Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

KỸ NĂNG NGHIÊN cứu và lập LUẬN NCKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.34 KB, 6 trang )

MÔN: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ LẬP LUẬN

ĐỀ TÀI: BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN KHI VẬT NUÔI
BỊ XÂM HẠI – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân
sự và đã gây ra thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Cụ
thể đối với trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần thì người gây thiệt hại
về tinh thần cho người khác do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công
khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị
thiệt hại.
Bộ luật Dân sự quy định chưa cụ thể, chưa đi sát thực tiễn đối với loại trách nhiệm
NGÀY NỘP: 09/9/2019
này. Bên cạnh việc bồi thường tổn thất tinh thần đối với sức khỏe và tài sản là quyền


sở hữu trí tuệ bị xâm phạm thì Bộ luật Dân sự hiện hành không nhắc đến cơ chế bồi
thường tổn thất tinh thần khi tài sản khác, trong đó có vật nuôi (thú cưng...) bị xâm
hại. Trên thực tế, việc vật nuôi bị xâm hại, không chỉ gây tổn thất về mặt vật chất mà
còn gây ra tổn thất về tinh thần cho người chủ của vật nuôi đó.
Hiện nay, thực trạng vật nuôi bị xâm hại đang diễn ra một cách thường nhật, khá
phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội. Đây là tình
huống xảy ra nhiều trong thực tiễn nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp luật hay quy
định nào đề cập cả. Tuy tổn thất về tinh thần khó định lượng, xác định trong những
trường hợp khác nhau. Nhưng không thể phủ nhận việc những vật nuôi có giá trị đặc
biệt về tinh thần bị xâm hại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người chủ.
Đề tài “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi vật nuôi bị xâm hại - quy định của pháp


luật và thực tiễn” là một đề tài mới cần được chú trọng, quan tâm. Nó đặt ra nhiều hơn
những vấn đề về thực tiễn và lý luận cần được giải quyết. Nó bảo vệ sâu sát hơn về
quyền lợi của những chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm khi có hành vi vi phạm nghĩa
vụ dân sự, cụ thể là người chủ có vật nuôi bị xâm hại. Vấn đề pháp lý đặt ra ở đây là
việc quy định về tổn thất tinh thần khi vật nuôi bị xâm hại trong từng tình huống cụ
thể cũng như cơ chế xử lý các tình huống trên. Việc giải quyết vấn đề trên nhằm nâng
cao sự điều chỉnh của pháp luật, đồng thời góp phần nâng cao tính trách nhiệm ứng xử
của mỗi chủ thể.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về
vấn đề bồi thường tổn thất tinh thần cho chủ vật nuôi khi tài sản là vật nuôi bị xâm
hại, cũng như phạm vi và tình hình áp dụng các quy định này trên thực tế. Từ đó đưa
ra các giải pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu vật nuôi trong vấn đề
bồi thường tổn thất tinh thần.
Để đạt được những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, đặc biệt là bồi thường tổn thất tinh thần khi tài sản bị xâm hại.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng trộm cắp, xâm hại tính mạng, sức khỏe vật nuôi
trên thực tế trong thời gian qua.
+ Xác định yêu cầu, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự có liên quan trong thời gian tới.
+


3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần
khi vật nuôi bị xâm hại.
+ Khách thể nghiên cứu: Sự tồn tại của tổn thất tinh thần của con người khi vật
nuôi bị xâm phạm.
+ Đối tượng khảo sát: Những người có vật nuôi bị mất, bị xâm hại mà có tổn thất

về tinh thần ở Việt Nam.
+

4. Phạm vi nghiên cứu:
Giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần khi vật nuôi bị xâm hại
theo quy định của BLDS 2015, những quan điểm của các tác giả khác và thực tiễn xảy
ra trên cả nước.
5. Nội dung nghiên cứu:
Về mặt lý luận: nghiên cứu những nguyên tắc và quy định về bồi thường tổn thất
tinh thần do tài sản bị xâm hại trong BLDS 2015 và các luật khác có liên quan.
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu các vụ việc dân sự xảy ra trên thực tế về tài sản là vật
nuôi bị xâm hại, cũng như tổn thất thực tế mà các chủ sở hữu phải gánh chịu.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Về thu thập thông tin, đề tài sử dụng các phương pháp: đi khảo sát những trường
hợp tinh thần bị tổn thất khi vật nuôi bị xâm hại trên thực tế, thu thập những trường
hợp cụ thể dựa vào mạng xã hội, báo chí, các bản án đã được công bố,...
Về xử lý thông tin, đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như hệ thống hóa,
phân tích, quy nạp, so sánh, thống kê, tổng kết thực tiễn,…
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Xã hội phát triển dẫn đến nhiều vấn đề ngày càng diễn biến phức
tạp mà hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thể kịp thời điều chỉnh. Đề tài có ý nghĩa
góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, Bộ luật Dân sự Việt
Nam nói riêng. Cụ thể, thông qua đề tài để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ sở hữu vật nuôi bị xâm hại.


Ý nghĩa thực tiễn: Nếu được áp dụng một cách hợp lý, kết quả nghiên cứu sẽ góp
phần hạn chế được những hành vi xâm phạm đến tài sản là vật nuôi đang diễn ra ngày
một phổ biến trên thực tế, tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau.


B. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận:
Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Điều 585 BLDS 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại: "thiệt hại thực tế phải
được bồi thường toàn bộ và kịp thời".
2. Thực trạng:
Hiện nay, tình trạng vật nuôi bị xâm hại diễn ra khá nhiều, điển hình nhất là các vụ
trộm chó mèo, chim quý hiếm,... Đó đều là những con vật mang ý nghĩa tinh thần rất
cao, là thú cưng trong nhà như một người bạn, người thân với người chủ, đặc biệt là
những trường hợp người chủ chỉ sống một mình với vật nuôi.
Vì vậy, khi những vật nuôi này bị xâm hại, đánh đập hay bị mất trộm, bên cạnh
thiệt hại tất yếu về vật chất, người chủ của vật nuôi chắc chắn cũng sẽ tổn thất về mặt
tinh thần. Việc vật nuôi có tính gắn bó lớn đối với đời sống của con người, đồng thời
có giá trị cao về mặt tinh thần sẽ là cú sốc về mặt tinh thần, khó nguôi ngoai của người
chủ, dần dà gây nên ám ảnh về tâm lý. Trên thực tiễn đã ghi nhận nhiều trường hợp,
người chủ gặp chấn động về tấm lý, thậm chí còn dẫn đến trầm cảm (có thể là tâm
trạng đau buồn quá độ khi thấy chó mèo của mình bị đánh, bị trộm mất,...).
Nhìn dưới góc độ pháp luật và tính nhân văn, bên cạnh việc bồi thường tổn thất vật
chất thì việc bồi thường tổn thất về mặt tinh thần là cần thiết. Rõ ràng, tổn thất về mặt
tinh thần cũng nghiêm trọng và cần được bù đắp. Hiện nay, vấn đề này vẫn còn bỏ
ngỏ, chưa thực sự được quan tâm giải quyết chu đáo.
3. Đề ra giải pháp:
- Tuyên truyền đến mọi người thay đổi quan niệm vật nuôi không chỉ là thực phẩm
mà là động vật nuôi trong nhà, là bạn của mỗi gia đình để có thay đổi về cách ứng xử.


- Trong các bộ luật thì cần định nghĩa rõ và chia ra 2 loại vật nuôi:

Vật nuôi gần gũi với con người, không nhằm mục đích để lấy trứng, lấy sữa,...
nhóm này mục đích chính của vật nuôi là nuôi để làm cảnh.
+ Vật nuôi như loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thủy sản được con người
nuôi giữ với những mục đích lấy trứng, lấy sữa,...
+

- Lên án đối với những hành vi thiếu đạo đức như giết vật nuôi một cách tàn ác,
phát tán những clip đối xử hành hạ vật nuôi nên mạng xã hội.
- Trong các bộ luật như BLDS cần phải thêm vào các điều khoản quy định về bồi
thường tổn thất tinh thần cho chủ sở hữu vật nuôi khi vật nuôi bị xâm hại và một số
biện pháp ngăn ngừa để việc xâm hại vật nuôi hạn chế xảy ra.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Hiện nay, thực trạng vật nuôi bị xâm hại vẫn đang diễn ra khá phức tạp, đi kèm theo
đó là hậu quả thiệt hại về vật chất, tinh thần cho chủ nhân của chúng. Tuy nhiên,
BLDS hiện hành chưa đề cập đến cơ chế bồi thường tổn thất tinh thần khi vật nuôi bị
xâm hại.
Mặc dù thực trạng này hiện hữu rất nhiều trong xã hội, nhưng hầu như vấn đề này
chưa thực sự được quan tâm và khai thác đúng với tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên,
đây vẫn là quyền lợi chính đáng, tổn thất thực tế và cần được pháp luật bảo vệ.
2. Kiến nghị:
Cần đưa vào Bộ luật Dân sự một điều khoản quy định về bồi thường tổn thất tinh
thần cho chủ sở hữu vật nuôi khi vật nuôi bị xâm hại và một số biện pháp ngăn ngừa
để việc xâm hại vật nuôi hạn chế xảy ra. Sau đây là một số kiến nghị chúng tôi đưa ra
nhằm phòng chống việc trộm cắp, xâm hại đến vật nuôi:
Cần xem xét, bổ sung một số nội dung sau vào Luật chăn nuôi:
– Quy định mức xử phạt nghiêm khắc đủ sức răn đe với hành vi bắt trộm vật nuôi
và tấn công người nuôi.
– Có biện pháp chế tài ngăn chặn việc hành hạ dã man thú cưng, vật nuôi và bảo vệ
động vật nói chung.



– Quy định về cấm giết mổ thú cưng, kiểm soát việc giết mổ, tiêu thụ thịt không rõ
nguồn gốc. Hiện nay do không có quy trình kiểm soát, giết mổ vật nuôi không rõ
nguồn gốc nên nguy cơ dịch bệnh từ thịt vật nuôi trôi nổi rất đáng lo ngại.
Thay đổi quan niệm của người dân để dẹp nạn trộm cắp vật nuôi:
- Thay đổi về cách định giá cần phải thay đổi quan niệm vật nuôi không chỉ là thực
phẩm mà là động vật nuôi trong nhà, là bạn của mỗi gia đình để có thay đổi về cách
ứng xử.
- Vật nuôi mang nhiều ý nghĩa
- Giá trị không thể quy từ trọng lượng vật nuôi cần được bảo vệ, cần phải sửa đổi
các quy định pháp luật hiện nay theo hướng tăng nặng hình phạt đối với hành vi trộm
cắp, giết mổ vật nuôi trái phép.
Phương án tác chiến của lực lượng chức năng cần phải vừa bắt được trộm vừa chấn
chỉnh cơ sở thu mua khiến những đơn vị này không dám giao dịch mua bán vật nuôi,
thú cưng không rõ nguồn gốc. Nếu quản lý và siết chặt được ngay tại đầu mối như
vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ cắt được đường làm ăn của những kẻ trộm. Cũng cần
phải bàn đến việc truy cứu trách nhiệm của những kẻ tiêu thụ món hàng gian đặc biệt
này. Khi đó đầu nậu không dám mua, kẻ trộm dù có “hàng” cũng không thể bán, vấn
đề sẽ được xử lý tận gốc. Đây là một phương án vừa không tốn sức cho cơ quan điều
tra vừa thực sự hiệu quả.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ luật Dân sự 2015.
- Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Trường
Đại học Luật TP.HCM.



×