Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn: Đánh giá mức độ bền vững của tài khóa tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 108 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TÀI KHÓA. .... 15
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bền vững tài khóa................................. 15
1.1.1 Khái niệm bền vững tài khóa. .............................................................. 15
1.1.2 Tầm quan trọng của bền vững tài khóa. .............................................. 17
1.2 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của tài khóa. ..................................... 20
1.3 Phƣơng pháp phân tích bền vững tài khóa. ................................................ 24
1.3.1 Cách tiếp cận........................................................................................ 24
1.3.2 Cách tiếp cận kế toán. .......................................................................... 25
1.4 Hệ thống các chỉ tiêu xác định mức độ an toàn nợ nƣớc ngoài: ................ 31
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍNH BỀN VỮNG CỦA TÀI
KHÓA TẠI VIỆT NAM. ...................................................................................... 36
2.1 Quá trình phát triển và đổi mới chính sách tài khóa của Việt Nam. .......... 36
2.2 Bền vững tài khóa nhìn từ thực trạng quy mô và cơ cấu thu NSNN.......... 39
2.2.1 Quy mô thu NSNN: ............................................................................. 39
2.2.2 Cơ cấu thu NSNN: ............................................................................... 43
2.3 Bền vững tài khóa nhìn từ thực trạng quy mô và cơ cấu chi ngân sách nhà
nƣớc. ................................................................................................................. 50
2.3.1 Quy mô chi tiêu NSNN........................................................................ 50
2.3.2 Cơ cấu chi tiêu NSNN. ........................................................................ 53
2.4 Áp dụng cách tiếp cận kế toán và các chỉ tiêu về nợ nƣớc ngoài để đánh
giá tính bền vững của tài khóa tại Việt Nam. ................................................... 56
2.4.1 Thực trạng thâm hụt NSNN của Việt Nam. ........................................ 56
2.4.2 Áp dụng cách tiếp cận kế toán để xác định ngƣỡng giới hạn thâm hụt
ngân sách ở Việt Nam. .................................................................................. 61


2.4.3 Sử dụng các chỉ tiêu quốc tế của IMF và WB để đánh giá mức độ an
toàn nợ nƣớc ngoài của Việt Nam. ............................................................... 71


Kết luận chƣơng 2:................................................................................................ 78
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TÍNH BỀN VỮNG CỦA
TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM. .................................................................................. 80
3.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 cùng bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và những ảnh hƣởng đến tính bền vững của tài
khóa. .................................................................................................................. 80
3.2 Các giải pháp hƣớng tới đảm bảo tính bền vững của tài khóa giai đoạn
2015 -2020. ....................................................................................................... 83
3.2.1 Xem xét việc giảm dần thâm hụt NSNN là mục tiêu ƣu tiên trong
điều hành chính sách tài khóa thời gian tới. ........................................... 83
3.2.2 Tăng cƣờng các biện pháp chống thất thu ngân sách nhà nƣớc. ......... 84
3.2.3 Cải cách cơ chế quản lý các khoản thu từ phí và lệ phí. ..................... 85
3.2.4 Tăng tỷ trọng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu. ................... 86
3.2.5 Thực hiện xã hội hóa các hoạt động kinh tế xã hội. ............................ 86
3.2.6 Tăng cƣờng công tác đánh giá, giám sát hiệu quả chi ngân sách nhà
nƣớc. ............................................................................................................. 88
3.2.7 Nghiên cứu điều chỉnh cách tính thâm hụt ngân sách, đảm bảo
thống nhất và nhất quán với thông lệ quốc tế. .............................................. 90
3.2.8 Tăng tỷ trọng các khoản vay ƣu đãi với lãi suất thấp và xây dựng cơ
cấu thời gian trả nợ hợp lý. ........................................................................... 91
3.2.9 Gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia. ...................................................... 92
3.2.10 Tập trung các khoản vay do trung ƣơng đảm nhận. .......................... 92
3.2.11 Xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả các khoản chi từ nguồn vay nợ
của NSNN. .................................................................................................... 93
3.2.12 Phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính công. ........................ 94
3.2.13 Tăng cƣờng quản lý, giám sát tài sản công. ...................................... 95

Thang Long University Libraty



KẾT LUẬN ........................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................ 97
PHỤ LỤC............................................................................................................ 101


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
VŨ ĐỨC HIẾU

Thang Long University Libraty


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

BVTK

Bền vững tài khóa

CNH

Công nghiệp hóa

CSTK


Chính sách tài khóa

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

HĐH

Hiện đại hóa

MoF

Bộ Tài Chính

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NS

Ngân sách

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế


WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thƣơng mại quốc tế


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Quy mô thu NSNN trên GDP của một số nƣớc Đông Nam Á và
Châu Á Thái Bình Dƣơng giai đoạn 2008 -2013 (%). ......................................... 41
Bảng 2. 2: Cơ cấu nguồn thu NSNN và tỷ trọng các nguồn thu trên GDP (%). .. 49
Bảng 2. 3: Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng chi NSNN giai đoạn 2000 - 2013. .... 50
Bảng 2. 4: So sánh số liệu chi quyết toán và dự toán NSNN hàng năm (20052012). .................................................................................................................... 55
Bảng 2. 5: Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2000 -2013 (% GDP). ....... 57
Bảng 2. 6: Nợ công của Việt Nam qua các năm (% GDP)................................... 71
Bảng 2. 7: Nợ nƣớc ngoài của Việt Nam qua các năm (% GDP) ........................ 71
Bảng 2. 8: Một số chỉ tiêu về nợ nƣớc ngoài (%) ................................................. 77

Thang Long University Libraty


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2. 1: Quy mô thu NSNN và GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 -2013.( tỷ
đồng) ..................................................................................................................... 39
Hình 2. 2: Tỷ lệ thu NSNN của Việt Nam trên GDP giai đoạn 2000 -2013 (%). 40
Hình 2. 3: Tốc độ tăng GDP, Thu và Chi NSNN của Việt Nam giai đoạn 2000 2013 (%)................................................................................................................ 51
Hình 2. 4: Quy mô GDP, Thu và Chi NSNN của Việt Nam giai đoạn 2000 2013 (tỷ đồng) ....................................................................................................... 51
Hình 2. 5: Thâm hụt NS một số nƣớc Đông Nam Á giai đoạn 2011 -2013 (%

GDP) ..................................................................................................................... 59
Hình 2. 6: Ngƣỡng giới hạn thâm hụt ngân sách và số thâm hụt NS thực tế của
Việt Nam theo số liệu của IMF giai đoạn 2002-2019 (tỷ đồng). ......................... 62
Hình 2. 7: Tỷ suất số thâm hụt NS thực tế trên ngƣỡng giới hạn thâm hụt NS
cho phép của Việt Nam theo số liệu của IMF giai đoạn 2002-2019 (%). ............ 62
Hình 2. 8: Ngƣỡng giới hạn ngân sách và số thâm hụt NS thực tế của Việt Nam
theo số liệu của MoF giai đoạn 2002-2014 (tỷ đồng). ......................................... 63
Hình 2. 9: Tỷ suất số thâm hụt NS thực tế trên ngƣỡng giới hạn thâm hụt NS
cho phép của Việt Nam theo số liệu MoF giai đoạn 2002-2014 (%). .................. 64
Hình 2. 10: Lãi suất thực tế (r) và tốc độ tăng trƣởng kinh tế (g) của Việt Nam
giai đoạn từ 2000 -2013 (%). ................................................................................ 65
Hình 2. 11: Ngƣỡng thâm hụt ngân sách cơ bản (Bt) của Việt Nam giai đoạn
2014- 2019 tính toán theo các kịch bản thay đổi của lãi suất (tỷ đồng). .............. 67


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trong
việc tìm kiếm các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế đồng thời phải làm
sao đảm bảo sự tăng trƣởng là bền vững và ổn định. Những số liệu thống kê cả
của Việt Nam và quốc tế gần đây đều cho thấy Việt Nam thƣờng xuyên có
thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam cũng đang có xu hƣớng tăng lên
trong khi hiệu quả đầu tƣ công của Việt Nam lại đang có xu hƣớng giảm
xuống. Trƣớc những diễn biến đó, một yêu cầu đặt ra với công tác quản lý tài
chính công, quản lý ngân sách ở Việt Nam hiện nay là phải đảm bảo tính bền
vững của tài khóa trong trung và dài hạn.
Thực tế từ lâu nay vấn đề bền vững tài khóa luôn là tâm điểm của sự
quan tâm trong hầu hết các chính sách công nói chung và chính sách tài chính
công nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay trong điều hành thực tế, vấn đề bền vững
tài khóa mới chỉ đƣợc đề cập đến nhƣ một vấn đề quan trọng và thƣờng đƣợc

xử lý theo kinh nghiệm chứ chƣa đƣợc xem xét nhƣ một vấn đề lý luận căn
bản, hiện còn thiếu những tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững tài
khóa đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn có sức thuyết phục, khả
thi.
Trên bình diện lý thuyết, hiện nay ở Việt Nam cũng chƣa có nhiều các
công trình nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu trực tiếp về vấn đề bền vững tài
khóa. Nhiều nghiên cứu và các bài báo đã đề cập đến một số khía cạch khác
nhau của bền vững tài khóa nhƣ vấn đề nợ công, thâm hụt ngân sách hay sự ổn
định của nguồn thu ngân sách... nhƣng nhìn chung các nghiên cứu còn dừng ở
mức độ định tính, còn thiếu các phƣơng pháp và tiêu chí đánh giá mức độ bền
vững của tài khóa, vì vậy các giải pháp đƣa ra cũng chƣa thực sự thuyết phục
và gợi mở nhiều vấn đề cần nghiên cứu tiếp. Trong khi đó, trên bình diện quốc

1

Thang Long University Libraty


tế, hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu đánh giá mức độ bền vững
tài khóa áp dụng cho các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Do điều kiện
kinh tế- xã hội của các nƣớc khác nhau nên những nghiên cứu về bền vững tài
khóa ở các nƣớc trên thế giới rất phong phú, đa dạng và có nhiều phƣơng pháp
tiếp cận khác nhau, trong đó có nhiều phƣơng pháp, cách tiếp cận có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn.
Trƣớc thực tiễn đó, nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm mục đích vận
dụng một số phƣơng pháp, tiêu chí đánh giá và đo lƣờng mức độ bền vững tài
khóa đã đƣợc áp dụng cho các nƣớc trên thế giới để đánh giá rõ, đúng thực
trạng bền vững tài khóa tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ đƣa ra một
số khuyến nghị về các giải pháp đảm bảo bền vững tài khóa ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu này đƣợc xây dựng nhằm mục đích đánh giá rõ, đúng thực
trạng bền vững tài khóa tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ đƣa ra một
số khuyến nghị về các giải pháp đảm bảo bền vững tài khóa ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạp vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Tính bền vững của tài khóa tại Việt Nam thể
hiện qua quy mô, cơ cấu thu - chi ngân sách, thâm hụt ngân sách và nợ công.
- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến bền vững tài khóa ở trong nƣớc. Về thời gian, thời gian đánh giá thực trạng
đƣợc giới hạn trong giai đoạn những năm đầu của thế kỷ 21 đến nay (20002014).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, nghiên cứu sẽ tiếp cận và giải quyết
các vấn đề khoa học liên quan đến bền vững tài khóa theo hƣớng sau:
1. Xem xét, tìm hiểu thực trạng quy mô và cơ cấu thu - chi ngân sách của
Việt Nam. Trên cơ sở đó nhằm làm rõ những đặc điểm và xu hƣớng của thâm
hụt ngân sách tại Việt Nam trong những năm gần đây.
2


2. Sau khi đã làm rõ đặc điểm và xu hƣớng của thâm hụt NS tại Việt
Nam. Nghiên cứu sẽ sử dụng các công cụ thích hợp từ cách tiếp cận kế toán để
có thể trả lời một cách định lƣợng hóa các vấn đề về bền vững tài khóa liên
quan đến thâm hụt ngân sách và ngƣỡng giới hạn thâm hụt ngân sách.
3. Kết hợp với việc sử dụng cách tiếp cận kế toán, nghiên cứu cũng sử
dụng các chỉ số thông lệ quốc tế về nợ công do các tổ chức quốc tế nhƣ IMF và
WB đƣa ra để đánh giá về quy mô nợ nƣớc ngoài của Việt Nam hiện nay, từ đó
chỉ ra những rủi ro có thể có đối với an toàn tài khóa trong tƣơng lai.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
A. Tổng quan nghiên cứu ở nƣớc ngoài:
Cụm từ "tính bền vững của tài khóa" (fiscal sustainbility) gần đây đƣợc

nói đến rất nhiều. Sau cuộc khủng hoảng nợ những năm 80 của thế kỷ XX,
cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, khi giá dầu mỏ bị đẩy lên cao
đã tạo ra sức ép lạm phát lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các nƣớc
đang phát triển. Lạm phát làm đồng nội tệ mất giá, các khoản nợ nƣớc ngoài bị
khuếch đại cùng tốc độ lạm phát phi mã (từ 10% đến 999%). Ngân sách các
nƣớc đang phát triển vốn đã thâm hụt càng thâm hụt nhiều hơn, nợ nần càng
chồng chất đi đến nguy cơ vỡ nợ. Từ đó, trong một số nghiên cứu của các nhà
kinh tế xuất hiện cụm từ "fiscal sustainbility". Đặc biệt, trong vài năm trở lại
đây vấn đề khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và một số các quốc gia khác
trong Cộng đồng chung châu Âu (EU) đã buộc các nhà kinh tế, các nhà quản lý
trong lĩnh vực tài chính công càng phải quan tâm nhiều hơn tới tính ổn định và
bền vững trong hoạt động thu, chi ngân sách và hoạt động vay nợ của các quốc
gia.
Câu hỏi đặt ra với các nhà nghiên cứu là một quốc gia vay nợ đến mức
nào là hợp lý? duy trì một mức thâm hụt ngân sách nhƣ thế nào là vừa phải? để

3

Thang Long University Libraty


duy trì sự ổn định của trạng thái NSNN, không làm gia tăng thái quá tổng gánh
nặng nợ và ảnh hƣởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo John T. Cuddington trong tài liệu có tựa đề: "Analysing the
Sustainability of Fiscal Deficits in Developing Countries" (1996) có hai
phƣơng pháp tiếp cận đối với việc đánh giá bền vững tài khóa của một quốc
gia: phƣơng pháp Giới hạn Giá trị hiện thời (PVC) và Cách tiếp cận Kế toán
(Accounting Approach). Cả hai phƣơng pháp đều xuất phát từ phƣơng trình
giới hạn ngân sách tĩnh: Dt = (1+rt)Dt-1 + Bt trong đó Dt và Dt-1 là dƣ nợ năm t
và t-1, rt là lãi suất và Bt là cán cân ngân sách cơ bản.

Phương pháp Giá trị hiện thời (PVC) kiểm định bền vững tài khóa bằng
cách biến đổi phƣơng trình giới hạn ngân sách tĩnh thành giới hạn ngân sách
động cho N kỳ, theo đó, giá trị hiện thời của nợ chính phủ bằng tổng giá trị
chiết khấu của các mức nợ trong N kỳ với lãi suất r.

Với giả định là mức nợ chính phủ có tốc độ tăng nhỏ hơn lãi suất thực,
điều kiện để đảm bảo bền vững tài khóa theo phƣơng pháp giá trị hiện thời là
tổng giá trị nợ hiện thời của chính phủ phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị chiết
khấu của chuỗi các giá trị cán cân ngân sách cơ bản (primary fiscal balance)
(thặng dƣ hoặc thâm hụt) trong tƣơng lai:

Hay nói cách khác, thặng dƣ ngân sách cơ bản trong tƣơng lai (quy về
giá trị hiện tại) phải bảo đảm thanh toán đƣợc toàn bộ khối lƣợng nợ phát sinh
trong tƣơng lai (quy về giá trị hiện tại) là điều kiện tiên quyết cho sự bền vững
của tài khóa.

4


Các nghiên cứu thực tế áp dụng phƣơng pháp PVC đã đƣợc tiến hành có
thể kể tới là nghiên cứu của Hamilton và Flavin (1986) áp dụng cho ngân sách
Mỹ, Afonso (2000) cho ngân sách Châu Âu, Olekalns và Cashin (2000) cho
ngân sách Ấn Độ, Siriwardane (1998) cho Sri Lanka, và một số nghiên cứu
khác với những điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện đặc thù của mỗi
nƣớc.
Khi cần tính toán và sử dụng các chỉ tiêu "giá trị hiện thời của tổng các
nghĩa vụ nợ trong tương lai" và "giá trị hiện thời của thặng dư ngân sách cơ
bản" thì việc tính toán này tuy không quá khó do đã có các công thức cần thiết.
Tuy nhiên, việc sƣu tầm nguồn số liệu đầu vào làm cơ sở cho việc tính toán lại
gặp nhiều khó khăn (do sự phức tạp cũng nhƣ sự thay đổi rất thƣờng xuyên của

các dữ liệu đầu vào). Khi các số liệu đầu vào của các phép tính thay đổi (ví dụ,
lãi suất chiết khấu luôn thay đổi theo các thời kỳ tính toán) thì kết quả tính toán
cũng thay đổi theo, do vậy không đƣa ra đƣợc cái nhìn tổng thể (mà chỉ cung
cấp cái nhìn cụ thể trong thời kỳ ổn định lãi suất chiết khấu).
Trong Cách tiếp cận kế toán (Accounting Approach), sự bền vững của tài
khóa có đƣợc khi tỷ suất nợ trên GDP đƣợc giữ vững qua các năm hay có tốc
độ tăng bằng 0 với điều kiện bỏ qua ảnh hƣởng của việc phát hành tiền.
Tuy nhiên, để có thể duy trì đƣợc tỷ suất nợ trên GDP ổn định theo thời
gian, chính phủ cần phải biết giới hạn thâm hụt ngân sách ở mức cần thiết, điều
đó trƣớc hết đòi hỏi phải xác định đƣợc ngưỡng giới hạn bội chi ngân sách1,
một ngƣỡng giới hạn cho phép duy trì sự ổn định của tỷ suất nợ trên GDP, qua
đó duy trì tính bền vững của tài khóa.
Ngưỡng thâm hụt ngân sách tối đa của năm t để duy trì sự ổn định tỷ
suất nợ trên GDP sẽ đƣợc tính bằng tích giữa tốc độ tăng trường kinh tế năm t
với tổng số dư nợ cuối năm trước (t-1).

1

Nội dung chi tiết đƣợc trình bày trong chƣơng 1.

5

Thang Long University Libraty


St= - gt*Dt-1
Với: St là ngƣỡng giới hạn thâm hụt ngân sách năm t nhằm ổn định tỷ
suất nợ trên GDP (Ở đây, dấu trừ thể hiện tình trạng thâm hụt ngân sách)
gt là tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm t.
Dt-1 mức dƣ nợ cuối năm trƣớc (t-1)

Phân tích sâu hơn về cán cân ngân sách, phương pháp kế toán đƣa ra
khái niệm thứ hai là Ngưỡng thâm hụt ngân sách cơ bản để ổn định tỷ suất nợ
trên GDP bằng chênh lệch giữa lãi suất nợ phải trả và tốc độ tăng trưởng kinh
tế dự kiến cho năm t nhân với tổng số dư nợ tại thời điểm 31/12 năm trước
(năm t-1):
Bt = (rt - gt) * Dt-1
Với: Bt là ngƣỡng thâm hụt ngân sách cơ bản để ổn định tỷ suất nợ trên
GDP và rt là lãi suất tiền vay phải trả của năm t.
Nhìn chung, liên quan đến vấn đề bền vững tài khóa (BVTK) cần phải
xem xét đến các biến số kinh tế vĩ mô là thâm hụt ngân sách, tổng số nợ vay,
lãi suất trả nợ, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ suất nợ trên GDP. Tất cả các
biến số này lại có quan hệ gắn bó và tác động đến nhau.
Cũng với cách tiếp cận để phân tích tính bền vững tài khóa của một quốc
gia là sử dụng Cách tiếp cận kế toán, trong tài liệu của tác giả Eduardo Ley có
tựa đề: "Fiscal (and External) Sustainability" năm 2010 (The World Bank)
cũng đã trình bày một cách ngắn gọn nhƣng chi tiết các công thức đại số để đƣa
ra luận cứ xác định tính bền vững tài khóa của một quốc gia. Trong tài liệu này,
bên cạnh việc chỉ ra các phƣơng trình và yếu tố cơ bản của BVTK thì tác giả
còn tổng hợp và cung cấp các luận cứ để phân tích tính bền vững của tài khóa
với một nền kinh tế mở khi mà nợ công không chỉ bao gồm nợ trong nƣớc mà
còn có nợ nƣớc ngoài, cái chịu tác động của bối cảnh kinh tế khu vực và trên
thế giới. Trong bối cảnh đó, để xem xét mức độ bền vững của nợ nƣớc ngoài từ
đó phân tính tính BVTK của một quốc gia cần phải xác định đƣợc tỷ lệ lãi suất
6


hiệu quả, cái đƣợc xem là trung bình có trọng số của lãi suất trong nƣớc và lãi
suất vay nƣớc ngoài và phần chênh lệch giá trị do thay đổi tỷ giá đối với tổng
nợ nƣớc ngoài. Sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến lãi suất hiệu
quả từ đó là nguyên nhân gây ảnh hƣởng đến gánh nặng nợ, vì vậy cần phải

xem xét cả diễn biến của tỷ giá hối đoái khi phân tích BVTK và cuối cùng là
xem xét cơ cấu GDP xét theo tiêu chí hàng hóa, dịch vụ có trao đổi và không
trao đổi đƣợc với bên ngoài vì sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tạo ra những
thay đổi trong giá cả của khu vực thƣơng mại (những hàng hóa, dịch vụ có trao
đổi với nƣớc ngoài).
Cách tiếp cận kế toán đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới áp
dụng để đánh giá mức độ BVTK ở các quốc gia và vùng lãi thổ với một số điều
chỉnh để phù hợp với các điều kiện đặc thù của mỗi nƣớc, đã chứng tỏ đƣợc
tính hiệu quả trong việc đánh giá tính BVTK.
Bên cạnh hai phƣơng pháp PVC và cách tiếp cận kế toán kể trên thì hiện
nay trong rất nhiều các nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ bền vững tài khóa ở
các quốc gia trên thế giới, các nhà nghiên cứu có sử dụng đến các kỹ thuật của
kinh tế lƣợng là phƣơng pháp kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root tests) và
kiểm định đồng liên kết (cointegration) nhằm kiểm tra mối quan hệ lâu dài
giữa biến chi tiêu chính phủ và các biến thu ngân sách của chính phủ. Ví dụ
nhƣ nghiên cứu của Haryo Kuncoro cho Indonesia (2011), Stilianos Fountas và
Jyh-lin Wu cho Hy lạp (1995), Christian Richter cho Hy Lạp, Evan lau và
Jeffrey Ling cho Sarawak (một bang của Malaysia) năm 2009, Dr. Hussin
Abdullah và Dr. Jauhari Dahalan cho Malaysia (2012)...
Trong phân tích hồi quy nhiều biến nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc có
tính thống kê của một biến ngẫu nhiên với nhiều biến giải thích khác. Sự thành
công trong phân tích hồi quy phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng số liệu thống
kê thích hợp và phƣơng pháp xử l‎ý các số liệu đó. Tuy nhiên, các chuỗi số liệu
theo thời gian của những đại lƣợng kinh tế còn nhiều biến động theo thời gian
7

Thang Long University Libraty


lại thƣờng có nghiệm đơn vị (tức chuỗi không dừng). Vì thế, trong ƣớc lƣợng

các tham số hoặc kiểm định giả thiết của các mô hình, nếu không kiểm định
thuộc tính này của biến chuỗi thì các kỹ thuật phân tích thông thƣờng (chẳng
hạn nhƣ kỹ thuật bình phƣơng nhỏ nhất OLS) sẽ không còn chính xác và hợp
lý.
B. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc:
Tại Việt Nam, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu cấp bộ, cấp
cơ sở trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu về chủ đề tính bền vững của tài khóa:
Trong tài liệu do GS - TS Vƣơng Đình Huệ làm chủ biên có tựa đề "Cơ
sở lý luận và thực tiễn phân tích đánh giá tính bền vững của ngân sách nhà
nước trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước" xuất bản năm
2009 (Kiểm toán nhà nƣớc) có một phần trong chƣơng 1 với tựa đề "1.2 Lý
thuyết đánh giá tính bền vững của ngân sách nhà nước". Trong chƣơng này, tác
giả đã phần nào làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết về đánh giá tính bền vững
NSNN nhƣ khái niệm, ý nghĩa của việc đảm báo bền vững NSNN, các phƣơng
pháp đánh giá tính bền vững của NSNN mà cụ thể là tác giả đã trình bày sơ
lƣợc 2 phƣơng pháp đánh giá là phƣơng pháp giá trị hiện thời (PVC) và cách
tiếp cận kế toán của Cuddington (1996) và Eduardo Ley (2010) nhƣ đã nói ở
trên.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét mức độ nhạy cảm của tính bền
vững NSNN với các rủi ro ngân sách ngắn hạn và dài hạn, xem xét ảnh hƣởng
của cơ cấu thu, chi NSNN đến tính bền vững của NSNN, những tác động của
cơ chế quản lý tài chính công tới tính bền vững của NSNN.
Đề tài nghiên cứu cũng đã có những đánh giá về thực tiễn tình hinh thu,
chi NSNN ở Việt Nam giai đoan 1997-2004, chỉ ra những điểm tích cực và hạn
chế cụ thể nhƣ: nguồn thu NSNN tăng, cơ cấu thu NS đƣợc cải thiện, cơ cấu
chi cũng có những chuyển biến tích cực, giảm tỷ trọng chi thƣờng xuyên, tăng

8



tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển....hiện tƣợng thua lỗ của các doanh nghiệp nhà
nƣớc hay những bất cập trong quản lý các quỹ công ngoài ngân sách.
Đây rõ ràng là một tài liệu hay và bổ ích, cung cấp cho ngƣời đọc nhiều
vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến bền vững ngân sách ở Việt Nam.
Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay thì diễn biến, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt
Nam cũng đã có nhiều thay đổi. Hoạt động thu chi của NSNN cũng có những
diễn biến khác trƣớc theo dòng thời gian và theo xu hƣớng hội nhập kinh tế
quốc tế ngày một sâu rộng nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của WTO. Hơn nữa, tài liệu này cũng chủ yếu luận bàn về tính bền vững
của ngân sách dƣới góc nhìn của kiểm toán và dựa trên việc phân tích từ các
yếu tố chuyên môn kỹ thuật, chƣa nghiên cứu dƣới nhiều góc nhìn khác nhau
về tính bền vững của tài khóa nhƣ theo xu hƣớng, mục tiêu, chiến lƣợc tài
chính quốc gia, điều kiện kinh tế xã hội của đất nƣớc...
Tiếp theo là chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu của TS Vũ Đình Ánh: "
Phân tích tính bền vững của NSNN trong tiến trình CNH, HĐH và nhập quốc tế
ở Việt Nam" năm 2003, Viện khoa học tài chính, Bộ Tài chính. Đây là một
công trình nghiên cứu hết sức cần thiết trong điều hành và quản lý NSNN. Xét
trên khía cạnh nội dung, chuyên đề nghiên cứu đã đạt đƣợc một số thành công
nhƣ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu này đã trình bày khá rõ nét về hai phƣơng pháp
phân tích tính bền vững của NSNN là phương pháp phân tích theo yếu tố và
phương pháp phân tích theo mô hình kinh tế lượng. Trong đó, tác giả cho rằng
phƣơng pháp phân tích theo yếu tố (kết hợp cả định tính và định lƣợng) cho
phép chúng ta phân tích một cách đầy đủ và toàn diện tính bền vững của NSNN
trong điều kiện nguồn số liệu không đầy đủ và thiếu tính chính xác. Chính vì
vậy, phƣơng pháp này rất phù hợp với điều kiện Việt Nam nên đã đƣợc tác giả
lựa chọn để phân tích tính bền vững của NSNN ở Việt Nam. Tác giả đã gợi ý
việc phân tích tính bền vững của NSNN cần phải đƣợc tiến hành dựa trên 4 yếu
9


Thang Long University Libraty


tố cơ bản: (i) Đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của những thay đổi dự
kiến trong chính sách kinh tế vĩ mô, từ lộ trình, chi phí, phạm vi cải cách cơ cấu
đến hoạt động ngân sách, (ii) Đánh giá cơ cấu thu chi NS hiện tại cũng nhƣ dự
kiến có có phù hợp với các mục tiêu chính sách chung hay không? (iii) Đánh
giá nguy cơ tổn thƣơng của các chính sách ngân sách hiện tại trƣớc những cơn
sốc nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân sách tổng thể không bị phụ thuộc quá
nhiều vào các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, (iv) Đánh giá
khả năng của chính phủ trong việc dự báo và quản lý mức thâm hụt cơ sở trƣớc
tác động của những yếu tố có thể kiểm soát đƣợc thông qua xây dựng khuôn
khổ ngân sách trung hạn, thiết lập hệ thống giám sát, dự phòng rủi ro ngân
sách.
Thứ hai, với quan niệm tính bền vững của NSNN chịu sự tác động của
rất nhiều yếu tố nhƣ chính trị, kinh tế... Chuyên đề nghiên cứu đã nếu rõ 5 nhân
tố chủ yếu tác động đến tính bền vững của NSNN bao gồm: (i) Quan điểm về
vai trò kinh tế của nhà nƣớc, (ii) Các nhân tố kinh tế vĩ mô nhƣ tăng trƣởng
kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, (iii) Quan điểm đƣờng lối công nghiệp hóa
(CNH), hiện đại hóa (HĐH) và hội nhập kinh tế quốc tế, (iv) Sự phát triển của
hệ thống tài chính tiền tệ, (v) Quan điểm, định hƣớng thu chi NSNN và bù đắp
thậm hụt NSNN.
Bên cạnh những thành công kể trên, chuyên đề nghiên cứu cũng có một
số hạn chế nhất định. Nghiên cứu chƣa thực sự có sự gắn kết chặt chẽ giữa
phần lý thuyết với những phân tích đánh giá thực trạng về tính bền vững
NSNN. Những phân tích, đánh giá trong nội dung của chƣơng II chƣa thực sự
bám sát các tiêu chuẩn đã đƣa ra. Trong toàn bộ các phân tích ở chƣơng II,
chuyên đề mới dừng lại ở việc nghiên cứu diễn biến các nhân tố ảnh hƣởng đến
tính bền vững của NSNN, chƣa đƣa ra đƣợc những kết luận thỏa đáng để làm
rõ hiện trạng tính bền vững của NSNN qua từng giai đoạn.


10


Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Võ Văn Hơp: "Nâng cao tính bền
vững của ngân sách nhà nước Việt Nam" năm 2013, Học viện Tài chính. Luận
án đã tổng hợp làm rõ thêm các quan niệm về tính bền vững, các tiêu chí và
phƣơng thức xem xét tính bền vững của NSNN, chỉ ra những nhân tố ảnh
hƣởng đến tính bền vững NSNN mang tính phổ biến. Ngoài ra, luận án đã có
những phân tích về những hệ lụy của một NSNN thiếu tính bền vững đối với
quá trình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, đặc biệt nhấn mạnh đến
tính bền vững của nợ công. Tất cả những vấn đề đó có tác dụng cho việc nghiên
cứu đối với vấn đề ổn định và bền vững NSNN trong thực tiễn.
Luận án cũng đã cung cấp một cách nhìn khá toàn diện về thực trạng tính
bền vững của NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 thông qua việc phân tích
diễn biến các yếu tố ảnh hƣởng đến tính bền vững của NSNN. Từ đó đặt ra
những vấn đề trong quản lý và điều hành NSNN đối với Nhà nƣớc nói chung
và các cơ quan quản lý NSNN nói riêng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận
án cũng đã đề xuất các giải pháp về thu, chi NSNN, về nợ công, về quản lý
NSNN hƣớng tới đảm bảo tính bền vững của NSNN.
Tuy nhiên, phƣơng pháp nghiên cứu của luận án là dựa trên các phân tích
định tính, chƣa sử dụng các phƣơng pháp phân tích định lƣợng, chƣa vận dụng
các mô hình kinh tế lƣợng vốn đang đƣợc các nƣớc phát triển quan tâm và sử
dụng một cách rộng rãi hay sử dụng các chỉ tiêu thích hợp, cụ thể để đánh giá
mức độ bền vững của NSNN.
Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu của TS Bùi Đƣờng Nghiêu: "Luận cứ
xác định giới hạn bội chi ngân sách nhà nước" năm 2001, Viện Khoa học tài
chính, Bộ Tài chính. Công trình nghiên cứu này tuy không trực tiếp nghiên cứu
một cách tổng quát, đƣa ra những đánh giá về tính bền vững của tài khóa ở Việt
Nam nhƣng cũng đã đề cập đến một khía cạnh của bền vững tài khóa. Nghiên

cứu đã khái quát hóa và trình bày có hệ thống, logic những vấn đề lý luận cơ
bản về cân đối và bội chi ngân sách, nêu và phân tích rõ những quan điểm quốc
11

Thang Long University Libraty


tế và Việt Nam về cân đối và bội chi ngân sách, chỉ ra những nhân tố ảnh
hƣởng tới bội chi NSNN. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc những bất
cập về cân đối và bội chi NSNN ở nƣớc ta trên các mặt: Phƣơng thức cân đối
NSNN, cách xác định giới hạn bội chi, quan điểm về bội chi đối với NS địa
phƣơng... Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xử lý bội chi NSNN nhƣ kết cấu
lại cơ cấu chi NSNN, đối mới cách thức điều hành bội chi, phối hợp hài hòa các
biện pháp xử lý bội chi, quản lý và sử dụng bội chi NSNN hiệu quả.
Đặc biệt, trong phần thứ 2 của chƣơng I, tác giả có phân tích về mối
quan hệ giữa bội chi ngân sách và sự bền vững, ổn định của ngân sách nhà
nƣớc. Trong phần này, tác giả đƣa ra khái niệm về bội chi tích cực cũng nhƣ
phân tích về tác động của gánh nặng nợ tới quyền lực tài chính của Nhà nƣớc.
Phần cuối cùng của chƣơng II, tác giả có đƣa ra luận cứ xác định giới hạn bội
chi ngân sách.
Ngoài những công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp cơ sở mà học
viên đƣợc biết thì gần đây trong một số kỷ yếu hổi thảo khoa học, bài báo, bài
giảng đƣợc đăng trên một số tạp chí chuyên ngành cũng bàn đến BVTK hay
một số khía cạnh của BVTK nhƣ:
Báo cáo nghiên cứu RS - 05: "Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam, quá
khứ, hiện tại và tương lai " năm 2013, bản quyền thuộc Ủy ban kinh tế quốc
hội và UNDP tại Việt Nam. Trong chƣơng 2 của tài liệu này, nhóm tác giả có
trình bày về tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công ở Việt Nam, đánh giá về
cơ cấu thu chi ngân sách, hiệu quả đầu tƣ công ở Việt Nam và nhận diện những
rủi ro từ khối doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN). Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ

ra sự tác động của thâm hụt ngân sách và nợ công tới các biến số kinh tế vĩ mô
quan trọng nhƣ lạm phát, cán cân thƣơng mại, tỷ giá và tăng trƣởng kinh tế.
Trong các chƣơng 4 và 5, nghiên cứu cũng đã có những đánh giá về nợ công ở
Việt Nam và đƣa ra những dự báo và khuyến nghị chính sách.

12


Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu: "Đầu tư công, nợ công và mức độ
bền vững ngân sách ở Việt Nam" số 5/ 2013, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung,
Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ƣơng. Chuyên đề nghiên cứu này tập
trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tƣ công, nợ công và mức độ bền
vững ngân sách, đƣa ra những đánh giá về thực trạng đầu tƣ công, nợ công và
bền vững ngân sách ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, chuyên đề nghiên cứu đã kiến
nghị một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nợ công cũng nhƣ tăng
cƣờng mức độ bền vững NSNN.
Bài giảng của TS. Vũ Thành Tự Anh (chƣơng trình giảng dạy kinh tế
Fulbright) có tựa đề: "Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam". Trong bài giảng
này, TS. Vũ Thành Tự Anh đã có những trình bày về khái niệm nợ công và tính
bền vững của nợ công, cách thức đo lƣờng mực độ bền vững của nợ công.
Không chỉ trình bày các vấn đề lý thuyết, bài giảng còn đi sâu phân tích tình
hình nợ công của Việt Nam, dựa trên các lý thuyết đƣa ra để đánh giá mức độ
bền vững của nợ công ở Việt Nam. Đây là một yếu tố có liên quan trực tiếp tới
BVTK của Việt Nam.
Kết luận: Trên đây là những công trình nghiên cứu khoa học, bài báo có
đề cập đến tính bền vững của tài khóa ở góc độ trực tiếp hoặc gián tiếp mà tác
giả đã tiếp cận đƣợc. Phải nói rằng, việc nghiên cứu tính bền vững của tài khóa
rất đa dạng và thƣờng nghiêng về phân tích thực tiễn. Riêng ở Việt Nam hiện
này thì có ít các công trình nghiên cứu trực diện, chuyên sâu về bền vững tài
khóa ở những góc nhìn khác nhau dƣới dạng luận văn, luận án hoặc các công

trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp nhà nƣớc. Chủ yếu các tài liệu nghiên
cứu về BVTK ở Việt Nam hiện nay là những bài báo, công trình nghiên cứu
cấp bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các kỷ yếu hội thảo bàn nhiều đến các
vấn đề thu, chi và bội chi NSNN, nợ công, các chính sách quản lý thu, chi và
vay nợ của Chính phủ là những mảng khác nhau của BVTK. Nhìn chung, các
tài liệu này bƣớc đầu cũng đã cũng cấp nhiều thông tin quan trọng về vấn đề
13

Thang Long University Libraty


BVTK ở Việt Nam từ góc độ lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Tuy nhiên, đa phần
các nghiên cứu còn dừng ở mức độ định tính, còn thiếu các phƣơng pháp và
tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của tài khóa.
Trên bình diện quốc tế thì hiện nay các nghiên cứu về bền vững tài khóa
áp dụng cho nhiều nƣớc trên thế giới rất phong phú, đa dạng và có nhiều
phƣơng pháp tiếp cận khác nhau, trong đó có những phƣơng pháp, cách tiếp
cận đã chứng tỏ đƣợc sự hiệu quả khi đánh giá tính bền vững của tài khóa.
Trong số các phƣơng pháp tiếp cận đã đƣợc trình bày ở trên, tác giả nhận thấy
phƣơng pháp cách tiếp cận kế toán (Accounting Approach) có giá trị tham khảo
rất tốt, tỏ ra phù hợp với điều kiện nguồn số liệu chƣa hoàn thiện của Việt
Nam. Tác giả sẽ tiến hành phân tích tính bền vững của tài khóa tại Việt Nam
bằng phƣơng pháp này. Bên cạnh đó, tác giả cũng kết hợp sử dụng các chỉ số
thông lệ quốc tế về nợ công đƣợc đƣa ra bởi các tổ chức quốc tế nhƣ World
Bank hay IMF dựa trên việc hệ thống hóa và tổng kết thực tiễn các nƣớc trên
thế giới đã đƣợc sử dụng ở nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn nợ nƣớc
ngoài tại một số quốc gia để xem xét mức độ vay nợ của Việt Nam, từ đó chỉ ra
những rủi ro có thể có đối với an toàn tài khóa trong tƣơng lai.

14



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA TÀI KHÓA.
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bền vững tài khóa.
1.1.1 Khái niệm bền vững tài khóa.
Có rất nhiều các tài liệu viết về tính bền vững của tài khóa kể từ sau giai
đoạn khủng hoảng nợ những năm 1980 của thế kỷ trƣớc và ngày càng nhiều
hơn nữa trong thời gian gần đây sau khi các hậu quả tai hại của cuộc khủng
hoảng cho vay thế chấp dƣới chuẩn 2008-2009 ở Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ
trong khu vực Châu Âu ngày càng lớn, đã đe dọa nền tài chính công của các
quốc gia trên thế giới.
Các lý thuyết về phát triển kinh tế buộc phải nhìn nhận lại vai trò của
việc vay nợ của các chính phủ nhằm bổ sung nguồn lực cho phát triển. Vấn đề
vay nợ ở mức nào đƣợc coi là vừa đủ để vừa bảo đảm nguồn lực cho phát triển
kinh tế, vừa duy trì đƣợc các cân đối vĩ mô, giữ đƣợc mức độ thâm hụt ngân
sách ở mức an toàn trong dài hạn đã đƣợc nhiều nhà kinh tế đề cập đến trong
các nghiên cứu của mình. Khái niệm “tính bền vững của tài khóa” (fiscal
sustainability) đƣợc vay mƣợn từ lĩnh vực môi trƣờng, nhằm chỉ trạng thái vay
nợ của chính phủ một cách hợp lý, vừa đảm bảo đƣợc nhu cầu chi tiêu trong
hiện tại, vừa không gây những gánh nặng nợ trong tƣơng lai.
Thông thƣờng, khi nghiên cứu về bền vững tài khóa (BVTK), các chính
sách thu, chi ngân sách và nợ công sẽ đƣợc xem xét chi tiết, nhất là nợ công.
Nếu chúng không gây ra các hậu quả tiêu cực, không gây mất an toàn tài chínhtiền tệ trong ngắn, trung và dài hạn thì ngân sách đƣợc coi là bền vững.
Cụ thể, ta có định nghĩa về bền vững tài khóa theo các chuyên gia quốc
tế và Việt Nam là: "tình trạng một ngân sách luôn có khả năng cung cấp cho
Nhà nước những công cụ tài chính khả dụng, trong bất kỳ tình huống nào thu,
chi và nợ công đều được nhà nước kiểm soát một cách chủ động, trong ngắn

15


Thang Long University Libraty


hạn, trung hạn và dài hạn đều không đẩy Nhà nước vào tình trạng vỡ nợ, mất
ổn định, mất an toàn tài chính". [1, tr.9] & [35, tr.2]
Bền vững tài khóa là khi các chính sách thu, chi ngân sách nhà nƣớc
(NSNN) tiến triển ổn định, an toàn, và không chứa đựng các nguy cơ xảy ra
mất cân đối nghiêm trọng, không dẫn đến đổ vỡ hoặc khủng hoảng ngân sách.
Dƣới góc độ tài chính thì bền vững tài khóa cho phép mang lại những
nguồn thu, nhất là những nguồn thu từ thuế đối với các doanh nghiệp trong nội
bộ nền kinh tế một cách ổn định và có thể ngày càng tăng, có khả năng đáp ứng
đƣợc nhu cầu chi ngân sách một cách thuận lợi, tạo đủ nguồn lực tài chính cho
Nhà nƣớc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ.
Bền vững tài khóa đƣợc hiểu là bền vững trong trại thái "động", có sự
thay đổi theo thời gian và không gian. Mỗi nƣớc, mỗi thời kỳ tùy theo hoàn
cảnh kinh tế- chính trị- xã hội cụ thể mà có các mức độ bền vững tuyệt đối khác
nhau. Do đó, sẽ không có những tiêu chí hoặc ngƣỡng cố định về BVTK chung
cho tất cả các nƣớc, cho mọi thời kỳ. Đối với các nƣớc đang phát triển, điều
đầu tiên khi nói đến BVTK là liệu trong tƣơng lai, các nghĩa vụ nợ có đƣợc
thực hiện theo đúng thỏa thuận không, nhất là khi có các biến động bất lợi nhƣ
sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tƣ, sự gia tăng lãi suất hoặc sự mất giá của đồng
nội tệ. Thực tế cho thấy tại nhiều nƣớc, tuy thâm hụt ngân sách diễn ra thƣờng
xuyên và số dƣ nợ quốc gia tăng theo thời gian, song không thể kết luận ngay là
các nƣớc này có nguy cơ rơi vào khủng hoảng tài khóa, bởi thực ra đó chỉ là
những khó khăn về ngân sách trong ngắn hạn. Ngƣợc lại, có những nƣớc tuy
tình hình ngân sách tƣơng đối lành mạnh, nợ nần hiện tại không cao với tỷ suất
nợ trên GDP thấp, nhƣng cũng không thể kết luận một cách chắc chắn ngay là
nƣớc này có sự BVTK bởi trong tƣơng lai rất có thể vẫn rơi vào khung hoảng
tài khóa do hậu quả của việc thực hiện các chính sách tài khóa không hiệu quả,

lãng phí hoặc bản thân nền kinh tế phát triển không bền vững, hoặc hệ thống tài
chính chứa đựng nhiều nguy cơ, tiềm ẩn nhiều rủi ro...
16


Các yếu tố cấu thành và chi phối BVTK gồm chính sách thu, chi ngân
sách, quản lý nợ công và quản lý các rủi ro tiềm ẩn có khả năng tác động đến
BVTK nhƣ các quỹ ngoài ngân sách, nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc
(DNNN), bảo lãnh của Chính phủ, chi tiêu và nợ ở các chính quyền địa
phƣơng, mức độ ổn định của hệ thống tài chính trong nƣớc và quốc tế, và tốc
độ tăng trƣởng kinh tế... Trong đó, thu, chi và nợ ngân sách không nên chỉ đƣợc
hiểu đơn thuần là những con số (quy mô) hay tỷ lệ ( tỷ suất trên GDP, cơ cấu)
mà bên cạnh những con số thu, chi và nợ công là những chính sách thu, chính
sách chi, chính sách quản lý nợ công của Nhà nƣớc... Nói chung là những chính
sách quản lý tài chính công mà Chính phủ đã, đang và sẽ thi hành. Các chính
sách tài chính công đƣợc coi là những yếu tố định tính quyết định sự bền vững
của tài khóa.
Nói một cách chung nhất, mối quan tâm về BVTK cần đƣợc nhìn nhận
trong cả trung và dài hạn và nên có một tầm nhìn bao quát đến các chính sách
phát triển và chính sách xã hội liên quan đến tài khóa.
1.1.2 Tầm quan trọng của bền vững tài khóa.
Bảo đảm tính bền vững của tài khóa có tác dụng to lớn đển quá trình
hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Một chính phủ với
ngân sách liên tục thâm hụt, nợ công tích tụ liên tục tăng, không đảm bảo đƣợc
tính bền vững tài khóa sẽ tất yếu dẫn đến những hậu quả khôn lƣờng với sự
phát triển kinh tế của quốc gia đó, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển
hoặc các quốc gia có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi. Ở những
quốc gia này, nói chung lực lƣợng thị trƣờng còn nhỏ bé, hầu hết mọi hoạt
động kinh tế đều do nhà nƣớc gánh vác. Nhà nƣớc phải sử dụng phần lớn các
nguồn lực tài chính từ NSNN cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy,

mọi sai lầm trong sử dụng chính sách đều mang đến những hậu quả nặng nề
cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.

17

Thang Long University Libraty


Trong thực tế, để đạt đƣợc tốc độ phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách
với các nƣớc phát triển. Chính phủ các nƣớc đang phát triển phải sử dụng đến
chính sách tài khóa nới lỏng, nghĩa là làm giảm thu hoặc tăng chi tiêu ngân
sách. Việc theo đuổi chính sách tài khóa mở rộng sẽ tất yếu làm cho thâm hụt
ngân sách thêm trầm trọng, chính phủ sẽ phải đi vay để bù đắp thâm hụt. Nếu
nhƣ tốc độ thu NSNN không theo kịp tốc độ tăng của các nghĩa vụ trả nợ, sẽ
buộc chính phủ phải sử dụng các biện pháp vay nợ mới để trả nợ cũ (trò chơi
Pozzi). Nếu biện pháp này kéo dài lặp đi lặp lại thì điều tất yếu sẽ xảy ra là
chính phủ sẽ không có khả năng trả nợ khi mà tổng số nghĩa vụ trả nợ vƣợt quá
khả năng thu của NSNN. Khi không đủ khả năng chi trả nợ thì chính phủ có thể
phải tuyên bố vỡ nợ. Đó là tình huống xấu của quốc gia, uy tín của quốc gia
trên trƣờng quốc tế giảm sút, khả năng tiếp tục vay nợ nƣớc ngoài để phát triển
kinh tế sẽ gặp khó khăn vì mất niềm tin đối với cộng đồng quốc tế.
Cụ thể, có thể nhìn nhận hậu quả của một NSNN thiếu bền vững đối với
quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, một ngân sách thâm hụt triền miên, thiếu tính bền vững là đi
đôi với vấn đề tăng nợ. Chính phủ ở trạng thái lệ thuộc, mất uy tín trên trƣờng
quốc tế, mất khả năng tự chủ đối với vấn đề nợ. Nếu bị vỡ nợ thì đó là nguy cơ
dẫn đến khung hoảng kinh tế, tài chính- tiền tệ làm đất nƣớc tụt hậu và khó
phục hồi.
Thứ hai, ngân sách thâm hụt triền miên, thiếu tính bền vững là dấu hiệu
phá vỡ tính ổn định kinh tế, có khi còn là chính trị, ảnh hƣởng đến khả năng

thực hiện các chức năng của nhà nƣớc. Để giảm bớt thâm hụt, bảo đảm tính bền
vững của tài khóa trong ngắn hạn buộc nhà nƣớc phải giảm chi tiêu, tăng thuế.
Cả hai cách này đều có thể dẫn đến hậu quả là sự nản lòng trong đầu tƣ của xã
hội. Tiêu dùng xã hội sẽ bị co hẹp lại. Kinh tế có thể rơi vào suy thoái.
Nói chung ngân sách thâm hụt triền miên, thiếu tính bền vững sẽ dẫn đến
khả năng chính trị bị lung lay bởi Nhà nƣớc không trả đƣợc nợ, mất uy tín trên
18


×