Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.29 KB, 4 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đề tài: Phân tích và đề xuất một số biện pháp kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường
và một số ứng dụng tại tỉnh Hoà bình
Tác giả luận văn: Bùi Quang Điệp

Khóa: 2010 – 2012

Người hướng dẫn Khoa học: Tiến sỹ Trần Việt Hà
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài
Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng khu vực và tác động tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu, nước ta đã vượt qua nhiều
khó khăn, giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Tiềm lực kinh tế của Việt
Nam được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7,2%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010
theo giá thực tế đạt trên 106 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 1.200 USD; đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Đòi hỏi bộ máy quản lý Nhà nước phải có những thay đổi cơ bản trong cơ chế quản
lý và phương thức điều hành nền kinh tế, đảm bảo giải quyết các mối quan hệ trong nền
kinh tế trên cơ sở vận dụng đúng các quy luật, nguyên lý kinh tế, đồng thời phát huy tối đa
vai trò điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực mà nền kinh tế thị
trường không tự vận hành tốt. Trong đó có ngành Tài nguyên và Môi trường.
Trước yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế và xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác quản lý Tài nguyên và bảo vệ môi trường
còn bộc lộ nhiều bất cập. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường về Tài nguyên và môi
trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt. Tài nguyên
chưa được coi là nguồn lực đặc biệt quan trọng, vai trò và giá trị của tài nguyên chưa được
nhận thức đầy đủ, đánh giá đúng tầm và phù hợp với các nguyên tắc, quy luật của kinh tế
thị trường. Bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xem là thước đo
hiệu quả và tính bền vững của các hoạt động kinh tế. Thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường chậm được đổi mới, còn nặng tính hành chính, bao cấp, hiệu lực quản lý nhà


nước chưa cao. Đóng góp của ngành tài nguyên và môi trường cho thu ngân sách và phát
triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều nguồn tài nguyên bị sử dụng


lãng phí, kém hiệu quả. Môi trường nhiều nơi bị suy thoái nghiêm trọng, để lại hậu quả
nặng nề và kéo dài.
Để có những chính sách và giải pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế trên đây,
đồng thời nâng cao hơn nữa vị thế của ngành Tài nguyên và môi trường trong nền kinh tế
quốc dân, rất cần những nghiên cứu tổng quan về các vấn đề về tiếp cận thị trường trong
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đánh giá thực trạng các vấn đề nêu trên ở nước
ta, từ đó có những định hướng phù hợp cho thực tiễn đặt ra với công tác quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
Xuất phát từ vấn đề trên, học viên lựa chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất một số
biện pháp kinh tế hoá ngành Tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh Hoà
bình”.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
-

Tổng hợp cơ sở lý luận về đẩy mạnh kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường.

-

Ứng dụng cơ sở lý luận về đẩy mạnh kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường
để phân tích thực trạng kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.

-

Đề xuất mô hình áp dụng kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và
một số ứng dụng tại tỉnh Hoà Bình.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề về cơ sở lý luận và phân tích
thực trạng về đẩy mạnh kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam để từ đó
rút ra mô hình áp dụng kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường và một số ứng dụng
tại tỉnh Hoà Bình – nơi tác giả đang công tác.
c.Các dung chính của Luận văn:
Chương I: Cơ sở lý luận về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường: Tác
giả đã trình bày khái quát lý thuyết về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi
trường, bao gồm các khái niệm về kinh tế hóa, nhân tố ảnh hưởng và nội dung, khả năng
vận dụng trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Những nội dung này sẽ làm cơ sở


lý luận cho việc phân tích thực trạng về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi
trường Việt Nam và đề xuất một số mô hình ứng dụng trong các chương tiếp theo
Chương 2: Thực trạng kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường ở Việt Nam: Tác giả đã
phân tích đánh giá thực trạng kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trên
các mặt: định giá, lượng hoá và hạch toán TN&MT; cơ chế bao cấp, xin – cho trong
QLTN&BVMT; ứng dụng các công cụ kinh tế trong QLTN&BVMT; phát triển các loại thị
trường về TN&MT, thương mại hoá thông tin, dữ liệu TN&MT. Mục đích của việc phân
tích, đánh giá thực trạng kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam nhằm chỉ
ra những ưu điểm cũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó để từ đó đề ra các giải
pháp đẩy mạnh kinh tế hoá trong các chương tiếp theo.
Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế về đẩy mạnh kinh tế hóa trong quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường: Tác giả tổng hợp một số kinh nghiệm về đấy mạnh kinh tế hoá trong quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của một số quốc gia trên thế giới (bao gồm các nước
lân cận, một số nước đang phát triển, một số nước phát triển...) từ đó đúc kết ra các bài học
kinh nghiệm để áp dụng vào tình hình thực tế nước ta tại chương tiếp theo

Chương 4: Rút ra mô hình áp dụng kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường Việt
Nam và tại tỉnh Hoà Bình: Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích tại các Chương I, II và tổng
hợp kinh nghiệm quốc tế tại chương III, tác giả đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ
bản góp phần hoàn thiện công tác quản lý Tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với cơ
chế kinh tế thị trường ở nước ta nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng.
d. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi
trường, những kinh nghiệm quốc tế về đẩy mạnh kinh tế hoá trong quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường.
e) Kết luận
Một số giải pháp được nếu trong Luận văn góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng,
. Tuy nhiên các giải pháp cho dù có tốt đến mấy cũng sẽ khó phát huy hết tác dụng của nó
nếu không có được sự đồng thuận và cam kết mạnh mẽ từ các cấp quản lý cũng như cần có
một sự thay đổi lớn trong tư duy của các nhà quản trị cấp cao, cấp trung.

e) Kết luận


Một số giải pháp được nếu trong Luận văn sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng, hiệu
quả trong công tác quản lý Tài nguyên và bảo vệ Môi trường. Tuy nhiên các giải pháp cho
dù có tốt đến mấy cũng sẽ khó phát huy hết tác dụng của nó nếu không có được sự đồng
thuận và cam kết mạnh mẽ từ các cấp quản lý cũng như cần có một sự thay đổi lớn trong tư
duy của các nhà quản trị cấp cao, cấp trung.



×