Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Trang Thế Hy dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.49 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Phan Phương Uyên

TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
Chuyên ngành
: Lý luận văn học
Mã số
: 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, người viết được sự dạy dỗ, hướng
dẫn và giúp đỡ rất tận tình của Quý Thầy Cô Khoa Ngữ Văn,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, luận
văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS
Huỳnh Như Phương, người đã nhiệt tình chỉ bảo, giới thiệu nhiều
tư liệu quý giá để người viết tham khảo, người đã góp nhiều ý
kiến bổ ích cho người viết trong suốt quá trình làm việc.
Nay người viết trước hết xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với tất
cả Quý Thầy Cô, đặc biệt là thầy Huỳnh Như Phương.
Người viết xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Cán bộ


Phòng KHCN& SĐH, Cán bộ quản lý Thư viện trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho người viết hoàn thành luận văn đúng quy định.
Luận văn này chắn chắn sẽ còn nhiều hạn chế, rất mong nhận
được sự lượng thứ, những ý kiến góp ý chân tình của Quý Thầy
Cô và bạn đọc.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 - 2011


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................................................. 2
3T

T
3

MỤC LỤC .................................................................................................................................................... 3
3T

T
3

MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 5
3T

T
3

1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................................... 5

3T

3T

2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................................................... 7
3T

3T

3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 13
3T

3T

4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 14
3T

3T

5. Đóng góp của luận văn........................................................................................................................ 15
3T

3T

6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................................................ 15
3T

3T

Chương 1: TRANG THẾ HY VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU

VĂN HỌC .................................................................................................................................................. 17
3T

T
3

1.1 Giới thiệu đôi nét về nhà văn Trang Thế Hy ...................................................................................... 17
3T

T
3

1.1.1 Tiểu sử ....................................................................................................................................... 17
3T

T
3

1.1.2 Quá trình sáng tác....................................................................................................................... 19
3T

3T

1.1.2.1 Các giai đoạn sáng tác ......................................................................................................... 20
T
3

3T

1.1.2.2 Tác phẩm chính ................................................................................................................... 22

T
3

3T

1.1.2.3 Một số giải thưởng đã đạt được............................................................................................ 23
T
3

T
3

1.1.3 Quan niệm nghệ thuật................................................................................................................. 23
3T

3T

1.2 Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học ............................................................ 27
3T

T
3

Chương 2: VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY ........................................ 36
3T

T
3

2.1. Văn hóa ứng xử ............................................................................................................................... 36

3T

3T

2.1.1 Với môi trường tự nhiên ............................................................................................................. 37
3T

3T

2.1.2 Với môi trường xã hội ................................................................................................................ 43
3T

3T

2.2. Tiếp biến văn hóa ............................................................................................................................. 53
3T

3T

2.2.1 Yếu tố ổn định và kế thừa ........................................................................................................... 56
3T

3T

2.2.2 Yếu tố tiếp nhận và biến đổi ....................................................................................................... 61
3T

3T

Chương 3: CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY .................................... 70

3T

T
3

3.1 Một số đặc điểm của con người Nam Bộ trong truyện ngắn Trang Thế Hy ........................................ 70
3T

T
3

3.1.1 Con người xả thân vì nghĩa, tranh đấu vì dân tộc ........................................................................ 71
3T

T
3

3.1.2 Con người nhân ái, giàu tự trọng, yêu cái đẹp ............................................................................. 75
3T

T
3

3.2 Những đặc điểm nghệ thuật góp phần biểu hiện văn hóa và con người Nam Bộ trong truyện ngắn
Trang Thế Hy ......................................................................................................................................... 87
3T

T
3


3.2.1 Nghệ thuật trần thuật với việc thể hiện văn hóa và con người Nam Bộ ....................................... 88
3T

T
3

3.2.1.1 Cốt truyện đơn tuyến ........................................................................................................... 88
T
3

3T

3.2.1.2 Điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ nhất .................................................................................. 90
T
3

T
3

3.2.1.3. Giọng điệu trầm tĩnh, triết lí................................................................................................ 92
T
3

3T

3.2.1.4. Lối viết ẩn dụ ..................................................................................................................... 97
T
3

3T


3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật với việc thể hiện văn hoá và con người Nam Bộ ....................... 102
3T

T
3

3.2.2.1 Nghệ thuật xây dựng tính cách ........................................................................................... 102
T
3

3T


3.2.2.2 Nghệ thuật khắc hoạ tâm lí, thể hiện nội tâm...................................................................... 106
T
3

T
3

3.2.3 Nghệ thuật sử dụng phương ngữ với việc thể hiện con người Nam Bộ ...................................... 107
3T

T
3

KẾT LUẬN .............................................................................................................................................. 113
3T


T
3

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................... 116
3T

3T

PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 123
3T

T
3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Có những nhà văn mà khi nhắc tới tên họ, người đọc sẽ nghĩ ngay đến những vùng
đất, những con người của một miền Tổ quốc. Trang Thế Hy là một nhà văn như thế, nhà văn
của Nam Bộ. Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Trang Thế Hy thuộc số những nhà
văn viết không nhiều. Nhưng tác phẩm của ông đã vượt qua được những thử thách của thời
gian, sự sàng lọc của công chúng và để lại ấn tượng bằng một vẻ đẹp riêng. Đó là vẻ đẹp của
một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, một ngòi bút viết rất tỉ mĩ và chắt lọc, thận trọng
chứ không cao giọng. Đọc tác phẩm của ông, ta có thể cảm nhận được một sự gắn bó tha
thiết, cao hơn là một sự trân trọng, niềm kính yêu của ông đối với vùng đất và con người
Nam Bộ đẹp đẽ, ân tình. Chính vốn sống sâu sắc, sự chân thành, cái nhìn nhân hậu của Trang
Thế Hy đối với con người, làng quê Nam Bộ đã tinh kết thành tác phẩm và tạo nên cái duyên
cho truyện ngắn Trang Thế Hy.
Vùng đất Nam Bộ đã cung cấp cho văn học Việt Nam hiện đại nguồn đề tài hấp dẫn.

Các nhà văn Nam Bộ thuộc nhiều thế hệ đều chú ý khai thác chất liệu sáng tác từ đất phương
Nam, từ Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang
Sáng, Anh Đức đến Nguyễn Ngọc Tư….Không chỉ các nhà văn sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ,
các nhà văn từ những vùng miền khác cũng đều để lại những trang văn đặc sắc về đất và
người Nam Bộ như Trần Hiếu Minh (Nguyễn Văn Bổng), Nguyễn Thi,… Tác phẩm của họ
chính là “kho tư liệu sống” về con người, văn hóa, địa lý, lịch sử của vùng đất phương Nam.
Viết về mảnh đất và con người Nam Bộ, Trang Thế Hy đã chọn cho mình một lối rẽ riêng,
tạo nên một dấu ấn riêng, sức hấp dẫn riêng như lời nhận xét của Phạm Quang Trung trong
bài viết có tựa đề Bài học sáng tạo từ văn nghiệp của Trang Thế Hy :“ (...) so với nhiều
nhà văn Nam Bộ, ông tách riêng ra một cõi, vừa nghiêm cẩn vừa sâu lắng, vừa Nam Bộ vừa
Việt Nam, thậm chí có những nét gặp gỡ nhân loại bao la ở tầng thẳm sâu nhất” [41, tr.15].
Lúc Trang Thế Hy bắt đầu nặng nợ với văn chương cũng là lúc mảnh đất Nam Bộ
thân yêu đang rỉ máu dưới gót giày đinh của thế lực xâm lược và bán nước, cho nên cũng
như bao con người Việt Nam chân chính khác, văn chương Trang Thế Hy biểu lộ thái độ
bênh vực cho quyền sống của con người, chống lại sự bách hại, chà đạp con người. Dù là
viết truyện ngắn, tiểu thuyết hay những bài thơ tự do, những bài thơ dịch, Trang Thế Hy vẫn


bằng một cách riêng, rất thâm trầm và có phần lặng lẽ, luôn trăn trở, gìn giữ, đi tìm và góp
nhặt những vẻ đẹp bị khuất lấp của cõi người dẫu có trải qua bao thăng trầm, bất hạnh, khổ
đau. Dường như trong cuộc hành trình tìm kiếm và khám phá những cái đẹp ẩn giấu, ông
luôn giữ được sự điềm tĩnh, không bị đánh lừa bởi vẻ hào nhoáng bên ngoài, không bị
choáng ngợp bởi những vẻ đẹp rực rỡ mà ai cũng có thể nhìn thấy. Trang Thế Hy đã phát
biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, phát hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự
vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức. Và cái đọng lại trên mỗi trang
viết của Trang Thế Hy là một niềm tin chắc chắn và mãnh liệt vào việc “Cái đẹp sẽ cứu rỗi
thế giới”, cái thiện sẽ phục sinh con người. Ông viết văn như là cách để níu giữ cái phần thủy
chung với tình người, thủy chung với niềm tin đạo lý thuộc về phía những người cùng khổ.
Sống và viết cho niềm tin ấy, ông đã dồn tất cả vốn sống, vốn văn hoá đặt vào những trang
văn mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Thế nhưng giá trị văn chương Trang Thế Hy trong một thời gian dài vì những lí do,
những điều kiện nhất định của lịch sử, địa lí… chưa được nhìn nhận đúng với giá trị của nó.
Và những giá trị như thế rất cần được bổ khuyết trong bức tranh văn học nước nhà với những
hướng nghiên cứu khác nhau.
Bên cạnh đó, văn hóa đang là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm. Văn hóa được
hiểu là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy, lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống, và sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Ở chỗ nào, ở đâu, người ta cũng bàn đến
văn hóa. Hơn lúc nào hết, các quốc gia đang lo giữ cho mình cái bản sắc văn hóa dân tộc, nó
thấm sâu vào cội rễ dân tộc, nó là tinh hoa sâu lắng, ẩn hiện trong nếp sống đời thường và cả
nơi tâm linh sâu thẳm của con người. Tất cả những giá trị ấy chúng ta có thể tìm thấy trong
nhiều mảng khác nhau của đời sống dân tộc, trong đó văn chương giữ vai trò quan trọng.
Nghiên cứu “Truyện ngắn Trang Thế Hy dưới góc nhìn văn hóa” là cách mà chúng tôi
chọn để tiếp cận một trong những giá trị văn chương được nhận ra khá muộn mằn như một
sự cố gắng ghi nhận, trân trọng với những tác giả có cuộc đời lao động nghệ thuật nghiêm
túc, có nhiều cống hiến đáng trân trọng. Đồng thời đây là dịp để chúng tôi tìm hiểu, áp dụng
phương pháp văn hoá học trong nghiên cứu văn học. Qua việc làm này, chúng tôi hi vọng có
thể góp một phần nhỏ bé vào việc xác lập các mối liên hệ giữa hiện tượng văn học Trang Thế
Hy các yếu tố văn hoá cụ thể của vùng đất Nam Bộ.


2. Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về truyện ngắn và những vấn đề liên quan đến truyện ngắn Trang Thế Hy,
chúng tôi nhận thấy đã có những bài viết trên các sách nghiên cứu văn học và các trang web.
Những ý kiến đánh giá từ những khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung thống nhất trong
việc khẳng định những đóng góp của Trang Thế Hy ở thể loại truyện ngắn. Chúng tôi xin
điểm qua những công trình, bài viết tiêu biểu nghiên cứu về tác giả Trang Thế Hy như sau:
Năm 1988, các tác giả công trình Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi
nhận những đóng góp của Trang Thế Hy cho phong trào đấu tranh ở nội đô Sài Gòn giai

đoạn kháng chiến chống Mỹ với thể loại truyện ngắn lẫn thể loại thơ. Tuy nhiên, đây mới chỉ
là những nét phác thảo sơ lược, chủ yếu dừng lại ở việc giới thiệu và ghi công nhà văn trong
phong trào đấu tranh chung [27, tr.256].
Năm 1991, trong cuốn Địa chí Bến Tre của Nhà xuấtt bản Khoa học Xã hội, Trang
Thế Hy xuất hiện với tư cách một nhà văn của địa phương, được giới thiệu về quá trình sáng
tác, quá trình hoạt động cách mạng và tác phẩm tiêu biểu [29, tr.189].
Trong những năm gần đây, hiện tượng Trang Thế Hy nhận được sự quan tâm của giới
nghiên cứu phê bình ngày càng nhiều hơn, sâu sắc hơn. Có lẽ, khi người ta bình tĩnh hơn,
thận trọng hơn... thì cũng là lúc người ta dễ nhận ra những giá trị đích thực mà trong khi vội
vã chưa kịp nhận ra.
Trên báo Văn nghệ số ra ngày 01- 6 - 2002 có trích giới thiệu những ý kiến của các
thành viên tham dự tọa đàm về tập truyện ngắn Nợ nước mắt của Trang Thế Hy. Cuộc tọa
đàm có một số tham luận dài ngắn khác nhau về tập truyện .
Trong bài viết Phong cách Trang Thế Hy, nhà văn Lê Minh Khuê đã có nhận định
khá tinh tế về dấu ấn riêng của truyện ngắn Trang Thế Hy:

“Ông là tác giả Nam Bộ,

văn chương Nam Bộ dường như một mình ông một phong cách. Ông không bình dân, không
nhiều sôi nổi. Ông hiện lên trong các trang viết với sự tinh tường, thấu hiểu và điềm tĩnh
trước cuộc sống, trước cảnh sắc. (...) Ông viết về tâm sự của những con người bé nhỏ mà
trong sạch. (...) Họ cũng là con người không giản đơn. Nhân vật trí thức - nghệ sĩ chiếm
phần lớn trong tác phẩm của ông. Nhiều nhân vật sống qua các thứ “mốc” giữa hôm nay và
hôm qua. Bao giờ tác giả cũng lựa cho họ cách sống thanh thản nhất.
(...) Truyện ngắn của ông không có sự thay đổi hình thức. Các truyện kể với phương
pháp như nhau - dường như ông luôn có cách bắt đầu câu chuyện bằng giọng nhẩn nha,


nhưng luôn báo hiệu ngay từ những dòng đầu rằng đây là câu chuyện thú vị. (...) Truyện của
ông không có tình huống phức tạp. Tình huống ẩn chứa trong cảm xúc và chữ nghĩa. Nhiều

câu chuyện khiến ta hồi hộp. Đó là cách viết khó. Cách viết của một người trọng nghề, trọng
chữ...” [72, tr.143-144].
Tương tự, Trịnh Đình Khôi cũng nhấn mạnh nét độc đáo trong phong cách Trang Thế
qua bài viết Truyện ngắn của Trang Thế Hy toát lên vẻ đẹp văn hóa. Tác giả cho rằng:
“Văn Trang Thế Hy điềm đạm (...). Trang Thế Hy không cố ý triết lý. Tính triết lý toát
lên từ nhân vật, từ ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật”.
“Trang Thế Hy là một nhà văn hóa viết văn. Trong ông có văn hóa Á Đông kết hợp
với những ý tưởng phương Tây hiện đại” [72, tr.149]
Trong Ít có tập truyện ngắn nào được viết kỹ lưỡng như thế này, Nguyễn Khắc
Trường đã nhận xét về đề tài chiến tranh, con người và cảnh sắc Nam Bộ trong truyện ngắn
Trang Thế Hy như sau:
“Văn của Trang Thế Hy không đọc nhanh được, không đọc vội được. Ông viết bình
tĩnh, ngẫm ngợi, và ta cũng phải bình tĩnh đọc. Mỗi truyện của ông là một gửi gắm, một nỗi
niềm. Ông nặng lòng với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nặng lòng với những người
những cảnh vùng sông nước quê hương Bến Tre và những nơi ông đã qua của đồng bằng
Nam Bộ. (...) Ông viết, những hồi ức chiến tranh và thực tại bây giờ đan dệt vào nhau...”
[72, tr.146].
Trần Huy Quang cũng thống nhất với nhận định của nhà văn Nguyễn Khắc Trường
qua bài viết Tôi học được nhiều ở Trang Thế Hy về nghề văn với nhận xét khá ngắn gọn:
“Văn Trang Thế Hy kỹ càng, đẹp, đầy tính triết lý, nên đọc chậm thì mới hiểu hết, mới
hưởng hết được cái hay” [72, tr.149].

Trần Đình Sử thể hiện ấn tượng sâu sắc của

mình đối với truyện ngắn Trang Thế Hy qua bài viết Nên đọc kỹ để thấy công phu của tác
giả như sau:
“Truyện của Trang Thế Hy đề cao tình nghĩa, khẳng định tình nghĩa là giá trị lâu bền
nhất, nhắc người đời đừng quên tình nghĩa. (...) Truyện của Trang Thế Hy triết lý nhiều, cả
nhân vật bình thường cũng triết lý, đó là nét độc đáo. Đó là triết lý của nhân dân” [72,
tr.150].



Trong Bốn điều rút ra từ tập truyện ngắn, Hồng Diệu cho rằng truyện ngắn Trang
Thế Hy thường viết về hai mảng đề tài chính, đó là đời sống cách mạng và trách nhiệm của
nhà văn. Bên cạnh đó, tác giả còn bàn về phong cách nghệ thuật Trang Thế Hy:
“Văn của Trang Thế Hy phần nhiều là văn kể chuyện - hoặc do tác giả kể, hoặc do
nhân vật kể - Đó là những cách kể chuyện có duyên, nhiều khi hóm hỉnh, với những triết lý
giản dị, có sức thuyết phục (...)
Truyện Trang Thế Hy giàu lòng nhân ái. Văn ông hiểu rõ bản sắc của một vùng đất,
từ ngôn ngữ địa phương đến cảnh sắc thiên nhiên, cây cỏ, và con người ở đấy (...)” [72,
tr.151].
Nhà văn Trung Trung Đỉnh trong Mỗi truyện ngắn là một đoạn đời nặng nhọc của
nhà văn đã đề cập đến nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôi thứ nhất của Trang Thế
Hy. Ông viết:
“Nhân vật của ông đều là chỗ bạn bè tình nghĩa. Họ là bạn đời của ông trước khi ông
nhập vào trang viết, cho nên tôi thấy ông dùng ngôi thứ nhất rất đắc địa” [72, tr.153].
Trung Trung Đỉnh cũng khẳng định ý thức trách nhiệm của Trang Thế Hy đối với
nghề viết. Trung Trung Đỉnh nhận thấy Trang Thế Hy là nhà văn luôn “đau đáu với nghề,
căm ghét thứ văn chương nghệ thuật bịa tạc khoa trương ồn ã. Các nhân vật là nghệ sĩ của
ông đều bộc lộ quan điểm sáng tác của ông rất rõ...” [72, tr.153].
Bùi Việt Thắng trong bài viết Trang Thế Hy kể chuyện có duyên cho rằng chính hiệu
quả của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã mang lại cái duyên riêng cho truyện ngắn Trang
Thế Hy. Theo Bùi Việt Thắng thì:
“Đây là cách kể chuyện có hiệu quả mà nhà văn thường vận dụng vì đứng kể ở ngôi vị
ấy, người kể chuyện sẽ tự do hơn, dễ chân thành hơn. Tuy nhiên trong những truyện còn lại,
dù kể ở ngôi thứ ba và có khi “giả tên” “đóng vai khác” thì cái tôi vẫn cư ngụ trong đó”
[72, tr.155].
Những ý kiến được đưa ra trong buổi tọa đàm là những gợi ý quí báu đối với chúng tôi
khi thực hiện đề tài này.
Ngoài các bài viết kể trên còn có một số bài viết khác được tập hợp và in chung trong

cuốn sách có tựa đề Đi chỗ khác chơi. Đây là cuốn sách lưu hành nội bộ mừng nhà văn
Trang Thế Hy 80 tuổi do nhà thơ Cao Xuân Sơn tuyển chọn. Trong đó có một số bài viết
khác đáng chú ý như:


Trong bài viết Trang Thế Hy, nhà văn chắt chiu từng chữ từng câu, Nguyễn Quang
Sáng cũng đưa ra nhận xét về nhân vật xưng “tôi” trong truyện của Trang Thế Hy, ông viết:
“Cái “tôi” trong truyện của anh chính là anh, anh không né tránh, anh là nhà văn, là
nhà văn đối thoại với nhân vật của mình”. Ông cho rằng việc sử dụng cái “tôi” ấy cho phép
nhà văn toàn quyền với nhân vật của mình. Ngoài ra, Nguyễn Quang Sáng nhấn mạnh ngòi
bút của Trang Thế Hy thường nghiêng về những con người không may mắn và nhận thấy
tính dự báo trong văn của Trang Thế Hy. Ông cũng cho rằng đọc văn Trang Thế Hy để thấy
được cái hay, cái đặc sắc của mỗi câu, mỗi chữ cần phải đọc chậm rãi, kĩ lưỡng và nghiêm
túc [72, tr.12].
Tác giả Phạm Quang Trung trong bài viết có tựa đề Bài học sáng tạo từ văn nghiệp
của Trang Thế Hy đã rút ra bốn bài học cụ thể dành cho những người chọn nghiệp viết
thông qua một số truyện ngắn tiêu biểu của Trang Thế Hy. Đó là chữ “tinh” trong nghề viết;
là phải thấu hiểu đến tận gốc gác, ngọn nguồn bề sâu của bao tấn bi kịch mà con người trong
đời từng trải qua; là sự khám phá về mặt tư tưởng bộc lộ qua cách nhìn, cách nghĩ của nhà
văn; là việc giải quyết mâu thuẫn giữa tính chân thực của nghệ thuật và tính hiện thực của
đời sống trong giai đoạn chiến tranh vừa kết thúc. Rút ra được bốn bài học đó là nhà nghiên
cứu đã thấu hiểu tâm tư cũng như những tiêu chí “làm nghề” nghiêm túc của nhà văn [72,
tr.15].
Hoàng Đình Quang trong bài Trang Thế Hy - thầy tôi đã nhận xét về ấn tượng mà
câu văn của Trang Thế Hy mang lại cho độc giả:
“Đọc truyện ngắn của Trang Thế Hy thấy câu văn dài mướt như cả truyện chỉ có một
câu văn mà thôi. Cái lạ của câu văn ông là dài mà không khó hiểu, những mệnh đề rất rạch
ròi, đọc hết câu, ngẩn ra, đọc lại thấy hay hơn” [72, tr.91].
Hoài Anh với bài viết Người suốt đời lo trả nợ nước mắt, Hoài Anh nhận thấy Trang
Thế Hy thường tìm đến những cảnh đời của những con người kém may mắn nhưng luôn giữ

được lòng tự trọng qua việc khảo sát số truyện ngắn tiêu biểu của Trang Thế Hy. Theo Hoài
Anh, truyện của Trang Thế Hy thường kết hợp nhiều bình diện trong cùng một truyện nên
tạo được sự đa nghĩa, đa thanh, giàu sắc thái. Hoài Anh cũng nhấn mạnh vấn đề khá nổi cộm
trong truyện của Trang Thế Hy, đó là vấn đề phẩm chất của người nghệ sĩ trong đời sống
[72, tr.95].


Trong bài viết Trang Thế Hy qua tròng kính viễn của tôi, La Quốc Tiến đã khẳng
định tư tưởng hướng thiện trong sáng tác của Trang Thế Hy:
“Cái ác được Trang Thế Hy hình tượng hóa như là những “lỗ đen” của tâm hồn,
chứng “thiểu năng” của nhân cách, do vậy nên khoan thứ hơn là chấp nệ hoặc đòi hỏi trả
giá. Trong truyện ngắn của ông, cái thiện không hề được vinh danh ở bất kỳ mô-típ nào, ông
cũng không dám vạch nẻo thiên lương, thế nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tiếng gọi
trầm thống của sự quay về với ĐẠO, vượt lên trên những điều răn thông tục mà phù phiếm”
[72, tr.139].
Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài viết Người hiền của văn chương Nam Bộ đã khái
quát khá đầy đủ những điểm độc đáo về nội dung lẫn nghệ thuật của truyện ngắn Trang Thế
Hy. Bài viết còn thể hiện một cái nhìn tri âm đối với các truyện ngắn của Trang Thế Hy. Ông
đã chỉ ra sự gần gũi lẫn nét riêng biệt của Trang Thế Hy và Nguyễn Tuân trên hành trình đi
tìm cái đẹp :
(...) Có lẽ đọc thật kỹ Trang Thế Hy, sẽ thấy anh gần Nguyễn Tuân chính ở chỗ này.
Anh cũng là người chơi trò chơi thanh nhã ấy, (nghĩa là tiếp tục cái truyền thống của các
bậc tao nhân mặc khách xưa, cho nên, nhìn kỹ mà xem, ở Trang Thế Hy vừa có cái gì đó rất
hiện thực, hiện đại, vừa có cái gì đó rất xưa, thậm chí có phần cổ kính nữa)...
(...) Trang Thế Hy là người chăm chút đi tìm những cái đẹp nhỏ nhoi, lẫn khuất, bị bỏ
quên, hoặc ở trong những góc hẻo của cuộc đời, hoặc bị vùi trong bùn đất nghèo khốn...
(...) Và bây giờ, thử trở lại với so sánh ban đầu: Trang Thế Hy và Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp ở chỗ cầu kỳ, (...), Trang Thế Hy, cũng tinh vi không kém, nhưng
anh đi tìm cái đẹp trong sự giản dị của cuộc đời thường, (...), ở những con người “thường”,
(...), và ở tận đáy nữa của cuộc đời ấy... Ở hai hướng khác nhau, nhưng đều vì cái đẹp, và

như vậy, họ khiến cho thế giới phong phú ra rất nhiều.
(…) Ta đã biết Nguyễn Tuân độc đáo trong ngôn ngữ Việt của ông như thế nào. Ông
“chơi” rất tinh, đến cầu kỳ nhiều khi, trên từng con chữ. Trang Thế Hy kỹ chẳng kém, tài
hoa chẳng kém, cũng chơi trên từng con chữ, nhưng ông rất Nam Bộ, rất “miền Tây” [ 41,
tr.1]
Trong bài viết Đọc Trang Thế Hy, bài viết có tính chất tổng hợp về các nét chính
trong quá trình sáng tác của Trang Thế Hy, Trần Hữu Tá đã đưa ra nhận định:


“(...) Tiếp nối Hồ Biểu Chánh, Phi Vân..., Trang Thế Hy đã dựng lên những cảnh trí
Nam Bộ với đặc trưng khó lẫn. (...) Khác với Hồ Biểu Chánh, Phi Vân..., cảnh trí và con
người Nam Bộ trong tác phẩm Trang Thế Hy đang bị quay cuồng trong dông bão, ngày ngày
rỉ máu do thế lực ngoại xâm...
(...) Cách viết kín đáo xa xôi, mượn xưa nói nay, mượn ngoài nói trong, thậm chí
mượn chuyện hoang đường hư huyễn để gửi gắm những ý tưởng cháy bỏng của mình, giai
đoạn sáng tác này của Trang Thế Hy (...) đã sử dụng rất nhuyễn, và đã tác động sâu sắc đến
tư tưởng người đọc thành thị miền Nam.”
(…) Rõ ràng, kêu gọi hướng thiện là tư tưởng nghệ thuật xuyên suốt các giai đoạn
sáng tác của Trang Thế Hy. Tư tưởng đó đã được tác giả chuyển tải bằng giọng điệu bình dị,
từ tốn, đôi khi pha chút hài hước kín đáo, thông minh, tạo nên cái duyên riêng, sức hấp dẫn
riêng. Sức hấp dẫn ấy không mãnh liệt nhưng thấm sâu, bền chắc” [72, tr.161].
Ngoài ra, ông còn đề cập đến một phương diện khá đậm trong sáng tác của Trang Thế
Hy. Đó là việc “ông trăn trở với nhiều vấn đề muôn thuở nhưng luôn có giá trị thời sự của
lĩnh vực nghệ thuật cao quý như nhân cách người cầm bút, khát vọng chân chính của người
nghệ sĩ…” qua truyện ngắn Tiếng hát và tiếng khóc, truyện ngắn được xem là tuyên ngôn
nghệ thuật của Trang Thế Hy.
Có thể nói đây là một bài viết có nhiều gợi ý quan trọng giúp cho chúng tôi tìm ra
hướng đi cơ bản trong việc nghiên cứu đề tài này.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về tác giả
Trang Thế Hy có tính chất chuyên sâu của các sinh viên, học viên chuyên ngành Ngữ văn ở

các trường Cao đẳng, đại học; đáng lưu ý có luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Hoa, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007 nghiên cứu về “Đặc điểm
truyện ngắn Trang Thế Hy”. Trong luận văn này, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm nội dung
và đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Trang Thế Hy lần lượt xét từ bình diện quan niệm
nghệ thuật của nhà văn, đến bình diện nội dung tự sự, và xét cả trên bình diện phương thức
tự sự. Đây là những gợi ý hết sức quý báu đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Ngoài ra, chúng tôi còn thấy có những bài phỏng vấn nhà văn và một số bài viết
bày tỏ sự yêu mến, ngưỡng mộ dành cho ông như Trò chuyện với nhà văn Trang Thế Hy
(Phan Tấn Hà, báo Tuổi trẻ Chủ nhật, ngày 29/4/2001), Một buổi sáng Trang Thế Hy (Sa


Nam, báo Sài Gòn giải phóng online, ngày 12/5/2007), Trang Thế Hy: Tôi chung thuỷ
nhưng hờ hững... (Thuý Nga, báo Tuổi Trẻ online, ngày 11/3/2007), ... và một số bài viết
khác trên các trang web điện tử.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu các công trình, các bài viết nghiên cứu về truyện ngắn
Trang Thế Hy, chúng tôi nhận thấy mặc dù mỗi bài viết có cách diễn đạt riêng, đi vào nhiều
khía cạnh khác nhau nhưng đều thống nhất ở những điểm như sau:
- Khẳng định Trang Thế Hy là nhà văn có tài năng, có những tìm tòi sáng tạo để tạo
nên dấu ấn riêng cho truyện ngắn của mình. Bao giờ ông cũng có cố gắng thay đổi ngòi bút
cho kịp bước đi của thời đại.
- Chỉ ra những nét nổi bật của ông về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn. Về nội
dung, Trang Thế Hy đã đạt được những thành tựu xuất sắc ở mảng đề tài viết về những vẻ
đẹp bị bỏ quên trong góc hẻo của cuộc đời, về văn hoá, phong tục, cảnh trí, con người…của
vùng đất Nam Bộ. Về nghệ thuật, truyện ngắn của ông có cái độc đáo của lối kể nhẩn nha,
giọng điệu điềm tĩnh, không có những tình huống phức tạp mà dạt dào cảm xúc…
Nhìn chung, các bài nghiên cứu về truyện ngắn Trang Thế Hy trên đây là những tìm
tòi, những khám phá đáng trân trọng. Cho đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa tìm thấy
một chuyên luận về truyện ngắn Trang Thế Hy, những tài liệu tìm được chỉ dừng lại ở bài
nghiên cứu nhỏ. Trong số những vấn đề đã được tiếp cận về sáng tác của Trang Thế Hy thì

vấn đề “Truyện ngắn Trang Thế Hy dưới góc nhìn văn hóa” chưa được đề cập đến một cách
toàn diện và hệ thống. Vì thế đó là phần đất trống mà chúng tôi hy vọng có thể khai phá. Với
luận văn này, chúng tôi hy vọng phần nào góp thêm tiếng nói tìm hiểu một cách có hệ thống
về truyện ngắn của ông, chỉ ra nét đặc sắc của những truyện ngắn ấy dưới góc nhìn văn hoá.
Luận văn chúng tôi sẽ thừa hưởng những ý kiến quý báu mà công trình nghiên cứu trước đó
đã gợi ra. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi có được nền tảng ban đầu đi sâu hơn tìm
hiểu, khám phá thêm những đặc sắc của truyện của truyện ngắn Trang Thế Hy.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu

Đề tài này nhằm hướng đến:
- Tìm hiểu các truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Trang Thế Hy dưới góc nhìn văn hóa để
soi chiếu và chỉ ra mối tương giao giữa văn hóa và văn học.


- Đặt truyện ngắn Trang Thế Hy trong quan hệ với văn hóa, trong cái nhìn văn hóa
nhằm bước đầu lí giải quá trình hình thành và sáng tạo những giá trị, những đóng góp của
nhà văn trong tiến trình vận động của văn học yêu nước thành thị miền Nam 1954-1965.
Hai vấn đề trên có mối quan hệ biện chứng, tương hỗ và giao thoa với nhau trong quá
trình khảo sát, lí giải, phân tích các vấn đề trong nội dung luận văn.
Vấn đề sáng tác của Trang Thế Hy cũng như văn hóa Việt Nam là những vấn đề khá
phức tạp. Cái “phức tạp” ở văn chương Trang Thế Hy có lẽ là ở cái lối viết văn “kén” người
đọc và đây cũng là nhà văn nằm trong số những giá trị được nhận ra muộn mằn, chỉ được
nhắc đến qua một số bài viết riêng lẻ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn diện. Cái “phức tạp” của văn hoá Việt Nam là ở chỗ đây là vấn đề có nhiều
luồng ý kiến không nhất quán, nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nhau. Do đó, chúng tôi
không có tham vọng chạm đến tận cùng của vấn đề. Chúng tôi chỉ hy vọng những vấn đề
được trình bày trong luận văn có thể góp một phần nhỏ bé mang đến một cách hiểu, một
cách nhìn nhận, thử nghiệm một hướng tiếp cận mới đối với sáng tác của Trang Thế Hy ở thể
tài truyện ngắn .
Đối tượng khảo sát của luận văn chủ yếu là các truyện ngắn của nhà văn Trang Thế

Hy (thuộc cả hai giai đoạn sáng tác). Vì nhiều lí do, một số truyện khác của nhà văn đã thất
lạc nên chúng tôi chỉ có thể tìm hiểu 33 truyện ngắn được in trong tuyển tập Truyện ngắn
Trang Thế Hy (Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2006) và phần tuyển chọn của nhà nghiên
cứu Trần Hữu Tá trong chuyên luận Nhìn lại một chặng đường Văn học (Nhà xuất bản
TP.Hồ Chí Minh, 2000). Tuy thế, trong cuộc gặp gỡ với nhà văn vào tháng 2/2010 vừa qua,
nhà văn Trang Thế Hy đã khẳng định rằng những truyện ngắn in trong tuyển tập Truyện
ngắn Trang Thế Hy có thể được xem là phần tiêu biểu trong sự nghiệp văn chương của ông.
Vì thế, chúng tôi chủ yếu căn cứ vào 33 truyện ngắn này để lí giải các vấn đề đặt ra trong
luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu

Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu văn học
theo văn hóa học là phương pháp chủ yếu. Đồng thời, chúng tôi sử dụng các phương pháp
khác như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - lịch sử, phương pháp
thống kê để tiếp cận và bước đầu giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra. Bên cạnh đó, chúng


tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành vì đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn học nhưng
có liên quan đến một số lĩnh vực khác như văn hóa, lịch sử, xã hội học, nên trong quá trình
thực hiện đề tài chúng tôi cũng sử dụng những thành tựu về phương pháp nghiên cứu của các
ngành khoa học đó.
5. Đóng góp của luận văn

Trong thời gian gần đây, vấn đề sáng tác của Trang Thế Hy bắt đầu xuất hiện với tần
số ngày càng cao trong các bài viết của nghiên cứu, phê bình văn học, trên các trang web báo
điện tử, đặc biệt là những chuyên trang văn học nghệ thuật và các trang web cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực này. Ngoài ra còn có một số khoá luận, luận văn của sinh viên, học viên
Cao học chuyên ngành Ngữ Văn đi vào tìm hiểu, khám phá những đặc điểm nội dung và
nghệ thuật trong sáng tác của Trang Thế Hy. Với đề tài này, chúng tôi hi vọng bước đầu đề
cập đến một vấn đề khá mới mẻ và lí thú trong các sáng tác của ông qua cái nhìn văn hoá.

Qua đó góp phần làm phong phú hơn cách nhìn nhận, đánh giá về giá trị văn học của Nam
Bộ nói riêng và cả nền văn học dân tộc nói chung bằng việc:
- Phát hiện và lí giải những nét đặc trưng của văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn
Trang Thế Hy.
- Khám phá một số đặc điểm của con người Nam Bộ trong truyện ngắn Trang Thế Hy.
- Chỉ ra một số nghệ thuật biểu hiện con người Nam Bộ trong truyện ngắn Trang Thế
Hy .
Chúng tôi cũng hi vọng luận văn này được hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu tham khảo
có ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy về tác giả Trang Thế Hy nói riêng và mảng văn học
thành thị Miền Nam giai đoạn 1954 - 1965 nói chung.
6. Cấu trúc luận văn

Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu
tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1: Trang Thế Hy và phương pháp tiếp cận văn hoá học trong nghiên cứu văn
học.


Chương 2: Văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Trang Thế Hy.
Chương 3: Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Trang Thế Hy.


Chương 1: TRANG THẾ HY VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC

1.1 Giới thiệu đôi nét về nhà văn Trang Thế Hy
1.1.1 Tiểu sử

Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh (còn có một số bút danh khác như:
Văn Phụng Mỹ, Vũ Ái, Văn Minh Phẩm, Triều Phong, Phạm Võ…), sinh ngày 9 tháng 10

năm 1924 tại xã An Hội ( nay là xã Hữu Định), huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, miền đất
của phong trào Đồng Khởi, một vùng địa linh nhân kiệt với Nữ tướng rừng Dừa - Nguyễn
Thị Định và nhiều danh nhân văn hoá: Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Ca Văn
Thỉnh, Lê Anh Xuân… Thời thơ ấu, Trang Thế Hy học trường tiểu học ở huyện nhà, sau lên
học trường Trung học Mỹ Tho… Trong những năm 1942-1943, cuộc sống đã khiến anh
thanh niên Võ Trọng Cảnh rời quê lên Sài Gòn kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau như
làm kiểm vé xe điện, làm thủ kho…Trang Thế Hy bước vào tuổi trưởng thành ngay thời
điểm chín muồi của cách mạng Việt Nam. Yêu nước và sớm giác ngộ cách mạng, sau khi
tham gia giành chính quyền tại Bến Tre, Trang Thế Hy thoát ly gia đình vào chiến khu. Sau
hiệp định Genève năm 1954, ông được phân công ở lại hoạt động hợp pháp ở nội thành Sài
Gòn trên lĩnh vực văn nghệ. Thời gian này, trong khi nhiều người chọn nguyện vọng tập kết
ra Bắc, Võ Trọng Cảnh xin được ở lại bám quê, mai phục đấu tranh chờ ngày thống nhất đất
nước. Cho đến năm 1956, tình hình bắt đầu cam go, cán bộ cách mạng bị địch săn đuổi rất
gắt gao. Lúc bấy giờ, tỉnh có chủ trương đưa những cán bộ bị truy đuổi ráo riết lánh đi, rồi
hoạt động công khai, tạo thế hợp pháp mới. Ông được lệnh đi “điều lắng” và được chọn Sài
Gòn là địa bàn hoạt động mới. Thời gian đầu, ông phải tự xoay sở kiếm sống. Đầu tiên là dạy
kèm trẻ tại tư gia, tiếp đó là sửa bản in ở các nhà xuất bản nhỏ. Nhờ những năm tháng dạy
học mà con người hiếu học, đầy ý chí phấn đấu ấy tiếp tục tự học (vì ông chưa học hết bậc
trung học) và tự học thêm tiếng Pháp. Ông đã tìm đọc, tìm mua nhiều sách cũ bằng tiếng
Pháp để nâng cao vốn ngoại ngữ của mình. Cũng chính từ đây, ông có cơ hội tiếp xúc với
các nền văn học thế giới, “gặp gỡ” được những nhà văn lớn của thế giới như Tshekov,
Gorki, Dostoievski, Hemingway, Lỗ Tấn…Công việc sửa chữa bản in cũng là một nhịp cầu
đầy duyên nợ kết nối ông với văn chương. Ông được đọc nhiều tác phẩm của các tác giả
đương thời và nhận ra được nhiều điều bổ ích. Chính từ đây, sự tự tin của một con người


ham học hỏi, sự quyết tâm của một cán bộ tuyên huấn đã khiến ông nảy sinh ý tưởng: mượn
văn chương để làm công tác tuyên truyền. Ông bắt đầu bén duyên với văn chương nhờ sự
động viên, khuyến khích của các đàn anh trong nghề như Viễn Phương, Sơn Nam, Lý Văn
Sâm….Truyện ngắn đầu tiên của ông đã ra đời và được đăng trên báo Nhân Loại với bút

danh Văn Phụng Mỹ (với ý nghĩa văn chương phụng sự cái đẹp). Năm 1959, ông chính thức
lấy bút danh Trang Thế Hy. Do những tác phẩm mang nội dung yêu nước nên ông bị bắt
giam năm 1962. Trong tù, con người ham học ấy lại tranh thủ học thêm chữ Hán từ các giáo
sư bị giam chung. Năm 1964, ông thoát ly ra vùng giải phóng và công tác ở Ban tuyên huấn
đặc khu Sài Gòn - Gia Định. Từ năm 1957 đến đầu năm 1962, bên cạnh Sơn Nam, Lê Vĩnh
Hòa, Viễn Phương, Bình Nguyên Lộc, Tiêu Kim Thủy… Trang Thế Hy cũng là cây bút chủ
lực trên tuần báo Nhân loại bộ mới. Thời gian sống ở Sài Gòn, ông còn viết cho các tờ Bách
Khoa, Vui Sống, Ngày Mới. Khi vào vùng giải phóng (1964), ông làm việc ở Ban Tuyên
huấn đặc khu Sài Gòn - Gia Định, sau chuyển sang tiểu ban Văn nghệ Giải phóng cho đến
ngày 30-4-1975. Từ 1975 đến 1990, ông là cán bộ biên tập tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh. Năm 1992, ông lặng lẽ từ biệt Sài gòn phồn hoa đô hội, tự mình “đi chỗ khác
chơi”. Những người yêu mến Trang Thế Hy có nhiều cách nhìn, cách lý giải khác nhau về
việc ẩn cư của ông. Trang Thế Hy thì cho rằng việc này chính là..."đi chỗ khác chơi". Ông
cho biết: "Tôi có được suy nghĩ này từ lời khuyên của một nghệ sĩ già, ông bảo: khi nào con
viết hết được rồi thì nên biết đi chỗ khác chơi, đừng có bẹo hình bẹo dạng trong chốn trường
văn trận bút, nhất là đừng để cho những người yêu mến mình phải đọc những câu lếu láo”.
Với vầng trán rộng thông minh và mái tóc nghệ sĩ, nước da bánh ít, với vẻ bình dị, ít
nói khiến ai mới thoáng nhìn cũng có thể nghĩ Trang Thế Hy là người của vườn tược. Với
đôi mắt sâu hay nhìn xuống lúc đi lại, ông sống lủi thủi chỗ không ồn ào như người có tâm
sự thầm kín. Có thể nói ông là mẫu người hướng nội với tình cảm sâu lắng, không thường
biểu lộ ra ngoài bằng ngôn ngữ và hành động cụ thể…. Ông thích yên lặng, thích đằm mình
trong những suy tưởng riêng tư. Bởi đời sống, với ông, là một cái gì thiêng liêng, nên cách
sống của ông là cách sống của một người rất kỹ tính. Chẳng những mọi suồng sã trong tình
cảm, mọi xô bồ hỗn tạp trong giao tiếp xa lạ với ông, mà cả những lối sống, lối nghĩ hời hợt,
nhợt nhạt, theo ông đều là không thể chấp nhận được. Và đó cũng là hình ảnh của ông mà
người đọc tiếp nhận được qua tác phẩm. Trong chừng mực nào đó, hình ảnh con người Trang
Thế Hy hiện lên qua tác phẩm là một con người ý nhị nhưng buồn rầu, tốt bụng nhưng lạnh


lùng, luôn nhạy cảm với nỗi đau khổ của con người, làm say mê lòng người nhưng lòng

mình lại buồn chán. Sự buồn chán ở đây thật ra là đồng nghĩa với sự lương thiện. Sự buồn
chán mà với Trang Thế Hy chỉ có những người hết lòng với cuộc sống mới có thể cảm thấy
hết ý nghĩa buồn chán của nó.
Có dịp tiếp xúc, gần gũi với nhà văn Trang Thế Hy mới biết ông thông tiếng Pháp, đọc
nhiều tác phẩm của Anatole France, Guy de Maupassant, Gustave Flaubert… và Ernest
Hemingway, Lỗ Tấn… Với kiến thức rộng được tiếp thụ từ văn học thế giới, nhất là nền văn
chương Pháp, Trang Thế Hy có được một óc tưởng tượng phong phú và một văn phong
mượt mà giàu chất lãng mạn. Sức mạnh tinh kết từ ưu thế của ngòi bút tài hoa Trang Thế Hy
dường như được dàn trải đều đặn trong tác phẩm của ông. Dù sao thì con người Trang Thế
Hy, cũng như tác phẩm, là con người yêu sự thẳng thắn, chống bất công và những chuyện
bất bình, yêu sự thật, không quỳ lụy quyền hành dù là với những người bạn từng chung chiến
đấu thời kháng chiến.
1.1.2 Quá trình sáng tác

Hơn nửa thế kỷ sáng tạo, nhà văn Trang Thế Hy chỉ viết khoảng gần 50 truyện ngắn.
Tuy nhiên nhiều truyện ngắn của ông được in trong các tuyển tập và được đánh giá là những
truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Điều này cho thấy sức hấp dẫn và sức
sống của truyện ngắn của Trang Thế Hy đối với thời gian và tâm hồn con người.
Trang Thế Hy bắt đầu bén duyên với văn chương từ năm 1956 và tiếp tục viết với một
tốc độ không nhanh nhưng bút lực sung mãn cho đến những năm 90 của thế kỉ XX. Văn
Trang Thế Hy cũng là con người Trang Thế Hy, một con người kiên nghị và trầm tĩnh. Mọi
thay đổi, biến thiên của cuộc đời đều được ông chế ngự được một cách dũng cảm.
Ông viết không nhiều về số lượng, không viết cho thị hiếu, thời thượng, chỉ viết cho
người đọc tự giác nhất và cho chính mình, bất kể qui luật cung cầu của thị trường chữ nghĩa.
Trong đời sống thường ngày cũng thế, ông không có cuộc sống nào khác ngoài sống với văn
chương và nhân thế, viết và sống đối với ông bao giờ cũng chỉ là một, chỉ có một.
Đọc truyện của ông, ta thấy ngập tràn sự sống - một sự sống đa dạng, phong phú. Phải
chăng đó là kết tinh từ những nỗi đau và hạnh phúc, từ nước mắt và nụ cười của bao con
người Nam Bộ trước những biến động vô thường của cuộc sống? Cuộc sống mà chính bản
thân nhà văn đã trải nghiệm. Và đằng sau những mảnh vụn, những lát cắt của cuộc sống ấy

thường toát lên những bài học nhân sinh, dù rất nhẹ nhàng nhưng có sức lay động sâu xa


những tâm hồn nhạy cảm. Những gì mà ông xây dựng, khám phá đều xuất phát từ trái tim
của một con người Nam Bộ có tình yêu nồng nàn với quê hương xứ sở, và trên hết là tấm
lòng của nhà văn đối với cuộc đời. Cho nên truyện ngắn Trang Thế Hy đến với người đọc
không ồn ào như một số hiện tượng văn học cá biệt, mà rất âm thầm, ý nhị và không biết tự
bao giờ đã len vào trái tim của nhiều độc giả rồi neo lại ở một góc nhỏ.
1.1.2.1 Các giai đoạn sáng tác

Có thể tạm chia quá trình sáng tác của Trang Thế Hy ra làm hai giai đoạn, thể hiện
được khá rõ sự chuyển biến và thay đổi về đặc điểm nội dung, đặc điểm nghệ thuật từ giai
đoạn này sang giai đoạn khác.
Giai đoạn thứ nhất : từ 1956 đến 1975
Cũng như phần lớn các nhà văn yêu nước và cách mạng vùng thành thị miền Nam,
trong thời gian này ông lấy nhiều bút danh khác nhau để tránh sự kìm kẹp và đàn áp của kẻ
thù, đó là các bút danh như: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn Minh Phẩm,
Trang Thế Hy. Các sáng tác tiêu biểu của nhà văn trong giai đoạn này là: Nắng đẹp miền quê
T
1

ngoại, Anh Thơm râu rồng. Những sáng tác của ông vào giai đoạn này thường sử dụng một
T
1

T
1

1T


cách khá tinh tế và uyển chuyển lối viết mang tính ẩn dụ với lối biểu tượng hai mặt nhằm
“vượt qua” tình thế chính trị hết sức khó khăn tại thời điểm đó, vươn tới thể hiện tinh thần
yêu nước, ý chí căm thù giặc mãnh liệt.
Vào thời điểm này, bước vào thế giới truyện ngắn Trang Thế Hy, người đọc dễ thấy
nổi rõ lên trước hết là ánh sáng của chủ đề: lòng yêu quê hương tha thiết, đằm thắm, tình
cảm đồng bào chân thành, sâu nặng biểu hiện dưới nhiều hình thức trong một đất nước, xã
hội u ám rối ren vì khói lửa binh đao. Nhân vật xuất hiện thường gặp trong tác phẩm nói trên
là người dân lương thiện, người lao động nghèo đôn hậu mà tiến bộ, ý thức được trách nhiệm
của mình, những người công dân chân chính trong thời chiến. Để phác họa cảnh vật trong
truyện, Trang Thế Hy dùng lối văn trong sáng, trôi chảy mượt mà, trữ tình và lãng mạn.
Viết về chiến tranh, truyện ngắn Trang Thế Hy gợi sự xúc động mạnh mẽ trong lòng
người đọc về những uẩu khúc, những hiểu lầm, những mất mát cả tinh thần lẫn thể xác trong
hành trình gian nan đi tìm tự do, hạnh phúc của con người. Chiến tranh hiện lên với tất cả sự
tàn khốc của nó. Nhưng chính tình yêu đối với quê hương trong mỗi con người biến thành
sức mạnh giúp con người vượt lên những nỗi đau cá nhân.
Giai đoạn thứ hai: sau 1975


Sau năm 1975 là một giai đoạn sáng tác mới, rất có chất lượng của Trang Thế Hy.
Đối diện với hiện thực cuộc sống sau chiến tranh, những sáng tác của Trang Thế Hy vào giai
đoạn này thể hiện những trăn trở, day dứt kín đáo về thế sự, nhân sinh. Cuộc sống thời bình
bắt đầu phô bày những mặt trái, những toan tính, vụ lợi cá nhân, quan hệ của con người trở
nên lạnh lùng. Nhu cầu gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh là nhu cầu rất thực của nhà văn. Vì
vậy, truyện ngắn của ông trong giai đoạn này bộc lộ sự trăn trở, đau đáu trước những biến
đổi của cuộc đời, trước sự đa tạp, biến ảo của con người thường nhật. Truyện của ông vừa
giữ vẻ duyên dáng, dí dỏm đồng thời cũng mang vẻ thâm trầm, sâu lắng của một con người
từng trải. Mặc dù cảm xúc chiến tranh vẫn đầy ắp trong trái tim một con người trực tiếp tham
gia chiến trường nhưng cuộc sống phồn tạp vẫn cứ đập vào và tạo nên những trang viết về
đời thường sinh động, ngồn ngộn sự sống, đánh dấu những thành công mới của Trang Thế
Hy.

Nhu cầu của cách mạng không còn quá thúc bách, ông có điều kiện viết kỹ hơn, lượng
tác phẩm ít dần đi, mỗi năm dăm ba truyện ngắn. Chắc chắn không phải vì “lão lai tài tận”,
mà có lẽ ông chọn cách viết kiềm chế để chắt lọc từng dòng chữ, mang lại cho người đọc
những trang văn tinh khiết, thẳm sâu, giàu sức ám ảnh. So với những gì đã viết trong mấy
năm cộng tác với Nhân Loại, trong giai đoạn sáng tác mới này Trang Thế Hy đã tự đổi mới
1T

1T

rất nhiều trong sáng tác nghệ thuật. Vẫn nhất quán trong việc tìm cảm hứng từ những con
người và những cảnh đời quen thuộc quanh mình nhưng giờ đây ông bắt đầu chú ý đến vấn
đề nhiều hơn cốt truyện, quan tâm nhiều đến tâm trạng lẫn khắc họa tính cách. Không ít nhân
vật tâm trạng của Trang Thế Hy đã có sức khơi gợi sâu sắc.
Có thể nhắc đến một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông được sáng tác trong
giai đoạn này, đó là Nợ nước mắt và một số truyện ký khác như: Chút hào quang từ mảnh vỡ
1T

1T

T
1

của một ngôi sao buồn, Tiếng hát và tiếng khóc, Một nghệ sĩ buồn thích đùa, Rác và hoa...
T
1

Ông trăn trở với nhiều vấn đề muôn thuở nhưng luôn có giá trị thời sự của lĩnh vực nghệ
thuật cao quí như nhân cách của người cầm bút, khát vọng chân chính của người nghệ sĩ...
Truyện ngắn Tiếng hát và tiếng khóc có thể coi như tuyên ngôn nghệ thuật của ông.
T

1

1T

Với Trang Thế Hy, sống là một sự tự thể nghiệm và quan sát. Từ những chuyện vui
đến chuyện buồn trong cuộc đời, từ những nỗi đau, mất mát trong chiến tranh đều được ông
cho nó đi vào trang viết của mình thật sống động và tự nhiên. Hiện thực cuộc sống đi vào
trong tác phẩm góp phần làm nên giá trị cho tác phẩm, nhưng giá trị của tác phẩm không


phải được quyết định bởi tính hiện thực mà quyết định ở tư tưởng, tình cảm của nhà văn.
Nếu thiếu cảm xúc hay chỉ bằng tình cảm hời hợt thì những trang viết chỉ là những trang khô
khan, thiếu chất sống. Từ đó, ta hiểu vì sao truyện ngắn Trang Thế Hy lại giàu chất sống và
gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc như vậy.
1.1.2.2 Tác phẩm chính

Trang Thế Hy viết nhiều thể loại nhưng truyện ngắn là phần nổi trội và thành công
nhất, là nơi thể hiện tập trung tư tưởng và phong cách sáng tác của nhà văn. Những truyện
T
4

ngắn của ông vừa lãng mạn vừa thâm trầm. Cứ thế, văn chương của ông phát triển lặng lẽ,
sâu thẳm và lắng đọng trầm tích.
4T

Sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu với Nắng đẹp miền quê ngoại (1964) và sau đó
lần lượt là Mưa ấm (1981), Người yêu và mùa thu (1981), Vết thương thứ mười ba (1989),
Tiếng khóc và tiếng hát (1993), Nợ nước mắt và những truyện ngắn khác (2001). Truyện
ngắn cuối cùng mà Trang Thế Hy viết chính là truyện Hai người nhìn mưa dầm, truyện viết
về một người bạn mà ông mến yêu, về những kỷ niệm hằn sâu trong đời ông.

Ngoài viết truyện ngắn, Trang Thế Hy còn là một nhà thơ. Có thể kể tên một số bài
tiêu biểu: Dấu răng, Định lý và định lý, Tấm vé số và những thiên đường có sẵn, Người bạn
đường có tên là hy vọng, Bứt đứt sợi chỉ hồng…Trong số đó, bài thơ Lời nói dối nhân ái đã
được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay của thế kỉ. Ngoài ra, Đắng và ngọt cũng là bài
thơ nổi tiếng của Trang Thế Hy được Phạm Duy phổ thành bài hát Quán ven đường và bị ghi
tên tác giả thơ là Vô Danh. Thật ra, Đắng và ngọt được ký tên Minh Phẩm (một bút danh
khác của Trang Thế Hy) đăng trên báo Vui Sống vào năm 1959. Vì Trang Thế Hy vào chiến
khu kháng chiến chống Mỹ nên bài hát muốn “sống” ở vùng tạm chiếm phải cải tên tác giả
thơ thành Vô Danh. Thơ của Trang Thế Hy chủ yếu viết theo thể thơ tự do, câu thơ giàu tính
triết luận và tư duy thơ vạm vỡ, khỏe khoắn. Trang Thế Hy thường đưa một vài yếu tố của
cốt truyện vào trong bài thơ tạo nên tính đối thoại giữa chủ thể trữ tình và các yếu tố trữ tình.
Trang Thế Hy say mê thơ Tagore, từng là một dịch giả khá thành công với những bài thơ của
thi hào Rabindranath Tagore. Có thể nhận ra nơi ông một tư duy thơ phảng phất tư duy thơ
vũ trụ của Tagore. Tính triết lý nhân sinh và phong cách thơ thâm trầm, sâu sắc đã tạo nên
sức hấp dẫn của thơ Trang Thế Hy đối với người đọc.
Bên cạnh đó, Trang Thế Hy còn viết tiểu thuyết. Tiểu thuyết của ông xuất hiện trên
báo Thủ đô và tuần báo Chị cùng em dưới hình thức feuilletons. Dù là truyện ngắn, tiểu


thuyết hay những bài thơ tự do, những bài thơ dịch, văn chương Trang Thế Hy vẫn toát lên
nét thâm trầm, sâu lắng của một ngòi bút luôn trăn trở tìm cách để bảo vệ, giữ gìn cái đẹp
của con người. Âm thầm sáng tạo, xa lánh mọi bon chen, cám dỗ của danh lợi, Trang Thế Hy
góp công lớn trong việc tiếp thêm sức sống và tạo nên sự dung chứa kỳ diệu của thể loại
truyện ngắn đối với hiện thực cuộc sống và sự bí ẩn của tâm hồn, tính cách con người. Hơn
nửa thế kỷ sáng tác, có thể nói nhà văn Trang Thế Hy đã tạo được "thương hiệu" và phong
cách riêng cho mình.
1.1.2.3 Một số giải thưởng đã đạt được

- Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam
(1960-1965) với truyện ngắn Anh Thơm râu rồng.

- Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và
tiếng hát.
- Tặng thưởng loại A của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt
Nam năm 2001 cho tập truyện Nợ nước mắt.
1.1.3 Quan niệm nghệ thuật

Nếu xem "Văn là người", có thể nói sự nghiệp văn chương của nhà văn yêu nước
Trang Thế Hy là chiếc lăng kính phản chiếu sắc thái tài năng và nhân cách của một nhà văn
luôn luôn ý thức về sứ mệnh và trách nhiệm của người cầm bút chân chính.
Hiểu về mình, không ai bằng mình; nhà văn Trang Thế Hy tự nhận xét về mình như
một lời tự bạch rằng: "Tôi tự đánh giá mình có được tạo hóa nhểu cho vài giọt năng khiếu
bẩm sinh về văn chương nhưng bản thân kém ý chí và thiếu sự đam mê nghề nghiệp nên
không có thành đạt đáng kể”, “Tôi cho rằng văn chương tuy không giải phóng được con
người nhưng đối với bản thân người viết văn, văn chương góp phần thanh lọc tâm hồn và
cung cấp cho người đó sự bình tĩnh và lòng can đảm”.
Tự nhận xét về đời mình, ông nói: “Má tôi không muốn đẻ một con cù lần đâu nhưng
cuộc sống do những người nhảy cao đá lẹ làm chủ đã biến tôi thành cù lần, biết làm sao?”.
Còn về văn mình, ông cũng nói: “Trong bài tựa tập Gào thét, Lỗ Tấn (1881-1936) viết:
“Biết mình có được vài ba độc giả, điều đó tạo cho tôi niềm vui lớn”. Nhà văn Nga Yury
Trifonov (1925-1981) thì khiêm nhường hơn, trong thư gởi những kịch tác gia Đức, đã viết:


“Chỉ cần biết có một người chịu khó đọc mình, cũng đủ thấy công sức mình bỏ ra trên trang
giấy đã được đền đáp tốt”.
Qua đó ta có thể thấy rõ hơn chân dung nhà văn Trang Thế Hy, trong đó có tác phẩm,
những đứa con tinh thần được ông cưu mang, nuôi dưỡng và trách nhiệm. Trò chuyện cùng
nhà văn Trang Thế Hy, những người sáng tác thường cảm thấy rất thú vị. Ông chỉ nói những
gì ông đã chiêm nghiệm, ấp ủ chín mùi nên những điều ông chia sẻ thường sâu sắc, ý vị và
mang ý nghĩa nhân sinh. Trang Thế Hy cho rằng ông không có năng khiếu về học thuật, lý
luận. Tuy vậy, theo ông, người sáng tác cần trang bị cho mình hệ thống lý luận về văn học,

nhân sinh và cần tự chiêm nghiệm, đúc kết những kinh nghiệm sáng tác cho bản thân. Gương
mặt, dáng dấp của Trang Thế Hy giống nhà hiền triết nhưng giọng nói của ông lại ấm áp như
người nghệ sĩ kể chuyện dân gian. Với vốn kiến thức uyên thâm về văn hóa Pháp cộng với
sự tích lũy và chắt lọc tinh hoa văn hóa Việt Nam, sự chiêm nghiệm về thân phận con người
và lao động nghệ thuật nghiêm túc đã tạo nên tâm hồn, tư tưởng và giá trị nghệ thuật độc đáo
trong các truyện ngắn của Trang Thế Hy.
Có thể nói một cách ngắn gọn về quan niệm nghệ thuật của Trang Thế Hy, đó là hành
trình viết văn để đứng về phía những người cùng khổ, bênh vực cho những số phận bất hạnh.
Trang Thế Hy là người chăm chút đi tìm những cái đẹp nhỏ nhoi, lẩn khuất, bị bỏ quên, hoặc
ở trong những góc hẻo của cuộc đời, hoặc bị vùi trong bùn đất của nghèo khốn. Trang Thế
Hy cho rằng, số đông những con người bất hạnh là những con người thầm lặng, họ biết nói
nhưng làm thinh không nói. Và bổn phận của chúng ta - những người cầm bút là phải nghe
cho được những điều mà họ không nói ra thành lời ấy. Kêu gọi hướng thiện là tư tưởng nghệ
thuật xuyên suốt các giai đoạn sáng tác của Trang Thế Hy. Trang Thế Hy cho rằng thuộc tính
của văn chương là vô mệnh (ý của Nguyễn Du trong bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký). Nhưng
ảnh hưởng của văn chương đối với vận mệnh của loài người là không nhỏ. Chức năng của
văn chương là thanh lọc tâm hồn người viết và cung cấp thuốc giảm đau cho người đọc “Cái
đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”. Ông khẳng định bản thân vừa si mê vừa hoài nghi lời tiên tri ấy của
Dostoievky. Nhưng ông cả tin rằng nếu như cái ĐẸP cứu rỗi được thế giới thì trong cái đẹp
vĩ đại, mênh mông cao rộng không có đường biên ấy có cái đẹp của văn chương.Viết văn là
tu thân, là đương đầu với nhiều thứ. Với niềm vui phải trầm tĩnh tiếp nhận nó như một động
lực sáng tạo, đừng bị nó cám dỗ để trở thành người nhẹ dạ, cả tin. Với nỗi buồn, phải giữ thế
thượng phong, không biến được nó thành người bạn đường hữu ích, thì cũng đừng để nó


nhấn chìm mình trong trầm cảm. Trong cao hứng phóng bút, hư cấu nhưng phải nghiêm cẩn
tự dặn dò mình đừng bao giờ tùy tiện bịa đặt.
Ông trăn trở với nhiều vấn đề muôn thuở nhưng luôn có giá trị thời sự của lĩnh vực
nghệ thuật cao quí như nhân cách của người cầm bút, khát vọng chân chính của người nghệ
sĩ... Trong mối duyên nợ với văn chương, Trang Thế Hy khiêm tốn tự nhận mình là người

tình thuỷ chung nhưng hờ hững. Tuy vậy, hờ hững nhưng không cò nghĩa là bạ đâu viết đó.
Ông luôn tâm niệm, một tâm niệm nghiêm khắc với chính mình, dù trong hoàn cảnh nào vẫn
cố gắng để giữ những gì mình viết luôn chân thật. Nhà văn phải biết mình đang đứng ở đâu
giữa thời cuộc để viết bằng chính tinh hoa cảm nghĩ của mình, chứ không phải bằng kỹ xảo.
Bởi vì theo ông kỹ xảo chỉ để đánh lừa một bộ phận người đọc nhẹ dạ chứ không thay thế
được nghệ thuật chân chính. Nhà văn phải cảnh giác với chính mình, chớ để thế cuộc dẫn
mình đi vào con đường sa đọa, nhẹ hơn cũng trở thành kẻ giả dối, giả dối với mọi người và
giả dối với chính mình. Theo quan niệm của ông, nhà văn, nhà thơ không chỉ là người biết
ứng xử có văn hóa mà còn phải biết gìn giữ nhân cách của mình trên từng trang viết, từng tác
phẩm. Khi ngồi trước trang giấy, Trang Thế Hy luôn tự dặn dò mình: “Những điều mình
chưa yêu mến, hoặc chưa kịp yêu mến thì đừng giả bộ yêu mến nó”.
Trong Nguồn cảm mới, tác phẩm được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của ông, ông đã
tự xác định ý thức trách nhiệm và nhân cách của người cầm bút là “chủ tâm xác định cái
chiến thắng tất yếu, sau cùng của đạo lí, trước cái chiến thắng tạm thời của dục vọng xấu
xa”[41, tr.25]. Trong Tiếng hát và tiếng khóc, Trang Thế Hy không quên nhắc nhở chính
mình cái điều mà người nghệ sĩ thấm thía: “Tôi nghe đó là lời răn dạy rất nghiêm, có giá trị
thức tỉnh cao của một hiện thực đau buồn, nhắc nhở người cầm bút đừng bao giờ đánh mất
điểm tựa đáng tin cậy của mình là nỗi đau khổ lớn nhất của một số đông thầm lặng”, “nếu
như em thật sự yêu nghề…thì em phải lắng nghe cho được ngôn ngữ lặng thầm của những
người đau khổ biết nói mà làm thinh không nói”[41, tr.450].
Đứng về phía số đông ấy, theo Trang Thế Hy thì cái đạo lý mà người nghệ sĩ cần có
trong cảnh nước mất nhà tan là phải dấn thân để hoàn thành sứ mệnh của một công dân chân
chính. Trong tranh đấu, người nghệ sĩ phải dùng tài năng của mình để hoàn thành sứ mệnh
ấy bằng cả trái tim sục sôi lửa chứ không phải bằng trí óc tỉnh táo của một con người luôn
toan tính thiệt hơn cho bản thân .


×