Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.06 KB, 29 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án 
Vấn đề:  “Xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung 
đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay ”,  là 
hướng nghiên cứu được tác giả ấp ủ, tâm huyết từ lâu; được thực hiện 
dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, quan điểm của 
Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối, quan điểm của Đảng 
nhân dân cách mạng Lào về chiến lược cán bộ thời kỳ mới, trong đó có 
đường lối, chủ  trương xây dựng đội ngũ cán bộ  trong lực lượng vũ  
trang nhân dân nói chung, đội ngũ cán bộ  quân đội và đội ngũ thủ 
trưởng chính trị ở  các trung đoàn bộ binh  Quân đội nhân dân Lào nói 
riêng,  góp phần xây dựng  Quân đội nhân dân  Lào cách mạng, chính 
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ 
mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Quá trình thực hiện đề tài 
luận án, tác giả có tiếp thu, kế thừa chọn lọc kết quả nghiên cứu của 
các công trình khoa học có liên quan.
Đề  tài đã tập trung luận giải làm rõ những vấn đề  cơ  bản 
về xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh; 
đánh giá thực trạng, chỉ  rõ nguyên nhân và kinh nghiệm xây dựng 
đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh; xác định yêu  
cầu và đề  xuất những giải pháp cơ  bản xây dựng đội ngũ thủ 
trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân Lào 
giai đoạn hiện nay. Kết cấu của đề tài luận án gồm phần mở đầu,  
tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh  
mục các công trình của tác giả  đã được công bố  liên quan đến đề 
tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
2. Lý do chọn đề tài luận án
Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề có tầm quan trọng đặc 
biệt, có ý nghĩa sống còn đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của  
Đảng. Trong quân đội, công tác cán bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan  


trọng, trực tiếp góp phần xây dựng cơ  quan, đơn vị  vững mạnh toàn 
diện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Quân đội nhân 
dân Lào do Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản sáng lập và rèn luyện, ngày 
từ  khi ra đời cho đến nay, Đảng nhân dân cách mạng Lào luôn luôn  
quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, trước hết là đội  
ngũ thủ trưởng chính trị ở các đơn vị quân đội, trong đó có đội ngũ thủ 
trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh. 


2
Đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh là 
một bộ  phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng ở các trung đoàn trong 
Quân đội nhân dân Lào; trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách 
của  Đảng và Pháp luật của Nhà nước thấm nhuần tới toàn thể cán bộ,  
chiến sĩ trong đơn vị; xây dựng nhân tố chính trị tinh thần, biến ý chí, quyết  
tâm của các tổ chức, lực lượng, của mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị 
thành hiện thực, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ  Đảng, Nhà  
nước, nhiệm vụ  của quân đội và cấp trên giao phó...Với ý nghĩa 
đó, đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân  
đội nhân dân Lào là những người giữ  vững định hướng chính trị 
của Đảng  ở  các trung đoàn, quyết định trực tiếp nhất tới chất  
lượng, hiệu quả  hoạt động  ở  các trung đoàn bộ  binh trong Quân  
đội nhân dân Lào, trước hết là hoạt động công tác đảng, công tác 
chính trị; chịu trách nhiệm trước Đảng và cấp trên về  chất lượng 
chính trị của đơn vị, xây dựng khối đoàn kết thống nhất chặt chẽ 
trong tập thể  lãnh đạo, chỉ  huy đơn vị, sẵn sàng nhận và hoàn  
thành mọi nhiệm vụ được giao. 
Hiện nay, các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào có 
nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, 
đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. 

Trước diễn biến nhanh chóng, phức tạp, mau lẹ và chứa đựng nhiều 
yếu tố khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước; âm  
mưu, thủ đoạn chống phá mới của các thế lực thù địch, phản động... 
Đặt ra yêu cầu khách quan trong xây dựng  Quân đội nhân dân  Lào 
vững mạnh về mọi mặt, trước hết là vững mạnh về  chính trị; trong 
đó, xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị là một khâu then chốt. 
Thời gian qua, quán triệt sâu sắc các nghị  quyết, chỉ  thị  của 
Đảng nhân dân cách mạng Lào, của Tổng cục Chính trị   Quân đội nhân 
dân Lào, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ thủ trưởng  
chính trị ở các trung đoàn bộ binh nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực  
về mọi mặt. Nhờ vậy, phẩm chất, năng lực, của đội ngũ thủ  thưởng  
chính trị đã có sự chuyển biến, tiến bộ, từng bước đáp ứng ngày càng tốt 
hơn chức trách, nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng các trung đoàn  
bộ binh vững mạnh toàn diện, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.Tuy  
vậy, công tác xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ 
binh  Quân đội nhân dân  Lào vẫn còn tồn tại những hạn chế, khuyết 
điểm, như: một bộ phận thủ trưởng chính trị chưa quán triệt sâu sắc chủ 


3
trương, nghị  quyết của cấp trên, giải quyết các mối quan hệ công tác  
trong đơn vị  vẫn còn lúng túng; kiến thức, năng lực, kinh nghiệm,  
phương pháp tác phong công tác chưa thực sự ngang tầm của thủ trưởng  
chính trị. Những hạn chế, khuyết điểm đó trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu 
quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, chất lượng chính trị và  
kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân 
dân Lào.
Vì vậy, việc nghiên cứu luận giải, làm sáng tỏ những vấn  đề lý 
luận và thực tiễn cơ bản, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất 
những giải pháp khả thi trong xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở  

các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay vừa là 
vấn đề có ý nghĩa cơ bản lâu dài vừa thể hiện sự cấp thiết hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
*Mục đích:
Trên cơ  sở  làm rõ những vấn đề  cơ  bản về  lý luận và thực  
tiễn; đề  xuất những giải pháp cơ  bản xây dựng đội ngũ thủ  trưởng 
chính trị  ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào vững mạnh 
trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
­ Luận giải làm rõ những vấn đề  cơ  bản về  đội ngũ thủ 
trưởng chính trị ở  các trung đoàn bộ binh và xây dựng đội ngũ thủ 
trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào.
­   Đánh   giá   đúng   thực   trạng,   chỉ   rõ   nguyên   nhân   và   rút   ra 
những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các 
trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào.
­ Phân tích yếu tố tác động, mục tiêu, yêu cầu và những giải 
pháp tăng cường xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung  
đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: 
Xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh 
QĐND Lào là đối tượng nghiên cứu của luận án.
* Phạm vi nghiên cứu: 
­ Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng đội ngũ thủ trưởng  
chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào.


4
­ Đối tượng và phạm vi khảo sát: tiến hành khảo sát bằng  
phiếu trưng cầu ý kiến, ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân 

lào.
­ Các số liệu, tư liệu nghiên cứu, khảo sát phục vụ cho luận 
án được giới hạn từ năm 2006 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 
* Cơ sở lý luận: Là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác ­ 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm Cay Xỏn  Phôm Vi Hản, các 
Văn kiện nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nghị  quyết của Ban Chấp 
hành Trung ương Đảng, nghị quyết và quy định của Đảng ủy Bộ Quốc 
phòng Quân đội nhân dân Lào về xây dựng đội ngũ cán bộ cũng như đội 
ngũ thủ trưởng chính trị trong Quân đội nhân dân Lào.
* Cơ sở thực tiễn: Công tác xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị; 
hiện thực đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội  
nhân dân Lào, các báo cáo tổng kết của Tổng cục Chính trị  Bộ  Quốc  
phòng, của các trung đoàn bộ binh về công tác cán bộ, đội ngũ thủ trưởng 
chính trị ở các trung đoàn bộ binh; các số liệu điều tra khảo sát thực tế ở 
các đơn vị.
*  Phươ ng  pháp  nghiên  cứu:   Trên cơ  sở  quan điểm của 
chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, đề  tài luận án sử  dụng các phương pháp 
nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên nghành; chú trọng 
các phương pháp: phương pháp lô gíc ­ lịch sử; phân tích và tổng 
hợp, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp chuyên gia...
6. Những đóng góp mới của luận án
­ Làm sáng tỏ  thêm những vấn đề  cơ  bản về  xây dựng đội  
ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh  Quân đội nhân dân  
Lào
­ Khái quát kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ thủ  trưởng 
chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào những năm  
qua  
­ Đề xuất một số nội dung, giải pháp cụ thể xây dựng đội ngũ 
thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 

giai đoạn hiện nay.  


5
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
­ Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm luận 
cứ khoa học, giúp cho Đảng uỷ, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục 
Chính trị, đảng uỷ, thủ trưởng, cơ quan chức năng cấp trên xác định mục  
tiêu, phương hướng, lựa chọn giải pháp xây dựng đội ngũ thủ  trưởng 
chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện 
nay.
­ Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên 
cứu, giảng dạy về  công tác đảng, công tác chính trị  trong các nhà 
trường Quân đội nhân dân Lào.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở  đầu, tổng quan, 3 chương (6 tiết), kết  
luận, danh mục các công trình tác giả đã công bố, danh mục tài liệu 
tham khảo và phụ lục.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 
ĐẾN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THỦ TRƯỞNG CHÍNH TRỊ 
Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài


6
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài  và ở Việt Nam liên  
quan đến đề tài  
* Các công trình nghiên cứu  ở  Liên Xô (trước đây) và Trung  
Quốc

Ở Liên Xô trước đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên  
quan đến đề  tài. Trong có tiêu biểu có công trình của  Viện Lịch sử 
quân sự, Bộ  Quốc phòng Liên Xô,  Lịch sử  công tác đảng, công tác 
chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 ­ 1973, Bản dịch 
tiếng Việt, Nxb QĐND, H, 1976. Cuốn sách do tập thể tác giả gồm  
những sĩ quan cao cấp, đồng thời là các nhà khoa học biên soạn;  
A.A.Êpisép (chủ  biên). Đây là công trình tổng kết sâu sắc về  quá 
trình hình thành và phát triển chế  độ  công tấc đảng, công tác chính  
trị; chế độ chính uỷ, chính trị viên trong các lực lượng vũ trang Liên 
Xô qua các giai đoạn lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Liên Xô  
xã hội chủ nghĩa (từ 1918 ­ 1973). Chức năng của chính uỷ được xác 
định lãnh đạo chính trị, trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác  
chính trị;  người chỉ  huy cũng như  chính uỷ  đều chịu trách nhiệm 
như nhau về huấn luyện, giáo dục và trạng thái tinh thần ­ chính trị 
của đơn vị. Chính uỷ  và người chỉ  huy trong công tác phải có sự 
phối   hợp   chung  và   chịu   trách  nhiệm   ngang  nhau  tr ước   Đảng  và 
Chính phủ  về  tình hình đơn vị  mà họ  phụ  trách. Trong bản “Điều  
lệnh về  các uỷ  viên quân sự  của Hồng quân công nông” do Đoàn 
chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô duyệt y, trong Chỉ  thị của Bộ dân  
uỷ Quốc phòng Liên Xô và Tổng cục Chính trị của Hồng quân công  
nông “Về  nhiệm vụ  của các uỷ  viên quân sự  và cán bộ  chính trị 
trong Hồng quân” đã chỉ rõ: Các uỷ viên quân sự là người đại diện 
cho Đảng và Chính phủ  trong Hồng quân và Hạm đội. Cùng với 
người chỉ  huy, uỷ viên quân sự phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về 
việc hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, về tinh thần kiên định của mọi  
quân nhân trong chiến đấu, về  tinh thần sẵn sàng chiến đấu đến 
giọt máu cuối cùng với kẻ thù của Tổ quốc. 
Tiếp cận các công trình đề  cập  ở  dạng giáo trình sử  dụng 
trong các học viện quân sự, chính trị   ở  Trung Quốc, qua các bản  
dịch tiếng Việt. Tiêu biểu có một số giáo trình gần đây, như: Giáo 

trình công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc,  
Nhà xuất bản, Đại học Quốc phòng Quân Giải phóng nhân dân 


7
Trung Quốc xuất bản năm 1986 do Dương Minh Hào và Dương 
Thuỳ Trang dịch. Nội dung đề cập tương đối toàn diện về lĩnh vực  
công tác chính trị  trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. 
Giáo trình tổng kết kinh nghiệm giáo dục, huấn luyện, phản ánh  
quy luật khách quan, khái quát những vấn đề  mang tính quy luật  
được rút ra từ  thực tiễn; có sự  sáng tạo mớ  trên cơ  sở  phát huy 
truyền thống đáp  ứng yêu cầu cải cách; xây dựng quân đội Trung  
Quốc theo hướng hiện đại hoá.
Chương X, phần 3 trình bày về: vị  trí, vai trò, nhiệm vụ  cơ 
bản và công tác chủ yếu của chính uỷ và làm thế nào để  chính uỷ 
hoàn thành tốt công tác; khẳng định về  vị  trí vai trò: chính uỷ  và  
người chỉ huy quân sự đều thủ  trưởng đơn vị, đồng phụ  trách các 
mặt công tác của đơn vị. Chính uỷ  có trách nhiệm to lớn về  xây  
dựng tư tưởng và xây dựng Đảng của đơn vị. Về nhiệm vụ: chính 
uỷ  có nhiệm vụ bảo đảm sự  lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung  
Quốc đối với Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc về tư tưởng, 
chính trị và tổ chức; quán triệt thực hiện đường lối,  phương châm,  
chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc; bảo đảm cho bộ  đội 
thực hiện hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng Cộng sản  
Trung Quốc giao phó trong bất kỳ  điều kiện khó khăn, gian khổ 
nào. Vì vậy, chính uỷ phải căn cứ theo công tác đảng của quân đội  
và nhiệm vụ cơ bản của công tác chính trị quân đội, căn cứ chỉ thị 
của Đảng và cấp trên, nghị  quyết của đảng uỷ, kết hợp với tình 
hình thực tế của bộ đội đơn vị mình để  tiến hành công tác. Đây là  
những cơ sở quan trọng để vận dụng vào nghiên cứu xây dựng đội  

ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân đội nhân 
Lào giai đoạn hiện nay.
* Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam  
Tiêu biểu có các công trình như:
Thứ   nhất,  nhóm   các   công   trình   khoa   học   bàn   về   thực  
hiện chế độ chính uỷ, chính trị  viên trong Quân đội nhân dân Việt 
Nam. Trong s ố  các công trình khoa học này, đặc biệt có những 
công trình có một số  nội dung g ần v ới  đề  tài luận án, có thể 
tham khảo, vận d ụng m ột cách trực tiếp xét về  góc độ  phươ ng  
pháp luận như:
Tô Xuân Sinh (chủ biên) với sách,“Chế độ chính uỷ, chính trị 
viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”; Phạm Văn Thắng (chủ 
biên), với sách, “Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị” ; Trương 
Thành Trung, với bài viết,   “Một sự  tiếp cận nhân cách chính uỷ, 


8
chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam”; Tô Xuân Sinh, trong bài 
viết: “Về  vị  trí, vai trò của chính uỷ, chính trị  viên trong các đơn vị 
quân đội theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ chính trị  ”; Trần Phú 
Mừng, với bài viết  “Rèn luyện phong cách lãnh đạo của chính uỷ, 
chính trị viên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”; Triệu Hùng Sơn, 
với bài viết “Phát huy vai trò chủ trì về chính trị, hạt nhân lãnh đạo, 
trung tâm đoàn kết của chính uỷ, chính trị viên trong cấp uỷ, tổ chức  
đảng ở đơn vị cơ sở ” .
Thứ  hai, nhóm các công trình khoa học bàn về  nâng cao  
chất lượ ng và những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán 
bộ   chính   trị   trong  Quân đội nhân dân  Việt   Nam.   Nổi   lên   trong 
nhóm công trình này là các công trình như:
Tổng   cục   Chính   trị,   “Nâng   cao   chất   lượng   đào   tạo,   bồi 

dưỡng đội ngũ cán bộ  chính trị  Quân đội nhân dân Việt Nam trong 
thời kỳ    mới ”;  Vũ Quang Đạo,  “Nâng cao chất l ượng  đội ngũ 
phó trung đoàn về  chính trị  của Quân đội nhân dân Việt Nam” ; 
Nguyễn   Văn   Hiệp   với,   “Nâng   cao   chất   l ượng   đội   ngũ  cán bộ 
chính trị trong quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn  
cách mạng hiện nay”; Nguyễn Tiến Long với, “Nâng cao chất lượng 
đội ngũ cán bộ  chính trị  Ban chỉ huy quân sự  huyện trong giai đoạn  
hiện nay (từ thực tiễn  ở  Quân khu 3)”;  Phạm Văn Vinh với, “Nâng 
cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ  chủ trì  ở  đơn vị  cơ  sở 
binh chủng hợp thành Quân đội nhân dân Việt Nam”;  Nguyễn Văn 
Hữu với, “Nâng cao năng lực giáo dục chính trị  của đội ngũ cán bộ 
chính trị   ở  đơn vị  cơ  sở  binh chủng hợp thành thuộc các Binh đoàn 
chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ”;  Hoàng Việt Hùng 
với bài viết, “Nâng cao chất lượng công tác xây dựng đảng của đội  
ngũ bí thư chi bộ trong quân đội ”.
Thứ ba, nhóm các công trình khoa học bàn về xây dựng đội ngũ 
cán bộ   trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong số các công trình 
khoa học này có những công trình tiêu biểu như:
Nguyễn Quang Phát: “Xây dựng đội ngũ cán bộ  chính trị 
cấp phân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 
hiện nay theo t ư  t ưởng H ồ  Chí Minh”; Nguyễn Phương  Đông 
nghiên cứu về:  “Xây dựng kỹ năng công tác đảng, công tác chính 
trị  của đội ngũ cán bộ  chính trị  cấp phân đội  ở  các đơn vị  binh 
chủng hợp thành làm nhiệm vụ  huấn luyện, s ẵn sàng chiến đấ u 
trong Quân đội nhân dân Việt Nam hi ện nay”;   Nguyễn Chính Lý 
nghiên cứu về:  “Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác đảng, cong tác 


9
chính trị của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội của Học 

viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay ”... 
Những công trình khoa học đề  cập trên ở  các góc độ  khác 
nhau đã đề cập trực tiếp đến nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn 
như: quan niệm, vai trò của công tác xây dựng đội ngũ; đặc điểm,  
những vấn đề có tính nguyên tắc, tiêu chí đánh giá hoạt động; thực 
trạng đội ngũ cán bộ  chính trị  trong thực hiện cơ  chế  một người  
chỉ huy trước đây và thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên hiện  
nay. Về  vấn đề  đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ  của Đảng; 
trong đó có đội ngũ cán bộ  chính trị  và đội ngũ chính ủy, chính trị 
viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam đã được đề cập đến. Trong 
số  các công trình khoa học này, đặc biệt có những công trình có 
một số  nội dung gần với đề  tài luận án, có thể  tham khảo, vận  
dụng một cách trực tiếp xét về  góc độ  phương pháp luận như: 
“Chế  độ  chính uỷ, chính trị  viên trong Quân đội nhân dân Việt 
Nam ”,  "Xây dựng  đội ngũ cán bộ  chính trị  cấp phân đội của  
Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo t ư 
tưở ng Hồ Chí Minh”. 
1.2. Các công trình nghiên cứu ở Lào  
Trong những năm gần đây, tuy chưa có công trình khoa học 
nào nghiên cứu trực tiếp về xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở 
các trung đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân Lào, nhưng cũng có khá 
nhiều công trình khoa học, bài báo khoa học...nghiên cứu về đội ngũ  
cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ của  
Đảng. Một số công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về quá trình 
hình thành và phát triển của đội ngũ cán bộ trong Quân đội nhân dân 
Lào  ở  các góc độ  nghiên cứu khác nhau, có thể  phân loại các công  
trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài thành các nhóm cơ bản 
như sau:
Thứ nhất, nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về công tác 
cán bộ của Đảng

Tổng cục Chính trị, Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh 
đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào ( 1945 ­ 1975)”; Sỉnh Kham  
Phôm Ma Xay khi nghiên cứu về: “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 
lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn  
hiện nay” ; Bun Lư Sổm Sắc Đi khi nghiên cứu về:  “Xây dựng đội ngũ 


10
cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc của nước Cộng hoà dân chủ 
nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”; Khăm Phăn Phôm Ma Thắt khi 
nghiên cứu về, “Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo 
chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở cộng hoà dân chủ nhân dân 
Lào trong thời kì đổi mới”; Kham Kong Thăm Ma Thê Va trong bài  
viết:“Một số ý kiến về công tác cán bộ trong thời kỳ mới ”; Phệt Phu  
Thon trong bài viết: “Tầm quan trọng của cán bộ  lãnh đạo và cán bộ 
quản lý”; Đa Ly Văn Sai No La Đy trong bài viết: “Sự cần thiết trong xây 
dựng cán bộ lãnh đạo ­ cán bộ quản lý trong điều  kiện mới ”; Thong 
Xiên Su Na Khên trong bài viết: “Quy hoạch cán bộ là công việc quan  
trọng trong xây dựng cán bộ kế thừa”.
Những công trình khoa học này  ở  các góc độ  khác nhau đã  
đề  cập trực tiếp đến vấn đề  quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng 
đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng; những vấn đề  có tính nguyên 
tắc   và   giải   pháp   về   đào   tạo,   bồi   dưỡng   đội   ngũ   cán   bộ   của  
Đảng.Trong số  các công trình khoa học này, đặc biệt có những  
công trình có một số nội dung gần với đề tài luận án, có thể tham  
khảo, vận dụng một cách sáng tạo xét về  góc độ  phương pháp 
luận như: Hội nghị  về  quy hoạch phát triển nhân lực và chiến 
lược phát triển nhân lực từ năm 2006 đến năm 2020.
Thứ hai, nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về công tác  
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong Quân đội nhân dân Lào

Đồng   tác   giả  Vilaphăn   Đuôngmany,   Tuy   Thămmathong, 
Mayxúc  Vixayxổmbắt,   Bunlon   Saluôisắc,   Phukhổng   Manôla, 
“công tác đảng, công tác chính trị của Đảng trong Quân đội nhân dân  
Lào giai đoạn bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giai đoạn hiện 
nay ”; Xỷ  Tha Phêng Vi Lay Xúc,“Tăng cường bồi dưỡng năng lực 
công tác đảng, công tác chính trị  của đội ngũ cán bộ  chính trị   ở  cơ 
quan Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Lào hiện nay”; Kham Din 
Xẻn Kham Vông Sả,“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn phòng 
Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay; Vi 
Sảy Chăn Tha Mạt,“Nâng cao giác ngộ  chính trị của đội ngũ các bộ 
Quân đội nhân dân Lào trong tình hình hiện nay ”; Chăn Thon Phăn  


11
Thong Son,“Bồi dưỡng đội ngũ cấp uỷ viên ở tổ chức cơ sở đảng các  
sư đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Lào hiện nay ”; Seng Nuôn Xay  
Nha Lạt, " Về tiêu chuẩn cán bộ cấp chiến lược trong Quân đội nhân 
dân Lào hiện nay ”.
Những công trình khoa học này  ở  các góc độ  khác nhau đã  
đề  cập trực tiếp đến vấn đề  quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡ ng 
đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng trong  Quân đội nhân dân Lào; 
luận giải m ột cách khá toàn diện về  yêu cầu, các giải pháp xây 
dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ  quân đội, trong đó có  
đội ngũ thủ  trưở ng quân sự, chính trị. Đây là nguồn tư  liệu, tài 
liệu tham khảo quý giá để  tác giả  luận án nghiên cứu, tiếp thu  
chọn lọc. 
2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên 
quan đến luận án và những vấn đề luận án cần giải quyết
* Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên  
quan đến luận án

Từ kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở nước  
ngoài và trong nước đã khẳng định tính tất yếu của việc thực hiện  
chế độ công tác đảng, công tác chính trị; chế độ chính ủy, chính trị 
viên trong quân đội xã hội chủ nghĩa, cũng như sự phù hợp của chế 
độ  hai thủ  trưởng: quân sự  và chính trị  trong   Quân đội nhân dân 
Lào; phản ánh bản chất, quy luật xây dựng quân đội kiểu mới của  
giai cấp vô sản, nhằm giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng  
đối với quân đội, làm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, 
với Tổ  quốc và nhân dân. Từ  kết quả  nghiên cứu của các công  
trình nói trên, đặc biệt là các công trình nghiên cứu ở Lào, luận án 
cần tập trung tiếp tục giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
* Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Một là, nghiên cứu luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản xây 
dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh  Quân đội 
nhân dân Lào hiện nay. Nhận diện đầy đủ sự vận động, phát triển của  


12
nó; đồng thời trên cơ sở đó luận giải một cách cơ bản, hệ thống những 
vấn đề  lý luận về xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung 
đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. 
Hai là,  khảo sát thực tiễn, đánh giá toàn diện, đầy đủ, cụ 
thể   thực   trạng   và   đúc   rút   kinh   nghiệm   xây   dựng   đội   ngũ   thủ 
trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh  Quân đội nhân dân Lào 
giai đoạn hiện nay hiện nay.
Ba là,  phân tích sự  phát triển của tình hình nhiệm vụ, xác  
định mục tiêu, yêu cầu và đề  xuất hệ giải pháp cơ  bản, đồng bộ,  
có tính khả  thi nhằm tăng cường xây dựng  đội ngũ thủ  trưởng  
chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn 
hiện nay. 



13
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN 
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THỦ TRƯỞNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC 
TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO
1.1. Trung đoàn bộ binh và đội ngũ thủ trưởng chính trị 
ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào
1.1.1. Trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào
  Các trung đoàn bộ  binh  Quân đội nhân dân  Lào  là một bộ 
phận của bộ đội chủ lực, thành phần quan trọng của  lực lượng vũ 
trang  nhân dân, là công cụ  bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị 
trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước Cộng hòa dân chủ  nhân 
dân Lào. Trong sự  nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp 
về mọi mặt của Đảng nhân dân cách mạng Lào, các trung đoàn bộ 
binh không ngừng trưởng thành, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm  
vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Các trung đoàn bộ  binh có nhiệm vụ:   nâng cao chất lượng 
huấn luyện, rèn luyện bộ  đội, xây dựng chính quy, nâng cao chất 
lượng tổng hợp, khả năng cơ động, trình độ sẵn sàng chiến đấu và  
sức chiến đấu. Thường xuyên duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu 
cao, cơ  động nhanh, bảo đảm chiến đấu thắng lợi trong mọi tình 
huống khi có lệnh. Nêu cao cảnh giác cách mạng sẵn sàng ngăn 
chặn và làm thất bại mọi âm mưu, thủ  đoạn chiến tranh xâm lược  
của địch, phòng, chống “diễn biến hòa bình”, gây rối, bạo loạn lật  
đổ, bảo vệ  vững chắc độc lập chủ  quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo  
vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân và thành quả cách mạng. 
1.1.2. Đội ngũ  thủ  trưởng chính trị  ở  các trung đoàn bộ  

binh Quân đội nhân dân Lào
* Quan niệm thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh
Thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh   Quân đội  
nhân dân  Lào  là đảng  viên  Đảng  nhân  dân Cách  mạng  Lào,  sĩ  
quan QĐND Lào  được Đảng, Nhà nước, quân đội giáo dục, đào  
tạo, rèn luyện, có đủ  các phẩm chất và năng lực tương xứng với  
cương vị, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm; cùng với thủ trưởng  
quân sự là người đứng đầu đơn vị, đảng bộ, chịu trách nhiệm trước  
cấp ủy, thủ trưởng chính trị cấp trên, cấp ủy cấp mình về mặt chính  
trị  của đơn vị; là người chỉ  đạo, tiến hành công tác đảng, công tác  
chính trị  ở  trung đoàn, dưới sự  lãnh đạo, chỉ  đạo của cấp uỷ, thủ  
trưởng chính trị,  hướng dẫn cơ quan chính trị  cấp trên và sự  lãnh  
đạo của cấp  ủy cùng cấp, xây dựng trung đoàn  vững mạnh toàn  


14
diện, đảng bộ trung đoàn trong sạch vững mạnh, hoàn thành thắng  
lợi nhiệm vụ  chính trị  của trung đoàn và các nhiệm vụ  khác được  
giao.
* Chức trách, nhiệm vụ của thủ trưởng chính trị
Thủ trưởng chính trị  là những chức danh nằm trong hệ thống 
chức danh cán bộ  được cấp có thẩm quyền bổ  nhiệm.  Ở các trung 
đoàn bộ binh, gồm: thủ trưởng chính trị trung đoàn, thủ trưởng chính 
trị tiểu đoàn và thủ trưởng chính trị  ở các đại đội thuộc tiểu đoàn và 
trung đoàn. Họ  thường được đại hội Đảng cùng cấp bầu vào cấp uỷ 
và cấp uỷ bầu làm bí thư. Do đó, thủ trưởng chính trị còn đảm nhiệm 
cương vị bí thư, người đứng đầu cấp ủy, chịu trách nhiệm toàn bộ các 
công việc của cấp uỷ, của tổ chức đảng; bảo đảm sự lãnh đạo trực 
tiếp, toàn diện mọi mặt của cấp ủy; chăm lo xây dựng tổ chức đảng,  
các tổ chức trong trung đoàn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và  

tổ  chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của trung đoàn vững 
mạnh.
* Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công  
tác của thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh
­ Về  phẩm chất:  thủ trưởng chính trị   ở  các trung đoàn phải là 
người tiêu biểu về  phẩm chất chính trị;  mẫu mực về   đạo đức, lối 
sống, có tính tổ  chức kỷ luật nghiêm minh, là trung tâm đoàn kết, 
có tín nhiệm cao trong đảng bộ và đơn vị.
­ Về  năng lực:  thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh  
phải là người có kiến thức, năng lực toàn diện, đặc biệt là năng lực về 
chính trị. 
­   Về  phương pháp tác phong công tác:     kết hợp giữa tính 
đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo; kết hợp giữa 
tính khoa học và tính kế  hoạch; thực hiện dân chủ, tập thể, có 
tính quyết đoán và chịu trách nhiệm cá nhân.
* Quan niệm đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh
Đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân  
đội nhân dân Lào là những cán bộ của Đảng và Nhà nước trong quân  
đội, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ thủ trưởng chính trị  
trung đoàn và  ở  các tiểu đoàn, đại đội thuộc trung đoàn bộ  binh;  
được bầu (hoặc chỉ  định) giữ  chức bí thư  cấp uỷ; là những người  
đảm nhiệm về chính trị, giữ vững định hướng chính trị của đơn vị, chỉ  


15
đạo và trực tiếp tiến hành các hoạt động công tác đảng, công tác  
chính trị ở đơn vị, cùng với thủ trưởng quân sự chịu trách nhiệm toàn  
bộ hoạt động của đơn vị theo cương vị, chức trách; xây dựng các tổ  
chức, trước hết là tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đơn  
vị  vững mạnh, bảo đảm cho mọi hoạt động của đơn vị  theo đúng  

đường lối, quan  điểm của  Đảng,  chính sách, pháp luật của Nhà  
nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội; hoàn thành  
tốt mọi nhiệm vụ của trung đoàn trong mọi tình huống.
* Đặc điểm đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân  
đội nhân dân Lào
 ­ Đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh có 
tuổi đời, tuổi quân, kinh nghiệm thực tiễn có sự không đồng đều.
  ­  Trình  độ   học  vấn,   mặt   bằng  tri   thức   của   đội   ngũ   thủ 
trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào đã 
được   nâng   lên,   nhưng   chưa   thực   sự   ngang  tầm   với   chức   trách, 
nhiệm vụ. 
* Vai trò của đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn
Một là, trực tiếp giữ vững định hướng về chính trị trên tất cả các 
nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động, các mặt công tác, bảo đảm cho đơn 
vị thực hiện đúng đường lối chính trị, quân sự của Đảng, pháp luật của 
Nhà nước, nhiệm vụ được giao, xây dựng đơn vị vững mạnh về chính 
trị. 
Hai là, thủ trưởng chính trị trực tiếp chỉ đạo và tiến hành xây 
dựng cấp uỷ, tổ chức đảng trong đơn vị trong sạch vững mạnh, có 
năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao.
Ba là, thủ trưởng chính trị  là người trực tiếp chỉ đạo và tiến 
hành các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, nâng cao chất  
lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị ở trung  
đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. 
Bốn là, thủ trưởng chính trị giữ vai trò quan trọng trong xây dựng 
và tổ chức thực hiện các kế hoạch chung của đơn vị, xây dựng các tổ 
chức trong đơn vị vững mạnh, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh 


16

về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của 
đơn vị.
1.2.  Những vấn đề  cơ  bản về  xây dựng đội  ngũ thủ 
trưởng chính trị  ở các trung đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân 
Lào
1.2.1. Quan niệm về  xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính  
trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào
Xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị  các trung đoàn bộ  
binh  Quân đội nhân dân  Lào  là  tổng  thể   các   chủ   trương,   biện  
pháp từ quy hoạch, tuyển chọn đến đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử  
dụng và thực hiện các chế  độ  chính sách cán bộ, nhằm tạo ra  
một đội ngũ có đủ  phẩm chất, năng lực, có số  lượng phù hợp,  
chất lượng cao, cơ  cấu hợp lý, cân đối, đồng bộ, đáp  ứng yêu  
cầu nhiệm vụ chính trị của các trung đoàn bộ binh và nhiệm vụ của  
quân đội trong thời kì mới.
Từ quan niệm trên, cần nắm vững:
­ Mục đích xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ 
binh, bảo đảm cho đội ngũ có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và chất lượng  
ngày càng cao đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ của thủ trưởng chính 
trị. 
­ Chủ thể xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn 
là Đảng ủy Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, đảng uỷ, thủ trưởng, cơ 
quan chức năng cấp trên; đảng ủy, thủ trưởng trung đoàn và cấp ủy các 
đơn vị thuộc trung đoàn
­ Lực lượng tham gia xây dựng 
­ Nội dung, quy trình, hình thức, biện pháp xây dựng đội ngũ  
thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân  
Lào
+ Nội dung xây dựng
Xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh  

QĐND Lào cả  về  số  lượng, cơ  cấu, không ngừng nâng cao chất  
lượng
+ Quy trình, hình thức, biện pháp xây dựng, trên các mặt: công 
tác quy hoạch, tạo nguồn; đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng và thực  
hiệ chính sách đội ngũ thủ trưởng chính trị các trung đoàn bộ binh. 


17
1.2.2. Những vấn đề  có tính nguyên tắc trong xây dựng đội  
ngũ thủ trưởng chính trị  ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân  
dân Lào
Một là, xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn  
bộ binh phải trên cơ sở nắm vững những quan điểm, nguyên tắc cơ 
bản của Đảng nhân dân cách mạng Lào, quan điểm của Chủ tịch Cay  
Xỏn Phôm Vi Hản về cán bộ và công tác cán bộ.
Hai là, xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn 
bộ binh Quân đội nhân dân Lào phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ 
chính trị  của đơn vị, nhiệm vụ  công tác đảng, công tác chính trị  và  
chức trách, nhiệm vụ của thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn. 
Ba là, xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ 
binh Quân đội nhân dân Lào phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng uỷ, sự 
chỉ  đạo, điều hành của thủ tưởng chính trị, thủ trưởng quân sự  và sự 
hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên. 
Bốn là,  xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung  
đoàn bộ  binh  Quân đội nhân dân  Lào phải kết hợp chặt chẽ  với  
xây dựng tổ chức đảng ở các trung đoàn trong sạch vững mạnh. 
Năm là,  xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung 
đoàn bộ  binh trong Quân đội nhân dân Lào phải gắn với xây dựng 
đội ngũ cán bộ và phù hợp với đặc điểm tình hình đơn vị. 
Kết luận chương 1

Nhiệm vụ  cách mạng, nhiệm vụ  quân đội và từng đơn vị 
hiện nay đặt ra yêu cầu khách quan đối với công tác xây dựng đội 
ngũ cán bộ  nói chung và đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung 
đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân Lào nói riêng. Để  phát huy vai trò 
của mình, đòi hỏi đội ngũ thủ  trưởng chính trị  phải có trình độ  tri  
thức toàn diện về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức quân sự,  
quốc phòng, chuyên môn kĩ thuật và các lĩnh vực khác; thực sự 
đóng góp trí tuệ, sức lực vào công việc chung, nhất là công việc 
lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Bên cạnh đó, đội ngũ thủ trưởng chính trị 
phải có đủ  uy tín, năng lực quy tụ và giữ  được mối quan hệ đoàn  
kết thống nhất trong đảng bộ và trung đoàn; thường xuyên sâu sát,  
gần gũi, thân thiết, hiểu biết và hết lòng giúp đỡ bộ đội, xây dựng  
trung đoàn vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm  
vụ Đảng, Nhà nước, quân đội giao phó.
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM XÂY
 DỰNG ĐỘI NGŨ THỦ TRƯỞNG CHÍNH TRỊ


18
Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN 
ĐỘI NHÂN DÂN LÀO
2.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị 
ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Lào
2.1.1.  Những kết quả, ưu điểm
Một là, các tổ  chức, lực lượng, trước hết là các cấp  ủy, tổ 
chức đảng đã  nhận thức đúng vị  trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ 
của đội ngũ thủ  trưởng chính trị, đề  cao trách nhiệm trong xây 
dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân 
đội nhân dân Lào.

Hai là, nội dung, quy trình, hình thức biện pháp xây dựng đội ngũ 
thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh có nhiều chuyển biến tích 
cực.
Ba là, đội ngũ thủ trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh 
Quân đội nhân dân Lào có sự chuyển biến, phát triển về  mọi mặt, 
đại bộ phận hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ. 
2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm
Một là,  nhận thức trách nhiệm và trình độ  năng lực của  
một số cấp ủy, lực lượng xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị  ở 
các trung đoàn còn có những hạn chế nhất định.
Hai là, công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn, quản lý 
sử  dụng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ thủ  trưởng chính 
trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân Lào còn có những 
hạn chế, bất cập.
Ba là, chất lượng đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung 
đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào có mặt vẫn còn hạn chế, chưa  
thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị thời kỳ mới. 
2.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ thủ 
trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào
2.2.1. Nguyên nhân
* Nguyên nhân của những ưu điểm:
Một là, những thành tựu to lớn của cuộc đổi mới đất nước đã tạo  
điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị.
Hai là,  sự  chuyển biến về  nhận thức, trách nhiệm của chủ 
thể và các lực lượng xây dựng là nguyên nhân quan trọng tác động  
trực tiếp đến kết quả  xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các 
trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. 
Ba là, việc giáo dục xây dựng động cơ, ý thức trách nhiệm,  
phát huy tính tích cực, chủ động trong tự bồi dưỡng nâng cao năng 



19
lực đảm nhiệm về  chính trị  của đội ngũ thủ  trưởng chính trị  ở  các 
trung đoàn được đề cao và tiến hành có hiệu quả ở các cấp.
Bốn là,  chất l ượ ng đào tạ o, b ồi d ưỡ ng cán bộ   ở  các học 
vi ện trong quân đội ngày m ột nâng cao, tạo điề u kiện thu ận l ợi  
cho công tác xây dựng đội ngũ thủ  tr ưở ng chính tr ị   ở  các trung 
đoàn bộ binh  Quân đội nhân dân Lào. 
Năm là, sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các tổ chức và các 
lực lượng trong xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn.
* Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm:
 Một là, sự  biến động mau lẹ và phức tạp của tình hình thế 
giới và khu vực, sự chống phá quyết liệt của kẻ thù.
Hai là, sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường và  
sự thoái hoá biến chất của một số cán bộ, đảng viên.
Ba là, nhận thức, năng lực của một số  cấp uỷ, thủ trưởng  
và   cơ   quan   chức   năng   cấp   trên  đối   với   xây  dựng   đội   ngũ  thủ 
trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân Lào 
có mặt còn hạn chế.
Bốn là, một bộ  phận thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn 
bộ  binh chưa tích cực, chủ   động học tập, rèn luyện phấn đấu 
vươn lên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.
2.2.2. Những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ thủ  trưởng  
chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 
Một là, nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của các tổ chức, các  
lực lượng trong xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn  bộ 
binh.
Hai là,  tăng cường sự  lãnh đạo chỉ  đạo của đảng uỷ, thủ 
trưởng, sự hướng dẫn giúp đỡ của các cơ quan chức năng cấp trên  
và của cấp uỷ các đơn vị đối với nhiệm vụ  xây dựng đội ngũ thủ 

trưởng chính trị ở trung đoàn bộ binh.
Ba là, xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn 
bộ  binh Quân đội nhân dân Lào cần coi trọng cả  số lượng và chất 
lượng, bảo đảm cơ cấu hợp lý. 
Bốn là, kết hợp chặt chẽ gi ữa đào tạo với bồi dưỡng, rèn 
luyện trong thực tiễn v ới đề  cao tính tích cực, tự giác rèn luyện,  
phấn đấu của từng thủ trưởng chính trị ở trung đoàn bộ binh.
Năm là, chăm lo thực hiện tốt các chế độ chính sách, tạo điều 
kiện thuận lợi cho đội ngũ thủ  trưởng chính trị  ở các trung đoàn bộ 


20
binh Quân đội nhân dân Lào được học tập, rèn luyện phấn đấu vươn  
lên. 
Kết luận chương 2
Thời gian qua, công tác xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở 
các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào đã được cấp ủy đảng, 
người lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ 
đạo và đã cơ bản xây dựng được đội ngũ đủ về số lượng, hợp lý về cơ 
cấu, có phẩm chất, đạo đức, năng lực, phương pháp công tác tốt đáp ứng 
yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của các trung đoàn. Tuy vậy, công tác này  
vẫn còn những hạn chế, thiếu sót làm ảnh hưởng đến chất lượng đến đội  
ngũ thủ trưởng chính trị. Các thiếu sót, khuyết điểm do nhiều nguyên nhân,  
nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, trách nhiệm và tính tích cực  
chủ động của một số thủ trưởng chính trị còn chưa cao, chưa thực sự cố 
gắng phấn đấu. Từ thực tiễn xây dựng động ngũ thủ trưởng chính trị ở các 
trung đoàn bộ binh, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, cơ sở để tiếp tục  
vận dụng trong quá trình xây dựng đội ngũ ngang tầm chức trách, nhiệm  
vụ thời kỳ mới. 
Chương 3

MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP 
CƠ BẢNTĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ 
THỦ TRƯỞNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1.  Sự  phát triển của tình hình nhiệm vụ  và mục tiêu,  
yêu cầu tăng cường xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị ở 
các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện 
nay
3.1.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và những vấn  
đề  đặt ra trong xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị  ở  các  
trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
Một là,  tình hình thế  giới, khu vực và trong nước tiếp tục  
diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường.
Hai là, sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc và các 
thế lực thù địch.
Ba là, sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và phương 
hướng xây dựng Quân đội nhân dân Lào theo hướng cách mạng, chính 
qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Bốn là, nhiệm vụ của các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân 
Lào có sự phát triển mới. 


21
        3.1.2. Mục tiêu, yêu cầu tăng cường xây dựng đội ngũ  thủ 
trưởng chính trị  ở  các trung đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân  
Lào giai đoạn hiện nay
* Mục tiêu:   Xác định đúng ch ủ  tr ươ ng, bi ện pháp, nội 
dung,  hình th ức xây dựng  đội  ngũ  thủ  tr ưở ng chính  tr ị   ở   các 
trung đoàn bộ  binh  Quân đội nhân dân  Lào, bảo đả m tính toàn 
di ện, nh ưng có tr ọng tâm, tr ọng điểm; chú trọng xây dựng nâng 

cao   năng   l ực   định   hướ ng   chính   tr ị,   năng   lực   hoạt   độ ng   thực  
tiễn, năng l ực ch ỉ  đạ o, tiến hành các hoạ t độ ng  công tác đả ng, 
công tác chính trị, bả o đảm cho đội ngũ thủ  tr ưở ng chính trị   ở 
các trung đoàn bộ  binh   Quân đội nhân dân  Lào có phẩ m ch ất, 
năng l ực, có bản lĩnh chính tr ị v ững vàng, trên cơ  sở lậ p tr ườ ng  
giai   cấp   công   nhân,   có   đạo   đức   và   lối   sống   t ốt   đẹ p,   có   số 
l ượ ng đủ, cơ  cấ u h ợp lý, có trình độ  họ c vấ n cao, quán triệt  
sâu sắ c các ngh ị  quy ết, ch ỉ  th ị, h ướ ng d ẫn c ủa c ấp trên, nắm 
vững nhiệm v ụ  chính tr ị  c ủa đơn vị, hoàn thành tốt cươ ng vị 
chức trách, nhiệm v ụ đượ c giao . 
* Yêu cầu:
Một là,  xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung 
đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ 
đạo trực tiếp của đảng  ủy, thủ  trưởng sư  đoàn   và sự  chỉ  đạo 
hướng dẫn của cơ quan chính trị sư đoàn. 
Hai là, xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn 
bộ binh Quân đội nhân dân Lào phải có bản lĩnh chính trị vững vàng; 
có kiến thức, năng lực toàn diện; có tư  cách đạo đức trong sáng, 
phương pháp làm việc khoa học, tác phong dân chủ sâu sát, nói đi đôi  
với làm. 
Ba là, xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn  
bộ binh Quân đội nhân dân Lào phải được tiến hành thường xuyên, 
liên tục bằng nhiều nội dung, hình thức, biện pháp phong phú, phù 
hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. 
Bốn là, phát huy tính tích cực, chủ động tự giác học tập, rèn 
luyện của đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh.
3.2. Những giải pháp cơ  bản tăng cường xây dựng đội 
ngũ  thủ  trưởng chính trị  ở  các trung đoàn bộ  binh Quân đội 
nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
 3.2.1. Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của  

chủ thể đối với xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung  
đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay


22
Một là,  đẩy mạnh việc giáo dục quán triệt các quan điểm, 
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác­Lênin, quan điểm Cay Xỏn  
Phôm Vi Hản, đường lối của Đảng về  cán bộ  và công tác cán bộ,  
về xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh  
Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. 
Hai là, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, quy định và kế 
hoạch của cấp trên, nghị quyết đại hội đảng bộ các trung đoàn về xây  
dựng đội ngũ cán bộ  nói chung, trong đó có xây dựng đội ngũ thủ 
trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 
 Ba là, xác định các nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả.
Bốn là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh những 
nhận thức và việc làm không đúng trong xây dựng đội ngũ thủ 
trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 
3.2.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn đội  
ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân đội  
nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
Đây là giải pháp bảo đảm cho việc xây dựng đội ngũ thủ 
trưởng chính trị  dựa trên cơ  sở  khoa học. Giải pháp này đòi hỏi  
phải nắm vững thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
Trước hết, xây dựng quy hoạch tổng thể  đội ngũ   thủ  trưởng 
chính trị ở các trung đoàn bộ binh. 
Thứ  hai,  Làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ  thủ 
trưởng chính trị trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh. 
Thứ  ba,  nâng cao trách nhiệm, nhiệm vụ  của  các cấp   uỷ 
đảng, cơ quan chức năng trong  công tác quy hoạch, tạo nguồn.

3.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thủ trưởng  
chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân Lào giai  
đoạn hiện nay
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thủ trưởng chính trị là một 
nhiệm vụ  thường xuyên của tổ  chức, mà trực tiếp là đảng  ủy, thủ 
trưởng trung đoàn dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ trực tiếp quản lý  
thủ trưởng chính trị. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ 
giải quyết được vấn đề  số  lượng mà quan trọng là nâng cao được  
chất lượng đội ngũ thủ trưởng chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả 
trước mắt và lâu dài. 


23
Một là, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao sự hiểu biết  
cơ  bản về  lý luận chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, quan điểm Cay Xỏn  
Phôm Vi Hản, đường lối, chủ  trương chính sách của Đảng, pháp 
luật của Nhà nước, nhiệm vụ cách mạng, quân đội và đơn vị.
Hai là, thường xuyên chăm lo bồi dưỡng giác ngộ mục tiêu lý 
tưởng, tuyệt đối trung thành với cách mạng, với nhân dân, chấp 
hành và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật  
của Nhà nước, quân đội và nhiệm vụ  trên giao, tăng cường bản 
chất giai cấp công nhân. 
Ba là,  phát huy vai trò của chủ  thể  bồi dưỡng đội ngũ thủ 
trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 
3.2.4. Thường xuyên làm tốt công tác quản lý, sử dụng và thực  
hiện tốt các chế độ chính sách đối với đội ngũ thủ trưởng chính trị ở  
các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
Đây là các khâu, bước quan trọng trong quy trình xây dựng  
đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh, bảo đảm cho  
đội ngũ này có dủ phẩm chất, năng lực hoàn thành tốt chức trách,  

nhiệm vụ được giao. Cần thực hiện các nội dung, biện pháp sau:
­ Làm tốt công tác quản lý đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các 
trung đoàn bộ binh giai đoạn hiện nay.
­ Thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng đội ngũ thủ trưởng chính 
trị ở các trung đoàn bộ binh.
­   Thực   hiện   tốt   công   tác   chính   sách   đối   với   đội   ngũ   thủ 
trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh.
3.2.5. Phát huy tính tích cực, chủ  động, tự  giác học tập,  
rèn   luyện   không   ngừng   phấn   đấu   của   đội   ngũ   thủ   trưởng  
chính trị   ở  các trung đoàn bộ  binh Quân đội nhân dân Lào giai  
đoạn hiện nay
Công tác đào tạo, bồi dưỡng của học viện, nhà trường, đơn 
vị chỉ có thể đạt được kết quả khi bản thân người cán bộ biết chủ 
động, tự giác, tổ chức một cách khoa học trong quá trình tự học, tự 
rèn. Với từng cán bộ, tự học tập là phương thức chủ yếu và xuyên 
suốt để  mở rộng, nâng cao trình độ, nhận thức, nâng cao trình độ, 
kỹ năng và kinh nghiệm công tác. Cần nắm vững và thực hiện tốt  
những nội dung, biện pháp sau:
Một là,  xây dựng động cơ  tích cực, chủ  động, tự  giác học  
tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện đúng đắn.


24
Hai là, nâng cao ý chí quyết tâm tự giác học tập, rèn luyện  của 
từng thủ trưởng chính trị trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ
Ba là, định hướng cho thủ trưởng chính trị   ở  các trung đoàn 
lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp; xây dựng kế hoạch tự 
giác học tập, rèn luyện phù hợp.
Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của đảng uỷ và cơ 
quan chức năng trung đoàn đối với hoạt động tự giác học tập, rèn luyện 

của thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. 
3.2.6.  Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ  chức, lực  
lượng trong xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị  ở các trung  
đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung đoàn bộ 
binh có đầy đủ  phẩm chất, năng lực, có số  lượng đủ, có cơ  cấu  
hợp lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của các trung đoàn 
trong giai đoạn mới, là quá trình khó khăn, đòi hỏi quyết tâm cao, 
sự đồng tâm, hiệp lực và sự tham gia tích cực của các tổ chức, các  
lực lượng của trung đoàn, dưới sự  lãnh đạo, chỉ  đạo sâu sát của  
đảng ủy, thủ trưởng, cơ quan chính trị cấp trên. Cần thực hiện tốt 
nội dung, biện pháp sau
Một là, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ  đạo của Đảng  ủy Bộ 
Quốc phòng các cơ  quan Bộ  Quốc phòng, trực tiếp là Tổng cục  
Chính trị  trong xây dựng đội ngũ thủ  trưởng chính trị   ở  các trung 
đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. 
Hai là,  phát huy tốt vai trò của Học viện Quốc phòng Cay  
Xỏn Phôm Vi Hản trong đổi mới mô hình, mục tiêu đào tạo; phối  
hợp  chặt  chẽ  với   đơn  vị   trong quá   trình xây dựng   đội  ngũ   thủ 
trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của đảng uỷ sư đoàn đối với xây 
dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh  Quân đội nhân 
dân Lào
Bốn là,  phát huy trách nhiệm của thủ  trưởng chính trị  và thủ 
trưởng quân sự các sư đoàn trong xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính 
trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào
Năm là,  phát huy vai trò c ủa c ơ  quan chính tr ị  trung, s ư 
đoàn trong xây d ựng đ ộ i ngũ th ủ  tr ưở ng chính tr ị   ở  các trung  
đoàn b ộ  binh  Quân đ ội nhân dân  Lào. 



25
Sáu là, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và các  
tổ  chức quần chúng trong xây dựng đội thủ  trưởng chính trị  ở  các 
trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào


×