Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh THPT là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.83 KB, 4 trang )

Phùng Thị Hằng

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

94(06): 117 - 120

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Phùng Thị Hằng*
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT
Giao tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nó có mặt trong mọi hoạt động của con
người. Nhờ có giao tiếp mà con người có thể hình thành và phát triển tâm lý - nhân cách một cách
toàn diện để có thể gia nhập vào cuộc sống xã hội đa dạng và phức tạp. Hiện nay, vấn đề giao tiếp
của học sinh Trung học phổ thông (HS THPT) nói chung, HS THPT là người dân tộc thiểu số
(DTTS) nói riêng đang được quan tâm nghiên cứu. Trong bài báo này, tác giả đề cập đến một số
đặc điểm giao tiếp của HS THPT là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên như: đặc điểm về nhu cầu
giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, từ đó đưa ra ý kiến đề xuất góp phần khắc phục
những hạn chế trong giao tiếp của các em.
Từ khóa: Giao tiếp, đặc điểm giao tiếp, học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số.

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong xã hội, giao tiếp không chỉ là điều kiện
để con người tồn tại mà còn là điều kiện để
con người hình thành và phát triển nhân cách.
Thông qua giao tiếp, các cá nhân gia nhập vào
các mối quan hệ xã hội với những cá nhân
khác và với toàn xã hội. Các mối quan hệ cá
nhân càng phong phú, đa dạng thì bản chất
con người càng thể hiện rõ nét.


Thanh niên nói chung, HS THPT nói riêng là
lứa tuổi đang định hình về nhân cách. Đối với
lứa tuổi này, giao tiếp trong nhóm bạn, trong
các hoạt động chung; giao tiếp ngoài xã hội...
có ý nghĩa quan trọng đối với sự trưởng thành
về nhiều mặt của các em như: trình độ nhận
thức, thế giới quan, đời sống tình cảm... Hiện
nay, với xu thế hội nhập và phát triển toàn
cầu, những biến động của đời sống thực tiễn
đã ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ,
đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống của các
em. Điều này đòi hỏi các em phải được chuẩn
bị và chủ động tự chuẩn bị cho mình về nhiều
mặt, đặc biệt là tri thức về con người, về sự
giao tiếp của con người trong xã hội. Chỉ có
như vậy các em mới đủ sức sống nội tâm lành
mạnh để làm giầu thêm những giá trị tinh
thần cho chính bản thân, đồng thời góp phần
tôn vinh những tinh hoa, những giá trị văn
hoá chân chính của dân tộc mình.
*

Tel: 0978.378.399

Thái Nguyên là một trong các tỉnh thuộc khu
vực Đông Bắc của Tổ quốc, là nơi cư trú của
nhiều đồng bào các DTTS như: Tày, Nùng,
Mông, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ... Thực tế cho
thấy, sự hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh DTTS nói chung, HS THPT là

người DTTS nói riêng thường chịu sự tác
động mạnh mẽ của những điều kiện dạy và
học dưới ảnh hưởng của điều kiện kinh tế,
văn hoá, xã hội ở miền núi. Về lĩnh vực giao
tiếp, bên cạnh những đặc điểm chung của lứa
tuổi, ở HS DTTS còn có những nét riêng.
Việc nghiên cứu, phát hiện những nét riêng
này tạo cơ sở thực tiễn giúp các nhà giáo dục
lựa chọn các biện pháp tác động phù hợp, góp
phần phát triển toàn diện nhân cách cho HS
THPT là người DTTS có ý nghĩa thiết thực.
KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
- Về khách thể điều tra: Chúng tôi tiến hành
khảo sát 450 HS THPT là người DTTS ở tỉnh
Thái Nguyên (gồm 3 trường: trường THPT
Định Hoá, trường THPT Phú Lương, trường
PT Vùng cao Việt Bắc). Ngoài ra, chúng tôi
còn tiến hành khảo sát 50 giáo viên thuộc các
trường THPT nói trên.
- Về phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử
dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp quan sát, phương pháp
đàm thoại, phương pháp trắc nghiệm, phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi...
117

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Phùng Thị Hằng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
* Nhu cầu giao tiếp của HS THPT là người
DTTS ở tỉnh Thái Nguyên
Để tìm hiểu về nhu cầu giao tiếp của HS,
chúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm nhu cầu
giao tiếp (P.O). Kết quả thu được thể hiện ở
bảng 1.
Nhận xét bảng 1:
- Nhìn chung, HS THPT là người DTTS ở
tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu giao tiếp rất
thấp, đa số ở mức Trung bình thấp và Thấp
(chiếm tới 79,11%).
- Nhu cầu giao tiếp của HS có sự phân hoá
khá rõ rệt. Cụ thể, nhu cầu giao tiếp của các
em được thể hiện ở cả 5 mức độ: Thấp, Trung
bình thấp, Trung bình, Trên trung bình, Cao.
Tuy nhiên, số HS có nhu cầu giao tiếp từ mức
Trung bình trở lên chỉ chiếm 20,9%, chênh
lệch so với hai mức Trung bình thấp và Thấp
là 58,2%.

94(06): 117 - 120

- So sánh nhu cầu giao tiếp giữa nam và nữ

thấy có sự khác biệt. Nhìn chung, HS nữ có
nhu cầu giao tiếp thấp hơn HS nam. Cụ thể, ở
mức độ Thấp, HS nữ chiếm tỷ lệ 58,48%
trong khi HS nam chiếm tỷ lệ 37%...
Có thể giải thích thực trạng nêu trên dựa vào
đặc điểm tâm lý và điều kiện giao tiếp của HS
THPT là người DTTS. Đối với HS DTTS,
điều kiện, môi trường giao tiếp có nhiều hạn
chế, phạm vi giao tiếp hạn hẹp, chủ yếu các
em giao tiếp với bạn bè, người thân trong
làng, bản, xã... Mặt khác, so với HS nam, các
em HS nữ thường tỏ ra rụt rè, nhút nhát, kín
đáo hơn trong giao tiếp... Tất cả những điều
này có ảnh hưởng đến mức độ và nhu cầu
giao tiếp của HS THPT là người DTTS.
* Đối tượng giao tiếp của HS THPT là người
DTTS ở tỉnh Thái Nguyên
Tìm hiểu về đối tượng giao tiếp của HS
THPT là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.

Bảng 1. Nhu cầu giao tiếp của HS THPT là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên
Mức độ
Thấp
Trung bình thấp
Trung bình
Trên trung bình
Cao
Σn


SL
51
64
52
6
0
173

Nam
%
29.48
37.0
30.05
3.47
0
100.0

TB
3
1
2
4
5

Nữ
%
28.52
58.48
7.22
4.33

1.44
100.0

SL
79
162
20
12
4
277

TB
2
1
3
4
5

SL
130
226
72
18
4
450

Tổng
%
28.89
50.22

16.0
4.0
0.89
100.0

TB
2
1
3
4
5

Bảng 2. Đối tượng giao tiếp của HS THPT là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Đối tượng giao tiếp
Bạn cùng trường, lớp
Bạn khác trường, lớp
Bạn cùng thôn, bản

Bạn khác thôn, bản
Bạn cùng giới
Bạn khác giới
Bạn thân, bạn "tồng"
Cha mẹ, thầy cô giáo
Bạn cùng dân tộc
Bạn khác dân tộc
Đối tượng khác

Tự đánh giá
của HS
TB
X
2.91
2.03
2.40
2.0
2.90
2.45
2.92
2.34
2.42
2.44
2.38

2
10
7
11
3

4
1
9
6
5
8

Đánh giá của GV

Tổng hợp

X

TB

X

TB

2.95
1.87
2.55
1.84
2.74
2.39
2.97
2.35
2.71
2.42
2.36


2
10
5
11
3
7
1
9
4
6
8

2.93
1.99
2.44
1.96
2.86
2.43
2.94
2.34
2.49
2.43
2.37

2
9
5
10
3

6
1
8
4
6
7

118

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Phùng Thị Hằng

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

94(06): 117 - 120

Nhận xét bảng 2:
- Theo kết quả tự đánh giá của HS và đánh
giá của GV, đối tượng giao tiếp của HS
THPT là người DTTS khá đa dạng: bạn cùng
trường, lớp; bạn khác trường, lớp; bạn cùng
dân tộc, bạn khác dân tộc; cha mẹ, thầy, cô
giáo... Tuy nhiên, mức độ giao tiếp của các
em với các đối tượng khác nhau có sự khác
nhau. Nhìn chung, đối tượng được các em
giao tiếp thường xuyên nhất, bao gồm: bạn


sống, học tập trong cùng một môi trường...
Những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu
cầu, mức độ giao tiếp của các em.
* Nội dung giao tiếp của HS THPT là người
DTTS ở tỉnh Thái Nguyên

thân, bạn "tồng" với X = 2,94 (xếp thứ bậc

- Nội dung giao tiếp của HS THPT là người
DTTS khá đa dạng. Cụ thể, có 12 chủ đề,
nội dung được đề cập tới. Tuy nhiên, mức
độ giao tiếp ở những nội dung khác nhau có
sự khác nhau.
- Những nội dung được HS đề cập đến nhiều
nhất, bao gồm: "phim ảnh, thể thao, chuyện

1); bạn cùng trường, lớp với X = 2,93 (xếp
thứ bậc 2), bạn cùng giới với X = 2,86 (xếp
thứ bậc 3). Bạn khác trường, lớp; bạn khác
thôn, bản là những đối tượng ít được các em
giao tiếp, với X = 1,99 và X = 1,96.
- Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ giao tiếp
của HS THPT là người DTTS với các đối
tượng khác nhau chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
môi trường giao tiếp, không gian giao tiếp và
tính chất của các mối quan hệ của các em. Bạn
thân, bạn "tồng" là những người bạn gần gũi,
thân thiết, gắn bó về tình cảm; các em coi nhau
như anh em ruột thịt, cùng nhau chia ngọt, sẻ

bùi... Mặt khác, bạn cùng trường, lớp là những
người bạn thường xuyên gặp gỡ; các em chung

Kết quả khảo sát về nội dung giao tiếp của HS
THPT và người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên
được thể hiện ở bảng 3.
Nhận xét bảng 3:

phiếm" với X = 2,73 (xếp thứ bậc 1), "nội dung
học tập, phương pháp học tập", với X = 2,49
(xếp thứ bậc 2), "các hoạt động diễn ra trong
trường, lớp" với X = 2,44 (xếp thứ bậc 3). Các
nội dung ít được HS quan tâm, chia sẻ bao
gồm: "dự định chọn nghề", "nhận xét, đánh
giá về người khác", "các vấn đề an ninh, thời
sự, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, quốc
tế và địa phương"...

Bảng 3. Nội dung giao tiếp của HS THPT là người DTTS ở tỉnh Thái Nguyên
STT

Nội dung giao tiếp

1
2
3

Nội dung học tập, phương pháp học tập
Phim ảnh, thể thao, chuyện phiếm
Nếp sống sinh hoạt hàng ngày

Tình cảm riêng tư: tình bạn, tình yêu, hôn nhân,
gia đình
Các vấn đề an ninh, thời sự, kinh tế, chính trị,
xã hội trong nước, quốc tế và địa phương
Nhận xét, đánh giá về người khác
Dự định chọn nghề (chọn trường, chọn khối thi,
chọn lớp thi ...)
Việc làm trong tương lai
Sở thích, nguyện vọng, ước mơ, lý tưởng của
bản thân
Các hoạt động diễn ra trong trường, lớp
Phong tục, tập quán của dân tộc mình
Cách nhìn nhận về cuộc sống...

4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nam

Nữ

Chung


X

TB

X

TB

X

TB

2.56
2.78
2.22

3
1
5

2.56
2.71
2.11

2
1
7

2.49
2.73

2.14

2
1
6

2.04

8

1.71

11

1.80

11

2.11

7

1.84

10

1.92

10


1.89

10

1.99

9

1.96

9

2.22

5

2.04

8

2.09

8

2.19

6

2.23


5

2.22

5

2.37

4

2.33

4

2.34

4

2.59
1.96
2.22

2
9
5

2.39
2.19
2.11


3
6
7

2.44
2.12
2.14

3
7
6

119

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Phùng Thị Hằng

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Thực trạng này cho thấy, những vấn đề cần
thiết đối với cuộc sống và tương lai của HS
THPT là người DTTS như: vấn đề định
hướng giá trị nghề nghiệp, vấn đề lựa chọn
khối thi, trường thi, chọn nghề sao cho phù
hợp với năng khiếu, sở trường, năng lực của
bản thân; vấn đề tự đánh giá về mình và đánh

giá về người khác, xây dựng biểu tượng đúng
đắn về bản thân; các vấn đề thời sự kinh tế chính trị - xã hội trong và ngoài nước ... đã
không được các em quan tâm đúng mức. Điều
này sẽ làm hạn chế kết quả học tập, phấn đấu
và tự rèn luyện nhân cách của các em.
- Kết quả khảo sát cho thấy, sự hạn chế về
nhu cầu giao tiếp của HS THPT là người
DTTS ở tỉnh Thái Nguyên có liên quan đến
sự hạn chế về đối tượng giao tiếp và nội dung
giao tiếp của các em.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy:
HS THPT là người dân tộc thiểu số ở tỉnh
Thái Nguyên có nhu cầu giao tiếp rất thấp;
đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp của
các em còn hạn hẹp. Những điều này gây cản
trở cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách
ở các em.
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
- Về phía gia đình: Cần động viên, khuyến
khích, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh
thần để các em có thể tham gia tích cực vào
các hoạt động tập thể, từ đó hình thành, phát
triển tính tự tin và kỹ năng giao tiếp ở các em.
Mặt khác, gia đình cần phối hợp chặt chẽ với

94(06): 117 - 120

nhà trường và xã hội, kịp thời phát hiện, uốn
nắn những sai sót về giao tiếp ở các em, tạo

môi trường giao tiếp thuận lợi để các em phát
triển toàn diện về nhân cách.
- Về phía nhà trường và các tổ chức, đoàn thể
xã hội:
Cần đa dạng hoá các hoạt động giáo dục, các
hình thức hoạt động ngoại khoá, giao lưu, tổ
chức mô hình câu lạc bộ kỹ năng sống...
nhằm tạo điều kiện phát huy tính tích cực,
sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho
HS: kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi; kỹ
năng thuyết trình trước tập thể; kỹ năng lập
luận, diễn giải một vấn đề...
Tích cực phấn đấu xây dựng trường học thân
thiện, HS tích cực: xây dựng khối đoàn kết,
gắn bó, tạo không khí thân thiện, chia sẻ, cởi
mở... trong nhà trường, giúp HS tự tin, hoà
đồng cùng tập thể...
- Về phía HS: Cần tích cực, chủ động trong
giao tiếp, trong các hoạt động chung; có ý
thức khắc phục những hạn chế của bản thân
và tự rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (chủ biên), Đỗ Thị Châu, Nguyễn
Thạc (2009), Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách,
Nxb Đại học Sư phạm.
2. Phùng Thị Hằng (2008), Một số đặc điểm giao
tiếp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng, Luận
án Tiến sĩ Tâm lý học.
3. Nguyễn Quang Uẩn (2002), Tâm lý học đại
cương, Nxb Đại học Sư phạm.


SUMMARY
SOME CHARACTERISTICS OF COMMUNICATION OF ETHNIC MINORITY
PUPILS IN THAI NGUYEN PROVINCE
Phung Thi Hang*
College of Education - TNU
Communication plays an important role in social life as it is found in all human activities. Thanks
to communication, humans can form and develop their psychology - a comprehensive personality
to be able to join the various and complex social life. Currently, the communication problems of
high school students in general, and ethnic minority high school students in particular are
interested by the researcher. In this paper, the author refers to some communication characteristics
of the ethnic minority high school students in Thai Nguyen province, such as characteristics of
communication needs, communication objects and contents of communication, thereby making
proposals to help the students overcome their limitations in communication.
Key words: Communication, communication features, high school students from ethnic minorities
Ngày nhận: 16/05/2012; Ngày phản biện:24/05/2012; Ngày duyệt đăng:12/06/2012
*

Tel: 0978.378.399

120

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×