Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Bài giảng Kỹ năng quan sát - Trì Thị Minh Thúy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.3 KB, 32 trang )

Kỹ năng quan sát
trì thị minh thúy, phd

Sách tham khảo:
1. Ivey, A. E., & Ivey, M. B. (1999).
Intentional Interviewing and
Counseling (4th ed.). CA:
Brooks/Cole Publishing Company.
2. Ivey, A. E., Ivey, M. B., &


Tại sao cần kỹ năng quan sát?




Kỹ năng quan sát cho phép TVV lưu ý và hiểu
được hành vi của chính mình và của thân chủ
cũng như biểu mẫu/ mô hình (pattern)/ cách
của thân chủ khi nói bàn luận tình huống/ sự
việc then chốt.
Giúp lưu ý được hành vi không lời của TVV và
thân chủ.


Tại sao cần kỹ năng quan sát?







Giúp để ý được hành vi có lời của TVV và thân
chủ.
Giúp lưu ý được sự bất đồng, bất nhất, mâu
thuẫn xảy ra giữa TVV và thân chủ, trong hành
vi và lời nói của TVV và thân chủ.
Kỹ năng quan sát là một dụng cụ/ công cụ
quan trọng để xác định cách thân chủ lý giải
về thế giới.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh
vực sau:

Hành vi không lời.

Nhãn liên (eye contact), ngôn ngữ cơ
thể, giọng nói, nét mặt.

Sự thay đổi trong những hành vi trên
cho thấy thân chủ hứng thú hay không
thoải mái.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:

Hành vi không lời.

Thân chủ có thể nghiêng người về phía

trước khi thích thú một điều gì đó.

Hoặc thân chủ có thể khoanh tay/chéo
tay lại như một dấu hiệu không muốn
nghe hay tự vệ.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:

Hành vi không lời.
Những diễn tả trên khuôn mặt cần lưu ý:

Chau mày

Mím môi

Đỏ mặt

Mĩm cười không đúng lúc


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:

Hành vi không lời.
Lưu ý những thay đổi trong tư thế ngồi của
thân chủ:

TC chéo chân hoặc nhìn đi chỗ khác khi

TVV thách đố TC.

TC nắm chặt 1 tay và tay kia thả lỏng khi
nói về một người thân  cảm xúc yêu
ghét lẫn lộn.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Hành vi có lời

Từ then chốt/ Từ khóa

Lưu ý những từ hoặc cụm từ thân chủ lập đi
lập lại.

Lưu ý những cụm từ thân chủ nói to, lên
giọng. Những từ này ắt hẳn rất quan trọng đối
với thân chủ.

Quan sát sự thay đổi đề tài/chủ đề nói chuyện.
TVV có thể nói cho thân chủ biết về điều này
và hỏi thân chủ lý do thay đổi.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Hành vi có lời

Trừu tượng hay cụ thể





Một số thân chủ rất cụ thể khi kể về sự việc. Họ tập
trung vào từng chi tiết trong câu chuyện.
Thí dụ: Hôm qua, tôi đi làm về, tôi xuống xe, mở cửa
nhà. Ngôi nhà im lìm hơn bình thường. Mở cửa xong tôi
đi lên tam cấp rồi vào nhà. tôi không thấy vợ tôi ở nhà.
Tôi đi vào từng phòng trong nhà gọi vợ, nhưng cũng
không thấy.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Hành vi có lời

Trừu tượng hay cụ thể

Ngược lại, một số thân chủ rất trừu tượng khi
nói về nan đề của họ.

Thí dụ: “tương quan 2 vợ chồng không suông
sẻ, hai người không đồng quan điểm với
nhau”.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Hành vi có lời


TVV cần lưu ý xem thân chủ là người cụ thể
hay trừu tượng.

TVV cần điều chỉnh theo cách nói chuyện của
thân chủ.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Hành vi có lời

Đối với thân chủ cụ thể: TVV giúp họ trừu
tượng hơn qua việc thấy được kiểu mẫu/mô
hình hành vi của mình, lý giải được hành vi
của mình cũng như tình huống.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Hành vi có lời
Câu hỏi giúp thân chủ cụ thể trở nên trừu tượng
hơn:

“Em có thể cho cô biết sự việc đó có ý nghĩa
như thế nào đối với em?”

“Điều em nhớ nhất trong câu chuyện này là
gì?”


“Em thích nhất điều gì trong câu chuyện đó?”

“Em có thể làm gì khác để thay đổi phần kết
của câu chuyện?”


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Hành vi có lời

Những thân chủ cụ thể có thể thích hợp với
cách can thiệp hay giải quyết vấn đề cách cụ
thể.

Thuyết hành vi thích hợp với những thân chủ
này.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Hành vi có lời

Thân chủ trừu tượng thường dễ suy tư, phân
tích nhận thức và hành vi của mình.

Đối với những thân chủ quá trừu tượng thì rất
khó cho họ đưa ra những ví dụ cụ thể.

Họ thích phân tích hơn là hành động.


TVV giúp thân chủ trừu tượng nhìn đến những
điều cụ thể hơn.

Thích hợp với liệu pháp phân tâm học, và thân
chủ trọng tâm.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Hành vi có lời

Câu hỏi giúp thân chủ trừu tượng trở nên cụ
thể hơn:

“Bạn có thể cho tôi một ví dụ cụ thể?”


Cụ thể hay trừu tượng?
1.

2.

3.

4.

Em khóc cả ngày. Tối hôm qua em không
ngủ được, và cả ngày nay ăn không vô.
Tôi cảm thấy mặc cảm và kinh tởm bản thân
mình.

Tôi hôm qua, chúng tôi gặp nhau ăn tối ở nhà
hàng. Anh đến đón tôi đi và đưa tôi về nhà
bằng xe máy của anh.
Tôi là một người thất bại và tôi thấy tương lai
tôi thật mù mịt.


Cụ thể hay trừu tượng?
5.

6.

7.

8.

Mẹ em rất khó tính và lúc nào cũng kiểm soát
em. Em thấy thật ngột ngạt.
Sáng nào, tôi cũng phải kêu con thức dậy lúc
6g, chuẩn bị đồ ăn sáng cho con và nhắc nhở
con đem tập vở đầy đủ. Ăn sáng xong, tôi
đưa con đến trường lúc 7g.
Em chán lắm và mệt mỏi nữa. Em không
muốn gặp bất cứ ai hay làm bất cứ điều gì.
Ý tưởng “Tôi bất lực. Tôi vô dụng” hay đến
trong đầu em.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:

Hành vi có lời

Câu nói “Tôi” và câu nói “Người khác”:

Theo nhận thức của thân chủ, trách nhiệm liên
quan tới nan đề thuộc về ai: thân chủ hay
người khác được thể hiện qua câu nói của
thân chủ “Tôi” hay “Người khác”.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Hành vi có lời

“Tôi cố gắng hết sức để hòa hợp với người
yêu của tôi.” vs. “Đó là lỗi của anh ấy.”


“Em chưa chăm chỉ đủ. Em cần cố gắng hơn
nữa.” vs. “Cách đối xử không công bằng của
cô giáo làm cho em không muốn học.”


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Sự bất nhất/ Sự mâu thuẫn

“Con trai tôi rất hoàn hảo, nhưng nó không tôn
trọng tôi.”


“Em thực sự thương em con lắm” (nói với
giọng nhỏ, trầm và mắt giận dữ)

“Em không thể hợp được với bạn Lan” (giữa
thân chủ và người khác)


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Sự khác biệt và mâu thuẫn từ bên trong thân
chủ

Giữa hai hành vi không lời: thân chủ có thể
nói rất trôi chảy về một đề tài nhưng nếu quan
sát kỹ thì thấy rằng dù thân chủ cười nhưng
bàn tay lại nắm chặt.

Giữa hai câu nói: Trong một câu nói, thân
chủ có thể đưa ra 2 ý tưởng hoàn toàn trái
ngược nhau (“Con trai tôi rất hoàn hảo, nhưng
nó không tôn trọng tôi.”)


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Sự khác biệt và mâu thuẫn từ bên trong thân
chủ

Giữa điều thân chủ nói và điều thân chủ
làm: Một phụ huynh có thể nói rằng rất

thương con nhưng lại hay đánh đập con.

Giữa lời nói và hành vi không lời: “Câu hỏi
đó đâu có làm em khó chịu” (nói với gương
mặt đỏ bừng và bàn tay nắm chặt).


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Sự khác biệt và mâu thuẫn từ bên trong thân
chủ

Nghẹn lời, nói lắp, do dự ngập ngừng: Khi
đối mặt với những vấn đề khó hoặc phải nói ra
một điều không thoải mái, thân chủ thường có
những biểu hiện: khàn giọng, tằng hắng, cà
lâm, do dự ngập ngừng.


Kỹ năng quan sát tập trung vào ba lãnh vực
sau:
Sự khác biệt và mâu thuẫn giữa thân chủ và
thế giới bên ngoài

Giữa thân chủ và người khác: để ý đến và
tìm ra mâu thuẫn trong tương quan với người
khác là một vài trò chủ đạo của TVV.



×