Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

luận văn đại học sư phạm hà nội Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.66 KB, 120 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuốn bản thảo Triết học (1844) Mác viết: “Con người tạo ra
hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”,
qua đó ông khẳng định vai trò hoạt động cải biến xã hội vô cùng to lớn của
con người cũng như những ảnh hưởng ngược trở lại của xã hội đang không
ngừng biến động đối với bản thân con người. Tuy nhiên, xét về mặt vai trò thì
Mác đồng thời chỉ rõ rằng: con người, bằng hoạt động lao động của mình,
sáng tạo ra xã hội, tức là con người có sức tác động mạnh mẽ đối với sự phát
triển của xã hội. Mặt khác, con người sống trong xã hội luôn hoạt động nhằm
chiếm lĩnh những “cái” mà họ cho là có ý nghĩa đối với họ - những giá trị của
xã hội. Những giá trị xã hội ấy không bất biến, tùy thời điểm, tùy hình thái
kinh tế cũng như tùy thuộc vào thể chế xã hội mà con người sẽ lựa chọn
những giá trị khác nhau. Do đó, việc con người lựa chọn những giá trị nào sẽ
kéo theo phương hướng hoạt động sống của họ, đến lượt mình, những hoạt
động này lại tác động trực tiếp tới sự phát triển của xã hội.
Ngày càng nhận thức rõ tư tưởng trên của Mác nên Đảng và Nhà
nước ta những năm gần đây đã đặt con người vào vị trí trung tâm của các
chiến lược phát triển xã hội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn
xã hội Việt Nam đang thực hiện những bước chuyển toàn diện từ nền kinh
tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
quản lý của Nhà nước, một giai đoạn diễn ra nhiều biến động lớn về hệ giá
trị của các tầng lớp, các lứa tuổi, các ngành nghề,… Tại đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ 7, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng cương lĩnh và chiến lược
ổn định kinh tế - xã hội (1991 – 2000) trong đó đề ra mục tiêu: “Lấy việc
phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển
1
nhanh và bền vững. Đứng trước sự nghiệp cao cả đó, giáo dục nói chung và
nhà trường sư phạm nói riêng phải nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng
yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, tạo ra những con người đủ sức và đủ
tài để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, “tăng


cường đầu tư vào phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ”.
Về mặt lý luận, trong cấu trúc hoạt động của cá nhân, định hướng giá
trị tạo thành mặt nội dung của xu hướng nhân cách. Nhưng nhân cách không
được sinh ra cùng lúc với cá thể người, nhân cách được sinh thành trong quá
trình con người sinh sống, hoạt động dưới tác động của môi trường mà tác
động giáo dục đóng vai trò chủ đạo. Định hướng giá trị - một khía cạnh của
nhân cách do đó cũng không tự nhiên có, nó phải trải qua quá trình hình thành
lâu dài do tác động của môi trường sống, đặc biệt là của giáo dục. Câu hỏi đặt
ra là định hướng giá trị của mỗi người được hình thành ở thời điểm nào, thời
điểm nào phát triển rực rỡ nhất và đi vào trạng thái tương đối ổn định vào thời
điểm nào? Chúng ta ít nói đến việc xác định được định hướng giá trị bắt đầu
được hình thành (lứa tuổi nhi đồng) mà chủ yếu tập trung những nghiên cứu
vào giai đoạn hình thành định hướng giá trị mạnh mẽ nhất (lứa tuổi thanh
thiếu niên) hoặc tìm hiểu những thực trạng của định hướng giá trị đã được
hình thành tương đối ổn định (lứa tuổi thanh niên, trưởng thành), do đó đã tạo
ra một khoảng trống lớn trong bức tranh lý luận về sự hình thành và phát triển
định hướng giá trị của con người.
Giai đoạn hình thành những mầm mống của định hướng giá trị gần như
tương ứng với tuổi nhi đồng, lứa tuổi học sinh tiểu học, theo quy định của hệ
thống giáo dục. Ở lứa tuổi này, trẻ em rất hồn nhiên cùng với hoạt động chủ
đạo là hoạt động học tập, nhân cách của các em mặc dù đã là một chỉnh thể
2
trọn vẹn nhưng chưa được định hình. Có thể nói rằng “đối với học sinh tiểu
học, những gì có được trong nhân cách đều cần phải có sự tác động giáo dục
của mọi người trong cộng đồng. Những gì sẽ có trong nhân cách (bao gồm cả
định hướng giá trị) vẫn còn ở trước mắt các em. Những gì sẽ có đều phải có
được trong toàn bộ những thao tác giáo dục của người lớn ở ngày hôm nay”[2].
Các công trình nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề định
hướng giá trị đã được tiến hành từ lâu trên phạm vi toàn thế giới và đạt được

những thành tựu nhất định cả ở lĩnh vực lý thuyết lẫn phương pháp đo đạc.
Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu sự hình thành định hướng giá trị ở
lứa tuổi tiểu học.
Ở Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên
cứu về định hướng giá trị. Đặc biệt hơn, sự vận động của cơ chế kinh tế nhiều
thành phần kéo theo sự biến đổi mạnh mẽ của hệ thống định hướng giá trị của
các tầng lớp nhân dân lứa tuổi thanh thiếu niên, trưởng thành – những lứa tuổi
đang tác động trực tiếp đến sự phát triển của bộ mặt xã hội – nên đang thu hút
sự chú ý của các nhà nghiên cứu.
Nước ta gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau sinh sống, có dân tộc
chiếm đa số nhưng phần nhiều các dân tộc là thiểu số. Mỗi dân tộc mang một
đặc trưng văn hóa – truyền thống riêng nhưng đều hòa chung vào công cuộc
chuyển mình vĩ đại của đất nước trên lĩnh vực kinh tế và cả trên lĩnh vực các
hệ thống giá trị. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, những yếu tố văn hóa –
truyền thống khác biệt này sẽ tạo nên đặc trưng hình thành, biến đổi hệ thống
giá trị riêng của mỗi dân tộc. Đặc biệt là đối với các dân tộc sinh sống tại Tây
Nguyên, một địa bàn hiện nay đang được coi là điểm nóng về vấn đề dân tộc
với các sự kiện diễn biến hòa bình do các thế lực thù địch gây ra.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Nghiên cứu định hướng
giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài
luận văn thạc sĩ tâm lý học.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện một số biểu hiện về định hướng giá trị của học sinh lớp 5
người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất phương
hướng tác động giáo dục hình thành định hướng giá trị phù hợp.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người
dân tộc thiểu số.
- Khách thể nghiên cứu: 300 học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số (Ê

Đê, Xê Đăng, Dao, Hoa, Tày, Nùng, Mường…) đang học ở các trường tiểu
học tại vùng hai và vùng ba của tỉnh Đắk Lắk.
Có khảo sát đối chiếu với 300 học sinh lớp 5 người dân tộc đa số
(Kinh) đang học tại các trường tiểu học thuộc trung tâm thành phố Buôn
Ma Thuột.
4. Giả thuyết khoa học
Định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk
Lắk được hình thành tùy thuộc vào điều kiện học tập và sinh sống của các em;
nhà trường có thể tác động tích cực đến sự hình thành định hướng giá trị cho
các em.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng các luận điểm, khái niệm công cụ, phương pháp tiếp cận
làm cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu.
- Xây dựng phương pháp nghiên cứu cụ thể và tiến hành điều tra khảo
sát thực trạng nhận thức, biểu hiện và nguyên nhân hình thành định hướng giá
trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.
- Xây dựng phương pháp và tiến hành các biện pháp thử nghiệm tác
động sư phạm nhằm tìm ra cách thức tác động giáo dục hình thành định
hướng giá trị phù hợp cho học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.
4
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài này, với khả năng và điều kiện có hạn,
chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tính đặc trưng và xu
hướng biến đổi định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số
về những bổn phận cần phải rèn luyện của các em trong học tập và cuộc sống
hằng ngày để xứng đáng là “con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”.
- Về khách thể và địa bàn nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu các em học
sinh lớp 5 là người dân tộc thiểu số đang học tại các trường tiểu học ở vùng
hai và vùng ba (xem phụ lục 4) của tỉnh Đắk Lắk. Có khảo sát đối chiếu với

các em học sinh là người dân tộc đa số (dân tộc Kinh) cùng độ tuổi đang học
tại các trường tiểu học ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp thử nghiệm tác động
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ
CỦA HỌC SINH LỚP 5 NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI ĐẮK LẮK
1.1. Điểm một số công trình nghiên cứu về định hướng giá trị
Trào lưu nghiên cứu giá trị bắt đầu từ thời cổ đại với các triết gia Platon
(427 - 347 TCN), Aristote (328 - 322 TCN) và Protago.
Đến thời hiện đại, tiên phong là các nhà triết học Đức I. Kant (1729 -
1804), R.H. Lốtgiơ (1817 - 1881), sau đó nhà triết học – tâm lý học người Áo
Ph. Brêtanô (1876 - 1894) tiếp nối với lý luận lấy phức hợp cảm xúc làm cơ
sở của giá trị.
Đại diện cho nửa đầu thế kỷ XX có Hácman (1910 - 1973), mở đầu cho
giá trị học hiện đại. Cho đến lúc này, vấn đề giá trị và định hướng giá trị vẫn
còn trong phạm vi nghiên cứu lý luận, chưa được tiến hành nghiên cứu trên
phạm vi thực tiễn.
Từ những năm 50, những nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị
bằng thực nghiệm đã bắt đầu được tiến hành và phát triển sâu rộng. Những
nghiên cứu thực nghiệm về giá trị trong giai đoạn đầu triển khai trên cơ sở lý
thuyết của Parsons nhằm đi tìm các “giá trị cơ bản” là những giá trị được cho
rằng một khi đã hình thành thì khó thay đổi bất chấp những rối loạn tâm lý xã
hội, do đó có thể trở thành cơ sở đáng tin cậy của kế hoạch hóa. Ở thời điểm
lúc ấy, người ta phổ biến cách suy nghĩ cho rằng giá trị là một đại lượng xác

định quan niệm hy vọng và khả năng hành động xã hội, đại lượng này ổn định
và bền chắc khó biến đổi hoặc nếu có biến đổi đi chăng nữa thì cũng diễn ra
trong một khoảng thời gian rất dài.
Nhưng bước vào thập kỷ 70 trở đi, suy nghĩ trên đã thay đổi, đánh dấu
bằng những nghiên cứu thực nghiệm về giá trị trên một quan điểm mới mang
6
tính đối lập. Đó là những quan điểm cho rằng giá trị có thể biến đổi và những
quan điểm về sự biến đổi lâu dài của giá trị được gọi là hệ khái niệm biến đổi
giá trị. Ở giai đoạn này, các nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở các quan
niệm tâm lý học với một nhân vật trung tâm là Ronald Inglehart. Trong một
bài viết vào năm 1971, lần đầu tiên Inglehart đã đưa ra một lập luận cho rằng
có sự chuyển đổi về giá trị giữa các thế hệ từ giá trị duy vật (hiện đại) sang
hậu duy vật (hậu hiện đại) đang diễn ra tại các nước công nghiệp tiên tiến.
Luận điểm trên của Inglehart đã bị phản kháng mạnh mẽ bởi dư luận của các
nhà nghiên cứu thời bấy giờ cứ khăng khăng cho rằng không hề có sự biến
đổi xã hội nào diễn ra cả, sự thay đổi chẳng qua chỉ là sự khác biệt về vòng
đời và sự khác biệt về vòng đời này sẽ mất đi khi những thế hệ trẻ hơn già đi.
Tuy nhiên, đến thập kỷ 90 thì những người chống lại quan điểm của Inglehart
cũng bắt đầu phải đi đến chỗ công nhận rằng ở các nước phương Tây định
hướng giá trị đang chuyển dịch khi kết quả của một cuộc nghiên cứu đồ sộ
(được Quỹ khoa học châu Âu tài trợ) được công bố.
Có thể nói kể từ thập kỷ 70 đến nay, những nghiên cứu về giá trị và
định hướng giá trị được tiến hành rất nhiều dưới góc độ tâm lý học đại cương,
tâm lý học xã hội và xã hội học. Người ta đã khái quát chúng thành 7 hướng
nghiên cứu chính:
- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu về nhận thức của thanh niên và các vấn
đề về định hướng giá trị của họ trên phương diện tâm lý học xã hội.
Các công trình nghiên cứu tâm lý học xã hội về định hướng giá trị chọn
nhận thức của thanh niên làm đối tượng nghiên cứu, đo đạc cấu trúc và sự
phát triển định hướng giá trị của thanh niên trong mối tương quan với sự biến

đổi, phát triển của xã hội. Các nhà nghiên cứu tiêu biểu của hướng này là: Pê-
ta-e-min Mi-tep, Szbó Ildibó, A.I. Dontsov, I.I. Prokopev, N.A. Sukimanova,
7
L.E. Vedmedjeva, B.A. Parakhonxki, M.Kh. Titma, Fu.M. Zukov, I.V.
Imedadze.
- Hướng thứ 2: Nghiên cứu sự phát triển ý thức của thanh niên; đo
lường những chỉ báo về đời sống cá nhân, lao động, thái độ đối với những vấn
đề chính trị - xã hội; thu thập những chỉ báo về đời sống và lợi ích cá nhân.
Theo hướng này có các nhà nghiên cứu như: Anotoli Opxiannicov, A.G.
Kuznesov, Wang Lu và Xie Weihe, R. Inglehart cũng là một nhà nghiên cứu
tiêu biểu của hướng trên. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu lớn của
các viện: Viện Hàn lâm khoa học Nga, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật
Bản, Viện khảo sát châu Âu…
- Hướng thứ 3: Các nhà nghiên cứu theo hướng này có: N.A. Volkova,
E.F. Rubako, N.D. Sako, N.V. Rogova, B.C. Kruglov, V.I. Ginijetsinxki…
Tập trung nghiên cứu đặc điểm và sự phát triển của hệ thống định hướng giá
trị cá nhân theo các lứa tuổi khác nhau: lứa tuổi phổ thông, sinh viên và các
nhóm lứa tuổi trung gian.
- Hướng thứ 4: Nghiên cứu về mối quan hệ qua lại của các định hướng
giá trị và các đặc điểm cá nhân như N.A. Volkova, E.F. Rưbako, T.G.
Sukhanova, K.D. Safranxkaija, O.V. Iakimovich… hoặc nghiên cứu về mối
quan hệ qua lại giữa các định hướng giá trị với định hướng nghề nghiệp như
V.N. Kunjisina, Z. Ransenbakh, N.B. Njesterova…
- Hướng thứ 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của định hướng giá trị đối với sự
điều chỉnh các quan hệ qua lại trong nhóm. Điển hình có các nhà nghiên cứu:
V.I. Ginijetsinxki, R.V. Alisanskenje, L.E. Komarova, N.A. Sukimanova…
- Hướng thứ 6: Nghiên cứu giao thoa văn hóa trong tâm lý học được
các nhà tâm lý học trên thế giới đặc biệt quan tâm những thập kỷ gần đây. Nổi
bật là những nghiên cứu về vấn đề giá trị, định hướng giá trị giao thoa văn
8

hóa và ngày càng phát triển các lý thuyết và phương hướng đo đạc theo các
chiều trên tiêu chuẩn, mức độ riêng biệt: Thang đo ACL của Gough và
Helbrun, RVS của Rokeach, T-IC của Triandis, INDCOL của Hui, ICIAI của
Matsumoto…
- Hướng thứ 7: Nghiên cứu và triển khai vấn đề giáo dục giá trị. Dự án
quốc tế về chương trình giáo dục những giá trị sống và sức ảnh hưởng lan tỏa
to lớn của nó trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á như Thái
Lan, Philippin, Indonesia…
Các kết quả nghiên cứu từ những hướng trên đã phản ánh tính đa dạng
của các cách tiếp cận khác nhau, những hệ thống phương pháp nghiên cứu
khác nhau nhằm phát hiện bản chất, quy luật của vấn đề giá trị, định hướng
giá trị. Cho đến nay, vấn đề giá trị và định hướng giá trị vẫn là một vấn đề hết
sức phức tạp, ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà tâm lý học nói riêng
và các nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học xã hội nói chung.
Trong tất cả các hướng nghiên cứu đã nêu, chỉ có hướng thứ 3 tiếp cận
vấn đề giá trị, định hướng giá trị theo các giai đoạn lứa tuổi. Hơn nữa, những
nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị ở lứa tuổi học sinh tiểu học rất ít,
dường như chỉ làm nền tảng cho sự tập trung chú ý nghiên cứu ở các lứa tuổi
lớn hơn, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên.
Ở Việt Nam, vấn đề giá trị và định hướng giá trị tuy đã được quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt là từ những năm 90 trở lại đây, nhưng cho đến nay vấn
đề này vẫn còn là một vấn đề mang tính chất mới mẻ cả về phương diện lý
luận cũng như thực tiễn.
Về phương diện nghiên cứu lý luận, có thể kể đến các bài viết của các
tác giả sau:
Đào Hiền Phương: “Định hướng giá trị - một việc làm cần thiết”, tạp
chí Nghiên cứu giáo dục số 2 năm 1991.
9
Lê Đức Phúc: “Giá trị và định hướng giá trị”, tạp chí Nghiên cứu giáo
dục số 12 năm 1992.

Nguyễn Sinh Huy: “Định hướng giá trị và nhân văn quốc tế cho học
sinh”, tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 1 năm 1993.
Trần Trọng Thủy: “Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách”, tạp chí
Nghiên cứu giáo dục số 7 năm 1997.
Đỗ Long: “Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ”, tạp chí
Nghiên cứu giáo dục số 3 tháng 6 năm 1999.
Nhìn chung, những nghiên cứu lý luận trên hầu hết mới chỉ tiến hành
trên phạm vi hẹp, xung quanh khái niệm giá trị và định hướng giá trị cũng
như vai trò, ý nghĩa của nó.
Về phương diện nghiên cứu thực tiễn, ngay từ những năm 1987 – 1988,
Viện nghiên cứu thanh niên trong đề tài nghiên cứu về “Thực trạng gia đình
trẻ” đã đề cập đến định hướng giá trị của những cặp vợ chồng trẻ hiện nay.
Đến năm 1989, Viện xã hội học trong đề tài “Chuyển đổi về cơ cấu xã
hội và định hướng giá trị ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ” cũng đã quan tâm
đến định hướng giá trị của các nhóm xã hội có độ tuổi khác nhau ở các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ.
Các đề tài trên và sau đó là các đề tài: “Tình hình sinh viên” năm 1990,
“Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đối với thanh niên” năm 1992 –
1994 cùng của Viện nghiên cứu thanh niên, đều chỉ nghiên cứu vấn đề giá trị
và định hướng giá trị một cách chung chung vì các đề tài trên gồm nhiều nội
dung khác nhau trong đó giá trị và định hướng giá trị chỉ là một nội dung nhỏ.
Những đề tài đặt trọng tâm vào vấn đề giá trị, định hướng giá trị cũng
tương đối nhiều: Năm 1993 – 1995, Đỗ Ngọc Hà nghiên cứu mâu thuẫn thế
hệ trên cơ sở tiếp cận sự khác biệt về định hướng giá trị giữa các nhóm xã hội
10
theo lứa tuổi trong đề tài “Mâu thuẫn thế hệ trong xã hội ta hiện nay – thực
trạng và giải pháp”; Đặc biệt là vào năm 1991 – 1995, nhà nước ta triển khai
chương trình khoa học cấp Nhà nước KX – 07 “Con người Việt Nam – mục
tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” đã thực hiện đề tài KX về
giá trị, định hướng giá trị. Hoặc vào năm 1998 – 2000, trung tâm nghiên cứu

tâm lý học – sinh lý học lứa tuổi đã thực hiện đề tài “Xác định mức độ tác
động định hướng của một số giá trị đối với hoạt động ở học sinh trung học
phổ thông”.
Cũng có thể kể đến những nghiên cứu thực tiễn của các luận án khoa học:
Năm 1996, Nguyễn Thị Khoa với luận án Phó tiến sĩ khoa học sư
phạm tâm lý “Định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ trí
thức hiện nay”. Cũng trong năm này, Dương Tự Đam với luận án Phó tiến
sĩ triết học “Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp
đổi mới ở Việt Nam”.
Vào năm 1998 có luận án Tiến sĩ tâm lý học “Những đặc trưng tâm lý
của định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam hiện đại”.
Năm 2002 có Đỗ Ngọc Hà với luận án Tiến sĩ tâm lý học “Định hướng
giá trị của thanh niên sinh viên hiện nay” và luận án Tiến sĩ tâm lý học “Ảnh
hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh
niên” của Cấn Hữu Hải.
Và một số luận văn cao học của các tác giả:
Năm 2000 có luận văn cao học của Đặng Thị Thủy “Tìm hiểu định
hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của giáo viên trường Cao đẳng
Sư phạm Hải Phòng”.
Năm 2001 Nguyễn Thanh Quý viết “Nghiên cứu định hướng giá trị nghề
nghiệp của học sinh phổ thông trung học dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang”.
11
Năm 2003, Trần Thị Chanh với luận văn “Định hướng giá trị nghề dạy
học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam”.
Năm 2004 tác giả Nông Đình Đức nghiên cứu về “Định hướng giá trị
nghề nghiệp của học sinh dân tộc thiểu số”
Năm 2005 có 2 luận văn: một của Phạm Thị Thu Huyền “Định hướng
giá trị chất lượng cuộc sống của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên
Quang” và một của Vũ Thị Ngọc Lan “Định hướng giá trị nghề nghiệp trong
dự định chọn nghề của học sinh trung học phổ thông Yên Viên”.

Vào năm 2006 Ngô Thanh Huyền cũng nghiên cứu về “Định hướng giá
trị nghề nghiệp và tính tích cực học nghề của sinh viên trường Đại học sư
phạm thể dục thể thao Hà Tây”.
Có thể nói, trên cả 2 phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
vấn đề giá trị và định hướng giá trị ở Việt Nam đã đạt được những thành quả
nhất định, vừa có độ sâu sắc vừa có sự phong phú. Tuy nhiên ngoài luận văn
của Nông Đình Đức có đề cập đến định hướng giá trị ở đối tượng học sinh
dân tộc thiểu số thì hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về giá trị và
định hướng giá trị ở đối tượng là học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh tiểu
học người dân tộc thiểu số.
1.2. Lý luận về giá trị và định hướng giá trị
1.2.1. Lý luận về giá trị
Thuật ngữ giá trị đã xuất hiện rất sớm trong vốn từ vựng của nhân loại,
tuy nhiên phải trải qua một chặng đường lịch sử dài thuật ngữ này mới xác định
được vị trí của mình với tư cách là một khái niệm khoa học. Như các khái niệm
khoa học khác, trong thời Cổ đại và Trung đại, những hiểu biết về khái niệm
giá trị và giá trị học gắn liền với người mẹ lớn Triết học. Mãi đến cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, giá trị học mới được tách ra và trở thành một ngành khoa
12
học độc lập. Lúc này, thuật ngữ giá trị đã trở thành một khái niệm khoa học,
khái niệm trung tâm của giá trị học. Sau đó, khái niệm giá trị ngày càng được
sử dụng phổ biến trong các ngành khoa học như Triết học, Kinh tế học, Xã hội
học, Giáo dục học, Đạo đức học… các ngành khoa học xã hội nói chung.
Có lẽ chính việc sử dụng khá rộng rãi khái niệm giá trị như thế đã khiến
cho người ta khó mà đi đến chỗ thống nhất với nhau về một khái niệm giá trị.
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm giá trị được đưa ra trên cơ sở các quan điểm
khác nhau và các cách tiếp cận khác nhau. Nhưng nhìn chung, vẫn có thể khái
quát các khái niệm giá trị được đưa ra đó theo 3 hướng chính:
• Hướng nghiên cứu thứ nhất: Tiếp cận khái niệm giá trị theo
hướng từ nguyên học

Thuật ngữ “giá trị” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: “Axia”, nghĩa là
“giá trị”.
Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết (1979) định nghĩa như sau: “Giá
trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới
chung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói
chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên,
mà là bởi tính chất cuốn hút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt
động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ
xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu
hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và
mục đích”[25, tr 51-52].
Tiếng Anh có hai thuật ngữ tương đương với thuật ngữ giá trị:
“Value” và “Worth”. Hai thuật ngữ này có khi được dùng để định nghĩa lẫn
nhau, như trong Từ điển Oxford (1952), nhưng thực chất chúng có khác
nhau: “Value” chỉ có nghĩa là “giá trị”, “giá cả”, “ý nghĩa”; “Worth” ngoài
13
nghĩa là “giá trị”, “giá cả” còn có nghĩa là “phẩm chất”, “phẩm giá”. Ngày
nay người Anh thường dùng thuật ngữ “Value” bao hàm nghĩa của cả 2
thuật ngữ “Value” và “Worth”.
Từ điển Đức viết: “Giá trị (triết học) là ý nghĩa tích cực của một chủ
thể hoặc khách thể trong mối quan hệ qua lại với những chủ thể hoặc khách
thể khác”[25, tr 49].
Định nghĩa về giá trị của Từ điển tiếng Việt (2006) là:
1) Cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt
nào đó.
2) Tác dụng, hiệu lực.
3) Lao động xã hội của những người sản xuất hàng hóa, kết tinh trong
sản phẩm hàng hóa.
4) Số đo của một đại lượng, hay số đo được thay thế bằng một ký hiệu.
Giáo sư Nguyễn Lân trong quyển Từ điển Hán - Việt (1989) nêu 3

nghĩa của “giá trị”:
1) Là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hóa, biểu hiện một số lao
động trừu tượng của xã hội đã hao phí vào việc sản xuất ra hàng hóa.
2) Phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hoặc con người.
3) Phẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao.
Hay như trong Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng chủ biên (1999) có
viết về khái niệm định hướng giá trị như sau:
1- Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, giúp chủ thể đánh giá
thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó;
2- Phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng.
Đây là hướng nghiên cứu chủ yếu nhằm đưa ra khái niệm giá trị một
cách chung chung nhất, phổ thông nhất, khái quát nhất mà một khái niệm có
14
thể có được. Tiếp cận theo hướng này chỉ phân tích được ý nghĩa của thuật
ngữ chứ chưa nêu lên được bản chất của “giá trị”.
• Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu nội hàm khái niệm giá trị
Nếu cấu trúc giá trị bao gồm các thành tố: Khách thể, chủ thể và mối
quan hệ giữa chúng được biểu hiện bằng sơ đồ dưới đây:
Mối quan hệ
Sơ đồ 1.1. Các thành tố của giá trị
Thì trong hướng nghiên cứu này lại chia ra làm 3 nhóm nghiên cứu nhỏ
hơn, tập trung lần lượt vào 3 thành tố trong cấu trúc của sơ đồ ấy:
- Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tính khách thể của giá trị
Theo hướng nhấn mạnh tính khách thể hay khách quan của giá trị, các
nhà nghiên cứu chủ yếu định nghĩa giá trị dựa trên lợi ích của các sự vật –
hiện tượng, các quá trình, ý tưởng… mà chúng trực tiếp thỏa mãn nhu cầu và
mối quan tâm của con người. Cụ thể như sau:
Tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng: “Giá trị là những sản phẩm hoạt
động sáng tạo của con người qua các thời kỳ phát triển lịch sử xã hội, nó có
chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người, đảm

bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội”. [16, tr 8]
Hay tác giả người Mỹ J.H. Fichter, theo ông: “Tất cả cái gì có ích lợi,
đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá
trị” [25, tr 53].
15
2
1
3
Khách thể
(Tác dụng, ý nghĩa, ích lợi)
Chủ thể
(Nhận thức, lý tưởng…)
Hoặc tài liệu “Giáo dục giá trị của Bộ văn hóa giáo dục thể thao
Philippin” viết: “Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và cần có;
tiền bạc và nhà cửa… có giá trị vì chúng được công nhận là có ích và việc
mong muốn có được những thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của
con người. Không chỉ có hàng hóa vật chất mà những lý tưởng, khái niệm đều
có giá trị như “sự thật”, “lương thiện” và công lý””[25, tr 54].
V.P. Tugarinov (Liên Xô) cũng có quan điểm: “Giá trị là những khách
thể, những hiện tượng và những thuộc tính của chúng, mà tất cả đều cần thiết
cho con người (ích lợi, hứng thú,…) của một xã hội hay một giai cấp nào đó
cũng như một cá nhân riêng lẻ, với tư cách là phương tiện thỏa mãn những
nhu cầu và lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và những ý định
với tư cách là chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng”[25, tr 54].
Cùng trong hướng này, nhà bác học Ba Lan J. Sêpanski cho rằng giá trị
thể hiện ở “bất cứ một đối tượng nào, vật chất hay tinh thần, đối tượng thực tế
hay tưởng tượng, mà đối với nó, cá nhân hay nhóm có một cách đánh giá nhất
định và quy cho nó vai trò quan trọng trong đời sống của mình và xem sự cố
gắng chiếm hữu nó là một tất yếu”[11, tr 114].
Tác giả Trần Trọng Thủy và tác giả Nguyễn Kế Hào cũng là những đại

biểu của hướng nghiên cứu này. Trần Trọng Thủy quan niệm: “Giá trị là một
hiện tượng xã hội điển hình biểu thị các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính và
quan hệ của hiện thực, các tư tưởng chuẩn mực, mục đích lý tưởng, các hiện
tượng của tự nhiên và xã hội được con người tạo ra hoặc không được con
người tạo ra, nhưng đều phục vụ cho sự tiến bộ xã hội và phát triển cá nhân
con người”[7, tr 26]. Còn Nguyễn Kế Hào lại hiểu: “giá trị được hiểu là cái
làm cho sự vật và hiện tượng với thuộc tính vốn có của nó trở nên có ích lợi,
có ý nghĩa, là đáng quý đối với cá nhân, nhóm người hoặc xã hội”[14, tr 4].
16
Một ví dụ nữa cho hướng nghiên cứu này là khái niệm giá trị do M.M.
Rozental (chủ biên) đưa ra trong cuốn Từ điển triết học của Liên Xô: “Giá trị
- những định nghĩa về mặt xã hội của khách thể trong thế giới xung quanh,
nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con
người và xã hội (cái lợi, thiện và ác, cái đẹp cái xấu nằm trong những hiện
tượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên)”[25, tr 52].
Nhóm định nghĩa theo hướng nghiên cứu này đã nhấn mạnh giá trị
khách quan của những sự vật – hiện tượng của thế giới xung quanh cũng như
ý nghĩa của nó đối với chủ thể.
- Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể
Các nhà nghiên cứu theo hướng này xem giá trị như là một dạng quan
hệ có ý thức đặc biệt giữa chủ thể và khách thể, mà mấu chốt là thỏa mãn
những nhu cầu và lợi ích của chủ thể.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là I.T. Phrolov, ông nhấn mạnh:
“Giá trị là một dạng đặc trưng biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể và khách
thể, trong đó tính chất của khách thể được đánh giá tương ứng với việc thỏa
mãn những nhu cầu của chủ thể”[7, tr 27-28].
Tác giả Lê Đức Phúc đưa ra quan niệm: “Giá trị là cái có ý nghĩa đối
với xã hội, tập thể và cá nhân, phản ánh mối quan hệ chủ thể - khách thể được
đánh giá xuất phát từ điều kiện lịch sử - xã hội thực tế và phụ thuộc vào trình
độ phát triển nhân cách. Khi đã được nhận thức, đánh giá, lựa chọn, giá trị trở

nên động lực thúc đẩy con người theo một xu hướng nhất định”[21, tr 13].
L. Dramaliev (Bungari) lại cho rằng: “Giá trị là một thành tố khách
quan xã hội. Nó là một loại hiện tượng xã hội đặc biệt (một vật, đối tượng,
một liên hệ, một ý niệm khách quan hóa) thỏa mãn được những nhu cầu
nhất định của con người. Giá trị là một phẩm chất khách quan, một đặc
tính, một khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã trở thành rõ rệt trong quá
17
trình quan hệ qua lại có tính chất xã hội giữa người với người trong hành vi
thực tế của họ. Với tính cách là một khách thể xã hội, giá trị không thể tách
khỏi những nhu cầu, những mong muốn, những thái độ, những quan điểm
và những hành động của con người với tư cách là một chủ thể của các quan
hệ xã hội”[25, tr 54].
Nhóm định nghĩa này tập trung nhấn mạnh đến mối quan hệ qua lại
giữa chủ thể và khách thể, chính mối quan hệ này đã quyết định cái gì là giá
trị và cái gì không là giá trị, được đánh giá trực tiếp bởi mối quan hệ giữa chủ
thể với khách thể.
- Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tính chủ thể của giá trị
Những nhà nghiên cứu theo hướng này cho rằng những gì có ý nghĩa
được con người nhận thức, đánh giá, lựa chọn thì trở thành giá trị đối với bản
thân họ và trở thành động cơ cho họ hoạt động để chiếm lĩnh những giá trị đó.
Một trong số những người đi theo hướng định nghĩa khái niệm giá trị
này là Milton Rokeach, nhà tâm lý học người Mỹ. Trên cơ sở tổng kết kết quả
nghiên cứu giá trị của một loạt các tác giả như: I. Mriss, B. Smit, R. Vimis…
thuộc các ngành tâm lý học, xã hội học, triết học… Ông đã xây dựng quan
niệm về giá trị với ý nghĩa là một loại niềm tin trung tâm của hệ thống niềm
tin, niềm tin trung tâm này sẽ quyết định việc nên hay không nên hành động
như thế nào hoặc có đáng hay không đáng đạt được một tình trạng mục đích
nào đó của tồn tại. Theo đó, “Giá trị là quan niệm trừu tượng, có thể là tích
cực hoặc tiêu cực, không gắn liền với một đối tượng, hoàn cảnh cụ thể bên
ngoài, biểu thị sự tin tưởng của con người về các phương thức ứng xử lý

tưởng và mục đích dự kiến”[7, tr 26].
Hay như I.S. Nherxki cũng đưa ra quan niệm: “Trong sự phát triển cao
nhất của mình, giá trị chính là những lý tưởng của xã hội và trên cơ sở này cả
trong hoạt động cá nhân của con người”[7, tr 28-29].
18
V.B. Olsanxki định nghĩa: “Giá trị - đấy là những biểu hiện khái quát
và bền vững về những phúc lợi ưa chuộng và các cách thức chấp nhận chúng,
trong đó tập trung kinh nghiệm trước đây của chủ thể và trên cơ sở đó thông
qua những quyết định về hành động tiếp theo của nó”[7, tr 29].
Còn theo Kluckholn thì “Giá trị là quan niệm về điều mong muốn đặc
trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn
các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động”[11, tr 114].
Phạm Minh Hạc cho rằng khái niệm giá trị trong giá trị học có quan hệ
chặt chẽ với khái niệm chủ thể, tính chủ thể. “Tính chủ thể biểu hiện rõ nhất ở
tính mục đích của hành động, mà mục đích của hoạt động bao giờ cũng là làm
sao đạt tới cái mà mình coi nó là giá trị đối với bản thân. Từ đó, có thể đi tới
định nghĩa: giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động”[8, tr 150].
Còn I.M. Popova nhận định: “Giá trị nên hiểu rằng, là những biểu
hiện khái quát (biểu hiện giá trị), hiện lên như những lý tưởng xã hội,
những sắc thái đa dạng của nhận thức của xã hội và cá nhân, thực hiện
chức năng như những tiêu chuẩn lý tưởng để đánh giá, định hướng nhân
cách và xã hội”[7, tr 29].
Theo hướng định nghĩa này, khẳng định giá trị là những dạng thành tố
đặc biệt của nhận thức con người, được thể hiện trong cấu trúc nhận thức của
xã hội của con người bằng những lý tưởng; khái quát hóa bằng những biểu
tượng về các phúc lợi được ưa chuộng và các cách thức chấp nhận chúng;
những tiêu chuẩn lý tưởng để đánh giá định hướng cho nhân cách và xã hội.
Bản thân ý thức của con người không tạo ra giá trị, tính chủ thể ở đây phải
được hiểu rất rộng, từ nhu cầu, động cơ đến các hoạt động, như một số định
nghĩa coi giá trị như là những động cơ và nhu cầu cơ bản của con người.

19
• Hướng nghiên cứu thứ ba: Phân biệt khái niệm giá trị với các
khái niệm có liên quan như nhu cầu, động cơ…
Những thập kỷ gần đây, khái niệm giá trị được sử dụng phổ biến trong
các ngành khoa học xã hội, kéo theo đó là việc khái niệm giá trị bị sử dụng một
cách lầm lẫn với một số khái niệm có liên quan nhưng không đồng nhất với
khái niệm giá trị đã có sẵn trong các khoa học từ trước. Trong xã hội học và
chính trị học đã quy chiếu giá trị vào các khái niệm: khát vọng, mối quan tâm,
thái độ, trách nhiệm, chuẩn mực…; Trong tâm lý học dùng một loạt thuật ngữ
có liên quan như: nhu cầu, tình cảm, cảm hứng, thiên hướng, sở thích, động cơ,
thái độ…; Nhân chủng học nói đến: trách nhiệm, phong cách sống… Do đó
cần phải định biên lại khái niệm giá trị bằng cách phân biệt nó với những khái
niệm liên quan để khi sử dụng tránh sự lầm lẫn không đáng có.
Bước đầu là sự phân biệt khái niệm giá trị với khái niệm nhu cầu và
động cơ.
Khẳng định rằng giá trị không đồng nhất với ước muốn và nhu cầu. Các
nhu cầu được nảy sinh từ sự thiếu hụt, đó là những đòi hỏi tất yếu mà con
người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Ước muốn là sự mong mỏi
hướng đến một đối tượng hay một trạng thái nhất định, những ước muốn có
thể trở thành nhu cầu, trong đó pha trộn những ước muốn tương ứng. Còn giá
trị lại là những cái cần và có ích cho chủ thể.
Các giá trị cũng không phải là những động cơ. Động cơ là cái thôi thúc
con người hoạt động, là đối tượng mà hoạt động cần chiếm lĩnh. “Một giá trị
nào đó có thể có sức mạnh tương đối độc lập so với bất cứ động cơ đặc thù
nào đó, dù rằng theo một nghĩa nào đấy nó vẫn còn có chức năng là một hệ
thống động cơ” (Kluckholn, 1951)[25, tr 57].
Hành vi của con người chịu sự chi phối của nhiều nhân tố, cả khách
quan lẫn chủ quan như: nhu cầu, ước muốn, sở thích, động cơ, giá trị… khái
20
niệm giá trị một mặt phân biệt với các khái niệm khác có liên quan, mặt khác

nó có quan hệ với các khái niệm này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu khái niệm
giá trị theo hướng phân biệt nó với các khái niệm liên quan khác chỉ đem lại
kết quả là định biên cho khái niệm giá trị chứ vẫn chưa nêu bật được sâu sắc
và đầy đủ bản chất của giá trị.
Như vậy, qua việc trình bày, phân tích và đánh giá các hướng nhỏ
nghiên cứu khái niệm giá trị trong hướng nghiên cứu giá trị tiếp cận nội hàm
khái niệm nói trên có thể rút ra một số kết luận sau:
- Giá trị luôn mang tính khách quan: một giá trị náo đó xuất hiện, tồn
tại hay mất đi không phụ thuộc vào ý thức của con người (chủ thể trong các
quan hệ với sự vật – hiện tượng) mà nó phụ thuộc vào chính sự xuất hiện, tồn
tại hay mất đi một nhu cầu nào đó của con người, những nhu cầu này nảy sinh
từ yêu cầu của hoạt động thực tiễn chứ không phải do ý thức của con người.
Nói cách khác, giá trị chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ với nhu cầu của con
người. Tính chủ thể của giá trị được thể hiện ở chỗ tùy theo việc con người có
hay không có nhu cầu nào đó mà một sự vật – hiện tượng đối với con người là
có giá trị hay không có giá trị. Tóm lại, giá trị mang đồng thời tính khách
quan, tính chủ thể và tính chất liên hệ qua lại giữa chủ thể và khách thể.
- Giá trị là sản phẩm của quá trình hoạt động sống của con người trong
cộng đồng xã hội nên nó có tính lịch sử - xã hội và thực tiễn chính là tiêu
chuẩn của mọi giá trị.
- Giá trị là phương tiện để con người thỏa mãn nhu cầu, lợi ích nhằm
mục đích tiến bộ xã hội và phát triển cá nhân, tức là giá trị mang lại cho con
người khả năng tự phát triển.
- Khi đã được xác định, các giá trị sẽ trở thành những tiêu chuẩn cho sự
đánh giá, sự lực chọn. Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm
và hoạt động.
21
Có thể hiểu giá trị là những sự vật – hiện tượng của thế giới khách
quan và các thuộc tính của chúng; tồn tại trong mối quan hệ tích cực với nhu
cầu của cá nhân, nhóm, xã hội; thực hiện chức năng làm tiêu chuẩn lý tưởng

để đánh giá, định hướng cho cá nhân, nhóm và xã hội.
1.2.2. Lý luận về định hướng giá trị
1.2.2.1. Khái niệm định hướng giá trị
Giống như trường hợp khái niệm giá trị, khái niệm định hướng giá trị
cũng được sử dụng phổ biến trong nhiều khoa học xã hội khác nhau như triết
học, nhân chủng học, thẩm mỹ học, đạo đức học, xã hội học, tâm lý học xã
hội và tâm lý học đại cương… Do đó, đến lượt mình, khái niệm định hướng
giá trị cũng tất yếu trở nên một vấn đề phức tạp và nhiều hướng tiếp cận mà
việc tìm ra một khái niệm định hướng giá trị thống nhất giữa các nhà nghiên
cứu là một việc làm khó khăn và chưa thể thực hiện được. B. G. Ananhiev đã
nhận định về tình hình phức tạp của vấn đề nghiên cứu định hướng giá trị như
sau: “Có một trung tâm chung, ở đó trùng hợp các nghiên cứu của các nhà xã
hội học, tâm lý học xã hội và tâm lý học. Trung tâm đó là định hướng giá trị
của các nhóm, của cá nhân, mục đích chung trong hoạt động, định hướng
sống hoặc mục tiêu các hành vi của con người”[25, tr 66].
Tuy nhiên, trên cơ sở những khái niệm định hướng giá trị đã được các
nhà nghiên cứu đưa ra, chúng ta có thể khái quát thành hai hướng nghiên cứu
chính sau:
• Hướng nghiên cứu thứ nhất: Tập trung nghiên cứu nội hàm khái
niệm định hướng giá trị
Các nhà nghiên cứu theo hướng tập trung vào nội hàm khái niệm định
hướng giá trị đã tìm cách phân tích, tìm hiểu bản chất của vấn đề định hướng
giá trị để từ đó xây dựng nội hàm cho khái niệm định hướng giá trị. Theo
hướng nghiên cứu này lại có thể chia ra thành 3 hướng nghiên cứu nhỏ hơn:
22
- Hướng nghiên cứu xây dựng khái niệm định hướng giá trị xuất
phát từ “mối quan hệ” qua lại giữa chủ thể (cá nhân, nhóm hoặc xã hội)
với hệ thống giá trị
Định hướng giá trị là cơ sở của các đánh giá của chủ thể đối với thực tại.
Từ quan điểm của thuyết quan hệ, các định hướng giá trị đóng vai trò như là sự

biểu hiện chính xác mối quan hệ của cá nhân trong từng trường hợp cụ thể.
Theo hướng này, I.T. Lêvưkin cho rằng: Định hướng giá trị, tức là việc
đánh giá khả năng và tình hình hiện có, để xác định các phương tiện và
phương pháp nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra [25, tr 68].
A.V. Petrovxky và M.G. Jarosevxki cũng có cùng quan niệm: Định
hướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý
nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu
hướng, động cơ hoạt động. Như vậy, trong định hướng giá trị có quan hệ đến
các mặt nhận thức, ý chí và cảm xúc trong sự phát triển nhân cách [25, tr 67].
Trong quyển từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô có đưa ra định nghĩa:
“Định hướng giá trị là:
1) Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ giúp chủ thể đánh giá
thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó.
2) Phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của
chúng. Định hướng giá trị hình thành thông qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã
hội và thể hiện trong các mục đích, tư tưởng, chính kiến, ham muốn… của
nhân cách. Trong cấu trúc của hoạt động con người, định hướng giá trị gắn
liền với các đặc điểm nhận thức và ý chí của nhân cách. Hệ thống định hướng
giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở bên trong của
các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại”[25, tr 66].
23
Hay như một số nhà tâm lí học xã hội cho rằng: Hệ thống định hướng
giá trị phản ánh hệ tưởng và văn hóa xã hội, cơ sở bên trong của những quan
hệ của con người đối với những giá trị khác nhau có tính vật chất, chính trị,
tinh thần và đạo đức. Định hướng giá trị của nhóm hình thành trong quá trình
hoạt động cùng nhau (phụ thuộc vào quan hệ của nhóm trong hệ thống các
quan hệ xã hội).
Theo hướng này, các nhà nghiên cứu chủ yếu nhấn mạnh định hướng
giá trị như là “mối liên hệ” phản ánh sự đánh giá của chủ thể đối với hệ thống
giá trị nằm trong kinh nghiệm xã hội hay trong nền văn hóa nhân loại. “Mối

liên hệ” đó sẽ tạo thành định hướng giá trị và đóng vai trò cơ sở bên trong
định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.
- Hướng nghiên cứu định hướng giá trị nhấn mạnh tính mục đích,
tính đích
Đại biểu của hướng nghiên cứu này có thể kể đến: V.B. Olsanxki, A.G.
Zdnanomuxlor, V.A. Iadov, I.X. Kon, A.V. Petrovxki và V.V. Vodzinskaja,
K.D. Davưdov và M.Kh. Titma…
Đầu tiên là V.B. Olsanxki, khi nghiên cứu định hướng giá trị trong sự
lựa chọn mục đích đã coi chúng như là sự vươn tới của cá nhân trong nhóm
đến các hình thức khác nhau của giá trị xã hội [25, tr 68].
Cùng thời với Olsanxki, hai tác giả A.G. Zdraromưxlov và V.A. Iadov
đều cho định hướng giá trị là các mục đích. Định hướng giá trị được hiểu là
“sự hướng tới các mục đích của hoạt động sống và như những phương tiện để
đạt các mục đích này, quyết định bằng những điều kiện xã hội tổng quan cuộc
sống của cá thể”[7, tr 35].
I.X. Kon lại gọi những điểm định hướng tới các giá trị xã hội là mang
tính giá trị, còn bản thân các điểm tựa đó là hệ thống đầy đủ các mục đích,
24
nhờ đó các cá nhân hay nhóm tiếp nhận hoàn cảnh và lựa chọn cách thức hoạt
động sao cho phù hợp để đạt đến các mục đích đó: “định hướng giá trị là
những định hướng vào giá trị xã hội nào đó”[25, tr 67].
Khi nghiên cứu về thể thống nhất của nhóm và tập thể, các nhà tâm lí
học cũng xác nhận định hướng giá trị như là các mục đích. Nói đến nhận thức
về hoạt động của quan hệ giữa các cá thể, A.V. Petrovxki và cộng sự đã cho
rằng: thể thống nhất và điểm tựa giá trị được coi là mang tính thỏa thuận của
nhóm, như một tính chất xuyên suốt của hệ thống các quan hệ nội bộ trong
nhóm, các đánh giá, các mục đích và các thành viên trong nhóm trong quan
hệ với đối tượng có giá trị đối với việc thực hiện các mục đích trong hoạt
động của nhóm.
Tác giả V.V. Vodzinkaja xem định hướng giá trị là một hệ thống đích

của cá thể, ông viết: “Trong các đích có những đích mang tính đặc biệt được
hình thành trong quan hệ với các yếu tố của thực tế, có giá trị đặc biệt đối với
cá thể. Chúng tạo nên một hệ thống đích tương đối ổn định hoặc là định
hướng giá trị chi phối hành vi theo quan hệ đối với các sự vật và hiện tượng
của thế giới khách quan, đối với cuộc sống xã hội và đối với bản thân như
một thành viên xã hội”[7].
Hoặc như K.D. Davưdov với quan điểm: Định hướng giá trị là một hệ
thống các đích của cá nhân được khắc họa như quan hệ có tính lựa chọn của
cá thể đối với các giá trị. Nó tạo nên một cơ cấu nhất định có tính tổ chức
phân bậc và xác định phương hướng của cá thể.
Quan điểm của M.Kh.Titma về những định hướng giá trị cùng với các
mục đích có tính xác định hơn: “Các tiền đề của sự lựa chọn là những định
hướng giá trị, chứa đựng những mục đích mà lớp trẻ theo đuổi trực tiếp khi
lựa chọn nghề nghiệp… Chúng biểu hiện với tư cách vật mang các mục đích,
25

×