Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tư pháp quốc tế phầng HNGĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.45 KB, 7 trang )

THẢO LUẬN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI: HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG TPQT

NHẬN ĐỊNH
28. Theo pháp luật Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia
đình luôn được xác định theo Điều 663 BLDS 2015.
Sai.
CSPL: Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo pháp luật Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình còn
có thể được xác định theo quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình
2014. Như vậy, không phải lúc nào yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia
đình cũng được xác định theo Điều 663 BLDS 2015.
29. Quan hệ hôn nhân và gia đình được coi là có yếu tố nước ngoài khi vào chỉ
khi có ít nhất một trong các bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài.
Sai.
CSPL: Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quan hệ hôn nhân và gia đình
giữa các bên là công dân Việt Nam vẫn có thể là quan hệ hôn nhân và gia đình trong
hai trường hợp sau đây. Trường hợp thứ nhất là căn cứ để xác lập, thay đổi và chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Trường hợp thứ
hai là quan hệ hôn nhân và gia đình đó có tài sản liên quan đang ở nước ngoài.
30. Theo quy định của PLVN, điều kiện kết hôn của người nước ngoài tại VN sẽ chỉ
tuân theo PLVN.
Sai.
- Theo khoản 1 Điều 126 Luật HNGĐ 2014 quy định, trong quan hệ kết hôn giữa công
dân VN và người nước ngoài, khi kết hôn tại VN, ngoài việc tuân thủ theo PL nước 2 bên
đang mang quốc tịch thì còn phải tuân theo các quy định của Luật HNGĐ VN về điều
kiện kết hôn nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
VN.



- Nếu việc kết hôn là giữa 2 công dân nước ngoài tại VN thì ngoài việc phải tuân thủ Pl
của nước mà họ đang mang quốc tịch còn phải tuân thủ điều kiện kết hôn theo PLVN.
- Đối với người nước ngoài có nhiều quốc tịch và trong đó có quốc tịch VN thì sẽ áp
dụng PLVN theo Điều 672 BLDS 2015.
31. Theo PLVN, PL áp dụng điều chỉnh điều kiện kết hôn đối với người nước ngoài
có 2 quốc tịch trở lên luôn là PL của nước mà người đó mang quốc tịch đồng thời cư
trú vào thời điểm kết hôn.
Sai.
CSPL: Điều 672 BLDS 2015.
Trong trường hợp nếu người có nhiều quốc tịch đã có nhiều nơi cư trú hoặc không xác
định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát
sinh QHDS có YTNN thì PL áp dụng là PL của nước mà người đó có quốc tịch và có mối
quan hệ gắn bó nhất.
Như vậy, không phải khi nào người có nhiều quốc tịch cũng luôn áp dụng PL của nước
mà người đó mang quốc tịch đồng thời cư trú vào thời điểm kết hôn.
32. Khi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước
ngoài thì Tòa án luôn áp dụng pháp luật Việt Nam.
Sai.
Khi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thì
không phải lúc nào cũng áp dụng pháp luật Việt Nam.
Chẳng hạn trong trường hợp bên là công dân VN không thường trú tại VN vào thời điểm
yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú
chung của vợ chồng, nếu họ không có nơi thường trú chung thì áp dụng luật VN.
33. Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn nếu có ít nhất một
trong các bên là công dân Việt Nam.
Sai.
Điều 469 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền chung của tòa án VN đối với các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì tòa án VN vẫn có thể có thẩm quyền giải quyết vụ
việc ly hôn khi cả hai bên trong quan hệ đều là người nước ngoài nhưng có tài sản chung

chủ yếu trên lãnh thổ Việt Nam thì Tòa án VN vẫn có thẩm quyền giải quyết.


Hay theo điểm c khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015 thì nếu vụ án ly hôn các bên được lựa
chọn Tòa án VN để giải quyết theo pháp luật VN hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên và các bên lựa chọn Tòa án VN.
Như vậy không nhất thiết có ít nhất một trong các bên là công dân VN trong vụ việc ly
hôn thì tòa án VN mới có thẩm quyền.
34. Theo PLVN, ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài luôn được giải
quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng
Sai.
CSPL: Khoản 2 Điều 127 LHN&GĐ 2014
GT: Theo LHN&GĐ 2014 thì ly hôn giữa công dân VN với người nước ngoài chỉ được
giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng trong trường
hợp bên là công dân VN không thường trú ở VN vào thời điểm yêu cầu ly hôn chứ không
đương nhiên luôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của hai
vợ chồng.
35. Theo quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước,
điều kiện kết hôn giữa công dân các nước ký kết chỉ được xác định theo pháp luật
của nước mà người đó mang quốc tịch.
Sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 24 HĐTTTP Việt – Nga
GT: Điều kiện kết hôn của chủ thể được xem xét ở hai khía cạnh là độ tuổi kết hôn và các
điều kiện cấm kết hôn. Theo quy định của các HĐTTTP giữa VN và các nước, cụ thể là
với Nga thì ngoài điều kiện kết hôn của công dân hai nước được xác định theo pháp luật
của nước mà người đó mang quốc tịch thì đối với các trường hợp cấm kết hôn có những
quy định bổ sung ghi nhận nguyên tắc luật nơi tiến hành kết hôn sẽ được áp dụng để xác
định.
36. Hai công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế Việt Nam.

Sai.
CSPL: Khoản 25 Điều 93 Luật HNGD 2014.
2 công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài kết hôn ở nước ngoài tại cơ quan đại diện
ngoại giao, do đó căn cứ để xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó không theo


pháp luật nước ngoài dẫn đến quan hệ hôn nhân đó không chịu sự điều chỉnh của tư pháp
quốc tế Việt Nam mà chịu sự điều chỉnh của Luật HNGD 2014.
37. Người nước ngoài khi kết hôn tại Việt Nam luôn phải tuân thủ pháp luật Việt
Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp kết hôn cũng như nghi thức kết hôn.
Sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 126 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Người nước ngoài có thường trú được phép kết hôn tại Việt Nam thì trước hết họ phải
thảo mãn điều kiện kết hôn ở nước mà họ mang quốc tịch đã. Nếu việc kết hôn được tiến
hành tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo quy
định của luật hôn nhân gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn.
38. Người nước ngoài luôn phải tuân thủ pháp luật mà họ mang quốc tịch khi họ
đăng kí kết hôn tại Việt Nam.
Sai.
CSPL: Khoản 2 Điều 126 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Việc kết hôn giữa các công dân nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm
quyền ở Việt Nam thì phải tuân thủ theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam.
39. Khi người không quốc tịch đăng kí kết hôn tại Việt Nam thì không làm nảy sinh
hiện tượng xung đột pháp luật.
Sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 672 BLDS 2015.
Đối với trường hợp cá nhân không có quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của
nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài. Khi người không có quốc tịch đến Việt Nam du lịch và kết hôn thì pháp
luật áp dụng là pháp luật nơi người không có quốc tịch cư trú trước khi đến Việt Nam du

lịch. Cho nên sẽ có xung đột pháp luật xảy ra trong trường này.
40. Theo pháp luật Việt Nam, nếu các bên không cùng quốc tịch thì pháp luật áp
dụng cho điều kiện ly hôn là pháp luật nơi họ thường trú chung.
Sai.
CSPL: khoản 2 Điều 127 LHNGĐ 2014


Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam (trong trường hợp không thường trú ở Việt Nam vào
thời điểm yêu cầu ly hôn) với người nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nước
nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết
theo pháp luật Việt Nam.
BÀI TẬP
Bài tập 1:
a. Năm 2015 Bà Lan kết hôn với ông Ngọc tại Hoa Kì. Quan hệ trên có thuộc đối
tượng điều chỉnh của TPQT không? Vì sao?
- Nếu tại thời điểm đó Bà Lan và ông Ngọc chưa làm ăn, sinh sống, định cư lâu dài tại
Hoa Kì thì chưa được xem là người VN định cư ở nước ngoài và quan hệ đó không phải
là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nên không thuộc đối tượng điều
chỉnh của TPQT.
b.1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn trên hay không?
Sau khi kết hôn thì bà Lan và ông Ngọc đã làm ăn, sinh sống, định cư lâu dài tại Hoa Kì
trở thành người VN định cư ở nước ngoài thì quan hệ của họ là quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài.
Theo Điều 469 và Điều 470 BLTTDS 2015 thì tòa án VN có thể có thẩm quyền giải
quyết vụ việc ly hôn này nếu họ có tài sản chung chủ yếu trên lãnh thổ VN hay cả hai bên
lựa chọn tòa án VN để giải quyết trong trường hợp đủ điều kiện lựa chọn.
b.2. Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, Pháp luật nước nào được áp dụng để
giải quyết vụ việc ly hôn trên.
Vì đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên có hai hay nhiều hệ thống pháp luật có
thể được áp dụng để điều chỉnh. Trong vụ việc này liên quan đến HTPL VN và HTPL

Hoa Kỳ.
Căn cứ khoản 2 Điều 127 LHN&GĐ 2014 thì áp dụng pháp luật của Việt Nam để
giải quyết vụ việc ly hôn giữa bà Lan và ông Ngọc khi thỏa điều kiện là các bên không có
nơi thường trú chung và một bên cư trú tại quốc gia chưa ký kết HĐTTTP về hôn nhân &
gia đình với VN. Trong vụ việc trên, ta thấy hai vợ chồng sinh sống ổn định tại Hoa Kỳ,
tức là thường trú chung tại Hoa Kỳ, như vậy không thỏa điều kiện các bên không có nơi
thường trú chung nên pháp luật của VN sẽ không được áp dụng để giải quyết.


Căn cứ khoản 2 Điều 127 LHN&GĐ 2014 thì áp dụng pháp luật của Hoa Kỳ để
giải quyết vụ việc ly hôn giữa bà Lan và ông Ngọc khi bên là công dân VN không thường
trú tại VN tại thời điểm ly hôn và các bên chứng minh được rằng mình có nơi thường trú
chung tại Hoa Kỳ thì pháp luật được áp dụng để giải quyết là pháp luật của Hoa Kỳ.
b.3. Giả sử, trước khi ly hôn hai vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn
pháp luật Hoa Kỳ để giải quyết tài sản khi ly hôn. Pháp luật Hoa Kỳ có đương nhiên
được Tòa án Việt Nam áp dụng trong trương hợp trên hay không? Vì sao?
Pháp luật Hoa Kỳ không đương nhiên được Tòa án VN áp dụng vì căn cứ khoản 2 Điều
664 BLDS 2015 và Điều 122 LHN&GĐ 2014 thì giữa VN và Hoa Kỳ không có ĐƯQT
và pháp luật VN cũng không có quy định các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng để
giải quyết tài sản khi ly hôn nên về nguyên tắc Tòa án VN sẽ áp dụng các quy định cụ thể
của pháp luật VN, cụ thể là LHN&GĐ 2014.
Bài tập 5:
a. TA Việt Nam có thẩm quyền giải quyết quan hệ ly hôn trên không?
TA Việt Nam có thẩm quyền giải quyết quan hệ ly hôn trên bởi vì: theo quy định tại điểm
b, khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015 thì vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công
dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh
sống lâu dài ở Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
b. Hãy xác định điều kiện kết hôn của Nam và Annie trong các trường hợp sau:
-


Nam và Annie kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự Việt Nam tại
Pháp

Nam phải đủ điều kiện kết hôn theo luật HNGD Việt Nam, Annie phải đủ điều kiện kết
hôn theo luật HNGD Pháp và cả luật HNGD Việt Nam (K1 Đ126 Luật HNGD 2014)
-

Nam và Annie kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Pháp.

Nam phải đủ điều kiện kết hôn theo luật HNGD Việt Nam và nước Pháp, Annie phải đủ
điều kiện kết hôn theo luật HNGD Pháp vì quan hệ hôn nhân này được xác lập ở Pháp
nên phải tuân theo pháp luật Pháp.
c. Xác định luật áp dụng cho điều kiện ly hôn của Nam và Annie.
PL áp dụng cho điều kiện ly hôn là PLVN vì:
Theo quy định của L. HNGĐ VN thì nguyên tắc áp dụng để giải quyết XĐPL về việc ly
hôn là nguyên tắc luật noi thường trú chung của vợ chồng. Dấu hiệu nơi thường trú chung
được xác định tại thời điểm yêu cầu ly hôn. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 127 L. HNGĐ


2014 quy định: đối với trường hợp ly hôn giữa công dân VN và người nước ngoài thì PL
áp dụng là PLVN.
Như vậy, Nam và Annie đều sinh sống tại VN tại thời điểm yêu cầu ly hôn nên PLVN sẽ
được áp dụng để giải quyết.
d. Giả sử Annie về Pháp và yêu cầu toà án Pháp giải quyết ly hôn giữa Annie và
Nam thì toà án Pháp sẽ áp dụng pháp luật của nước nào?
Theo pháp luật của Pháp thì việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo Luật
nơi cư trú chung của hai vợ chồng. Theo đó, pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam vì
nơi cư trú chung của vợ chồng Annie và Nam là Việt Nam.
e. Nếu Nam yêu cầu Tóa án VN giải quyết vụ việc ly hôn trên thì Tòa án VN sẽ
giải quyết theo PL của nước nào?




×