Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

QUẢN lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT TRÊN địa bàn QUẬN hà ĐÔNG, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.33 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
===***===

VŨ NGỌC HUYỀN

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


HẢI DƯƠNG, NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

VŨ NGỌC HUYỀN

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 08.34.04.10


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN

HẢI DƯƠNG, NĂM 2019



TRANG THÔNG TIN CÁ NHÂN HỌC VIÊN
1. Họ và tên học viên: Vũ Ngọc Huyền
Tel: 0974 912 879

Email:

2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Lớp: 5A11 - QLKT2
4. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thành Đông
5. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan
6. Tên đề tài: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội”
Học viên thực hiện

Vũ Ngọc Huyền

4

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, dữ liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học trong
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Huyền


5

5


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực hiện, luận văn “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” đã được hoàn thành. Tôi chân
thành cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô Khoa Sau Đại học, các phòng ban của
Trường Đại học Thành Đông, các thầy cô đã tận tình giảng dạy trong quá
trình tôi học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài của luận văn.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn
Hữu Ngoan đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đô thị quận Hà Đông và Đảng
ủy, HĐND, UBND Quận Hà Đông, các ban, tổ chức Hội đoàn theer của
rUBND quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cảm ơn gia đình, các bạn, đồng nghiệp và những người đã khuyến
khích, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này.
Hải Dương, ngày …… tháng …….. năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Huyền

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
6

6



UBND
HĐND
CTR
CTRSH
TP
TN&MT
KHCN

7

Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Thành phố
Tài nguyên và Môi
trường
Khoa học công nghệ

7


DANH MỤC BẢNG

8

8



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

9

9


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

10

10


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Có thể nói,
cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân
số, vấn đề ô nhiễm môi trường nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
và toàn thể nhân dân ta. Hiện nay tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có
xu hướng gia tăng qua các năm, đã và đang gây áp lực lớn đến môi trường
nước ta. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2019,
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực đô thị khoảng hơn 37.000
tấn/ngày với tỷ lệ thu gom, xử lý khoảng 85%. Lượng chất thải rắn sinh hoạt

phát sinh từ các hộ gia đình nông thôn trong cả nước vào khoảng hơn 24.000
tấn/ngày

[21]

. Nhìn chung công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt mặc dù đã

có nhiều kết quả nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt đối với các
đô thị, nơi có tốc độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh
chóng.
Hà Nội là thủ đô – trái tim của cả nước và là một trong những đô thị
loại đặc biệt, cùng với thành phố Hồ Chí Minh trở thành đầu tàu thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước. Điều đó đã làm gia tăng lượng chất thải rắn
sinh hoạt (CTRSH) tại Thủ đô Hà Nội. TP. Hà Nội đã triển khai nhiều các giải
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải nói chung và CTRSH nói
riêng, góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô xanh - sạch - đẹp.
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội cách trung tâm Hà Nội 12
km về phía Tây Nam. Quận Hà Đông nguyên trước đây là thành phố Hà
Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây cũ, nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy. Trong những
năm qua, cùng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế xã hội, Quận Hà
Đông đã và đang từng bước chuyển mình với cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch theo hướng tích cực và bền vững; công tác quy hoạch, xây dựng, phát
11

11


triển đô thị, nông thôn được tập trung triển khai đồng bộ. Công tác quản lý
chất thải sinh hoạt trên địa bàn Quận thời gian qua cũng có nhiều thành tựu
đáng khích lệ giúp cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân, góp

phần thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Đông ngày càng giàu đẹp, văn minh,
hiện đại và phát triển bền vững. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được,
quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông còn tồn tại nhiều hạn
chế, yêu cẩu phải có những giải pháp đồng bộ, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu “Quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận
văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, từ đó phân tích những ưu
điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải rắn
sinh hoạt.
Phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
Hà Đông, xác định những kết quả tích cực, những hạn chế tồn tại và nguyên
nhân của những hạn chế tồn tại ấy.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn quận Hà Đông
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu

12

12



Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
+ Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019.
5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung vào một số nội dung sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt,
quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội;
- Khảo sát về thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội và phân tích các yếu tố tác động đến công
tác quản lý quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội
- Nghiên cứu hệ thống các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
về quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Luận văn chọn 3 điểm nghiên cứu đại diện cho các xã phường ở các
mức độ tốt, khá, trung bình gồm: Mỗ Lao, Kiến Hưng, La Khê để khảo sát về
quản lý chất thải rắn sinh hoạt
5.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
1- Thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập tài iệu từ các báo cáo tổng kết các công trình khoa học, bài
báo đã công bố và đăng tải trên các phương tiện thông tin và truyền thông

13

13


chính thức, nhằm đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt để bổ sung
và làm rõ tính đặc trưng của địa bàn nghiên cứu
Các văn bản của Đảng, nhà nước, Chính phủ về chi tiết quản lý chất
thải rắn nói chung trong đó có chất thải rắn sinh hoạt; số liệu cập nhật theo
dõi đánh giá hàng năm của Phòng Tài Nguyên và Môi trường Quận Hà Đông;
các báo cáo, kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng thành phố Hà
Nội.
2- Thu thập tài liệu sơ cấp
Tác giả trực tiếp chọn phường, xã và các đối tượng liên quan trực tiếp,
gián tiếp đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông.
Bằng phương pháp gửi phiếu điều tra lập sẵn nhằm thu thập thông tin
về thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông, Hà
Nội; tiến hành phỏng vấn các đối tượng có liên quan, nhất là cán bộ lãnh đạo
quản lý để đánh giá thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại các điểm nghiên cứu
Để thu thập số liệu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
Hà Đông, tác giả tiến hành điều tra xã hội học bằng các Phiếu điều tra với các
đối tượng như: Cán bộ quản lý môi trường, Tổ thu gom chất thải , Hộ gia
đình, Các đơn vị khác. Tổng số phiếu là 85 phiếu. Cụ thể như sau:
Bảng thu thập số liệu tài liệu sơ cấp
Bảng mô tả các đối tượng khảo sát và số mẫu điều tra
Đối tượng điều tra khảo sát

Số mẫu


Cán bộ quản lý môi trường

03

Tổ thu gom chất thải
Hộ gia đình
Các đơn vị khác gồm: 04 cơ sở giáo dục;

12
60
10

02 nhà hàng; 04 tiểu thương ở chợ Hà
Đông
Tổng số mẫu khảo sát
14

85
14


5.2.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin
Thông tin sau khi thu thập, tác giả tiến hành phân loại và tổng hợp
thông tin. Các thông tin thứ cấp khi sử dụng trong luận văn được trích dẫn
nguồn rõ ràng.
Số liệu khảo sát sau khi thu thập được phân loại, sắp xếp và xử lý trên
máy tính Số liệu thu thập được xử lý bằng Excel 2016 để từ đó tác giả đưa ra
những nhận định về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
5.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để phân
tích thực trạng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
Hà Đông, Hà Nội, thông tin xử lý được trình bày dưới dạng các bảng, đồ thị
minh họa.
- Phương pháp phân tích: Phân tích những tài liệu, số liệu có liên quan
về thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh: thông qua những số liệu, tài liệu phân
tích được về trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành
phân tích, tổng hợp để đưa ra những nhận xét về những ưu điểm và hạn chế
trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và
thực thi công vụ cho các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải
rắn sinh hoạt.
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa, phân tích và làm sáng rõ một số vấn
đề lý luận cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt, đặc điểm, chức năng, vai trò quản
lý chất thải rắn sinh hoạt, kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt tại một số địa phương.
15

15


- Ý nghĩa thực tiễn: đánh giá khách quan thực trạng quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất
định hướng, giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Chương 2: Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

16

16


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Các nội dung cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt

1.1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn (solid waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người
loại bỏ trong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động
sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong
đó quan trọng nhất là các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải. Theo giáo trình “Kinh tế
chất thải” (GS.TS. Nguyễn Đình Hương – Nhà xuất bản giáo dục) thì “Chất
thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình mà con người tác động
vào thiên nhiên thải ra môi trường”. Còn theo GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ thì
“Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông,
sinh hoạt tại các gia đình, trường học, khách sạn… Ngoài ra còn sinh ra trong

giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ,
đường thủy… hoặc chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác”
Theo khoản 10, điều 3 của Luật bảo vệ môi trường (ngày 29/11/2005)
thì “Chất thải là vật ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Tại điểm 3, Điều 3 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4
năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu, “chất thải
rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát
sinh trong hoạt động thường ngày của con người.
Thành phần lý, hóa của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc
vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu
17

17


tố khác, thông thường bao gồm: giấy, thực phẩm, da và cao su, rơm rạ và gỗ
cuir, đá và sành sứ, bao bì, túi nilon, kim loại,…
1.1.1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở
quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình
quản lý hệ thống quản lý CTR.
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau,
nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là:
Phát sinh từ các khu dân cư thường với các loại CTRSH như thực phẩm,
giấy, carton, plastic, gỗ, thuỷ tinh, can thiếc, nhôm, các kim loại khác, tro, các
“chất thải đặc biệt” (bao gồm vật dụng to lớn, đồ điện tử gia dụng, rác vườn,
vỏ xe… )

Phát sinh từ các khu thương mại (Cửa hàng bách hoá, nhà hàng, khách
sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, chợ…) với chủ yếu các loại
chất thải rắn sinh hoạt như sau: Giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thuỷ tinh,
kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải độc hại.
Phát sinh từ Các cơ quan, công sở;
Phát sinh từ các công trường xây dựng và phá huỷ các công trình xây
dựng như Gỗ, thép, bê tông , thạch cao, gạch, bụi…
Phát sinh từ Dịch vụ đô thị (Quét dọn đường phố, làm sạch cảnh quan,
bãi đậu xe và bãi biển, khu vui chơi giải trí): Chất thải đặc biệt, rác quét
đường, cành cây và lá cây, xác động vật chết…
Phát sinh từ Nông nghiệp: Các loại sản phẩm phụ của quá trình nuôi
trồng và thu hoạch chế biến như rơm rạ, rau quả, sản phẩm thải của các lò giết
mổ…
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau: [20]

18

18


Sơ đồ 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
(Nguồn: Tác giả sưu tầm, 2019)
Về thành phần chất thải rắn sinh hoạt:
Thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm:
- Các chất dễ phân hủy sinh học: đồ ăn thừa, lá cây, xác động vật…
- Các chất khó bị phân hủy sinh học:túi nilo, cao su, gỗ, cành cây…
- Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Thủy tinh, sành, sứ,
kim loại, gạch, ngói, sỏi, cát…
Nhìn chung, chất thải rắn sinh hoạt không đồng nhất về thành phần.
1.1.1.3.


Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí
khác nhau như:
- Tiêu chí theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta
phân ra chất thải hộ gia đình, chất thải đường phố...
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể
phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim…
Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt cũng có thể được phân loại tại
nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:

19

19


- Nhóm hữu cơ dễ phân hủy: Loại rác này sẽ có nguồn gốc từ những
nguyên liệu sợi, vật liệu được làm từ giấy và thực phẩm dư thừa đã sử dụng.
Ví dụ như: thức ăn thừa, len, giấy vệ sinh, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật
- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại,
cao su, ni lông, thủy tinh);
- Nhóm còn lại.
1.1.1.4. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến đời sống kinh tế - xã
hội
Chất thải rắn sinh hoạt có ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội,
gây nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí và làm mất mĩ quan
cảnh quan.
Thành phần của chất thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ phân
hủy vậy nên dưới điều kiện môi trường nắng nóng, chúng sẽ phân hủy, sinh
mùi gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chất thải rắn sinh hoạt có nguy cơ

gây ô nhiễm môi trường nước đặc biệt là trong trường hợp xả thải rác vào
nước khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm vì sẽ mang vi sinh vật gây bệnh, kim
loại nặng, chất hữu cơ…từ chất thải vào nguồn nước. Nhất là khi trời mưa,
nước mưa, nước từ chất thải theo dòng chảy đi vào các nguồn nước mặt làm ô
nhiễm nước mặt hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm. Theo đó ảnh
hưởng đến đời sống xấu của những loài động vật ở trong nước, làm hệ sinh
thái bị biến đổi, gây ô nhiễm nguồn nước.
Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng khiến lượng chất thải nhựa, túi ni
lông thải ra môi trường ngày càng lớn. Các sản phẩm này có đặc tính lâu phân
huỷ thì tác hại của nó lại vô cùng lớn không chỉ với sức khoẻ con người mà
còn với môi trường, hệ sinh thái trên trái đất (phải mất từ 500 - 1000 năm túi
ni lông mới bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên) Chất thải nhựa, túi ni lông
có mặt ở khắp nơi gây ô nhiễm môi trường nặng nề và là điều kiện để cho các
loại dịch bệnh sinh sôi và phát triển.

20

20


Bên cạnh đó, việc đốt chất thải, trong đó có đốt chất thải nhựa ở ngoài
môi trường sẽ tạo ra nhiều loại khí độc, trong đó có dioxin và furan là những
chất cực độc ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn
chức năng tiêu hoá và có nguy cơ gây ung thư.
Không chỉ làm cho môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, là nơi sinh ra
nhiều ký sinh trùng gây bệnh chất thải sinh hoạt còn ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cảnh quan, gây mất mĩ quan, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người
dân.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chất thải rắn sinh hoạt


1.1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất thải rắn (CTR) là hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
Hoạt động quản lý CTR thực hiện tối ưu hóa 6 yếu tố bao gồm: Quản lý
CTR tại nguồn phát sinh; quản lý việc lưu giữ CTR tại chỗ (lưu chứa tạm
thời), quản lý sự thu gom và chuyển CTR; quản lý sự trung chuyển, vận
chuyển CTR; quản lý hoạt động tái sinh CTR; quản lý sự tiêu hủy CTR.
Ngoài ra trong hoạt động quản lý CTR cần chú trọng quy hoạch quản lý và
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR (Hoàng Kim Cơ, 2001).
Theo Nguyễn Văn Phước (2009), quản lý CTR bao gồm các công đoạn
chính sau:
- Thu gom chất thải: chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về một
địa điểm bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới. Việc thu gom
có thể được tiến hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa
được phân loại. Sau khi thu gom, rác có thể được chuyển trực tiếp đến nơi xử
lý hay qua các trạm trung chuyển.
- Tái sử dụng và tái sinh chất thải: Công đoạn này được tiến hành ngay
tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại tuyển chọn. Tái sử dụng là sử
dụng lại nguyên CTR, không qua tái chế (như sử dụng chai, lọ...) Tái sinh là

21

21


sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm khác (như tái
sinh nhựa, kim loại...).
- Xử lý chất thải: phần chất thải sau khi đã được tuyển lựa để tái sử
dụng hoặc tái sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hay chôn lấp.
Khái niệm về quản lý chất thải được định nghĩa đầu tiên tại Thông tư số

1590/TTLTB/KHCN&MT ngày 17 tháng 10 năm 1997 của Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg ngày 3
tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong
quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. Ngoài ra trong một số
văn bản khác như: Nghị định 175/NĐ-CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi
hành Luật BVMT 1993; Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt
chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
đến 2020; Chỉ thị số 23/2005/CT- TTg ngày 21 tháng 6 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị
và công nghiệp; Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT cũng đưa ra các
định nghĩa về quản lý chất thải rắn; Điều 3 Khoản 12 Luật BVMT 2005 nêu
ra định nghĩa về quản lý chất thải.
Theo Nghị định Số: 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về
quản lý chất thải rắn thì hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt
động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt
động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý
chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi
trường và sức khoẻ con người.
Theo Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014, quản lý chất thải là quá
trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải.
Theo tác giả, quản lý chất thải rắn sinh hoạt là hoạt động quản lý của
nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản làm hành lang pháp lý cho
22

22


hoạt động quản lý CTRSH; tổ chức bộ máy quản lý từ trung ương xuống địa

phương hoạt động quản lý CTRSH; tổ chức triển khai hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; thực
hiện quản lý chi phí CTRSH và thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản
lý CTRSH.
1.1.2.2. Vai trò quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Vai trò của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thể hiện như
sau:
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường: Thông qua
hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Qua đó tác động tiêu
cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử
lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt... Quản lý chất thải
rắn sinh hoạt đóng vai trò quan trọng góp phần bảo vệ môi trường, phòng
ngừa ô nhiễm, bảo vệ và giữ gìn cảnh quan sạch đẹp. Bên cạnh đó việc giảm
chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh
hưởng đến tầng ôzôn, giúp bảo vệ môi trường. Hơn nữa, việc tận dụng các
chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế.
Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sinh, tái chế như nylon, thủy tinh,
nhựa, giấy, kim loại, cao su... Khối lượng chất thải rắn có thể phân hủy (rác
thực phẩm) chiếm khoảng 75%, vì thế Chất thải rắn sinh hoạt ạo nguồn
nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Nếu biết tận thu rác thực phẩm,
xã hội sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán
phân compost

[18]

. Có thể kể đến như các dự án xử lý rác thành phân vi sinh,


chất thải chăn nuôi thành biogas có những dự án lớn như những vùng chăn
nuôi tập trung tại Đồng Nai, Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) đã mang lại giá trị
kinh tế cao.
23

23


Quản lý chất thải rắn sinh hoạt mang lại nhiều lợi ích về mặt xã hội
khác như nâng cao nhận thức của người dân, giúp cảnh quan, nơi ở của người
dân luôn sạch góp phần bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các loại bệnh có nguy cơ
lây nhiễm cao do ô nhiễm môi trường.
1.1.3. Nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt

1.1.3.1. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, kế hoạch, quy
hoạch về quản lý CTRSH
Văn bản pháp luật về quản lý CTRSH do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất định, có chứa đựng các
quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội trong lĩnh vực
quản lý CTRSH, đước áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực
hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, kế hoạch, quy hoạch về
quản lý CTRSH nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý CTRSH
thông qua việc ban hành những quy định cho các chủ thể phát thải chất thải,
quy định các loại phí giúp cho các chủ thể có quyền dễ thực hiện trong việc
thu lệ phí đối với các chủ thể xả, thải chất thải; quy định rõ cách thức thu
gom, phân loại, giảm thiểu, tái chế, xử lý …chất thải rắn sinh hoạt.
Hệ thống các văn bản pháp luật, kế hoạch, quy hoạch trong quản lý
CTRSH góp phần phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân
trong việc bảo vệ môi trường, góp phần phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi

trường, sự cố môi trường.
1.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý từ trung ương xuống địa phương hoạt
động quản lý CTRSH
Hiện nay, căn cứ theo Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm
2019 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 01 năm 2019,
Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao là cơ quan đầu mối, thống nhất quản
lý nhà nước về chất thải rắn trong đó có CTRSH; giao Chủ tịch Ủy ban nhân

24

24


dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về vấn đề chất thải và xử lý chất thải
trên địa bàn. Cụ thể:
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: a) Hướng dẫn trình tự,
thủ tục, hồ sơ đề nghị xác nhận, điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ
môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; b) Hướng dẫn kỹ thuật,
quy trình quản lý trong việc phân loại, lưu giữ, tập kết, trung chuyển, vận
chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng
từ chất thải rắn sinh hoạt; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với trường
hợp không yêu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và các
trường hợp khác phát sinh trên thực tế; c) Tổ chức thực hiện các nội dung về
quản lý chất thải rắn sinh hoạt phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch
bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo vệ môi trường; d) Tổ
chức quản lý, kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt; đ) Chủ trì và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây
dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý, khai thác, trao đổi, cung
cấp thông tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Bộ Xây dựng có trách nhiệm: a) Hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ

sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch được phê duyệt; phương pháp
lập, quản lý chi phí và phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh
hoạt; b) Công bố định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt; suất vốn đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh
hoạt; c) Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng cơ sở
dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý, khai thác, trao đổi, cung cấp thông
tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt [5].
Ngoài ra, còn có các Bộ khác liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ
chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt mới được
nghiên cứu và áp dụng lần đầu ở Việt Nam.Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ
Tài chính xem xét và cấp vốn và các nguồn tài chính cho các bộ, cơ quan
25

25


×