Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng tại tỉnh Hưng Yên (2103 – 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.78 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO 
     BỘ QUỐC PHÒNG
TẠO
HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN THỊ ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ HIỆU QUẢ 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG 
TẠI TỈNH HƯNG YÊN (2103 – 2015)

Chuyên ngành:
Mã số:

Dịch tễ học
9 72 01 17

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


2
HÀ NỘI ­ 2019
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. ĐINH HỒNG DƯƠNG
2. PGS. TS. ĐÀO XUÂN VINH

Phản biện 1: GS. TS Trương Việt Dũng


Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thị Phi Nga

Phản biện 3:  GS. TS Phạm Ngọc Đính

Luận án đã được bảo vệ  trước Hội đồng chấm luận án cấp 
trường
Vào hồi: … giờ… ngày … tháng … năm 2019

2


Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Học viện Quân y


4
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. 

Nguyễn Thị  Anh, Đào Xuân Vinh, Đinh Hồng Dương 
(2018). Hiệu quả  can thiệp truyền thông đến dinh dưỡng, 
vận động của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại cộng 
đồng huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm 2014­2015. 
Tạp chí Y học dự phòng, 28(2): 131­138.

2. 


Nguyen   Thi   Anh,   Dao   Xuan   Vinh,   Dinh   Hong   Duong 
(2018).  Prevalence   and   factors   associated   with   type   2 
Diabetes among Hung Yen population aged 25­70 in 2014. 
Journal of Military Pharmaco­medicine, 43(8): 162­169.

4


5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo toàn cầu về đái tháo đường của Tổ  chức Y tế Thế 
giới (WHO) năm 2016 nêu rõ, khoảng 1,5 triệu ca tử  vong năm 
2012 là do đái tháo đường týp 2. Năm 2014, Thế  giới ghi nhận đái 
tháo đường týp 2 tăng tới 422 triệu ca, tương đương 8,5% dân số.  
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 năm  
2014 theo khu vực Châu Phi là 7,1%, Châu Mỹ 8,3%, khu vực Trung  
Đông là 13,7%, khu vực Châu Âu là 7,3%, khu vực Nam Á là 8,6%, 
khu vực Tây Thái Bình dương là 8,4%, tỷ  lệ  chung toàn cầu là  
8,5%.
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết 
Trung  ương công bố năm 2011, hiện có khoảng trên 5 triệu người 
Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường týp 2, chiếm khoảng 6% dân 
số, cộng đồng đô thị  mắc cao hơn nông thôn, nhóm người có lối  
sống ít vận động, lạm dụng các thức ăn nhanh chế biến sẵn nguy 
cơ  cao hơn.  Nghiên cứu cũng chỉ  ra 80% người mắc bệnh không 
chịu thay đổi lối sống và 60% kiểm soát đường huyết kém.
Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng Hưng Yên, năm 
2010 có 15.344 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tới khám bệnh tại 
bệnh viện đa khoa tỉnh và hầu hết đã có biến chứng mắt, thần 
kinh, loét hoại tử chi, tổn thương thận … Nguyên nhân là do được 

khám và phát hiện muộn, hoặc do tình cờ  điều trị  bệnh khác rồi 
mới phát hiện bị mắc bệnh. Vì thế  chúng tôi thực hiện đề  tài với 
mục tiêu sau:


6
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan  
với tiền  đái tháo đường  và đái tháo đường  týp 2  ở  người 25­70  
tuổi tại tỉnh Hưng Yên (2013­2014).
2.  Đánh   giá   hiệu   quả   can   thiệp   truyền   thông   đến   dinh  
dưỡng, luyện tập và lối sống của người tiền đái tháo đường tại  
cộng đồng huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên (2014­2015).
Những đóng góp mới của luận án:
Nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ chung của các đối tượng 
tham gia nghiên cứu mắc đái tháo đường týp 2 của Hưng Yên là 
4,7%; tiền đái tháo đường là 25,4%. Năm (05) yếu tố  được coi là  
có liên quan tới tình trạng mắc tiền đái tháo đường: đau thắt ngực,  
tuổi trên 49 tuổi, có anh chị  em ruột mắc đái tháo đường, không 
biết về  nguy cơ  mắc bệnh, không ăn đậu/ lạc. Ba (03) yếu tố 
được coi là có liên quan tới tình trạng mắc đái tháo đường của các  
đối tượng là bị  tăng huyết áp thực thể  (qua đo HA), tuổi trên 49  
tuổi, có anh chị em ruột mắc ĐTĐ
Nghiên cứu sử  dụng phương pháp can thiệp bằng truyền  
thông nhưng lượng giá hiệu quả  bằng bộ  tiêu chí đánh giá kiểm 
soát đa yếu tố theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết quả cho thấy có 
thể sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá việc kiểm soát tình trạng mắc  
tiền đái tháo đường và đái tháo đường týp 2 tại cộng đồng.
Cấu trúc luận án
Tổng cộng 133 trang gồm: Phần đặt vấn đề 2 trang; Chương 
1:   Tổng   quan   34  trang;   Chương   2:   Đối   tượng   và   phương   pháp 

nghiên   cứu   25   trang;   Chương   3:   Kết   quả   nghiên   cứu   43   trang; 


7
Chương 4: Bàn luận 26 trang; Phần kết luận 01 trang, Kiến nghị 01 
trang.
Luận án có: 41 bảng, 1 hình và 19 biểu đồ, 102 tài liệu tham  
khảo.


8
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Bệnh Đái tháo đường týp 2 và các yếu tố liên quan
1.1.1. Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường týp 2
1.1.1.1. Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ  chức y tế  thế  giới (WHO) năm 2016,  
bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tăng đều đặn trong vài thập kỷ  gần 
đây. Bệnh ĐTĐ týp 2 đang là một khủng hoảng trên toàn cầu đe 
dọa sức khỏe và kinh tế  cho tất cả  các quốc gia, đặc biệt là  ở 
những nước phát triển. Trong báo cáo toàn cầu về ĐTĐ týp 2 của 
WHO năm 2016, toàn cầu có 422 triệu bệnh nhân ĐTĐ týp2. Như 
vậy từ  năm 2008, ĐTĐ týp 2 là 4,7% đã tăng lên 8,5% vào năm  
2014. Theo đó ĐTĐ týp 2 là căn nguyên tử vong cho 1,5 triệu người  
năm 2012. Theo WHO, khoảng 43% các ca tử vong trước tuổi 70 là 
liên quan tới tình trạng đường máu cao tương  ứng 1,6 triệu ca tử 
vong. Tỷ  lệ  tử  vong do đường huyết cao phụ  thuộc vào lứa tuổi,  
trong đó nhóm tuổi nguy cơ và tử vong cao từ 50­79 tuổi.
1.1.1.2. Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh ĐTĐ týp 2 cũng đang có chiều hướng 
gia tăng theo thời gian và mức độ  phát triển kinh tế, tốc độ  đô thị 

hoá cũng như  sự  biến đổi sâu sắc trong lối sống, đặc biệt người 
dân ở các thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Xe máy, 
ô tô và cơ giới hóa gần như đã thay thế đi bộ, xe đạp và các công  
việc tay chân khác. Mất cân bằng trong việc nhận năng lượng và 
tiêu thụ năng lượng là yếu tố  nguy cơ  của các bệnh béo phì, tăng  
huyết áp, tăng mỡ máu và bệnh ĐTĐ phát triển. Năm 2001, điều tra 
dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới ở 4 thành phố: Hà 
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ  Chí Minh. Kết quả cho thấy tỷ lệ 
mắc bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố  lớn Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng 


9
và Đà Nẵng  ở  đối tượng 30­64 tuổi là 4,9%, rối loạn dung nạp  
glucose máu là 5,9%, tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói là 2,8%, tỷ 
lệ đối tượng có yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ là 38,5%, đáng lo ngại  
là trên 44% số  người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện và 
không được hướng dẫn điều trị. 
Theo   nghiên   cứu   của   Phan   Hướng   Dương   2015   tại   Hải  
phòng, tỷ  lệ  mắc đái tháo đường là 5,2%, tiền đái tháo đường là  
26,8 %. Tỷ lệ đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi 30­
39 tuổi là 4,2% và 21,7%; nhóm tuổi 40­49 tuổi là 4,4 và 23,5%;  
nhóm tuổi 50­59 tuổi là 6,0% và 30,5%. Theo kết quả nghiên cứu 
năm 2016 tại tỉnh Kon Tum, cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ  ở  người từ 
45 ­ 69 tuổi là 16,6%, trong đó ĐTĐ là 3,5% và tiền ĐTĐ là 13,3%.
Theo kết quả nghiên cứu năm 2017 tại Hưng Yên, cho thấy  
Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên cỡ mẫu là 1221  
hộ   gia  đình,   tỷ   lệ   hộ   gia  đình  có   người   mắc   bệnh  ĐTĐ   trong  
nghiên cứu là 8,6%; người trên 60 tuổi mắc bệnh ĐTĐ là 11,7%. 
Theo   Nguyễn  Thy   Khuê   cũng  như   nhiều  tác   giả   khác,   đái   tháo 
đường là một vấn đề  ngày càng gia tăng  ở  Việt Nam và có liên 

quan đến béo phì, sự  thay đổi trong mô hình chế  độ  ăn uống và  
những chuyển đổi văn hoá khác. Cần nhiều nghiên cứu hơn để 
hiểu rõ vấn đề  chăm sóc sức khoẻ này và đưa ra các can thiệp có 
mục tiêu.
1.1.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh Đái tháo đường týp 2
1.1.2.1. Một số yếu tố nguy cơ can thiệp ít hiệu quả
­ Tuổi đời
­ Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ týp 2 (yếu tố di truyền)
­ Yếu tố chủng tộc, giống nòi
­ Yếu tố sự phát triển của thai nhi
1.1.2.2. Một số yếu tố nguy cơ can thiệp có hiệu quả


10
­ Môi trường sống thay đổi
­ Yếu tố thai sản
­ Tiền sử dung nạp glucose
­ Tăng huyết áp
­ Thừa cân, béo phì
­ Rối loạn chuyển hóa lipid và lipoprotein
­ Một số hóa chất, dược chất
­ Vai trò stress
1.1.2.3. Các yếu tố nguy cơ đái tháo đường týp 2 tại cộng đồng
Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước có rất nhiều yếu 
tố được xem là yếu tố nguy cơ ĐTĐ týp 2 tại cộng đồng như: tiền 
sử  gia đình ĐTĐ (ví dụ: bố, mẹ, anh chị  em bị  ĐTĐ),  Thừa cân 
(BMI ≥ 25),  thói quen ít vận động,  chủng tộc, dân tộc,  đã được 
chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose máu và suy giảm dung nạp 
glucose máu lúc đói, HA ≥ 140/90  ở  người trưởng thành, rối loạn 
chyển   hoá   lipid   HDL­c   <0,9   mmol/l   và/hoặc   Triglycerid   ≥   2,82 

mmol/l,  Tiền   sử   ĐTĐ   thai   nghén   hoặc   sinh   con   to,  hội   chứng 
buồng trứng đa nang.
1.2. Dự phòng Đái tháo đường týp 2 tại cộng đồng
1.2.1. Một số nghiên cứu phòng bệnh đái tháo đường týp 2
* Nghiên cứu Da Qing – Trung Quốc
Nghiên cứu Da Qing là nghiên cứu phòng bệnh  ở  577 đối  
tượng RLDNG  trong  thời   gian 6  năm.  Nghiên  cứu  chia   thành 4  
nhóm: dinh dưỡng, tập luyện, kết hợp dinh dưỡng ­ tập luyện và 
nhóm   chứng.   Đối   với   nhóm   chỉ   can   thiệp   dinh   dưỡng,   các   đối 
tượng nghiên cứu được khuyến cáo chế độ ăn nhằm khuyến khích 
giảm cân ở những đối tượng có BMI≥ 25 kg/m 2 nhằm đạt được 23 
kg/m2.


11
* Nghiên cứu STOP­NIDDM 
Nghiên cứu STOP­NIDDM (The Study to Prevent Non insulin  
– Dependent Diabetes Mellitus), công bố  năm 2002, là nghiên cứu  
dự  phòng ĐTĐ  ở  1.429 đối tượng RLDNG. Kết quả  sau 3,3 năm 
giảm tỷ lệ ĐTĐ 25% ở nhóm dùng thuốc so với nhóm chứng.
* Nghiên cứu DPP 
Nghiên cứu DPP (The Diabetes Prevention Program) tại Hoa Kỳ 
là nghiên cứu can thiệp dự phòng 3.234 người tuổi trên 25 tuổi, BMI 
≥ 24 kg/m2  (≥ 22 kg/m2  đối với người gốc Châu Á), bị  rối loạn  
glucose máu.  Nhóm thay đổi lối sống giảm 58% nguy cơ tiến triển  
thành ĐTĐ còn nhóm metformin giảm 31% nguy cơ tiến triển thành  
ĐTĐ.
* Nghiên cứu IDPP 
Nghiên   cứu   IDPP   (The   Indian   Dieabetes   Prevention  
Programe) được tiến hành ở 531 người Mỹ gốc Nam Á bị RLDNG, 

tuổi trung bình 46 tuổi. Sau 3 năm nghiên cứu, tần số tích lũy mắc 
bệnh là 55%  ở  nhóm chứng và 39,3%  ở  nhóm can thiệp thay đổi 
lối sống.
1.2.2. Biện pháp dự phòng bệnh đái tháo đường týp 2.
Một số  biện pháp được sử  dụng đề  dự  phòng bệnh đái 
tháo đường týp 2 là: kiểm soát cân nặng, tăng cường hoạt động 
thể  lực, kiểm soát glucoe máu, kiểm soát các yếu tố  tim mạch,  
kiểm soát tâm lý, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng…
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu mô tả cắt ngang


12
Đối   tượng   được   lựa   chọn   tham   gia   nghiên   cứu   là   người 
trưởng thành, tuổi từ  25­70, hiện đang sinh sống (có hộ  khẩu và 
thường   trú)   tại   9   huyện   và   1   thành   phố   thuộc   tỉnh   Hưng   Yên. 
(Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn nhóm tuổi từ  25­70 vì 
tính đại diện đã được khẳng định trong một số điều tra ĐTĐ týp 2 
trước đây và trong Chương trình kiểm soát ĐTĐ týp 2 của Bộ  Y  
tế).
2.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu can thiệp
Đối tượng sẽ được lựa chọn tham gia nghiên cứu can thiệp  
là người trưởng thành có độ  tuổi từ 25­70 hiện đang sinh sống (có  
hộ  khẩu và thường trú) tại huyện Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng 
Yên. 
Các đối tượng này đã được sàng lọc và chẩn đoán tiền ĐTĐ, 
ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu mô tả  cắt ngang. Nghiên cứu cũng 
được mở  rộng khảo sát tới người thân như  bố  mẹ, con... những  

người nắm vững thông tin về  lối sống, ăn uống sinh hoạt, cũng 
như có ảnh hưởng tới lối sống của đối tượng nghiên cứu.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
2.1.2.1. Giai đoạn 1 nghiên cứu mô tả cắt ngang
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được triển khai tháng 2/2014 và 
kết thúc vào thời điểm 30/5/2014. 


13
2.1.2.2. Giai đoạn 2 nghiên cứu can thiệp
Nghiên cứu can thiệp được triển khai trong 9 tháng:
+ T0 là thời điểm bắt đầu can thiệp (tháng 6 năm 2014)
+ T3 là thời điểm can thiệp sau 3 tháng (tháng 9 /2014)
+ T6 là thời điểm can thiệp sau 6 tháng (tháng 12 /2014)
+ T9 là thời điểm can thiệp sau 9 tháng (tháng 3 /2015)
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
2.1.3.1. Địa điểm nghiên cứu mô tả
Nghiên cứu mô tả  cắt ngang được thực hiện trên toàn bộ 
tỉnh Hưng Yên gồm tại 9 huyện Phủ Cừ, Ân Thi, Kim Động, Văn 
Giang, Khoái Châu, Tiên Lữ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ và thành 
phố Hưng Yên.
2.1.3.2. Địa điểm nghiên cứu can thiệp
Nghiên cứu can thiệp: Nghiên cứu can thiệp được thực hiện 
tại 3 xã thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. 
+ Nhóm can thiệp: xã Đại Hưng và xã Đông Kết.
+ Nhóm chứng: xã Đông Ninh
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu gồm 2 thiết kề nghiên cứu kế tiếp nhau 
là thiết kế  nghiên cứu mô tả  cắt ngang có phân tích và thiết kế 

nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Nghiên cứu được  
chia làm 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
Giai đoạn 1 thực hiện nghiên cứu dịch tễ học qua việc điều  
tra cắt ngang được tiến hành để  đánh giá, xác định tỷ  lệ  ĐTĐ và 
tiền   ĐTĐ   ở   các   đối   tượng   25­70   tuổi   bằng   phương   pháp   xét 
nghiệm   xét   nghiệm   nồng   độ   Glucose  huyết   tương  (test   nhanh), 
nghiệm pháp tăng đường máu; cân, đo chỉ số nhân trắc và đánh giá 


14
kiến thức, thực hành về  phòng chống bệnh ĐTĐ, thói quen dinh 
dưỡng và hoạt động thể  lực thông qua bộ  câu hỏi phỏng vấn đã 
được thiết kế sẵn. Xác định một số yếu tố liên quan tới ĐTĐ týp2 
và tiền ĐTĐ như  giới tính, tuổi đời, tình trạng dinh dưỡng thừa 
cân béo phì, tăng HA, rối loạn lipid, mức độ sử dụng rượu bia, tần 
xuất sử  dụng thực phẩm đặc biệt là lối sống  ở  khía cạnh dinh  
dưỡng và vận động hợp lý.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp 
Là một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng cho 
các đối tượng  ở  3 xã được chia làm 2 nhóm:  Nhóm can thiệp: là 
người dân được chẩn đoán xác định ĐTĐ týp 2 và tiền ĐTĐ thuộc 
hai xã Đông Kết, Đại Hưng – huyện Khoái Châu: Đối tượng được 
thông tin truyền thông tích cực về  thay đổi lối sống trên các khía  
cạnh dinh dưỡng, tư vấn khẩu phần ăn và vận động hợp lý và về 
phòng chống ĐTĐ týp 2 trong thời gian 9 tháng. Nhóm đối chứng là 
người dân được chẩn đoán xác định tiền ĐTĐ  và ĐTĐ  thuộc xã 
Đông Ninh – huyện Khoái Châu: nhóm này nếu có đang điều trị thì 
vẫn thực hiện điều trị, chỉ khác nhóm can thiệp là  không thực hiện 
các hoạt động can thiệp truyền thông.

Đánh giá: Tiến hành đánh giá sau 9 tháng. Đánh giá hiệu quả 
của can thiệp bằng cách so sánh trước sau trong cùng nhóm; so  
sánh từng nhóm can thiệp với nhóm chứng. Các đối tượng ở cả hai 
nhóm   đều   được  xét   nghiệm   nồng   độ   cholesterol,   triglyceride,  
LDLc,   HDLc,   Glucose   huyết   tương,   HbA1c,   nghiệm   pháp   tăng 
đường máu; cân, đo chỉ  số  nhân trắc  ở  các thời điểm ban đầu, 3 
tháng, 6 tháng và 9 tháng (T0, T3, T6, T9).
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả


15
­ Cỡ  mẫu: Sau khi tính toán có cỡ  mẫu toàn bộ  mỗi nhóm 
tuổi là n = 4.333 người. Thực tế  chúng tôi đã tiến hành điều tra  
khảo sát 4.495 người.
­   Phương   pháp   chọn   mẫu:  Chọn   địa   điểm   nghiên   cứu: 
Chọn toàn bộ  9 huyện và TP Hưng Yên của tỉnh Hưng yên. Chọn  
xã nghiên cứu: Dựa trên danh sách các xã của mỗi huyện sẽ  chọn  
ra 3 xã/huyện vào nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
2.2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp
­ Cỡ  mẫu: Cỡ  mẫu tối thiểu đã được tính là n1 = n2 = 109 
cho nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. Trong thực tế chúng tôi chọn 
1 xã đối chứng và 2 xã can thiệp và số đối tượng thực tế đã nghiên  
cứu là 110 cho xã chứng và 110 x 2 xã = 220 cho nhóm can thiệp.
­ Cách chọn mẫu cho can thiệp: Chọn xã vào nghiên cứu 
can thiệp: Chọn xã vào các nhóm nghiên cứu được thực hiện theo  
phương pháp ngẫu nhiên để  chọn ra 2 xã can thiệp là Đại Hưng,  
Kim Động và 1 xã chứng là Đông Ninh.
Chọn đối tượng: Đối tượng được chọn bằng phương pháp 
ngẫu nhiên hệ  thống dựa trên nền mẫu là danh sách toàn bộ  đối 

tượng bị  tiền ĐTĐ trong điều tra sàng lọc của huyện được chọn  
vào can thiệp và chọn bổ sung để đủ 330 người bị tiền ĐTĐ (3 xã  
Đại Hưng, Kim Động, Đông Ninh). 
2.2.2.3. Triển khai các hoạt động can thiệp
Nhóm chứng: Các đối tượng ở nhóm chứng không được can 
thiệp gì. Tuy nhiên tại các thời điểm đánh giá (mỗi 3 tháng) các đối 
tượng cũng được xét nghiệm các chỉ số về đường huyết, mỡ máu, 
đánh giá tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và các yếu tố nguy cơ 
giống như ở nhóm can thiệp.
Nhóm can thiệp: Các đối tượng và người thân trong cùng gia  
đình  ở  nhóm này được truyền thông giáo dục tích cực về  phòng 


16
chống ĐTĐ trong thời gian 9 tháng, mỗi 3 tháng sẽ được đánh giá  
các chỉ  số  về  đường máu, mỡ  máu, tình trạng dinh dưỡng, khẩu 
phần và các yếu tố nguy cơ 1 lần.
Can thiệp bằng truyền thông giáo dục thay đổi lối sống trên 
các khía cạnh dinh dưỡng, tư vấn khẩu phần ăn và vận động hợp 
lý.
Tăng cường sự   ủng hộ  về  mặt tổ  chức  ở  địa phương cho  
các hoạt động dinh dưỡng và sức khoẻ. Lồng ghép các hoạt động  
của nghiên cứu vào nội dung hoạt động của ban chỉ  đạo chương  
trình chăm sóc sức khoẻ  ban đầu của huyện và xã có can thiệp 
bằng truyền thông gióa dục tích cực về  sức khỏe và dinh dưỡng. 
Tổ  chức họp định kỳ  1 lần/tháng với cán bộ  chủ  chốt của xã để 
tìm sự   ủng hộ  và giúp đỡ  từ  phía địa phương bao gồm đại diện 
của các ngành y tế, văn hoá thông tin, hội liên hiệp phụ  nữ, hội 
nông dân, UBND xã... 
Tổ chức câu lạc bộ: 

Tổ chức câu lạc bộ  dành cho đối tượng nghiên cứu tại 2 xã 
can thiệp. Câu lạc bộ sẽ sinh hoạt 1 tuần 1 lần trong 2 tháng đầu. 
Sau đó sẽ sinh hoạt định kỳ 2 tuần 1 lần vào 1 ngày cố định trong  
tháng. 
Thành phần tham gia: có đại diện lãnh đạo xã, các tổ  chức 
đoàn thể  và đối tượng nghiên cứu. Riêng nhóm can thiệp hai có 
thêm   thành   phần   là   người  thân   trong   gia   đình   cùng   tham   gia 
(vợ/chồng, con).
Mỗi buổi sinh hoạt được gắn với 1 chủ  đề  cụ  thể  về  các 
vẫn đề  liên quan đến phòng, chống ĐTĐ. Chủ  trì các buổi sinh 
hoạt này là nghiên cứu sinh và các chuyên gia về Đái tháo đường, 
dinh dưỡng và các chuyên ngành có liên quan. 
Xây dựng các nội dung truyền thông phòng chống ĐTĐ tại  
cộng đồng để phát trên đài truyền thanh xã. Thời lượng phát thanh 


17
là 10­15 phút/lần. Số lần phát thanh là 3 lần/tuần trong thời gian 9  
tháng tại 2 xã can thiệp.
2.2.2.4. Đánh giá sau hoạt động can thiệp
Kết thúc quá trình can thiệp, các đối tượng tham gia nghiên  
cứu  ở  cả  nhóm chứng và nhóm can thiệp được thăm khám lâm 
sàng,  xét  nghiệm hóa sinh máu và  phỏng vấn tần xuất tiêu thu 
lương thực thực phẩm, khẩu phần ăn, mức độ luyện tập vận động 
và tuân thủ luyện tập vận động hợp lý. Sau khi kết thúc can thiệp 
nhóm chứng cũng được tư  vấn chế  độ  ăn và luyện tập vận động 
hợp lý phòng chống ĐTĐ týp 2.
2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu
Các kết quả  xét nghiệm, phỏng vấn, thăm khám trên lâm sàng  
được xử lý theo phương pháp thống kê Y học trên phần mềm STATA  

14.0. 
Tính tỷ lệ % với các biến định lượng. 
Các biến định lượng như  cân nặng, chiều cao, sử  dụng  X  và 
SD.
Tính   chỉ   số   BMI,   phân   loại   tình   trạng   dinh   dưỡng   theo 
ngưỡng BMI của WHO/WPRO, 2000. Sử  dụng các test thống kê 
phi tham số với các biến định lượng không tuân theo luật phân bố 
chuẩn  (Mann­Withney test, Wilcoxon signrank test).  Sử  dụng các 
thuật toán trong phân tích kết quả  như  OR,   χ2, p để  xác định sự 
khác nhau và mức độ  liên quan giữa yếu tố  phơi nhiễm với đái  
tháo đường và rối loạn dung nạp glucose.
2.2.8. Một số hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục
Mặc dù là nghiên cứu về dịch tễ, tuy nhiên đề tài không đặt 
vấn đề xác định tỷ lệ mắc mà chủ yếu tập trung vào điều tra một 
số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông nên 


18
chưa đáp  ứng được tiêu chí xác định tỷ  lệ  mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ 
týp tại Hưng Yên
Có sự chênh lệch về giới tính của nhóm nghiên cứu là Hưng 
Yên là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, lực lượng lao động trong các 
khu vực này chủ yếu là nữ giới (Công nhân may, giày da…).
­ Dữ  liệu dịch tễ  học chưa cập (từ năm 2014) với cỡ  mẫu  
nghiên cứu lớn, các biến số chỉ số nghiên cứu phức tạp, cần nhiều  
thời gian phân tích và xử lý số liệu.
2.2.9. Vấn đề  đạo đức trong nghiên cứu: Tuân thủ  các quy định 
về y đức trong nghiên cứu.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan tới mắc Đái  

tháo đường týp 2 tại tỉnh Hưng Yên năm 2014
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ đái tháo đường týp 2 tại tỉnh Hưng Yên năm  
2014
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng đường huyết 
và test chẩn đoán
Glucos
Tình 

e lúc 

trạng

đói

Dung 
nạp 

Chẩn đoán

Glucos
e
n

%

n

%

n


%

B.thường

3.143

69,9

861

89,2

3.146

69,9

Tiền ĐTĐ

1.149

25,6

97

10,0

1.141

25,4


ĐTĐ

203

4,5

8

0,8

211

4,7

4.495

100,0

966

100,0

Tổng

4.49
5

100,0



19
Bảng 3.6 cho thấy: tỷ  lệ  chung mắc  ĐTĐ  týp 2 của Hưng 
Yên là 4,7%; tiền ĐTĐ là 25,4%.
Biểu đồ 3.1. Liên quan giữa nhóm tuổi và tình trạng bệnh đái tháo  
đường
Biểu đồ 3.1. cho thấy, có xu hướng tăng lên cả về tỷ lệ mắc 
tiền ĐTĐ và ĐTĐ týp 2 theo các lứa tuổi. Sự  khác biệt về  tỷ  lệ 
mắc tiền ĐTĐ, ĐTĐ týp 2 giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa thống 
kê với p < 0,01 (χ2=108,8, p<0,01)
Bảng 3.7.  Phân bố  đối tượng  theo địa phương  và tình trạng bệnh  
(n=4.495)
Huyện
Tiền ĐTĐ
ĐTĐ
Thành 
n
%
n
%
phố
Phù Cừ
112
9,8
20
9,5
Ân Thi
67
5,9
13

6,2
Khoái Châu
139
12,2
26
12,3
Văn Giang
205
18,0
28
13,3
Yên Mỹ
73
6,4
17
8,1
Văn Lâm
169
14,8
36
17,1
Tiên Lữ
76
6,7
17
8,1
Kim Động
118
10,3
8

3,8
Mỹ Hào
125
11,0
35
16,6
TP Hưng Yên
57
5,0
11
5,2
Tổng
1.141
100,0
211
100,0
Bảng 3.7 cho thấy: Văn Giang là huyện có số  người tham 
gia nghiên cứu mắc tiền ĐTĐ cao nhất với 18%, tiếp đến là Văn 
Lâm   (14,8%),   Khoái   Châu   (12,2%),   và   thấp   nhất   là   Thành   phố 
Hưng Yên với 5%.


20
Tương tự, số người tham gia nghiên cứu mắc ĐTĐ týp 2 cao  
nhất tại Văn Lâm với 17,1%, tiếp đến là Mỹ Hào (16,6%), Văn Giang  
(13,3%), Khoái Châu (12,3%), Phù Cừ  (9,5%), Tiên Lữ  (8,1%), Yên 
Mỹ(8,1%), Ân Thi (6,2%), Thành phố Hưng Yên (5,2%) và thấp nhất 
là tại Kim Động với 3,8%.
Bảng 3.9. Liên quan giữa tình trạng bệnh và giới tính
Nam 

Nữ
Tổng
p­values
Tình  (n=14 (n=30 (n=4.
11)
84)
495)
trạng
n
%
n
%
n
%
B.thường
993 70,4 2.150 69,7 3.143 69,9
Tiền ĐTĐ
346 24,5 795 25,8 1.141 25,4
0,498
ĐTĐ týp 2
72
5,1
139
4,5
211
4,7
Tổng
1.411 31,4 3.084 68,6 4.495 100,0
Bảng 3.9 cho thấy, nhóm nam giới có 418 người mắc ĐTĐ 
týp 2 và tiền ĐTĐ và nhóm nữ  giới có 934 người mắc. Không có 

sự  khác biệt về  tỷ  lệ  mắc tiền ĐTĐ, ĐTĐ týp 2 giữa hai nhóm  
nam và nữ. Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.11. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề và tình trạng bệnh
Tiền ĐTĐ
ĐTĐ
Nghề
n
%
n
%
Công   chức   viên 
74
6,5
9
4,3
chức
Nghề tự do
141
12,4
23
10,9
Nông dân
687
60,2
136
64,5
Công nhân
86
7,5
9

4,3
HSSV
0
0,0
0
0,0
Nội trợ
40
3,5
6
2,8
Nghỉ hưu
106
9,3
26
12,3
Khác
7
0,6
2
0,9


21
1.141
25,4
211
4,7
Bảng trên cho thấy, về  cơ  bản các nghề  khác, tỷ  lệ  mắc 
cũng có nhưng nhìn chung là tương đương. Tuy nhiên có một tỷ lệ 

lớn các đối tượng làm nghề nông mắc tiền ĐTĐ với 60,2% và mắc 
ĐTĐ týp 2 lên tới 64,5%.

Tổng

3.1.2.   Một   số   yếu   tố   liên   quan   tới   tình   trạng   mắc   đái   tháo  
đường tại tỉnh Hưng yên năm 2014. 
3.1.2.1. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng Tiền Đái tháo đường
Bảng 3.17. Phân tích đa biến các yếu tố   ảnh hưởng tới nguy cơ  
mắc tiền đái tháo đường
Stt Chỉ tiêu
OR; p
OR*; p
(đơn biến)
(20 yếu tố)
Tăng HA
1,34; 0,000 1,18; ,08
1
2
TBMMN
2,05; 0,023 1,65; ,23
1,22; 0,024
Đau th

t ng

c
3
1,17; 0,02
1,76; 0,01

4
Tuổi > 49
1,8; 0,000
5
Sinh>3.6kg*
0,8; 0,008
0,95; 0,6
0,96; 0,72
6
RL/Mãn kinh*
1,4; 0,00
7
1,56; <0,01
Anh/CE ĐTĐ 
1,6; 0,006
8
0,72; 0,02
Khái niệm sai
1,3; 0,01
9
K.biết nguy cơ TCBP
1,3; 0,001
1,11; 0,27
10
K.biết nguy cơ RLLP
1,7;0,000
1,37; 0,06
11
1,94; <0,01
K.biết nguy cơ đã có bệnh

2,4;0,00
12
Không biết ít thể dục
1,6;0,000
1,34; 0,09
13
K.biết b.chứng TK
1,3; 0,004
1,05; 0,71
14
K.biết b.chứng mắt
1,3; 0,03
1,08; 0,56
15
K.biết b.chứng T.mạch
1,2; 0,02
0,93; 0,56
16
Chỉ ăn dầu/ mỡ ĐV
1,5;0,009
1,25; 0,25
17
Ăn da ĐV*
1,3;0,001
1,1; 0,29
18
Không ăn Cá*
1,5; 0,000
1,15; 0,18



22
19
20
21

Không ăn Đậu*
Không ăn trứng*
Ít ăn Trái cây*

1,6; 0,000
1,4; 0,000
1,4; 0,000

1,32;0,009
1,1; 0,47
1,05; 0,66

Bảng 3.17 phân tích đa biến các yếu tố  trong mô hình gộp  
được chọn ra từ các bảng 3.11 ­ 3.15, bao gồm 03 lần chạy mô hình 
từ 20 yếu tố rút gọn còn 6 yếu tố, và từ 6 yếu tố chạy rút lại còn 5 
yếu tố  được coi là có liên quan tới tình trạng mắc tiền ĐTĐ của 
các đối tượng là có đau thắt ngực (qua hỏi), tuổi trên 49 tuổi, có  
anh chị  em ruột mắc ĐTĐ, không biết về  nguy cơ  mắc bệnh (xét  
nghiệm đường huyết) và không ăn đậu với OR>1 và p<0,01.
3.1.2.2. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng bệnh Đái tháo đường
Bảng 3.23 phân tích đa biến các yếu tố  trong mô hình gộp 
được chọn ra từ các bảng 3.17 – 3.21, các yếu tố được coi là có liên  
quan tới tình trạng mắc ĐTĐ của các đối tượng là bị  THA thực  
thể  (qua đo HA), tuổi trên 49 tuổi, có anh chị  em ruột mắc ĐTĐ 

với OR>2 và p<0,01.
Bảng 3.23. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng 
tới nguy cơ mắc đái tháo đường
Chỉ tiêu
OR; p
OR*; p
(đơn biến)
(11 yếu tố)
Tăng HA
2,5; 0,000
2,6; 0,000
3,36; 0,000
2,46; 0,003
Tuổi > 49
1,23; 0, 49
2,5; 0,00
RL/Mãn kinh*
2,8; 0,000
3,07; 0,000
Anh/CE ĐTĐ 
K.biết nguy cơ tuổi
1,3; 0,01
0,81; 0,47
K.biết nguy cơ béo phì
1,3; 0,001
0,98; 0,9
Ăn > 3 bữa/ngày
2,2; 0,01
1,67; 0,26



23
Ăn no
Không ăn cá
Không ăn trứng
Ăn ít trái cây

0,5; 0,01
1,6; 0,002
1,5; 0,004
1,6; 0,002

0,54; 0,102
1,5; 0,06
1,16; 0,47
1,4; 0,12

3.2.  Hiệu quả  can thiệp truyền thông đến dinh dưỡng, vận  
động của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại huyện Khoái  
Châu. 
Bảng 3.24. Thay đổi tần xuất tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu  
chất bột đường trước và sau can thiệp
≤ 3­4 
l

n/tuầ
> 4 lần/tuần
Thực 
n
phẩm

ĐC

CT

ĐC

Trước/Sau

1/110

2/220

109/110

218/220

CSHQ%

100,0

100,0

­0,9

­0,9

Trước/Sau

89/92


193/192

21/18

27/28

CSHQ%

­3,4

0,5

14,3

­3,7

Trước/Sau

100/108

218/217

1/2

2/3

CSHQ%

­8,0


0,5

­100,0

­50,0

Bánh
mỳ

Trước/Sau

104/106

210/212

6/4

10/8

CSHQ%

Khoai

Trước/Sau

­1,9
109/106

­1,0
216/214


33,3
1/4

20,0
4/6

Gạo 
(nếp/
tẻ)
Bún/ 
phở/mỳ

Miến

CT


24
lang
Khoai sọ
Bánh 
Kẹo…
Đường
Đường
ăn kiêng
Đậu
Rau củ 
quả


CSHQ%

2,8

0,9

­300,0

­50,0

Trước/Sau

106/15

214/209

4/5

6/11

CSHQ%

0,9

2,3

­25,0

­83,3


Trước/Sau

103/105

203/212

7/5

17/8

CSHQ%

­1,9

­4,4

28,6

52,9

Trước/Sau

94/98

193/193

16/12

27/27


CSHQ%

­4,3

0,0

25,0

0,0

Trước/Sau

109/107

216/215

1/3

4/5

CSHQ%

1,8

0,5

­200,0

­25,0


Trước/Sau

74/67

147/141

36/43

73/79

CSHQ%

9,5

4,1

­19,4%

­8,2%

Trước/Sau

3/8

15/13

107/102

205/207


CSHQ%

­166,7

13,3

4,7

­1,0

75/75

141/148

35/35

79/72

Hoa   quả  Trước/Sau
có vị ngọt CSHQ%

0,0
­5,0
0,0
8,9
Đánh giá về  CSHQ, một số khẩu phần ăn có sự  thay đổi rõ 
về  tần suất là tăng ăn khoai lang, miến, đường ăn kiêng, rau quả.  
Giảm về ăn bún và khoai sọ, bánh mỳ và đường mật.
Bảng 3.25. Thay đổi tần xuất tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu 
lipid protein trước và sau can thiệp

Thực 

 3­4  > 4 lần/tuần
phẩm
lần/tuầ
n


25

Mỡ

Dầu ăn

Bơ 
Pho mát
Lạc/
Vừng

Trứng

ĐC

CT

ĐC

CT

Trước/S

au

92/86

174/172

18/24

46/48

CSHQ%

6,5

1,1

­33,3

­4,3

Trước/S
au

30/33

52/64

80/77

168/156


CSHQ%

­10,0

­23,1

3,8

7,1

Trước/S
au

108/106

216/213

2/4

4/7

CSHQ%

1,9

1,4

­100,0


­75,0

Trước/S
au

91/86

178/180

19/24

42/40

CSHQ%

5,5

­1,1

­26,3

4,8

Trước/S
au

98/99

201/200


12/11

19/20

­1,0

0,5

8,3

­5,3

103/107

215/215

7/3

5/5

­3,9

0,0

57,1

0,0

Trước/S
au


36/50

96/92

74/60

124/128

CSHQ%

­38,9

4,2

18,9

­3,2

Trước/S
au

74/91

174/174

36/19

46/46


CSHQ%

­23,0

0,0

47,2

0,0

Trước/S
au

98/101

191/194

12/9

23/26

CSHQ%

­3,1

­1,6

25,0

­13,0


CSHQ%
Trước/S
Nội tạng  au
ĐV
CSHQ%
Thịt nạc

Thịt mỡ

Thủy 
sản


×