Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đóng góp của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 185 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHAN NGỌC THU

ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ THƠ XUÂN DIỆU
TRONG LĨNH VỰC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 5. 04. 33

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
GS. Nguyễn Đăng Mạnh

HÀ NỘI – 2002


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN ................................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC, VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÊ BÌNH
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỦA XUÂN DIỆU ................................................................. 25
1.1. Quan niệm của Xuân Diệu về văn học, chủ yếu là quan niệm về thơ .......... 27
1.2. Phƣơng pháp phê bình nghiên cứu văn học của Xuân Diệu: ......................... 40
CHƢƠNG 2: THÀNH TỰU TRONG LĨNH VỰC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC CỦA XUÂN DIỆU QUA NHỮNG CHẶNG ĐƢỜNG ................................... 62
2. 1. Nhìn lại một số tác phẩm tiêu biểu qua các thời kỳ ..................................... 62
2.1.1. Thời Thơ Mới (1932- 1945) .................................................................. 62


2.1.2. Những năm kháng chiến chống Pháp (1946 -1954): Tiếng thơ ............ 70
2.1.3. Từ 1955 đến 1985 .................................................................................. 73
2.2. Những mảng đề tài nổi bật ............................................................................ 85
2.2.1. Xuân Diệu với sáng tác thơ ca dân gian: ............................................... 85
2.2.2. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển dân tộc: ..................................... 89
2.2.3. Xuân Diệu với nền thơ Việt Nam hiện đại: ......................................... 112
CHƢƠNG 3: PHONG CÁCH PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU CỦA XUÂN DIỆU . 125
3.1. Nhà thơ trong nhà phê bình......................................................................... 126
3.2. Bình và giảng .............................................................................................. 144
3.3 "...Và cây đời mãi mãi xanh tƣơi"................................................................ 159
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 170
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 142


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những tác giả lớn của Văn học Việt Nam
thế kỷ XX. Ông không chỉ là nhà thơ hàng đầu mà còn là một nhà hoạt động kiệt xuất trên
nhiều lĩnh vực sáng tạo văn học.
Ngay từ những năm tuổi trẻ, với hai tòa lâu đài thơ ca lộng lẫy: Thơ thơ (1938) và Gửi
hương cho gió (1945) Xuân Diệu đã "đem đến một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn
nước non lặng lẽ này" [144, tr 212] và khẳng định vị trí văn học sử của mình: "nhà thơ mới
nhất", "đại biểu đầy đủ nhất" cho phong trào Thơ Mới (1932-1945). Đồng thời, ông còn là
tác giả hai tập văn xuôi Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945) và nhiều bài tranh luận
văn học sôi nổi đăng trên các báo Ngày nay, Phong hóa, Tao đàn...
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), hành trình sáng tác thơ ca của Xuân Diệu lại rạo
rực với một "nguồn thơ mới". Nếu kể từ hai bản tráng ca Ngọn Quốc kì (1945), Hội nghị non

sông (1946) đến tập Thanh ca cuối cùng (1982), Xuân Diệu đã có hơn 13 tập thơ đƣợc xuất
bản trong lòng xã hội mới, đó là chƣa kể đến nhiễu tập văn xuôi, thƣ dịch và hàng trăm buổi
nói chuyện thơ trƣớc công chúng; Tất cả, đều chứng tỏ cho ta thấy một Xuân Diệu - nhà thơ,
với một bút lực không hề vơi cạn, nhƣ "cây đời mãi mãi vanh tươi" nhƣ "sự sống chẳng bao
giờ chán nản".
Nhƣng, có lẽ, nói nhƣ nhà thơ Tế Hanh, hoặc Trần Đăng Khoa..."Về cơ bản, văn tài
Xuân Diệu ở giai đoạn này phát triển chủ yếu theo ngả tiểu luận nghiên cứu, phê bình, chứ
không phải là thơ" [71, tr 7 |. Hơn ba nghìn trang sách với gần hai chục công trình , kể từ
Tiếng thơ (1951) đến bài viết cuối cùng: S ự uyên bác với việc làm thơ (1985)...chỉ tính riêng
các tác phẩm lí luận, phê bình đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia" [128, tr 136]. Đặc biệt
những tác phẩm


2
Xuân Diệu bàn về "công việc làm thơ" tìm hiểu về "các nhà thơ cổ điển Việt Nam"...là những
công trình tầm cỡ chỉ có những nhà phê bình lớn, nhà văn hóa thực sự uyên bác tài hoa mới
vƣơn tới đƣợc.
Chính vì vậy, đã đến lúc muốn tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc sự nghiệp văn
học của Xuân Diệu, cũng nhƣ những đóng góp lớn lao, đặc sắc của ông đối với nền văn học
hiện đại nƣớc nhà, rất cần có những công trình nghiên cứu chuyên biệt từng tác phẩm, từng
chặng đƣờng, từng phƣơng diện sáng tạo của ông. Và, tất nhiên, không thể không có những
công trình chuyên sâu, khám phá vẻ đẹp và đóng góp của văn tài Xuân Diệu trong lĩnh vực
phê bình, nghiên cứu văn học.
1.2. V.G. Bi-ê-linxki, nhà phê bình văn học Nga nổi tiếng thế kỉ XIX, đã CÓ lần bàn
về mối quan hệ giữa phê bình và sáng tác nhƣ sau: "Ở đây không phải nghệ thuật tạo ra phê
bình, cũng không phải phê bình tạo ra nghệ thuật, mà cả hai đều xuất phát từ tinh thần của
thời đại, có điều phê bình là ý thức triết học, còn nghệ thuật là ý thức trực tiếp" [66, tr 239].
Từ sự phân biệt này có thể nhận thức đƣợc rằng, nếu đi sâu tìm hiểu sáng tác thơ ca của Xuân
Diệu, ngƣời đọc có thể tiếp cận với con - người - ý - thức- trực - tiếp của nhà thơ, thì đi sâu
tìm hiểu các tác phẩm tiểu luận, phê bình sẽ là dịp tiếp cận với con - ngƣời- ý - thức- triết học của tác giả. Tuy nhiên, đối với Xuân Diệu , con ngƣời""sống toàn tim, toàn hồn, sống

toàn tâm" cho thơ, thì cả nghệ thuật và phê bình đều là nỗi niềm thổn thức, rạo rực của một
Mái tim thơ luôn "khát khao giao cảm với đời", luôn gắn bó hết mình với con ngƣời và cuộc
sống; hay nói cách khác, cả "ý thức trực tiếp" và "ý thức triết học" đều đã hòa quyện, giao
thoa trong tâm hồn một nghệ sĩ bậc thầy để làm nảy sinh ra tài năng sáng tạo đa dạng trên
nhiều lĩnh vực. Vì thế, tìm hiểu đóng góp của Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu
văn học chỉ là công việc đi sâu tách bạch một cách tƣơng đối sự giao thoa ấy nhƣng lại có ý
nghĩa mở ra thêm một hƣớng tiếp cận với thế giới nghệ thụât thi ca đầy "cảm xúc” và "huyền
diệu" của chính ông.


3
1.3. Mặt khác ở nƣớc ta, cho dù nền văn học dân tộc vốn hình thành, phát triển từ
sớm, nhƣng phê bình, nghiên cứu văn học hiểu theo nghĩa nhƣ một hoạt động chuyên nghiệp
thì lại ra đời khá muộn. Suốt mƣời thế kỉ, văn học trung đại viết bằng chữ Hán, chữ Nôm; với
tính chất bác học, sùng cổ, với quan niệm "văn dĩ tải đạo", lực lƣợng sáng tác và công chúng
thƣởng thức thƣờng rất hạn hẹp. Mãi đến những năm ba mƣơi, bốn mƣơi của thế kỉ XX, khi
văn học Việt Nam thực sự bƣớc vào quá trình hiện đại hóa, mới xuất hiện một số tác phẩm
của các nhà phê bình, nghiên cứu chuyên nghiệp. Có thể kể đến, nhƣ "Phê bình và cảo luận"
(1933) của Thiếu-Sơn, "Thi nhân Việt Nam" (1941) của Hoài Thanh và Hoài Chân; "Việt
Nam văn học sử yếu" (1941) của Dƣơng Quảng Hàm, "Nhà văn hiện đại" (1942) của Vũ
Ngọc Phan.v..v...
Vẫn biết, phê bình là hoạt động chuyên môn không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn
học đƣơng đại, song mấy chục năm qua, nhìn lại thành tựu chung của văn học nƣớc nhà, so
với các thể loại khác, phê bình vẫn phát triển chậm chạp, nếu không nói là yếu kém. Lực
lƣợng phê bình chuyên nghiệp rất ít ỏi; những nhà phê bình thực sự có uy tín đƣợc giới sáng
tác và cổng chúng thừa nhận lại càng hiếm hoi. Tác phẩm phê bình phần lớn là những bài đọc
sách vô thƣởng, vô phạt đƣợc tập hợp lại, ít có những tiểu luận, những công trình dài hơi, tâm
huyết. Nhiều ngƣời chỉ coi phê bình văn học là nghề tay trái, thậm chí còn lãng; tránh vì ngại
đụng chạm, phiền hà. Trong bối cảnh ấy cần ghi nhận những đóng góp thực sự của một số
nhà giáo ở các trƣờng đại học, các viện, công trình của họ vừa phục vụ cho giang dạy nghiên

cứu, vừa góp phần thúc đẩy nền phê bình văn học. Đồng thời cũng cần kể đến thành tựu của
một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng vừa có tác phẩm văn thơ với phong cách nghệ thuật độc
đáo, vừa thể hiện tiếng nói đầy bản lĩnh qua những nghiên cứu phê bình. Ở thập niên sáu
mƣơi, bảy mƣơi, tám mƣơi, đó là Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình
Thi...., và gần đây là một số cây bút trẻ khác. Tuy nhiên, trong số nhà văn, nhà thơ đã kể trên,
chƣa ai để nhiều tâm sức, dành nhiều thời gian viết nhiều, viết say sƣa có hệ thống và để lại
nhiều tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực


4
phê bình, nghiên cứu văn học nhƣ Xuân Diệu. Ông thật xứng đáng là nhà thơ lớn, nhà phê
bình tài danh của nền văn học nƣớc ta trong thế kỉ XX. Tìm hiểu, nghiên cứu Xuân Diệu ở
lĩnh vực sáng tạo này một cách toàn diện và sâu sắc, nhất định sẽ rút ra đƣợc những bài học
bổ ích, những kinh nghiệm quí báu cho sự phát triển của nền phê bình văn học hôm nay, góp
phần bổ sung vào mảng nghiên cứu lịch sử hình thành nhà văn và quan niệm văn học của nền
văn học hiện đại chúng ta khi bƣớc vào thiên niên kỉ mới.
1.4. Giảng dạy và học tập văn chƣơng trong nhà trƣờng tuy có những nét đặc thù,
riêng biệt, nhƣng nhìn ở một phƣơng diện nào đấy, nó cũng chính là một cách đƣa văn học
trở về với công chúng. Những tập sách giới thiệu, phê bình nghiên cứu văn học đầy sức hấp
dẫn của Xuân Diệu vừa là một kho kiến thức, tƣ liệu văn học đồ sộ, vừa là những bài học có
ý nghĩa "cẩm nang‖ cho những ai muốn thực sự đi vào con đƣờng sáng tác cũng nhƣ học tập,
giảng dạy, nghiên cứu văn học.
Với chƣơng trình cải cách giáo dục, Xuân Diệu là một trong những tác giả trọng tâm
đƣợc giảng dạy ở Phổ thông và Đại học. Tìm hiểu đóng góp của Xuân Diệu trong lĩnh vực
phê bình văn học, nhƣ trên đã nói, không chỉ là cơ sở để hiểu sâu hơn vẻ đẹp trong các tác
phẩm thi ca của ông; mà còn giúp cho giáo viên phổ thông có thêm cơ sở phƣơng pháp luận
để nhận thức và đánh giá toàn diện về cuộc đời,sự nghiệp của một tác giả lớn trong chƣơng
trình. Đó cũng chính là việc làm thiết thực góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học văn - một
vấn đề thời sự đang đƣợc xây dựng và nhà trƣờng quan tâm .
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích
Từ góc nhìn văn học sử, luận án tập hợp và khảo sát một cách có hệ thống những tác
phẩm tiểu luận phê bình văn học của Xuân Diệu, nhằm phát hiện, tìm hiểu toàn diện những
đóng góp lớn lao của nhà thơ ở lĩnh vực này, qua đó khẳng định tài năng phong phú đa dạng
của Xuân Diệu, một nhà thơ kiệt xuất , một nhà


5
phê bình văn học đặc sắc, một gƣơng mặt văn hóa tiêu biểu của dân tộc ta trong thế kỉ XX.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Tìm hiểu quan niệm về văn học (chủ yếu là quan niệm về thơ), quan niệm về
phê bình nghiên cứu văn học của Xuân Diệu, coi đây là cơ sở nhận thức luận tạo nên phƣơng
pháp phê bình văn học của ông. Tất nhiên, trong quá trình tìm hiểu hệ thống quan niệm ấy
qua các tác phẩm phê bình, tiểu luận - phần "ý thức triết học", không thể không liên hệ tới
phần "ý thức trực tiếp" - thế giới hình tƣợng nghệ thuật thi ca của nhà thơ.
2.2.2. Đánh giá thành tựu trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu văn học của Xuân Diệu
qua từng chặng dƣờng, điểm lại những tác phẩm, công trình tiêu biểu, những mảng đề tài nổi
bật, nhƣ một quá trình vận động phát triển có qui luật, gắn với hành trình sáng tác của nhà
thơ, và tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
2.2.3. Trong mối quan hệ so sánh vói một số nhà phê bình văn học tiêu biểu cùng
thời, bƣớc đầu phát hiện những nét nổi bật của phong cách nghệ thuật phê bình Xuân Diệu.
Từ đó, khẳng định vị trí và đóng góp lớn lao của ông trong lĩnh vực sáng tạo này nói riêng và
trong nền văn học nƣớc ta nói chung.

TỔNG QUAN
1. Tình hình nghiên cứu vần đề
Sau bài thơ đầu tiên Với bàn tay ấy đƣợc in trên báo Phong Hóa (1935), bên cạnh
sáng tác thơ Xuân Diệu còn viết nhiều tiểu luận gửi đăng các báo. Nhƣ đã đƣợc chuẩn bị rạo
rực, dồn nén từ thuở thiếu thời, bƣớc vào tuổi 20, tài năng văn học của Xuân Diệu cùng lúc
bừng nở ở nhiều phƣơng diện; thơ, văn xuôi, phê bình cảo luận. Tất cả đều tuôn chảy từ một

hồn thơ mới lạ, vừa gần gũi, vừa bồng bột, vừa xôn xao mà quyến rũ đến vô cùng! Nhà thơ
Tế Hanh cho rằng, với


6
Thơ thơ và Gửi hương cho gió, Xuân Diệu đã hoàn tất dòng thơ đạt tới giá trị cổ điển, sức thơ
của anh đã phát triển tới cùng, đỉnh điểm [71, tr.7]. Có lẽ vì thế, ngay từ đầu và cả cho đến
hôm nay, mỗi lần nhắc Xuân Diệu, hầu nhƣ độc giả và đại bộ phận các nhà nghiên cứu, phê
bình đều bị cuốn hút bởi tài thơ của ông. Nếu phải lập một thƣ mục nghiên cứu về Xuân Diệu
thật đầy đủ, thì đa phần các công trình, bài viết đều tập trung khám phá vẻ đẹp thơ ca Xuân
Diệu, từ nhiều bình diện, nhiều góc độ khác nhau.
Những bài viết, những công trình có liên quan đến đóng góp của Xuân Diệu trong lĩnh
vực phê bình nghiên cứu văn học còn ít, chƣa tƣơng xứng với tầm vóc các trƣớc tác của ông
để lại cho đời. Nhìn chung có thể phân thành ba loại:
Loại thứ nhất, chủ yếu tìm hiểu giá trị thơ Xuân Diệu, thảng hoặc có đề cập tới hoạt
động phê bình văn học của Xuân Diệu và coi đó nhƣ một hoạt động cho thơ.
Loại thứ hai, đối tƣợng nghiên cứu chính là cuộc dời và sự nghiệp văn học của Xuân
Diệu; hoạt động phê bình đƣợc coi nhƣ một phƣơng diện để hiểu thêm tài năng của nhà thơ
và để khẳng định thêm đóng góp của Xuân Diệu đối với đời sống văn học.
Loại thứ ba, là những bài viết trực tiếp lấy đối tƣợng tìm hiểu là những tác phẩm tiểu
luận, phê bình của Xuân Diệu. Loại này còn ít hơn cả.
Dƣới đây là diễn biến cụ thể của tình hình nghiên cứu vấn đề qua từng thời kì.
1.1. Từ năm 1955 trở về trước:
Hầu nhƣ chƣa có ai trong giới nghiên cứu đề cập đến hoạt động phê bình của Xuân
Diệu.
Năm 1941, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhân giới thiệu về thơ Xuân Diệu,
có nêu một thoáng nhận xét:


7

... "Ngay lời văn Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi, Xuân Diệu viết văn tựa trẻ con học
nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng
bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người. Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo
những đường có sẵn. Ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay" [144, tr 120].
Năm 1942, khép lại bài viết về Xuân Diệu trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan
khái quái: "Người ta thấy dù ở văn xuôi hay ở văn vần, bao giờ Xuân Diệu cũng là một thi sĩ,
một thi sĩ giàu lòng yêu dấu" [ 131, tr.274].
Có thể coi mấy nhận xét trên dây, dù chƣa có gì trực tiếp, nhƣng phải chăng đó là
những ý kiến sớm nhất của giới nghiên cứu phê bình có đả động đến văn Xuân Diệu.
1.2. Từ năm 1955 đến 1985
Sau hơn mƣời năm đi cùng Cách mạng và kháng chiến, Xuân Diệu hòa mình vào đại
chúng, cùng "chia với nhân dân cay đắng, ngọt bùi, như gỗ thuyền ăn chịu cùng muối biển"
(Lệ); vốn là "một người của đời", khác với nhiều bạn bè cùng thế hệ, hồn thơ Xuân Diệu sớm
bắt nhịp với cuộc sống mới. Cũng có lúc Xuân Diệu tâm sự, khi không làm đƣợc thơ thì
ngƣời ta viết phê bình, nhƣng vẫn đều đặn, cứ hai, ba năm ông lại có một tập thơ ra mắt bạn
đọc. Từ Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962) đến Một khối hồng (1964), từ
Hai đợt sóng (1967) Tôi giàu đôi mắt (l970) đến Hồn tôi đôi cánh (1976); từ Thanh ca
(1982) đến Tuyển tập Xuân Diệu - tập I, thơ (1983), ở những mức độ khác nhau, thi phẩm
nào của Xuân Diệu cũng mang đƣợc dấu ấn trăn trở sáng tạo của tâm hồn một nhà thơ lớn,
cũng đƣợc đông đảo chúng và giới nghiên cứu phê bình, chờ đợi, đón nhận.
Khó có thể nói, những tập thơ vừa kể trên đây là "sản phẩm phụ" (chữ dùng của Trần
Đăng Khoa) của Xuân Diệu. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trong khỏang ba mƣơi năm cuối
đời, bên cạnh dòng thơ vẫn tuôn trào, Xuân Diệu


8
còn có một sự nghiệp thầm lặng mà lớn lao hơn, một khối lƣợng trang viết đồ sộ và hấp dẫn
hơn, ấy là hàng loạt những công trình tiểu luận, phê bình của ông lần lƣợt đến với bạn dọc.
Năm 1983, Xuân Diệu đƣợc bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật Cộng hòa
Dân chủ Đức. Đó không chỉ là vinh dự của riêng nhà thơ, mà còn là một niềm vui của văn

hóa, văn học Việt Nam. Trong bối cảnh ấy, độc giả nói chung, giới sáng tác và nghiên cứu
phê bình nói riêng, đã bắt đầu chú ý hơn đến nhũng đóng góp của Xuân Diệu "ở các hoạt
động khác cho thơ", nhất là lĩnh vực phê bình, nghiên cứu văn học.
Năm 1958, nhân đọc Những bước đường tư tưởng của Xuân Diệu Chế Lan Viên đã
phát biểu cảm nghĩ: " Xuân Diệu là một nhà thơ có lí", rồi giải thích rõ hơn:
"Cái lí của Xuân Diệu là cái lí do sự cọ xát đấu tranh mà bật ra, không phải là cái lí
nằm sẵn trên một trang sách in, có người bê vào một trang sách viết. Tôi yêu nó là cái lí
động chứ không phải là lí tĩnh nằm ngủ cứng đờ. Đọc Xuân Diệu, người ta vẫn thấy anh dẫn
chứng sách nọ, sách kia, nhưng anh không mắc bệnh sách vở, từ chương, không ăn tươi nuốt
sống những điều anh đọc. Đọc anh, người ta không thoát li thực tế văn học Việt Nam, mà trái
lại càng gắn mình vào" [158, tr. 6].
Nhà thơ trí tuệ Chế Lan Viên, đã nêu đƣợc một nét nổi bật trong cách viết tiểu luận
phê bình của Xuân Diệu.
Năm 1970, trên tuần báo Văn nghệ số 373, cuối bài viết về "Tâm hồn thơ Xuân Diệu",
nhà giáo Nguyên Duy Bình đã đề cập đến việc Xuân Điệu "Giới thiệu thơ cổ điển" (Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hƣơng, Tú Xƣơng) nghiên cứu ca dao cổ, thơ quần chúng hiện nay, viết về các
nhà thơ hiện đại, dịch và bàn về các nhà thơ thế giới v.v...Từ đó tác giả cho rằng: "Nhà phê
bình Xuân Diệu đã được mến yêu và có tín nhiệm... Ngòi bút viết phê bình tiểu luận của anh
linh hoạt, tinh tế, sâu sắc. Tác phẩm xưa và nay qua những lời phê bình và giới thiệu của anh
sáng đẹp hơn lên... Chất lượng của các bài viết cũng chưa đều. Nhưng nói chung


9
những phát hiện, khám phá của anh khá thú vị, bổ ích. Anh đã đem được khiếu nhạy cảm của
người nghệ sĩ giúp cho bạn đọc đi sâu vào cái hay cái đẹp của thơ; giúp cho thơ phát huy tác
dụng tích cực vào đời sống" [149, tr 63].
Những ý kiến vừa dẫn, tuy chƣa nằm trong một luận lí chặt chẽ, song phần nào cũng
đƣa ra dƣợc một vài nhận xét về mặt mạnh, mặt yếu của ngòi bút phê bình Xuân Diệu.
Đi sâu vào một số tác phẩm cụ thể của Xuân Diệu ở lĩnh vực này, phải kể đến bài viết
"Xuân Diệu qua "Thi hào dân tộc 'Nguyễn Du" của Mai Quốc Liên. Là ngƣời đã từng nhiều

năm nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam, tác giả cảm thông với Xuân Diệu khi phải
đối diện với Nguyễn Du và Truyện Kiều là nơi đã thử thách khá nhiều ngọn bút, khi phải
ngồi trƣớc một đầu đề "hạn vận" nhƣ đọc Văn chiêu hồn. Mai Quốc Liên thấy đƣợc "cái linh
hoạt của ngòi bút Xuân Diệu", khi "kết hợp sự suy nghĩ, nhiệt tình, cảm xúc, vốn sống"... trên
từng trang viết để "làm cho người đọc xích lại gần hơn với tấm lòng nhân đạo lớn rộng của
Nguyễn Du" [ 149, tr 238].
Cũng trong bài viết này, Mai Quốc Liên cho rằng, Xuân Diệu hấp dẫn ngƣời đọc
không phải "trên những nét lớn của vấn đề" mà chính là "những phát hiện thú vị trên từng
chi tiết"; Xuân Diệu tin "có cách nói mới" "một cách viết thật thoái mái" với "mạch văn lôi
cuốn, sôi nổi". Xuân Diệu "say sưa theo đuổi những ý nghĩ của mình, phát triển nó, và nói
liền một mạch, nói đến tận cùng vấn đề, và chỉ đến lúc đó, anh mới buông tha nó" [149,tr.
239]
Theo, Mai Quốc Liên, nhƣợc điểm của tập sách là ở chỗ: "Xuân Diệu đã để bộc lộ
quá nhiều nhiệt tình của mình ra ngoài, và do đó đôi khi anh nói nhiều quá, trong khi đáng lẽ
anh nên thâm trầm hơn, ẩn kín hơn, anh chỉ cần gợi ra mà người ta hiểu, ít lời mà hàm xúc
sâu xa". [149, tr 239]
Năm 1973, giáo sƣ Lê Đình Kỵ đăng tiểu luận ―Xuân Diệu và những áng thơ hay‖
trên tập Tác phẩm mới, số 2-1 (sau đó đƣợc in lại trong cuốn Thơ với


10
Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Nhà xuất bản Cửu Long - 1983). Có thể nói đây là
bài viết đầu tiên khá kỹ lƣỡng về công việc bình thơ của Xuân Diệu. Tác giả vừa thấu hiểu,
vừa nhiệt tình phát hiện, phân tích những nét đặc sắc về tƣ tƣởng thẩm mĩ và phong cách
nghệ thuật Xuân Diệu khi bình luận, giới thiệu những bài thơ hay. Giáo sƣ Lê Đình Kỵ cũng
chỉ ra những mặt mạnh, mặt hạn chế của Xuân Diệu khi giới thiệu thơ ca cổ điển, thơ ca cách
mạng hiện đại trong nƣớc, thơ của các thi sĩ nƣớc ngoài... để đi đến khái quát:
"Thành công của Xuân Diệu trước hết là ở lòng say mê trân trọng di sản thơ ca dân
tộc, ở khả năng cảm thụ sắc sảo, tinh nhạy, lại có sự am hiểu tinh tế ngôn ngữ Việt Nam, từ
đó có nhữnq bài viết xuất sắc, với nhiều khám phá độc đáo. Đó là về chất lượng. Còn khôi

lượng các bài tiểu luận phê bình cũng rất lớn, hiện nay chưa có cây bút nào sánh kịp" [91, tr
66].
Công trình Nhà văn Việt Nam (1945-1975) hai tập của giáo sƣ Phan Cự Đệ và giáo sƣ
Hà Minh Đức ra đời năm 1979 (tập 1) và năm 1981 (tập 2) mang tính chất tổng kết đánh giá
thành tựu của ba mƣơi năm xây dựng nền văn học mới, tất nhiên theo quan điểm của ý thức
văn học hồi bấy giờ. Ở chƣơng: "Về một nền lí luận, phê bình nghiên cứu văn học theo quan
điểm mác-xít ba mươi năm 1945-1975", giáo sƣ Phan Cự Đệ khi nhắc đến đội ngũ lí luận phê
bình, ngoài lực lƣợng chuyên nghiệp, đã nói đến sự đóng góp rất quan trọng của các nhà sáng
tác nhƣ Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên vào lĩnh vực phê
bình văn học; và có đoạn so sánh:
..."Cùng đi vào công việc bếp núc của nghề thơ, nhưng Chế Lan Viên thì thông minh,
độc đáo, tập trung gây ấn tượng bằng một lối diễn đạt mới mẻ hấp dẫn còn Xuân Diệu thì cởi
mở, chân tình, trò chuyện thu hút thế hệ trẻ bằng tìm tòi, khám phá và tấm lòng nâng niu, của
một nghệ sĩ đối với di sản văn hóa của cha ôm;" [66, tr 295].
Cũng trong công trình này, ở phần giới thiệu các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu, giáo sƣ
Hà Minh Đức đã khắc họa: "Xuân Diệu là nhà thơ, và cũng là nhà nghiên cứu và phê bình,
người có nhiều hoạt động sôi nổi và đóng


11
góp trong công việc giới thiệu, dịch thơ và nói chuyện thơ" [166, tr 614]. Đồng thời tác giả
công trình còn dành hơn 6 trang để nhìn lại hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học của
Xuân Diệu và chỉ ra một số đặc điểm nổi bật nhƣ "toàn bộ hoạt động của Xuân Diệu đều hút
vào và xoay quanh cái trục của thơ", "thiên hướng của Xuân Diệu là biểu dương cái hay,
chọn những sáng tác hay nhất của từng tác giả để khai thác bình luận", "luôn tỏ ra tinh tế và
cảm thụ chính xác" nhưng"khi chủ quan thì cũng dễ bình luận một cách ồ ạt".
Sau này ở bài viết "Anh đã sống hết mình cho cuộc sống và cho thơ" [68, tr. 75] cũng
nhƣ một số bài viết khác, giáo sƣ Hà Minh Đức tiếp tục phân tích làm sáng rõ những dặc
điểm ấy và khẳng định ngợi ca những đóng góp của Xuân Diệu không chỉ trong lĩnh vực sáng
tạo thơ mà còn cả trong hoạt động phê bình nghiên cứu văn học.

Năm 1983 Tuyển tập Xuân Diệu tập I (thơ) đã ra mắt bạn đọc. Lời giới thiệu tuyển tập
là một bài tiểu luận rất công phu của nhà thơ Hoàng Trung Thông, chủ yếu dành để phân tích,
lí giải quá trình hình thành, phát triển và những dóng góp đặc sắc của Xuân Diệu trong lĩnh
vực sáng tác thơ. Tuy vậy Hoàng Trung Thông vẫn không quen nhắc đến một Xuân Diệu có
"hàng bao nhiêu bài tiểu luận và phê bình để khẳng định cái mới trong văn học" bằng một
"bút lực thật là mạnh mẽ, phong phú, uyển chuyển". Với Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu là
nhà thơ đầy tài năng "đi từ thế giới cũ đến thế giới mới đi từ sáng tạo này đến sáng tạo khác,
tinh thông văn học trong nước và văn học thế giới một người có công với nền văn học mới,
một người đáng bậc thầy cho các nhà thơ trẻ" [28, tr37].
Năm 1984, Nhà thơ Việt Nam hiện đại- một công trình tập thể của nhiều tác giả, do
Viện Văn học tổ chức biên soạn, đƣợc xuất bản. Viết về Xuân Diệu sau khi phân tích những
nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật sáng tạo thi ca, nhà phê bình Mã Giang Lân đã nhấn
mạnh: "Xuân Diệu có ưu thế và có những đóng góp trong những hoạt động phê bình, giới
thiệu, thơ, dịch thơ... Phải


12
thừa nhận rằng, qua những phát hiện của ảnh, các tác phẩm càng lộ cái đẹp đẽ, cái sâu sắc.
Và kì (liệu là, với các hài viết của anh, các hài {hớ, các nhà thơ như được xuân hóa, trẻ
thêm, vô cùng sinh động... Anh gây ấn tượng và cuốn hút hấp dẫn người đọc bằng những
khám phá bất ngờ, bằng những suy nghĩ sâu sắc, tâm đắc, bằng hành văn sinh động, bằng
những liên tưởng so sánh độc đáo theo cách riêng của mình" [95, tr.121].
Trong mạch ý tƣởng ấy, ở nhiều bài viết khác, Mã Giang Lân đã làm nổi bật "sự đa
dạng của Xuân Diệu" trong suốt cuộc đời lao động nghệ thuật.
Nguyễn Văn Long trong "Từ điển Văn học" tập II, ghi những dòng cô đọng về cuộc
đời và sự nghiệp của Xuân Diệu, vẫn không quên "đóng góp của Xuân Diệu vào việc tìm
hiểu, học tập truyền thống thư ca dân tộc bằng một loạt công trình có giá trị", và nhận xét:
"Bằng một vốn hiểu biết phong phú và một sự tinh nhạy của nhà thơ, với lối viết luôn tràn
đầy nhiệt tình, cảm xúc, những tác phẩm phê bình tiểu luận, bút kí của Xuân Diệu có một
tiếng nói riêng đáng chú ý" [100, tr 605].

Ngày 18/12/1985, lúc 19h 45 phút, do một cơn đau tim đột ngột, nhà thơ Xuân Diệu
đã trút hơi thở cuối cùng tại phòng cấp cứu bệnh viện Việt - Xô trong niềm đau đớn tiếc
thƣơng vô hạn của bạn bè văn nghệ và đông đảo công chúng bạn đọc trong và ngoài nƣớc.
Điếu văn của Ủy ban Trung ƣơng Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt
Nam đọc tại lễ truy diệu ngày 21 tháng 12 năm 1985 đã nhìn lại một cách khái quát cuộc đời,
sự nghiệp Xuân Diệu và khẳng định: Xuân Diệu là "nhà thơ lớn, nhà phê bình văn học xuất
sắc nhà hoạt động văn hóa và xã hội tích cực, người đồng cảm sâu sắc của các thế hệ thanh
niên Việt Nam trong suốt chặng; đường nửa thế kỉ qua".... "Những di sản tinh thần mà Xuân
Diệu để lại cho chúng ta là những di sản đẹp đẽ và là những di sản lâu bền, có thể truyền từ
thế hệ này đến thế hệ khác, di sản không chỉ có giá trị trong nước lúc mà còn có giá trị quốc
tế"... Xuân Diệu ra đi nhƣ "một cây lớn nằm xuống làm cho cả khoảng trời trống vắng [133,
tr 137].


13
Tuy nhiên với một ngƣời nhƣ Xuân Diệu "Chết không phải là hạ màn của một cuộc
đời; chết là bắt đầu một cuộc sống khác của tác phẩm một nhà văn, nhà thơ" [41, tr-206].
1.3. Từ 1986 đến nay:
Hơn mƣời năm sau chiến tranh, muốn vƣợt qua tình trạng kinh tế bao cấp nghèo nàn
lạc hậu, đất nƣớc không thể không đổi mới để phù họp với qui luật phát triển của lịch sử và
hội nhập với nhân loại. Trƣớc vận hội ấy, ý thức văn học của thời đại nói chung và tƣ duy lí
luận phê bình nói riêng, từng bƣớc đã có những chuyển biến rõ rệt. Nhiều hiện tƣợng văn học
trong quá khứ nhƣ Phong trào Thơ Mới (1932-1945), tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn, Vũ Trọng
Phụng... đƣợc nhìn nhận và đánh giá lại một cách cởi mở, toàn diện hơn. Giới phê bình
nghiên cứu văn học có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn tƣ liệu. Công việc tìm hiểu, phân tích,
lí giải về tác giả tác phẩm có thêm những góc nhìn mới, và ngày càng có nhiều phát hiện mới
mẻ hơn.
Trong tình hình ấy, việc đi sâu nghiên cứu nhiều phƣơng diện của sự nghiệp văn học
Xuân Diệu đã có những bƣớc tiến đáng kể. Dƣới đây chỉ điểm lại những công trình, những
bài viết có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực phê bình, nghiên cứu văn học của Xuân Diệu:

Năm 19X6, Vũ Đức Phúc khi nhìn lại tình hình lí luận phê bình trong Văn học Việt
Nam kháng chiến chống Pháp 1945-1954 không quên nói đến Tiếng thơ:
"Xuân Diệu với tập Tiếng thơ (1951) đã chăm chỉ theo dõi thơ ca kháng chiến và
phân tích đánh giá mọi sáng tác thơ ca một cách xác đáng. Lí luận về thơ ca của anh có
nhiều sáng tạo, dựa trên kinh nghiệm bản thân và dựa trên một vốn hiểu biết sâu sắc về thơ
ca châu Âu và cả thơ ca Việt Nam, Trung Quốc cổ. Kinh nghiệm của anh có thể giúp cho
những nhà thơ trẻ". [128 ,tr 70]
Năm 1987, công trình Xuân Diệu con người và tác phẩm do Hữu Nhuận biên soạn,
nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành đã tập hợp một số bài viết tiêu biểu, những cảm nghĩ của
nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình bạn bè trong


14
ngoài nƣớc về cuộc đời, sự nghiệp của Xuân Diệu. Tất cả đều nói lên tình cảm mến yêu và
khẳng định những cống hiến lớn lao của Xuân Diệu cho nền văn học nƣớc nhà. Nam Chi
(một Việt kiều ở Pháp) đã ví cuộc đời Xuân Diệu nhƣ "một chuỗi cườm, đồ trang sức của các
bà mẹ quê, mà mồ hôi thời gian làm sáng long lanh từng hạt một"; và Nam Chi đã chia chuỗi
hạt huyền ấy làm ba giai đoạn: Trƣớc năm 1945, Xuân Diệu "là người tạo sinh lực cho Thơ
Mới" - hiểu theo nghĩa một trào lƣu trong lịch sử văn học, "những đóng góp có tính cách tự
nhiên, như một qui luật của bản năng sáng tạo, của con chim "ngứa cổ hát chơi". Giai đoạn
hai, từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1954, "những cống hiến ở giai đoạn này là một cố
gắng vượt bậc về ý thức, tình cảm, một hy sinh của con người cho một lý tưởng: giải phóng
đất nước và phục vụ nhân dân. Giai đoạn ba, sau 1951 về Hà Nội, Xuân Diệu vẫn tiếp tục
làm thơ như trước, nhưng lại dành nhiều thời gian nghiên cứu theo hai hướng chính: thơ văn
Việt Nam cổ điển và văn học dân gian, bên cạnh một số bài về thơ hiện đợi và thơ nước
ngoài" [ 133, tr 90].
Suy nghĩ trên đây của Nam Chi về "trường hợp Xuân Diệu" chƣa hẳn đã thống nhất
với một số ngƣời vốn quen tìm hiểu, đánh giá đƣờng đời, đƣờng thơ Xuân Diệu theo kiểu
giản đơn, một chiều, nhƣng lại có cơ sở hợp lí từ chính cuộc đời hoạt động phong phú sôi nổi
và thực tiễn sáng tác của Xuân Diệu qua tìm từng chặng đƣờng. Điều đáng nói là Nam Chi,

cũng nhƣ Tế Hanh và Trần Đăng Khoa sau đó, đã thấy rõ hoạt động phê bình nghiên cứu có
một vị trí không kém phần nổi bật, chiếm một quãng thời gian rất có ý nghĩa trong cuộc đời
và sự nghiệp của Xuân Diệu.
Hòa nhịp với những chuyển hiến chung của tình hình phê bình, nghiên cứu văn học,
chƣơng trình và sách giáo khoa ở trƣờng Đại học và Phổ thông cũng đƣợc cải cách. Xuân
Diệu là một trong những tác giả lớn đƣợc biên soạn khá kĩ lƣỡng trong giáo trình Đại học và
sách giáo khoa phổ thông.


15
Giáo sƣ Nguyễn Trác, trong giáo trình "Văn học Việt Nam 1945-1975" tập II, ở
chƣơng ở Xuân Diệu, sau khi giới thiệu tiểu sử, con ngƣời sự nghiệp của nhà thơ, đã dành
riêng một mục tìm hiểu về "Xuân Diệu, nhà viết bút kí, tiểu luận và phê bình văn học", để từ
đó nêu lên một số nhận định khái quát.
Giáo sƣ Nguyễn Đăng Mạnh trên Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
đã dành nhiều bài viết công phu và sâu sắc về Xuân Diệu, tập trung vào hƣớng tìm hiểu, phát
hiện tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà thơ. Từ Xuân Diệu và niềm khát khao giao cảm với đời
(Văn nghệ, số 29, ngày 20/7/1985), "Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu" [113], đến Tư
tưởng và phong cách một nhà thơ lớn [114], tác giả đã giúp cho ngƣời đọc nhận diện "đặc
điểm độc đáo của thi pháp Xuân Diệu", mối quan hệ mật thiết giữa các loại hình sáng tạo
trong sự nghiệp văn học của ông; đồng thời gợi ý bƣớc đầu sự khác nhau trong phong cách
phê bình nghệ sĩ của một số nhà văn, nhà thơ nhƣ: Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Hoài Thanh...
Giáo sƣ Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Tôi không muốn tách biệt văn Xuân Diệu với thơ
Xuân Diệu. Văn hay thơ thì vẫn là hình ảnh phập phồng nóng hổi của một trái tim đắm say
sự sống, mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu"[113.tr61]. Và "phê bình cũng là sự giao cảm tri âm
tri kỉ giữa người làm thơ và người đọc thơ"...là sự "muốn gặp tất cả và tỏ lòng với tất cả
những cảm nghĩ tin yêu của mình" để "đón nhận những giao cảm của mọi người...", ấy cũng
là lí do để giải thích lại sao ở lĩnh vực này, nhà thơ Xuân Diệu đã "viết nhiều, viết say sưa
hơn bất cứ nhà nghiên cứu nào".
Cũng trong gian thời gian này, nhà phê bình văn học Vƣơng Trí Nhàn "những mong

tìm ra những khía cạnh mà chưa ai nói tới", đã sƣu tầm, giới thiệu bài tiểu luận của Xuân
Diệu trƣớc Cách mạng tháng Tám: "Tính cách An Nam trong văn chương" đăng trên báo
Ngày nay năm 1939 để cho ngƣời đọc thấy đƣợc Xuân Diệu sớm có "quan điểm cởi mở về
tính dân tộc" [149. tr 257] - một vấn đề có ý nghĩ thời sự, hiện đang đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm. Theo hƣớng đi


16
sâu vào tác phẩm và con ngƣời tác giả, Vƣơng Trí Nhàn còn có bài viết về công trình của
Xuân Diệu nghiên cứu "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam"; qua đó nói lên "cái công của Xuân
Diệu trong việc trở về cội nguồn thơ dân tộc" và khẳng định " Xuân Diệu đã đi đầu trong
việc: tìm hiểu gia tài văn học cổ điển" [149, tr 238]. Vƣơng Trí Nhím còn tạo ra những cuộc
phỏng vấn tƣởng tƣợng với Xuân Diệu nhằm giúp cho ngƣời đọc hiểu thêm về tác giả và có
cơ sở cảm nhận tác phẩm sâu sắc hơn.
Giáo sƣ Hoàng Nhƣ Mai, trong sách giáo khoa Văn 11, phần Văn học Việt Nam, khi
nhận định về sự nghiệp thơ văn Xuân Diệu cũng đề cập đến: "Ngòi bút nghiên cứu phê bình
của Xuân Diệu phát hiện, khám phá nhiều điều độc đáo, sâu sắc (trong các bài nghiên cứu
thơ văn cổ điển về Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Trần Tế Xương, Nguyễn
Khuyến...) và có những nhận xét chính xác, tinh tế (tập Tiếng thơ, Phê bình giới thiệu thơ,
Dao có mài mới sắc...).
Tháng 8/1993, trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Trần Đăng Khoa trong mội bài bút kí
chân dung văn học đã đánh giá rất cao sự nghịêp phê bình nghiên cứu thơ ca của Xuân Diệu:
"Tôi trộm nghĩ, sự đóng góp lớn lao của Xuân Diệu sau Cách mạng vẫn không phải là
thư ca, mặc dù thơ ông vẫn hay, cũng không phải ở mảng dịch thuật, mặc dù mảng dịch thơ,
giới thiệu thơ này cũng đủ thành một sự nghiệp mà nhiều người không dám mơ tưởng. Tài
năng Xuân Diệu sau thời 'Thơ thơ", "Gửi hương cho gió" một lần nữa rực chói lên ở lĩnh
vực phê bình, nghiên cứu thơ ca...".
..."Xuân Diệu đã viết hầu hết các danh nhân văn học Việt Nam. Viết hay đến mức
không ai có thể sánh được. Mặc dù trước Xuân Diệu chúng ta đã có Hoài Thanh, nhà phê
bình thiên tài của thời Thơ Mới"..."Nếu Hoài Thanh có biệt tài tiên cảm văn chương, thì

Xuân Diệu lại rất giỏi đi vào kỹ xảo, đi vào thực tiễn cụ thể của bếp núc nhà nghề” [85,tr
53,54].


17
Và, Trần Đăng Khoa đã coi hai tập Nhà thơ cổ điển của Xuân Diệu cùng với Thi nhân
Việt Nam của Hoài Thanh là hai bộ sách quí, "là bảo bối, là sách học nghề".
Ở thập niên chín mƣơi, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Xuân Diệu đã là đề tài của
nhiều luận án thạc, tiến sĩ chuyên ngành khoa học ngữ văn. Song, phần lớn các luận án đều
tập trung nghiên cứu, phát hiện thêm những giá trị phong phú của thơ ca Xuân Diệu; nhất là
tìm hiểu khẳng định vẻ đẹp của Thơ thơ và Gửi hương cho gió với cái nhìn nhiều chiều, nhiều
góc độ của lí thuyết phê bình mới. Một số công trình có dề cập trực tiếp đến hoạt động phê
bình, nghiên cứu của Xuân Diệu nhƣng cũng-chỉ đi sâu vào một số tác phẩm, một mảng đề
tài nhƣ: Xuân Diệu với các nhà thơ cổ điển Việt Nam V..V.., hoặc tiếp cận theo một hƣớng
khác. Gần đây tập sách Xuân Diệu - tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật (Nhà xuất
bản Giáo dục - Hà Nội 1999) do Lƣu Khánh Thơ sƣu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, có thể
coi là Tuyển tập Xuân Diệu, tập III, và cũng là công trình đầu tiên sƣu tập một cách có hệ
thống giới thiệu và tìm hiểu khái quát đóng góp của Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình,
nghiên cứu văn học. Nhƣng trong tập sách này, Lƣu Khánh Thơ chƣa bao quát mảng hoạt
động khá sổi nổi với nhiều bài tranh luận văn học của Xuân Diệu trƣớc Cách mạng tháng
Tám.
Tóm lại, từ tình hình nghiên cứu vấn đề nhƣ trên, có thể thấy rằng cùng với sự nghiệp
sáng tạo thơ ca nổi tiếng của Xuân Diệu, sự nghiệp phê bình nghiên cứu văn học của ông
cũng ngày càng dƣợc giới lí luận, phê bình nghiên cứu quan tâm, và vẫn "đang là một lĩnh
vực hấp dẫn chờ đợi khám phá." [140, tr 333]. Đã đến lúc cần có nhiều công trình nghiên cứu
ở nhiêu cấp độ và hình chọn khác nhau mới có thể xứng đáng với tầm vóc của những di sản
văn học vô giá mà Xuân Diệu đã dể lại cho chúng ta. Điều đó, một lần nữa nói lên tính cấp
thiết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.



18
Tiếp thu thành tựu của ngƣời đi trƣớc, luận án này cố gắng tập hợp tƣ liệu, phân tích,
lí giải một cách hệ thống để dƣa ra đƣợc một cái nhìn tổng quan, một toàn cảnh về sự nghiệp
phê bình văn học lớn lao của Xuân Diệu bên cạnh sự nghiệp thơ ca đã từng rạng rỡ của ông.
2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và cái mới của luận án
2.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Xuân Diệu là ngƣời say thơ, yêu thơ và dƣờng nhƣ sinh ra là để làm thơ, chăm chút
cho thơ. Những lập thơ đầu tay: Thơ thơ, Gửi hương cho gió đã làm nên một Xuân Diệu tài
danh rạng rỡ. Xuân Diệu viết văn xuôi, làm phê bình, dịch thơ, đi nói chuyện thơ trƣớc công
chúng cũng chính là biểu hiện "tình yêu đầy rẫy" của một trái tim thơ giàu có chân thật, ham
sống, ham yêu luôn tìm mọi cách để có đƣợc giao cảm với đời, với ngƣời. Chính vì vậy,
trong sáng tác của Xuân Diệu, các thể loại thƣờng hòa quyện vào nhau. Không ít những bài
thơ, câu thơ của Xuân Diệu mang vẻ đẹp hồn nhiên nhƣ lời văn nói, ngƣợc lại trong các tập
văn của Xuân Diệu đã xuất bản thƣờng có sự đan xen của truyện ngắn, bút kí, tùy bút, tiểu
luận và phê bình. Tất cả nhƣ để cùng tắm gội trong thơ, thấm đẫm chất thơ. Luận án này chỉ
chọn những bài viết, những tác phẩm giàu chất phê bình văn học của Xuân Diệu làm đối
tƣợng tìm hiểu, nghiên cứu.
Xuân Diệu không chỉ giới thiệu, phê bình thơ trong nƣớc, mà còn dịch và giới thiệu
nhiều nhà thơ lớn ở nƣớc ngoài. Song, do chƣa đủ điều kiện, tƣ liệu để đối chiếu giữa nguyên
văn với bản dịch, luận án này chủ yếu chỉ tập trung khảo sát những tác phẩm tiểu luận của
Xuân Diệu viết về Văn học Việt Nam.
Với tính chất văn học sử của đề tài, luận án này không đi sâu biện giải những khái
niệm nạng về lí thuyết văn chƣơng nhƣ đặc trƣng của văn học, phân biệt các loại thể, loại
hình văn học, phong cách nghệ thuật...mà chỉ vận dụng một dung lƣợng kiến thức vừa đủ để
làm cơ sở cho lập luận và phân tích triển khai vấn đề. Ở đây, từ thực tiễn tiếp cận một khối
lƣợng không nhỏ các tác phẩm tiểu


19
luận phê bình của Xuân Diệu, chúng tôi thấy cần giới hạn thống nhất cách hiểu phê bình văn

học, nghiên cứu văn học và mối quan hệ giữa hai khái niệm ấy nhƣ sau:
Theo quan điểm truyền thống, khoa học nghiên cứu văn chƣơng bao gồm ba ngành
lịch sử văn học, lí luận văn học về phê bình văn học. Nếu lịch sử văn học "khao khát" tái hiện
những quá trình hình thành và phát triển của nền văn học các dân tộc qua từng thời đại, lí
luận văn học chuyên chú say mê với những khái niệm, phạm trù thuộc về bản chất và qui luật
chung nhất của văn chƣơng, thì phê bình văn học là sự vận dụng văn học sử và lí luận văn
học dể hƣớng vào đối tƣợng chủ yếu là những hiện tƣợng văn học đang diễn ra trƣớc mắt. Có
nhà phê bình đã xác định:"Đối tượng thật sự của phê bình, là toàn bộ quá trình văn học
đương đại với tất cả các đặc điểm, diện mạo, vấn đề của nó" còn "đối tượng thường thấy của
phê hình là sáng tác, là các tác phẩm văn học, hoặc nói rõ hơn, là những sáng tác mới ra
mắt, những tác phẩm đương đại" [4, tr 173].
Tuy nhiên, cuộc sống vốn rất phong phú đa dạng và nhƣ một dòng chảy liên tục, trong
những cái đang diễn ra hôm nay vẫn có những giá trị của ngày hôm qua tiếp tục nảy nở, sinh
sôi. Mặt khác, không mấy ai tìm hiểu di sản văn học quá khứ, tìm về những "người muôn
năm cũ" mà không xuất phát từ một nỗi niềm trƣớc hiện tại. Có lẽ thế , phê bình văn học còn
đƣợc hiểu ở nghĩa rộng hơn, nó có thể "đề cập đến những hiện tượng văn học quá khứ, nhưng
không phải là nhằm tái hiện lại quá trình phát triển toàn diện của nó, mà chính là để qua nó
hoặc từ nó góp phần làm sáng tỏ một vấn đề hiện tại. Tính hiện đại của phê bình do đó,
không chỉ ở đối tượng, ở đề tài, mà còn ở chủ đề, ở cách xử lý "chế ngự đối tượng" [92, tr 9].
Phê bình văn học theo Bi -ê-lin-xki là "mĩ học vận động" chứ không phải là "khoa học trong
trạng thái tĩnh" cần phải đƣợc hiểu một cách linh hoạt và toàn diện trong sự gắn bó mật thiết
với thực tiễn.
Giới thuyết trên đây đã chứng tỏ rằng hoạt động phê bình và nghiên cứu Văn học, tác
phẩm phê hình và tác phẩm nghiên cứu có mối quan hệ mật thiết hết


20
sức gần gũi. Dù muốn hay không, cả phê bình và nghiên cứu đều phải bắt đầu từ tác phẩm
văn học, phê bình muốn sâu sắc thì phải có sự hỗ trợ đắc lực của nhiều nguồn tƣ liệu, nhiều
góc nhìn lí thuyết dựa trên các thành tựu nghiên cứu; ngƣợc lại nghiên cứu muốn thực sự sinh

động, hữu ích lại không thể thiếu cái nhìn nhạy cảm, "con mắt xanh" của ngƣời làm phê bình.
Sự phân biệt giữa phê bình và nghiên cứu chính là ở chỗ phê bình cũng là khoa học về văn
chƣơng nhƣng không phải là khoa học lí thuyết mà là khoa học ứng dụng. Vì vậy, phê bình
đòi hỏi phải năng động hơn, gần với thực tiễn sáng tác hơn. So với nghiên cứu, phê bình văn
học có nhiều thể văn, và cùng nhƣ trong sáng tác ranh giới giữa chúng không phải bao giờ
cũng phân định rõ ràng. Từ những thể văn phê bình thƣờng gặp nhƣ: tiểu luận, điểm bình, tùy
bút, lời tựa, lời bạt, chân dung, đối thoại, phỏng vấn... đến các khuynh hƣớng (phê bình lí
luận, phê bình xã hội - lịch sử, phê bình thẩm mĩ, phê bình tâm lí, phê bình ngôn ngữ...) các
phong cách (phê bình hàn lâm, phê bình tài tử, phê bình nhà trƣờng, phê bình tình cảm...)
càng chứng tỏ trong các ngành của khoa học văn chƣơng thì phê bình là ngƣời lính xung
kích, phải có mặt và ứng phó linh hoạt, kịp thời với đời sống muôn màu, muôn vẻ của văn
học. Và, nhà phê bình không thể thiếu đức tính của nhà nghiên cứu, nhà khoa học nhƣng ở
những khía cạnh nào đó lại cũng rất cần phải có những phẩm chất của ngƣời nghệ sĩ vì phê
bình phải chăng vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Còn hơn thế , đối với những nhà
phê bình thực sự có tài năng thì tác phẩm của họ không chí nhận định đánh giá chính xác một
hiện tƣợng văn học còn là một "văn bản nghệ thuật thứ hai" một công trình sáng tạo đầy tính
thẩm mĩ có sức rung động sâu xa tâm hồn, tình cảm ngƣời đọc.
Tìm hiểu những hoạt động của Xuân Diệu ở lĩnh vực này, chúng tôi có thể thấy rằng,
hầu hết tác phẩm tiểu luận - phê bình của ông, bao gồm nhiều thể loại, đều gắn với thời sự
văn học nƣớc ta, nhất là thời sự nền thơ Việt Nam hiện dại trong nửa thể kỉ vừa qua (từ 1935
đến 1985).Những công trình tìm hiểu về các nhà thơ cổ điển của dân tộc từ Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng đến Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng, Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn
v..v… đều chủ yếu


21
góp phần phát hiện từ quá khứ những khía cạnh mới mẻ làm phong phú thêm đời sống văn
học hiện tại, là cách đọc sách xƣa cho ngƣời hôm nay; hay nói nhƣ Kim Thánh Thán đã từng
chân thành thú nhận khi phê bình "Mái tây", có thể Xuân Diệu còn có mục đích "ông không
vì ai hết, muốn vì chính mình, muốn làm duyên với người đời sau, buộc người đời sau phải

nhớ tới tên tuổi của mình" (125, tr 104). Cách "chế ngự đối tượng" nhƣ thế khiến cho hai tập
"Các nhà thơ cổ điển Việt Nam" cũng thiên về phê bình giới thiệu thơ.
Mặt khác, cũng ít ai làm phê bình lại dày công đọc đi đọc lại, tìm hiểu một cách có hệ
thống và dành nhiều tâm huyết nhƣ Xuân Diệu. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Chế Lan Viên đã có
lí khi nói rằng: "năng suất của Xuân Diệu bằng cả một Viện văn chương, mà Diệu vừa là viện
trưởng, vừa là viện phó, vừa là loong toong, bởi vì chỉ một mình Diệu đã viết hầu hết các
danh nhân văn học! Viết hay khó ai thay được" [133, tr 146]. Đó là lý do để luận án này
không tách rời phê bình và nghiên cứu trong đóng góp của Xuân Diệu ở lĩnh vực này.
2.2. Cái mới của luận án:
Luận án là công trình đầu tiên từ góc nhìn văn học sử đi sâu tìm hiểu một cách toàn
diện, có hệ thống hoạt động phê bình nghiên cứu văn học của Xuân Diệu cả trƣớc và sau
Cách mạng tháng Tám 1945 gắn với từng chặng đƣờng sáng tác thơ ca của ông và quá trình
phát triển của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ 1935 đến 1985.
Luận án còn phát hiện, phân tích, so sánh để làm nổi bật những đóng góp của Xuân
Diệu cho nên văn học dân tộc trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu: từ quan niệm về văn học,
về phê bình và phƣơng pháp phê bình đến những công trình tiêu biểu, những những đề tài nổi
bật; những đặc trƣng phong cách nghệ thuật .
Đồng thời, qua việc nhìn lại sự nghiệp phê bình nghiên cứu văn học với những thành
tựu rực rỡ của nhà thơ Xuân Diệu, qua tấm gƣơng lao động trung


22
thực đầy tài năng của một nghệ sĩ bậc thầy, luận án còn muốn góp thêm những suy nghĩ, rút
ra những bài học bổ ích, thiết thực cho hoạt động phê bình, nghiên cứu và giảng dạy văn học
hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu của luận án:
Xuất phát từ đối tƣợng nghiên cứu và tính chất của đề tài, trong quá trình thực hiện
luận án, chúng tôi kết hợp vận dụng những phƣơng pháp cơ bản sau đây:
3.1. Phương pháp tập hợp, thông kê, phân loại:
Cùng với sự nghiệp sáng tác thơ ca, sự nghiệp phê bình nghiên cứu văn học của Xuân

Diệu cũng hết sức phong phú, đa dạng. Phƣơng pháp tập hợp thống kê, phân loại sẽ giúp cho
việc sƣu tập sắp xếp các tác phẩm phê bình nghiên cứu của Xuân Diệu theo trật tự thời gian,
và phân loại theo từng thể tài, từng vấn dề cần giải quyết để tăng cƣờng chính xác trong
nghiên cứu.
3.2. Phương pháp lịch sử:
Là đề tài văn học sử, phƣơng pháp này nhằm miêu tả, tái tạo quá trình hoạt động của
nhà thơ Xuân Diệu trên lĩnh vực phê bình nghiên cứu qua những chặng đƣờng cầm bút gắn
với lịch sử phê bình văn học Việt Nam nói riêng và nền văn học hiện đại của dân tộc nói
chung.
3.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Theo định nghĩa của N. Xtêpanôp, hệ thống là "một tập hợp phong phú với nhiều xác
định và liên hệ". Trong nghiên cứu khoa học, tri thức về đối tƣợng muốn có giá trị bao giờ
cũng mang tính cụ thể và tính hệ thống. Phƣơng pháp này giúp chúng tôi vừa đi sâu khảo sát
từng tác phẩm cụ thể của Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình văn học, vừa đặt tác phẩm ấy
trong mối quan hệ với các tác phẩm khác gắn với từng chặng dƣờng hoạt động sáng tác và
phê bình của nhà thơ, đồng thời xác định định vị trí của hoạt động ấy trong sự phát triển
chung của nền văn học hiện đại nƣớc nhà.


×