Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhà lãnh đạo hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.76 KB, 4 trang )

134

TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM - SỐ 3 (36) 2014

NHÀ LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ
Nguyễn Văn Khanh1

TÓM TẮT
Nhà lãnh đạo hiệu quả là người mang lại hiệu quả cao cho tổ chức. Học hỏi liên
tục và mạnh mẽ sẽ giúp nhà lãnh đạo có kỹ năng tư duy hệ thống mở, kỹ năng giải quyết
vấn đề một cách sáng tạo, khả năng thích nghi với những sự thay đổi; nhằm mang lại
hiệu quả cao hơn cho tổ chức do tầm nhìn xa hơn của nhà lãnh đạo!
ABSTRACT
An effective leader is the one who creates highly effective results to the organization.
Continuous learning  and strong  will help  the  leader develop open system  thoughs,
creative problem-solving skills, the abilities to adapt to change in order to bring greater
effectiveness to the organization thanks to the leader’s a farther vision.

Hiệu quả công việc của tổ chức phần
lớn phụ thuộc vào hoạt động của nhà lãnh
đạo. Hiệu quả được đo lường thông qua
các kết quả có được từ sự chỉ đạo hoặc
tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đối với
tổ chức. Trong mọi lĩnh vực và mọi cấp
độ, nếu công việc của đơn vị thiếu hiệu
quả hoặc thậm chí bê bối, cần phải chấn
chỉnh thì nói chung nơi ấy thiếu một nhà
lãnh đạo hiệu quả. Đặc biệt khi môi trường
sống thay đổi quá nhanh thì việc cần có
nhà lãnh đạo hiệu quả trở nên cấp thiết và
quan trọng hơn bao giờ hết.


Cấp độ hiệu quả của nhà lãnh đạo
thường được đánh giá qua khả năng lãnh
đạo mà khả năng này xuất phát từ những
cá tính, phẩm chất, kỹ năng, kiến thức,
phong cách và nhân cách của họ.
Những cá tính nổi bật của nhà lãnh
đạo góp phần tạo nên hiệu quả trong lãnh
đạo là sự chân thật, trưởng thành về lý trí
và tình cảm, biết hạn chế hoặc tránh căng
thẳng, có bản lĩnh và khao khát lãnh đạo.
Những phẩm chất và kỹ năng thường
phải có của nhà lãnh đạo: dám nhìn thẳng
1 ThS, Trường Đại học Mở TP.HCM.

vào sự thật với suy nghĩ độc lập, dám làm
và dám tự chịu trách nhiệm; biết ứng xử
, giao tiếp và hợp tác; biết lắng nghe, cởi
mở và thích nghi với cái mới; biết thu
thập, giải quyết thông tin và truyền thông
có hiệu quả; biết cảm thông, thấu hiểu và
khoan dung; biết tự chủ, khiêm tốn và sửa
sai; có tâm huyết, kiên định và tinh thần
trách nhiệm cao (đặc biệt là trách nhiệm
xã hội); biết tự kỷ luật, trung thực và nhất
quán giữa lời nói với việc làm; biết phân
quyền, hướng dẫn và phát triển nhân sự
đặc biệt là phát hiện, sử dụng và phát huy
hiệu quả của nhân tài; biết tận dụng thời
cơ hay khoảnh khắc lịch sử may mắn; biết
tập trung vào khách hàng ; biết truyền cảm

hứng và tạo động lực phát triển cho nhân
viên; biết huấn luyện, động viên nhân viên
và tự động viên; biết xây dựng các mối
quan hệ, phát huy sức mạnh của tổ chức
và giảm thiểu rủi ro của môi trường; đủ
thông minh với tự tin để giải quyết vấn đề
và sẵn sàng ra quyết định; biết học hỏi liên
tục để quản trị sự thay đổi và quyết đoán
phù hợp; có tầm nhìn chiến lược, năng lực


TRAO ĐỔI HỌC THUẬT

tư duy và tổ chức phù hợp với tầm hoạt
động… Dĩ nhiên, tùy vị trí và cấp độ lãnh
đạo mà những trọng số của các kỹ năng
và phẩm chất này sẽ có những yêu cầu ở
những mức độ khác nhau.
Thử thách của người lãnh đạo ngày
càng nhiều, việc xây dựng mối quan hệ
hợp tác trong và ngoài tổ chức sẽ trở thành
một trong những kỹ năng quan trọng nhất
của nhà lãnh đạo trong tương lai.
Người lãnh đạo hiệu quả phải có một
vài phẩm chất đặc biệt nổi bật để thích ứng
với hoàn cảnh mỗi khi tri thức bùng nổ,
mọi thay đổi diễn ra nhanh chóng là tầm
nhìn nhanh hơn xa hơn và tính quyết đoán
mạnh mẽ hơn.
Trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu

hóa hiện nay, ngoài kiến thức chuyên môn
trong lĩnh vực đang hoạt động, nhà lãnh
đạo còn phải có các kiến thức tổng hợp
liên quan đến phạm vi hoạt động của mình
như kiến thức quản lý hành chánh và các
qui định pháp luật … Kiến thức luôn luôn
động và dễ bị lạc hậu; do đó nhà lãnh đạo
luôn cập nhật thông tin, học hỏi liên tục và
mạnh mẽ để có tầm nhìn nhanh hơn và xa
hơn!
Đối với doanh nghiệp, hiệu quả hoạt
động vượt trội chỉ đến với những nhà lãnh
đạo có chí làm ăn lớn đồng thời có đủ tri
thức về thị trường, tài chính và công nghệ.
Những ông chủ của các doanh nghiệp đã
thành công nhờ sự sáng tạo và tầm nhìn xa
như Masaru Ibuka và Akio Morita (Sony),
Steven Paul Jobs (Appple). Lần đầu tiên
trong lịch sử nhân loại, một người đã có
tài sản cá nhân lớn nhất thế giới nhờ sự
thông minh và tầm nhìn xa như Bill Gates.
Những ông chủ của các doanh nghiệp
trí tuệ như vậy đã xuất hiện và sẽ xuất
hiện ngày càng nhiều như Larry Page và
Sergey Brin (Google), Mark Zuckerberg
(Facebook)…
Nhà lãnh đạo biết vận dụng linh hoạt
nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau tùy

135


theo tình huống, hoàn cảnh, đối tượng cụ
thể và sự khác biệt trong phong cách của
mỗi người. Đặc biệt cần xây dựng phong
cách lãnh đạo không những hướng về cống
hiến mà còn là tác nhân thay đổi trong tổ
chức, góp phần tạo nên hành vi đạo đức
của nhân viên - để mang lại sức mạnh tối
ưu cho tổ chức.
Nhà lãnh đạo không ngừng hoàn
thiện nhân cách và phát triển tầm lãnh đạo
của mình để luôn được mọi người trong tổ
chức công nhận, tôn trọng và trung thành.
Quyền lực được công nhận đến từ sức ảnh
hưởng của nhà lãnh đạo luôn tạo cho họ
một vị trí bền vững và sự chủ động cao
trong công việc.
Thuật lãnh đạo không chỉ giới hạn ở
những vị trí quản lý, mà khi cần thiết còn
có thể lan tỏa đến bất kỳ vị trí nào trong
tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Do đó
nhà lãnh đạo giỏi là người biết tạo ra nhiều
nhà lãnh đạo khác, để trở thành nhà lãnh
đạo của những nhà lãnh đạo nhằm gia tăng
bội số sự phát triển của tổ chức. Biết tạo ra
lớp người lãnh đạo kế thừa để tiếp tục sứ
mệnh, hoài bão mà mình đã dày công xây
dựng và phát triển, đó chính là kết quả có
giá trị cao nhất của nhà lãnh đạo.
Như vậy, làm sao để phát triển một

người trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả?
Khách quan, công bằng, dân chủ và
tỉnh táo để nhà lãnh đạo biết phát hiện và
sử dụng những nhà lãnh đạo tiềm năng
trong số những người xung quanh mình,
đặc biệt là những thành viên ngay trong
tổ chức! Vì họ đã từng va chạm và trải
nghiệm với nhiều con người và những
công việc cụ thể trong tổ chức nên họ thấu
hiểu những giá trị văn hóa truyền thống
cần phải bảo tồn và phát triển ... Nhưng
để họ phát huy được năng lực và yên tâm
công tác lại còn tùy thuộc vào văn hóa tổ
chức và sự đối xử. Nhà lãnh đạo cần tạo
cho họ có đủ điều kiện làm việc với không
gian của công sở và tiện nghi phù hợp cho


136

TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM - SỐ 3 (36) 2014

lao động sáng tạo, mức thu nhập hợp lý, có
cơ hội học tập và thăng tiến. Người lãnh
đạo tiềm năng mà đơn độc, không có các
cộng sự giỏi, thân thiện và tin cậy thì cũng
không thể tỏa sáng. Nhà lãnh đạo cần vận
dụng linh hoạt các nguyên tắc để tạo sự tự
do và trao quyền tự chủ với trách nhiệm
rõ ràng trong việc thực hiện công việc;

nhằm tận dụng và phát huy mọi tài năng
và nguồn lực cho tổ chức! Vì nhiều người
đi làm không hẳn vì tiền lương; mà vì các
nhu cầu phát triển quan hệ xã hội, tự thể
hiện, nhận thức, tình cảm nghề nghiệp hay
ý nghĩa công việc cũng như niềm vui và sự
cống hiến cho xã hội!...
Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện
nay đòi hỏi sáng tạo, tự chủ và năng động
nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn tài
nguyên hiện có. Do đó, hiệu quả công việc
của tổ chức muốn được nâng cao thì văn
hóa lãnh đạo, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ
chức phải đổi mới hài hòa và đồng bộ. Sự
đổi mới dựa trên hiệu quả là chính. Khát
vọng đổi mới tổ chức trên cơ sở đổi mới tư
duy để có những giải pháp toàn diện sẽ tạo
ra những xung lực mới cho các bước đột
phá phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Nhìn thẳng vào sự thật của vấn đề để mạnh
dạn xóa bỏ những trở ngại, hay giảm thiểu
ảnh hưởng của các phản lực đối với sự

thay đổi; nhằm tránh sự vô cảm, vô trách
nhiệm, sự trì trệ và thói quen không tốt cho
sự đoàn kết và sức sáng tạo của tổ chức.
Đổi mới có hệ thống các vấn đề không
còn phù hợp sẽ tạo ra những cải thiện hiệu
quả trong hoạt động ngắn hạn và xây dựng
những chiến lược dài hạn; nhằm phát triển

hòa hợp và bền vững để không ngừng
nâng cao hiệu quả, uy tín thương hiệu của
tổ chức.
Thành công trong công tác lãnh đạo
đòi hỏi năng lực tối đa hóa việc sử dụng
năng lực trí tuệ của nhân viên thông qua
việc tạo ra môi trường làm việc năng động
và lành mạnh. Hiện nay, tùy theo hoàn cảnh
cụ thể, nhà lãnh đạo cần có tính quyết đoán
nhanh và sự chuyển đổi nhanh có thể từ bỏ
việc tìm kiếm sự ổn định mà tiến đến đánh
giá cao những thay đổi; chấp nhận thay đổi
và thay đổi nhanh là điều tất yếu đồng thời
cũng là cơ hội để tồn tại và phát triển. Học
hỏi liên tục, hoàn thiện các kỹ năng tự học,
trở thành một người học - nghiên cứu độc
lập sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có kỹ năng tư
duy hệ thống mở, kỹ năng giải quyết vấn
đề một cách sáng tạo, khả năng thích nghi
với những sự thay đổi; nhằm mang lại hiệu
quả ngày càng cao hơn cho tổ chức do tầm
nhìn xa hơn của nhà lãnh đạo!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Khanh, Nhân tài với hiệu quả của tổ chức theo quan điểm quản trị, Tập
san khoa học số 1(2)-2005 của Đại học Mở Tp.HCM, 2005
E-learning.hcmut.edu.vn(Cao học - Kỹ thuật lãnh đạo –TS. Vũ Thế Dũng)
Chu Hảo, Nhân tài trong thời đại mới, Tạp chí Tia Sáng
Website: www.lanhdao.net
Nguyễn Hồng Chi, Tản mạn về nghệ thuật lãnh đạo trong thời đại mới, NXB Văn

hóa Sài Gòn, 2008
Lưu Trọng Tuấn, tài liệu : Thuật lãnh đạo và thay đổi tổ chức, lớp bồi dưỡng kiến
thức và kỹ năng lãnh đạo - Đại học Mở Tp.HCM, 2013
John C. Maxwell, 21nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo, NXB Lao động – Xã
hội, 2012


TRAO ĐỔI HỌC THUẬT

137

John C. Maxwell, Phát triển kỹ năng lãnh đạo, NXB Lao động-Xã hội, 2011
Napoleon Hill, Nghĩ giàu làm giàu, NXB Tổng hợp Tp.HCM, 2012
Stephen R. Covey, 7 thói quen để thành đạt, NXB Trẻ, 2012
Stephen R. Covey, Nghệ thuật lãnh đạo theo nguyên tắc, NXB Tổng hợp Tp.HCM,
2012
Kevin Eikenberry, Remarkable leadership, John Wiley & Sons, Inc., 2007



×