Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Luận văn Thạc sỹ: Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 170 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI
Ngành nghề thủ công truyền thống (TCTT), trong đó thủ công mỹ nghệ (TCMN)  
là bộ  phân quan trọng đã hình thành và tồn tại trong suốt quá trình phát triển kinh tế  xã 
hội Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế  nói riêng. Ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ 
luôn gắn liền với những làng nghề, phố nghề sản xuất các sản phẩm thủ công để phục  
vụ cho các mục đích sử dụng của đời sống xã hội.
Các ngành nghề thủ công mỹ  nghệ xuất hiện, tồn tại và suy vong theo từng giai  
đoạn phát triển của lịch sử. Các ngành nghề  thủ công phù hợp với đòi hỏi của nhu cầu 
xã hội tại một thời điểm nào đó thì sẽ  có điều kiện phát triển, những ngành nghề  nào  
không còn phù hợp thì sẽ tự đào thãi. Như vây, theo dòng chảy của sự vân động và phát  
triển mỗi ngành nghề  thủ  công đều trãi qua các giai đoạn hưng thịnh và suy tàn nhất 
định. Nhưng nhìn chung cho đến nay ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  vẫn có một vai trò  
quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam.
Đối với Thừa Thiên Huế, quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề  thủ 
công mỹ  nghệ  ngoài những nét chung như bao vùng miền khác trên đất nước thì còn có 
những nét đặc thù riêng có của vùng đất này. Do Huế  là vùng đất kinh kỳ, những sản  
phẩm thủ  công được làm để  phục vụ  cho nhu cầu sử  dụng của tầng lớp quan lại, quý  
tộc thượng lưu hoặc hình thành từ yêu cầu của triều đình. Chính các yếu tố lịch sử này  
giúp cho Huế  trở  thành vùng đất tập trung nhiều ngành nghề thủ  công mỹ  nghệ  và các  
sản phẩm đạt đến độ  tinh xảo cao, mang tính biểu tượng của nền mỹ  thuật đất nước  
trong một giai đoạn lịch sử, nhiều sản phẩm trở  thành di sản văn hoá đặc sắc tượng  
trưng cho trình độ phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. [12]
Thừa hưởng những thành quả  trên, ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  trên địa bàn  
thành phố Huế cần phải tiếp tục tồn tại và tìm ra cho mình một con đường mới để phát 
triển phù hợp. Nghị  quyết của Thành uỷ  về  chương trình hành động thực hiện Nghị 
quyết TW 5 [58] : Huy động mọi nguồn lực trong dân, đầu tư  sản xuất hàng lưu niệm, 
hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, tổ chức tốt các điểm bán hàng lưu niệm phục vụ 

1



du khách, xây dựng làng nghề  truyền thống phục vụ  du lịch và xuất khẩu, tăng cường 
công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhằm thực hiện thắng lợi chương  
trình phát triển du lịch của địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất­kinh doanh hàng thủ  công mỹ  nghệ  và làng nghề 
trên địa bàn vẫn còn yếu, chưa tạo được những chuyển biến lớn nhằm tăng tốc sự  phát  
triển của ngành, giá trị sản xuất vẫn chưa cao so với các tỉnh, thành phố khác. Số lượng 
cơ sở làm hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn chưa nhiều, phần lớn các đơn vị 
chỉ  duy trì sản xuất  ở quy mô nhỏ, mẫu mã chưa phong phú, chưa đáp ứng tốt thị  hiếu  
khách tiêu dùng, năng suất thấp, giá trị lao động thủ công trong một
phẩm còn quá lớnnên giá thành cao, bao bì

đơn vị sản
thẩm mỹ kém,

công tác tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo ít được chú trọng, trình độ  quản lý của chủ cơ 
sở còn hạn chế.
Trong các ngành nghề  thủ  công truyền thống, ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  là 
một trong những nhóm ngành có thế  mạnh xuất khẩu. Huế  là thành phố  du lịch nên có  
thể  tân dụng  ưu thế  này để  xuất khẩu tại chổ  thông qua các của hàng bán hàng lưu 
niệm, tổ chức các siêu thị hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức các làng nghề mang tính biểu  
diễn vừa thu hút khách du lịch vừa có thể bán hàng trực tiếp. Thị trường tiêu thụ có điều  
kiện thuận lợi như vây nhưng sản phẩm hàng lưu niệm tại địa phương lại không phong 
phú, một số mặt hàng sức cạnh tranh thua kém nhiều so với hàng nhập từ Trung Quốc, 
Thái Lan... Đối với thị trường xuất khẩu trực tiếp chúng ta vẫn chưa khai thác được do  
sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, thua kém trong cạnh tranh  
về mẫu mã sản phẩm, giá thành, kinh nghiệm thương trường, chưa có các thương nhân  
lớn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Trước những  
vấn đề trên, yêu cầu được đặt ra là làm thế  nào để phát huy tiềm năng của ngành nghề 
thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế. Đây là yêu cầu vừa cấp thiết vừa lâu dài  

cần được nghiên cứu nhằm tìm ra những căn cứ lý luận và thực tiễn làm cơ  sở cho việc 
đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp. Xuất phát từ đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp  
phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế “làm luận văn thạc  
sỹ của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2


2.1. Mục tiêu chung
Đề  tài làm cơ  sở  hoạch định các chính sách và giải pháp phát triển cho ngành  
nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
­

 Hệ  thống hoá những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  ngành nghề  thủ  công mỹ 

nghệ Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng;
­

  Phân tích, đánh giá thực trạng một số  ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  có tiềm 

năng phát triển của thành phố Huế;
­

 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển ngành nghề thủ công mỹ  nghệ 

trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian đến.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp chung

Phương  pháp  duy vật  biện  chứng   được  vận  dụng  xuyên  suốt  trong  quá  trình 
nghiên cứu. Bởi các hiện tượng kinh tế, xã hội nói chung đều chịu sự tác động của nhiều 
yếu tố, mỗi một yếu tố lại được đặt trong mối liên hệ ràng buộc với các yếu tố khác và  
động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu ngành nghề TCMN được

có tác

đặt

trong bối cảnh phát triển chung của ngành nghề  TTCN truyền thống trên địa bàn thành 
phố  Huế  và Tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong quá trình nghiên cứu, các yếu tố  như  dân số, 
thu nhập của dân cư, điều kiện tự  nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị­xã hội... được đặt 
trong mối quan hệ  thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, được xem xét qua 
nhiều năm, trong một thời gian dài để cho phép chúng ta có được cách nhìn toàn diện và 
mang tính khoa học nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp trong từng thời kỳ.
Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để nghiên cứu trong luận văn, bởi các  
hiện tượng kinh tế­xã hội bao giờ  cũng tồn tại trong những điều kiện thời gian và địa  
diểm cụ  thể. Việc tiếp cận, đánh giá quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề 
TCMN cần dựa trên những tiền đề  đã được hình thành trong quá khứ, đứng trên quan 
điểm lịch sử để kiểm chứng và dự  báo sự  phát triển của ngành nghề TCMN trong hiện  
tại và tương lai.
3.2. Các phương pháp cụ thể
3.2.1.Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu

3


* Tài liệu thứ cấp: nguồn tài liệu được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh Thừa
Thiên Huế, số liệu từ Phòng Kinh tế  thành phố Huế, các báo cáo quy hoạch, phát triển  
ngành nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Thừa thiên Huế, thành phố Huế, tài liệu từ các nguồn 

sách báo, báo điện tử, các báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học của nhiều  
tác giả liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.................................
* Tài liệu sơ  cấp : Mỗi nhóm ngành nghề  được điều tra theo phương pháp chọn mẫu 
phân loại. Những thông tin cần thu thâp từ  các đơn vị được điều tra (mẫu): các yếu tố 
đầu vào, kết quả và hiệu quả sản xuất, quy trình sản xuất, lực lượng lao động,
trình độ người quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm.......... được thực hiện theo mẫu
soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp các chủ đơn vị. Công tác nghiên cứu thị trường cũng được  
tiến hành thông qua các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đơn vị  kinh doanh các 
mặt hàng TCMN, các đơn vị phỏng vấn được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và phân bổ 
đều khắp nhiều nơi trên địa bàn thành phố Huế. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các đơn 
vị kinh doanh lữ hành đang đặt trụ sở tại thành phố Huế để nắm được tình hình liên kết 
giữa ngành nghề TCMN cùng với ngành du lịch đã và đang đạt được những gì, ở mức độ 
nào cũng như các nhân xét khách quan từ phía đối tượng này và các đề xuất để tạo được  
sự liên kết hiệu quả giữa hai ngành trong thời gian đến.
* Phương pháp điều tra
Sử  dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần theo khoảng cách nhất 
định của nhóm điều tra. Sau một quá trình nghiên cứu, trao đổi ý kiến với lãnh đạo Phòng 
Kinh tế thành phố Huế, các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, các đơn vị đã nhiều 
năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong ngành nghề  TCMN cũng như  sự  quan sát 
chủ quan của mình, chúng tôi quyết định tâp trung điều tra, nghiên cứu ba nhóm ngành cụ 
thể sau :
­

 Nghề mộc mỹ nghệ, mộc chạm khắc ( 50 trong tổng số 78 đơn vị)

­

 Nghề thêu tay, ren rua ( 36 trong tổng số 55 đơn vị)

­


 Nghề đúc đồng mỹ nghệ ( 50 trong tổng số 61 đơn vị)
Đây là 3 nhóm ngành nghề  có số lượng đơn vị nhiều nhất  trong các nhóm ngành 

nghề  thủ  công mỹ  nghệ  đang hoạt động trên địa bàn thành phố  Huế  hiện nay, thu hút  
một số  lượng lao động lớn, có tổng số  vốn đầu tư  và tạo ra giá trị  sản xuất chiếm tỷ 

4


trọng cao. Nghề kim hoàn có số vốn đầu tư và tạo ra giá trị sản xuất cao nhất, tuy nhiên 
chúng tôi không chọn nghề  này để  nghiên cứu sâu do giá trị  nguyên liệu của nghề  này  
cao lại biến động thất thường, sản phẩm bán ra có giá trị  lớn nhưng phần lớn được sử 
dụng như phương tiện cất trữ và tiêu dùng thông thường, giá trị gia tăng tạo ra mang tính  
đạc thù, khó tiếp cân.
3.2.2. Phương pháp tong hợp và phân tích sổ liệu
* Phương pháp phân tổ  thống kê: được sử  dụng để  hệ  thống hoá tài liệu điều tra theo  
nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu.
*

  Phương pháp phân tích tài liệu: Sử  dụng hệ  thống các phương pháp phân tích  

định tính và định lượng của các hiện tượng để tìm hiểu bản chất và tính quy luât vốn có;  
kết hợp giữa nghiên cứu các hiện tượng số  lớn với nghiên cứu hiện tượng cá biệt; sử 
dụng kết hợp phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích kinh tế và phương  
pháp mô hình toán kinh tế.
* Phương pháp toán kinh tế :
Luân văn sử dụng hàm sản xuất Cobb­Douglas để đánh giá mối quan hệ giữa các  
yếu tố đầu


vào đốivới kết quả và hiệu quả sản xuất đối với cả 3 nghề

(nghề đúc đồng, nghề mộc mỹ nghệ và thêu ren). Hàm Cobb­Douglas được chọn để ước 
lượng hệ số hồi quy mô tả sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến kết quả sản xuất 
và kết quả ước lượng được đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định T & F.
­ Hàm sản xuất
Yj = AXija1. X2ja2. X3ja3. X4ja4.eßD1\ eßD2
­ Hàm Logarit tương ứng
LnY = ao + a1 Ln (X1j) + a2 Ln (X2j) + 03 Ln(X3j) + 04 Ln (X4j) + ßD1 + ßD2
Trong đó :

Yj : Giá trị gia tăng (triệu đồng)
X1j

:

Vốn cố định (triệu đồng)

X2j

:

Vốn lưu động (triệu đồng)

X3j

: Lao động thuê ngoài (người)

X4j : Lao động gia đình (người)
D1, D2 là các biến giả định

­ Di : Kinh nghiệm sản xuất từ 20 đến 30 năm; D2 là kinh nghiệm sản xuất trên 30 năm.

5


­ a , p

:

Các hệ số hồi quy cần ước lượng.

­ A : là hằng số.
* Số liệu xử lý bằng chương trình SPSS 15.0.
Theo kinh nghiệm của nhiều nghiên cứu về  hiệu quả  của các đơn vị  sản xuất,  
kinh doanh với quy mô nhỏ, để  đánh giá đúng hiệu quả  sản xuất, biến phụ  thuộc của  
hàm sản xuất phải là giá trị gia tăng chứ không phải tổng doanh thu. Điều này cho phép  
loại bỏ được những sai sót trong phân tích do sự khác biệt về giá trị nguyên vật liệu tạo  
nên.
3.2.3. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ 
các nhà nghiên cứu văn hoá, các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý nhiều kinh  
nghiệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, các nghệ nhân, những đơn vị nhiều năm sản  
xuất­kinh doanh hàng thủ  công mỹ  nghệ  nói riêng và hàng thủ  công truyền thống nói  
chung...nhằm có được những luận cứ có sức thuyết phục về mặt khoa học và thực tiễn 
để  từ  đó đề  xuất được những giải pháp phù hợp với thực tế  của địa phương và mang 
tính khả thi.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu cơ bản sau :
­ Các chỉ  tiêu đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh : Số lượng lao động, giá trị 
tài sản cố định, vốn lưu động, công nghệ, thiết bị sản xuất của các đơn vị.

­ Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất (GO), giá trị 
gia tăng (VA) và lợi nhuận (M).
­

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản suất kinh doanh: Giá trị sản xuất/vốn  

(GO/K), giá trị gia tăng/vốn (VA/K), lợi nhuận/vốn (M/K), lợi nhuận/chi phí (M/IC), Giá 
trị  sản  xuất/lao  động (GO/L),  Giá trị  gia  tăng /lao  động (VA/L),  lợi nhuận/lao  động  
(M/L).
­

 Các chỉ tiêu phù hợp để phân tích việc tiêu thụ sản phẩm.

4.ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đoi tượng nghiên cứu

6


Thực trạng sản xuất kinh doanh của các ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ; chủ 
yếu là các ngành nghề  đúc đồng, mộc mỹ  nghệ, thêu ren và các giải pháp để  phát 
triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
* Phạm vi nghiên cứu
­ Không gian : Địa bàn thành phố Huế.
­ Thời gian : Phân tích, đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2004­2006 và đề xuất giải 
pháp phát triển đến năm 2015.

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN VÈ 
PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHÈ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1. MỘT SÓ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NGÀNH NGHÈ THỦ 

CÔNG TRUYÈN THÓNG, NGÀNH NGHÈ THỦ  CÔNG MỸ  NGHỆ, LÀNG NGHÈ  
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1.1.Ngành nghe thủ công truyền thong
Ngành nghề  thủ  công (NNTC) Việt nam vốn có truyền thống lâu đời gắn liền 
với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công  
truyền thống. Có nhiều tên gọi khác nhau để  chỉ  ngành nghề  (NN) thủ  công truyền 
thống (TCTT)  ở  nước ta: Nghề  truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủ công... Hiện  
nay, các số  liệu thống kê chính thức hàng năm vẫn chưa có một mục chuyên về  sản  
xuất thủ công truyền thống mà gộp các ngành nghề này vào nhóm “ Tiểu công nghiệp­
thủ công nghiệp”, “Sản xuất hộ gia đình phi nông nghiệp”....
Vấn đề  đặt ra hiện nay là phải thống nhất tiêu chí xác định ngành nghề  truyền  
thống để làm cơ  sở  thực hiện các chính sách bảo tồn, phát triển và định hướng chiến  
lược phù hợp. Các nhà nghiên cứu đề  xuất một số yếu tố  cấu thành của ngành nghề 
TCTT :
+ Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta;
+ Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề;
+ Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề;

7


+ Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt nam;
+ Sử dụng nguyên liệu tại chổ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất;
+ Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng; có đóng góp đáng kể 
về kinh tế vào ngân sách nhà nước. [17]
Theo thông tư  số  116/2006/TT­BNN ngày 18/12/2006 của Bộ  Nông nghiệp và  
Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Nghị định số 66/2006/NĐ­CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề 
nông thôn: Nghề  truyền thống là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản  
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có  

nguy cơ bị mai một thất truyền.
Tiêu chí công nhận ngành nghề thủ công truyền thống : a/ Nghề đã xuất hiện 
tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; b/ Nghề tạo ra 
những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; c/ Nghề gắn với tên tuổi của một 
hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. [36]
1.1.2. Ngành nghe thủ công mỹ nghệ
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ là một bộ phận quan trọng của ngành nghề thủ 
công truyền thống. Ngành nghề  TCMN có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển  
ngành nghề TCTT của Việt Nam (VN), sản phẩm của ngành nghề thủ công mỹ nghệ 
là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật­công nghệ truyền  
thống, phương pháp

thủ công tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật. Mô

hình biểu diễn như sau :
Phương pháp thủ
công tinh xảo

+

Sự sáng tạo nghệ
thuật

■=>

Hàng thủ công mỹ
nghệ

Mô hình 1 : Đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ bên cạnh các yếu tố cấu thành của ngành nghề 

TCTT còn có những nét đặc thù của NN này, đó là : Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo 

8


của Việt nam, có giá trị và chất lượng rất cao, vừa là hàng hoá vừa là sản phẩm văn  
hoá nghệ  thuật, mỹ  thuật, thậm chí trở  thành các di sản văn hoá của dân tộc, mang  
bản sắc văn hoá Việt Nam. Chính yếu tố nghệ thuật, văn hoá tinh thần kết tinh trong  
văn hoá vật thể  là một đặc thù hết sức quan trọng của hàng thủ  công mỹ  nghệ. Sự 
kết hợp giữa phương pháp thủ  công tinh xảo với sự  sáng tạo nghệ  thuật của nghệ 
nhân và thợ thủ công để tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ đã kéo theo những
đặc thù khác trong sự phát triển của ngành nghề TCMN và được xem như là những tiêu  
chí của ngành nghề này :
­ Tính riêng, đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt;
­

 Chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, mang tính trường phái, gia tộc, giữ bí quyết 
trong sáng tạo hơn là sự phổ cập, phổ biến rộng rãi;

­ Đầy chất trí tuệ, tri thức tích tụ lâu đời;
­ Sử dụng hàng thủ công đồng thời thưởng thức nó nữa (thưởng

thức nghệ

thuật và tư tưởng, trí tuệ). [17]
1.1.3. Làng nghề, làng nghề truyền thOng, làng nghề thủ công mỹ nghệ
Làng nghề là một thiết chế gồm hai yếu tố cấu thành là “làng”

và “nghề”


được hình thành dựa trên cơ sở tập hợp những gia đình nhỏ trong một không gian
nhất định để sản xuất và sinh hoạt độc lập. Làng nghề gắn bó với các ngành nghề phi  
nông nghiệp, các ngành nghề thủ công ở trong các thôn làng. Khi phân loại làng nghề,  
ta thấy có làng một nghề  và có làng nhiều nghề, có làng nghề  truyền thống và làng 
nghề mới.
Làng một nghề  là những làng ngoài nghề  nông ra chỉ  còn thêm một nghề  thủ 
công nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối như lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, chạm 
bạc Đồng Xâm, thêu Quất Động...
Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề  nông còn có một số  nghề  thủ  công 
nghiệp như Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, Trai Trang, Đình Bảng..
Làng nghề truyền thống (LNTT) là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong 

9


lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm, thậm  
chí hàng nghìn năm.
Làng nghề  mới là những làng nghề  xuất hiện do sự  phát triển lan toả  của các 
làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thời  
kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đồng thời cũng có một số nghề mới xuất hiện 
hoặc du nhập từ nước ngoài vào các làng nghề truyền thống.
Như vậy, các tiêu chí để phân loại làng nghề chỉ mang tính tương đối, đan xen, 
bao hàm lẫn nhau, làng nghề thủ công mỹ nghệ đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với làng  
nghề TCTT, làng nghề TCMN là làng nghề TCTT trong đó TCMN là nghề chính hoặc  
chiếm ưu thế so với các nghề thủ công khác.
Làng nghề  truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ  công, có phần lớn bộ 
phận dân số  làm nghề  cổ  truyền, là nơi quy tụ  các nghệ  nhân và nhiều hộ  gia đình  
chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời kiểu cha truyền con nối, có sự liên kết  
hỗ  trợ  trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ  thống doanh  
nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ  nghề. Sự  liên kết, hỗ  trợ  nhau về  nghề, kinh tế, kỹ 

thuật, đào tạo thợ  trẻ  giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề  trong quá 
trình hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành LNTT ngay trên làng xóm của họ. 
Về  mặt định lượng, có thể  hiểu làng nghề  có từ  35 ­ 40% số  hộ  trở  lên chuyên làm 
nghề,   giá   trị   sản   lượng   của   nghề   chiếm  trên   50%   tổng   giá   trị   sản   lượng   của   địa 
phương. Tuy nhiên, định nghĩa trên chỉ là một thước đo tương đối. Bởi vì, đối với từng  
loại nghề khác nhau thì tỷ lệ nói trên cũng khác nhau. Quy mô về số hộ và số lao động 
của các làng và các vùng cũng chênh lệch nhau đáng kể. Mặt khác, cùng với sự  thăng  
trầm trong quá trình phát triển của từng nghề và làng nghề, dẫn đến số lượng hộ và lao  
động chuyên làm nghề TCMN có sự biến động mạnh mẽ.
Ngày nay, khái niệm làng nghề  không chỉ  bó hẹp  ở  những làng nghề  chỉ  có 
những người chuyên làm nghề  thủ  công nghiệp đơn thuần theo như  cách phân chia  
trước đây. Trong quá trình công nghiệp hoá và chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện  

10


nay, trong các làng nghề, các công nghệ sản xuất của nhiều nghề không còn hoàn toàn  
là kỹ  thuật thủ  công, mà nhiều nghề đã sử  dụng các công nghệ, kỹ  thuật cơ  khí hiện  
đại và bán cơ khí vào quá trình sản xuất. Đồng thời, trong các làng nghề  đã xuất hiện
nhiều cơ
và đầu

sở chuyên làm dịch

vụ

đầuvào 

ra cho các hộ


chuyên làm nghề. Làng nghề  truyền thống nói chung và làng nghề  thủ  công mỹ  nghệ 
nói riêng có thể được định nghĩa: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn,  
ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điếm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị  
trấn, có các hoạt động ngành nghề  nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản  
pham khác nhau. Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình  
thành từ lâu đời. ”. [9,14­16; 17,14; 36]
1.2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NGHÈ THỦ CÔNG TRUYÈN THÓNG, THỦ CÔNG MỸ 
NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TÉ ­ XàHỘI
1.2.1. Phát triển ngành nghề thủ  công mỹ  nghệ góp phần tạo việc làm cho người lao 
động
Dân số  và việc làm là hai vấn đề  có mối quan hệ  mật thiết và cùng tác động  
quyết định lên tiến trình phát triển kinh tế­xã hội của đất nước, giải quyết việc làm là  
một trong những vấn đề  hết sức cơ  bản và quan trọng trong công cuộc phát triển đất 
nước. Trong các ngành nghề thủ công nói chung và ngành nghề thủ công mỹ nghệ nói 
riêng, lao động thường chiếm tỷ lệ tới 60­65% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển  
NN này sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang tăng lên  
nhanh chóng, nhất là ở nông thôn. Theo thống kê trong lĩnh vực xuất khẩu, mỗi 1 triệu  
USD   doanh   thu   hàng   TCMN   thì   thu   hút   khoảng  3.5004.000  lao   động   chuyên 
nghiệp/năm, còn nếu là lao động thời vụ thì sẽ tăng 3­5 lần mức đó. [41; 54; 13,125]
Quy mô dân số cả nước năm 2006  ước tính 84,11 triệu người, trong đó dân số 
thành thị  22,82 triệu người chiếm 27,1%, dân số  nông thôn 61,29 triệu người. Số  lao  
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế ước tính 43,44 triệu người, tỷ 

11


lệ  thất nghiệp của lao động khu vực thành thị, nam chiếm 4,8% của nữ là 3,9% [42]. 
Vấn đề  việc làm  ở  nông thôn những năm gần là tâm điểm của những bức xúc. Nông  
thôn là nơi tập trung 72,9% dân số  (2006), trong đó 70% làm nghề  nông. Tình trạng  
nghèo và thiếu việc làm trong khu vực này đang tạo ra một luồng di dân tự do rất lớn ra  

thành thị, làm cho dân số đô thị tăng đột biến gây nhiều khó khăn về an ninh xã hội và 
môi trường.

12


Bảng 1: SẢN XUẤT THỦ CÔNG NGHIỆP THEO KHU VựC, LÀNG
VÀ DÂN SÓ
Sô làng
Dân sô
Khu vực

1. Đồng băng sông

Tống
số

Làng
nghề
(1)

%

Tống   số 
trong (người)
T/số
5,9 13.501.335

Số làm 
nghề 

(người)
848.805

%
Trong
T/số
6,3

15.451

914

2. Đông Bắc

21.514

116

0,5

7.308.218

35.044

0,5

3.Tây Bắc

6.526


247

3,8

2.039.685

104.210

5,1

4. Bắc Trung bộ

16.059

341

2,1

8.760.322

137.568

1,6

5. Nam Trung bộ

4.008

87


2,2

4.774.156

44.730

0,9

6. Tây nguyên

5.357

0

­

3.159.246

­

­

7. Đông Nam bộ

3.485

101

2,9


6.071.412

93.716

1,5

8. ĐB sông Cửu

8.144

211

2,6

13.329.335

84.286

0,6

80.544

2.017

2,5

58.943.709

1.348.359


2,3

Hồng

long
Tổng

Nguồn : Tống hợp và điều tra của Cơ  quan hợp tác quốc tế  Nhật Bản (JỈCA) & Bộ 
Nông nghiệp và phát triên nông thôn Việt Nam năm 2004. (1,3­10)
(1) Số lượng làng nghề và số người tham gia làm nghề trên cơ sở tiêu chí điều tra lập  
bản đồ.
Cả nước hiện có 2.017 làng nghề, với hơn 1,3 triệu lao động chuyên nghiệp và 
từ  3­5 triệu lao động thời vụ  trong 1,423 triệu hộ gia đình tham gia sản xuất có thu  
nhập chính từ  nghề  thủ  công. Khoảng 45% số  làng nghề   ấy là nghề  TCMN truyền  
thống với trên 40 nhóm nghề lớn, bao gồm hàng trăm nghề khác nhau [30]. Trung bình  
cả nước, dân số mỗi làng nghề là 2.079 người, trong đó trên một nữa số làng nghề có 
từ 1.000 đến 5.000 người. Độ  tuổi trung bình của người lao động trong các NNTC là 
từ  20­30 và nghề thủ công đang tạo công ăn việc làm cho lao động trẻ. Bên cạnh đó  
một lực lượng dân số đông đảo từ 15 đến 80 tuổi tham gia làm nghề, đặc biệt ngành  
nghề TCMN còn sử dụng một số lượng lớn lao động tàn tật không thể làm việc ở các  
ngành nghề khác và điều này mang ý nghĩa xã hội rất sâu sắc.
Theo bảng 2, trên 10% tổng số hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ sản xuất thủ 
công, đặc biệt các hộ  gia đình nhóm này rất phổ  biến  ở  đồng bằng sông Hồng, Bắc  
13


Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù các NNTC là các ngành nghề thu hút 
nhiều lao động  ở  các vùng nông thôn nhưng quy mô của nhiều làng nghề thường nhỏ 
và chưa thực hiện được mô hình thu hút nhiều lao động. Ngoài ra, rất nhiều thợ  tay  
nghề cao và thợ trẻ bỏ quê đi làm việc cho các doanh nghiệp hay cơ sở lớn ở đô thị với 

mức lương cao hơn. Do đó, quy mô làng nghề  đang có nguy cơ  ngày càng bị  thu hẹp. 
[1,3­9; 13,47; 1,4­9]
1.2.2. Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần mở rộng thị trường, tăng giá 
trị tong sản phẩm hàng hoá cho nền kinh te
Hiện nay, nhiều làng nghề  TCMN đã và đang được khôi phục đồng thời với  
việc phát triển các làng, cụm làng mới, nghề  mới. Một số  lượng lớn các làng nghề 
TCMN đã được tăng cường hoạt động, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá, phục  
vụ xuất khẩu. Ngoài ra, thu nhập của dân cư  nói chung và dân cư  nông thôn nói riêng  
tăng lên sẽ mở ra cơ hội mới của một thị trường nội địa tiềm năng, với sức mua ngày  
càng gia tăng đối với các sản phẩm truyền thống độc đáo của công nghiệp nông thôn. 
Xu thế phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và khu vực là những thách thức nhưng cũng  
đồng thời là cơ  hội để sản phẩm TCMN thâm nhập hiệu quả hơn vào thị  trường khu  
vực và thế giới.
S  ản phẩm của ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  là nhân tố  quan trọng thúc đẩy  
phát triển sản xuất hàng hoá  ở  nông thôn. Ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  hàng năm 
luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn đóng góp đáng kể vào giá trị 
sản lượng của từng địa phương nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Tỷ trọng  
hàng hoá ở các làng nghề thường cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông. Những  
địa phương có nhiều làng nghề  thì nền kinh tế hàng hoá thường phát triển hơn so với  
các địa phương có ít làng nghề. Chẳng hạn, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn Thái 
Bình chiếm khoảng 75% tổng giá trị công nghiệp địa phương toàn tỉnh, ở Bắc Ninh là 
73,7%.. Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp chiếm 
99% tổng thu nhập của toàn xã (riêng nghề gốm sứ chiếm tới 86%). [9,40]

14


Bảng 2 : TÌNH HÌNH CÁC Hộ SẢN XUẤT THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN CẢ NƯỚC
Khu vực
Hộ sản xuất

Tỷ  lệ  hộ SX thủ 
Hộ
Phi NN
Tống
công   nghiệp(1)  Thuần
(%)

nông

kiêm

(%)
Thuần

Hộ kiêm

Phi NN

Tống

nông

1. ĐB S.Hồng

15,6

22.115

429.893


80.187

532.195

4,2

80,8

15,1

100,0

2. Đông Bắc

5,3

10.853

40.222

32.011

83.086

13,1

48,4

38,5


100,0

3. Tây Bắc

7,2

3.223

8.787

14.830

26.840

12,0

32,7

55,3

100,0

4. Bắc trung bộ

8,7

17.506

74.991


76.509

169.006

10,4

44,4

45,3

100,0

5. Nam Trung bộ

7,7

14.253

38.987

29.292

82.532

17,3

47,2

35,5


100,0

6. Tây Nguyên

1,1

0

2.941

4.127

7.068

0,0

41,6

58,4

100,0

7. Đông Nam bộ

14,5

6.879

52.572


129.938

189.389

3,6

27,8

68,6

100,0

8. ĐB S.Cửu Long

11,8

32.762

72.572

227.747

332.742

9,8

21,7

68,4


100,0

Cả nước

10,8

107.591

720.626

594.641

1.422.858

7,6

50,6

41,8

100,0

Nguồn : Điều tra khảo sát Lập bản đồ Bộ NN&PTNT ­ JICA , 2002 1) Số hộ gia đình trả lời sản xuất TCN là nguồn thu chính trong Điều 
tra khảo sát lập bản đồ

1
5


Bên cạnh thị trường nội địa có khả năng mở rộng, hàng TCMN của VN còn nhiều  

tiềm năng xuất khẩu bởi nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn do “vòng
đời” củasản phẩm ngắn, xu hướng tiêu dùng ngày càng

hướng đến các

sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Giai đoạn 19912000, kim 
ngạch xuất khẩu xuất khẩu hàng TCMN của VN có nhịp độ  tăng khá nhanh. Nếu năm 
1991 mới đạt 6,8 triệu USD, năm 1996 đã đạt 124 triệu USD, năm 1999 là 168 triệu USD, 
thì đến năm 2000 đạt hơn 235 triệu USD. Giai đoạn 2001 đến 2006 nhịp độ tăng trưởng 
xuất khẩu tương đối cao (bình quân là 17,87%) đã đưa mặt hàng TCMN trở  thành một  
trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của VN (đứng thứ  8 trong 10 mặt hàng xuất  
khẩu chủ  lực). Hiện nay, hàng TCMN xuất khẩu của VN đã có mặt tại thị  trường của  
trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó tập trung là các thị  trường Nga, Mỹ, Nhật, 
Đông Âu, EU, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan... sản phẩm hàng TCMN xuất khẩu của VN 
cũng rất đa dạng, nhiều chủng loại (đồ gỗ, mây, tre đan, gốm sứ...). Trong “Đề  án phát 
triển   xuất   khẩu   giai   đoạn  20061010”  của   Bộ   Thương   mại,   định   hướng   nhóm   hàng 
TCMN chiếm một vị trí rất quan trọng. Đây là một trong số  ngành được đánh giá là có  
nhiều tiềm năng phát triển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ  suất lợi nhuận cao. Mục  
tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của ngành TCMN đến 2010 là 1,5 tỷ USD. [47]
1.2.3. Phát triển ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  nâng cao thu nhập của người dân, góp  
phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo của quốc gia
Theo đánh giá của Ngân hàng thế  giới, trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã  
đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận về giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của VN đã giảm  
từ  58% (năm 1993) xuống còn 20% (năm 2004); GDP bình quân đầu người từ  dưới 200  
đôla Mỹ/ người năm 1993 tăng lên khoảng 835 đô la Mỹ/người năm 2007.[21,6]
Trong các làng nghề  TCTT, TCMN đã được khôi phục và phát triển đều giàu có  
hơn các làng thuần nông khác trong vùng. Ở các làng nghề tỷ lệ hộ giàu thường rất cao, 
thường không có hộ  đói, tỷ  lệ  hộ  nghèo rất thấp, thu nhập từ  ngành nghề  thủ  công 
chiếm đại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình công cộng, 
kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân ngày một nhiều, tỷ lệ số hộ 

có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá. [9,44]

16


Bảng 3 : THU NHẬP BÌNH QUÂN THÁNG THEO KHU VựC VÀ GIỚI TÍNH
Trung
So với
Thu nhập trung bình
So sánh
Khu vực

bình
( nghìn

Cả nước

từ nghe thủ công

Nữ/Nam

(%)

(nghìn đồng/tháng)

(lần)

đồng)

Nam


Nữ

1. ĐB sông Hồng

280,3

95

347,6

322,4

0,93

2. Đông Bắc Bộ

210,0

71

360,1

260,0

0,72

3.Tây Bắc bộ

210,0


71

246,0

115,9

0,47

4. Bắc Trung bộ

212,4

72

376,7

297,3

0,79

5. Nam Trung bộ

252,8

86

396,0

320,4


0,81

6. Tây Nguyên

344,7

117

­

­

­

7. Đông Nam bộ

527,8

179

652,9

642,7

0,98

8. ĐB sông Cửu Long

342,1


116

452,4

415,0

0,92

Tông

295,0

100

312,0

312,0

0,79

Nguồn : “Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời kỳ đối mơi, 1996­2002 ”, Tống cục 
thống kê. Điều tra khảo sát lập bản đồ, Bộ NNPTNT­JICA,2002 (Số liệu về thợ thủ 
công) [1,3­11]
Việc làm đầy đủ, thu nhập bảo đảm, đời sống vật chất tinh thần ngày càng 
nâng cao làm cho người lao động nói riêng và người dân ở các làng nghề nói chung sẽ 
yên tâm tập trung cho công việc của mình. Người lao động sẽ không phải rời bỏ quê 
hương vì sinh kế, thực hiện được quá trình đô thị  hoá phi tập trung. Mức thu nhập  
trung bình của các hộ gia đình tham gia sản xuất thủ công thường cao hơn 3 ­ 4 lần so  
với người lao động thuần nông, có thể  thấy rằng ngành nghề  thủ  công đóng góp rất  

lớn vào quá trình phát triển kinh tế nông thôn do mức thu nhập trung bình của cả nam 
giới và phụ  nữ  làm nghề  thường cao hơn so với mức trung bình của cả  nước, tỷ  lệ 
nghèo chỉ khoảng 3,7% so với 10,45% tỷ lệ nghèo cả nước .
Tuy nhiên, mức lương của người lao động trong ngành TCMN của Việt Nam 
hiện nay đang còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Theo số liệu điều tra,
công nhân VN có thu nhập từ 0,2­0,6 USD/giờ, trong khi Indonesia t ừ 0,3­0,4 USD/gi ờ,  
Trung   Quốc   từ   0,5­0,75   USD/giờ,   Malaysia   từ   1,25­1   ,l4   USD/giờ,   Thái   Lan   từ   1,5  
17


USD/giờ trở lên và ở Đài Loan khoảng 5 USD/giờ. [44]
Bảng 4 : ĐẶC ĐIÈM CÁC Hộ SẢN XUẤT THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN CẢ NƯỚC
Hộ
Hộ gia đình
Sô hộ

%

(nghìn hộ)

Thu nhập bình quân

Tỷ lệ

tháng của hộ (3)

hộ

Nghìn


USD

đồng

nghèo
(%)

Hộ sản xuất TCN (1)

1.423

9,9

905

69,5

3,7

Tổng số hộ 

14.390

100,0

713

46,9

10,4


(2)

Nguồn : Điều tra khảo sát lập bản đồ. Bộ NNPTNT­JỈCA, 2002
Hộ trả

lờisảnxuất thủ công nghiệp là nguồn thu nhập chính từ từ Khảo sát lập

bản đồ
 Các hộ gia đình bao gồm hộ nông, lâm, ngư nghiệp, hộ sản xuất, dịch vụ & kinh doanh  
và các hộ khác.
1 USD = 15.200 đồng.
1.2.4. Phát triển ngành nghề thủ thủ công mỹ nghệ góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá  
của dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc  
đẩy sự phát triển kinh tế ­ xã hội. Một sự phát triển đúng đắn phải là đến hiện đại từ  
truyền thống, chỉ  có như  vậy mới không đánh mất mình trong quá trình hiện đại hoá  
(HĐH). Phần quý báu nhất trong di sản văn hoá là những giá trị truyền thống, tiêu biểu 
cho sức sống, phẩm chất, tính cách, bản sắc dân tộc được lưu giữ  tạo thành bàn đạp, 
sức mạnh bên trong cho sự phát triển bền vững của cá nhân và cộng đồng. [55,333]
Nhiều nghề và làng nghề TCMN của nước ta đã nổi bật lên trong lịch sử văn hoá 
Việt nam. Nhiều sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra mang tính nghệ thuật cao với  
các đặc tính riêng có của làng nghề và những sản phẩm đó đã vượt qua giá trị hàng hoá  
đơn thuần, trở thành những sản phẩm văn hoá được coi là biểu tượng của truyền thống 
dân tộc Việt nam. Ngành nghề  truyền thống, đặc biệt là các nghề  thủ  công mỹ  nghệ,  
chính là di sản quý giá mà cha ông chúng ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau. Bởi  

18



vậy, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá 
trị  văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá (CNH)­HĐH đất 
nước. [9,46]
Cả  nước ta hiện có khoảng 300 làng nghề  TCMN truyền thống trong tổng số 
khoảng 2.017 làng nghề; có những làng nghề nổi tiếng như làng lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng  
Kỵ, gốm sứ  Bát Tràng, đúc đồng Ý Yên, thổ  cẩm Hoà Bình, thổ  cẩm Chăm, thêu Huế,  
chạm bạc Đồng Xâm, sứ Bình Dương... Khi cuộc cạnh tranh với quy mô toàn cầu mở ra,  
những sản phẩm TCMN mà doanh nhân nước ta mang ra thị trường đều phải có sức cạnh 
tranh cao hơn trước, không những trên thị  trường thế  giới mà còn ngay trên thị  trường 
trong nước. Song, điều cần nhấn mạnh là đó không chỉ  là những hoạt động đơn thuần 
kinh tế mà ẩn chứa bên trong các sản phẩm TCMN  ấy luôn luôn có hàm lượng văn hoá, 
trước hết là văn hoá của mỗi cơ  sở  sản xuất và rộng hơn, là bản sắc văn hoá của từng  
làng nghề và của cả VN ta. Nói cách khác, kinh tế và văn hoá gắn bó với nhau, hoà quyện  
vào nhau trong mỗi sản phẩm TCMN. [32]
1.2.5. Phát triển ngành nghe thủ  công mỹ  nghệ  theo hướng sản xuất hàng hoá giúp đội 
ngũ lao động có khả  năng thích  ứng với lao động công nghiệp, góp phần công nghiệp  
hoá, hiện đại hoá nông thôn
Quá trình phát triển kinh tế  ở hầu hết các nước đều gắn liền với sự chuyển dịch  
lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Sự nghiệp CNH­HĐH đòi hỏi nguồn 
lao động không ngừng được bổ  sung từ  khu vực nông nghiệp. Nguồn nhân lực từ  nông 
nghiệp cho quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ, một mặt bổ  sung cho khu vực 
thành thị, mặt khác được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ  phi nông nghiệp ngay trên 
địa bàn nông thôn đã được thành thị hoá theo hướng “nhập xưởng bất nhập thành”. Phát  
triển ngành nghề TCMN sẽ thực hiện tốt việc phân công lao động tại chỗ, là nơi kết hợp  
nông nghiệp­công nghiệp có hiệu quả. Sự phát triển ngành nghề TCTT nói chung và các  
làng nghề TCMN nói riêng là một trong những hướng rất quan trọng để  thực hiện việc 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH­HĐH.
Trên cơ sở hoạt động chung trong mọi sinh hoạt cộng đồng của làng xã VN, giao 
tiếp bị hạn chế, giao lưu văn hoá không được mở mang, tính bảo thủ đã xuất hiện như là  


19


một nét điển hình của người nông dân. Người nông dân sản xuất nhỏ  thường tuỳ  tiện 
trong hoạt động và giao tiếp nên thiếu tính kỹ  luật. Họ muốn làm thì làm, thích nghỉ  thì  
nghỉ, tuỳ theo hứng thú, không bị kỷ luật của công việc, của tổ chức quy định. Tình hình  
đó đã tạo nên tác phong tuỳ  tiện, thiếu tinh thần trách nhiệm cá nhân, không tính đến  
hiệu quả kinh tế của sức lực và thời gian. Như vậy, ở họ thiếu tính kỷ luật lao động và  
điều này đã trở  thành lực cản đối với sự  phát triển của xã hội và của cả  cá nhân trong  
công cuộc CNH­HĐH đất nước. Phát triển ngành nghề TCMN theo hướng sản xuất hàng 
hoá tạo điều kiện xoá bỏ  tình trạng chia cắt, khép kín trong từng địa bàn, từng đơn vị, 
hình thành và phát triển các mối quan hệ hợp tác, phân công lao động trong quá trình phát  
triển, thúc đẩy việc mở  rộng giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các vùng nông thôn, giữa 
thành thị và nông thôn, giữa trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện cho kinh tế­xã hội ở 
nông thôn phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ. Đồng thời sản xuất hàng hoá làm cho  
trình độ nhận thức của lao động nông nghiệp được nâng cao, thói quen năng động, ý chí 
vươn lên và phong cách nghề nghiệp được tôi luyện trong môi trường kinh tế hàng hoá, 
sẽ càng có điều kiện đáp ứng nhu cầu chất lượng sức lao động ngày càng

tăng của

công nghiệp và dịch vụ. [6,95­105; 2,39­41]
1.2.6. Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ theo hướng liên ket cùng ngành du lịch
Hệ  thống làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng của  
nước ta. Phát triển du lịch làng nghề không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn là cơ 
hội để  quảng bá hình  ảnh đất nước và con người Việt Nam. Ngoài những lợi thế  như 
cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hoá đặc sắc, các làng nghề TCMN còn có sức 
hút đặc biệt bởi mỗi làng thường gắn với một vùng văn hoá hay một hệ  thống di tích. 
Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của các làng nghề. PGS.TS Phạm Trung  
Lương, Viện nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề  nhận định :   “Làng nghề  truyền  

thống được xem như  một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghiã đặc biệt quan  
trọng. Bời các sản pham du lịch làng nghề  luôn bao hàm trong nó cả  những giá trị  vật  
thế và phi vật thế”. [25]
Trong chiến

lượcphát triển du lịch Việt

nam đến năm 2010 với mục tiêu

phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả 

20


lợi thế  về  điều kiện tự  nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, từng bước đưa  
nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cở  của khu vực, phấn đấu sau năm 2010  
du lịch Việt nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.  
Năm 2010 khách quốc tế đến Việt nam du lịch được dự đoán đạt từ 5,5 đến 6 triệu lượt  
người, khách nội địa từ  25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ 
USD. [53]
Trong bối cảnh đó, việc phát triển các làng nghề phục vụ  du lịch đã được nhiều  
địa phương trên cả  nước xúc tiến và đang tích cực triển khai quảng bá sản phẩm thủ 
công. Nhiều tỉnh thành như  Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nằng...  
đang triển khai mạnh mẽ  loại hình này. Một số  chuyên gia du lịch nhận định: “Sự  kết  
hợp chặc chẽ giữa du lịch và nghề  thủ  công truyền thống tại VN hầu như không có tại  
các nước ASEAN, trừ Chiềng Mai (Thái Lan). Chính vì thế, đây là thế mạnh để nước ta 
khai thác”. Hà Tây là tỉnh tập trung nhiều làng nghề nhất cả nước đã thu hút khách tham  
quan bằng cách tổ chức lễ hội du lịch làng nghề truyền thống thường niên nhằm quảng  
bá những sản phẩm của làng nghề trong tỉnh. Tại các kỳ hộichợ,nhiềulàng nghềđãcó   cơ 
hội


ký hợp đồng

xuất

khẩu tạichỗ,

mang lại giá trị hàng tỷ đồng/năm. Làng gốm Bát Tràng, dân làng đã tự xây dựng bảo tàng 
lịch sử gốm Bát Tràng ngay trong đình thờ tổ, vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa mang ý nghĩa  
tâm linh; chọn những gia đình có kỹ thuật sản xuất truyền thống là điểm đến trong mỗi 
chương trình du lịch, đồng thời tổ chức mô hình du lịch độc đáo bằng xe trâu. Ở Hội An,  
người ta lập các xưởng nghề thủ công như thêu thùa, chạm khắc, dệt thổ cẩm, dệt lụa, 
dệt chiếu, may đo theo yêu cầu của khách... Khách đến xem thợ  làm, rồi mua những thứ 
họ thích.
Du lịch

làng nghề,

tứ c v ừ a

làm dulịchvừa sảnxuất sản phẩm làng 

nghề,
xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm làng nghề, nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó, có thể 
thấy rằng phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch có ý nghĩa 
đặc   biệt   quan   trọng.   “Chương   trình   hành   động   Hà   Nội”   tại   Hội   nghị   Thượng   đỉnh 
ASEAN đã đưa ra sáng kiến “Hành lang Đông Tây”, đó là phát triển các làng nghề  dọc  
hành lang Đông­Tây nhằm tăng cường hợp tác kinh tế  giữa các nước: Campuchia, Lào, 

21



Myama, Việt Nam và Thái Lan. Đây được xem là một phương pháp góp phần cải thiện  
mức sống và tạo việc làm cho người dân địa phương. Hiệp hội làng nghề  VN cần hợp  
tác với ngành du lịch từ Trung  ương đến địa phương để phát triển loại hình này, qua đó  
sẽ tạo ra sự phồn thịnh hơn cho các làng nghề. Tuy nhiên, trên cả nước hiện chỉ khoảng 
100 làng nghề được đầu tư đồng bộ về hệ thống hạ tầng, số còn lại chưa được các làng  
nghề và chính quyền địa phương chú ý đầu tư, quy hoạch hoặc có quy hoạch nhưng thực 
chất chỉ đặt tên mà không có sự đầu tư thoả đáng về hạ tầng du lịch cũng như nâng tầm  
văn hoá và cơ  chế  phối hợp với các doanh nghiệp lữ  hành để  thu hút khách. Thành ra  
nhiều làng có tên là điểm du lịch làng nghề nhưng lại chỉ mang tính hình thức, phong trào 
nên không đem lại hiệu quả thiết thực.[53; 25; 44; 1,6­62; 31]
1.2.7. Phát triển ngành nghề  thủ  công mỹ  nghệ  góp phần phát triển khối doanh nghiệp,  
định hình nên một đội ngũ thương nhân mới
Doanh nghiệp là một nhân tố hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế 
quốc tế, nhất là khi VN chính thức trở  thành thành viên của Tổ  chức thương mại thế 
giới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc xây dựng chiến lược mở  rộng  
liên kết, hợp tác với nhau để  hợp lý hoá, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá trên cơ  sở  thế 
mạnh của mỗi doanh nghiệp nhằm mở rộng sức sản xu ất, gi ảm chi phí, nâng cao năng  
lực cạnh tranh. Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính thức về số doanh nghiệp thuộc  
ngành nghề  thủ  công tham gia hoạt động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, với trên 1.000 
doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực xuất khẩu hàng TCMN là một trong những lực 
lượng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường quốc tế 
cho ngành hàng này.
Hình thức tổ chức sản xuất­kinh doanh phổ biến trong các làng nghề truyền thống 
là hộ  gia đình. Mô hình này hạn chế  rất nhiều đến khả  năng phát triển, mỗi gia đình 
không đủ sức nhận hợp đồng lớn, không mạnh dạn cải tiến sản phẩm, không đủ tầm
để địnhhướngphát triển và vạchra chiến

lược


kinh doanh. Các

doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần được phát triển từ một số tổ sản  
xuất hoặc một số  hộ  gia đình sản xuất­kinh doanh khá đã bắt đầu hình thành  ở  nhiều  
làng nghề. Hình thức tổ chức này tuy chưa chiếm tỷ trọng lớn  ở một số làng nghề  hiện 

22


nay nhưng lại đóng vai trò trung tâm liên kết mà các hộ gia đình là các vệ tinh, thực hiện  
các hợp đồng đặt hàng với các hộ gia đình, giải quyết đầu vào, đầu ra của các làng nghề 
với các thị  trường tiêu thụ  khác nhau. Khối doanh nghiệp trong các làng nghề  dễ  dàng  
tiếp cận với kinh doanh lớn, công nghiệp hiện đại và có nhiều cơ  hội thuận lợi để phát  
triển thành các doanh nghiệp lớn thông qua việc thiết lập được nhiều mối liên kết kinh  
tế với các doanh nghiệp lớn ở thành thị và các đơn vị trong các làng nghề.
Như  vậy, đội ngũ doanh nghiệp đóng vai trò động lực thúc đẩy sự  phát triển từ 
bên  trong  các  làng  nghề. Bên cạnh  quá trình tự  thân  vận   động  của  chính  các  doanh 
nghiệp, cần có sự  hỗ  trợ  từ  phía nhà nước, chính quyền địa phương để  các nghệ  nhân,  
thợ cả, nghệ sỹ tạo hình đang hoạt động trong ngành nghề TCMN có điều kiện phát huy  
năng lực vươn lên thành các nhà kinh doanh giỏi. Chính khả  năng nghề  nghiệp của họ 
cộng với năng lực tổ  chức, quản lý sản xuất và tài năng kinh doanh của các nhà doanh  
nghiệp trong ngành TCMN đã tạo nên sức sống mới của nhiều làng nghề  truyền thống  
hiện nay trên toàn quốc, không ít nghệ  nhân, doanh nghiệp TCMN đã trở  thành tỷ  phú, 
tạo cơ hội có công ăn việc làm ổn định cho nhiều người lao động ở khu vực nông thôn và  
thành thị, góp phần tích cực, có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế và ổn định xã  
hội. [22,2; 9; 43; 19]
1.2.8. Phát triển ngành nghe thủ công mỹ nghệ hướng vào xuất khẩu trực tiep góp phần  
tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
Theo dự báo của ngân hàng thế giới, kinh tế thế giới đạt tốc độ tăng trưởng bình 

quân 4,3%/năm giai đoạn 2007­2010, nhập khẩu hàng hoá của toàn thế giới là 6,7%/năm. 
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và  
các nước đang phát triển châu Á. Đây là yếu tố thuận lợi để  Việt Nam đẩy mạnh công 
tác xuất khẩu của mình để  góp phần vào sự  tăng trưởng chung của kinh tế  đất nước.  
Tầm nhìn chiến lược phát triển ngành TCMN đến năm 2020 của VN là xây dựng, tổ 
chức chặt chẽ  và hợp tác hiệu quả  giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng  
TCMN. Mục tiêu quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007­
2010 là chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng  
có giá trị  gia tăng cao. Trong đó nhóm hàng thủ  công mỹ  nghệ  được xem là nhóm có  

23


nhiều tiềm năng và lợi thế xuất khẩu [43; 54].
Các số liệu cho thấy, nhiều năm trở lại đây, hàng TCMN đuợc liệt vào danh sách 
10 mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất. Nếu như  năm 1998, hàng TCMN Việt Nam  
chỉ bán ở 50 nước thì nay đã có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ [41]. Kim ngạch xuất  
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt mức tăng khá, từ 235 triệu USD năm 2001 lên trên 560  
triệu USD năm 2005 và 630,4 triệu USD năm 2006, mục tiêu năm 2007 đạt 820 triệu  
USD. Hàng TCMN sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, nguyên  
phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sản phẩm, khoảng 3­5% giá trị xuất khẩu.  
Vì vậy giá trị thực thu xuất khẩu hàng TCMN trên thực tế là rất cao, từ 95­97%. [56]
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ VN đã vươn tới các thị trường tiêu thụ lớn của thế 
giới như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản. Đây là mặt hàng mà nhu cầu thị trường 
thế giới hầu như chưa bị giới hạn bởi tính chất độc đáo và khác biệt của sản phẩm. Bên  
cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị  gia tăng lớn nên có thể  coi là ngành  
hàng mủi nhọn để  tập trung phát triển xuất khẩu trong thời gian tới. Một số thị trường  
mục tiêu nên được lựa chọn để đẩy mạnh xuất khẩu :
+ Thi trường Hoa Kỳ :  Xuất khẩu của VN sang Mỹ có xu hướng ngày càng tăng, dự kiến  
sẽ vượt con số 10 tỷ đô la Mỹ trong năm 2007. Nhu cầu nhập khẩu của Hoa kỳ về mặt  

hàng TCMN khoảng 13 tỷ  USD/năm, xuất khẩu Việt Nam năm 2005 vào nước này chỉ 
chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu vào thị  trường Hoa 
kỳ khoảng 77 triệu USD hàng TCMN, trong đó 36,8% là hàng gốm sứ, tăng 27,6% so với  
năm 2005 và gấp 7 lần so với năm 2002. Phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ  này lên 3% đạt  
kim ngạch trên 0,4 tỷ USD. [30; 21,16]
+ Thị trường Liên minh Châu Ầu ( E U )  : EU là một tổ chức liên chính phủ của các nước 
Châu Âu, là một trong 3 trụ  cột kinh tế quan trọng của thế giới, có tốc độ  tăng trưởng  
cao, tương đối  ổn định. Thị trường  EU có nhu cầu rất lớn, đa dạng, phong phú về  hàng  
hoá và hàng TCMN là một trong những mạt hàng xuất khẩu chủ  lực của ta sang thị 
trường này. Nhu cầu nhập khẩu của khối này về  mạt hàng TCMN khoảng gần 7 tỷ 
USD/năm, xuất khẩu của Việt nam năm 2005 vào EU chỉ  chiếm 5,4% kim ngạch nhạp  
khẩu. Bộ Công Thương nhạn định, trong tương lai  EU sẽ là thị trường hứa hẹn của hàng 

24


TCMN Việt Nam. Vì vạy, mục tiêu phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ lên trên 6,4% đạt kim  
ngạch trên 0,6 tỷ USD [30; 57; 14,40].
+ Nhật Bản : Trong số các thị  trường xuất khẩu hàng TCMN của VN, Nhạt Bản là thị 
trường nhạp khẩu lớn, luôn chiếm từ 10­29% tổng kim ngạch xuất khẩu mạt hàng này.  
Các mạt hàng TCMN VN xuất khẩu vào NB chủ  yếu là hàng gốm sứ, đồ  gỗ  nội thất,  
mây tre đan. Riêng hàng mây tre đan liên tục tăng với tốc độ  tăng trưởng trung bình  
khoảng từ 30­35% năm trong 10 năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu các mạt hàng này  
chiếm từ  50­85% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN VN vào NB. Nhu cầu nhạp  
khẩu hàng TCMN của Nhạt Bản khoảng 2,9 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 
2005 vào Nhạt Bản chỉ chiếm 1,7% kim ngạch nhạp khẩu, ph ấn đấu đến 2010 nâng tỷ 
lệ lên trên 4% đạt kim ngạch khoảng 150 triệu USD. [30; 26]
1.3. ĐẶC ĐIẺM NGÀNH NGHÈ THỦ CÔNG TRUYỀN THÓNG VIỆT NAM
Đặc điem lịch sử
Việt Nam là một trong những nước có nghề  thủ  công lâu đời, nhiều làng nghề, 

phố nghề và trung tâm sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. Nhiều nơi có lịch sử 
nghề từ bao thế kỷ, đến nay vẫn được duy trì và phát triển. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ 
nước ta rất phong phú, tinh tế. Các nghệ nhân và thợ  thủ công Việt Nam tài hoa với đôi  
bàn tay khéo léo, trí thông minh, óc thẩm mỹ tinh tế đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị 
nghệ thuạt cao, trong đó có không ít các sản phẩm được lưu giữ như một báu vạt vô giá.
Trống đồng Đông Sơn là một trong những loại sản phẩm của nghề   đúc đồng 
đương thời đã đạt đến tuyệt đỉnh về  kỹ  thuât và nghệ  thuât. Giai đoạn này khá nhiều  
nghề thủ công đã ra đời như luyện kim đen, rèn đồ sắt, chế tạo thuỷ tinh, dệt vải, đóng  
thuyền, nghề sơn... bên cạnh một số nghề xuất hiện rất lâu trước đó như  nghề  đan lát,  
nghề chế tác đá, nghề mộc... Trãi qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử  nhiều ngành  
nghề thủ công của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ như nghề gốm, nghề sản xuất tơ 
lụa, chạm khắc gỗ, đúc đồng, kim hoàn... đều đã đạt tới trình độ tuyệt kỷ, tinh xảo cả về 
kỹ thuât và nghệ thuât được bảo tồn, truyền đến ngày nay. [16,7]
Đặc điểm văn hoá
Bản sắc văn hoá của bất cứ dân tộc nào cũng đều là nền tảng cho sự tồn tại của  
dân tộc đó. Truyền thống văn hóa được biểu hiện tâp trung ở bản sắc văn hoá dân tộc,đó 

25


×