Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài thảo luận số 2 môn luật HS phần các tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.93 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ


MÔN HÌNH SỰ (PHẦN CÁC TỘI PHẠM)
BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 2


Câu 13: Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là
hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
Trả lời: Nhận định sai.
Hành vi khách quan của Tội giúp người khác tự sát bao gồm:
-

Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ

-

Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng
của họ

Hành vi khách quan này chỉ đóng vai trò là điều kiện để nạn nhân sử dụng các điều kiện
đó mà tự sát. Chủ thể tội phạm không trực tiếp tước đi tính mạng của nạn nhân.
Còn hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác dù có theo yêu cầu của người bị hại
hay không đều là hành vi khách quan của tội giết người.
Như vậy, cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại không
là hành vi cấu thành tội giúp người khác tự sát.

Câu 16: Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
dưới 11% thì không cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS).


Trả lời: Nhận định sai.
Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì
vẫn có thể cấu thành tội cố ý thương tích khi thuộc một trong các trường hợp được quy
định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 1 Điều 134 BLHS.
Câu 19. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội
hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 BLHS.
Trả lời: Nhận định Sai.
Vì:
-

Nếu đối xử tàn ác người lệ thuộc nhưng không phải là lệ thuộc theo điều 185
và nạn nhân không có xử sự tự sát thì mới phạm tội hành hạ người khác


-

-

Đối xử tàn ác người lệ thuộc mình về mặt hôn nhân gia đình, nuôi dưỡng và
nạn nhân không có xử sự tự sát thì phạm vào tội ngược đãi hoặc hành hạ ông
bà cha mẹ vợ chồng con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Đối xử tàn ác với người lệ thuộc thuộc mình (không cần phân biệt lệ thuộc về
mặt nào) và nạn nhân có xử sự tự sát thì phạm vào tội bức tử

Câu 22: Mọi hành vi dùng thủ đoạn khiến người dưới 16 tuổi lệ thuộc mình phải
miễn cưỡng giao cấu đều cấu thành Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi theo quy định tại Điều 144 BLHS.
Trả lời: Nhận định sai.
Căn cứ khoản 1, Điều 144 BLHS 2015 thì: Đối tượng tác động của tội cưỡng dâm người
từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi phải là người dưới 16 tuổi nhưng phải đủ 13 tuổi. Nên trong

trường hợp dùng thủ đoạn khiến người dưới 16 tuổi lệ thuộc mình phải miễn cưỡng giao
cấu với mình nhưng người đó lại dưới 13 tuổi thì lúc này hành vi trên sẽ không cấu thành
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 mà cấu thành tội hiếp dâm người dưới mười
sáu tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015.
Câu 23: Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ý muốn của nạn
nhân.
Trả lời: Nhận định sai.
Vì giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân được hiểu là hành vi giao cấu không được nạn
nhân chấp nhận hoặc không có ý chí của họ vì nạn nhân đang trong tình trạng không thể
tự vệ được
Và theo Điều 141 đến 145 BLHS thì giao cấu trái pháp luật có thể là hiếp dâm, cưỡng
dâm, loạn luân, hành động có sự đồng thuận hoàn toàn hoặc không có sự đồng thuận
hoàn toàn của nạn nhân. Vậy giao cấu trái pháp luật vẫn có thể được sự đồng thuận từ
nạn nhân.
Câu 25: Mọi hành vi mua bán người đều cấu thành Tội mua bán người (Điều 150
BLHS).
Trả lời: Nhận định sai.
Vì “Mua bán người" là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác để trao
đổi người (từ đủ 16 tuổi trở lên) như một loại hàng hóa. Vậy người bị hại phải là người
đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên mới áp dụng điều này. Còn đối với trường hợp người bị
hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151).
Bài tập 5: B phạm tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015.


-

-

Vì tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải tồn tại hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân (ở đây là A), trong đó hành vi trái

pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân bao gồm những hành vi vi phạm pháp
luật hình sự xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những
người thân thích của người phạm tội. Thông thường những hành vi trái pháp
luật của nạn nhân xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài
sản của người phạm tội và những người thân thích của người phạm tội. Trong
trường hợp này, việc A chửi ông Th bố đẻ của mình chỉ là hành vi vi phạm đạo
đức chứ không phải là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Vì vậy, hành vi
của B không thể cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh theo quy định tại Điều 125 BLHS 2015.
Hành vi của B thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội giết người
(Điều 123).

Khách thể của tội phạm: + Quyền được bảo vệ tính mạng của A.
+ Đối tượng tác động: Anh A.
Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi: B đã chạy ngay vào bếp rút con dao lưỡi bầu mũi nhọn (kích thước 25cm x
7cm) đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A.
+Hậu quả: A tử vong tại chỗ.
+Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Việc B chạy vào bếp rút con dao lưỡi
bầu mũi nhọn đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết
của A.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường là B (B đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi quy định).
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp. Vì B biết hành vi cầm dao mũi nhọn đâm
liên tiếp vào bụng nạn nhân là nguy hiểm, có thể khiến nạn nhân tử vong nhưng vẫn thực
hiện.
Bài tập 11: Tội danh của A là Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128.
Vì hành vi trái pháp luật của A đáp ứng đủ điều kiện để cấu thành tội này.
Khách thể của tội phạm:+ Xâm phạm đến tính mạng của một thanh niên xã khác.
+ Đối tượng tác động: thanh niên xã khác.

Mặt khách quan của tội phạm:


+ Hành vi: A đã vô ý làm chết một thanh niên xã khác do A giăng điện bẫy chuột vườn
mía. Việc giăng điện, cắm điện vườn mía đã được A thông báo cho mọi người trong xóm
biết, những con chuột bị chết do điện giật đã đượcA đem cho hàng xóm nấu cho heo ăn.
Xung quanh vườn mía thì lại không có lối đi tắt và có tường cao bao quanh.
+ Hậu quả: một thanh niên khác xã bị điện giật chết.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (hành vi giăng điện của A
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của thanh niên đó).
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường là A (A đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi quy định).
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi vô ý vì quá tự tin.
+Về lý trí: A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, A thấy trước được hậu quả
nguy hiểm.
+Về ý chí: A không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng quá tự tin cho rằng hậu quả sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Bài tập 14: Tội danh đối với hành vi của B là Tội cố ý gây thương tích theo quy định
tại Điều 134 BLHS.
Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ sức khỏe, cụ thể, khách thể trực tiếp ở đây
là quyền được bảo vệ sức khỏe của A.
Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi: B đã dùng con dao để đâm một nhát vào bả vai A rồi bỏ chạy (B đã không
nhắm vào các vị trí trọng yếu như đầu ,ngực bụng,.. của A)
+ Hậu quả: A được cấp cứu vào bệnh viện nhưng sau 5 ngày thì chết.
+ Có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm: A chết
là do vết thương mà B gây ra.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường là A (A đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi quy định).
Mặt chủ quan của tội phạm: Đây là hỗn hợp lỗi bao gồm cố ý với hành vi và vô ý với

hậu quả. B nhận thức được tính chất nguy hiểm cho tính mạng A nhưng không mong
muốn hậu quả xảy ra.
Như vậy, tội danh đối với hành vi của T là Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khỏe của người khác theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 134 BLHS.




×