nghiệp Việt  
Nam của Đường Hồng Dật, Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ 1884 –  
1918 và Việc nhượng đất, khẩn hoang  ở  Bắc Kỳ  từ  1919 đến 1945 của 
Tạ  Thị  Thúy,  Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân  
dưới triều Nguyễn  của Trương Hữu Quýnh và Đỗ  Bang,  Lịch sử  tín  
dụng nông nghiệp Việt Nam (1875 – 1945) của Phạm Quang Trung, . 
­ Các bài báo, tạp chí khoa học: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử có 
các bài viết tiêu biểu như: Chế độ công điền công thổ Bắc Kỳ dưới thời  
Pháp thống trị của Vũ Huy Phúc (số  88, năm 1966); Về  vấn đề  ruộng  
công và ruộng tư trong lịch sử Việt Nam của Nguyễn Khắc Đạm (số 4, 
năm 1987); Khai thác và sử dụng đất đồn điền của thực dân Pháp ở Bắc  
Kỳ  giai đoạn 1884 – 1896 của Tạ  Thị  Thúy (số  2, năm 1991); Mấy suy  


7


nghĩ về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nhìn từ góc độ sở hữu của Trương 
Hữu Quýnh (số 4, năm 1993); Việc quản lý đất công nông nghiệp và quy  
chế  nhượng đất của Pháp  ở  Bắc Kỳ  (cuối thế  kỷ  XIX đầu thế  kỷ  XX  
của Tạ  Thị  Thúy (số  11+12, năm 1995);  Tìm hiểu hệ  thống thuế  thực  
dân Pháp áp dụng  ở  Việt Nam thời Pháp thuộc (1858 – 1945)   của Hồ 
Tuấn Dung (số  6, năm 2001); Đồn điền của người Pháp  ở  Bắc Trung  
Kỳ từ 1897 đến 1945 của Trần Vũ Tài (số 10, năm 2006); Đồn điền của  
người Pháp  ở Nam Định từ 1884 đến 1918 của Dương Văn Khoa (số 2, 
năm 2012);  Sở  hữu ruộng đất  ở  tỉnh Nam Định từ  năm 1919 đến năm  
1945 của Dương Văn Khoa (số 8, năm 2014) v.v… 
­ Luận văn, luận án: Các luận văn, luận án về nông nghiệp Việt 
Nam mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo tiêu biểu như: Những chuyển  
biến trong kinh tế  nông nghiệp Bắc Trung Kỳ  từ  1884 đến 1945   của 
Trần Vũ Tài (bảo vệ năm 2007), Kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang  
từ năm 1884 đến năm 1945 của Đỗ Văn Chính (bảo vệ năm 2009), Nông 
nghiệp tỉnh Nam Định (1884 – 1945) của Dương Văn Khoa (bảo vệ năm 
2012).
1.3. Các công trình nghiên cứu về  kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải 
Dương trước năm 1945
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu trực tiếp về kinh  
tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ thuộc địa. Các sách, báo, tạp chí 
khoa học nếu có thì mới dừng ở phạm vi rất hẹp. Tiêu biểu có các công  
trình:  Notice   sur   les   circonscriptions   dépendant   directement   de   Hải  
Dương (Chỉ  dẫn về  những vùng trực thuộc Hải Dương) và Notice sur  
les huyen de Cẩm Giàng, Hiệp Sơn, Kim Thành et centre administratif de  
Yên Lưu, province de Hải Dương (Chỉ  dẫn về  các huyện Cẩm Giàng,  
Hiệp   Sơn,   Kim   Thành   và   trung   tâm   hành   chính   Yên   Lưu,   tỉnh   Hải  
Dương)  cùng có niên đại 1901, hiện đang được lưu giữ  tại Trung tâm 
Lưu trữ Quốc gia I, L’essor de la ville de Hải Dương 1923 – 1927 (Tiến  
triển của thành phố  Hải Dương 1923 – 1927) của Alfred Bouchet, Địa  

dư  huyện Cẩm Giàng  của Ngô Vi Liễn,  La province de Hải Dương  
(Tỉnh Hải Dương) của Phó Công sứ Dilleman, Tình hình từng huyện tỉnh  
Hải Dương năm 1900 lưu trữ tại Thư viện tỉnh Hải Dương, Lịch sử đấu  
tranh vũ trang cách mạng thị xã Hải Dương – Tập 1 (1930 – 1954) , Lịch  
sử thị xã Hải Dương do Phạm Quí Mùi chủ biên, Lịch sử Đảng bộ tỉnh  
Hải Dương, tập I, Địa chí Hải Dương”, tập I, II.
Trên diễn đàn của Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, có các bài viết:  
Biến đổi ruộng đất  ở  làng Mộ  Trạch (Hải Dương) từ  đầu thế  kỷ  XIX  
đến năm 1945  của Nguyễn Văn Khánh (số  1, năm 1998),  Hoạt động  
buôn bán thóc gạo  ở  thành phố  Hải Dương thời kỳ  thuộc địa (1883 –  
1945) của tác giả Phạm Thị Tuyết (số 10, năm 2014).


8

1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, căn 
cứ vào nguồn tài liệu sưu tầm được, đặc biệt là nguồn tài liệu lưu trữ, 
luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ  Kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải  
Dương thời kỳ 1883 ­ 1945 với nội dung cụ thể như sau:
Thứ  nhất, nghiên cứu một cách có hệ  thống các nhân tố  tác động 
đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945.
Thứ   hai,   phác   họa   lại   bức   tranh   kinh   tế   nông   nghiệp   tỉnh   Hải 
Dương thời kỳ thuộc địa và sự chuyển biến trong từng giai đoạn (1883 ­ 
1918 và 1919 ­ 1945) trên các phương diện chủ yếu như: tình hình ruộng 
đất nông nghiệp, quan hệ sản xuất, kỹ thuật canh tác, cơ cấu cây trồng  
và vật nuôi, kinh tế đồn điền.
Thứ ba, làm sáng tỏ tác động của nông nghiệp đến kinh tế ­ xã hội 
tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945. Trên cơ sở đó đánh giá khách quan, 
toàn diện về sự thống trị của thực dân Pháp ở tỉnh Hải Dương nói riêng 

và Việt Nam nói chung.

Chương 2
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ NÔNG 
NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 1883 – 1945
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 
2.1.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính
Tỉnh Hải Dương nằm  ở  phía Đông Nam xứ  Bắc Kỳ. Phía Đông 
giáp Quảng Yên, Hải Phòng và Kiến An; phía Bắc giáp Bắc Giang; phía 
Nam giáp Thái Bình; phía Tây giáp Bắc Ninh và Hưng Yên.
Đơn vị hành chính gồm 2 đại lý, 4 phủ và 9 huyện:
 ­ 2 đại lý: Ninh Giang và Đông Triều.
 ­ 4 phủ (tương đương huyện): Nam Sách gồm 13 tổng với 98 xã; 
Kinh Môn gồm 8 tổng với 81 xã; Ninh Giang gồm 8 tổng với 74 xã; Bình  
Giang gồm 10 tổng với 71 xã. 
­ 9 huyện: Chí Linh gồm 6 tổng với 60 xã; Thanh Hà gồm 10 tổng  
với 70 xã; Kim Thành gồm 6 tổng với 58 xã; Cẩm Giàng gồm 13 tổng  
với 86 xã; Thanh Miện gồm 9 tổng với 69 xã; Gia Lộc gồm 9 tổng với 
80 xã; Tứ Kỳ gồm 8 tổng với 89 xã; Vĩnh Bảo gồm 12 tổng với 103 xã; 
Đông Triều gồm 5 tổng với 56 xã. 
Toàn tỉnh có 117 tổng và 1013 xã (làng), tỉnh lỵ là Hải Dương. Đến  
năm 1923 được gọi là thành phố  Hải Dương. Số  lượng phủ, huyện 
không thay đổi đến tháng 8 ­ 1945.


9

2.1.2. Điều kiện tự nhiên
* Địa hình
Địa hình tỉnh Hải Dương chia ra làm hai vùng khác nhau: vùng đồi 

núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía Bắc của tỉnh, bao gồm  
các huyện Chí Linh, Đông Triều, Kinh Môn. Vùng đồng bằng nằm  ở 
phía Nam của tỉnh, do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất đai màu mỡ. 
Vùng đồng bằng này rộng hơn vùng đồi núi, đo được đến 445.000 mẫu 
ta (1.600 km2). Đất đấy lắm màu, vì có nhiều sông ngòi chảy qua khắp  
mọi nơi.
* Đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá để  phát triển kinh tế ­ xã hội, 
đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Đất ở Hải Dương bao gồm: đất phù sa, 
đất mặn và đất feralit, tạo điều kiện cho việc phát triển một nền nông 
nghiệp đa dạng.
* Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới  ẩm gió mùa, nóng  
ẩm, mưa nhiều, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây. Khí hậu  
ở đây chia thành bốn mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. 
Đây là điều kiện để tỉnh Hải Dương phát triển một nền nông nghiệp đa 
dạng. Sự  phân mùa của khí hậu tạo khả  năng hình thành một cơ  cấu 
mùa vụ  thích hợp, đem lại các sản phẩm đa dạng cho từng mùa. Tuy 
nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây ra hạn hán, bão lụt và sản 
sinh nhiều loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Do đó, công tác trị thủy, 
thủy lợi và bảo vệ  thực vật có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông 
nghiệp của tỉnh.
* Sông ngòi
Tỉnh Hải Dương, ngoài huyện Chí Linh, Đông Triều là núi, còn lại 
diện tích của tỉnh đều là đồng bằng có sông bao bọc xung quanh gần  
khép kín địa hình. 
Ngoài hai con sông chính là sông Thái Bình, sông Kinh Thầy và các 
chi lưu thuộc hai sông này, tỉnh Hải Dương còn có nhiều hệ thống sông 
lạch nhỏ như sông Sặt, sông Cẩm Giàng, sông Hàn, sông Cửu An, sông 
Luộc,… Hệ thống sông này là nơi cung cấp nước và vận chuyển phù sa để 

cung cấp cho đồng bằng. Đây là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp phát 
triển. 
Như  vậy, điều kiện tự  nhiên  ở  tỉnh Hải Dương rất phong phú, đa 
dạng, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên 
cạnh đó, điều kiện tự nhiên nơi đây cũng gây nên những khó khăn nhất định  
đến sự tiến triển của kinh tế nông nghiệp. 


10

2.2. Điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế
2.2.1. Điều kiện chính trị và xã hội
* Về chính trị: Ngày 19 – 8 ­ 1883, Pháp tấn công thành Hải Dương 
lần thứ hai. Thành Đông thất thủ. Ngày 25 – 8 ­ 1883, triều đình Huế lại 
ký với Pháp hiệp ước Harmand xác định quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc  
và Trung Kỳ, trong đó có Hải Dương (1883 – 1945).
Công sứ  người Pháp nắm mọi quyền hành trong tỉnh. Bộ  máy giúp 
việc cho Công sứ  có tòa sứ gồm các Tham biện và Thư  ký. Dưới Công 
sứ có Phó Công sứ. Các bộ phận giúp việc chánh sứ có Sở mật thám, Sở 
Cẩm Sở  kho bạc (ngân hàng), Sở  lục lộ  (giao thông công chính), Sở 
canh nông (phụ trách nông nghiệp), Sở thú y (coi việc chăn nuôi ­ thú y), 

Về  hệ  thống quan lại Nam triều, đầu tỉnh là Tổng đốc. Quan lại  
dưới quyền Tổng đốc có Bố  chánh, Án sát, Lãnh binh. Các cấp dưới 
gồm: huyện có Tri huyện; phủ có Tri phủ; tổng có Chánh, Phó tổng; xã có 
Lý trưởng, …
* Về  xã hội: Năm 1943, dân số  tỉnh Hải Dương là 843.530 người 
và cả  nước là 22.612.000 người. Trong đó,  ở  Hải Dương, dân tộc Kinh 
là 842.000 người (chiếm 99,81%), các dân tộc thiểu số  là 1.298 người 
(chiếm 0,15%) và người nước ngoài là 232 người (chiếm 0,04%). Nhìn 

chung, nguồn nhân lực ở tỉnh Hải Dương dồi dào, siêng năng, chịu khó. 
Do làm nông nghiệp nên họ đã quen với sự lam lũ, một nắng hai sương. 
Phong tục thuần hậu chất phác, tính cộng đồng bền chặt. Đây là những 
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nơi đây.
2.2.2. Điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng
* Điều kiện kinh tế: ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, các ngành 
công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã bước vào 
giai đoạn phát triển mới, khác căn bản với các thời kỳ trước đó. Sự phát 
triển này vừa tạo điều kiện cho những chuyển biến của kinh tế  nông 
nghiệp tỉnh Hải Dương, vừa chịu sự  tác động của những chuyển biến 
đó.
* Cơ  sở  hạ  tầng: Hệ  thống giao thông đường bộ, đường thủy và 
đường sắt đều được đầu tư  xây dựng và mở  mang thêm. Nổi bật có 
đường thuộc địa số  5 từ  Hà Nội chạy dọc tỉnh Hải Dương qua các 
huyện Cẩm Giàng, thị  xã Hải Dương, Nam Sách, Kim Thành xuống 
thành phố Hải Phòng được đưa vào sử dụng từ năm 1904. 
2.3. Sơ  lược về  tình hình nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời nhà 
Nguyễn (1802 – 1883)
2.3.1. Chính sách ruộng đất
Triều Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách khẩn hoang để  mở 
rộng diện tích canh tác, tăng thu nhập của nhà nước, giải quyết mâu 


11

thuẫn giữa nông dân và nhà nước phong kiến. Đặc biệt, các vua Nguyễn 
có chính sách bảo vệ  và mở  rộng diện tích ruộng đất công làng xã; 
ruộng đất tư được Nhà nước tôn trọng.
2.3.2. Tình hình ruộng đất nông nghiệp
Theo thống kê của Bộ  Hộ, vào thời Gia Long năm thứ  18 (1819), 

diện tích công tư điền thổ ở Hải Dương là hơn 535.500 mẫu ruộng trên 
tổng số đinh là hơn 23.900 người. Theo đó, bình quân ruộng đất của mỗi 
nhân đinh cuối triều Gia Long vào khoảng 22,4 mẫu/đinh. Ruộng đất 
công chiếm tỷ  lệ  thấp (khoảng 10%); ruộng  đất tư  phát triển mạnh, 
song không có nhiều đại địa chủ như ở những tỉnh khác.
2.3.3. Hình thức tổ chức và kỹ thuật sản xuất 
* Hình thức tổ chức sản xuất
Thời Nguyễn, hình thức tổ  chức sản xuất trong nông nghiệp bao 
gồm nông dân làm ăn riêng lẻ  và địa chủ phát canh thu tô. Hình thức tổ 
chức sản xuất này còn được duy trì trong kinh tế nông nghiệp Việt Nam 
thời Pháp thuộc (1858 ­ 1945). Theo đó, địa chủ  thường chia nhỏ ruộng 
đất để phát canh cho tá điền theo hình thức cấy rẽ. 
* Kỹ thuật sản xuất
Việc đắp thêm đê mới, tu sửa đê cũ, khai thông các dòng nước, mở 
cống thoát nước ứ tắc được thực hiện hàng năm. Ở Hải Dương, lượng 
đê được đắp là 26.830 trượng. Tuy nhiên, hiện tượng vỡ đê, lụt lội vẫn  
xảy ra nhiều; Công cụ  sản xuất vẫn còn rất thô sơ: cày, cuốc, liềm,  
gàu,... Người ta dùng ba loại phân chính: phân xanh, phân chuồng và 
phân người.
2.3.4. Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp Hải Dương dưới triều Nguyễn chủ yếu là trồng lúa. 
Vụ  mùa và vụ  chiêm, diện tích cấy lúa còn hạn chế. Năng suất lúa thu 
hoạch rất thấp: dưới 1 tấn/ha/vụ. Ngoài ra còn trồng khoai, đậu, cau, 
thuốc lào… 
Chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa phát triển mạnh. Số  lượng trâu, 
bò không nhiều. Hầu như  nhà nào cũng nuôi vài con lợn, gà, vịt… chủ 
yếu để phục vụ cho nhu cầu của địa phương chứ không phải để bán.
* Tiểu kết chương 2
Hải Dương là tỉnh có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và điều 
kiện kinh tế, chính trị  và xã hội để  phát triển nông nghiệp. Thời nhà 

Nguyễn (1802 – 1883), kinh tế nông nghiệp Hải Dương vẫn là nền nông 
nghiệp lạc hậu, độc canh và tự cung tự cấp. Thực trạng này nhanh chóng  
có sự thay đổi kể từ sau khi thực dân Pháp cai trị (1883 ­ 1945). Đặc biệt, 
sau khi chính quyền thuộc địa ban hành và thực thi những chính sách nông 
nghiệp.


12

Chương 3
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG 
GIAI ĐOẠN 1883 ­ 1918
3.1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và chính sách 
nông nghiệp của thực dân Pháp
3.1.1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ  nhất của thực  
dân Pháp (1897 – 1914)
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ  nhất, vốn đầu tư 
được tập trung chủ  yếu vào hai ngành khai mỏ  và giao thông vận tải, 
chiếm 77% tổng số vốn đầu tư của các công ty tư bản tư nhân. Số vốn 
đầu tư vào nông nghiệp ít nhất, chiếm 8% tổng số vốn đầu tư vào Đông 
Dương. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế nông nghiệp 
Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. 
3.1.2.  Tổ   chức   quản   lý   sản   xuất  nông   nghiệp   của   thực   dân  
Pháp
Cơ quan quản lý nông nghiệp của tỉnh là Tòa Công sứ, do Công sứ 
người Pháp trực tiếp phụ  trách. Trong Tòa Công sứ  có một số  kỹ  sư,  
nhân viên kỹ  thuật về  canh nông, thủy lợi giúp Công sứ  chỉ  đạo nông 
nghiệp trong tỉnh. Sở Canh nông Bắc Kỳ đã cho thành lập ở Hải Dương  
trạm thí nghiệm chuyên nghiên cứu về lúa. 
3.1.3. Chính sách ruộng đất

Để phát triển kinh tế nông nghiệp, việc chiếm và khai thác đất là  
mục tiêu hàng đầu của thực dân Pháp. Chính quyền thuộc địa đã ban 
hành và thực thi chính sách cướp đoạt ruộng đất để  lập đồn điền, tổ 
chức sản xuất kinh doanh làm giàu. Do đó, quá trình thiết lập, khai thác  
đồn điền của thực dân Pháp ở Hải Dương đã diễn ra với tốc độ  nhanh. 
Giai đoạn 1883 – 1918, tỉnh Hải Dương có 24 đồn điền của người Pháp 
với tổng diện tích là 10.160,5683 ha. 
3.1.4. Chính sách thuế
*  Thuế  thân:  chính quyền thực dân Pháp đã tăng thuế  mỗi suất  
đinh lên 2,5 đồng ở Bắc Bộ. 
* Thuế  điền: Nghị  định 20­12­1913 của Thống sứ  Bắc Kỳ  đã đưa 
ra một quyết định đánh thuế chi tiết hơn. Thuế ruộng đất đánh theo loại 
hạng và theo năng suất của vụ  thu. Đối với người bản xứ   ở  Bắc Kỳ, 
theo những quy định hiện hành trong giai đoạn này, thuế  ruộng đánh 
thống nhất theo mẫu, không phân biệt vùng này hay vùng khác. 
3.2. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 1883 ­ 1918
3.2.1. Tình hình sở hữu ruộng đất nông nghiệp
* Ruộng đất công làng xã
Quyền sở  hữu tối cao về  ruộng đất đã chuyển hẳn sang tay nhà 


13

nước Pháp và chính quyền thực dân ở Hải Dương. Ruộng đất công làng 
xã được duy trì ở một mức độ nhất định nhưng ngày càng bị thu hẹp lại.
* Ruộng đất tư hữu
Nét nổi bật trong tình hình sở  hữu ruộng đất của tỉnh Hải Dương 
giai đoạn này là sự  hình thành chế  độ  sở  hữu lớn về  ruộng đất. Do 
chính sách  ưu đãi trong việc thiết lập đồn điền của chính quyền thực 
dân, đã có rất nhiều tư bản Pháp sở hữu số lượng ruộng đất rất lớn, từ 

vài chục đến hàng nghìn ha như: Pivet (1.451,35 ha), Riehl (1.809 ha),  
Grandmange (500 ha), Amihat (130 ha), Levaché (615 ha), Lamothe (700 
ha). Ở khu vực nông nghiệp làng xã, ruộng đất tư hữu chiếm tỷ lệ lớn.  
Tiêu biểu như  làng Mộ  Trạch (Bình Giang) diện tích ruộng tư  “chiếm 
66,4% diện tích canh tác”. 
3.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất
Trong nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã xuất hiện hình 
thức tổ chức sản xuất mới, bóc lột nhân công lao động làm thuê, nhất là 
ở khu vực đồn điền. Nhưng trong khu vực sản xuất nông nghiệp làng xã 
và ngay cả  trong khu vực đồn điền vẫn tồn tại hình thức tổ  chức sản 
xuất sử dụng lao động tá điền, bóc lột dưới hình thức phát canh thu tô.
3.2.3. Kỹ thuật sản xuất
Ở các phủ, huyện trong tỉnh, chính quyền đã cho xây dựng và tu bổ 
lại các đê điều, công trình tưới và tiêu nước nhằm tạo điều kiện cho 
nền nông nghiệp phát triển. Trong khu vực kinh tế  đồn điền của các 
điền chủ  người Pháp đã bắt đầu sử  dụng phân hóa học, như  đồn điền 
của điền chủ Pivet. Thực dân Pháp đã mạnh dạn du nhập một số giống 
cây trồng, vật nuôi mới như cà phê, cao su, thầu dầu, dê,… 
3.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất
* Trong trồng trọt
Khu vực kinh tế  đồn điền:  Hải Dương có 8 đồn điền của người 
Pháp dành riêng cho trồng trọt với diện tích là 1.250,3183 ha. Các đồn  
điền của người Pháp phát triển theo hai hướng chính là du nhập những 
cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, cao su, thuốc lá… và  
duy trì, mở  rộng các loại cây trồng bản xứ  như  lúa, khoai, ngô… Hai 
hướng trồng trọt này được thực hiện trên hai dạng đồn điền: chuyên 
canh và đa canh.
­ Cây công nghiệp: trồng thử nghiệm cây cà phê, cao su. Năm 1907, 
đồn điền Pivet  ở  Đông Triều đã trồng cao su. Năm 1914, Hải Dương có 
75.000 gốc 1.270.000 gốc cà phê ở Bắc Kỳ, chiếm 5,5%. 

­ Cây lương thực: Lúa là cây trồng chiếm ưu thế trên các đồn điền 
của người Pháp ở Bắc Kỳ nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Đồn 
điền của Riehl có diện tích 1.809 ha, Amihat với diện tích là 130 ha và 2 
đồn điền của Levaché với tổng diện tích 615 ha, Lamothe với diện tích 


14

700 ha chủ yếu trồng lúa. Ngoài ra còn trồng ngô, khoai, sắn,…
Khu vực nông nghiệp làng xã:
­ Cây lương thực: trồng lúa, ngô, khoai, sắn, đậu,… Trong đó, lúa 
là chủ  yếu.  Diện tích trồng lúa của tỉnh năm 1900 khoảng 172.000 ha.  
Diện tích trồng lúa  ở  Hải Dương ngày càng được mở  rộng. Tính riêng 
vụ   mùa   năm   1913,   tổng   diện   tích   trồng   lúa   của   tỉnh   Hải   Dương   là 
119.340,00 ha. Sản lượng lúa cả  năm khoảng 240.000 tấn. Lương thực 
bình quân đầu người khoảng 267 kg/năm. Năng suất cả năm đạt khoảng 
90 – 95 thúng/ha, tương đương 1.800 kg/ha. 
Các loại cây trồng khác như ngô, khoai lang, cây ăn quả, các loại, 
rau củ, đỗ  đều có sản lượng tốt, nhưng chỉ  sử  dụng cho nhu cầu tại 
chỗ. 
­ Cây công nghiệp: tiêu biểu có thuốc lá (Vĩnh Bảo), bông (Ninh 
Giang), cau (Thanh Hà), cây dâu tằm (Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện).
* Trong chăn nuôi
Khu vực đồn điền: Có 5 đồn điền trên 50 ha kết hợp chăn nuôi với 
trồng trọt, tổng diện tích 5.267,2 ha. Trong chăn nuôi, gia súc (trâu, bò) là  
vật nuôi chính và được nuôi  ở  tất cả  các đồn điền trên. Theo Tạ  Thị 
Thúy, tỉnh có 580 trâu, bò, trong đó 200 của Roustan và 380 của Lamotte.
Khu vực nông nghiệp làng xã: chăn nuôi chưa phát triển. Trâu, bò 
được nuôi  ở  các hộ  gia đình, chủ  yếu để  lấy sức kéo. Lợn được nuôi 
phân tán  ở  hầu hết các gia đình để  lấy thịt và tận thu phân bón. Gia 

được chăn nuôi ở khắp các phủ, huyện trong tỉnh. 
* Tiểu kết chương 3
Kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 1883 – 1918 đã có 
những chuyển biến bước đầu, song mức độ chuyển biến còn tương đối 
chậm. Nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã bắt đầu hình thành hai bộ phận: 
khu vực kinh tế  đồn điền của người Pháp và khu vực kinh tế  nông 
nghiệp làng xã. Khu vực kinh tế đồn điền có những chuyển biến rõ rệt 
nhất. Sự  du nhập phương thức sản xuất TBCN trong khu vực kinh tế 
đồn điền đã làm kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương phát triển theo 
hướng kinh tế hàng hóa, bước đầu phá vỡ tính chất tự cung tự cấp, khép 
kín của kinh tế nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, việc khai thác đồn 
điền đang  ở  giai đoạn thử  nghiệm với những cố  gắng của các cá nhân 
riêng lẻ chứ chưa có sự định hướng của chính quyền.


15

Chương 4
NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 
TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945
4.1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ  hai và  chính sách 
nông nghiệp của thực dân Pháp 
4.1.1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ  hai của thực  
dân Pháp (1919 – 1929)
Trong cuộc khai thác thuộc địa này, ngành được ưu tiên nhất lại là 
nông nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao su. Số vốn dành cho nông nghiệp  
chiếm khoảng 1/3 tổng số  vốn đầu tư  trong thời kỳ  này. Do tác động  
trực tiếp của chính sách mở rộng vốn đầu tư  và tăng cường trang thiết  
bị kinh tế nên các quan hệ TBCN càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ,  
làm biến đổi nền kinh tế  nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Hải 

Dương nói riêng.
4.1.2.  Tổ   chức   quản   lý   sản   xuất  nông   nghiệp   của   thực   dân  
Pháp
Cơ  quan quản lý nông nghiệp của tỉnh là vẫn Tòa Công sứ, do 
Công sứ  người Pháp trực tiếp phụ  trách. Giúp Công sứ  chỉ  đạo nông 
nghiệp trong tỉnh có một số  kỹ  sư, nhân viên kỹ  thuật về  canh nông, 
thủy lợi. Trạm thí nghiệm tiếp tục nghiên cứu về giống, phân bón,... 
Các đồn điền hay các  ấp sử  dụng chế  độ  quản lý. Người chủ  đất 
cho một diện tích từ 20 mẫu đến vài trăm mẫu giao cho một người quản  
lý, trong thời hạn từ 1 đến 3 năm. Người quản lý coi như  một người tá 
điền thuê đất lớn rồi đem phần đất đó thành nhiều lô nhỏ  để  cho thuê 
hay cho cấy rẽ. Người quản lý chịu trách nhiệm về khoản tô của các tá 
điền.
Ở  các làng xã trong tỉnh có bộ  phận chuyên trách gồm: Phó lý, 
Trương tuần, Tuần đinh có nhiệm vụ  theo dõi, đôn đốc, bảo vệ  sản 
xuất nông nghiệp, đời sống ở địa phương. 
4.1.3. Chính sách ruộng đất
Thực dân Pháp tiếp tục thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất 
của nhân dân ta để  lập đồn điền sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng  
hóa nông nghiệp. Những quy định về  việc về  việc cấp nhượng đất đã 
tạo điều kiện cho sự  mở  rộng kinh tế  đồn điền  ở  Hải Dương và dẫn 
đến thực trạng số đồn điền của người Âu giảm nhiều và đồn điền của 
người Việt tăng lên.
4.1.4. Chính sách tín dụng nông nghiệp
Ngày 7 – 11 – 1927, CPA tỉnh Hải Dương được thành lập và nhanh 
chóng trở thành một tổ chức tín dụng có vai trò lớn đối với sự phát triển 
kinh tế  nông nghiệp của tỉnh. Tín dụng nông nghiệp đã đóng góp một 
vai trò nhất định trong quá trình chuyển biến nền kinh tế  tiểu nông  ở 



16

Hải Dương sang nền kinh tế có những yếu tố TBCN.
4.1.5. Chính sách thuế
* Thuế  thân:  Năm 1937, trước sự  phản đối của đa số  nhân dân, 
thực dân Pháp đã chia mức thuế ở Bắc Kỳ ra làm 14 bậc đánh theo mức 
thu hoạch của từng người. 
* Thuế điền: Cuối năm 1925, chính quyền bảo hộ chính thức đưa 
ra hai biểu thuế  ruộng đất mới đối với Bắc Kỳ, trong đó có tỉnh Hải 
Dương.
4.1.6. Chính sách khuyến nông
Ngày 8 – 4 ­ 1931, chính phủ Pháp đã ra đạo luật cho Đông Dương 
vay 250 triệu Fr. Đặc biệt, chính quyền còn đứng ra bảo lãnh cho các 
nông gia, điền chủ vay vốn với mức tối đa là 100 triệu Fr. Các điền chủ 
trồng lúa còn được chính phủ  Pháp hỗ  trợ  tìm nguồn tiêu thụ  lúa gạo. 
Bên cạnh đó, chính quyền thuộc địa cũng có những chính sách miễn 
giảm thuế cho nông dân khi gặp phải hạn hán, lũ lụt, mùa màng thất bát. 
4.2. Những chuyển biến của kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương  
giai đoạn 1919 ­ 1945
4.2.1. Chuyển biến về sở hữu ruộng đất
Ruộng đất công làng xã của tỉnh Hải Dương tiếp tục bị  thu hẹp. 
Tỷ lệ ruộng đất công trong tỉnh tương đối thấp, chiếm 16,28%.
Ruộng đất tư  có sự  phát triển mạnh. Địa chủ  chiếm khoảng 6% 
dân số nhưng chiếm 60% ruộng đất. Công cuộc khai thác thuộc địa của 
thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho sự  hình thành và phát triển sở  hữu 
lớn về  ruộng đất  ở  Hải Dương, đặc biệt  ở  bộ  phận kinh tế  đồn điền. 
Tỉnh có 17 đồn điền, với tổng diện tích là 6.296,88 ha, diện tích canh tác  
là 1.792,66 ha. 
4.2.2. Chuyển biến về hình thức tổ chức sản xuất
Tỉnh Hải Dương có 99,2% chủ sở hữu canh tác trực tiếp, bộ phận  

làm với tá điền chiếm tỷ  lệ  rất nhỏ  0,8%. Khi người chủ  đất có một  
diện tích tương đối lớn thì họ trực tiếp canh tác vụ mùa tháng 10 và để 
một vài mẫu cho thuê hoặc cho cấy rẽ vào vụ tháng 5.
Hình thức sử dụng công nhân ăn lương thường được sử dụng trong 
các đồn điền trồng cà phê. Năm 1938, có 4,5 ha trồng cây cà phê với số 
lượng công nhân bản xứ là 50 người, tiền công dao động từ 0,25 ­ 0,35đ. 
4.2.3. Chuyển biến về kỹ thuật sản xuất
Nhiều đê điều, hệ  thống tưới và tiêu nước đã được tu sửa, gia cố 
hoặc xây dựng mới như: đắp lại một con đê cũ chạy dọc theo sông Thái  
Bình trên địa phận tổng Trạm  Điền (Chí Linh), giúp cho 5.000 mẫu 
ruộng cấy được vụ  mùa. Cuối tháng 2 – 1926,  ở  Hải Dương đã xây 
dựng được trạm bơm nước ở xã Thượng Đô (Kim Thành). 
Nông dân Hải Dương sử dụng phân xanh trong nông nghiệp. “Việc 


17

sử  dụng phân xanh cho vụ  mùa cho phép tăng năng suất từ  14 – 20%”. 
Ngoài ra, nông dân Hải Dương còn sử dụng phân hóa học.
Sở  Canh nông Bắc Kỳ   đã  cho thành lập  ở  Hải Dương  trạm  thí 
nghiệm chuyên nghiên cứu về  lúa.  Bên   cạnh   cây   lúa,   còn   đưa   những 
giống cây trồng, vật nuôi mới như: giống ngô canh nông; khoai tây Java, 
giống Heigenteimer và khoai tây Cao Bằng; giống sắn Camanioc; thuốc  
lá Cabot de Boue; giống lợn Mường Khương, cải thiện giống bò. Tính  
đến tháng 6 – 1936, có 3 bác sĩ thú y làm việc ở Hải Dương, Kẻ Sặt và 
Đông Triều. 
4.2.4. Chuyển biến về kết quả hoạt động sản xuất
* Trong trồng trọt
­ Khu vực kinh tế đồn điền:
Cây lương thực:  Lúa  là cây trồng chính tại các đồn điền. Năm 

1939, diện tích trồng lúa là 1.681,50 ha trong tổng số 6.296,88 ha. Ngoài 
ra, các điền chủ còn trồng ngô (13,66), sắn (14,5 ha).
Cây công nghiệp:  diện tích trồng cà phê bị  giảm sút.  Sang những 
năm 1940, chỉ còn điền chủ Lamotte ở Bắc Mai trồng cà phê với diện tích 
65 ha trong tổng số 30 điền chủ trồng cà phê ở  Bắc Kỳ.  Ngoài ra, trong 
các đồn điền còn trồng trẩu, chè, … với diện tích không đáng kể so với 
cây lúa. 
­ Khu vực nông nghiệp làng xã:
Cây lương thực:
Nghề   trồng   lúa   đã   có   sự   chuyển   biến   đáng   kể:   Diện   tích   từ 
195.488 ha (1931) tăng lên 254.000 (1936). Sản lượng và năng suất lúa 
cao nhất đạt 301.983 tấn (1931); 3.400,10 kg/ha (1934).
Diện tích và sản lượng lúa ở Hải Dương luôn nằm trong số những 
tỉnh đứng đầu khu vực Bắc Kỳ. Điều này được minh chứng qua sự  so  
sánh với diện tích và sản lượng lúa ở Nam Định và Thái Bình. 
Từ  1931 – 1940, diện tích ngô từ  395 ha tăng lên 1.670 ha và sản  
lượng từ 520 tăng lên 2.813 kg/ha; diện tích khoai lang từ 3.333 ha giảm 
còn 3.067 ha và sản lượng từ 10.499 giảm còn 9.250 kg/ha.
Ngoài ra, người nông dân tỉnh Hải Dương còn trồng đậu đỗ, đậu 
tương, sắn, …
­ Các loại cây công nghiệp: được trồng nhiều trong tỉnh là thuốc lá, 
cau, chè, mía, bông, cói, dâu tằm. 
* Trong chăn nuôi 
Hầu hết Công sứ  Hải Dương đều cho rằng: Hải Dương là một 
tỉnh nghèo gia súc và không bao giờ trở thành một vùng chăn nuôi.
Khu vực kinh tế đồn điền: Tỉnh Hải Dương chỉ có những đồn điền 
kết hợp chăn nuôi với trồng trọt.  Chăn nuôi trong các đồn điền  ở  Hải 
Dương chủ  yếu là chăn nuôi trâu, bò. Tiêu biểu như: đồn điền của De 



18

Monpezat  ở  Nam Sách nuôi 107 con trâu; De Barbiaux  ở  Chí Linh nuôi 
280 con bò, 70 con trâu.
Khu vực nông nghiệp làng xã: Chăn nuôi lợn đặc biệt phát triển ở 
Hải Dương. Trâu, bò được nuôi nhiều trong tỉnh. Năm 1937, tỉnh có 
14.810 con bò và 33.890 con trâu, 97.279 con lợn, con 148 ngựa, 450 con 
dê, 844.850 con gia cầm. Bên cạnh đó, Hải Dương cũng là tỉnh buôn bán 
gia súc tương đối lớn. 
* Tiểu kết chương 4
Giai đoạn 1919 – 1945, chính quyền thuộc địa Hải Dương đã có sự 
đầu tư  lớn vào lĩnh vực nông nghiệp. Điều này đã tạo nên những biến 
chuyển kinh tế  nông nghiệp mạnh mẽ  hơn hẳn giai đoạn trước. Nông 
nghiệp tỉnh Hải Dương vẫn chia thành hai bộ phận: khu vực kinh tế đồn 
điền và khu vực kinh tế nông nghiệp làng xã. Sự  du nhập phương thức  
sản xuất TBCN trong khu vực kinh tế  đồn điền đã làm kinh tế  nông 
nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng kinh tế  hàng hóa, góp phần phá 
vỡ  tính chất tự  cung tự  cấp, khép kín của kinh tế  nông nghiệp truyền 
thống. 
Chương 5
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÔNG NGHIỆP ĐẾN TÌNH 
HÌNH KINH TẾ ­ XàHỘI TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 1883 – 
1945
5.1. Về một số đặc điểm của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương  
(1883 – 1945)
Kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời Pháp thuộc có một số 
đặc điểm nổi bật sau đây:
Một là, mặc dù sở  hữu nhỏ về ruộng đất chiếm ưu thế  nhưng sở 
hữu lớn về ruộng đất bước đầu hình thành. 
Hai là, từ nền nông nghiệp chuyên canh lúa nước chuyển sang nền 

nông nghiệp đa canh, phát triển trồng trọt và chăn nuôi, song lúa vẫn là 
cây trồng chủ đạo.
Ba là, kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương bước đầu phát triển 
theo hướng sản xuất hàng hóa. 
Bốn là, kinh tế nông nghiệp Hải Dương có sự tồn tại của phương  
thức sản xuất phong kiến và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Năm là, khu vực kinh tế  đồn điền có sự  chuyển biến mạnh mẽ 
nhất trong nông nghiệp tỉnh Hải Dương.
Sáu là, kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương phản ánh rõ nét tính 
chất thuộc địa của nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. 


19

5.2. Tác động của nông nghiệp đến kinh tế ­ xã hội tỉnh Hải Dương 
thời kỳ 1883 ­ 1945
5.2.1. Tác động về kinh tế
* Góp phần thúc đẩy kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương phát  
triển theo hướng sản xuất hàng hóa
Sự ra đời của quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp góp phần 
tạo ra khối lượng sản phẩm nông nghiệp lớn hơn trước, nền sản xuất 
hàng hóa được mở rộng hơn. Tuy nhiên, sự xâm nhập của phương thức 
sản xuất TBCN vào nông nghiệp đi đôi với quá trình mất đất, bóc lột  
nặng nề và làm bần cùng hóa người nông dân. Nông nghiệp Hải Dương 
có sự  chuyển biến rõ rệt so với trước, nhưng  đó là sự  chuyển mình 
trong đau khổ.
* Góp phần thúc đẩy một số  ngành công nghiệp chế  biến  ở  địa  
phương phát triển 
Góp phần phát triển công nghiệp chế  biến rượu (năm 1904 thành 
lập nhà máy sản xuất rượu), dệt và chế  biến thực phẩm (đặc biệt là  

nghề  hàng xáo với 6.600 hộ). Các nghề  thủ  công như  nghề  ấp vịt, giết 
mổ gia súc, gia cầm; nghề đan lát,… có điều kiện phát triển.
* Góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển
Nội thương:  Chợ  là nơi nhân dân trong vùng trao đổi, mua bán 
nông sản và các hàng thủ công. Ở  tất cả các phủ, huyện trong tỉnh đều  
có chợ. Những năm 1915 – 1916, đã có 220 chợ lớn nhỏ tạo thuận lợi cho 
sự trao đổi hàng hóa. 
Hoạt động xuất nhập khẩu: Hải Dương nằm giữa hai trung tâm có 
sức hấp dẫn là Hà Nội và Hải Phòng nên thương mại tập trung vào các 
sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo. Các trung tâm thương mại 
lớn gồm: thành phố  Hải Dương, Ninh Giang, Bảy Chùa, Yên Lưu, Kẻ 
Sặt và Mỹ Đông. Tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều đi qua Hải Phòng 
và từ  đó được chuyển qua Hồng Kông hoặc vùng khác. Tính riêng năm 
1935, tỉnh xuất khẩu được 13.000 tấn thóc gạo, 700 tấn ngô trong tổng 
số 776 tấn thu hoạch được, 100 tấn cám.
* Sự phát triển của nông nghiệp, thương nghiệp đã đưa đến sự ra  
đời của các đô thị ở Hải Dương: Đầu năm 1930, nhiều đô thị mới được 
hình thành bên cạnh các tuyến đường sông, đường bộ  như  thành phố 
Hải Dương, Ninh Giang, Phả Lại, Kẻ Sặt, An Lưu, Bến Trại… Dân cư 
đông đúc, cửa hàng, cửa hiệu ngày một nhiều. Nơi đây đã có hàng nghìn 
thương nhân buôn bán các mặt hàng nông sản, thủ  công trong nước và 
hàng công nghệ phẩm nhập khẩu, nhiều hiệu buôn lớn được hình thành.


20

* Tác động đến hoạt động dịch vụ vận tải:  Kinh tế nông nghiệp có 
những chuyển biến mạnh mẽ hơn giai đoạn trước kéo theo sự phát triển 
của hoạt động dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ đường thủy, nhằm vận 
chuyển chủ yếu các mặt hàng thóc gạo và rượu.

5.2.2. Tác động về xã hội
* Sự biến động về dân cư và mở mang địa bàn cư trú
Sự  chuyển biến của kinh tế  nông nghiệp đã tác động lớn đến sự 
gia   tăng   dân   số   và   các   luồng   di   dân   và   ngược   lại.   Dân   số   tỉnh   Hải 
Dương từ 1900 đến 1943 tăng khoảng 138.000 người. Mật độ dân số từ 
314 người/km2 (1900) tăng lên 375 người/km2 (1943). Diện tích canh tác 
theo đầu người từ  0,19 ha/người (1932) tăng lên 0,26 ha/người (1940). 
Song, sản lượng lúa tính trung bình theo đầu người  ở  tỉnh Hải Dương 
giảm từ  3,83 tạ/người (1932) xuống còn 2,49 tạ/người (1940). Điều đó 
cho thấy sản lượng lúa không đáp ứng được mức tăng dân số. Đây cũng  
là lý do khiến sự nghèo đói, bần cùng ngày càng tăng của người dân lao 
động  ở tỉnh Hải Dương. Đồng thời dẫn đến hiện tượng hình thành các 
luồng di dân mới: di dân từ vùng đồng bằng lên phía bắc của tỉnh; di dân 
vào các nhà máy, hầm mỏ; di dân sang các tỉnh khác; di dân vào Nam Kỳ,  
Campuchia,… Tuy nhiên, sự di dân này vẫn chưa thể thỏa mãn được nhu 
cầu việc làm của nông dân tỉnh Hải Dương. Đồng thời việc tập trung  
dân cư quá đông ở vùng đồng bằng của tỉnh cũng chưa được giải quyết 
triệt để.
Chính quyền thuộc địa Hải Dương đã khai thác đất đai hoang hóa 
ở  vùng phía bắc của tỉnh (Chí Linh, Đông Triều) và chinh phục đất bãi 
bồi ở phía nam huyện Vĩnh Bảo và đông nam huyện Đông Triều.
* Sự phân hóa giai cấp của xã hội nông thôn Hải Dương
Sự phân hóa của giai cấp địa chủ:
Thời kỳ thuộc địa, địa chủ ở Hải Dương chỉ chiếm khoảng 6% dân 
số  nhưng chiếm 60% diện tích ruộng đất. Còn theo phân loại của cải  
cách ruộng đất: địa chủ  chiếm 2,72% dân số, chiếm 13,55% diện tích 
ruộng đất. 
Đại đa số địa chủ đem ruộng đất phát canh thu tô. Tô có thể bằng  
tiền hoặc bằng hiện vật. Tuy nhiên, do chính sách độc quyền về  kinh 
tế, chuyên chế về chính trị nên giữa đế  quốc và địa chủ bản xứ  vẫn có  

những mâu thuẫn về quyền lợi. Ở Hải Dương, ngoài những tên địa chủ 
cường hào, phản động làm tay sai cho đế  quốc, còn có một số  địa chủ 
vừa và nhỏ bị phá sản còn có tư tưởng yêu nước, phản ứng chống lại tư 
bản Pháp. Bộ  phận này khi được vận động và giác ngộ  cách mạng đã 
tham gia, ủng hộ cách mạng, hoặc cho con em đi theo cách mạng.
Sự phân hóa của giai cấp nông dân:
Giai cấp nông dân ở Hải Dương bị phân hóa thành các tầng lớp: cố 


21

nông, bần nông, trung nông và phú nông. Đa phần họ (trừ phú nông) đều 
có cuộc sống đói khổ, bị đế quốc và địa chủ bóc lột.
Theo số liệu điều tra về tình hình sở hữu ruộng đất ở nông thôn sau 
cải cách ruộng đất, cố nông chiếm 15,93% dân số, chiếm 9,73% diện tích 
ruộng đất canh tác; bần nông: 47% dân số, 28,99 % ruộng đất; trung nông: 
31,53% dân số, 38,52% ruộng đất; phú nông: 1,39% dân số, 2,86 % ruộng 
đất.
Cơ cấu giai cấp này phản ánh cơ cấu kinh tế thuộc địa nửa phong  
kiến trong nông thôn nước ta. Hướng phát triển của cơ cấu giai cấp này 
là sự mở rộng ngày càng lớn của các tầng lớp cố nông và bần nông, sự 
tăng cường địa vị  thống trị  của giai cấp địa chủ  phong kiến, sự  tồn tại 
không  ổn định của trung nông và trên một mức độ  nhất định của phú 
nông
Sự xuất hiện của bộ phận công nhân nông nghiệp:
Do chịu hai tầng áp bức bóc lột nặng nề  của cả  đế  quốc và địa 
chủ  phong kiến nên đa số  nông dân Hải Dương, đặc biệt là tầng lớp 
bần nông và cố  nông, đều rơi vào cảnh phá sản, bần cùng nghèo đói.  
Con đường bần cùng hóa, vô sản hóa không có lối thoát đó đã đẩy một  
số  nông dân phải vào làm thuê trong các đồn điền của điền chủ  người 

Pháp hoặc người Việt và trở thành công nhân nông nghiệp. 
* Đời sống của nông dân Hải Dương
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, bình quân diện tích canh 
tác trên một đầu người  ở  Hải Dương là 0,26 ha. Sự  chuyển biến về 
diện tích gieo trồng và năng suất không theo kịp tốc độ  gia tăng dân số.  
Do đó, sản lượng lúa tính theo đầu người ngày một giảm: từ  mức 3,83  
tạ/người năm 1932 xuống còn 2,49 tạ/người năm 1940. Điều đó cho 
thấy cuộc sống khốn khó của người nông dân. Trong khi đó, theo nghiên 
cứu của Vũ Thị Minh Hương, 1 tạ thời Pháp bằng 60 kg. Như vậy, bình  
quân cả năm mỗi người dân chỉ có 149,4 kg thóc, chia đều cho 12 tháng, 
mỗi tháng còn 12,45 kg thóc.  Số  thóc  ấy không đảm bảo được cuộc 
sống tối thiểu của người dân. Đó là chưa kể  đến yếu tố  phân chia hoa 
lợi bất bình đẳng, sản lượng lúa hầu hết nằm trong tay địa chủ, phú 
nông; còn đại bộ phận nông dân chỉ có được một số lúa gạo ít ỏi. Năm  
1945, chính sách thu thóc tạ  của phát xít Nhật đã đẩy nhiều gia đình  ở 
Hải Dương vào tình cảnh chết đói.
Nông dân Hải Dương luôn luôn phải ăn đói. “Cơm thiếu, có lúc 
không có; phải ăn độn thêm khoai, ngô, sắn là chuyện rất thường. Nhiều 
nơi, nông dân phải ăn hoa màu phụ nhiều hơn ăn cơm, trong một năm họ 
chỉ  được ăn một, hai tháng gạo là cùng”. Họ  ăn mặc rất rách rưới, xác 
xơ và phần đông ở trong những túp lều lụp xụp, dột nát. 
Đời sống tinh thần  của người nông dân rất nghèo nàn, không có 


22

điều kiện để học hành, chăm sóc sức khỏe,…
* Phong trào đấu tranh của nông dân Hải Dương
Phong trào đấu tranh chống đế  quốc và địa chủ  phong kiến của 
nông dân Hải Dương có tổ  chức và sôi nổi hơn từ  sau khi Đảng ra đời 

(1930).
Ngày 17 – 8 – 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền  ở  thị  xã 
Hải Dương giành thắng lợi. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc 
cách mạng của toàn dân với sự  đóng góp của các tầng lớp nhân dân từ 
công nhân, nông dân, tiểu tư sản, học sinh, thanh niên, trí thức,… nhưng 
đông đảo và mạnh mẽ nhất là nông dân lao động.
* Tiểu kết chương 5
Kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời Pháp thuộc có một số 
đặc điểm nổi bật sau đây: mặc dù sở  hữu nhỏ về  ruộng đất chiếm ưu 
thế  nhưng sở hữu lớn về  ruộng đất bước đầu hình thành; từ  nền nông 
nghiệp chuyên canh lúa nước chuyển sang nền nông nghiệp đa canh, 
phát triển trồng trọt và chăn nuôi, song lúa vẫn là cây trồng chủ  đạo ; 
bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; có sự  tồn tại của  
phương thức sản xuất phong kiến và phương thức sản xuất tư bản chủ 
nghĩa; khu vực kinh tế đồn điền có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất trong  
nông nghiệp tỉnh Hải Dương;  phản ánh rõ nét tính chất thuộc địa của 
nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. 
Sự chuyển biến của nông nghiệp đã tác động sâu sắc đến kinh tế ­  
xã hội tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 ­ 1945. Kinh tế nông nghiệp đã góp  
phần thúc đẩy kinh tế  thủ  công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, 
dịch vụ và giao thông vận tải phát triển. Các giai tầng trong xã hội nông 
thôn Hải Dương bị  phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa chủ  tuy chiếm số 
lượng ít nhưng lại tập trung nhiều ruộng đất và trở thành giai cấp có địa 
vị và thế lực lớn nhất trong xã hội nông thôn. Giai cấp này tiếp tục bóc 
lột nông dân bằng hình thức địa tô, cho vay nặng lãi. Ngoại trừ  phú 
nông, còn lại các tầng lớp nông dân đều có cuộc sống vô cùng cực khổ. 
Bên cạnh đó, còn xuất hiện tầng lớp công nhân nông nghiệp. Họ  sớm 
liên kết với nông dân để  đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của thực  
dân Pháp và địa chủ  phong kiến nhằm đòi quyền lợi cho dân tộc và 
giai cấp. 

KẾT LUẬN
  Hải Dương là một trong những tỉnh trung tâm của khu vực Bắc  
Kỳ. Nơi đây có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội  
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Do đó, tỉnh Hải Dương 
sớm nhận được sự  quan tâm, đầu tư  của chính quyền thực dân và các 


23

nhà canh nông. Quá trình khai thác thuộc địa đã làm cho kinh tế  nông 
nghiệp tỉnh Hải Dương có những biến đổi và phát triển.
1. Thời kỳ 1883 ­ 1945, kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương có sự 
chuyển biến từ  nền nông nghiệp phong kiến tiểu nông, sản xuất theo 
hướng tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp TBCN, sản xuất theo hướng 
hàng hóa.
Ruộng đất trong tỉnh đã được tập trung với mức độ  cao tạo điều 
kiện cho sự hình thành sở hữu lớn về ruộng đất. Các đồn điền rộng lớn 
của điền chủ  người Pháp và người Việt được thành lập, chủ  yếu  ở 
huyện Chí Linh và Đông Triều. Thời kỳ  này, được sự  dung dưỡng của 
chính quyền thực dân, giai cấp địa chủ  đã củng cố  địa vị  kinh tế  của  
mình thông qua việc cướp đoạt ruộng đất để  lập những trại  ấp rộng 
lớn. Địa chủ  người Việt chỉ chiếm khoảng 6% dân số  trong tỉnh nhưng  
lại sở  hữu 60% ruộng đất. Xu hướng tập trung ruộng đất đã tạo điều 
kiện cho nền nông nghiệp Hải Dương sản xuất theo hướng hàng hóa. 
Tuy nhiên, nó cũng để  lại những hậu quả nghiêm trọng về  mặt xã hội: 
đẩy người nông dân vào tình cảnh phá sản, bị bần cùng hóa do bị mất tư 
liệu sản xuất ­ ruộng đất.
Cơ  cấu kinh tế  nông nghiệp có sự  thay đổi so với thời kỳ  nhà 
Nguyễn thống trị. Từ  nền nông nghiệp chủ  yếu chuyên canh cây lúa 
nước chuyển sang nền nông nghiệp đa canh, phát triển cả trồng trọt và 

chăn nuôi. Nghề  trồng cây công nghiệp đã bước đầu phát triển, loại 
hình chăn nuôi lớn xuất hiện, chủ yếu là chăn nuôi gia súc như trâu, bò.
Hình thức tổ  chức sản xuất cũng có sự  thay đổi. Từ  chỗ  chỉ  sử 
dụng hình thức bóc lột địa tô phong kiến, trong kinh tế  nông nghiệp 
tỉnh Hải Dương đã xuất hiện hình thức bóc lột công nhân, nhân công 
lao động làm thuê. Sự  kết hợp giữa hai phương thức phong kiến và 
TBCN đã tận dụng tối đa nguồn nhân công. Cách sử  dụng nhân công 
rất đa dạng, bên cạnh công nhân chuyên nghiệp còn có rất đông lực 
lượng lao động mùa vụ.
Sự xâm nhập của CNTB vào nông nghiệp Hải Dương không phải 
là hiện tượng phổ biến mà chỉ  giới hạn trong các đồn điền, đặc biệt là 
trong các đồn điền của điền chủ người Pháp. Do đó, khu vực đồn điền 
có sự  chuyển biến mạnh mẽ  nhất trong kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải 
Dương.       
Thời Pháp thuộc, nền nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã bắt đầu 
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Nông sản đã trở  thành mặt 
hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, đặc biệt là lúa gạo. Hải Dương được  
coi là một trong những trung tâm xuất khẩu lúa gạo lớn ở Bắc Kỳ. Tuy 
nhiên, sự phát triển này xuất phát từ lợi ích của thực dân Pháp và chịu sự 
chi phối của chính quyền thực dân. Do đó, tính chất hàng hóa trong kinh 


24

tế nông nghiệp Hải Dương phụ thuộc chặt chẽ vào chính quốc.
2. Sự  phát triển của nông nghiệp đã tác động lớn đến tình hình 
kinh tế  ­ xã hội của tỉnh Hải Dương thời kỳ  1883 ­ 1945. Nông nghiệp 
phát triển đã góp phần thúc đẩy sự  phát triển của công nghiệp và tiểu 
thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, thương mại và dịch  
vụ… 

Đồng thời, sự  biến đổi của kinh tế  nông nghiệp cũng dẫn đến 
những thay đổi lớn trong cơ  cấu xã hội nông thôn Hải Dương. Những  
giai cấp cũ như  địa chủ  và nông dân bị  phân hóa sâu sắc. Bên cạnh đó,  
đã xuất hiện bộ phận công nhân nông nghiệp. Xã hội nông thôn bị phân 
chia thành hai giai cấp đối lập nhau: giai cấp bóc lột (địa chủ, tư sản) và 
giai cấp bị bóc lột (nông dân, công nhân). Trong khi địa chủ, tư sản ngày 
càng giàu có thì nông dân, công nhân ngày càng bần cùng, đói khổ. Do  
đó, bên cạnh mâu thuẫn cũ trong xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp nông 
dân với địa chủ  phong kiến vẫn tồn tại và ngày càng quyết liệt thì nay 
xuất hiện mâu thuẫn mới giữa công nhân nông nghiệp với chủ   đồn 
điền, giữa toàn thể nhân dân với đế quốc. 
3. Nguyên nhân dẫn đến sự  biến đổi, phát triển của kinh tế  nông 
nghiệp tỉnh Hải Dương:
Một là, vai trò định hướng của chính quyền thực dân Pháp. Thời kỳ 
1883   ­   1945,   chính   quyền   thực   dân   đã   đề   ra   những   chính   sách   nông 
nghiệp như  đầu tư  vốn, tập trung ruộng  đất, xây dựng và tu bổ  hệ 
thống thủy nông, thành lập trạm thí nghiệm nông nghiệp, phát triển giao 
thông vận tải,… Điều đó góp phần quan trọng thúc đẩy sự  phát triển 
của kinh tế  nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, sự  phát triển này 
để  phục vụ  cho lợi ích của chính quốc. Còn nhân dân ta không được 
hưởng lợi gì từ  sự  biến đổi đó, thậm chí còn bị  bóc lột thậm tệ  và bị 
bần cùng hóa sâu sắc.
Hai là, sự  áp dụng phương thức tổ  chức quản lý và khoa học kỹ 
thuật tiên tiến vào nông nghiệp đã góp phần làm chuyển đổi cơ  cấu 
nông nghiệp, phát triển kinh tế  nông nghiệp toàn diện cả  trồng trọt và 
chăn nuôi; đồng thời làm tăng diện tích, năng suất và sản lượng cây 
trồng, vật nuôi.
Ba là, thực dân Pháp đã du nhập yếu tố  TBCN vào kinh tế  nông 
nghiệp tỉnh Hải Dương. Phương thức sản xuất này có sức hấp dẫn, tiến 
bộ hơn hẳn so với phương thức sản xuất phong kiến. Nó góp phần thúc 

đẩy sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. 
4. Bên cạnh những mặt tích cực đó, nền kinh tế  nông nghiệp Hải 
Dương còn rất nhiều hạn chế. Lao động thủ công là chủ yếu. Các quan 
hệ  phong kiến trong nền kinh tế  vẫn được bảo lưu nặng nề, quan hệ 
TBCN chưa thực sự  chi phối toàn bộ  hoạt động kinh tế. Đại bộ  phận  


25

diện tích canh tác nông nghiệp của nông dân, tá điền vẫn canh tác theo 
lối truyền thống. Ruộng đất phân tán, manh mún. Ngay trong các đồn 
điền của điền chủ người Pháp và người Việt vẫn áp dụng lối canh tác 
phong kiến là phát canh thu tô, một cách làm vừa tốn ít thời gian, ít vốn 
đầu tư, chi phí sản xuất ít nhưng lại thu được lợi nhuận cao. 
Sở  dĩ có điều này là do phương thức sản xuất TBCN trong nông 
nghiệp Hải Dương không tự  nó nảy sinh mà được thực dân Pháp du 
nhập, áp đặt. Do đó nó không mâu thuẫn, bài trừ mà có quan hệ chặt chẽ 
với quan hệ sản xuất phong kiến để cùng nhau bóc lột nhân dân ta. Điều 
này xuất phát từ lợi ích hẹp hòi của tư bản Pháp, bất chấp sự kìm hãm 
luôn đè nặng trên bước đường phát triển của nông nghiệp Hải Dương.
Mặt khác, những chuyển biến trong kinh tế  nông nghiệp diễn ra 
chậm chạp. Sự  phát triển của nền nông nghiệp không theo kịp đà tăng 
dân số  tự  nhiên. Điều này dẫn đến tình trạng bần cùng hóa ngày càng  
tăng của đông đảo nhân dân lao động tỉnh Hải Dương. Đồng thời, kinh 
tế nông nghiệp còn có sự phát triển mất cân đối. Mất cân đối giữa trồng 
trọt với chăn nuôi. Trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi. Mất cân đối ngay 
trong chính bản thân ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt vẫn  
tập trung phát triển cây lúa. Trong chăn nuôi chỉ phát triển chăn nuôi gia 
súc, gia cầm nhỏ.
5. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:

Nguyên nhân chủ  yếu là do mục đích khai thác nông nghiệp của 
thực dân Pháp: biến Việt Nam thành nơi cung cấp hàng nông sản giá rẻ, 
tận dụng và khai thác tiềm năng đất đai để  kinh doanh nông nghiệp. Vì 
vậy, chính quyền thực dân chỉ  đầu tư  nhỏ  giọt vào nông nghiệp. Hơn 
nữa, sự  đầu tư  vốn,  ứng dụng khoa học kỹ thuật thường dành cho khu 
vực kinh tế  đồn điền. Còn khu vực nông nghiệp làng xã không được 
quan tâm đầu tư  đầy đủ. Đặc biệt, mặc dù du nhập yếu tố  TBCN vào 
Việt Nam nhưng thực dân Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến 
lạc hậu. Phương thức phát canh thu tô vẫn là hình thức phổ  biến ngay 
trong các đồn điền. Những điều này đã cản trở sự phát triển của kinh tế 
nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Kinh tế nông nghiệp Hải Dương nói riêng  
và Việt Nam nói chung vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc,  
mất cân đối, mang nặng tính chất thuộc địa.
6. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước, nhất là đổi 
mới về  nông nghiệp, vẫn có thể  rút ra những bài học kinh nghiệm bổ 
ích từ  quá khứ. Đó là phải phát triển nông nghiệp hàng hóa, sản xuất 
nông phẩm gắn với mục tiêu thị  trường. Hạn chế  độc canh cây lúa mà  
tăng các khu vực thâm canh, luân canh, chuyên canh cây xuất khẩu. Phát 
triển cả trồng trọt và chăn nuôi. Đầu tư vốn vào nông nghiệp, phát triển 
thủy lợi, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Đặc 


×