Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tương quan bồi tụ - xói lở bờ biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

ĐỖ MẠNH TUÂN

NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN BỒI TỤ ­ XÓI LỞ BỜ BIỂN 
TỪ CỬA BA LẠT ĐẾN CỬA ĐÁY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

1


Hà Nội ­ 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

ĐỖ MẠNH TUÂN

NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN BỒI TỤ ­ XÓI LỞ BỜ BIỂN 
TỪ CỬA BA LẠT ĐẾN CỬA ĐÁY
                        Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60440201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


2


GS.TS. TRẦN NGHI
Hà Nội ­ 2015

LỜI CAM ĐOAN

  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các thông 
tin sử dụng trong Luận văn để tham khảo đều có nguồn gốc tường minh, rõ ràng  
và công trình nghiên cứu này chưa từng được ai công bố  trong bất kỳ  công trình 
nào khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Đỗ Mạnh Tuân

3


LỜI CÁM ƠN

Để  có thể  hoàn thành được luân văn này, tôi xin bày t
̣
ỏ  lòng biết  ơn  
sâu sắc tới GS. TS. Trần Nghi người không những định hướng nghiên cứu  
cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học mà còn luôn tận tình hướng  
dẫn, chỉ  bảo và giải đáp các thắc mắc cho tôi trong suốt thời gian thực  

hiện đề tài và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm  ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Địa chât, Tr
́ ường  
Đại học Khoa học Tự nhiên ­ Đại học Quốc gia Hà Nội,các Thầy, Cô đang  
công tác tại khoa Địa chất – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà  
Nội cùng các nhà khoa học ở các Viện, Trung tâm đã giảng dạy và tạo điều  
kiện thuận lợi để  tôi học tập, làm việc và nghiên cứu trong quá trình đào  
tạo. Hoàn thành khoa luân này, tôi cũng xin g
́
̣
ửi lời cảm  ơn tới gia đình và  
bạn bè tôi, những người luôn ủng hộ, đồng hành cùng tôi trên mỗi bước đi.  
Không có hậu phương vững chắc  ấy tôi khó có thể  yên tâm học tập và  
nghiên cứu.
Trong quá trình hoàn thành luận văn không thể tránh khỏi những thiếu  
sót, rất mong thầy cô và các bạn góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn!

4


Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Đỗ Mạnh Tuân

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH..................................................................................................................7
DANH MỤC ẢNH...................................................................................................................8
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................9

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................9
CHƯƠNG 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC CỬA SÔNG BA LẠT – CỬA ĐÁY........12
1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................................12
1.2. Khí hậu..........................................................................................................................13
1.3. Thủy văn cửa sông.......................................................................................................15
1.4. Hải văn biển..................................................................................................................16
1.5. Địa hình – địa mạo........................................................................................................17
1.6. Thổ nhưỡng..................................................................................................................19
1.7.Đặc điểm cấu trúc địa chất [13].....................................................................................20
1.7.1.Địa tầng Đệ tứ vùng cửa sông châu thổ Sông Hồng ................................................20
1.7.2. Đặc điểm kiến tạo......................................................................................................26
CHƯƠNG 2 - LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................30
2.1. Lịch sử nghiên cứu.......................................................................................................30
2.1.1. Trên thế giới ..............................................................................................................30
2.2.2. Tại Việt Nam..............................................................................................................31
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.........................................................32
2.2.1. Phương pháp luận.....................................................................................................32
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................34

5


CHƯƠNG 3 - HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ TỪ CỬA BA LẠT ĐẾN CỬA ĐÁY
..............................................................................................................................................39
3.1. Đặc điểm biến động đường bờ.....................................................................................39
3.2. Xu thế và tốc độ bồi tụ cửa sông Ba Lạt......................................................................42
3.3. Xu thế và tốc độ bồi tụ cửa sông Đáy..........................................................................44
3.4. Xu thế và tốc độ xói lở bờ biển Nam Định....................................................................46
3.5. Nguyên nhân bồi tụ và xói lở........................................................................................49
3.5.1. Nguyên nhân bồi tụ....................................................................................................49

3.5.2. Nguyên nhân xói lở....................................................................................................58
CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU XÓI LỞ VÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT
..............................................................................................................................................64
4.1. Giải pháp phi công trình................................................................................................64
4.2. Giải pháp công trình chống xói lở.................................................................................65
4.2.1. Mở lại dòng chảy sông Sò.........................................................................................65
4.2.2. Đắp đê biển theo quy trình bền vững........................................................................66
4.2.3. Giải pháp xây dựng các Tombolo nhân tạo..............................................................69
4.3. Quai đê lấn biển............................................................................................................70
4.4. Quản lý đới bờ theo hướng phát triển bền vững.........................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................77

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

NTTS
ĐB
ĐN
TN

Nuôi trồng thủy sản
Đông bắc
Đông nam
Tây nam

6


RNM
TCVN

So
Sk
Kt
GIS
LK
QLTHĐB
KT­XH

Rừng ngập mặn
Tiêu chuẩn Việt Nam
Hệ số chọn lọc
Hệ số đối xứng
Chỉ số kation trao đổi
Hệ thống thông tin địa lý
Lỗ khoan
Quản lý tổng hợp đới bờ
Kinh tế ­ xã hội

DANH MỤC HÌNH

7


DANH MỤC ẢNH

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU


MỞ ĐẦU
Hiện tượng bồi tụ ­ xói lở bờ biển đang xảy ra rất phức tạp và phổ  biến 
ở nhiều khu vực trên thế giới và ngay cả Việt Nam cũng vậy có những nơi đang 
xảy ra hiện tượng bồi tụ  rất mạnh, ngược lại có những nơi đang xảy ra xói lở 
nghiêm trọng gây ra những tổn hại trên thiên nhiên, thất thoát về vật chất và đem  
lại những khó khăn cho cuộc sống của con người. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, 

9


mức độ xói lở bờ biển Việt Nam ngày càng gia tăng từ  phạm vi đến cường độ,  
đặc biệt là khu vực đới bờ châu thổ sông Hồng.
Đới bờ  châu thổ  sông Hồng bao gồm đới bờ  huyện Tiền Hải tỉnh Thái 
Bình, đới bờ tỉnh Nam Định và đới bờ khu vực cửa Đáy tỉnh Ninh Bình. Về tổng 
thể  đới bờ  châu thổ  sông Hồng là một địa hệ  châu thổ  bồi tụ  từ  3000 năm đến 
nay. Tuy nhiên từ 1000 năm đến nay mực nước biển dâng và dâng mỗi năm 2mm  
tương quan bồi tụ và xói lở có xu thế thay đổi. Đặc biệt trong khoảng 70 năm trở 
lại đây bờ  biển Nam Định thay đổi từ  bồi tụ  sang xói lở  nghiêm trọng (khoảng 
10m/năm), còn bờ biển Thái Bình và Ninh Bình vẫn được bồi tụ mỗi năm từ 40­
50m.
Để  góp phần làm sáng tỏ  cơ  chế  bồi tụ  và xói lở, đặc biệt là xác định  
nguyên nhân gây ra xói lở ở bờ biển Nam Định từ đó đề xuất giải pháp công trình 
và phi công trình  giảm thiểu quá trình xói lở  phục vụ  quản lý đới bờ  tôi đã lựa 
chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu tương quan bồi tụ ­ xói lở bờ biển từ cửa 
Ba Lạt đến cửa Đáy”
Mục tiêu của luận văn: Xác định cơ chế và xu thế bồi tụ ­ xói lở , xác định  
nguyên nhân bồi tụ, xói lở  bờ  biển tại khu vực nghiên cứu. Đề  xuất các giải 
pháp để giảm thiểu xói lở, quản lý quỹ đất trong khu vực nghiên cứu
                   Ý nghĩa về  lý luận:   Luận văn sẽ  góp phần làm sáng tỏđược cơ  chế,  
nguyên nhân gây ra xói lở bờ biển Nam Định và bồi tụ mạnh ở cửa Ba Lạt, cửa 

Đáy. Qua đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại
          Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc nghiên cứu về cơ chế, nguyên nhân dẫn đến  
hiện tượng bồi tụ  và xói lở  đang diễn ra trong khu vực nghiên cứu, luận văn sẽ 
đưa ra các đề xuất và kiến nghị giúp các nhà quản lý có thể quản lý tốt và đưa ra  
những chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu các thiệt hại do xói lở và bồi tụ gây 

10


ra và những định hướng chiến lược phát triển, đồng thời cũng nâng cao nhận  
thức của người dân về bồi tụ ­ xói lở bờ biển.
Ngoài phần mở đầu, kết luận – kiến nghị và tài liệu tham khảo cấu trúc 
của luân văn g
̣
ồm 4 chương:
CHƯƠNG 1 ­ ĐIỀU KIỆN TỰ  NHIÊN KHU VỰC CỬA SÔNG BA LẠT – 
CỬA ĐÁY
CHƯƠNG 2 ­ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3 ­ HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ  TỪ  CỬA BA LẠT 
ĐẾN CỬA ĐÁY
CHƯƠNG   4   ­   ĐỀ   XUẤT   CÁC   GIẢI   PHÁP   GIẢM   THIỂU   XÓI   LỞ   VÀ 
QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT

11


CHƯƠNG 1 ­ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC CỬA SÔNG BA LẠT – 
CỬA ĐÁY
1.1. Vị trí địa lý
Vùng  cửa  sông ven  biển  tỉnh Nam  Định  thuộc   địa  phận  3  huyện  Giao  

Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng (Hình 1.1), nằm giữa hai cửa sông lớn là Cửa Ba  
Lạt (sông Hồng) và Cửa Đáy (sông Đáy) với đường bời biển dài khoảng 72km,  
tổng   diện   tích  vùng   biển   và   ven   biển   vào   khoảng  20.800  ha,   giới   hạn  trong  
khoảng tọa độ địa lý:
Từ 19o50’00 đến 20o20’00 Vĩ Bắc
Từ 106o00’00 đến 106o40’00 Kinh Đông

Giao Thủy

Cửa Ba
Lạt

Hải Hậu

Nghĩa
Hưng
Cửa Đáy

Hình 1. 1. Vị trí vùng nghiên cứu
Vùng cửa sông ven biển tỉnh Nam Định được quốc tế  và trong nước biết  
đến với Vườn quốc gia Xuân Thủy (bờ phải Cửa Ba Lạt) và khu đất ngập nước  

12


cửa sông Đáy có tiềm năng lớn trong hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, 
bảo tồn sinh cảnh và đa dạng sinh học, phát triển du lịch và đô thị mới ven biển.  
Phạm vi vùng nghiên cứu được xác định: trên đất liền bao gồm các xã nằm dọc  
theo bờ  biển từ  cửa Ba Lạt đến cửa Đáy; phần ngập nước được giới hạn từ 
đường bờ đến độ sâu 10m nước (Hình 1.2).


Hình 1. 2. Sơ đồ hành chính vùng cửa sông ven biển Nam Định
1.2. Khí hậu
Khí hậu mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, thuộc khí  
hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông), mùa đông khí hậu  
khô do chịu tác động của gió mùa đông bắc.
Nhiệt độ: Nhiệt độ  trung bình hàng năm của vùng khoảng 23 oC, trong đó 
có 8 tháng có nhiệt độ  trung bình lớn hơn 20oC. Mùa đông, nhiệt độ  trung bình 
của vùng là 18,9oC, nhiệt độ  thấp nhất có thể  xuống 6 – 7 oC (tháng 2/2008), 

13


tháng lạnh nhất trong năm thường là tháng 1 và 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là  
27oC, tháng nóng nhất là tháng 7 và 8, nhiệt độ nóng nhất có thể đến 40oC.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí của vùng tương đối cao, trung bình năm đạt 80­
85%, ít chênh lệch độ ẩm giữa các tháng, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 
3) và tháng có độ   ẩm thấp nhất là 81% (tháng 11), mùa đông có những ngày độ 
ẩm có thể xuống đến 65%.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ  1.700 – 1.800mm, phân 
bố  đồng đều trong toàn vùng. Theo lượng mưa, một năm có thể  chia ra 2 mùa:  
mùa mưa và mùa khô, mùa mưa của vùng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm  
80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là 7, 8,9. Mưa tập trung trong các 
tháng này kết hợp với triều cường thường gây ra nhiều thiệt hại cho hoạt động 
nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gây vỡ đê và bờ ao đầm  
nuôi thủy sản. Mùa khô từ  tháng 11 tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20%  
lượng mưa cả  năm, các tháng mưa ít là tháng 12, 1 và 2, trong thời gian này có  
tháng   hầu   như   không   có   mưa   gây   ảnh   hưởng   đến   tình   hình   sản   xuất   nông  
nghiệp, đặc biệt là việc gieo trồng cây vụ đông.
Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số  giờ  nắng từ 

1650­1700 giờ. Vụ  hè thu có số  giờ  nắng cao khoảng 1100 – 1200 giờ, chiếm 
70% số giờ nắng trong năm. 
Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm 
là 2 – 2,3 m/s. Mùa đông, hướng gió thịnh hành là gió đông bắc với tần suất 60­
70%, tốc độ  gió trung bình 2,4 – 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu 
hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè, hướng gió thịnh hành là gió đông nam, 
với tần suất 50 – 70%, tốc độ gió trung bình là 1,9 – 2.2 m/s, tốc độ gió cực đại  
(khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió khô nóng gây tác  
động xấu đến cây trồng. Ngoài ra vùng ven biển còn chịu ảnh hưởng của gió đất 
(hướng thịnh hành là tây nam) và gió biển (hướng thịnh hành là đông nam).

14


Bão: Do nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ, mùa bão tại Nam Định từ  tháng 7 
đến tháng 9, cực đại vào tháng 8 nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão 
hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ  4 – 6 cơn/năm. Cơn bão số  3 và 5 (năm 
2005) kết hợp với triều cường đã gây sạt lở và làm vỡ nhiều tuyến đê biển.
Nhìn chung, khí hậu vùng ven biển Nam Định thuận lợi cho sự phát triển  
của hệ sinh thái động, thực vật và hoạt động du lịch.
1.3. Thủy văn cửa sông
Vùng ven biển tỉnh tỉnh Nam Định có 3 cửa sông lớn, đó là cửa sông Ba 
Lạt (sông Hồng), cửa sông Ninh Cơ  và cửa sông Đáy. Ngoài ra còn một số  cửa  
sông nhỏ  thuộc vùng ven biển huyện Hải Hậu như  sông Sò, sông Hải Hậu và 
sông Cát (xã Hải Hà, huyện Hải Hậu). Tuy vậy, mật độ  sông trong vùng không 
cao (0,33km/km2) nên khi lũ xảy ra vẫn có hiện tượng ngập úng tạm thời tại một  
số  vùng, đặc biệt là đối với vùng ven biển nhu cầu rửa mặn rất lớn, do đó hệ 
thống sông này cần phải được tăng cường bằng các kênh mương tưới tiêu.
Hệ  thống sông Hồng có vai trò đặc biệt trong việc thành tạo châu thổ 
Sông Hồng nói chung và vùng ven biển tỉnh Nam Định nói riêng. Tổng lượng  

nước sông Hồng đổ ra cửa Ba Lạt hàng năm là 48,6.109 m3 (chiếm 39 ­ 40% tổng 
lưu lượng của hệ thống sông Hồng). Sau khi qua Sơn Tây, khoảng 37,8% lượng  
bùn cát sông Hồng được chuyển qua sông Đuống để  nhập vào hệ  thống sông  
Thái Bình, còn lại được phân bố  cho các chi lưu của sông Hồng: 10 ­ 14% qua  
sông Luộc, 10 ­ 12% qua sông Trà Lý, 25 ­ 30% qua sông Nam Định, 10 ­ 12% qua  
sông Ninh Cơ  và 30 ­ 50% qua cửa Ba Lạt (Lương Phương Hậu và nnk, 2002).  
Có thể thấy lượng nước và phù sa sông Hồng vận chuyển chủ  yếu qua cửa Ba  
Lạt và đây là nguồn vật liệu chủ yếu để bồi đắp cửa Ba Lạt tiến ra biển với tốc  
độ nhanh.
Sông Đáy chảy qua Nam Định có chiều dài 82km được coi là ranh giới phía 

15


tây của tỉnh, lưu lượng dòng chảy đo tại trạm Ba Thá là 58,6m3/s.
Sông Ninh Cơ chảy qua các huyện phía nam tỉnh Nam Định, bắt nguồn từ 
phía bắc huyện Xuân Trường, qua Lạc Quần xuống phía nam đổ ra biển tại cửa  
Lạch Giang. Sông Ninh Cơ có chiều dài 52km, chiều rộng 400­500m.
1.4. Hải văn biển
Chế  độ  sóng của khu vực thay đổi theo mùa. Vào mùa lạnh, hướng sóng  
chính  ở  ngoài khơi là ĐB (61%), Đông (15%), còn  ở  ven bờ  là các hướng Đông  
(34%), ĐB (13%) và ĐN (18%). Vào mùa nóng, các hướng sóng thịnh hành ngoài 
khơi là Nam, TN và Đông với tần suất dao động từ  40 ­ 75%, trong đó sóng  
hướng Nam chiếm tới 37%. Độ  cao sóng trung bình ngoài khơi là 1,2 ­ 1,4 m,  ở 
ven bờ là 0,6 ­ 0,8 m; độ cao sóng cực đại tương ứng là 7,0 ­ 8,0 m và 5,0 ­ 6,0 m. 
Các cấp sóng có độ cao lớn thường xuất hiện khi có bão.
Thủy triều tại vùng biển Nam Định thuộc chế độ nhật triều, biên độ triều 
trung bình từ  1,6 – 1,7m, lớn nhất đạt 3,3m, nhỏ  nhất là 0,1m.  Ảnh hưởng của 
thủy triều đến các sông trong vùng rất lớn. Thủy triều tác động đến hướng chảy 
của sông ngòi, độ cao thấp của mực nước sông vào lúc triều cường và triều kiệt  

Khu vực có chế  độ  nhật triều tương đối thuần nhất tuy nhiên tính nhật triều  ở 
phía nam kém hơn phía bắc cửa Ba Lạt. Độ lớn thủy triều cũng giảm dần từ Bắc  
xuống Nam. Nếu  ở phía bắc trong tháng có 25­27 ngày nhật triều, 3­5 ngày bán  
nhật triều và độ cao triều trong kỳ nước cường là 2,8 ­ 3,6 m thì ở phía nam cửa  
Ba Lạt đến cửa Đáy số  ngày nhật triều là 23 ­ 25 ngày, bán nhật triều là 5 ­ 7  
ngày và độ lớn triều 2 ­ 3 m. Biên độ triều thấp hơn, số ngày bán nhật triều tăng 
thuận lợi cho xâm thực và di chuyển trầm tích. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để 
RNM ở vùng ven biển khu vực này phát triển hơn.
 Dòng chảy ven bờ của vùng chủ  yếu là hướng bắc – nam. Tuy nhiên, do  
sự  thay đổi địa hình đường bờ  nên hướng dòng chảy ven bờchủ  yếu là tây nam  

16


tại khu vực bờ phải cửa sông Ba Lạt. 
Khu vực có độ  muối dao động lớn từ  1 ­ 30,3 ‰. Biến đổi độ  muối trong năm 
theo quy luật: cực đại vào mùa khô (tháng 2 ­ 3) và cực tiểu vào mùa mưa (tháng  
7­8). Độ  muối  ở  vùng cửa sông là thấp nhất, đặc biệt vào mùa mưa chỉ  đạt 1,1  
‰ thể hiện sự biến động độ muối rất cao ở những vùng gần cửa sông. Nhiệt độ 
tầng mặt trung bình từ 15 ­ 30°C.
1.5. Địa hình – địa mạo
Địa   hình   khu   vực   là   địa   hình   đồng   bằng   và   bãi   triều   tương   đối   bằng 
phẳng. Hàng năm, dải đất ven biển tại các 2 cửa sông Ba Lạt và sông Đáy lấn ra  
biển từ 60m đến 80m khiến cho diện tích đất vùng cửa sông ven biển Nam Định 
trung bình tăng khoảng 110 ha. Tuy nhiên, hàng năm tại các vùng Văn Lý (Hải  
Hậu), Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng), biển lại lấy đi của Nam Định dải đất rộng từ 5 
­50m do xói lở. 
Tại các vùng cửa sông Ba Lạt và cửa Đáy, địa hình rất đa dạng với nhiều  
kiểu nguồn gốc khác nhau, cụ thể là: các bãi bồi hiện đại, các lòng sông; địa hình  
hỗn hợp sông ­ biển bao gồm: 1 ­ Bề mặt tích tụ  sông ­ biển từ  thế  kỷ  thứ  XV  

đến đầu thế  kỷ  XIX, từ  thế kỷ  XIX đến XX , từ  đầu thế  kỷ  XX đến nay ngăn  
cách bởi các đường bờ  cổ  được xác định nhờ  hệ  thống các val cát chạy theo 
hướng đông bắc – tây nam (đường bờ thế kỷ XIX) và các tuyến đê quai, đê biển;  
2 ­ Bề mặt tích tụ hiện đại sông – biển chiếm diện tích khá lớn phía sau các bar  
cửa sông chủ yếu là bột sét, cát sét lẫn tàn tích thực vật thuộc hệ tầng Thái Bình  
rất thuận lợi cho RNM phát triển; 3 ­ Bề  mặt tích tụ  đáy đầm lầy ngập mặn 
hiện đại có diện tích khoảng 3.500 ha phân bố ở cửa Ba Lạt phía sau cồn Lu, cồn  
Vành chủ  yếu là bùn sét màu xám tro đen do lẫn nhiều vật chất hữu cơ tạo ra 
một vùng đệm lý tưởng để  bảo tồn RNM và nuôi trồng thủy sản; 4 ­ Bãi biển  
tích tụ hiện đại do tác động của sông ­ biển chỉ phát triển duy nhất trước cửa Ba  
Lạt với chiều rộng khoảng 1 km, không đồng nhất gồm các hạt thô trong các bar  

17


cát lẫn bùn sét  ở  bộ  phận giữa các bar, hình thành trong điều kiện sông mang  
nhiều phù sa ra biển và cửa sông có sóng lớn.
Địa hình có nguồn gốc biển bao gồm: 1 ­ Bãi biển xói lở ­ tích tụ do sóng 
chiếm  ưu thế  chủ  yếu  ở  phía nam cửa Lân đã làm mất đi nhiều vùng đất canh 
tác, phá hủy các công trình dân sinh và hệ  thống đê biển tạo ra thềm xâm thực 
ven bờ và thềm tích tụ xa bờ; 2 ­ Hệ thống các cồn cát tích tụ biển cổ nằm song 
song với đường bờ thế kỷ  thứ  XIX, XX và đầu thế  kỷ  XX đến nay; 3 ­ Các bar  
cát hiện đại là các bar cát cửa sông (cồn Vành) ­ một thành tạo rất đặc trưng cho  
kiểu cửa sông delta tiến ra biển theo cơ chế lấp đầy.
Tại các vùng này, địa hình đặc trưng có dạng lượn sóng thấp dần từ  tây 
sang đông với sự  đan xen thay thế giữa các thế  hệ  cồn cát và các bãi triều châu  
thổ, các đầm lầy ngập mặn và lạch triều. Trong đất liền xen kẽ giữa các giồng  
cát cổ nổi cao có dạng cánh cung đơn giản và phân nhánh về phía nam, đông nam 
có độ  cao thay đổi từ  2,5 ­ 5 m là các bãi bồi châu thổ  bằng phẳng, chạy theo  
hướng đông bắc – tây nam. Ở đới ven biển, các bãi triều lầy RNM hiện đại rộng 

và thoải, phân bố giữa hai thế hệ cồn cát. Hệ thống lạch triều hiện đại nằm len 
lỏi giữa các cồn cát nổi cao hiện đại (lạch Trà nằm giữa cồn Ngạn, cồn Lu).  
Phía ngoài cồn là các bãi triều cát khá bằng phẳng thoải từ 0,5 – 1m. 
Địa hình đáy biển  ở  vùng cửa sông có sự  khác nhau theo độ  sâu.  Ở  vùng 
cửa sông Hồng từ  0­30m nước địa hình đáy nghiêng thoải tạo ra sườn tiền châu 
thổ rất rõ, trong khi đó ở cửa Đáy và cửa Lạch Giang địa hình lại tương đối bằng  
phẳng được đặc trưng bởi những bãi dưới triều rộng. Từ  30m nước trở  ra địa  
hình tương đối bằng phẳng. Trong phạm vi 2 cửa Đáy và cửa Ba Lạt, địa hình 
đáy biển tương đối bằng phẳng, các đường đẳng sâu thưa và khoảng cách giữa  
chúng tăng dần từ bờ ra ngoài khơi.
Cửa Ba Lạt đặc trưng cho cửa sông châu thổ bồi tụ theo phương thức lấp 
đầy do tác động phức tạp của động lực sông ­ sóng với các thế  hệ  cồn cát sắp  

18


xếp dạng nan quạt rất độc đáo và các lạch triều lớn nhất Bắc Bộ. Thế  hệ các  
cồn cát cổ song song với đường bờ và luôn có xu hướng dịch chuyển về phía bờ 
trong quá trình tiến hóa. Điều thú vị  là mỗi thế  hệ cồn cát đều gồm một số hay  
một nhóm các cồn cát chạy gần song song với nhau, nhiều chỗ nối đuôi liên tiếp  
hoặc nằm sát cạnh nhau theo hướng từ  lục địa ra biển. Riêng hệ  thống cồn cát 
cổ ở Giao Yến có dạng nan quạt rất điển hình. Cánh quạt quay về phía đông bắc 
còn nan quạt xòe ở phía tây nam.
Tiến hóa cửa sông trải qua nhiều chu kỳ. Hàng năm sông Hồng và các dòng 
chảy dọc bờ chuyển tải một lượng bùn cát khổng lồ  qua cửa Ba Lạt. Quá trình  
sóng mạnh mẽ cuốn lượng bùn cát này ra xa rồi lại đưa vào bờ kết hợp với dòng 
chảy dọc bờ hình thành các dải cát ngầm chắn cửa hình vòng cung (cồn Lu, cồn 
Vành...) bảo vệ  đường bờ  phía trong khỏi tác động của sóng đồng thời tạo ra 
một đới yên tĩnh phía trong rất thuận lợi cho lắng đọng trầm tích do sông Hồng 
đưa ra. Dòng chảy sông Hồng đến cửa bị dải cát ngầm chặn lại buộc phải phân  

nhánh về hai phía, trong đó một phía có điều kiện thuận lợi hơn sẽ tích tụ  một  
cồn cát chắn dòng có hướng dọc theo dòng chảy đồng thời chia đôi vùng nước 
thành hai lạch nước chảy bao quanh hai bên cồn để  ra biển, phía còn lại dòng 
chảy tập trung hơn sẽ trở thành lạch chính (lạch Lân). Đến một thời kỳ  nào đó  
sức cản trong lạch ngang lớn, dòng chảy mùa lũ khi có gió bão sẽ  vươn thẳng  
theo phương ngắn nhất, xẻ đôi cồn chắn cửa chính để  đi ra biển,  lạch ngang bị 
thoái hóa , các cồn dần nối vào đất liền rồi quá trình diễn biến cửa sông lại bắt đầu 
một chu kì mới. Với phương thức ấy đã hình thành vùng châu thổ sông Hồng trong  
đó các sông Luộc, Trà Lý, Ninh Cơ là dấu vết các lạch ngang của các chu kỳ trước. 
Từ  1938 đến nay diễn biến khu vực hết sức phức tạp với 4 lần chuyển  
dòng chính và các hiện tượng bồi tụ  xen kẽ xói lở  vẫn diễn ra hết sức thường  
xuyên.
1.6. Thổ nhưỡng

19


Các trầm tích bề mặt trải qua các quá trình mặn hóa, phèn hóa, bồi tụ  và  
lắng đọng đã hình thành nên 4 nhóm đất chính với 12 loại có ý nghĩa lớn đối với  
sinh vật và con người.
Nhóm đất phèn gồm đất phèn tiềm năng và đất phèn hoạt tính chiếm diện 
tích khá lớn trong khu vực. Chúng có thành phần cơ giới trung bình với lớp phủ 
chủ yếu là thực vật ưa mặn, chua như sú, vẹt. 
Nhóm đất mặn gồm 4 loại: đất mặn ít, đất mặn trung bình, đất mặn nhiều 
và đất mặn sú vẹt. Tổng muối hoà tan từ  0,25 ­ 1%, thành phần muối kim loại  
kiềm chủ yếu là Cl­, SO42­, CO32­, HCO3­ được ưu tiên để trồng RNM phòng hộ và 
NTTS. Đất mặn ít chủ yếu để trồng lúa cho năng suất khá cao.
Nhóm đất phù sa bao gồm đất phù sa được bồi giàu dinh dưỡng; đất phù 
sa không được bồi, không glay hoặc glay yếu có thành phần cơ giới cát pha, thịt 
nhẹ hoặc thịt trung bình; đất phù sa không được bồi, glay trung bình hoặc mạnh; 

và đất phù sa không được bồi, glay mạnh và ngập úng vào mùa mưa. Loại đất  
này rất phù hợp để trồng lúa nước, cây xen canh và cây ăn quả.
Nhóm đất cát được hình thành do tác động của biển, sông, dòng chảy nội  
đồng và gió, phân bố ở các bãi cát và cồn cát ven biển. Đất nghèo dinh dưỡng, có 
phản  ứng ít chua (pHKCl  = 5,5 ­ 6,0) bao gồm đất cát thô hình thành trên các cồn 
cát trẻ ở biển và các cồn cát cổ nằm sâu trong đất liền. Chúng chủ yếu được sử 
dụng để trồng rừng phi lao chắn gió, xây dựng khu du lịch, bãi tắm, vật liệu lót 
để NTTS. Cồn cát cũ được cải tạo thích hợp với nhiều loài cây trồng cạn.
1.7.Đặc điểm cấu trúc địa chất [13]
1.7.1.Địa tầng Đệ tứ vùng cửa sông châu thổ Sông Hồng 
Thống pleistocen
Phụ thống pleostocen dưới

20




Hệ tầng Lệ Chi ( Q11 )
Trầm tích hệ tầng Lệ Chi là các thành tạo lót đáy đồng bằng Sông Hồng.  

Phía Tây và Tây Bắc đồng bằng Sông Hồng trầm tích của hệ tầng bao gồm các 
thành tạo cuội sạn tướng aluvi, phân bố trong các trũng ven rìa, tại độ sâu từ 45­
50m đến 65­70m, với chiều dày thay đổi từ  5­10m đến 20­25m. Trầm tích gồm 
ba phần:
Phần dưới gồm cuội sạn sỏi lẫn cát thô;
Phần giữa là cát mịn trung pha cát bột, thành phần đơn khoáng;
Phần trên là các thành tạo hạt mịn gồm sét, sét bột lẫn cát mịn xám vàng,  
xám nhạt.
Vùng trung tâm miền võng các thành tạo hệ tầng Lệ Chi chuyển dần sang  

tướng lòng sông miền chuyển tiếp gồm sạn sỏi lẫn cát ở phần dưới, chuyển lên  
trên là các thành tạo sét, sét bột tướng bãi bồi. Tại vùng ven biển các thành tạo  
hệ  tầng Lệ  Chi là những trầm tích thuộc tướng cửa sông ven biển bao gồm cát  
sạn chuyển lên trên là sét, bột sét. Các thành tạo này bắt gặp  ở  độ  sâu 70­80m 
đến 140m trở xuống. Chiều dày hệ tầng Lệ Chi từ 8­10m đến 35­40m với xu thế 
tăng dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.
Các thành tạo hệ  tầng Lệ  Chi nằm phủ  bất chỉnh hợp lên các thành tạo 
thuộc hệ tầng Vĩnh Bảo và bị các trầm tích hạt thô của hệ tầng Hà Nội phủ lên 
trên.


Hệ tầng Hà Nội (a,amQ12­3 hn)
Các thành tạo hệ tầng Hà Nội lộ chủ yếu ở vùng ven rìa Tây Bắc và Bắc 

đồng bằng Sông Hồng. Tại vùng lộ, trầm tích nguồi gốc aluvi­proluvi gồm 2 tập:

21


­ Tập dưới là các thành tạo hạt khô, thành phần thay đổi từ  cuội sạn sỏi  
xen cát thô  ở  ven rìa đến cát thô trung  ở  phần trung tâm. Độ  chọn lọc mài tròn  
kém;
­ Tập trên là các thành tạo mịn gồm cát bột, bột sét.
Vùng trung tâm đồng bằng và ven biển, các thành tạo hệ tầng Hà Nội có  
nguồn gốc chuyển từ  sông sang sông biển, bắt gặp tại các lỗ  khoan sâu tại độ 
sâu 80­140m trong những vùng sụt và 40­180m trong những vùng nâng. Trầm tích 
có xu hướng mịn dần từ dưới lên với 2 tập:
­ Tập dưới là các thành tạo aluvi gồm cát sạn lẫn cuội nhỏ  thành phần 
chủ yếu là thạnh anh, mài tròn trung bình, chuyển dần lên cát hạt trung mịn màu 
xám sáng, xen kẹp các tập mỏng bột sét và kết thúc bột sét, bột cát màu tím nhạt.

­ Tập trên là các thành tạo sông biển với chiều dày dao động từ 5­10m đến  
30­40m, bao gồm các trầm tích cát mịn trung  ở  dưới xen ít bột sét, chứa di tích  
tạo mặn lợ  thuộc môi trường cửa sông ven biển, chuyển lên trên là sét, sét bột  
màu nâu xám, nâu gụ xen kẹp các lớp mỏng cát mịn.
Trầm tích hệ tầng Hà Nội phủ lên bề mặt bào mòn của các thành tạo hệ 
tầng Lệ Chi hoặc Vĩnh Bảo và bị phủ bởi các thành tạo hệ tầng Vĩnh Phúc.
Phụ thống Pleistocen trên


Hệ tầng Vĩnh Phúc (a, amQ13 vp)
Các trầm tích hệ  tầng Vĩnh Phúc là các thành tạo của một tam giác châu 

cổ  với sự chuyển tiếp tướng trầm tích từ  nguồn gốc aluvi đến nguồn gốc biển. 
Các thành tạo nguồn gốc aluvi lộ ra ở vùng ven rìa phía Tây Bắc và Tây Nam tại 
các khu vực Hiệp Hòa, Sóc Sơn, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Đông Anh,…
Trong vùng trung tâm các thành tạo aluvi chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan từ 
độ  sâu 40­50m, có khi tại độ  sâu 80­85m, có chiều dày từ  5­10m đến 20­25m. 

22


Thành phần trầm tích chủ yếu là cát lẫn sạn sỏi ở phần dưới, chuyển lên trên là  
cát bột, bột sét màu vàng đỏ, vàng nâu loang lổ.
Trầm tích bao gồm cát hạt mịn màu xám chứa ít bột sét  ở  phần dưới,  
chuyển lên trên là các trầm tích hạt mịn sét bột, bột sét. Thành phần khoáng vật 
sét chủ  yếu là caolinit và hydromica. Trầm tích chứa phức hệ cổ sinh và bào tử 
phấn hoa đặc trung cho môi trường nước lợ, ngọt lợ vùng cửa sông ven biển.
Trầm tích nguồn gốc biển của hệ tầng Vĩnh Phúc chủ  bắt gặp trong các 
lỗ khoan sâu vùng ven biển Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình ở độ sâu từ 20­25m  
đến 55­60m với chiều dày từ 6­8m đến 20­25m. Thành phần chủ  yếu là sét bột, 

bột sét xám xanh, xám ximăng. Tại một số  nơi bề  mặt trầm tích hệ  tầng Vĩnh 
Phúc có màu sắc loang lổ và chứa kết vón sắt do quá trình phong hóa. Tập hợp cổ 
sinh và các chỉ  số  địa hóa môi trường phản ánh môi trường thành tạo các trầm  
tích này là môi trường biển.
Hệ đệ tứ ­ Thống Holocen
Phụ thống Holocen dưới


Hệ tầng Hải Hưng (Q21­2 hh)
Tầng Hải Hưng bao gồm tích tụ biển – đầm lầy (mb), tích tụ biển (m) và  

aluvi (a) phân bố chủ yếu ở phía Nam – Đông Nam, phía Bắc, Tây Bắc thành phố 
Hà Nội.
­ Tích tụ  biển gồm sét, sét bột xám xanh chủ  yếu là hydromica – crit – 
kaolinit ­ monmorilonit phổ biến nhiều nơi trong đồng bằng  ở cùng một độ  cao. 
Nhiều khu vực lớp sét xám xanh bị phủ bởi chu kỳ aluvi Holocen muộn.
­ Tích tụ biển – đầm lầy tạo lên những cảnh quan thuận lợi cho việc phát 
triển các mỏ than bùn dạng đẳng thước, dạng thấu kính kém triển vọng.

23


­ Cát thành tạo nêu trên phủ  dần lên tích tụ  cát aluvi trong giai đoạn biển  
tiến Flandrian.
Chiều dày trầm tích hệ tầng Hải Hưng dao động từ  2­5m  ở  vùng ven rìa 
đến 15­20m tại vùng trung tâm đồng bằng, 20­25m tại vùng ven biển và từ  0,5­
1m độ sâu 25­30m ở tiền châu thổ.
 Phụ Thống Holocen trên
 Hệ tầng Thái Bình (Q23 tb)


Trầm tích hệ tầng Thái Bình hình thành từ giai đoạn cuối của thời kỳ biển 
lùi đến nay, gồm các thành tạo aluvi, hồ­đầm lầy ven biển, châu thổ  và biển. 
Chiều dày trầm tích hệ tầng Thái Bình dao động từ 1­2m tại vùng ven rìa đến 15­
20m tại vùng ven biển và giảm dần từ  bờ ra đến độ  sâu 25m nước  ở  tiền châu  
thổ.
Phần ngoài khơi, tất cả  các trầm tích phủ  chờm trên mặt đất bất chỉnh 
hợp U100 tạo thành một phức tập tầm tích tương đối đồng nhất đặc trưng cho  
thềm lục địa Biển Đông Việt Nam trong Pliocen – Đệ tứ. Do tính đồng nhất cao,  
khó định được ranh giới Pliocen và Đệ tứ vì vậy thường xếp chung trong một hệ 
tầng Biển Đông. Các tập trầm tích Ploicen Đệ  tứ  trải rộng trên toàn thềm với  
chiều dày tăng dần từ  đới bờ  ra khơi và không chịu  ảnh hưởng của đứt gãy sâu 
các khối nhô móng kể cả địa lũy Tri Tôn. Các tập trầm tích phân giải song song  
gần nằm ngang hoặc hơi nghiêng về  phía ngoài khơi. Thành phần trầm tích bao 
gồm chủ  yếu là vật liệu lục nguyên hạt mịn chưa gắn kết: cát, bột, sét, với sự 
ưu thế của bùn sét và đôi nơi có bùn vôi.
Độ  dày của các thành tạo Pliocen và Đệ  tứ  tăng dần từ  đới bờ  về  phía  
sườn lục địa từ 40­50m đến 400­500 và hơn nữa.

24


Hình 1. 3. Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ đồng bằng sông Hồng

25


×