Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Bưu Điện tỉnh Hòa Bình đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.99 KB, 2 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài

: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Bưu Điện tỉnh Hoà Bình
đến năm 2015
Chuyên ngành
: Quản trị kinh doanh
Học viên
: Phan Tuấn Minh
Khóa
: 2010-2012
Người hướng dẫn : TS. Phạm Thị Thu Hà
1. Lý do chọn đề tài:
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) có lực lượng lao động quá cồng kềnh, tư
duy kinh doanh chưa có sự chuyển biến đột phá, làm ăn kém hiệu quả với mức bù lỗ hằng
năm của Nhà nước rất lớn. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi định hướng nhiệm vụ của VNPost
thì việc sắp xếp lại và phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý là một trong những việc
làm quan trọng của VNPost trong những năm tới.
Bưu Điện tỉnh Hoà Bình là đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh có nền kinh tế kém
phát triển, doanh thu thấp, chi phí lớn, số lượng lao động rất đông, trình độ chuyên môn yếu
nên Bưu Điện tỉnh Hoà Bình là một trong những đơn vị kinh doanh kém hiệu quả nhất
VNPost. Nhiệm vụ đặt ra cho đơn vị là phải nhanh chóng phát triển đa dạng các loại hình
dịch vụ, nhất là các dịch vụ chất lượng cao để tăng doanh thu, nâng cao năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện nhiệm vụ này phải đi kèm với việc
nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động trong đơn vị.
Vì những lý do trên, là một cán bộ công tác trong ngành bưu điện và là học viên cao
học chuyên ngành QTKD tôi đã chủ động đề xuất và được Viện, Trường đồng ý cho làm
luận văn thạc sỹ theo đề tài: “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Bưu Điện tỉnh Hoà
Bình đến năm 2015”.
2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Bưu Điện tỉnh Hòa


Bình trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Bưu
Điện tỉnh Hoà Bình đến năm 2015.
Đối tượng nghiên cứu là cán bộ, công nhân viên của Bưu Điện tỉnh Hòa Bình.
Phạm vi nghiên cứu là: Tại Bưu Điện tỉnh Hoà Bình.


3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng nhiều nhất là: phương
pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp điều tra, khảo sát.
4. Cấu trúc của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn
được chia là 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và công tác phát triển nguồn nhân lực tại Bưu
Điện tỉnh Hoà Bình.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Bưu Điện tỉnh Hoà Bình đến
năm 2015.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Hoà
Bình, những phương pháp đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp,
những giải pháp cần thực hiện để phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tác giả đã tập
trung nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Hòa
Bình. Từ kết quả thu được, bằng những luận cứ mang tính thực tế và có cơ sở khoa học, tác
giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể có tính khả thi cao mà khi thực hiện tốt sẽ phát triển
nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Hòa Bình. Các giải pháp là:
¾ Giải pháp thứ nhất: Kế hoạch hoá nguồn nhân lực.
¾ Giải pháp thứ hai: Hoàn thiện công tác tổ chức, bố trí sử dụng nhân lực.
¾ Giải pháp thứ ba: Mở rộng các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh
doanh.
5. Kết luận:

Em xin cảm ơn các phòng ban trong nhà trường, Ban chủ nhiệm Viện Kinh tế &
Quản lý cùng toàn thể các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa đã cung cấp nhiều thông tin quý
báu cho đề tài. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS Phạm Thị Thu Hà đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn chu đáo để em hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu song do kiến thức
còn hạn chế, chắc chắn luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em xin lĩnh hội, tiếp thu những
ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô trong Viện Kinh tế và Quản lý trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa.



×