Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BT giaotrinh ky năng nghiên cứu và lập luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.72 KB, 7 trang )

Bài thảo luận môn

KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU & LẬP LUẬN
Lớp DS42A1
1

Trần Phạm Thanh Hà

1753801012048

2

Đạo Bình Hương Giang

1753801012039

3

Nguyễn Mạnh Hùng

1753801012249

4

Lại Ngọc Linh Chi

1753801012019

5

Lê Đức Trọng



1753801012253

6

Mai Thị Trúc Giang

1753801012040

7

Võ Thị Ngọc Hà

1753801012049

8

Bàn Thị Đô

1753801012030

NGÀY THẢO LUẬN: 10/10/2019
Câu 1: Lập luận là gì? Làm thế nào để nhận biết một lập luận?
1


Suy luận là hoạt động của tư duy trừu tượng, diễn ra trong đầu óc con người, được
Logic học nghiên cứu và khái quát với những quy tắc có tính phổ quát của tư duy. Tuy
nhiên, tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ. Hoạt động suy luận khi được hiện
thực hóa bằng ngôn ngữ dưới các dạng phát ngôn nói / viết thì được gọi là lập luận. Do

đó, từ phương diện ngôn ngữ, lập luận được định nghĩa như sau:
Theo Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ dụng học thì “Lập luận là người nói hay người viết đưa
ra một hay một số lý lẽ mà ta còn gọi là luận cứ nhằm dẫn dắt người đọc hay người nghe
đến một kết luận nào đó mà người nói, người viết muốn hướng tới”.
Bên cạnh đó, theo Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học - tập 2, Ngữ dụng học
cũng có định nghĩa khác về lập luận:“Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người
nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới”.
Mọi lập luận không nhất thiết phải là một suy luận hình thức, nhưng mọi suy luận
hình thức đều là lập luận.Một lập luận gồm có luận cứ, kết luận và các yếu tố chỉ dẫn lập
luận. Trong đó, kết luận là hệ quả rút ra từ các luận cứ (lý lẽ). Tiêu chí để xác định được
một lập luận chính là kết luận. Hễ tìm ra được một kết luận là ta đã có một lập luận. Về vị
trí, trong một lập luận, thông thường luận cứ đứng trước, kết luận đứng sau; có khi kết
luận đứng trước, luận cứ đứng sau; cũng có khi kết luận đứng giữa các luận cứ. Trong
một lập luận, các thành phần luận cứ và kết luận có thể hiện diện tường minh bằng câu
chữ, nhưng cũng có khi một luận cứ hay kết luận có thể hàm ẩn, người nói phải làm sao
cho người nghe căn cứ vào ngữ cảnh, ngôn cảnh để có thể tự suy ra một cách dễ dàng,
đúng như ý người nói.
Câu 2: Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa lập luận đời thường và lập luận logic hình
thức
Lập luận theo logic hình thức hay lập luận theo diễn từ chuẩn là loại lập luận hướng
đến mục đích để khẳng định về giá trị chân lí đúng / sai của sự kiện, đòi hỏi phương pháp
suy luận hình thức, theo những khuôn mẫu suy luận chặt chẽ. Người ta đánh giá một sự
lập luận dựa trên tiêu chí là sự chặt chẽ và chính xác hay không, tùy thuộc vào việc nó
2


xuất phát từ những tiền đề đúng hay không và sự suy diễn trong đó có hợp quy tắc hay
không.
Lập luận logic không hình thức (lập luận theo, lập luận theo ngôn ngữ tự nhiên hoặc
lập luận theo lý lẽ đời thường) là loại lập luận để thuyết phục, làm thay đổi hay tạo lập,

củng cố lòng tin và nhận thức ở người nghe, nhằm thuyết phục, làm cho người khác chấp
nhận ý kiến của mình dựa trên lý lẽ là những tri thức văn hóa, tâm lý, đạo đức, thói quen
ứng xử… của một cộng đồng, một dân tộc, một xã hội mà hầu hết các thành viên sống
trong xã hội đó đều tôn trọng, tuân thủ và thừa nhận như một lẽ hiển nhiên.
Câu 3: Hãy cho biết mô hình cấu trúc của một lập luận và vai trò của các thành
tố logic lập luận.
Cấu trúc của một lập luận gồm

Vai trò của các thành tố logic lập luận:
- Luận cứ là tiền đề của một lập luận. Luận cứ trong lập luận logic hình thức là các
quan điểm lý thuyết, các luận điểm khoa học, các tư tưởng, các tiên đề, định lý, định luật,
quy luật… là các phán đoán đúng / sai logic, là các số liệu, sự kiện, chứng cứ thu thập
được từ quan sát thực tế hay bằng thực nghiệm khoa học .v.v. đã được kiểm chứng. Luận
cứ trong lập luận đời thường là những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm văn hóa, là thói

3


quen, chuẩn mực ứng xử được đúc kết thành những “lẽ thường”, được một cộng đồng
thừa nhận nên nó không tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc.
- Kết luận là hệ quả rút ra từ các luận cứ. Đây là thành phần chứa thông tin cơ bản,
quan trọng nhất của lập luận. Từ phương diện cấu tạo đoạn văn, kết luận chính là câu chủ
đề của đoạn. Tiêu chí để xác định được một lập luận đó chính là kết luận, vì vậy, hễ tìm ra
một kết luận là ta đã có một lập luận. Về vị trí của kết luận có thể đứng sau , đứng trước
hoặc đứng giữa các luận cứ. Về hình thức thể hiện trong một lập luận, kết luận thường là
một câu khẳng định hoặc phủ định, một lời thuyết phục, đề nghị, khuyến cáo hoặc lời
khuyên…. Nhưng cũng có khi kết luận là một câu hỏi buộc người nghe đọc phải tự rút ra
câu trả lời như điều mà người nói/viết muốn khẳng định. Về số lượng thì trong câu lập
luận, từ các luận cứ có thể rút ra một kết luận nhưng cũng có thể rút ra nhiều hơn một kết
luận.

Câu 4: Hãy nêu các loại lý lẽ trong lập luận đời thường và cho ví dụ.
Có 2 loại lý lẽ trong lập luận đời thường đó là lý lẽ nội tại và lý lẽ khách quan.
Lý lẽ khách quan là loại lý lẽ có sức thuyết phục cao trong lập luận vì dựa trên các
bằng chứng tồn tại cụ thể trong thực tế, có quan hệ nhân quả trực tiếp với sự việc "nói có
sách mách có chứng" chứ không phải suy diễn cảm tính. Đặc biệt, trong lập luận pháp lý,
các lý lẽ khách quan có vai trò vô cùng quan trọng có tính quyết định trong việc khẳng
định cũng như thuyết phục khi buộc tội hay gỡ tội.
Vd: Nói có sách mách có chứng; Nói phải củ cải cũng nghe; Bắt được tay day được
cánh,...
Lý lẽ nội tại là loại lý lẽ không được dùng làm căn cứ để đánh giá đúng sai nhưng lại
có khả năng thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm của mình, các lý lẽ dựa vào
các hành vi cá nhân, dựa vào nhân thân để phán xét về con người. Lý lẽ nội tại bao gồm
lý lẽ về hành vi cá nhân và lý lẽ nhân thân.
Lý lẽ về hành vi cá nhân là dựa trên quan điểm của perelman, plantin đã khái quát
thành bốn loại lý chung trong một lập luận. Loại thứ nhất là lý lẽ căn cứ vào hành động
4


gồm có hai loại: nếu người có một hành động tốt đẹp, tích cực (+) thì đó là cơ sở để đánh
giá người đó có phẩm chất tốt (+) và nếu một người có hành vi xấu (-) thì đó là cơ sở để
lập luận rằng người đó có phẩm chất xấu (-). Loại thứ hai là lý lẽ căn cứ vào con người
cũng gồm có hai loại: nếu một người có phẩm chất tốt (+) thì đó là cơ sở để khẳng định
hành động của người đó tốt (+) và, nếu một người có phẩm chất không tốt (-) thì đó cũng
là căn cứ để khẳng định hành động của người đó không tốt (-). Tương tự như vậy phát
ngôn của con người cũng là một loại hành động cho nên bốn loại lý lẽ trên ta cũng có bốn
loại lý lẽ áp dụng cho việc đánh giá phẩm chất của con người qua lời nói. Cụ thể là: lời
nói có phẩm chất (+) thì con người cũng có phẩm chất (+); lời nói có phẩm chất (-) thì
con người cũng có phẩm chất (-); con người có phẩm chất (+) thì lời nói cũng có phẩm
chất (+) và con người có phẩm chất (-) lời nói cũng có phẩm chất (-).
Ví dụ lý lẽ về hành vi cá nhân: chọn mặt gửi vàng; xem mặt đặt tên….

Ví dụ lý lẽ về nhân thân: cha nào con nấy; con nhà tông không giống lông cũng giống
cánh…
Câu 5: Hãy sưu tầm các loại lý lẽ đời thường trong ca dao tục ngữ Việt Nam
1. Có công mài sắt có ngày nên kim
2. Nước lớn rồi lại nước ròng,
Đố ai bắt được con còng trong hang.
3. Có bột mới khuấy nên hồ,
Có vôi có gạch mới tô nên nhà.
4. Ở hiền gặp lành
Uống nước nhớ nguồn.
Câu 6:
a)
*Phân tích cấu trúc của lập luận:
5


Câu lập luận: “Vợ hắn (tức là vợ đội Tảo), thấy Chí Phèo thở ra mùi rượu, và biết rõ
đầu đuôi món nợ, lấy 50 đồng giấu chồng đưa cho người nhà đi theo Chí Phèo”.
- Luận cứ: Thấy Chí Phèo thở ra mùi rượu, biết rõ đầu đuôi món nợ. -> Luận cứ
đồng hướng tương hợp, 2 luận cứ này đứng liền kề nha, hướng tới kết luận lấy tiền giấu
chồng đưa cho người nhà của vợ đội Tảo.
- Kết luận: Lấy 50 đồng giấu chồng đưa cho người nhà đi theo Chí Phèo.
Câu lập luận: “Đàn bà vốn chuộng hòa bình: họ muốn yên chuyện thì thôi, gai ngạnh
làm gì cho sinh sự.”
- Luận cứ: Họ muốn yên chuyện, gai ngạnh làm gì cho sinh sự.
- Kết luận: Đàn bà vốn chuộng hòa bình.
Câu lập luận:
*Nhận diện các loại lý lẽ:
- Các câu lý lẽ được sử dụng:
(1) “Đàn bà vốn chuộng hòa bình: họ muốn yên chuyện thì thôi, gai ngạnh làm gì

cho sinh sự.”
(2) “Và năm chục đồng bạc đối với nhà mình là mấy, lôi thôi lại chả tốn đến ba lần
năm chục đồng!”
- Nhận diện:
(1): Lý lẽ cá nhân
(2): Lý lẽ theo kinh nghiệm xã hội
b) Cấu trúc câu lập luận:
Luận cứ: Họ không tự ý đến Sài Gòn mà đi công tác theo sự phân công của cơ quan.
Họ là người đang thi hành công vụ; Tiền mà các bị cáo nhận được thực chất là tiền bồi
dưỡng được các doanh nghiệp tuyên bố công khai và được lãnh đạo cục Hải quan đồng ý;
Những kiểm hóa viên là những chiến sĩ, tổng cục lại ở xa, nên họ chỉ biết lãnh đạo cục là
6


người cao nhất; Tổng cục hải quan cấp đủ kinh phí để kiểm hóa viên không phải nhận
tiền bồi dưỡng của chủ hàng; Các quy định của Tổng cục hải quan đừng chồng chéo,
thiếu cụ thể, xa rời thực tế khách quan.
Kết luận: Tội danh “nhận hối lộ” là không phù hợp.
Nhận diện các loại lý lẽ:
Lý lẽ khách quan: Họ không tự ý đến Sài Gòn mà đi công tác theo sự phân công của
cơ quan. Họ là người đang thi hành công vụ; Tiền mà các bị cáo nhận được thực chất là
tiền bồi dưỡng được các doanh nghiệp tuyên bố công khai và được lãnh đạo cục Hải quan
đồng ý.
Lý lẽ theo kinh nghiệm xã hội:
- Lý lẽ quyền uy: Những kiểm hóa viên là những chiến sĩ, tổng cục lại ở xa, nên họ
chỉ biết lãnh đạo cục là người cao nhất.
- Lý lẽ đạo đức: Tổng cục hải quan cấp đủ kinh phí để kiểm hóa viên không phải
nhận tiền bồi dưỡng của chủ hàng; Các quy định của Tổng cục hải quan đừng chồng
chéo, thiếu cụ thể, xa rời thực tế khách quan.


7



×