Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các phương thức chuyển dịch ý nghĩa của giới từ tiếng Nga sang tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.69 KB, 7 trang )

DỊCH THUẬT v

CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH
Ý NGHĨA CỦA GIỚI TỪ TIẾNG NGA
SANG TIẾNG VIỆT
ĐOÀN THỤC ANH*; TRẦN THỊ THANH TRÀ**
Học viện Khoa học Quân sự, ✉
**
Học viện Khoa học Quân sự, ✉

*

TÓM TẮT
Giới từ tiếng Nga được sử dụng với tần suất cao, có phạm vi sử dụng rộng lớn. Tuy không đóng
vai trò là thành phần câu, nhưng giới từ làm rõ hơn chức năng cú pháp của các thành phần trong
câu, cũng như khu biệt ý nghĩa của các dạng cách mà khi kết hợp với các dạng cách đó chúng thể
hiện các mối quan hệ khác nhau. Tiếng Nga và tiếng Việt khác nhau về loại hình ngôn ngữ nên
không thể tránh khỏi một số khó khăn khi dịch giới từ tiếng Nga sang tiếng Việt. Lý luận dịch
ngôn ngữ xem xét việc dịch thuật như là sự chuyển mã, sự cải biến các ngôn ngữ, sự hoạt động
sáng tạo ngôn ngữ từ văn bản gốc ra văn bản dịch. Nhiệm vụ của người dịch là phải đưa ra được
sự tương đương về nghĩa giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Trong bài viết này, chúng tôi
khảo sát và đưa ra một số nhận xét về khả năng chuyển dịch ý nghĩa của giới từ tiếng Nga sang
tiếng Việt từ góc độ tương đương dịch thuật.
Từ khóa: chức năng cú pháp, đặc điểm ngữ nghĩa, giới từ, phương thức chuyển dịch.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giới từ tiếng Nga được sử dụng với tần suất
cao và có phạm vi sử dụng rộng lớn. Tuy không
đóng vai trò là thành phần câu, nhưng giới từ làm
rõ hơn chức năng cú pháp của các thành phần
trong câu, cũng như khu biệt ý nghĩa của các


dạng cách mà khi sử dụng ở các dạng cách đó
chúng thể hiện các mối quan hệ về không gian,
thời gian, đối tượng hành động, nguyên nhân,
điều kiện, mục đích…. Phần lớn giới từ trong
tiếng Nga là những từ có khả năng biểu thị các
ý nghĩa khác nhau, bởi vậy cùng một giới từ có
thể được sử dụng để thể hiện những mối quan hệ

ngữ nghĩa khác nhau, cũng như các giới từ khác
nhau có thể thể hiện cùng một mối quan hệ ngữ
nghĩa khi kết hợp với các thực từ. Tiếng Nga
và tiếng Việt khác nhau về loại hình ngôn ngữ
nên không thể tránh khỏi một số khó khăn khi
dịch giới từ tiếng Nga sang tiếng Việt. Lý luận
dịch ngôn ngữ xem xét việc dịch thuật như là
một sự chuyển mã, sự cải biến các ngôn ngữ, sự
hoạt động sáng tạo ngôn ngữ từ văn bản gốc ra
văn bản dịch. Nhiệm vụ của người dịch là phải
đưa ra được sự tương đương về nghĩa giữa ngôn
ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Có thể sử dụng các
phương thức chuyển dịch giới từ khác nhau nhìn
từ góc độ tương đương dịch thuật.
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 08 - 7/2017

69


v DỊCH THUẬT

2. NỘI DUNG
2.1. Dịch thuật và tương đương dịch thuật
Dịch thuật là gì? Theo Kazakov Т. А. : “Dịch
là quá trình chuyển đổi lời nói hay văn bản viết
từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Dịch là
hoạt động giao tiếp, là quá trình thể hiện thông
điệp qua các hàng rào ngôn ngữ và văn hóa”
(Комиссаров В. И., 2000, tr. 38).
Tương đương dịch thuật là “sự trùng hợp hay
tương ứng trên một hoặc nhiều bình diện: ngữ
âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, giữa các
đơn vị dịch thuật của văn bản nguồn và văn bản
đích với tư cách vừa là sản phẩm vừa là phương
tiện của dịch thuật như một quá trình giao tiếp”
(Львовская З. Д., 1985, tr.137).
2.2. Đặc trưng của giới từ trong tiếng Nga
2.2.1. Đặc điểm về mặt cấu tạo của giới từ
tiếng Nga
“Giới từ là hư từ biểu thị sự phụ thuộc của
một thực từ đối với thực từ khác trong tập hợp
từ hoặc trong câu và nhờ đó thể hiện mối quan
hệ của các sự vật và hiện tượng, dấu hiệu, trạng
thái do chính các từ đó biểu thị” (Академия
наук СССР, 1982, tr.707): говорить о поездке,
забежать за ограду, перелезть через забор,
состоять из частиц, беседовать в течение
часа, дом на окраине, недалеко от станции,
скучать среди чужих. Trong tập hợp từ hoặc
trong câu, giới từ có thể kết hợp với danh từ (за
любовь, на работу), đại từ (работать вместо

тебя), tính từ (готовый к подвигу), số từ (на
два года, на пять раз), động từ (идти по
лесу), trạng từ (на завтра), tính động từ (зал
ожидания для отъезжающих)….
Căn cứ vào nguồn gốc cấu tạo, giới từ được
chia thành hai loại: giới từ phái sinh và giới từ
nguyên sinh (В.Д. Стариченка, 2012, tr. 405).
Giới từ nguyên sinh là các từ đơn mà không gắn
kết với nhau bởi mối quan hệ cấu tạo từ với các

70

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 08 - 7/2017

thực từ: без/безо, в/во, для, до, за, из/изо, к/
ко, над/надо, о/обо/бо, от/ото, на, с/со, у,
через…. Tất cả các giới từ phái sinh chia ra thành
giới từ cấu tạo từ danh từ (ввиду, в качестве,
во имя, по линии, под видом), cấu tạo từ trạng
từ (близ, сверх, после, подле, согласно) và từ
trạng động từ (включая, исключая)….
Căn cứ vào thành phần hình vị, các giới từ
được phân loại thành giới từ đơn và giới từ ghép
(В.Д. Стариченка, 2012, tr 406). Tất cả các giới
từ bao gồm cả giới từ nguyên sinh và phái sinh
mà được cấu tạo từ một từ đều thuộc nhóm giới
từ đơn (мимо, путём, среди…). Ngoài ra, một
số giới từ phức (giới từ theo cặp/giới từ đôi)

cũng được xem như biến thể của giới từ đơn (изза, из-под…). Các giới từ ghép là các giới từ
phái sinh được cấu tạo từ hai hoặc ba từ: gồm có
dạng thức của danh từ, trạng động từ hoặc trạng
từ kết hợp với một hoặc hai giới từ phái sinh:
в отличие от, по отношению к, вдали от….
Có thể nhận thấy rằng, số lượng giới từ trong
tiếng Nga gia tăng nhanh nhờ phương thức cấu
tạo bằng danh từ, trạng từ và trạng động từ.
2.2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa và cú pháp
của giới từ tiếng Nga
Ngữ nghĩa của giới từ được hình thành từ sự
kết hợp của cả ý nghĩa từ vựng và ngữ pháp,
trong đó các ý nghĩa thuộc về dạng cách sẽ là
ý nghĩa ngữ pháp của chúng và các thành tố
ngữ nghĩa gắn liền với việc cụ thể hóa các mối
quan hệ về không gian, thời gian… tạo nên ý
nghĩa từ vựng của giới từ (В.Д. Стариченка,
2012, tr.201). Giới từ cũng như các từ loại khác
có thể là từ đơn nghĩa hoặc đa nghĩa. Trong
tiếng Nga có một số lượng lớn các giới từ đa
nghĩa. Từ đơn nghĩa thường là các giới từ phái
sinh (благодаря хорошей погоде) và giới từ
nguyên sinh là các từ đa nghĩa (забыл на столе
(ý nghĩa không gian), отлучился  на  минуту
(ý nghĩa thời gian), верить  на слово (ý nghĩa
chỉ phương thức hành động))…. Các giới từ
nguyên sinh có thể biểu thị những ý nghĩa khác


DỊCH THUẬT v


nhau: không gian (отдыхать  под  Москвой),
thời gian (работать в воскресенье), cùng
nhau hành động (гулять с подругой), rời
bỏ (уйти от ответственности), biến hóa
(превратить в руины), giới hạn (сыт по
горло), phân bổ (есть раз в день по одному
блюду), mục đích (поехать  на  отдых),
nguyên nhân (задрожать  от  страха), định
tính (мясо под соусом), đối tượng hành động
(скучать по сыну), phương thức hành động
(работать с увлечением). Các giới từ nguyên
sinh có thể hành chức ở ba cách (giới từ по, с…),
hành chức ở hai cách (giới từ в, за, меж, между,
на, о, под…) hoặc một cách (giới từ без, для, до,
из, из-за, из-под, к, над, от, перед, при, про,
ради, у, через…). Ý nghĩa của giới từ nguyên
sinh tương ứng với ý nghĩa từ vựng của các thực
từ mà giới từ đi kèm, ví dụ: giới từ в течение,
на протяжении biểu thị mối quan hệ thời gian;
giới từ по сравнению с và подобно biểu thị mối
quan hệ đối chiếu, tương đồng.
Mỗi giới từ phái sinh chỉ đi với một dạng
cách nào đó. Giới từ phái sinh là giới từ có mối
quan hệ cấu tạo từ phong phú và có mối liên
kết từ vựng-ngữ nghĩa với các thực từ như danh
từ, trạng từ, động từ và trạng động từ. Số lượng
giới từ phái sinh lớn hơn nhiều lần so với giới từ
nguyên sinh. Các giới từ phái sinh thường được
sử dụng để thể hiện những ý nghĩa sau: không

gian (около дома); thời gian (во время войны);
nguyên nhân (по случаю приезда гостей);
mục đích (во имя науки).
Có thể cụ thể hóa từng ý nghĩa của giới từ đa
nghĩa nhờ vào ngữ cảnh: ví dụ: выйти из дома
(ý nghĩa không gian), сделать из зависти (ý
nghĩa nguyên nhân). Bởi vậy, không thể xác
định được ý nghĩa của giới từ nếu chúng đứng
biệt lập. Trong ngữ cảnh nhất định giới từ có mối
tác động qua lại với các đơn vị có nghĩa khác ở
cấp độ từ vựng và hình thái từ. Giới từ đòi hỏi
danh từ mà chúng đi kèm phải được sử dụng ở
một dạng cách nhất định (các giới từ: без, для,
до, из, от, с, у, близ, вне… kết hợp với danh từ
cách 2). Một số giới từ có khả năng kết hợp với

hai hoặc nhiều hơn hai dạng cách (giới từ меж
(между): меж домов, между домами sử dụng
với cách 2 và cách 5).
2.3. Các phương thức chuyển dịch ý nghĩa
của giới từ tiếng Nga sang tiếng Việt
Tiếng Nga là ngôn ngữ biến hình nên có các
phạm trù ngữ pháp như: ngôi, thời, thể, thức,
dạng, giống, số, cách…. Giới từ tiếng Nga có
những đặc trưng về cấu trúc và ngữ nghĩa như
đã trình bày ở trên. Còn tiếng Việt là một ngôn
ngữ đơn lập, phân tích tính, không có các chỉ tố
biểu thị ngôi, thời, thức, dạng..., chỉ dùng các
phương tiện thuần tuý cú pháp là hư từ và trật
tự từ. Vì không có sự tương đồng hoàn toàn về

mặt hình thức biểu hiện trong hai ngôn ngữ nên
khi chuyển dịch nghĩa của giới từ tiếng Nga sang
tiếng Việt có thể có các cách thức chuyển dịch
tương đương khác nhau.
Tương đương ngữ pháp là khả năng tương
ứng về các phương diện: phạm trù từ loại của
các từ, trật tự từ, cấu trúc cú pháp và kiểu câu.
Tương đương về ngữ nghĩa là khả năng
tương đương về: a) nghĩa sở biểu và nghĩa sở thị
ở cấp độ từ; b) nghĩa mô tả ở cấp độ câu.
Tương đương ngữ dụng là sự tương ứng về
các thông tin ngữ dụng liên quan đến các nhân
tố của tình huống giao tiếp như mục đích giao
tiếp, ý định thông báo, thái độ của người nói với
người tiếp nhận văn bản, cảnh huống giao tiếp,
bối cảnh văn hoá xã hội làm nảy sinh văn bản
nguồn và văn bản đích, v.v…
Qua khảo sát một số tác phẩm văn học đã
được dịch sang tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy:
để chuyển dịch ý nghĩa của giới từ tiếng Nga,
có thể sử dụng một số phương thức cơ bản sau:
2.3.1. Phương thức dịch nguyên gốc
Dịch nguyên gốc (дословный перевод) - là
cách dịch đúng từng từ của văn bản ngôn ngữ
nguồn sang văn bản ngôn ngữ đích. Phương thức
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 08 - 7/2017

71



v DỊCH THUẬT
dịch này được sử dụng khi cấu trúc câu của ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn tương đương nhau, từ
cần dịch của ngôn ngữ nguồn tương đương hoàn toàn với từ ở ngôn ngữ đích. Người dịch giữ nguyên
trật tự từ trong văn bản, tái tạo lại sát nhất ở mức có thể cấu trúc cú pháp và thành phần từ vựng của
văn bản gốc:

Придя машинально домой, не снимая Đi về nhà như cái xác không hồn, y mặc nguyên bộ lễ
вицмундира, он лёг на диван и ... помер. phục, nằm xuống đi văng và ... tắt thở. (Sekhov A.
(Чехов А. П., Смерть Чиновника)
P., Cái chết Viên quan chức, Phan Hồng Giang dịch)
Она участвовала во всех суетностях
большого света, таскалась на балы, где
сидела в углу, разрумяненная и одетая
по старинной моде, как уродливое и
необходимое украшение бальной залы.
(Пушкин A. C., Пиковая дама)

Bà ta tham dự vào tất cả những cuộc vui của giới
thượng lưu, la cà ở khắp các nơi khiêu vũ. Phấn sáp
ngồn ngộn, ăn mặc theo kiểu cổ xưa, bà đến đấy,
ngồi ở một góc phòng, hình như để làm một thứ ngáo
ngộp, một thứ trang trí quái gở của phòng khiêu vũ.
(Puskin А. X., Con đầm bích, Phương Hồng dịch)

Bên cạnh các ví dụ nêu trên, phương thức dịch nguyên gốc còn được sử dụng với các giới từ khi
kết hợp với danh từ dùng làm tên gọi cho các tác phẩm văn học:
Месяц в деревне (Тургенев И.) – Một tháng ở quê (Nhị Ca dịch);
Неделя в Тургеневе (Тольстой А.) – Một tuần ở Turghenhep (Trần Duy Thanh dịch);

После бала (Толстой Л.) – Sau cuộc khiêu vũ (Nguyên Hùng dịch)….
2.3.2. Phương thức dịch chuyển nghĩa
Khi sử dụng phương thức dịch chuyển nghĩa (сематический способ), dịch giả không chú ý tới
dịch cấu trúc câu mà chú trọng tới việc chuyển tải ý nghĩa được thể hiện trong văn bản. Cách dịch này
chỉ dựa trên cấp độ nội dung thông tin của văn bản:

Впрочем, вы меня навели на мысль и задали
мне долгую думу; нo я подумаю после, а
теперь признаюсь вам, что правду вы
говорите. (Достоевский Ф. М., Белые ночи)
Любовь не приходила ему на ум, - а уже
видеть графиню каждый день было для него
необходимо. (Пушкин A. C., Арап Петра
великого)

Nhưng ông cũng đã gợi cho em một ý để em phải
suy nghĩ, nhưng điều đó để sau, còn bây giờ em
thú nhận với ông là ông nói đúng. (Đôxtôevxki F.
M., Đêm trắng, Đoàn Tử Huyến dịch)
Ibraghim không hề nghĩ đến tình yêu, nhưng bây
giờ được thấy mặt bá tước phu nhân mỗi ngày một
bận đối với Ibraghim đã thành một việc không
thể hiểu được. (Puskin A. X., Người da đen của
Piốt Đại đế, Hoàng Tôn dịch)

Phương thức dịch chuyển nghĩa cũng được dùng để chuyển dịch ý nghĩa của giới từ trong các tên
gọi tác phẩm văn học sau:
Корзина с еловыми шишками (Паустовский К.) – Lẵng quả thông (Kim An dịch);

72


KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 08 - 7/2017


DỊCH THUẬT v

В конце концов (Полевой Б.) – Kết cục (Nguyễn Xuân Sanh dịch);
Двадцать дней без войны (Симонов К.) – Hai mươi ngày không có chiến tranh (Trần Duy
Thanh dịch);
В сторону заката солнца (Платонов А.) – Về phía mặt trời lặn (Đình Cao dịch)….
2.3.3. Phương thức dịch văn học
Dịch văn học (литературный перевод) là phương thức dịch giữ nguyên được ý nghĩa ngữ cảnh
của văn bản gốc và ý nghĩa này được chuyển tải ở dạng mà cả ngữ cảnh và ngôn ngữ văn bản đều
được độc giả chấp nhận. Phương thức dịch văn học chuyển tải nghĩa của văn bản gốc ở dạng ngôn
ngữ văn học chuẩn mực. Vì sự khác biệt về mặt cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ
đích, nên dịch giả khó giữ nguyên được lớp vỏ hình thức của văn bản ngôn ngữ nguồn khi chuyển
dịch. Để đảm bảo tính chính xác của việc chuyển tải ngữ nghĩa, dịch giả có thể thay đổi cấu trúc câu
tương ứng với chuẩn mực ngôn ngữ và văn phong ở ngôn ngữ đích. Đôi khi dịch giả không nhất thiết
phải dịch căn ke từng từ sang từ:

По степи, влево от нас, поплыли тени
облаков, пропитанные голубым сиянием
луны, они стали прозрачней и светлей.
(Максим Горкий, Старуха Изергиль)

Bên trái, bóng mây nhuốm ánh trăng xanh lướt
trên thảo nguyên, mây trở nên trong hơn và sáng
hơn. (Makxim Gorky, Bà lão Idécghin, Phạm

Mạnh Hùng dịch)

Каждый голос женщин звучал совершенно
отдельно, все они казались разноцветными
ручьями и, точно скатываясь откуда-то
сверху по уступам, прыгая и звеня, вливаясь
в густую волну мужских голосов, плавно
лившуюся кверху, тонули в ней, вырывались
из неё, заглушали её и снова один за другим
взвивались, чистые и сильные, высоко
вверх. (Максим Горкий, Старуха Изергиль)

Một giọng nữ lanh lảnh nghe tách bạch hẳn, ta có
thể mường tượng đó là những dòng suối muôn
màu từ trên cao đổ xuống các khối đá, reo rắt
vọt tung lên hòa vào làn sóng giọng nam dày đặc
đang nhịp nhàng cuộn lên, chìm ngập trong làn
sóng đó, rồi lại bứt ra át hẳn mọi âm thanh ấy,
giọng này tiếp giọng kia, lại vút lên cao, trong trẻo
và mạnh mẽ. (Makxim Gorky, Bà lão Idécghin,
Phạm Mạnh Hùng dịch)

“…Что, если, - думал он на другой день
вечером, бродя по Петербургу, - что, если
старая графиня откроет мне свою тайну!...”
(Пушкин А. С., Пиковая дама)

“…chiều tối hôm sau, trong khi đi dạo chơi trên
những đường phố của thành Peterburg, anh lại
nghĩ vấn vương: Giá bà bá tước ấy truyền cho ta

cái bí quyết kia nhỉ!...” (Puskin A. X., Con đầm
bích, Phương Hồng dịch)

Phương thức dịch trên cũng được áp dụng trong các trường hợp dịch giới từ trong các tiêu đề tác
phẩm văn học:
Последний из Удэге (Фадеев A.) – Người cuối cùng của bộ tộc Uđêghê (Bùi Hiển dịch);
Сказка о рыбаке и рыбке (Пушкин А.) – Câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng (Cao
Xuân Hạo dịch);
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 08 - 7/2017

73


v DỊCH THUẬT
Наедине с осенью (Паустовский А.) – Một
mình với mùa thu (Phan Hồng Giang dịch)…
Qua việc phân tích các ví dụ trên cho thấy:
vì dịch thuật được hiểu là hoạt động chuyển đổi
cách diễn đạt giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ
mục tiêu, nên khi dịch giới từ người dịch phải có
kỹ năng xử lý linh hoạt câu từ ở cả hai ngôn ngữ.
Do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và tư duy
dân tộc nên hiện tượng tương đương hoàn toàn
không phải là hiện tượng phổ biến trong dịch
thuật. Khi dịch các giới từ, dịch giả có nhiệm
vụ chuyển tải ý nghĩa của chúng một cách trung
thành với nghĩa có trong văn bản gốc, tuy nhiên
trong nhiều trường hợp người dịch có thể bổ

sung, làm giàu các ý nghĩa đó bằng các phương
tiện có trong ngôn ngữ đích sao cho phù hợp với
ngôn cảnh và thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ
của bạn đọc. Tùy từng hoàn cảnh cụ thể và tùy
vào đối tượng tiếp nhận thông tin mà dịch giả
có thể lựa chọn các phương thức chuyển dịch
khác nhau như dịch nguyên gốc hoặc dịch kèm
theo giải nghĩa để làm rõ nội hàm thông tin, dịch
kèm theo thực tiễn để người tiếp nhận thông tin
dễ hiểu hoặc dịch tóm tắt ý.... Bên cạnh việc
dịch đúng, dịch giả còn phải thể hiện sự uyển
chuyển trong từng câu chữ nhằm tạo sức thu hút
với người đọc. Tính linh hoạt trong dịch thuật
được thể hiện qua sự mềm dẻo của người dịch
trong việc xử lý, phân tích nghĩa của từ, lựa chọn
phương án dịch tối ưu có tính đến các yếu tố
như tính bản địa hóa, các điểm tương đồng và
khác biệt trong tư duy dân tộc, các nét đặc trưng
về đất nước, văn hóa, con người của ngôn ngữ
đích, cũng như tâm lý, trình độ nhận thức của đối
tượng tiếp nhận thông tin....
3. KẾT LUẬN
Giới từ là từ loại hư từ thể hiện các mối quan
hệ cú pháp giữa danh từ và các từ loại khác, cũng
như giữa các danh từ với nhau. Giới từ cũng như
các từ loại khác có thể là từ đơn nghĩa hoặc đa
nghĩa. Hầu như tất cả các giới từ nguyên sinh
đều là giới từ đa nghĩa. Nhiều giới từ trong tiếng
Nga có khả năng kết hợp với nhiều hơn một


74

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 08 - 7/2017

dạng cách của danh từ và có khả năng thể hiện
các mối quan hệ ngữ nghĩa khác nhau. Việc phân
tích số lượng lớn các ví dụ thu thập được từ các
tác phẩm văn học nghệ thuật cho phép chúng tôi
khái quát lại một số phương thức chuyển dịch
giới từ như sau: phương thức dịch nguyên gốc,
phương thức dịch chuyển nghĩa và phương thức
dịch văn học. Mỗi phương thức chuyển dịch
được thể hiện bởi các phương tiện ngôn ngữ
riêng, tạo nên sự khác biệt và độc đáo của các
văn bản dịch./.
Tài liệu tham khảo:
1. Đôxtôevxki F. M., Đoàn Tử Huyến dịch,
(2004), Đêm trắng, NXB Thế giới, Hà Nội.
2. Gorki M. (1986), Bà lão Idécghin, NXB
“Ngoại văn”, Hà Nội, Phạm Mạnh Hùng dịch.
3. Puskin A. X. (1999), Con đầm bích, NXB
Văn Nghệ, TP. HCM, Phương Hồng dịch.
4. Puskin A. X., Người da đen của Piốt Đại
đế, Hoàng Tôn dịch, truy cập ngày 26/6/2017,
p?func=viewpost&id=37rGỦd5q97...>.
5. Академия наук СССР (1982), Русская
Грамматика, Издательство “Наука” М..

6. Достоевский Ф. М. (2004), Белые ночи,
Изд. “Thếgiới”, Ханой.
7. Горький М. (1986), Старуха Изергиль,
Изд. “Ngoạivăn”, Ханой.
8. Комиссаров В. И. (2000), Современное
переводоведение, Курс лекций. Изд. “ЭТC”,
Москва.
9. Латышев Л. К. (2001), Технология
перевода, Москва, НВИ – ТЕЗАУРУС.
10. Львовская З. Д. (1985), Теоретические
проблемы перевода, Москва, “Высшая школа”.
11. В.Д. Стариченкo (2012), Cовременный
русский
литературный
язык,
Минск
“Вышэйшая школа”.
12. Пушкин A. C., Пиковая дама, truy cập
ngày 26/6/2017, index.html>.
13. Пушкин A. C., Арап Петра великого,
truy cập ngày 26/6/2017, puskin/01text/06 prose/0856.htm>.


DỊCH THUẬT v

METHODS OF CONVEYING THE MEANINGS OF RUSSIAN PREPOSITIONS
INTO VIETNAMESE EQUIVALENTS
DOAN THUC ANH, TRAN THI THANH TRA

Abstract: Russian prepositions are being used with a high frequency, they have a wide and
variable range of usage. Russian prepositions don’t have any role as a part in a sentence’s
structure, however, they clarify the syntactic functions of the parts in a sentence, as well as make
a distinction between the meanings of words in different forms that when combine with these
words in different forms, they can express different relationships…. A preposition can be used to
express many different relationships and vice versa, many prepositions can be used to express a
semantic relationship when combine with a notional word. This study went in depth in analyzing
the characteristics of Russian prepositions and suggested some methods to convey the meanings
of Russian prepositions in Vietnamese.
Keywords: syntactic function, semantic characteristics, preposition, methods of conveying the
meanings.
Received: 25/4/2017; Revised: 26/6/2017; Accepted for publication: 28/6/2017

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 08 - 7/2017

75



×