Tải bản đầy đủ (.doc) (183 trang)

Phát triển logistics ở một số nước đông nam á bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 183 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NCS. VŨ THỊ QUẾ ANH
PHÁT TRIỂNLOGISTICS Ở MỘT SỐ NƯỚC
ĐÔNG NAM Á - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NCS. VŨ THỊ QUẾ ANH
PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở MỘT SỐ NƯỚC
ĐÔNG NAM Á - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số : 62.31.07.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng
2. PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu nêu trong luận án là trung thựcvà có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Vũ Thị Quế Anh
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 1


DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài Luận án 3
3.Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của Luận án 10
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5.Phương pháp nghiên cứu 12
6.Đóng góp mới của Luận án 12
7.Kết cấu nội dung Luận án 13
CHƯƠNG 1 14
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS 14
VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS QUỐC GIA 14
1.1.Một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics 14
1.2.Sự hình thành và phát triển ngành dịch vụ logistics trong nền kinh tế 35
1.3.Phát triển logistics quốc gia 38
CHƯƠNG 2 55
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở SINGAPORE, MALAYSIA VÀ
THÁI LAN 55
2.1.Thực trạng phát triển logistics ở Singapore 55
2.2.Thực trạng phát triển logistics ở Malaysia 69
2.3.Thực trạng phát triển logistics ở Thái Lan 85
2.4.Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong phát triển
logistics tại Singapore, Malaysia và Thái Lan 102
CHƯƠNG 3 112
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐỀ XUẤT
NHẰMPHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM 112
3.1.Thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam 112
3.2.Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển logistics của

Singapore, Malaysia, Thái Lan 130
3.3.Định hướng phát triển logistics ở Việt Nam 143
3.4.Một số đề xuất nhằm phát triển logistics ở Việt Nam 146
KẾT LUẬN 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1: MỘT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA SINGAPORE 56
BẢNG 2.2: SO SÁNH ĐIỂM SỐ HẠ TẦNG CƠ SỞ CỦA SINGAPORE VÀ MỘT
SỐ NƯỚC TRONG ĐÁNH GIÁ LPI CỦA WORLD BANK 59
BẢNG 2.3: ĐÁNH GIÁ VỀ CHI PHÍ, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HẠ TẦNG CƠ SỞ
LOGISTICS CỦA SINGAPORE 60
BẢNG 2.4: ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG TRUY XUẤT ĐƠN HÀNG CỦA
SINGAPORE 67
BẢNG 2.5: CHỈ SỐ LPI CỦA SINGAPORE CÁC NĂM 2007, 2010 VÀ 2012 69
BẢNG 2.6: MỘT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA MALAYSIA 70
BẢNG 2.7: SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI MỨC PHÍ HẠ TẦNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
CỦA MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2007-2012 76
BẢNG 2.8: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HẠ TẦNG CƠ SỞ CỦA MALAYSIA 76
BẢNG 2.9: ĐÁNH GIÁ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG MÔI TRƯỜNG LOGISTICS
VÀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC QUY TRÌNH LOGISTICS CỦA MALAYSIA 79
BẢNG 2.10: KHẢ NĂNG CUNG ỨNG CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ LOGISTICS
3PL Ở MALAYSIA (2004) 80
BẢNG 2.11: NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL Ở
MALAYSIA (2004) 82
BẢNG 2.12: SO SÁNH CHỈ SỐ NĂNG LỰC LPI CỦA MALAYSIA VỚI
SINGAPORE VÀ THÁI LAN 83
BẢNG 2.13: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ DỊCH VỤ LOGISTICS MALAYSIA,
2007-2012 84
BẢNG 2.14: MỘT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA THÁI LAN 86
BẢNG 2.15: TỔNG ĐẦU TƯ CỦA THÁI LAN PHÂN BỔ THEO LĨNH VỰC, GIAI

ĐOẠN 2005-2009 87
BẢNG 2.16: NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC, 2005-
2009 88
BẢNG 2.17: ĐÁNH GIÁ VỀ CHI PHÍ, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HẠ TẦNG CƠ
SỞ CỦA THÁI LAN 91
BẢNG 2.18: THỐNG KÊ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI VÀ INTERNET CỦA THÁI
LAN NĂM 2010 92
BẢNG 2.19: KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỬ DỤNG INTERNET TRONG CÁC NGÀNH
KINH TẾ THÁI LAN, 2010 93
BẢNG 2.20: ĐÁNH GIÁ VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, THÔNG QUAN CỦA THÁI
LAN, 2010-2012 96
BẢNG 2.21: SO SÁNH THỦ TỤC HẢI QUAN, THÔNG QUAN CỦA THÁI LAN
VỚI VIỆT NAM - SINGPORE – MALAYSIA, 2012 97
BẢNG 2.22: TỶ TRỌNG CHI PHÍ LOGISTICS TRONG GDP CỦA THÁI LAN,
2001-2010 99
BẢNG 2.23: CHỈ SỐ LPI CỦA THÁI LAN CÁC NĂM 2007, 2010 VÀ 2012 100
BẢNG 3.1: TRỌNG TẢI TÀU CHO PHÉP VÀ NĂNG LỰC XẾP DỠ CỦA 5
CẢNG LỚN NHẤT VIỆT NAM, NĂM 2011 114
BẢNG 3.2:KHỐI LƯỢNG HÀNG TIẾP NHẬN Ở MỘT SỐ CẢNG CHÂU Á, NĂM
2008-2009 116
BẢNG 3.3: SO SÁNH CHI PHÍ, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HẠ TẦNG CỦA VIỆT
NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC, NĂM 2012 120
BẢNG 3.4: SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA VIỆT NAM VỚI SINGAPORE, MALAYSIA VÀ THÁI LAN, NĂM 2012 123
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
HÌNH 1.1: VAI TRÒ CỦA LOGISTICS TRONG CÁC DOANH NGHIỆP QUY MÔ
LỚN VÀ TRUNG BÌNH Ở PHẦN LAN (2009) 29
HÌNH 1.2: HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA 38
BIỂU ĐỒ 2.1. - CHỈ SỐ LPI SINGAPORE, 2012 69
BIỂU ĐỒ 2.3 - CHỈ SỐ LPI CỦA MALAYSIA 2007 - 2010 – 2012 83

BIỂU ĐỒ 2.4: CHỈ SỐ LPI THÁI LAN 2007 - 2010 – 2012 101
BIỂU ĐỒ 3.1: SO SÁNH CHỈ SỐ LPI 2012 CỦA VIỆT NAM - SINGAPORE -
THÁI LAN - MALAYSIA 128
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1PL : The First Party Logistics Logistics bên thứ nhất
2PL : The Second Party Logistics Logistics bên thứ hai
3PL : The Third Party Logistics Logistics bên thứ ba
4PL : Fourth Party Logistics Logistics bên thứ tư
ADB : Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á
ASEAN : Association of South East Asia
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CIF : Cost, Insurance and Freight Giá trên cơ sở incoterm bao gồm Giá + Vận
chuyển + Bảo hiểm trả tới điểm đến. (Bên
bán chịu các chi phí vận chuyển, bảo hiểm)
DWT : Deadweight Tonnage Đơn vị quốc tế thể hiện trọng tải trong vận
chuyển (tàu thủy) tương đương 1 tấn.
: E- Commerce Thương mại điện tử
EDI : Electronic Data Interchange Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử
: E – Logistics Logistics điện tử
FOB : Free On Board (Trước đây và
tại một số nơi vẫn hiểu là
Freight On Board với ý nghĩa
tương tự)
Giá giao hàng lên tàu (theo incoterm 2010),
theo đó bên mua phải chịu chi phí vận
chuyển, bảo hiểm.
JIT : Just in time Giao hàng đúng thời điểm
GDP : Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội
ICD : Inland Clearance Depot Cảngthông quan nội địa (cảng cạn)

LPI : Logistics Performance Index Chỉ số hiệu quả logistics
LSP : Logistics service provider Nhà cung cấp dịch vụ logistics
MTO : Multimodal Transport Operator Người kinh doanh vận tải đa phương thức
PD : Physical Distribution Phân phối vật chất
TEU : Twenty-foot Equivalent Unit Đơn vị áp dụng trong vận tải container.
1 TEU = dung tích một container tiêu chuẩn
có chiều dài 20 feet.
SCM : Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng
SWOT : Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats
Mô hình phân tích SWOT: Điểm mạnh -
Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
WB : World Bank Ngân hàng thế giới
WTO : World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
WMS : Warehouse Management
System
Hệ thống quản lý kho bãi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Logistics là hoạt động tối ưu hóa việc lưu trữ, vận chuyển hai chiều các tài
nguyên (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa), tài chính, thông
tin từ nơi cung cấp đến kho chứa, qua các khâu của quá trình sản xuất, các nhà
xưởng, các xí nghiệp, kho bãi, người bán buôn, người bán lẻ và đến người tiêu
dùng. Thực chất logistics là các hoạt động phục vụ cho quá trình sản xuất vàlưu
thông hàng hóa, ra đời và gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp từ
hàng trăm năm nay. Logisticsngày càng phát triển với trình độ cao hơn, gồm nhiều
hoạt động đa dạng hơn, phức tạp hơn, được chuyên môn hóa thành một ngành dịch
vụ độc lập và nổi lên như là một vấn đề mới của nền kinh tế thế giới thu hút sự
quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp và các chính phủ từ những thập kỷ cuối
của thế kỷ XX cho đến nay.

Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không
thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy,
chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm 10% - 15% GDP ở hầu hết các nước tại
châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. Vì vậy, cải thiện hiệu quả hoạt
động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia.
Phát triển hệ thống logistics sẽ đảm bảo giải quyết hợp lý các vấn đề về giao thông
vận tải, dịch vụ kho bãi, trung chuyển, hệ thống kiểm soát giá cả và tăng khả năng
cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp, logistics giúp các nhà sản xuất tối ưu hóa mọi thao
tác để tiết kiệm nguồn lực, chi phí và thời gian. Hơn nữa, trong quá trình cạnh
tranh giữa những người sản xuất, khi máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất đạt đến
một trình độ nhất định và phổ cập, người có chi phí cho hoạt động logistics thấp
nhất và thỏa mãn được nhu cầu khách hàng nhanh nhất sẽ là người chiếm ưu thế
trong cạnh tranh. Đặc biệt, trong quá trình toàn cầu hóa, việc sản xuất, kinh doanh
và tiêu thụ sản phẩm có liên quan đến nhiều quốc gia xa cách về không gian và
thời gian đã làm cho quá trình sản xuất và sự vận động của hàng hóa trở nên phong
phú và phức tạp hơn thì hoạt động logistics càng trở nên quan trọng, nó trở thành
mối liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu.Vì thế, các nhà quản lý coi
1
logistics như là một công cụ, phương tiện để kết nối hiệu quả các lĩnh vực khác
khau trong chiến lược của doanh nghiệp.
Từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã chủ
động và tích cực từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam
nhưng nó cũng tạo ra rất nhiều thách thức. Với áp lực cạnh tranh ngày cànggay
gắt, không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn ngay cả trên sân nhà. Vì vậy, để nâng
cao hiệu quả kinh tế, cắt giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, Việt Nam
cần phải khai thác và phát triển logistics.
Tuy nhiên, logistics còn là lĩnh vực khá mới mẻ đối với Việt Nam: những
công ty có tên gọi Logistics mới chỉ xuất hiện vào năm 2007 và ngay cả cách hiểu

về logistics vẫn còn chưa thống nhất. Hoạt động logistics chưa hiệu quả, nhiều bất
cập và dịch vụ logistics mới phát triển ở trình độ thấp. Trong khi chi phí logistics so
với GDP của Mỹ chỉ là 7,7%; của Singapore là 8%; các nước châu Âu khoảng 10%; Nhật –
11%; Trung Quốc – 18%, thì của Việt Nam chiếm tới 25% GDP [14,tr.86], là một tỉ lệ quá
cao. Chi phí logistics cao là một nguyên nhân quan trọng làm giảm sức cạnh tranh
và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nói riêng và cản trở tiến trình phát triển
kinh tế Việt Nam, nói chung. Bởi vậy, nếu không chú trọng phát triển logistics,
Việt Nam sẽ không chỉ tổn thất về lợi ích kinh tế mà các ngành sản xuất trong
nước còn có nguy cơ khó có thể tồn tại, phát triển khi sản phẩm trong nước không
thể cạnh tranh với sản phẩm của các công ty nước ngoài. Vì vậy, bài toán xây dựng
và phát triển hệ thống logistics ở Việt Nam thực sự cần có lời giải đáp. Tuy nhiên,
hiện nay có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, do đó, lời giải cho bài toán
này dường như vẫn còn bỏ ngỏ.
Muốn có giải pháp xác đáng, tối ưu cho bài toán trên, ngoài việc nghiên cứu
thực trạng phát triển của logistics ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế, những vấn đề
còn tồn tại để khắc phục, Việt Nam cần phải tham khảo kinh nghiệm phát triển
logistics của những nước đi trước, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN- là
những quốc gia không chỉ có nhiều nét tương đồng mà còn có mối liên hệ chặt chẽ
với quá trình phát triển logistics ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế khu vực và toàn cầu. Đề tài lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển logistics
ở Singapore, Malaysia và Thái Lan, là những nước có sự phát triển logistics khá đa
dạng và ở các nấc thang phát triển khác nhau từ kiến tạo đến hoàn thiện và phát
2
triển bền vững. Việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển logistics từ các quốc gia
này có thể giúp Việt Nam có được định hướng và giải pháp phù hợp nhằm thúc
đẩy nhanh sự phát triển logistics quốc gia trong quá trình mở cửa nền kinh tế. Vì
vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Phát triển logistics ở một số nước Đông
Nam Á - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận
án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan

đến đề tài Luận án
Khoảng 20 năm trở lại đây, với vai trò ngày càng quan trọng trong việc
quyết định khả năng cạnh tranh, Logistics đã thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Trên thế giới, các nghiên cứu về logistics khá phong phú, liên quan
đến nhiều khía cạnh của logistics vàđược thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau.
Một số nghiên cứu chung về logistics tiêu biểu là:
Các tác giả Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram (1988)
trong công trình nghiên cứu “Fundermental of Logistics Management” đã trình bày
những vấn đề lý luận nền tảng của quản trị logistics trong doanh nghiệp (khái niệm
logistics, các khâu hoạt động của logistics liên quan đến dịch vụ khách hàng, mua
sắm, gia công, quản lý tồn kho, đóng gói, vận chuyển) và đề cập đến vấn đề
logistics toàn cầu khi doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài, các vấn đề
liên quan đến vận tải, tài chính, chiến lược, xây dựng, quản lý hệ thống thông tin
và tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động logistics. Nhóm tác giả Donald F.
Wood, Anthony Barone, Paul Murphy, Daniel L. Wardlow (2002) trong công trình
“International Logistics”nghiên cứu về logistics quốc tế liên quan đến dịch chuyển
hàng hóa giữa các bên ở hai hay nhiều quốc gia, phân tích lợi ích của chính phủ
trong thương mại và vận tải quốc tế, lưu ý sự khác biệt quốc gia trong logistics
quốc tế (khác biệt về quản lý, giá trị, thủ tục hải quan ) và đề cập đến các vấn đề
liên quan đến hoạt động logistics quốc tế của doanh nghiệp: vận tải quốc tế, điều
khoản thanh toán, điều kiện bán và giao hàng, các kênh phân phối Tác giả James
S. Keebler (1999) trong công trình “Keeping Score: Measuring the Business Value
of Logistics in the Supply Chain” đã đề cập đến những nhân tố cốt lõi của
logisticsvi mô, đo lường giá trị những hiệu quả mà logistics mang lại cho doanh
nghiệp thông qua Chỉ số hoạt động chủ yếu KPI (Key Performance Indicator).
3
Các nghiên cứu chung về logistics chủ yếu được thực hiện dưới góc độ vi
mô luận giải những vấn đề liên quan đến logistics của doanh nghiệp như: các hoạt
động logistics của doanh nghiệp, kỹ thuật tác nghiệp một khâu hoặc các khâu của
logistics, logistics doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường nước ngoài, đo lường,

tính toán chi phí và hiệu quả logistics,
Theo các nghiên cứu trên, logistics được quan niệm rất khác nhau và cho
đến nay còn nhiều tranh cãi xung quanh việc định nghĩa khái niệm logistics. Một
trong những mục tiêu mà Luận án này hướng tới là, trên cơ sở tổng hợp, phân tích
các định nghĩa logistics hiện có, chỉ ra một khái niệm chuẩn, tường minh, rõ ràng,
chính xác, lột tả được nội hàm của khái niệm logistics và phù hợp với sự phát triển
của logistics hiện nay. Ngoài ra, các nghiên cứu trên đều đi đến thống nhất rằng
logistics có vai trò quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh (Ma Shou (1999),
Donald F. Wood, Anthony Barone, Paul Murphy, Daniel L. Wardlow (2002)) và
tăng thêm giá trị cho chuỗi cung ứng hoặc làm giảm chi phí (James S. Keebler
(1999), Edward Frazelle“Supply Chain Strategy” (2001). Trước đó, (1965) Peter
F. Drucker đã ví logistics là “thềm lục địa tiềm ẩn” (dark continental) có nhiều giá
trị để khai thác. Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram (1998) đã cụ
thể hóa vai trò của logistics là đảm bảo tính sẵn sàng của các yêu cầu vật chất:
nguyên liệu, hàng tồn kho, bán thành phẩm, thành phẩm trong chu trình sản xuất
sao cho thỏa mãn khách hàng với chi phí thấp nhất, vì thế logistics cũng tạo khả
năng sản xuất lớn và tăng trưởng thương mại.Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho
rằng logistics có vai trò quan trọng ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô (Hoàng Văn Châu
(2009), giáo trình “Logistics và vận tải quốc tế”,Phạm Thị Thanh Bình (2009) -
“Phát triển dịch vụ hậu cần (Logistics) trong tiến trình hình thành cộng đồng kinh
tế ASEAN”, Đặng Đình Đào, Nguyễn Minh Sơn (2012) –“Dịch vụ logistics ở Việt
Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”). Logistics có vai trò quan trọng để tăng
khả năng cạnh tranh và tăng thêm giá trị cho chuỗi cung ứng hoặc làm giảm chi
phí. Song, bên cạnh sự thống nhất, vẫn còn những bất đồng quan điểm xoay quanh
quan niệm về vị trí, vai trò, sự hình thành và phát triển của dịch vụ logistics. Đây
cũng là một trong những nội dung lý luận cơ bản mà Luận án tập trung phân tích
và làm rõ.
4
Ngoài những nghiên cứu chung về logistics còn có những nghiên cứu
chuyên sâu về logistics trong bối cảnh cụ thể của một quốc gia.

Về Logistics Singapore, một số nghiên cứu tiêu biểu là:
Hội đồng nghiên cứu kinh tế Singapore (ERC) đã thực hiện nghiên cứu tổng
thể với tiêu đề “Developing Singapore into a Global Integrated Logistics Hub”
năm 2002. Trên cơ sở phân tích SWOT thực trạng logistics Singapore và phân tích
trường hợp kinh nghiệm London, nghiên cứu này đã đưa ra những chiến lược cơ
bản và các kiến nghị để tăng cường năng lực cạnh tranh của Singapore trở thành
một Trung tâm Logistics toàn cầu. Tác giả Hum Sin Hoon (2008) trong công trình
“Building a Logistics Supply Chain Hub- Singapore” đã điểm lại một số thành quả
của hệ thống Logistics Singapore và qua phân tích SWOT gợi ý về mặt chiến lược
nhằm xây dựng Trung tâm Tích hợp Logistics toàn cầu. Tác giả Pek Hooi Soh và
James Ang (1997) trong nghiên cứu “The Role of the Singapore Government in
National Computerisation” đã phân tích vai trò của Chính phủ Singapore trong
việc tạo dựng xã hội thông tin. Tác giả Zheng Yanchao (2010) trong nghiên cứu
“Use of Information Technology inShipping Logistics - Case of Singapore” đã
thực hiện đánh giá tổng quan về tình trạng sử dụng công nghệ thông tin trong các
dịch vụ logistics vận tải, khẳng định rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin có tác
động gia tăng tính hữu ích (PU) và tính thuận tiện (Peou). Nghiên cứu cũng chỉ ra
các thuận lợi, khó khăn đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời tìm
hiểu những xu hướng phát triển của công nghệ thông tin để từ đó đề xuất các
khuyến nghị cho việc nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin trong logistics vận
tải của Singapore.
Tại Diễn đàn Logistics và Dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh Hội
nhập kinh tế quốc tế, (3/2011) Aloysius Lim đã trình bày nghiên cứu về “Chiến
lược phát triển dịch vụ logistics và cảng biển: Kinh nghiệm từ quốc đảo
Singapore”. Theo tác giả, sở dĩ logistics và ngành cảng biển Singapore phát triển là
do các chính sách khuyến khích phát triển của Chính phủ Singapore. Tuy nhiên,
tác giả mới chỉ đề cập đến những ưu đãi của Chính phủ trong những chính sách về
thuế, hỗ trợ tài chính và nhân lực trong lĩnh vực hàng hải, vận tải biển.Liên đoàn
Logistics và Mua bán Trung Quốc (China Federation of Logistics and Purchasing)
cũng có nhiều nghiên cứu về hệ thống logistics của Singapore như hệ thống cảng

5
biển, sân bay, dịch vụ hải quan (đăng tải trên website http:/www. Cflp.org.com của
Liên đoàn).
Qua các nghiên cứu trên có thể nhận thấy, ngay từ những năm 80 của thế kỷ
XX, Singapore đã rất chú trọng đến việc phát triển logistics để trở thành một Trung
tâm Logistics Toàn cầu và việc phát triển công nghệ thông tin được Chính phủ coi
trọng nhằm phát triển logistics quốc gia. Các nghiên cứu cũng đề cập đến vai trò
của Chính phủ Singapore trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy các yếu tố của
hệ thống logistics phát triển. Sự thành công của Singapore về phát triển logistics đã
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc.
Về Logistics Thái Lan, một số nghiên cứu tiêu biểu là:
Ruth Banomyong (2011), “Logistics Performance Measurement in
Thailand”. Theo tác giả, Thái Lan bắt đầu ưu tiên lĩnh vực logistics từ năm 2001
và chính sách phát triển logistics Thái Lan được thông qua trong “đánh giá phát
triển logistics Thái Lan giai đoạn 2001- 2005 và chiến lược phát triển logistics của
Thái Lan giai đoạn 2006-2010”. Tác phẩm này chỉ ra một số hạn chế trong tình
hình nghiên cứu hiện nay về logistics ở Thái Lan nói riêng và trên thế giới nói
chung và xây dựng chỉ số Hiệu quả Logistics dựa trên 3 tiêu chí: chi phí, thời gian,
độ tin cậy. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa chỉ số Hiệu quả logistics ở Thái
Lan và chỉ số LPI của Thái Lan theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới (World
Bank). Tuy nhiên, sự khác biệt này là không nhiều.
Liu Xianghui (2012), “The Impact of Logistics Cost on the Economic
Developmment - The case of Thailand”. Nghiên cứu này phân tính tình hình chi
phí dành cho logistics của Thái Lan trong giai đoạn 2001 - 2010; sự liên quan và
ảnh hưởng của chi phí dành cho logistics đến quy mô và sự phát triển kinh tế của
Thái Lan; đánh giá bản chất của mức chi phí logistics rất cao và đưa ra khuyến
nghị về chính sách logistics của Thái Lan.
Về Logistics Malaysia, không có nhiều nghiên cứu chuyên sâu.
Trong tác phẩm “Logistics and Supply Chain in Malaysia: Issues and
Challenges”của 3 nhà nghiên cứu Rosena Md Ali, Harlina Suzana Jaafar và

Sabariah Mohamad năm 2008 cũng chỉ ra rằng, “mặc dù có sự bùng nổ đáng kể
của logistics, nhưng có rất ít những nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực logistics
và chuỗi cung ứng, đặc biệt ở Malaysia”. Trong công trình nghiên cứu của mình,
6
các tác giả chỉ ra rằng dù trải qua 2 thập kỷ phát triển, lĩnh vực logistics ở
Malaysia đang còn tồn tại nhiều vấn đề như: chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng
thương mại quốc gia, chi phí logistics còn cao do hạ tầng cơ sở chưa phát triển
cao, dịch vụ logistics và vận tải chưa hiệu quả, các thủ tục hành chính liên quan
đến xuất nhập khẩu còn chậm và tốn kém. Nghiên cứu “The Development of Third
Party Logistics in Malaysia: An Overview” của Salina binti Umar (2004) cũng chỉ
ra rằng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bên thứ 3 (3PL) ở Malaysia đến năm
2004 vẫn mang tính chất của 3PL cổ điển - tức là chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ vận
chuyển, kho bãi và thủ tục hải quan. Nghiên cứu “Reverse Logistics Adoption
among Malaysian Manufacturers” của Nik Ab Halim. Nik Abdullah, Sabariah.
Yaakub và Haim Hilman. Abdullah năm 2011 về logistics ngược chiều của các
luồng sản phẩm trả lại liên quan đến việc tái chế, phục hồi đóng gói. Nghiên cứu
đã kết luận, logistics “ngược chiều” đem lại ích lợi đối với nhà sản xuất và nó có
tác dụng lan tỏa: hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến quản trị logistics
ngược song ở vùng phía bắc củaMalaysiavà thung lũng K’Lang còn nhiều doanh
nghiệp ít quan tâm đến vấn đề này.
Việc nghiên cứu về kinh nghiệm của Malaysia là hữu ích giúp cho những
nước đi sau, trong đó có Việt Nam nhận thức được về tiến trình phát triển logistics
và rút ra bài học để thúc đẩy ngành logistics còn non trẻ của Việt Nam phát triển.
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về logistics ASEAN:
Jan Tomczyk, Lê Triệu (2011) trong công trình“Báo cáo nghiên cứu về
Logistics Thương mại tại Việt Nam và ASEAN”(MUTRAP)đã phân tích những
vấn đề của logistics thương mại quốc tế ở Việt Nam và ASEAN liên quan đến việc
quản lý dòng hàng hóa quốc tế và các chứng từ, thủ tục thanh toán với mục đích
cắt giảm chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến logistics thông qua đơn giản
hóa, hài hòa hóa các thủ tục và chứng từ. Tác giả Ruth Banomyonga, P. Cookb and

P. Kentb (2008) trong tác phẩm “Formulating Regional Logistics Development
Policy - The Case of ASEAN” đã đánh giá năng lực logistics của các quốc gia
ASEAN dựa trên 4 yếu tố cấu thành nên hệ thống logistics của các quốc gia trong
khu vực ASEAN và đề xuất phương thức thể chế hóa các chính sách phát triển
logistics với mục tiêu chính là tạo dựng một thị trường thống nhất trong khối
ASEAN và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản xuất của khối ASEAN thông qua
7
hệ thống logistics. Tác giả Phạm Thị Thanh Bình (2009) trong công trình nghiên
cứu “Phát triển dịch vụ hậu cần (Logistics) trong tiến trình hình thành cộng đồng
kinh tế ASEAN” đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hội nhập nhanh lĩnh vực dịch vụ
hậu cần trước sức ép cạnh tranh từ ngoài khu vực và để thúc đẩy kinh tế ASEAN
phát triển cũng như thúc đẩy nhanh tiến trình thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN.
Về Logistics Việt Nam:
Cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về logistics của Việt Nam.
Mặc dùsố lượng các bài báo, tạp chí về logistics ở Việt Nam tương đối nhiều, tuy
nhiên các nghiên cứu này thường chỉ đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh liên
quan đến thực tiễn phát triển logistics Việt Nam với những nhận xét mang tính
chất khái quát và định tính, trong khuôn khổ dung lượng hạn hẹp. Các công trình
nghiên cứu chuyên sâu hơn về logistics ở Việt Nam là:
Sách chuyên khảoLogistics - Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh
doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam (Nguyễn Như Tiến, 2006)trình bày
kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Thương mại bàn về
khả năng ứng dụng logistics trên khía cạnh hẹp là dịch vụ vận tải và giao
nhận ở Việt Nam. Báo cáo của Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn – Công ty SCM
(2008) về “Kết quả khảo sát về logistics năm 2008: Đánh giá hiệu quả sử dụng
dịch vụ logistics và xu hướng tương lai tại Việt Nam” đưa ra những nhận định khái
quát về những vấn đề chính của logistics Việt Nam, chỉ ra những tồn tại và cơ hội
đầu tư vào lĩnh vực logistics ở Việt Nam.Báo cáo của ADB (2011) về “Phát triển
logistics ở Việt Nam - Kế hoạch hành động” Dự án hỗ trợ phát triển quy hoạch
logistics RETA 6450: Tăng cường tạo thuận lợi thương mại và giao thông GMS đã

đánh giá năng lực logistics Việt Nam qua 4 yếu tố cấu thành hệ thống logistics và
kiến nghị giải pháp cũng như lộ trình phát triển logistics ở Việt Nam nhằm tăng
cường tạo thuận lợi thương mại và giao thông. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu
chỉ phân tích về định tính 4 yếu tố cấu thành hệ thống logistics của Việt Nam.
Một công trình nghiên cứu được coi là chuyên sâu nhất về logistics ở Việt
Nam hiện naylà đề tài độc lập cấp Nhà nước “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước
ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” do GS. TS. Đặng Đình Đào(Viện Nghiên
cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) làm chủ nhiệm đề tài.
GS. TS. Đặng Đình Đào đãchủ biên 2 cuốn sách chuyên khảo “Logistics – Những
8
vấn đề lý luậnvà thực tiễn ở Việt Nam” (2011) và “Dịch vụ logistics ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập quốc tế”(2012)tập hợp các báo cáo khoa học về các nội
dung chủ yếu của đề tài liên quan đến dịch vụ logistics: khái niệm dịch vụ
logistics, vai trò logistics, tiêu chí đánh giá dịch vụ logistics,các quy định pháp lý
liên quan đến phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, đầu tư phát triển hạ tầng cơ
sở cho logistics, quá trình phát triển và thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam,
cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập. Kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia: Nhật Bản,
Trung Quốc, Singapore và Thái Lan cũng được đề cập trong nội dung cuốn sách
thứ 2, tuy nhiên phần nghiên cứu về thực trạng và kinh nghiệm phát triển logistics
ở các quốc gia này chỉ ở mức khái quát do không phải là nội dung nghiên cứu chủ
yếu.
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên cho thấy, trên thế giới và ở các quốc
gia ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, logistics đã được quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về logistics thường được thực hiện dưới
góc độ logistics vi mô của doanh nghiệp. Những nghiên cứu trên góc độ vĩ mô về
logistics thường chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể như: chi phí logistics, tình
hình ứng dụng công nghệ thông tin, vai trò của chính phủ, hay về hoạt động của
các công ty cung cấp dịch vụ 3PL. Các nghiên cứu đều cho rằng logistics có vai trò
rất quan trọng đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế và hướng tới mục đích

nâng cao hiệu quả logistics hay khắc phục mặt hạn chế hoặc tăng khả năng cạnh
tranh về logistics. Nhưng những nghiên cứu logistics dưới góc độ vĩ mô bàn về
phát triển logistics của nền kinh tế một cách toàn diện là không nhiều, đặc biệt
chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam. Hơn nữa, với
đặc điểm phức tạp, đa dạng, phi lượng hóa và tùy biến theo những điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể, logistics thực sự không thể dễ dàng được phân tích, đo lường
đầy đủ và toàn diện. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây cũng cho thấy,
các quốc gia (Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, ) trong quá trình phát triển
logistics đã ít nhiều chú trọng tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài. Là một nước
logistics còn kém phát triển,nhận thức về logistics và tầm quan trọng của logistics
còn chưa đầy đủ, Việt Nam cần phải tham khảo kinh nghiệm phát triển logistics
của nước ngoài. Điều này cho thấy cần phải có công trình nghiên cứu phân tích
9
chuyên sâu, toàn diện về việc phát triển logistics của Việt Nam và kinh nghiệm
quốc tế về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của Luận án
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của Luận án là rút ra các bài học kinh
nghiệm từ sự phát triển logistics ở Singapore, Malaysia, Thái Lan để đưa ra các đề
xuấtnhằm phát triển logistics Việt Nam. Để đạt tới mục đích tổng quát đó, các
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của Luận án được đặt ra là:
- Luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics.
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề lý luận về logistics và phát triển
logistics ở giác độ vĩ mô là hệ thống logistics quốc gia.
- Phân tích thực trạng và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của
thành công và hạn chế trong phát triển logistics ở Singapore, Malaysia và Thái
Lan.
- Rút ra bài học nhằm phát triển logisticsViệt Nam từ kinh nghiệm phát
triển logistics của Singapore, Malaysia, Thái Lan.
- Đánh giá tổng quan tình hình phát triển logistics của Việt Nam, nhận định

những tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân của tình trạng đó.
- Đưa ra phương hướng và một số đề xuất nhằm phát triển logistics ở Việt
Nam.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, Luận án có nhiệm vụ giải quyết các câu
hỏi nghiên cứu sau:
1. Logistics là gì? Vì sao trong những thập kỷ gần đây, các doanh nghiệp và các
chính phủ lại đặc biệt quan tâm phát triển logistics? Sự hình thành và phát
triển ngành dịch vụ logistics diễn ra như thế nào?
2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá sự phát triển logistics của một quốc gia là gì?
3. Logistics ở Singapore, Malaysia và Thái Lan phát triển như thế nào? Nguyên
nhân phát triển, điểm mạnh, điểm yếu?
10
4. Những bài học kinh nghiệm nào có thể rút ra từ thực tế phát triển logistics của
Singapore, Malaysia và Thái Lan?
5. Thực trạng phát triển logistics Việt Nam như thế nào? Những vấn đề hạn chế
là gì? Nguyên nhân?
6. Cần làm gì để thúc đẩy logistics phát triển nhanh, hiệu quả ở Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề về phát triển logistics ở
Singapore, Malaysia, Thái LanvàViệt Nam trên giác độ vĩ mô. Luận án đề cập đến
các vấn đề lý luận và thực tiễn về logistics, về phát triển logistics quốc gia ở giác
độ vĩ mô: thực trạng phát triển các yếu tố cấu thành hệ thống logistics ở các quốc
gia nghiên cứu, nguyên nhân của thành công và hạn chế trong phát triển logistics ở
Singapore, Malaysia, Thái Lan, bài học kinh nghiệm rút ra và đưa ra đề xuất nhằm
phát triển logistics ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Về giác độ tiếp cận: Luận án tiếp cận nghiên cứu sự phát triển
logistics dưới giác độ vĩ mô dựa trên hệ thống logistics quốc gia gồm 4 yếu tố: hạ

tầng cơ sở logistics, khung thể chế logistics, người cung cấp dịch vụ logistics và
người sử dụng dịch vụ logistics của một quốc gia. Luận án không tiếp cận nghiên
cứu dưới giác độ trung mô (ngành dịch vụ logistics) hay logistics dưới giác độ vi
mô (doanh nghiệp).
• Về không gian: Để tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong khu
vực về phát triển logistics, trong một khung khổ có giới hạn, Luận án tập trung
nghiên cứu 3 nước là Singapore, Malaysia, Thái Lan. Mặc dù khu vực Đông Nam
Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia, song theo đánh giá năm 2012 của Ngân hàng thế
giới (WB) thì trình độ phát triển logistics Việt Nam đứng thứ 5 trong ASEAN,
trong khi Singapore, Malaysia và Thái Lan là 3 quốc gia có trình độ phát triển
logistics cao nhất khu vực và ở các nấc thang phát triển khác nhau mà ở đó chính
phủ có sự quan tâm và chủ độngtrong phát triển lĩnh vực này. Việc nghiên cứu
logistics ở các nước có trình độ phát triển logistics cao hơn sẽ là hữu ích để rút ra
bài học kinh nghiệm quý cho Việt Nam chủ động có được hướng đi ngắn và hiệu
11
quả để logistics Việt Nam nhanh đạt được mục tiêu.Với mục đích đó, luận án
không dàn trải nghiên cứu sự phát triển logistics ở cả những quốc gia mà ở đó
logistics mới phát triển một cách tự phát ở mức thấp và chính phủ chưa có chủ
trương, chính sách để phát triển lĩnh vực này.
• Về thời gian: Trên thế giới nói chung và ở khu vực Đông Nam Á,
lĩnh vực Logistics đã phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian 20 năm trở lại
đây, vì vậy trong quá trình nghiên cứu, Luận án chủ yếu phân tích tình hình phát
triển logistics ở các nước nói trên trong khoảng thời gian này. Các đề xuất đưa ra
nhằm phát triển logistics của Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn (10 năm).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản là duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử với phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu: nghiên cứu sử dụng các nguồn dữ liệu thứ
cấp là các số liệu và kết quả điều tra của các nghiên cứu hiện có, số liệu thống kê,
các văn bản chính sách về logistics ở Singapore, Malaysia, Thái Lan và ở Việt

Nam. Nguồn tài liệu về nước ngoài được lựa chọn sử dụng chủ yếu từ các sách và
tư liệu quốc tế về logistics, từ các Cổng thông tin điện tử chính thức của Chính phủ
hoặc các Ủy ban phát triển hoặc Bộ ban ngành có liên quan ở Singapore,
Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc, Indonesia, Phần Lan. Các số liệu, dữ liệu,
thông tin được kiểm tra, đối chiếu, so sánh để đảm bảo tính tin cậy cao. Đặc biệt,
Luận án chú trọng làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu trên cơ sở phân tích hệ thống
chỉ số năng lực logistics (LPI) mà WB công bố đảm bảo độ tin cậy cao.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận án sử dụng phương pháp phân tích
định tính là chủ yếu, trong đó bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp phân tích so sánh. Đặc biệt, Luận án
còn sử dụng phương pháp phân tích SWOT khi đánh giá thực trạng logistics của
từng quốc gia được đề cập.
6. Đóng góp mới của Luận án
So với tình hình nghiên cứu hiện nay như đã nói ở trên thì Luận án có một
số đóng góp như sau:
12
Thứ nhất, tạo dựng cơ sở lý luận về logistics trên quan điểm lịch sử và toàn
diện. Với phương pháp phân tích lịch sử và toàn diện, Luận án lý giải một cách dễ
hiểu những vấn đề cơ bản như: bản chất của logistics, vì sao cần phát triển
logistics,sự hình thành và phát triển ngành dịch vụ logistics, các yếu tố cấu thành
hệ thống logistics quốc gia và nội dung phát triển logistics quốc gia;
Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển của logistics ở một số nước Đông
Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan) một cách khá toàn diện với nội dung
phong phú, đồng thời chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thành công
và những hạn chế trong sự phát triển logistics ở các quốc gia này.
Thứ ba, Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển logistics từ
thực trạng phát triển logistics của 3 quốc gia được nghiên cứu, đồng thời, đối chiếu
với điều kiện của nước ta để đánh giá khả năng áp dụng các bài học đó cho Việt
Nam;
Thứ tư, đánh giá tổng quan thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam, chỉ ra

được những yếu kém và nguyên nhân; trên cơ sở kinh nghiệm phát triển logistics
của một số nước Đông Nam Á,đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển logistics ở
Việt Namtrong thời gian tới.
7. Kết cấu nội dung Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 3
chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics và phát triển
logistics quốc gia
Chương II: Thực trạng phát triển logistics ở Singapore, Malaysia và
Thái Lan
Chương III: Bài học kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á và
đề xuất nhằm phát triển logistics ở Việt Nam
13
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS
VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS QUỐC GIA
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics
1.1.1. Nguồn gốc và bản chất của logistics trong lĩnh vực kinh tế
Trong quá trình cạnh tranh, để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh,
người sản xuất không chỉ quan tâm đến việc tổ chức sản xuất trực tiếp mà ngày
càng quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động phục vụ sản xuất và lưu thông như:
khai thác nguyên liệu, thu gom, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển
thành phẩm, vận chuyển bán thành phẩm từ nơi có nguyên nhiên vật liệu đến nơi
sản xuất, lưu kho, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển, giao nhận đến nơi người tiêu
dùng, bởi vì: (i) những hoạt động này gắn liền với quá trình sản xuất hàng hóa và
chi phí cho các hoạt động này trực tiếp cấu thành giá thành sản phẩm, (ii) những
hoạt động này trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, tiến độ cung ứng sản phẩm
và mức độ sẵn sàng cung ứng hàng đến với người tiêu dùng khi họ có nhu cầu, (iii)
trong quá trình cạnh tranh giữa những người sản xuất, những doanh nghiệp, khi mà
trình độ máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và

phổ cập, thì người có chi phí cho các hoạt động phục vụ sản xuất và lưu thông thấp
nhất và hợp lý nhất sẽ là người chiến thắng trong quá trình cạnh tranh.
Các hoạt động phục vụ sản xuất và lưu thông ngày càng có vai trò quan
trọng đối với người sản xuất để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, cũng như tăng khả năng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những
hoạt động này vào những năm 90 của thế kỷ XX được phổ biến gọi là logistics
(theo tiếng Anh) ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hàng loạt các công ty kinh doanh
logistics đã hình thành, trong đó có những công ty thành lập mới và có cả các công
ty được hình thành trên cơ sở các công ty vận tải, giao nhận trước kia. Thậm chí,
nhiều quốc gia không sử dụng tiếng Anh nhưng cũng dùng “logistics” như một từ
ngoại nhập khi nói đến các hoạt động kinh tế này.
Thực ra, thuật ngữ logistics ban đầu được sử dụng trong quân đội. Ở Mỹ,
thuật ngữ logistics được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2 để nói đến
quá trình quản lý việc vận chuyển quân khí, bổ sung, dự trữ khí tài quân dụng
14
nhằm giúp một chiến dịch thành công. Muốn một chiến dịch thành công, phải có
cách thức tổ chức quản lý lưu thông để cung cấp quân khí phục vụ cho chiến dịch -
hoạt động này gọi là logistics management (quản trị logistics). Quản trị logistics có
vai tṛ vô cùng quan trọng nhằm có đủ quân, đủ khí tài vào thời điểm cần thiết huy
động trong khi phải đảm bảo nguyên tắc bí mật của chiến dịch - yếu tố quyết định
thành công của cuộc chiến.Sau đại chiến thế giới thứ 2, thuật ngữ logistics được
người Mỹ vay mượn dùng trong quản lý xí nghiệp và gọi là logistics xí nghiệp
(business logistics). Logistics xí nghiệp dùng để chỉ sự quản lý tổng hợp của các
hoạt động như cung ứng nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển, lưu trữ của xí nghiệp
sản xuất, kinh doanh.
Tóm lại, hoạt động logistics không phải đến cuối thế kỷ XX mới xuất hiện
(như nhiều người quan niệm) mà nó ra đời và phát triển gắn liền sự ra đời và phát
triển của sản xuất hàng hóa hàng mấy trăm năm nay với bản chất là những hoạt
động quản lý phục vụ quá trình sản xuất và phân phối, lưu thông như: khai thác
nguyên liệu, thu gom, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển thành phẩm,

vận chuyển bán thành phẩm từ nơi có nguyên nhiên vật liệu đến nơi sản xuất, lưu
kho, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển, giao nhận đến nơi người tiêu dùng. Theo
thời gian, trình độ sản xuất ngày càng phát triển thì những hoạt động này ngày
càng hoàn thiện với trình độ cao hơn và đa dạng, phong phú hơn. Những hoạt động
này dần có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, những hoạt động này dần được chuyên môn
hóa trở thành một ngành dịch vụ độc lập có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
hiện đại với một tên gọi mới: “Logistics”.
1.1.2. Khái niệm logistics
Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về logistics. Sau đây là
một vài định nghĩa tiêu biểu về logistics:
Trước những năm 1980, logistics được hiểu là “các hoạt động phân phối vật
chất (PD) và quản lý kho bãi trong lưu thông thành phẩm và dịch vụ” [64,tr.2].
Đây là quan niệm logistics theo nghĩa hẹp (Outbound logistics), theo đó logistics
chỉ gắn với các hoạt động liên quan đến quản lý đầu ra của sản xuất (những hàng
15
hóa và dịch vụ cuối cùng) như vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn
kho, đóng gói, bao bì, phân loại, dán nhãn
Năm 1988, Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics
Administration Council) quan niệm “logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện
và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa
trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan từ
khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn
yêu cầu của người tiêu dùng” [82,tr.4]. Định nghĩa này đã liệt kê các hoạt động cơ
bản của logistics, nhấn mạnh Logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động liên hoàn
từ khâu lên kế hoạch, đến khâu thực hiện và khâu kiểm soát dòng lưu trữ, vận
chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và thông tin từ khi mua cho
đến khi được tiêu dùng. Đồng thời, nó cũng nói được mục đích của logistics một
cách khái quát nhất, đó là nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
Theo tài liệu giảng dạy của trường Đại học hàng hải thế giới thì “Logistics

là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên hay các yếu
tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua các nhà sản xuất, người
bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh
tế” [93,tr.5]. Quan niệm này ngay từ đầu nhấn mạnh mục đích của các hoạt động
logistics, bên cạnh việc liệt kê các hoạt động logistics cơ bản. Mục đích tối ưu hóa
về vị trí, lưu trữ và vận chuyển là khác biệt cơ bản giữa hoạt động logistics và các
hoạt động kinh tế khác, nên việc nhấn mạnh mục đích này là hợp lý khi định nghĩa
logistics. Tuy nhiên, định nghĩa này không bao quát hết nội hàm của khái niệm
logistics, nó mới chỉ liệt kê đến các hoạt động liên quan đến yếu tố đầu vào, tài
nguyên mà chưa chỉ rõ được hoạt động lưu kho, vận chuyển hàng hóa và cả các
yếu tố phi vật chất như thông tin qua từng khâu của quá trình sản xuất, lưu thông
và đến với người tiêu dùng.
Chủ tịch học viện Nghiên cứu Logistics Georgia, Hoa Kỳ, ông Edward
Frazelle thì cho rằng “Logistics là quá trình lưu chuyển của vật tư, thông tin và tiền
tệ từ người cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng” [75,tr.6]. Đây là một định
nghĩa ngắn gọn, nhấn mạnh khía cạnh lưu chuyển thông tin và tiền tệ trong
logistics, nhưng theo chúng tôi, định nghĩa như vậy chưa đầy đủ. Từ “vật tư” theo
16
từ điển tiếng Việt được hiểu là các thứ vật liệu, máy móc, công cụ cần cho sản
xuất, xây dựng nói chung, như vậy nó hẹp hơn đối tượng mà nội hàm hoạt động
logistics tác động. Hơn nữa, định nghĩa này chưa nói được mục đích của hoạt động
logistics.
Một định nghĩa về logistics được dùng tương đối phổ biến là “Logistics là
có được thứ cần thiết tại địa điểm và thời gian đúng nhất” [100,tr.6]. Mặc dù được
dùng tương đối phổ biến, song đây không phải là một định nghĩa chuẩn bởi vì nó
không nói được nội hàm, nội dung các hoạt động, nghiệp vụ của khái niệm này
(định nghĩa này chỉ cho chúng ta thấy được mục đích của logistics mà thôi). Việc
dùng định nghĩa này cũng là một trong các nguyên nhân làm cho logistics trở nên
mơ hồ, dẫn đến sự thiếu hiểu biết hay nhầm lẫn về logistics.
Tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

ngày 14/6/2005 đã thông qua Luật thương mại 2005, trong đó có qui định cụ thể
khái niệm dịch vụ logistics. Tại điều 233 - Mục 4 – Chương VI của Luật Thương
mại ngày 14/6/2005, Luật qui định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,
theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận
hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,
tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
[38,tr.58]. Như vậy, Luật Thương mại 2005 không định nghĩa logistics mà chỉ đề
cập đến dịch vụ logistics và chưa coi logistics là một chuỗi các hoạt động liên hoàn
trong chuỗi cung ứng.
Tóm lại, cho đến nay còn nhiều tranh cãi xung quanh việc định nghĩa khái
niệm logistics. Sở dĩ có nhiều quan niệm khác nhau về định nghĩa khái niệm
logistics là vì logistics không phải là một hoạt động mà gồm một chuỗi các hoạt
động phục vụ cho quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông. Hơn thế nữa, theo thời
gian, cùng với sự phát triển của sản xuất, của phân công lao động xã hội mà các
hoạt động này ngày càng mở rộng và phát triển. Chính vì thế, nội hàm của khái
niệm logistics thay đổi theo thời gian và không gian. Điều này dẫn đến sự xuất
hiện các định nghĩa khác nhau về logistics ở những thời điểm và không gian khác
nhau.
17

×