Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.15 KB, 31 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XàHỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XàHỘI

VŨ THỊ QUẾ ANH

PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở 
MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á ­ BÀI 
HỌC 
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế 
Quốc tế
62.31.07.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

1


HÀ NỘI ­ 2014

2


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, 
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Người hướng đẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Xn Thắng


                                          2. PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình
Phản biện 1:  PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh
Phản biện 2:  PGS.TS. Đỗ Đức Định
Phản biện 3:  GS.TS. Đặng Đình Đào

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện 
tại.......................................... vào hồi ...............giờ ..................phút, 
ngày .........tháng ...........năm...........
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

3


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Logistics  là  hoạt động  tối  ưu hóa việc  lưu trữ, vận chuyển  hai 
chiều  các tài nguyên (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, 
hàng hóa), tài chính, thông tin từ  nơi cung cấp  qua các khâu của chuỗi 
cung  ứng đến  người tiêu  dùng.  Trong nền kinh tế  hiện đại, logistics 
ngày càng có vai trò quan trọng.Khi sản xuất ngày càng phát triển, các 
nguồn lực ngày càng trở  nên khan hiếm, logistics giúp các nhà sản xuất  
tối  ưu hóa mọi thao tác để  tiết kiệm nguồn lực, tiết kiệm chi phí, tiết 
kiệm thời gian.Hơn thế  nữa, trong cạnh  tranh, khi máy móc thiết bị, 
công nghệ  sản xuất đạt đến một trình độ  nhất định và phổ  cập, thì 
người có chi phí cho hoạt động logistics thấp nhất và thỏa mãn được  
nhu cầu khách hàng nhanh nhất sẽ là người chiếm ưu thế. Thêm vào đó, 
trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, việc sản xuất, kinh doanh và 

tiêu thụ  sản phẩm có liên quan đến nhiều quốc gia,  xa cách về  không 
gian và thời gian thì logistics càng trở  nên quan trọng vì hiệu quả  của  
logistics trực tiếp  ảnh hưởng tới giá bán và khả năng thỏa mãn nhu cầu 
khách hàng. Đối với nền kinh tế, các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ 
riêng hoạt động logistics đã chiếm 10­15%GDP ở hầu hết các nước tại 
châu Âu, Bắc Mỹ  và châu Á­Thái Bình Dương. Vì thế, cải thiện hiệu 
quả hoạt động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế ­ xã hội 
cho mỗi quốc gia. Việc phát triển hệ  thống logistics sẽ  đảm bảo giải 
quyết hợp lý các vấn đề  về  giao thông vận tải, dịch vụ  kho bãi, trung  
chuyển, hải quan, thông quan và tăng khả  năng cạnh tranh về hàng hóa, 
dịch vụ của nền kinh tế.
Tuy nhiên,  ở  Việt Nam,  logistics còn là lĩnh vực khá mới  mẻ  và 
phát triển một cách tự phát, hiệu quả khá thấp, nhiều bất cập và chi phí 
cao(trong   khi   chi   phí   logistics   so   với   GDP   của   Mỹ  chỉ   là   7,7%;   của 
Singapore là 8%; các nước châu Âu  khoảng  10%; Nhật – 11%; Trung 

1


Quốc – 18%, thì của Việt Nam  chiếm tới 25% GDP).Chi phí logistics 
cao là một nguyên nhân quan trọng làm giảm sức cạnh tranh và hiệu quả 
kinh doanh của doanh nghiệp, nói riêng và cản trở  sự  tăng trưởng kinh 
tế   Việt   Nam,  nói   chung.   Bởi   vậy,   nếu   không   chú   trọng   phát   triển 
logistics, Việt Nam sẽ  không chỉ  tổn thất về  lợi   ích kinh tế  mà các 
ngành sản xuất trong nước còn có nguy cơ khó có thể  tồn tại do không 
cạnh tranh được với sản phẩm của các công ty nước ngoài.Vì vậy, bài 
toán xây dựng và phát triển hệ  thống logistics  ở Việt Nam thực sự cần 
có lời giải đáp.Việc  tham khảo kinh nghiệm phát triển  logistics  ở  ba 
quốc gia trong cùng khu vực ASEAN có trình độ phát triển logistics cao 
hơn (Singapore, Malaysia và Thái Lan) là cần thiết để  rút ra những bài 

học cho Việt Nam trong quá trình phát triển logistics­ đây có thể  được 
coi là một hướng đi ngắn và hiệu quả  để  phát triển logistics Việt Nam 
nhanh đạt được mục tiêu. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề 
“Phát   triển   logistics   ở  một   số  nước   Đông   Nam   Á   ­   bài   học   kinh  
nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.  
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên 
quan đến đề tài Luận án
Khoảng 20 năm trở  lại đây, Logistics đã thu hút sự  quan tâm của 
các nhà nghiên cứu. Trên thế giới, các nghiên cứu về logistics khá phong 
phú vàđược thực hiện dưới nhiều góc độ  khác nhau. Các nghiên cứu lý 
luận chung về logistics chủ yếu được thực hiện dưới góc độ vi mô luận 
giải   những   vấn   đề   liên   quan   đến   logistics   của   doanh   nghiệp.   Ngoài 
những nghiên cứu lý luận chung, còn có những nghiên cứu cụ  thể  về 
một hay một số khía cạnh logistics ở một số quốc gia trên góc độ trung  
mô và vĩ mô. Một số  công trình nghiên cứu về  logistics  ở  Singapore,  
Trung Quốc, Thái Lan,... cho thấy họ rất quan tâm tìm hiểu kinh nghiệm 
nước ngoài.
Ở   Việt   Nam   hiện   nay   có   rất   ít  các   nghiên   cứu   chuyên   sâu   về 
logistics, đặc biệt chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào tập trung nghiên  

2


cứu kinh nghiệm của các quốc gia đi trước.Trong khung khổ nghiên cứu 
một đề tài cấp Nhà nước, GS. TS. Đặng Đình Đàođã xuất bản cuốn sách 
chuyên khảovề  Dịch vụ  logistics  ở  Việt Nam trong tiến trình hội nhập  
quốc tế(2012). Cuốn sách có một phần đề  cập về  kinh nghiệm phát 
triển logistics  ở  Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và Thái Lan  nhưng 
chỉ dừng ở mức rất khái quát bởi đây không phải là nội dung nghiên cứu 
chủ yếu.Vì thế, cần phải có công trình nghiên cứu phân tích chuyên sâu, 

toàn diện hơn về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu tổng quát của Luận án là rút ra các bài học từ 
kinh nghiệm phát triển logistics  ở  Singapore, Malaysia, Thái Lan và đưa 
ra các đề xuất nhằm phát triển logistics của Việt Nam. Để đạt tới mục 
đích tổng quát đó, các nhiệm vụ  nghiên cứu cụ  thể  của Luận án được  
đặt ra là:
­ Luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics, 
đặc biệt nhấn mạnh lý luận về logistics và phát triển logistics ở giác độ 
vĩ mô là hệ thống logistics quốc gia.
­ Phân tích thực trạng và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân 
của   thành   công   và   hạn   chế   trong   phát   triển   logistics   ở  Singapore, 
Malaysia, Thái Lan.
­ Rút ra bài học nhằm phát triển logistics Việt Nam từ kinh nghiệm phát 
triển logistics của Singapore, Malaysia, Thái Lan.
­ Đánh giá tổng quan tình hình phát triển logistics của Việt Nam, nhận  
định những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó.
­ Đưa ra phương hướng và đề  xuất nhằm phát triển logistics  ở  Việt  
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận ánlà những vấn đề  về phát triển 
logistics  ở  Singapore, Malaysia, Thái Lanvà  ở  Việt Nam. Luận án tiếp 

3


cận sự phát triển logistics ở 4 quốc gia này dưới giác độ vĩ mô dựa trên 
hệ  thống  logistics  quốc gia  (gồm 4 yếu tố:  hạ  tầng cơ  sở  logistics,  
khung thể  chế  logistics, người cung cấp dịch vụ  logistics và người sử 

dụng dịch vụ  logistics) trong khoảng thời gian 20 năm trở  lại đây. Đưa 
ra đề  xuất nhằm phát triển logistics Việt Nam trong ngắn hạn và trung 
hạn (10 năm).
5. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản là duy vật 
biện chứng và duy vật lịch sử với nguồn dữ liệu thứ cấp từ các số liệu 
và kết quả  điều tra của các nghiên cứu  hiện có và  số  liệu thống kê, 
Luận án chú trọng làm sáng tỏ  vấn đề  cần nghiên cứu trên cơ  sở  phân 
tíchchỉ số năng lực logistics (LPI) mà Ngân hàng thế giới (WB) công bố 
đảm bảo độ  tin cậy cao. Phương  pháp phân tích dữ  liệuđịnh tính  là 
phương pháp chủ yếu được sử dụng, bao gồm: phương pháp phân tích, 
tổng hợp, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp phân tích 
so sánh. Ngoài ra, Luận án còn sử  dụng phương pháp phân tích SWOT 
đánh giá thực trạng logistics của từng quốc gia được đề cập.
6. Đóng góp mới của Luận án
Thứ nhất, tạo dựng được cơ sở lý luận về logistics trên quan điểm 
lịch sử  và toàn diện, lý giải một cách dễ  hiểu những vấn đề  cơ  bản  
như: bản chất của logistics, vì sao cần phát triển logistics,sự  hình thành 
và phát triển ngành dịch vụ  logistics, các yếu tố  cấu thành hệ  thống 
logistics quốc gia và nội dung phát triển logistics quốc gia; 
Thứ  hai, phân tích được thực trạng phát triển logistics  ở ba nước 
Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan) một cách khá toàn diện với 
nội dung phong phú, đồng thời chỉ  ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên 
nhân của thành công cùng những hạn chế trong sự phát triển logistics ở 
các quốc gia này;
Thứ  ba,rút ra được một số  bài học về  phát triển logistics  từ  kinh 

4



nghiệm phát triển logistics của 3 quốc gia được nghiên cứu, liên hệ với  
Việt Nam;
Thứ  tư, chỉ ra được những yếu kém và nguyên nhân hạn chế trong 
phát triển logistics ở Việt Nam, trên cơ sở các bài học kinh nghiệm, đưa 
ra định hướng vàmột số  đề  xuất nhằm phát triển logistics  ở  Việt Nam  
thời gian tới.
7. Kết cấu nội dung Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận 
án gồm 3 chương:
Chương I: Một số  vấn  đề  lý  luận cơ  bản về  logistics  và  phát triển 
logistics quốc gia. 
Chương II:Thực trạng phát triển logistics ở Singapore, Malaysia và Thái 
Lan. 
Chương III:Bài học kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á và đề 
xuất nhằm phát triển logistics ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1 ­ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 
LOGISTICS VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS QUỐC GIA
1.1.

Một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics

1.1.1. Nguồn gốc và bản chất logistics trong lĩnh vực kinh tế

Thuật ngữ logistics ban đầu được sử dụng trong quân đội. Sau đại 
chiến thế giới thứ 2, nó được người Mỹ sử dụng trong lĩnh vực kinh tế 
và đến 2 thập kỷ cuối của thế kỷ XX, thuật ngữ này được sử dụng rộng 
rãi trên toàn thế  giới với sự ra đời của hàng loạt các công ty có tên gọi  
“Logistics”. Thực chất, hoạt động logistics không phải đến cuối thế  kỷ 
XX mới xuất hiện (như  nhiều người quan niệm) mà nó ra đời và phát 
triển cùng với sự  ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa với bản  

chất là những hoạt động phục vụ  quá trình sản xuất và phân phối, lưu 
thông. Theo thời gian, trình độ  sản xuất ngày càng phát triển thì những  
hoạt động này ngày càng phát triển với trình độ cao hơn, đa dạng, phong  

5


phú hơn và được chuyên môn hóa trở  thành một lĩnh vực dịch vụ  độc  
lậpvới một tên gọi riêng là “Logistics”.
1.1.2.

Khái niệm logistics

Cho  đến nay có nhiều  định nghĩa khác nhau về  logistics.Bởi lẽ 
logistics không phải là một hoạt động mà gồm một chuỗi các hoạt động 
xuyên suốt quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông. Hơn thế nữa,theo 
thời gian, các hoạt động này ngày càng mở  rộng,  vì thế, nội hàm của 
khái niệm logistics thay đổi theo thời gian và không gian dẫn đến sự 
xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về logistics ở những thời điểm và 
không gian khác nhau.
Hiện nay, định nghĩa được đưa ra bởi Hội  đồng Các  Chuyên gia 
Quản trị  Chuỗi cung  ứng Hoa Kỳ  (CSCMP) năm 2001 được thừa nhận 
rộng rãi hơn cả, theo đó logistics được quan niệmlà một bộ  phận của  
chu trình chuỗi cung  ứng, bao gồm hoạch định kế  hoạch, thực hiện và  
kiểm soát hàng hóa, dịch vụ,thông tin  trong  lưu trữ  và lưu chuyển hai  
chiềugiữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng  đạt hiệu quả  cao, lợi ích  
cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.1.3.

Các hoạt động logistics chủ yếu


Các hoạt động logistics trong doanh nghiệp thường gồm các hoạt 
động chủ  yếu sau: dịch vụ  khách hàng, vận chuyển, quản lý dự  trữ, 
hoạt động kho bãi, cung ứng vật tư, mua sắm và thuê dịch vụ, đóng gói,  
liên kết hệ thống sản xuất và vận hành, quản lý thông tin.
1.1.4.

Vai trò của logistics

Ở  góc độ  doanh nghiệp,  logistics có vai trò  tối  ưu hóa chu trình 
lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ  khâu đầu vào tới khi đến tay 
khách hàng sử dụng; hỗ trợ cho các nhà quản lý ra quyết định chính xác;  
đảm bảo cung cấp đúng yếu tố, đúng thời gian, tại đúng địa điểm (JIT­ 
just in time), thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.  Vì thế, logistics trở 
thành yếu tố  quan trọng gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và quyết  

6


định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển bền vững. Trên 
thực tế, 98% nhà sản xuất cho rằng logistics quan trọng trong việc đáp 
ứng nhu cầu khách hàng, 85% cho rằng logistics là yếu tố chính trong lợi  
thế  cạnh tranh của doanh nghiệp và 62% cho rằng logistics là lĩnh vực 
ưu tiên quản lý hàng đầu. (Phần Lan, 2009)
Ở  góc độ  vĩ mô, đối với nền kinh tế quốc dân, logistics có vai trò 
thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển các ngành sản xuất và nền kinh tế;  
thúc đẩy lưu thông hàng hóa và mở rộng thị trường trong buôn bán quốc 
tế; gia tăng khả  năng cạnh tranh của hàng nội địa trên thị  trường quốc 
tế; là công cụ  hữu hiệu để  liên kết hoạt động của các mắt xích khác 
nhau trong chuỗi giá trị toàn cầu và góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và 

tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. 
1.1.5.

Phân loại logistics

Logistics có thể  đượ c phân loại theo các tiêu thức như  theo giác 
độ   tiếp   cận,   theo   chủ   thể   tiến   hành   hoạt   động   logistics,   theo  tính 
chất hoạt  động hoặc theo hướng vận  động của dòng vậ t chất  tùy 
mục đích nghiên cứu.
1.2. Sự  hình thành và phát triển ngành dịch vụ  logistics trong nền  
kinh tế
Sự  xuất hiện ngày càng phổ  biến của các nhà cung cấp dịch vụ 
logistics bên thứ  3 (3PL) đánh dấu sự  ra đời một ngành dịch vụ  mới­ 
dịch vụ  Logistics.  Ở  những nền kinh tế  phát triển thì ngành dịch vụ 
logistics sớm xuất hiện và tăng trưởng nhanh với nguồn cung và cầu 
dịch vụ logistics ngày càng lớn. 
1.3. Phát triển logistics quốc gia
1.3.1. Các yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia
Mỗi hệ  thống logistics quốc gia được cấu thành bởi bốn yếu tố 
logistics có quan hệ chặt chẽ với nhau là:(1) Hạ tầng cơ sở logistics bao 

7


gồm hạ tầng cơ sở vật chất (cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt, 
đường thủy, đường ống, kho bãi, phương tiện vận chuyển, cảng thông 
quan nội địa, trạm trung chuyển, các trung tâm logistics,...) vàhạ  tầng  
công nghệ  thông tin. (2)  Khung thể  chế  logisticsbao gồm các văn bản 
pháp luật, chính sách liên quan đến môi trường hoạt động kinh tế  nói 
chung và hoạt động logistics nói riêng như  các quy định quản lý, chính  

sách  ưu đãi thuế, hỗ trợ  đầu tư  vào logistics, chính sách hải quan,... (3)  
Nhà   cung   cấp   dịch   vụ   logistics(LSP)  gồm   các   công   ty   bán   dịch   vụ 
logistics cho khách hàng.  (4)  Người sử  dụng dịch vụ  logisticsbao gồm 
các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhà bán 
buôn, bán lẻ... có nhu cầu về dịch vụ logistics.
1.3.2. Nội dung phát triển logistics quốc gia
Trên cơ  sở  khái  niệm  phát  triển  kinh  tế, có  thể  hiểuphát triển 
logistics quốc gia là quá trình hoàn thiện về mọi mặt, gia tăng cả về mặt 
lượng và mặt chất của các yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia,  
bao gồm phát triển hệ thống hạ tầng logistics, xây dựng khung thể chế 
thuận   lợi   cho   phát   triển   logistics,   phát   triển   nhà   cung   cấp   dịch   vụ 
logistics và phát triển cầu về  dịch vụ  logistics nhằm   tạo dựng những 
điều kiện thuận lợi nhất, tối  ưu nhất cho hoạt  động logistics doanh 
nghiệp thực hiện hiệu quả, đồng thời thúc đẩy sự phát triển ngành dịch  
vụ logistics.
Với nội hàm của phạm trù phát triển, phát triển logistics quốc gia 
không chỉ nhằm vào mặt lượng như tăng quy mô, tăng số lượng hạ tầng 
cơ  sở  logistics (gia tăng số  lượng, mở  rộng đường sá, cảng biển, sân 
bay, hệ  thống đường sắt, cầu, cống, đường  ống, mạng thông tin viễn  
thông, kho chứa, cảng cạn,...) mà còn bao gồm sự phát triển về mặt chất 
hạ tầng cơ sở (gia tăng chất lượng hạ tầng cơ sở, giảm chi phí sử dụng  
hạ  tầng cơ  sở, gia tăng khả  năng kết nối giữa các hệ  thống giao thông 
làm cơ sở cho phát triển hình thức vận chuyển đa phương thức, gia tăng 
các  hình   thức   dịch   vụ   hạ   tầng  cơ   sở,   hình   thành   các   Khu   tập   trung 

8


Logistics với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại...); không chỉ  nhằm vào 
gia tăng tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ logistics, gia tăng số lượng 

người sử dụng dịch vụ, tăng tỷ trọng của lĩnh vực này trong GDP… mà 
còn bao hàm những vấn đề liên quan đến mặt chất của phát triển ngành 
dịch vụ  logistics như gia tăng số lượng dịch vụ  cung  ứng, gia tăng chất  
lượng dịch vụ cung ứng, gia tăng phạm vi cung ứng dịch vụ, gia tăng số 
lượng dịch vụ  người sản xuất kinh doanh muốn được cung  ứng (thuê 
ngoài). Đồng thời, sự phát triển hệ thống logistics quốc gia còn gắn liền 
với những thay đổi về thể chế quản lý, điều hành và thực hiện các hoạt  
động logistics với mục tiêu tạo thuận lợi hóa thương mại, giảm chi phí, 
thời gian, giảm phiền hà, tăng cường tính liên kết, sự tin cậy… của toàn 
bộ hệ thống logistics đảm bảo tăng trưởng bền vững trong tương lai.
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển logistics của quốc gia
Theo quan điểm của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), năng lực  
của hệ  thống logistics quốc gia được đánh giá dựa  trên 4 yếu tố: hạ 
tầng cơ  sở  logistics, khung thể  chế  logistics, người sử  dụng dịch vụ 
logistics và nhà cung cấp dịch vụ logistics.  
Theo quan điểm củaNgân hàng thế  giới (WB),  hiệu quả  logistics  
được   đánh   giá  dựa   trên  chỉ   số  “năng   lực   logistics”  LPI  (Logistics 
performance index) do Ngân hàng thế giới tiến hành điều tra, nghiên cứu 
và   công   bố   trong   báo   cáo   mang   tên   “Kết   nối   để   cạnh   tranh­   ngành 
logistics trong nền kinh tế toàn cầu”.  Chỉ số LPI gồm rất nhiều tiêu chí: 
chất lượng hạ tầng cơ sở, thuận lợi hải quan, năng lực của nhà cung cấp 
dịch vụ, khả  năng truy xuất đơn hàng, đúng hạn giao hàng, vận chuyển 
hàng hóa quốc tế (LPI quốc tế) và rất nhiều tiêu chí cụ thể  bao gồm cả 
đánh giá định tính và định lượng liên quan đến năng lực logistics của quốc 
gia (LPI nội địa). Các tiêu chí được đánh giá theo thang điểm từ  1 đến 5  
hoặc từ 0% đến 100%.
Với mục tiêu nghiên cứu đề ra, Luận án đã lựa chọn sử dụng cách 
tiếp cận trên các yếu tố  thành phần cấu thành hệ  thống logistics của  

9



ADB với những tiêu chí phù hợp của chỉ số LPI để làm sáng tỏ trình độ 
phát triển các yếu tố  cấu thành hệ  thống logistics của một quốc gia,  
nhận diện điểm mạnh và điểm yếu trong các lĩnh vực.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển logistics quốc gia
Các yếu tố   ảnh hưởng đến sự  phát triển logistics quốc gia được 
chia thành 4 nhóm: (i) điều kiện tự  nhiên, vị  trí địa lý; (ii) môi trường 
chính trị, xã hội, kinh tế vĩ mô; (iii) trình độ phát triển của lực lượng sản  
xuất; (iv) chiến lược, chính sách, vai trò của chính phủ.
CHƯƠNG 2 ­ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở 
SINGAPORE, MALAYSIA VÀ THÁI LAN
2.1.

Thực trạng phát triển logistics ở Singapore

2.1.1. Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu
2.1.2. Tình hình phát triển logistics ở Singapore
Với  chủ   trương   phát  triển   Singapore   trở  thành   Trung  tâm   trung 
chuyển   hàng   hóa   của   khu   vực   (từ   những   năm   1980),   Chính   phủ 
Singapore đã sớm thực hiện nhiều biện pháp để  thúc đẩy logistics phát  
triển.
Phát triển, hiện đại hóa hạ tầng cơ sởvật chất và hạ tầng công  
nghệ  thông tin.Singapore chú trọng phát triển cảng biển, sân bay, hệ 
thống đường bộ  và các kho bãi hiện đại bậc nhất thế  giới. Song song  
với việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sởvật chất, Singapore đã 
phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin rất mạnh qua việc thực  
thi các dự  án phát triển tin học quốc gia và triển khai sử  dụng 5 hệ 
thống mạng liên kết: mạng thương mại, mạng cảng biển, mạng trực 
tuyến   cảng   Jurong,   mạng   hàng   hải,   mạng   cộng   đồng   vận   tải   hàng 

không. Hệ  thống hạ tầng cơ sở giao thông hiện đại song hành cùng hệ 
thống hạ tầng công nghệ thông tin rất mạnh là nhân tố quyết định hiệu  
quả  của Logistics Singapore. Nguồn tài chính rất lớn để  phát triển hạ 

10


tầng cơ sở được Chính phủ  Singapore huy động từ  quỹ  tiết kiệm quốc  
gia, nguồn đầu tư nước ngoài, và vốn vay từ hệ thống ngân hàng thương 
mại.
Thiết lập khung thể chế thúc đẩy sự phát triển của logistics và  
tạo thuận lợi hóa thương mại. Chính phủ  Singapore đã ban hành các 
chính sách ổn định tài chính, tiền tệ và tỷ giá để gia tăng tiết kiệm và thu 
hút đầu tư nước ngoài; thực thi chính sách ưu đãi thuế  đối với các công 
ty vận tải và logistics, miễn thuế với đầu tư  mạo hiểm, miễn thuế  thu  
nhập từ tàu biển trong 10 năm,... Một điểm đáng chú ý là đối tượng thụ 
hưởng từ Chính sách ưu đãi của Chính phủ là các công ty logistics mạnh,  
có quy mô lớn, kinh doanh có hiệu quả, có cam kết làm ăn lâu dài và phát 
triển mở rộng ­ điều này cho thấy mục tiêu của Chính phủ nhằm hướng 
đến sự  phát triển logistics bền vững. Chính sách hải quan được minh 
bạch hóa với những quy định rõ ràng, chặt chẽ  và hiệu lực thi hành 
nhanh chóng. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore còn đặc biệt chú trọng  
đến các chính sách về giáo dục, đào tạo và thu hút nhân tài nước ngoài.
Nhà cung cấp dịch vụ  logistics  (LSP) với số  lượng lớn, có khả 
năng   cung   cấp   nhiều   loại   dịch   vụtheo   kiểu   “may   đo”,   tính   chuyên  
nghiệp cao, chất lượng dịch vụ  đảm bảo và tin cậy.Cầu về  dịch vụ  
logistics rất lớn có được từ  xu hướng thuê ngoài dịch vụ  logistics của 
các công ty sản xuất kinh doanh nội địa và một tỷ  lệ  lớn đến từ  các 
doanh nghiệp, các đại lý nước ngoài.
Với hệ thống logistics rất phát triển, Singapore đã trở  thành Trung 

tâm logistics số 1 của thế giới.Trong 3 lần đánh giá liên tiếp từ 2007 đến 
2012, chỉ số LPI của Singapore luôn đứng vị trí cao nhất/nhì thế giới với  
hệ thống logistics phát triển đồng đều trên tất cả các lĩnh vực.
2.2.

Thực trạng phát triển logistics ở Malaysia

2.2.1. Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu
2.2..2. Tình hình phát triển logistics Malaysia
Từ  những năm 1980, với  chiến lược phát triển hướng  về  xuất 

11


khẩu, Malaysia đã nhận thức được tầm quan trọng của hệ  thống phân 
phối ít tốn kémvà chiến lược phân phối hiệu quả. Trong Kế hoạch phát 
triển quốc gia lần thứ  8 (2001­2005), Chính phủ  đã ban hành các chính 
sách tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các 3PL trong và ngoài nước. 
Năm 2006, Chính phủ Malaysia đã xây dựng chương trình phát triển dài  
hạn cho riêng ngành dịch vụ  logistics đến năm 2020 (trong IMP3), theo 
đó, ngành dịch vụ logistics được coi như một ngành độc lập, giữ vai trò  
chiến lược trong phát triển kinh tế quốc gia. 
Đầu tư mạnh cho việc phát triển hạ tầng cơ sở: (i) hệ thống hạ 
tầng giao thông vận tải được đầu tư  đồng bộ  và toàn diện; (ii) không 
ngừng nâng cấp, hiện đại hóa hạ  tầng thông tin, viễn thông; (iii) xây  
dựng hệ thống cảng container nội địa (ICD) với vai trò là điểm liên kết  
các loại hình vận tải; (iv) xây dựng các khu thương mại tự  do (Free  
Commercial Zone – FCZ) với vai trò hỗ  trợ  các cảng chính trở  thành 
trung tâm chuyển tải trong khu vực.
Xây dựng và củng cố thể chế logistics. Với sự thay đổi nhận thức 

về vai trò của logistics, Chính phủ Malaysia không ngừng hoàn thiện các 
chính sách để thúc đẩy logistics quốc gia phát triển; chú trọng thuận lợi 
hóa các quy trình thủ  tục hải quan, thông quan; áp dụng công nghệ  cao  
vào các khâu quản lý, giám sát và điều hành các hoạt động logistics; thực 
thi hàng loạt các chính sách tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư: 
hệ  thống thuế  hấp dẫn, chính sách hỗ  trợ  các LSP quốc tế  và đầu tư 
trực tiếp cho các LSP nội địa.
Phát triển thị  trường logisticsthông qua thúc đẩy sự  phát triển  
các LSP và hỗ trợ công tác giáo dục, đào tạo nhằm gia tăng lượng cầu  
dịch vụ logistics.Trong giai đoạn 1980­2000, logistics Malaysia hầu như 
chỉ hoạt động theo mô hình 2PL. Bước sang thế kỷ XXI, thị trường dịch  
vụ  logistics 3PL tại Malaysia ngày càng  phát triển.  Trải qua hơn một 
thập kỷ  (2000 ­ nay), hệ thống logistics 3PL của Malaysia đã phát triển 
ở mức độ tương đối với sự xuất hiện của hàng loạt các công ty logistics  
3PL, trong đó có những công ty đạt chuẩn quốc tế. Cùng với các công ty 

12


trong nước (chiếm 57% thị phần), các LSP lớn với mạng lưới hoạt động 
toàn cầu cũng đang gia tăng tại Malaysia (chiếm 31% thị  phần). Năm 
2012, Chính phủ Malaysia lại tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho tăng 
trưởng thị  trường logistics thông qua chương trình Cải cách Chính phủ 
và chương trình Cải cách kinh tế, theo đó lượng cầu về dịch vụ logistics 
của Malaysia đã gia tăng đáng kể  và được mở  rộng  ở  nhiều lĩnh vực, 
chứ  không chỉ  giới  hạn  ở  các lĩnh vực thuê ngoài truyền thống như 
trước đây.
Đánh giá chung: Malaysia đứng vị  trí 29/155 trong bảng xếp hạng 
LPI toàn cầu năm 2012.Chỉ số thấp nhất trong nhóm bảng xếp hạng LPI 
là sự  thuận lợi hóa trong khâu thủ  tục hải quan (chủ  yếu do liên quan  

đến tôn giáo).Tóm lại, năng lực logistics của Malaysia khá ổn định, chất 
lượng dịch vụ logistics khá cao.Các mức phí được điều chỉnh tạo thuận  
lợi cho các hoạt động vận tải (trừ  vận tải đường sắt).Chất lượng hạ 
tầng cơ sở vật chất được đánh giá tốt hơn.Toàn bộ các dịch vụ hạ tầng  
logistics phục vụ  vận tải đều được cải thiện.Tuy nhiên, hệ  thống kho 
bãi đang có xu hướng không đáp ứng được nhu cầu của logistics vận tải.
2.3.

Thực trạng phát triển logistics ở Thái Lan

2.3.1. Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu
2.3.2. Tình hình phát triển logistics ở Thái Lan
Từ  năm 2001, Chính phủ  Thái Lan đã nhận thấy tầm quan trọng 
của phát triển logistics, theo đó logistics được coi là một kế  hoạch  ưu  
tiên của quốc gia. Năm 2003, các dự án lớn phát triển hạ tầng cơ sở vật 
chất bắt đầu được thực hiện với mục đích tăng sức cạnh tranh của sản  
phẩm Thái Lan thông qua giảm tổng chi phí logistics. Tuy nhiên, những 
chính sách của Chính phủ Thái Lan trong giai đoạn này chưa thật sự tác 
động nhiều đến sự  phát triển của logistics. Trước sức  ép cạnh tranh 
ngày càng gay gắt trên thị  trường quốc tế  và thị  trường nội địa, phát 
triển logistics đã trở  thành vấn đề  cấp bách và cần được nâng cao hiệu 
quả   ở  cả tầm vĩ mô và vi mô. Từ năm 2005, Chính phủ  Thái Lan đã có  

13


những biện pháp mạnh để  thúc đẩy logistics phát triển, coi phát triển 
logistics là giải pháp quan trọng để  tăng khả  năng cạnh tranh của Thái 
Lan­động cơ tăng trưởng kinh tế.
Tập trung đầu tư  phát triển hạ  tầng cơ  sở.  Đầu tư  cho giao 

thông công cộng (xây dựng, nâng cấp hệ thống đường bộ khá lớn, nâng 
cấp các cửa khẩu thương mại biên giới, kho bãi, đầu tư  mạnh vào sân 
bay quốc  tế  Suvarnabhumi),   được  Chính  phủ   Thái  Lan  đặc biệt  chú 
trọng (chiếm đến 44% tổng đầu tư của Nhà nước giai đoạn 2005­2009).  
Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở và năng lực vận chuyển đường sắt và đường 
biển còn hạn chế. Nguồn vốn đầu tư  được huy động từ  ngân sách nhà 
nước cùng với gia tăng huy động từ  khu vực tư  nhân và đầu tư  nước 
ngoài. Bên cạnh đầu tư  phát triển hệ  thống hạ  tầng cơ  sởvật chất, 
Chính phủ Thái Lan định hướng và đưa công nghệ thông tin vào công tác  
quản lý hạ tầng logistics, dù vậy, đây mới chỉ là những bước đi cơ  bản 
ban đầu và chưa đem lại hiệu quả cao.
Tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ  tục thông quan vớiviệc 
áp dụng hệ  thống hải quan tự  động từ  khá sớm (2000), đếnnăm 2007 
Thái Lan đã triển khai áp dụng Hải quan điện tử. Tuy nhiên, do mới  
triển khai thực hiện và quy trình quản lý còn phức tạp nên hiệu quả 
công tác hải quan còn chưa cao.
Các nhà cung cấp dịch vụ  logistics  tại Thái Lan hầu hết là 3PL 
của nước ngoài, có chất lượng dịch vụ  cao. Các doanh nghiệp logistics 
nội địa rất yếu do mạng lưới kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu thông tin trong kỹ 
thuật quản lý logistics, hạn chế về vốn, công nghệ  và chất lượng nhân 
lực chưa cao. Thái Lan chỉ  có hơn 16 doanh nghiệp cung  ứng dịch vụ 
logistics tương đối toàn diện và hơn 30 hãng tàu nhưng tổng vốn đăng 
ký của nhóm doanh nghiệp này chiếm chỉ khoảng 5% tổng vốn đăng ký  
ngành dịch vụ logistics. 
Người sử  dụng dịch vụ  logistics :Cầu về  dịch vụ  logistics chủ 
yếu đến từ  các doanh nghiệp và tập đoàn có vốn đầu tư  nước ngoài.  

14



Các doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa có xu hướng thuê ngoài 
dịch vụ  logistics. Để  thúc đẩy ngành dịch vụ  logistics phát triển, Chính 
phủ  ban hành khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu 
hơn vào thị trường dịch vụ logistics 3PL; hỗ trợ tư vấn, cung cấp tư vấn  
kỹ  thuật và dịch vụ  cho các doanh nghiệp (chương trình  Tăng cường  
kinh doanh Thái  2002); thu hút đầu tư  nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh 
vực gia công để tạo cầu cho thị trường logistics quốc gia.
Đánh giá chung:chi phí logisticsở Thái Lan đã giảm nhưng vẫn còn 
ở  mức cao, hạ  tầng giao thông vận tải chưa  đồng bộ  và chưa hiện 
đại;hạn chế  trong áp dụng công nghệ  thông tin; nguồn nhân lực yếu; 
quản lý Nhà nước còn phức tạp(đặc biệt về  vấn đề  thủ  tục hải quan). 
Theo đánh giá LPI của WB, gần đây, hiệu quả logistics của Thái Lan có  
xu hướng suy giảm tương đối so với tốc độ  phát triển chung của toàn  
cầu:từ  xếp hạng thứ  31 (2007) giảm xuống thứ  35 (2010) và tiếp tục 
giảm xuống vị trí thứ 38(2012), thuộc nhóm trung bình khá.
2.4. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong phát triển 
logistics tại Singapore, Malaysia, Thái Lan
2.4.1.Trường hợp Singapore: những nhân tố tạo điều kiện thuận 
lợi cho logistics phát triển:  (i)lợi thế  tự  nhiên thuận lợi;  (ii)điều kiện  
kinh   tế   xã   hội   phát   triển   sớm   và   ổn   định;(iii)   coi   trọng   phát   triển  
logistics quốc gia từ rất sớm; (iv) Chính phủ vừa có định hướng, chiến  
lược đúng đắn, phù hợp vừa trực tiếp tham gia hoặc giám sát rất sát  
sao đảm bảo chiến lược phát triển logistics thực hiện hiệu quả:  đầu tư 
ở  mức hiện đại và không ngừng cải thiện chất lượng hạ  tầng cơ  sở 
(không dàn trải mà tập trung đầu tư mạnh cho cảng biển và sân bay, kho  
bãi, công viên logistics), phát triển mạnh hệ thống liên kết mạng nội bộ 
quốc gia, tạo dựng môi trường kinh tế  và môi trường thể  chế  rất hấp  
dẫn đầu tư nước ngoài, tăng tiết kiệm, thu hút vốn, nhân lực và đầu tư 
vào logistics, thúc đẩy tăng trưởng cung và cầu logistics qua các chính 
sách ưu đãi thuế, phát triển nguồn nhân lực, phát huy tối đa sức mạnh từ 


15


khối doanh nghiệp tư nhân.
2.4.2.Trường  hợp Malaysia:Nhân tố  quan  trọng  nhất  tạo  điều 
kiện thuận lợi cho logistics Malaysia phát triển là sự nhận thức kịp thời  
và   vai   trò   của   Chính   phủ   Malaysia   quyết   tâm   thực   hiện   phát   triển 
logistics bằng nhiều biện pháp (trực tiếp và gián tiếp), phát triển khá 
đồng đều với tốc độ  rất nhanh các yếu tố  cấu thành hệ  thống logistics  
quốc gia. Tuy nhiên, do xuất phát điểm chậm hơn và diện tích lãnh thổ 
khá lớnnên khó có thể thể đầu tư đồng bộở mức hiện đại hạ tầng cơ sở 
vật chất và thông tin viễn thông.Malaysia không có những cảng nước 
sâu lớn, nên phát triển logistics bị  hạn chế, đặc biệt khó có thể  cạnh 
tranh trực tiếp với láng giềng Singapore.
2.4.3.Trường   hợp   Thái   Lan:   Sự   phát   triển   kinh   tế   khá   nhanh 
trong những năm 1980­1990 đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ 
thống hạ  tầng cơ  sở  giao thông ­ nền tảng để  logistics phát triển. Hơn 
nữa, nhờ  sự  thay đổi nhận thức của Chính phủ  (2001), tầm quan trọng 
của   Logistics   ngày   càng   được   đánh   giá   cao.Chính   phủ   đã   có   các   kế 
hoạch  và   chiến  lược   phát   triển   logistics   một   cách   khá  nghiêm   túc,vì 
thếlogistics Thái Lan đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.Tuy 
nhiên, trong những năm đầu thế  kỷ  XX, những quyết sách của Chính 
phủ  không thực sự  kịp thời và thiếu đồng bộ, thiếu quan tâm đến đào 
tạo nguồn nhân lực và hệ thống hạ tầng công nghệ  thông tin, cộng với  
những bất  ổn chính trị  xã hội đã kìm hãm sự  phát triển logistics Thái 
Lan.

16



CHƯƠNG 3 ­ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC
ĐÔNG NAM Á VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN LOGISTICS 
Ở VIỆT NAM
3.1. Thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam
3.1.1. Hạ tầng cơ sở logistics của Việt Nam
Cả hạ tầng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ  thông tin ở Việt  
Nam còn rất kém. Kết quả  đánh giá về  chất lượng hạ  tầng  năm 2012 
của WB cho thấy, Việt Nam bị  đánh giá kém hoặc rất kém trên mọi  
phương diện, đặc biệt  ở  hạ  tầng cơ  sở  đường sắt (84,6%), đường bộ 
(69%), sân bay (53,8%), kho bãi ­ trạm trung chuyển (53,8%), 25% đánh  
giá cho rằngcác mức phí sử  dụng hạ  tầng cơ  sở  là cao hoặc rất cao . 
Thêm vào đó,  chất lượng dịch vụ  hạ  tầngđược đánh giá là không cao 
(100% với đường biển, đường sắt, kho bãi, trạm trung chuyển,  85% với  
đường bộ, 92% với đường hàng không).
3.1.2. Khung thể chế logistics
Các quy định về logistics không rõ ràng, kém chặt chẽ, nhiều điểm  
chưa phù hợp với điều kiện kinh doanh logistics và còn nhiều điểm cần 
sửa đổi, bổ  sung. Tổ  chức quản lý hoạt động logistics còn chồng chéo, 
chưa phù hợp.Phần lớn đánh giá theo chỉ  số  LPI cho rằng, thủ  tục hải 
quan và thông quan Việt Nam chưa minh bạch (70%), chưa  đồng bộ 
(77%), hải quan chưa nhiệt tình hỗ trợ thương nhân (85%).
3.1.3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
 Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam còn tồn tại  
một số hạn chế: (i) qui mô phần lớn là rất nhỏ; (ii) phạm vi hoạt động 
chủ  yếu trong nội địa; (iii) hoạt động dừng lại  ở việc làm thuê cho các  
LSP nước ngoài một vài công đoạn; (iv) nguồn nhân lực vừa thiếu về số 
lượng, vừa yếu về  chất lượng; (v) hạ  tầng thông tin logistics còn yếu  
kém; (vi) hoạt động rời rạc, thiếu hợp tác hỗ  trợ  lẫn nhau, thậm chí  


17


cạnh tranh không lành mạnh với nhau. 
3.1.4. Người sử  dụng dịch vụ  logistics ­ Thương nhân và nhà sản 
xuất
Lượng “cầu” về  dịch vụ  logistics  ở  Việt Nam rất thấp, nguyên 
nhân do: trình độ  phát triển của nền kinh tế  và trình độ  phân công lao 
động chưa cao, thói quen tự  đảm nhiệm các hoạt động logistics, sự  lo  
lắng không giảm được chi phí và lo lắng về chất lượng dịch vụ của các 
nhà cung cấp. Thêm nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam 
thường có thói quen “bán FOB, mua CIF”.
3.1.5. Đánh giá chung
Chỉ  số  LPI của Việt Nam được đánh giá  ở  mức trung bình, đạt 
3điểm (thang điểm 5) và đứng thứ 53 thế giới sau cả ba nước: Thái Lan 
(đứng thứ  38), Malaysia (đứng thứ  29) và Singapore (đứng thứ  nhất) 
năm 2012.
Bảng 1: So sánh chỉ số LPI của Việt Nam và một số nước, năm 
2012.
Quốc gia

Xếp
hạng

Chỉ số
LPI

Hải
quan


Việt Nam
Singapore
Thái Lan
Malaysia

53
1
38
29

3.00
4.13
3.18
3.49

2.65
4.1
2.96
3.28

Hạ tầng
Vận
Năng lực
cơ sở chuyển nhà cung
hh
cấp dv
quốc tế
2.68
3.14
2.68

4.15
3.99
4.07
3.08
3.21
2.98
3.43
3.4
3.45

Truy
xuất
đơn
hàng
3.16
4.07
3.18
3.54

Đúng
hạn
giao
hàng
3.64
4.39
3.63
3.86

Nguồn: Tổng hợp từ LPI Report,World Bank, 2012
Có thể  nói, Việt Nam có trình độ  phát triển logistics còn khá thấp 

và lệch lạc.Các chỉ số bị đánh giá thấp nhất trong hiệu quả logistics của  
Việt Nam là  ở  lĩnh vực năng lực, thủ  tục hải quan, hạ  tầng cơ  sở  và 
năng lực nhà cung cấp dịch vụ (dưới mức trung bình).
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém: 
Thứ  nhất, nhận thức về  vai trò, tầm quan trọng của logistics đối 
với sự  phát triển doanh nghiệp và sự  phát triển chung của nền kinh tế 

18


còn hạn chế. 
Thứ hai, hạ tầng cơ sở vật chất logistics yếu kém, không đồng bộ, 
bất hợp lý, hệ thống kho bãi, cảng nội địa còn thiếu, bố trí chưa hợp lý, 
chi phí cao.
Thứ ba, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và thương mại điện tử 
chưa phát triển đồng bộ và chất lượng dịch vụ còn yếu kém.
Thứ  tư,  khung thể   chếchưa tạo môi   trường  thuận lợi   cho kinh 
doanh tự  do nói chung và phát triển logistics nói riêng. Chưa có những 
chính sách hỗ  trợ  phát triển logistics và chiến lược phát triển đồng bộ, 
toàn diện, dài hạn.Chính sách quản lý liên quan đến nghiệp vụ hải quan  
và thông quan không tạo thuận lợi cho thương mại và logistics. Chưa có  
Ủy ban chuyên trách điều hành xây dựng, phát triển logistics với vai trò 
nhạc trưởng như ở Singapore, Malaysia và Thái Lan. 
Thứ năm, chưa có đội ngũ nhân lực logistics có trình độ nghiệp vụ 
cao. 
Thứ sáu, tập quán tự tổ chức riêng cho mình trang thiết bị vận tải,  
kho bãi, nhân lực khai thác, vận tải bốc xếp,... và “mua CIF, bán FOB” 
đã làm hẹp thị  trường cầu logistics Việt Nam, kìm hãm sự  phát triển  
ngành dịch vụ logistics.
3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển logistics  

của Singapore, Malaysia và Thái Lan
3.2.1. Cần nhận thức đúng về  vai trò của logistics trong phát triển 
kinh tế

19


Chỉ khi nhận thức được tầm quan trọng của logistics thì Chính phủ 
mới có những định hướng phát triển đúng đắn.Kinh nghiệm phát triển 
logistics  ở  3 quốc gia trên cho thấy, càng quan tâm phát triển logistics  
sớm thì càng gia tăng năng lực cạnh tranh và đạt được mục tiêu của phát 
triển bền vững.
3.2.2. Xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở vật chất đồng bộ, tạo  
điều kiện dễ dàng kết nối giữa các hình thức vận tải
Việc xây dựng hạ  tầng cơ sở  vật chất đòi hỏi nguồn vốn đầu tư 
lớn, thời gian dài, vì thế cần linh hoạt trong việc huy động, kết hợp các  
nguồn lực quốc gia, trong đó khuyến khích sự tham gia của khối kinh tế 
tư  nhân. Các nguồn lực từ  nhóm kinh tế  tư  nhân được Chính phủ  định 
hướng vào các hoạt động bổ  trợ  cho logistics như  xây dựng hệ  thống 
kho   bãi,   mua   sắm   trang   bị   các   hệ   thống   bốc   xếp   hiện   đại,   các   dây 
chuyền đóng gói tiên tiến, mua sắm các phương tiện vận tải có năng lực 
lớn… 
3.2.3. Phát triển hạ  tầng cơ  sở  vật chất phải đi đôi với phát triển 
hạ tầng công nghệ thông tin
Trong logistics hiện đại, hạ tầng mềm đang ngày càng thể hiện vai 
trò quyết định tới năng lực logistics quốc gia và cần được xem như một 
trong nhưng ưu tiên hàng đầu khi phát triển logistics.Đầu tư cho hạ tầng  
công nghệ  thông tin phải rất đồng bộ, đầu tư  hiện đại ngay từ  đầu đi 
kèm với giáo dục nâng cao năng lực ứng dụng.
3.2.4.


Xây dựng khung thể chế thuận lợi cho logistics

Nếu như  hạ tầng cơ sở quyết định tốc độ  phát triển của logistics  
thì khung thể chế là yếu tố quyết định qui mô và khả năng phát triển lâu 
dài của logistics. Cần phải thiết lập môi trường chính trị, kinh tế, xã hội  
ổn định; ban hành và thực thi những chính sách tạo điều kiện thuận lợi 
cho logistics phát triển, đặc biệt các chính sách về hải quan, thông quan 
và ưu đãi trực tiếp khi đầu tư vào lĩnh vực logistics. 

20


3.2.5. Phát triển logistics quốc gia thông qua phát triển thị  trường 
dịch vụ  logistics, phát triển nguồn cung và cầu logistics trong nền 
kinh tế
Bên cạnh chính sách  ưu đãi đầu tư  và thu hút đầu tư  nước ngoài 
vào lĩnh vực logistics, cả 3 quốc gia còn rất coi trọng việc tuyên truyền  
giáo dục và nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp sản xuất về  vai  
trò của logistics. Theo nguyên tắc phát triển chung của thị trường, nguồn  
cung và cầu thị  trường gia tăng sẽ  khiến hoạt động logistics có cơ  hội 
để phát triển mạnh mẽ, hiệu quả logistics ngày càng cao.
3.2.6. Lựa chọn phương hướng và lộ trình phát triển dựa trên điều  
kiện và năng lực kinh tế quốc gia
Định hướng phát triển logistics cần cân đối với tiềm lực kinh tế 
quốc gia và vị thế quốc gia trong hệ thống logistics khu vực và thế giới. 
3.2.7. Có kế  hoạch đầu tư  phát triển theo từng giai đoạn phù hợp 
có tính đến sự phát triển dài hạn
Phát triển logistics phải dựa trên kế  hoạch đầu tư  theo từng giai 
đoạn nhưng cần đảm bảo khả  năng phát triển dài hạn, đặc biệt là khả 

năng kết nối các kênh hạ tầng trong tương lai.
3.2.8.

Đào   tạo   nguồn   nhân   lực   phục   vụ   cho   sự   phát   triển 
logistics 

Ngành dịch vụ  logistics có đặc trưng là đòi hỏi nguồn nhân lực có 
trình độ cao, nếu có chủ trương và sự hỗ trợ thích hợp từ Chính phủ sẽ 
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành logistics.
3.2.9. Chính phủ  cần nắm vai trò chủ  đạo trong việc phát triển  

logistics quốc gia
Chính phủ  có vai trò rất quan trọng đối với sự  phát triển logistics  
quốc gia. Chính phủ  là người duy nhất có đủ  năng lực, quyền hạn và 

21


điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ (i) xây dựng hệ thống hạ tầng cơ 
sở, (ii) tạo dựng thể chế chính sách thuận lợi cho phát triển logistics và 
(iii) duy trì sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
3.3. Định hướng phát triển logistics ở Việt Nam
Thứ  nhất, cần phát triển logistics theo hướng liên kết và tham gia  
vào mạng lưới logistics khu vực; Thứ hai, tính đến giải pháp đầu tư theo 
hướng cải tạo, nâng cấp hơn là xây mới;Thứ  ba, phát triển hạ  tầng 
đường bộ, đường sắt theo mô xương cá với một tuyến trục chính kết 
hợp với các nhánh ngang,phát triển cụm vận tải biển theo hướng là  
điểm dừng và san hàng cho các tàu lớn, chỉ phát triển  ở quy mô vừa đủ 
để làm trung tâm phân phối cho các nhóm tàu vừa và nhỏ, phát triển các  
hệ thống bổ trợ: cảng cạn, trạm trung chuyển, điểm kết nối để gia tăng  

năng lực hệ thống hạ tầng. Thứ tư, phải hiện đại hóa logistics trên nền 
tảng   phát   triển   công   nghệ   thông   tin   và   nguồn   nhân   lực   chất   lượng 
cao.Thứ   năm,  tạo   dựng   môi   trường   để   logistics   phát   triển.Thứ   sáu,  
Chính phủ không chỉ làm các nhiệm vụ có tính định hướng, thúc đẩy mà 
phải  trực tiếp  tham   gia  vào việc  triển  khai  các  kế  hoạch  phát  triển 
logistics.
3.4. Một số đề xuất nhằm phát triển logistics ở Việt Nam
3.4.1. Nhóm đề xuất liên quan đến phát huy vai trò của Chính phủ
3.4.1.1. Đổi mới tư duy của Chính phủ và các nhóm đối tượng tham  

gia hoạt động logistics, tăng cường vai trò của Chính phủ
Chính phủ Việt Nam cần xác định logistics là một lĩnh vực ưu tiên  
bởi nó là một trong những công cụ để  phát triển kinh tế quốc gia và có  
lộ trình thực hiện.Chính phủ cần chủ động và trực tiếp tham gia vào quá 
trình kiến tạo những yếu tố cấu thành hệ  thống logistics quốc gia, chứ 
không chỉ dừng ở nhận thức. Việc nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp 
có thể  thực hiện thông qua Chương trình hỗ  trợ  kỹ  thuật, các khóa đào 
tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp (như Thái Lan, Malaysia), qua các diễn  
đàn hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng với sự hỗ trợ từ 

22


×