Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGUYỆT TRONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGUYỆT TRONG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI

Thành phố Hồ Chí Minh, 2011


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân, còn
nhờ có sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tận tình của quý thầy cô, gia đình, bạn bè và các
bạn đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến PGS-TS Nguyễn


Thành Thi, người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, giúp tôi giải quyết các vấn đề trong đề
tài, định hướng, gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư
phạm TPHCM đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Xin cảm ơn Phòng Sau đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm TPHCM, Thư
viện Khoa học Tổng hợp đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành và bảo vệ luận văn này.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, tổ Ngữ văn trường THPT Điểu Cải, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai đã tạo mọi thuận lợi trong công tác.
Sau cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Lê Thị Nguyệt Trong


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 3
MỤC LỤC ................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 7
1.Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 7
2.Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 9
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 13
4.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 13
5.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 13
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ................................................................................... 14
7. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................... 14

Chương 1: LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP – NHÌN TỪ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT . 16
1.1.Lời văn nghệ thuật ................................................................................................. 16
1.1.1.Khái niệm ..................................................................................................................16

1.1.2.Đặc điểm cơ bản của lời văn nghệ thuật ...................................................................17

1.2.Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ...... 22
1.2.1.Lời văn hướng tới cuộc sống đời thường với ba nguồn cảm hứng: phê phán, trữ
tình, chiêm nghiệm cuộc sống .............................................................................22
1.2.2.Lời văn tỉnh lược – cách thức để nhà văn thu hẹp tầm hiểu biết và sự tuyển chọn
thông tin khi kể chuyện ........................................................................................32
1.2.3.Lời văn “nhại” – cách thức để nhà văn nhìn nhận lại chân lý của cuộc đời ............35

1.3. Tiểu kết ................................................................................................................. 45


Chương 2: LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP– NHÌN TỪ DẠNG THỨC, CẤU TRÚC
DIỄN NGÔN ............................................................................................. 46
2.1.Đặc điểm chung của các thành phần lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp ............................................................................................................ 46
2.2.Diễn ngôn kể.......................................................................................................... 47
2.2.1.Việc dịch điểm nhìn, ngôi kể và sự vận động linh hoạt của diễn ngôn kể ...............47
2.2.2.Diễn ngôn kể chịu sự kiểm soát, chi phối bởi cái nhìn và giọng điệu của người kể
chuyện khách quan, không đáng tin cậy ..............................................................52

2.3.Diễn ngôn thoại ..................................................................................................... 57
2.3.1.Lời đối thoại ..............................................................................................................57
2.3.2.Lời độc thoại nội tâm ................................................................................................75

2.4.Diễn ngôn trữ tình ngoại đề ................................................................................... 81
2.4.1.Hình thức thơ và hình thức văn xuôi của trữ tình ngoại đề trong lời văn nghệ thuật
Nguyễn Huy Thiệp ...............................................................................................82
2.4.2.Âm hưởng hiện sinh đặc biệt của diễn ngôn trữ tình ngoại đề .................................88


2.5. Tiểu kết ................................................................................................................. 94

Chương 3 : LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP – NHÌN TỪ SỰ TƯƠNG TÁC VÀ ĐA DẠNG
THẨM MĨ ................................................................................................. 95
3.1.Sự đa dạng thẩm mĩ xuất phát từ sự đa dạng của phương tiện, chất liệu cơ bản của
lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................... 95
3.1.1.Sự đa dạng thẩm mĩ từ sự tương tác của các lớp từ vựng.........................................95
3.1.2.Sự đa dạng thẩm mĩ từ thế giới hình ảnh so ánh và ẩn dụ biểu tượng trong lời văn
nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp ......................................................................98

3.2.Sự đa dạng thẩm mĩ được mở rộng với hệ thống thành ngữ, tiếng lóng, tiếng chửi
........................................................................................................................... 103
3.2.1.Hệ thống thành ngữ đậm đặc được sử dụng như một phương tiện xây dựng lời văn
............................................................................................................................103


3.2.2.Tiếng lóng – phương tiện nghệ thuật tạo hiệu quả thẩm mĩ trong lời văn Nguyễn
Huy Thiệp ..........................................................................................................109
3.2.3.“Tiếng chửi” của nhân vật và người kể chuyện như một loại lời thoại đặc biệt trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .........................................................................111

3.3.Sự đa dạng thẩm mĩ qua cấu trúc câu văn và dạng thức liên kết câu trong văn bản
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........................................................................ 115
3.3.1.Câu văn ngắn, lời văn được tỉnh lược tối đa là hình thức cơ bản trong cấu trúc câu
văn của Nguyễn Huy Thiệp ...............................................................................115
3.3.2.Câu văn được lặp đi lặp lại trong một tác phẩm tạo chất thơ, chất cổ tích trong lời
văn truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ..................................................................118
3.3.3.Một số phương tiện liên kết câu đặc thù trong văn bản truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp ..................................................................................................................119

3.4.Hiệu quả của lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............ 122
3.5. Tiểu kết ............................................................................................................... 124

KẾT LUẬN ............................................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 128
PHỤ LỤC .................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Sau 1975, văn học vận động theo hướng dân chủ hóa. Các nhà văn không bị thôi
thúc bởi nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Văn học được quan tâm với tư cách là nghệ thuật
ngôn từ. Nhà văn quan tâm đến vấn đề đổi mới hình thức, ngôn ngữ nghệ thuật, và đổi
mới phong cách. Về phương diện nội dung, nhà văn phản ánh cuộc sống với cái nhìn đa
diện, đa chiều bởi hiện thực cuộc sống vốn “phức tạp, bề bộn nhiều niềm vui và nước
mắt, được và mất, chân và giả, cao cả và thấp hèn…”[56; 309]. Trong lĩnh vực truyện
ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu được xem là người “mở đường tinh anh” nhất, đi đầu
trong quá trình đổi mới văn học thì Nguyễn Huy Thiệp được nhìn nhận và đánh giá cao.
Ông được xem là một hiện tượng văn học độc đáo. Bởi lẽ, từ khi xuất hiện, Nguyễn Huy
Thiệp đã gây được sự chú ý, sau đó đã tạo nên một làn sóng dư luận xôn xao nhất cho sự
vận động của văn học đương đại. Mặc dù, gia tài văn học của ông chưa thật đồ sộ nhưng
những trang văn của ông lại có giá trị lớn lao. Huân chương văn học nghệ thuật của Pháp
trao tặng năm 2007 là một phần thưởng vinh dự cho nhà văn, đồng thời đã khẳng định
giá trị của những văn phẩm mà ông đã trình làng. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp, đa số các nhà phê bình đồng quan điểm về “ma lực” trong ngòi bút này. Chẳng
hạn, Mai Ngữ kết luận: tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã “gây bất ngờ, sửng sốt cho
người đọc, khiến mọi người phải suy nghĩ nghiêm túc về thực trạng xã hội hiện nay, về
sức mạnh và khả năng của văn học”[24; 418]. Hay Bùi Việt Thắng khẳng định: “Mỗi

truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều như “một khối thuốc nổ” làm tan vỡ nếp nghĩ bình
thường của độc giả.”[19; 351].
Ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp linh hoạt trên nhiều lĩnh vực: kịch; phê bình văn học,
tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy nhiên, truyện ngắn là lĩnh vực thành công nhất. Đọc
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, độc giả thường thấy xuất hiện nhiều kiểu nhân vật
mang trong mình cái ác, cái xấu xa, ti tiện. Cái mặt bản năng của con người, mặt trái của
những luân lí xã hội được vạch trần một cách không nhân nhượng; cái triết lí “ở hiền gặp
lành” bị đánh đổ. Các truyện Tướng về hưu, Không có vua, Những người thợ xẻ, Cún,
Giọt máu, Những ngọn gió Hua Tát… là những minh chứng. Văn Tâm cho rằng: “hiện
trạng con người bị tha hóa lần lượt hiện ra trong truyện ngắn nguyễn Huy Thiệp nhiều


khi quái đản ghê rợn khiến người đọc rùng mình…”[24; 300]. Nhưng cuối cùng, họ lại
nhận ra tinh thần nhân văn, nhân bản trong ngòi bút này. Đó là khi con người tẩy chay,
tránh xa các ác, thì cái ác bị đẩy lùi và cái thiện được nhân rộng.
Sự cuốn hút của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không chỉ ở những vấn đề phản
ánh mà còn ở sự độc đáo trong lời văn nghệ thuật, trong kĩ thuật viết văn của ông. Đặc
điểm thi pháp hậu hiện đại tìm thấy ở hình tượng nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn
của ông. La Khắc Hòa cho rằng: chính nhà văn là người mở đầu cho lối viết mới trong
kĩ thuật viết truyện ngắn “Khi Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài xuất hiện, ta thấy
có những dấu hiệu về một cuộc chia tay với nguyên tắc dụ ngôn cùng với những vị ngữ
bất biến, quen thuộc của nó…”[43; web]. Có thể nói, lối hành văn này đã tạo nên sức
hấp dẫn kì diệu khiến bao người “đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”. Khen có, chê có nhưng
chủ yếu ở nội dung phản ánh còn cách viết, lối sử dụng ngôn từ thì ai cũng thừa nhận
đây là một cây bút có tài năng. Đây là một lí do khiến người viết quan tâm nghiên cứu về
Nguyễn Huy Thiệp.
Lí luận văn học Marxist đề cao mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
của một tác phẩm văn học. Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là nghệ thuật
ngôn từ. Vì thế, khi xem xét một tác phẩm văn học nói riêng hay phong cách tác giả văn
học nói chung thì độc giả không thể không lưu ý đến mối quan hệ này. Cụ thể hơn là

xem xét cách thức vận dụng ngôn ngữ để làm sáng rõ nội dung mà nhà văn phản ánh.
Trong đó, lời văn nghệ thuật là một phương diện mang tính hình thức có chức năng cụ
thể hóa những tư tưởng nghệ thuật, mục đích sáng tác và phong cách của nhà văn. Vậy
nghiên cứu lời văn nghệ thuật chính là chọn điểm xuất phát để tìm hiểu sâu vào tư tưởng
bên trong mà nhà văn thể hiện thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình. Từ khi xuất
hiện trên văn đàn văn học đến nay đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu, bình luận truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, phương diện lời văn nghệ thuật thì vẫn còn là một
vùng đất còn nhiều khoảng trống, chưa được khai thác một cách tổng thể nên người viết
có tham vọng nghiên cứu một cách toàn diện về lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của
nhà văn này.
Trên đây là những lí do, là nguồn động lực chính khiến người viết chọn đề tài “Đặc
điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” làm đối tượng nghiên


cứu trong chương trình học của mình với hy vọng mở ra một hướng tiếp cận khoa học về
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn tài năng trong văn chương đương đại..

2.Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình xung quanh “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”
Nguyễn Huy Thiệp được xem là một hiện tượng văn học đặc biệt trong tiến trình
đổi mới văn học sau 1986. Nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp được đăng báo với
nhiều ý kiến khen chê, có lúc thành xung đột gay gắt. Mở đầu cho lời giới thiệu về tác
giả này, trong cuốn Tinh tuyển Văn học Việt Nam (tập Tám), Phạm Xuân Nguyên
viết:“Nguyễn Huy Thiệp là một “hiện tượng” (phenoumen) của Văn học Việt Nam cuối
thế kỷ XX. Sáng tác của ông là một đỉnh điểm của văn học thời kỳ đổi mới.”[79; 1005]
Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá cao ngay từ tập truyện đầu tay “Những ngọn gió
Hua Tát” (viết năm 1986, gồm 10 truyện được viết dưới hình thức giả cổ tích). Khi tác
phẩm thứ hai Tướng về hưu được đăng trên báo Văn nghệ số 20/ 06/ 1987, làn sóng dư
luận trở nên xôn xao, như một cơn lốc tác động mạnh mẽ đến những độc giả quan tâm.
Nhiều bài viết xoay quanh truyện ngắn này (Năm 1988, Trần Đạo có bài viết “Tướng về

hưu một tác phẩm có tính nghệ thuật” in trong sách Vẫy gọi nhau làm người; 1989,
trên báo Nhân dân, Nguyễn Mạnh Đẩu viết bài “Đôi điều cảm nhận sau khi đọc truyện
và xem phim Tướng về hưu”; năm 1994, Đặng Anh Đào viết bài “Khi ông “Tướng về
hưu” xuất hiện” in trong sách Tài năng và người thưởng thức…). Đa số đều công nhận,
đây là sản phẩm của một tài năng độc đáo. Tháng 04/ 1988, chùm truyện lịch sử “Kiếm
sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết” trình làng thì dư luận lại càng trở nên sôi nổi. Người khen
thì cũng khen hết lời, mà người chê thì cũng không tiếc chữ. Tạ Ngọc Liễn bài bác
Nguyễn Huy Thiệp, cho rằng tác giả đã “bôi nhọ các anh hùng dân tộc”, một số người
còn cho rằng Nguyễn Huy Thiệp thiếu cái tâm trong sáng trong sáng tác. Ngược lại,
Nguyễn Diệp nhân đọc Phẩm Tiết thì cho rằng nhà văn đã “tỏ ra có bản lĩnh đi theo một
con đường sáng tác của mình”. Lại Nguyên Ân bên vực tác giả với bài viết “Đọc văn
phải khác đọc sử”, ông viết: “Qua những Kiếm sắc, Vàng lửa, tôi nghĩ anh có điểm
nhấn riêng, theo kiểu văn học”. Đại đa số ý kiến cho rằng: văn của Nguyễn Huy Thiệp
đã đi gần đến cảm quan văn học hậu hiện đại. Các yếu tố huyền thoại trong sáng tác của
ông như một phương thức phản ánh hiện thực, và con người đương đại. Cái thực và cái
ảo trộn lẫn với nhau khó tách bạch như Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần,


Chảy đi sông ơi. Đặng Anh Đào tìm thấy chất thơ bay bổng trong Con gái thủy thần là
ở yếu tố huyền thoại bởi “bản thân huyền thoại thực sự bao giờ cũng là một hệ thống,
chứ không phải một cốt truyện có đầu có đuôi” (bài viết “Từ một nguyên tắc đa âm tới
một số hiện tượng văn học Việt Nam”). Tính chất đa thanh như một nguyên tắc chủ đạo
trong tiểu thuyết hiện đại. Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, Châu Minh Hùng phát biểu:
“Nguyễn Huy Thiệp tạo ra nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau bên
ngoài môi trường xã hội để tạo ra cuộc đối thoại không khoan nhượng giữa các nhân
vật.” [56; 278]
Nếu như “Văn chương là cuộc thám hiểm sức mạnh của ngôn ngữ” (Todorov) thì
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà thám hiểm đang đi vào tìm kiếm và khám phá sức mạnh
của ngôn từ. Lấy ngôn từ để diễn đạt tình ý, nhà văn đã “lạ hóa” cách viết. Có thể nói,
“lạ hóa” là một nguyên tắc sáng tác chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Nguyên tắc này tạo nên dấu ấn hậu hiện đại ở ngòi bút táo bạo này. Sự mới lạ trong lối
diễn đạt, lẫn trong hình tượng nghệ thuật là một trong số những nguyên nhân tạo nên
hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Điều này có thể điểm qua một số bài viết sau: “Một
trường hợp đang bàn cãi” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng, đăng trên báo Văn nghệ số
36 – 37, tháng 9, 1988; “Xung quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” của nhà phê
bình Hồng Diệu, đăng trên báo Văn nghệ Quân đội số 14, 1988 (bài viết đăng những ý
kiến khác nhau trong cuộc phỏng vấn của tác giả với nhà văn Bùi Hiển, Hồ Phương và
Bùi Bình Thi); “Về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”, bài viết trình bày một số ý kiến của
Hội đồng lí luận phê bình của Hội nhà văn và Viện Văn học, đăng trên báo văn nghệ
Quân đội số 4, 1989; “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài cảm nghĩ” của Nguyễn
Đăng Mạnh, đăng trên báo Cửa Việt, số 16, 1992; “Nhà văn hiện đại Việt Nam –
những giới hạn và sứ mệnh (suy nghĩ từ những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp) của
Trần Văn Toàn, in trong sách Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Từ những tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả bài viết đã nêu lên chân dung của nhà văn hiện đại
Việt Nam những năm sau đổi mới.
Đặc biệt, đáng chú ý là một số hướng tiếp cận mới đối với truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp qua một số công trình bài viết gần đây như:


– “Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp
Hậu hiện đại” Cao Kim Lan (2008) khẳng định dấu vết hệ hình hiện đại trong ba truyện
ngắn Vàng Lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp.
– “Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Thành Thi
(Tạp chí Nghiên cứu văn học số 5/2010, in lại có bổ sung trong tập tiểu luận phê bình
của chính tác giả: Văn học – thế giới mở, NXB Trẻ, 2010) khẳng định trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp có một âm hưởng hiện sinh khá bao trùm.
– “Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp như một dụ ngôn về lịch sử và quá trình viết
lại lịch sử” của Phạm Ngọc Lan (Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội, NXB Văn hóa Thông tin, 2010) vận dụng Đông phương luận để đọc truyện ngắn
Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp.

Trên đây là một số bài viết, một vài nhận định tiêu biểu xung quanh Nguyễn Huy
Thiệp. Dù lên tiếng chỉ trích gay gắt nhưng không ai không thừa nhận tài năng văn
chương của cây bút truyện ngắn này. Nói như Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình:
“Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng với
khát vọng dân chủ và đổi mới mà sự vận động ý thức xã hội cũng như văn học sau 1975
đem lại” [24; 545]

2.2. Các công trình nghiên cứu về lời văn nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp
Về cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật, đa số các ý kiến đều nhận thấy Nguyễn
Huy Thiệp là một tài năng độc đáo, có một văn phong rất lạ, không giống với bất cứ một
ai. Có rất nhiều bài viết trình bày một trong những khía cạnh cơ bản của lời văn như tính
đối thoại, hình thức lời thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu (Bài viết “Lời thoại trong
truyện ngắn Tướng về Hưu của Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Thị Hương); bàn về
“Yếu tố thơ trong văn của Nguyễn Huy Thiệp” của TN. Filimonova. Trong bài viết “Về
cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, tác giả Đông La đã chỉ ra chất triết
lí trong lời văn và đặc trưng về lối phát ngôn của nhân vật, câu văn của Nguyễn Huy
Thiệp…
Về yếu tố biểu tượng, Lê Thị Hồng Hạnh có bài viết “Biểu tượng nước trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”; Nguyễn Thị Thanh Xuân viết tiểu luận “Phê bình cổ
mẫu nước trong văn chương Việt Nam”, trong bài viết tác giả đã chọn sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp làm cơ sở minh họa. Cả hai tác giả đều hướng đến việc tìm kiếm


dòng chảy sâu kín của ngôn ngữ biểu tượng, mà cụ thể là biểu tượng nước, mạch ngầm
tạo nên giá trị tác phẩm của nhà văn. Về lời văn nhại, Lê Huy Bắc có công trình ““Bậc
hiền triết – con chó xồm” hay kĩ thuật nhại của Nguyễn Huy Thiệp”, tác giả tập trung
trình bày lối văn nhại được vận dụng như là một biện pháp nghệ thuật hiệu quả nhất của
Nguyễn Huy Thiệp. Mỗi bài viết đều có những phát hiện và lí giải riêng theo những định
kiến chủ quan của người đọc. Đó cũng do tính chất đa âm sắc trong truyện ngắn của ông
mang lại.

Trong chương trình Sau đại học, một số công trình nghiên cứu truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp được hội đồng khoa học công nhận và đánh giá cao. Luận văn Thạc
sĩ “Chất thơ trong truyện ngắn nguyễn Huy Thiệp” của học viên Tạ Thị Hường, năm
2001, đã đi vào tìm hiểu cặn kẽ các phương thức nghệ thuật tạo nên chất thơ, và các bài
thơ xen giữa truyện kể. Năm 2007, Hoàng Kim Oanh đã bảo vệ thành công luận văn
“Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, luận văn mang tính chất nghiên cứu tổng
hợp về đặc trưng truyện ngắn của nhà văn; luận văn có đề cập đến đặc trưng thủ pháp
nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp khi kể chuyện. Năm 2009, luận văn thạc sĩ “Người kể
chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Phạm Thị Thùy Trang đã nghiên
cứu một cách đầy đủ về hình thức người kể chuyện trong toàn bộ truyện ngắn của nhà
văn này. Như vậy, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có sức hấp dẫn lớn đối với người
nghiên cứu văn chương đương đại.
Năm 2001, Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp tất cả những bài phê bình của các nhà
văn, nhà phê bình, nhà sử học.. được đăng trên báo in thành sách với nhan đề “Đi tìm
Nguyễn Huy Thiệp” (gồm 54 bài viết), mỗi bài viết bàn về các khía cạnh khác nhau
xoay xung quanh truyện ngắn của chính tác giả. Tất cả những ý kiến đồng tình – phản
đối, khen – chê khác nhau. Các bài viết đều mang tính chất đối thoại với độc giả, tranh
luận lẫn nhau, tạo một cơ sở khách quan cho việc tiếp nhận tác phẩm văn học.
Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử vấn đề, người viết nhận thấy ở lời văn nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có một số vấn đề đã được giới độc giả quan tâm nghiên
cứu. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu vẫn mang tính đơn lẻ, thành phần. Đến ngày hôm
ngay vẫn chưa có một bài viết nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống.
Dựa trên những gợi mở bước đầu của những người đi trước, người viết có khát vọng tìm
hiểu nội dung này.


3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xoay xung quanh truyện ngắn của một nhà văn thì có rất nhiều phương diện để bàn
luận. Luận văn chỉ đi vào nghiên cứu một phương diện thuộc hình thức của tác phẩm

văn học trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Từ việc chọn lời văn nghệ thuật làm đối
tượng nghiên cứu, người viết hướng đến xác định cách thức tổ chức lời văn và các
phương tiện, các thành phần cơ bản nhất làm nên đặc trưng lời văn nghệ thuật của
Nguyễn Huy Thiệp ở lĩnh vực truyện ngắn.

3.2.

Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Huy Thiệp viết theo nhiều thể loại: kịch, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình,

truyện ngắn. Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Ý. Tuy
nhiên, lĩnh vực làm nên tên tuổi của ông là ở truyện ngắn. Ở đề tài này, người viết chỉ đi
vào nghiên cứu ở thể loại truyện ngắn, gồm 42 truyện (dựa trên nguồn: Tuyển tập truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, do Đỗ Hồng Hạnh tuyển chọn và hiệu đính, NXB Văn hóa Sài
Gòn, 2005).

4.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của người nghiên cứu khi thực hiện luận văn này là làm sáng tỏ một khía
cạnh cơ bản tạo nên tính đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là lời văn nghệ
thuật. Từ lời văn nghệ thuật để hiểu một cách sâu sắc thế giới hình tượng nghệ thuật
trong toàn bộ sáng tác của nhà văn là một hướng nghiên cứu văn học có cơ sở khoa học.
Đồng thời, qua việc nghiên cứu lời văn nghệ thuật, người viết muốn tìm hiểu phong cách
truyện ngắn của ngòi bút này và tìm cơ sở để khẳng định đóng góp của nhà văn đối với
sự phát triển của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đương đại.

5.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bài viết có sự vận dụng tổng hợp phương
pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như ngôn ngữ học; phong cách học, thi pháp
học,…



5.2. Phương pháp hệ thống: Phương pháp này giúp người nghiên cứu tạo lập cấu trúc
bài viết hoàn chỉnh, đồng thời đặt đối tương nghiên cứu trong hệ thống để thấy được tính
toàn diện.

5.3. Phương pháp loại hình: Cố gắng phân loại lời văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp theo một số hệ tiêu chí, luận văn xem xét lời văn nghệ thuật của ông từ góc độ loại
hình.

5.4. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các thao tác thống kê, so sánh văn học,… để từ đó
rút ra những kết luận có cơ sở khoa học, sát hợp với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
trong sự đối chiếu với các cây bút truyện ngắn tiêu biểu khác.

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
6.1 Về phương diện lí luận
Nghiên cứu “Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”
nhằm góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của văn học Việt
Nam hiện đại mà Nguyễn Huy Thiệp là một đại diện; đồng thời làm sáng tỏ sự cách tân,
sự “lạ hóa” trong cách thức tổ chức lời văn của tác giả. Từ đó, bài viết mở ra một hướng
tiếp cận khi đọc tác phẩm văn học đương đại.

6.2 Phương diện thực tiễn
Nghiên cứu “Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”
giúp cho việc tìm hiểu truyện ngắn của ông có một cơ sở khoa học. Việc nghiên cứu sẽ
thấy được những đóng góp của nhà văn cho sự nghiệp văn học dân tộc. Đồng thời, nó
cũng có một ý nghĩa thực tiễn cho người đọc và nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp.

7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương.

Chương 1: Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – nhìn từ
cảm hứng nghệ thuật. Ở chương này, luận văn đi từ cơ sở lí luận (đặc điểm lời văn
nghệ thuật) đến ba nguồn cảm hứng cơ bản trong sáng tác của tác giả; cách thức xây
dựng lời văn nhại, và lời văn tỉnh lược trong việc tổ chức lời văn.


Chương 2: Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – nhìn từ
dạng thức, cấu trúc diễn ngôn. Với ba diễn ngôn cơ bản: diễn ngôn kể, diễn ngôn
thoại và diễn ngôn trữ tình ngoại đề, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng được một hệ
thống lời văn nghệ thuật mang phong cách riêng.
Chương 3: Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – nhìn từ
sự tương tác và đa dạng thẩm mĩ. Trong chương này, luận văn tập trung triển khai sự
đa dạng thẩm mĩ trong sự tương tác giữa các lớp từ vựng, các phương thức tu từ, hệ
thống thành ngữ, tiếng lóng, tiếng chửi và các dạng thức liên kết câu trong lời văn
nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp.


Chương 1: LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP – NHÌN TỪ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT
1.1.Lời văn nghệ thuật
1.1.1.Khái niệm

Lời văn nghệ thuật được chú ý khi nghiên cứu một tác phẩm văn học hay một
phong cách tác giả. Để làm rõ khái niệm này, chúng ta cần phân biệt nó với các khái
niệm tương đồng như: ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học. Ở
một số trường hợp, chúng có thể dùng để thay thế cho nhau nhưng chúng hoàn toàn
không đồng nhất.

Ngôn ngữ nghệ thuật là “hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu
hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác
nghệ thuật”[60; 185]. Thuật ngữ này dùng chung cho mọi ngành nghệ thuật. Trong sáng
tác văn học, nhà văn dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Đây
là cơ sở để phân biệt tác phẩm văn học với các loại hình nghệ thuật khác. Về bản chất,
ngôn từ có khả năng biểu hiện “nhiều mặt của một hình tượng chủ thể lời nói”[60; 185]
như địa vị xã hội, giới tính, quan điểm sống. Đây chính là khả năng nghệ thuật của ngôn
từ. Khả năng nghệ thuật của ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật không hoàn toàn đồng nhất.
Khái niệm ngôn từ nghệ thuật được đặt ra để phân biệt với ngôn từ trong đời sống xã
hội. Cụ thể, ngôn từ nghệ thuật là chất liệu được nhà văn sáng tạo, tổ chức có dụng ý để
xây dựng hình tượng nhằm phản ánh đời sống và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình.
Đó là ngôn ngữ toàn dân được nghệ thuật hóa. Trong sáng tác văn chương, chức năng
thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật được đặc biệt lưu ý. Chức năng thẩm mĩ của ngôn từ
nghệ thuật chính là việc sáng tạo ra “thực tại nghệ thuật, khách thể thẩm mĩ, đồng thời
sáng tạo ra bản thân các hình tượng ngôn từ, các biểu tượng nghệ thuật, các hình thức
lời thơ, lời văn xuôi nghệ thuật”[79; 210] nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp nghệ thuật
của nhà văn với độc giả. Như vậy, nếu như ngôn từ nghệ thuật là chất liệu thì lời văn
nghệ thuật được xem là thành quả của quá trình lao động sáng tạo của người nghệ sĩ.
Khái niệm lời văn nghệ thuật có nội hàm hẹp hơn so với ngôn từ nghệ thuật. Theo
Từ điển Thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật là “dạng phát ngôn được tổ chức một
cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật”[33; 129]. Để hiểu


được lời văn nghệ thuật thì cần phải đặt nó trong toàn bộ ngữ cảnh mà văn bản nghệ
thuật đó tồn tại. Có thể xem văn học là nghệ thuật diễn ngôn. Lời văn nghệ thuật là một
chỉnh thể nghệ thuật được cấu thành bởi một hoặc nhiều thành phần diễn ngôn. Các
thành phần diễn ngôn trong một tác phẩm văn học như diễn ngôn thơ, diễn ngôn văn
xuôi, diễn ngôn trần thuật, diễn ngôn thoại (đối thoại – độc thoại) đều được xem là bộ
phận của lời văn nghệ thuật. Nghiên cứu lời văn nghệ thuật trên toàn bộ hệ thống diễn
ngôn sẽ cho ta thấy được mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, giữa ngôn ngữ và văn

học và giữa tính xã hội của văn học và tính thẩm mĩ nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật thực
chất là lời nói tự nhiên được nhà văn tổ chức theo quy luật nghệ thuật và nó là bộ phận
cơ bản để tạo nên văn bản ngôn từ.
1.1.2.Đặc điểm cơ bản của lời văn nghệ thuật

Lưu Hiệp viết: “Cái tâm (tinh thần) làm nảy sinh lời văn”[39; 113]. Luận điểm này
có thể hiểu rằng: lời văn là hình thức của tác phẩm, gắn bó máu thịt với nội dung, tư
tưởng mà nhà văn biểu đạt. Chính vì thế, các đặc điểm của lời văn nghệ trong tác phẩm
văn học thường gắn với nội dung mà nhà văn phản ánh cùng với quá trình sáng tạo nghệ
thuật.

1.1.2.1.Sự khác nhau giữa lời văn nghệ thuật với lời nói trong đời sống
Lời nói là sản phẩm của cá nhân, là sự vận dụng kho tàng ngôn ngữ của từng người
trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ngôn từ trong tác phẩm là một kiểu lời nói (lời văn) nghệ
thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm xã hội mà ông ta tiếp thu được. Lời văn
nghệ thuật chính là đối tượng của sự tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học.
Ðặc điểm chung của văn học nghệ thuật là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng.
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học. Tuy nhiên ngôn ngữ không phải là phương tiện
diễn đạt riêng của văn học vì nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống cũng sử dụng
ngôn ngữ. Trong văn học, ngôn ngữ là chất liệu, nhà văn sử dụng chất liệu ấy “nhào
nặn” thành lời văn. Lời văn trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật, là
thành quả của quá trình lao động sáng tạo của người nghệ sĩ. Nói như Maiacôpxki: Làm
thơ/ Chẳng khác gì khai thác/ Chất hiếm radium/ Lấy một gam/ Mất hàng năm lao lực/
Chỉ mỗi một từ/ Có khi mất đứt/ Hàng trăm nghìn/ Tấn quặng xỉn ngôn từ/. (Nói chuyện
với người thanh tra tài chánh).


Lời văn là một dạng của lời nói, nhưng không phải là lời nói trong giao tiếp thường
ngày. Lời nói trong tác phẩm văn học là một dạng thức của ngôn từ được tổ chức theo
quy luật nghệ thuật. Điểm khác nhau cơ bản của lời văn tác phẩm và lời nói trong giao

tiếp là: lời nói là phát ngôn được nói ra trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể vì thế nó phụ
thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp vào vai giao tiếp… nếu tách khỏi ngữ cảnh thì lời nói trở
nên vô nghĩa. Đồng thời, mỗi phát ngôn trong khi nói năng thường không trọn vẹn và
đầy đủ nội dung. Người nghe cần phải có sự liên hệ với các thông tin có trước trong
cùng một cuộc thoại và ngữ cảnh mà lời nói xuất hiện. Lời văn có tính độc lập hoàn
chỉnh trong bản thân nó, là lời nói của muôn đời. Nguyễn Du viết: “Trăm năm trong cõi
người ta; Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” (Truyện Kiều) đã trở thành lời nói của
muôn đời. Tiếng kêu của Chí Phèo “Ai cho tao lương thiện!” trong truyện ngắn cùng tên
của Nam Cao mãi mãi ám ảnh người đọc bởi đó là hình tượng tiếng kêu thống thiết của
con người bị xã hội làm cho tha hóa, không được làm người. Chính vì khác với lời nói
hằng ngày, lời văn mang tính cố định. Tính chất cố định mà lời văn nghệ thuật có được
là lời văn mang tính hình tượng “mọi hiện tượng, cảnh vật, con người trong văn học đều
muốn nói lên bằng lời văn nghệ thuật…về nguyên tắc, lời văn nghệ thuật phục tùng cấu
trúc hình tượng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ
thuật”[33; 130]. Lời văn nghệ thuật chính là lời của thế giới hình tượng, là lời của “một
chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định”[60; 315]. Vì thế, lời văn
nghệ thuật không là một hiện tượng cá biệt, nó trở thành lời nói chung của nhiều người.
Từ sự phân biệt ấy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các đặc trưng cơ bản của lời văn nghệ
thuật. Đó là lời văn mang tính hình tượng, “là lời của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã
hội có tầm khái quát nhất định” và tính tổ chức cao. Tính tổ chức cao nhằm mục đích
giải phóng hình tượng của từ, có nghĩa là nó làm cho ranh giới ý nghĩa khái niệm của từ
bị xóa nhòa mà nó mang một nét nghĩa khác thông qua sự kết hợp giữa các từ và ngữ
cảnh. Ngoài ra, lời văn nghệ thuật còn có tính hàm súc, tính biểu cảm và tính chính xác.

1.1.2.2.Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong tác phẩm
Lời văn nghệ thuật là một dạng thức của ngôn từ, được tổ chức theo quy luật nghệ
thuật trên những mặt cơ bản như: nội dung, phương pháp, phong cách, thể loại. Để thâm
nhập vào tác phẩm, tìm thấy được cái hồn văn mà tác giả gửi gắm bên trong nó, người
nghiên cứu văn chương cần phải lí giải được phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật phù



hợp với nguyên tắc tư tưởng, thẩm mĩ của nhà văn. Theo Phương Lựu[60; 316], “lời văn
nghệ thuật nói chung không bao giờ chỉ thông báo giản đơn các việc xảy ra vời nhân
vật, mà còn tái hiện cả một phức hợp quan hệ chủ quan và khách quan trong sự kiện đó”
nên lời văn nghệ thuật phải có tính tổ chức cao. Tính tổ chức cao phải phù hợp với bản
chất sáng tạo của văn chương. Nhà văn Nam Cao viết: “Văn chương không cần những
người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo
những gì chưa có.”[13; 268]. Bản chất văn chương là sáng tạo nên mỗi nhà văn, mỗi tác
phẩm nghệ thuật có một phương thức tổ chức lời văn riêng. Nhìn trên tổng thể sáng tác
văn học, các nhà lí luận phát hiện ra điểm chung trong cách thức tổ chức lời văn nghệ
thuật như sau:
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ thường xây dựng hình tượng dựa
trên hai nguyên tắc. Thứ nhất, cụ thể hóa đối tượng miêu tả. Đó là, trong quá trình miêu
tả, đánh giá, lí giải, nhà văn phải làm cho đối tương ngày càng cụ thể hơn, gây ấn tương
với độc giả. Sự cụ thể hóa phải có định hướng. Có nghĩa là, nhà văn phải dẫn dắt người
đọc từ từ thâm nhập vào bên trong tác phẩm: từ xa đấn gần, từ hiện tượng đến bản chất,
từ cuộc đời nhân vật đến hiện tượng đời sống mà nhà văn phản ánh. Thứ hai là nguyên
tắc tỉnh lược: trong thơ, sự tỉnh lược tạo nên tính hàm súc. Trong văn tự sự, tỉnh lược là
một thủ pháp nghệ thuật có dụng ý của tác giả. Nhà văn cố tình lược bỏ một số phương
diện nào đó của đối tượng miêu tả, tạo khoảng lặng để người đọc thâm nhập vào tác
phẩm suy ngẫm. Hai nguyên tắc tổ chức lời văn này không tồn tại độc lập trong từng tác
phẩm mà nó đan xen, gắn kết với nhau.
Trong hệ hình văn học hậu hiện đại, các nhà văn có sự thay đổi về cách thức tổ
chức lời văn. Với quan niệm giải cấu trúc, xóa bỏ trung tâm luận, “lí thuyết hậu hiện đại
đề xuất xóa bỏ trung tâm, phân mảnh đại tự sự, hỗn tạp văn học với phi văn học, văn
học triết học hóa để biến thành phi văn học. Nó phá bỏ huyền thoại trong các hệ hình
cũ.”[80; 59], các nhà văn thường tổ chức lời văn theo hướng phản thể loại. Lời văn nhại
được chú ý để dùng để giải thiêng, lật tẩy đối tượng, “người kể chuyện tiếp xúc suồng sã,
thân mật với nhân vật nên diễn ngôn có tính chất giải thiêng, lật tẩy.”[72; 16]. Các nhà

văn thường để cho nhân vật của mình nói lên những tiếng nói hoài nghi về những giá trị
đã từng được khẳng định. Bên cạnh việc cụ thể hóa đối tượng miêu tả, lời văn trong các


tác phẩm tự sự hậu hiện đại thường phá bỏ tính logic, tính hoàn chỉnh trong việc xây
dựng tình tiết cốt truyện. Thời gian phi tuyến tính được triển khai, không gian đảo lộn
cùng với sự thay đổi của thời gian nên vì thế mà lời văn cũng bị phá vỡ trật tự tổ chức
vốn có của nó. Nhà văn thường để cho ngôn từ tự thân vận động. Người đọc là người tự
tạo nghĩa cho lời văn.

1.1.2.3.Các phương tiện của lời văn nghệ thuật
Trong việc tổ chức lời văn, người nghệ sĩ phải hiểu đầy đủ các phương tiện nghệ
thuật cấu thành nó. Trên cơ sở nhận thức lời văn nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa giữa
nhiều lớp từ ngữ. Các phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ toàn dân (về các bình diện:
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và các phương thức tu từ) và các âm sắc khác nhau của lớp
từ địa phương; lớp ngôn ngữ thi ca giàu giá trị biểu cảm cùng với lớp từ thông tục bình
dân đều trở thành các phương tiện tạo nên lời văn trong tác phẩm văn học.
Nhà cấu trúc luận Roman Jakovson, khi nghiên cứu thi pháp học đã chỉ ra chức
năng thi ca của ngôn ngữ. Ông đề cao quá trình chọn lựa từ ngữ để tổ chức lời văn. Suy
rộng ra, người sáng tác văn học cần chọn lựa các phương tiện ngôn ngữ phù hợp để xây
dựng lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học cụ thể. Tất cả mọi hình thức của ngôn
ngữ đều được xem là phương tiện biểu đạt trong việc tổ chức lời văn. Dưới đây là một số
phương tiện cơ bản:
a. Phương tiện ngữ âm
Các yếu tố: thanh, vần, âm,... tạo thành cơ sở để xây dựng lời văn. Sự hòa phối giữa
các âm, vần, thanh điệu trong tiếng Việt tạo nên nhịp điệu cho lời văn. Theo Từ điển
Thuật ngữ văn học, “cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuật hình thành bởi vật liệu âm
thanh của ngôn từ thể hiện đặc sắc của văn học như một nghệ thuật thời gian.”[33; 154].
Như vậy, sự kết hợp các yếu tố ngữ âm có những vai trò quan trọng góp phần diễn đạt
những sắc thái khác nhau của lời văn nghệ thuật.

b. Phương tiện từ vựng
Việc chọn lựa từ ngữ thích hợp với đối tượng miêu tả là khâu quan trọng trong việc
xây dựng hình tượng văn học. Trong truyện ngắn hiện đại, bên cạnh lớp từ phổ thông,
các nhà văn thường sử dụng lớp từ ngữ thông tục (tiếng lóng, tiếng chửi), từ ngữ chuyên
môn, các phương tiện từ ngữ mang dấu ấn vùng miền… để xây dựng lời văn, và “những
năm gần đây, ngôn ngữ “bàn phím”, “ngôn ngữ mạng” đã xuất hiện trong một số truyện


ngắn”[89; 67]. Tất cả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng nhằm chuyển tải linh hoạt
các phương diện khác nhau của đời sống, phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của người
thưởng thức.
c. Phương tiện chuyển nghĩa của từ
Khả năng biểu hiện của lời văn được thể hiện thông qua các phương tiện chuyển
nghĩa. Có nhiều phương thức chuyển nghĩa của từ: hoán dụ, ẩn dụ, biểu trưng, chơi chữ,
so sánh… Chức năng của nó là “làm hiện lên sự vật, hiện tương trong các tương quan ý
nghĩa khác nhau”[60; 321], tạo nên những nhận thức mới mẻ cho người tiếp nhận về thế
giới xung quanh và ngay cả bản thân mình. Thông qua các phương thức chuyển nghĩa,
lời văn nghệ thuật khơi gợi những cảm xúc thẩm mĩ, người đọc nhận ra được ý nghĩa sâu
sắc của hình tượng nghệ thuật mà tác giả xây dựng.
Phạm vi thực hiện các phương tiện chuyển nghĩa của lời văn đa dạng. Không chỉ
dừng lại ở phạm vi một từ, một cụm từ, người đọc cần phải phát hiện nghĩa chuyển trong
câu hoặc toàn bộ tác phẩm ngôn từ.
d. Phương tiện cú pháp
Các phương tiện cú pháp như câu (câu đơn, ghép, tỉnh lược, nghi vấn, cảm thán);
các phương thức tu từ cú pháp như điệp, đối, đảo ngữ…giúp cho lời văn nghệ thuật có
sức truyền cảm nhằm diễn đạt ý tình của nhà văn.
Có thể nhận thấy, các phương tiện mà nhà văn dùng để xây dựng lời văn nghệ thuật
rất đa dạng. Muốn hiểu được lời văn, vấn đề cần thiết là phải nắm bắt các phương tiện
nghệ thuật để xây dựng lời văn. Nhưng điều đó chưa đủ, muốn hiểu được toàn bộ ý
nghĩa của tác phẩm cần phải phát hiện ra được ý đồ của nhà văn khi sử dụng các

phương tiện nghệ thuật, nhà văn vận dụng các phương tiện ấy như thế nào để xây dựng
lời văn phù hợp với tư tưởng, quan điểm của tác giả.

1.1.2.4.Các thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật
Lời văn trong tác phẩm được cấu tạo bởi một hệ thống các diễn ngôn, trong đó có 2
thành phần diễn ngôn trực tiếp và gián tiếp.
Diễn ngôn trực tiếp là lời của nhân vật trong tác phẩm văn học. Nguyên tắc miêu tả
lời nói đã giúp cho văn học tái hiện mọi biểu hiện bên ngoài của con người như nét mặt,
giọng điệu…, hoặc trong hoạt động nội tâm của con người. Vì vậy, diễn ngôn trực tiếp
không chỉ có lời nói trực tiếp của nhân vật (biểu hiện qua lời thoại ) mà còn qua lời độc


thoại nội tâm của nhân vật. Xét ở góc độ cách thức hoạt động giao tiếp, diễn ngôn trực
tiếp là một hệ thống gồm hai thành phần: lời đối thoại và lời độc thoại. Suy cho cùng,
diễn ngôn trực tiếp có thể gọi là diễn ngôn thoại.
Diễn ngôn gián tiếp là những diễn ngôn chứa đựng chức năng trần thuật như giới
thiệu, miêu tả, bình luận đối tượng. Đó là lời của người trần thuật/ người kể chuyện. “Lời
gián tiếp là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều dạng thức.”[79; 228] Chúng ta
có thể xếp thành phần diễn ngôn kể và diễn ngôn trữ tình ngoại đề vào thành phần diễn
ngôn gián tiếp. Thông thường, các nhà lí luận thường nêu ra các dạng thức khác nhau
của lời gián tiếp theo cách phân chia của M. Bakhtin:
a. Lời kể một giọng: lời kể hướng đến sự vật nhằm tái hiện và giới thiệu về sự vật
đó. Nó mang tính chính xác trong việc gọi tên và tái hiện đối tượng khách quan.
b. Lời kể nhiều giọng: lời kể này vừa hướng vào đối tượng vừa đối thoại ngầm với
người khác ngoài đối tượng. Một số dạng thường gặp là lời văn nhại, lời phong cách
hóa, lời nửa trực tiếp (lời gián tiếp tự do), lời gián tiếp của người kể chuyện…
c. Lời độc thoại nội tâm đa dạng về hình thức và chức năng. Nó có thể là lời trực
tiếp, cũng có thể là lời gián tiếp. Nó bao gồm cả lời nửa trực tiếp (lời gián tiếp tự do).
Như vậy, các thành phần cấu tạo lời văn nghệ thuật rất đa dạng. Đó là một hệ
thống cấu trúc chặt chẽ bởi một hệ thống diễn ngôn đa tầng và đa sắc. Chức năng cơ bản

của các thành phần lời văn là đưa các loại lời nói khác nhau lên hàng lời văn học, đưa
ngôn ngữ đời sống vào tác phẩm văn chương, làm phong phú thêm cho văn học nói riêng
và ngôn ngữ dân tộc nói chung.

1.2.Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
1.2.1.Lời văn hướng tới cuộc sống đời thường với ba nguồn cảm hứng: phê phán,
trữ tình, chiêm nghiệm cuộc sống

Phạm vi phản ánh hiện thực trong toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khá
rộng: từ miền núi đến vùng đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị, từ không gian gia
đình đến không gian xã hội. Tác phẩm của ông đề cập đến nhiều đề tài khác nhau (thành
thị, nông thôn, lịch sử…). Bên cạnh đó, nhà văn còn chịu sự chi phối của cảm quan văn
học hậu hiện đại. Đó là văn học hướng đến đời sống, giải cấu trúc những hiện tượng văn


hóa, văn học. Với ba nguồn cảm hứng: phê phán, trữ tình và chiêm nghiệm, nhà văn đã
tổ chức lời văn đa dạng, phù hợp với từng nguồn cảm hứng, từng mảng đề tài.

1.2.1.1 Cảm hứng phê phán ở đề tài thành thị – ngôn ngữ đời sống hằng ngày là
chất liệu chủ đạo
Người đọc không khỏi hồ nghi với lối trần thuật của Nguyễn Huy Thiệp khi viết về
đề tài thành thị. Nhân vật là những con người bị xói mòn về nhân cách – đạo đức. Một
hiện thực xù xì phơi bày trước mặt chúng ta. Mặt trái của xã hội còn vô vàn những thói
tham lam, độc ác như Hạnh. Hắn ta sẳn sàng lập mưu để đổi tờ vé số từ tay bà Thiều và
phát điên khi tờ giấy số tráo được lại không trúng. Còn bà Thiều, một phụ nữ luống tuổi
có gia đình êm ấm lại dễ dàng ngã vào vòng tay của một người trai trẻ(Huyền thoại phố
phường), nhân vật Chiểu, Phong trong Giọt máu là những nhân vật mang trong mình
giọt “máu đen” đặc quánh của thói tham lam, xảo quyệt, bất chấp mọi thủ đoạn để có
được quyền lực, đồng tiền và tình cảm. Bên cạnh đó, Nguyễn Huy Thiệp xây dựng
những nhân vật có lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền như ông Bổng (Tướng về

Hưu); sự trơ tráo, vô đạo đức như lão Kiền, Đoài (Không có vua). Những hành vi vô
nhân tính như cha cưỡng hiếp con gái (Tội ác và trừng phạt), những người đánh cá đêm
bình thản trước lời kêu cứu của nhân vật “tôi” trong Chảy đi sông ơi, bác sĩ Thủy lấy
mẫu thai nhi ở bệnh viện về làm thức ăn cho chó Bec- giê (Tướng về hưu)…. Tuy nhiên
các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp không phải là nhân vật điển hình một chiều, hoàn
toàn xấu xa mà đó là những con người bao hàm nhiều nét tính cách đối lập. Tác giả phê
phán mặt trái xã hội nhưng đồng thời cũng phát hiện ra cái bản chất người bên trong con
người của họ. Điều này nói lên được tính chất phức tạp của hình tượng nhân vật trong
tác phẩm tự sự đương đại.
Với những truyện trong nhóm đề tài này, Nguyễn Huy Thiệp đã phát huy được tác
dụng to lớn của ngôn từ trong việc tổ chức lời văn. Tác giả tăng cường lớp từ ngữ thông
tục, thậm chí sử dụng cả từ tục, tiếng chửi để làm chất liệu sáng tác. Điều này phù hợp
với bản chất của đại đa số người thành thị. Tính cách nhân vật bộc lộ chủ yếu qua các
diễn ngôn kể và diễn ngôn thoại.
Hiện thực kinh tế thị trường khiến đời sống tư tưởng của con người cũng thay đổi.
Lý tưởng sống cống hiến, phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng của ông Thuấn lập tức
không hợp thời khi bước ra khỏi chiến trường về với gia đình. Câu nói của cái Vi: “Con


hiểu đấy. Đời người cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần.”[36; 27] là cách
nhìn nhận của con người ảnh hưởng lối sống đô thị. Các truyện ngắn Tướng về hưu,
Không có vua, Huyền thoại phố phường,… không có một diễn ngôn trữ tình ngoại đề
mà chỉ có sự có mặt của diễn ngôn trần thuật ngắn gọn, các diễn ngôn thoại được tỉnh
lược tới mức tối đa. Nhân vật không nói nhiều, không lí lẽ dài dòng. Tác giả đồng thời là
nhân vật kể chuyện dùng lớp từ ngữ sinh hoạt để thuật chuyện: “Cô vợ lần này tên là
Kim Chi, làm nghề nuôi dạy trẻ, con nhà có học hẳn hoi, xí xớn thế nào nghe nói có
thai với nó.”[36; 21]; trong lời thoại, nhân vật cũng tữ bộc lộ thính cách: “Ông Bổng hay
nói: “Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, không tôi cạch cửa!””[36;
21]. Trong Không có vua, quan hệ tôn ti gia đình không còn nữa. Qua đối thoại, tác giả
để cho nhân vật nhận xét lẫn nhau, đồng thời tự bộc lộ bản chất của mình. Đa số các lời

thoại đều là tiếng chửi rủa, mắng mỏ, dè bỉu nhau… không ai chịu thua ai.
Có thể nói, việc sử dụng ngôn ngữ đời thường làm chất liệu chính để tổ chức diễn
ngôn tự sự về đề tài thành thị cho thấy đóng góp rất lớn của Nguyễn Huy Thiệp trong
việc đưa văn chương đến gần với hiện thực đời sống.

1.2.1.2 Cảm hứng trữ tình ở đề tài về nông thôn và miền núi – ngôn ngữ thơ xen
với ngôn ngữ văn xuôi trữ tình
Gắn bó mười năm với vùng đất Tây Bắc, vẻ đẹp thiên nhiên và tình cảm con người
thôn quê tạo nguồn cảm hứng cho nhà văn. Đó là vùng đất “ở trong thung lũng hẹp và
dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, gần như không
bao giờ cạn. Xung quanh hồ khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt.” và “người
dân sống giản dị, chất phác(…)rất rộng lòng mến khách”[36; 213]. Từ cảm xúc ấy, nhà
văn viết mười truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát mang dáng dấp cổ tích thời hiện
đại. Có thể nói cảm hứng trữ tình là cảm hứng chủ đạo trong chùm truyện ngắn này. Tác
phẩm “như những ngọn gió” làm rung động tình cảm con người. Thung lũng Hua Tát trở
biểu tượng cho cái đẹp nảy nở: nơi sinh ra những con người có tấm lòng như nàng Sinh
(Nàng Sinh), Khó (Trái tim hổ), Hà Thị E (Tiệc xòe vui nhất), Hà Văn Nó (Chiếc tù và
bị bỏ quên)…; nơi sinh ra những giá trị tinh thần: sống trung thực (Tiệc xòe vui nhất),
hết lòng vì mọi người (Chiếc tù và bị bỏ quên), tự do (Sạ), vị tha (Sói trả thù)… Đồng
thời, đây là nơi sinh ra cổ tích và huyền thoại (giá trị văn hóa).


Khi viết về đề tài nông thôn, Nguyễn Huy Thiệp đã mượn chất liệu huyền thoại tạo
nên chất thơ, chất trữ tình trong diễn ngôn tự sự. Chất liệu huyền thoại có thể nhận thấy
ở tác phẩm: Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt,
Những ngọn gió Hua Tát, Thiên văn…
Nếu như ở các truyện ngắn về đề tài thành thị Nguyễn Huy Thiệp ít tả, lời kể khách
quan đến lạnh lùng thì mảng đề tài viết về nông thôn, tác giả lại chú ý nhiều trong kĩ
thuật tổ chức lời văn tả của mình. Lời văn đầy sức gợi: “Thung lũng Hua tát ít nắng. Ở
đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật thì chỉ

nhìn thấy những nét nhòa nhòa đại thể mà thôi. Đây là thứ không khí huyền thoại.” [36;
213]. Yếu tố từ láy được vận dụng triệt để tạo nên hình tượng phong cảnh đầy không
khí huyền thoại. Nhà văn cũng khai thác triệt để các biện pháp tu từ để tạo nên vẻ đẹp
thẩm mĩ trong việc miêu tả cảnh vật “Con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu, nửa
như đợi chờ, nửa như hờn dỗi. Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao xuyến lạ lùng.
Nước lờ lững trôi,(…) Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lặng im trôi, giống
như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mãi mê suy nghĩ, chẳng cần mà cũng chẳng
thèm biết đến xung quanh chộn rộn những gì.”[36; 7]. Tác giả như chìm vào trong cảnh,
đắm mình để lắng nghe cái giật mình bất chợt của dòng sông. Cảnh với tình có sự giao
hòa.
Ngoài việc sử dụng lời văn tả để góp phần làm chậm lại diễn tiến của câu chuyện,
Nguyễn Huy thiệp còn chú ý đến việc tạo chất thơ cho truyện bằng việc tổ chức xây
dựng diễn ngôn gián tiếp tự do (Free indirect discouse). Nhân vật thuộc về đề tài nông
thôn là những chàng trai có tâm hồn mơ mộng, khát khao tìm kiếm lí tưởng sống đích
thực. Họ theo đuổi những huyền thoại để tìm kiếm lí tưởng đích thực. Qua đó, tác giả
bộc lộ khát vọng sống mãnh liệt với cuộc đời (Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần,
Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn...). Các nhân vật Vũ Trọng Phụng, ông
Diểu, Ấm Huy… là mẫu nhân vật hướng nội, vì thế nhà văn tăng cường lời độc thoại nội
tâm và hạn chế lời đối thoại. Tiếng nói bên trong là tiếng nói trữ tình, bộc bạch tâm tư,
tình cảm của cá nhân. Diễn ngôn gián tiếp tự do vừa là tiếng nói bên trong của nhân vật
đồng thời là tiếng nói trữ tình của chính tác giả. Dưới đây là một vài truyện ngắn tiêu
biểu:
a. Con gái thủy thần


×