Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.35 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài: Phân tích và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại
các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Phương Thảo

Khóa: 2009

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nghiến
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát triển mạnh cả về số lượng
và quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Với tốc độ phát triển và tính
cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn, do vậy khả năng rủi ro cũng gia tăng
tương ứng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, với tâm huyết nghề nghiệp và trách nhiệm
của mình, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ” mong giúp các NHTM có các biện pháp quản trị hữu hiệu phòng,
chống rủi ro tín dụng (RRTD), đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả,
phục vụ tích cực cung ứng vốn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích:
+ Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận về RRTD, phòng ngừa và hạn chế
RRTD trong hoạt động của NHTM.
+ Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng và mức độ rủi ro của các
NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xác định xu hướng và nguyên nhân của nó.
+ Đưa ra định hướng, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng
ngừa và hạn chế RRTD đối với các chi nhánh NHTM trên địa bàn.
- Đối tượng: 14 Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Phạm vi nghiên cứu: RRTD trong hoạt động ngân hàng qua số liệu và tình
hình thực tế của 14 NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong phạm vi 3 năm (2009 2011).


1


c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
Kết quả nghiên cứu đã làm rõ thực trạng nợ xấu của các NHTM trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ; xác định rõ các nguyên nhân chủ yếu của các khoản nợ có vấn đề; đưa
ra những quan điểm chỉ đạo, định hướng và mục tiêu của NHNN chi nhánh về chính
sách và quản trị RRTD; đưa ra các giải pháp từ phía NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ và
từ chính nội tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn; một số đề xuất đối với NHNN Việt
Nam, cơ quan ban ngành địa phương và hệ thống các NHTM dựa trên cơ sở thực tiễn,
kinh nghiệm cùng với quá trình nghiên cứu, phân tích độc lập của tác giả sẽ mang lại
những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong công tác quản trị RRTD tại các NHTM trên
địa bàn.
d) Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả đối với thực trạng RRTD tại
các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, phương pháp phân tích đối với quá trình quản lý
tín dụng; phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên cứu hoạt động
tín dụng của các NHTM; đưa ra các vấn đề và giải pháp có thể để xoay chuyển từ nhận
thức đến thực tiễn của các nhà lãnh đạo và cán bộ ngân hàng.
Công cụ nghiên cứu dùng bảng câu hỏi được thiết lập theo 04 mẫu biểu, gồm
mẫu số 01, mẫu số 02, mẫu số 03 và mẫu số 4 nêu tại phụ lục 1. Các biến được nghiên
cứu, phân tích được xác định theo 4 mẫu biểu đối với 14 NHTM.
e) Kết luận:
Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy rủi ro trong hoạt động của các NHTM nói
chung, RRTD nói riêng đều có thể được nhận diện, đo lường để đưa ra các dự báo kịp
thời có tính cảnh báo, trên cơ sở đó xây dựng những phương án nhằm ngăn ngừa và
hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do rủi ro gây ra nếu các NHTM xây dựng
được một hệ thống chính sách quản lý rủi ro một cách hiệu quả và nhận thức được:
“Quản lý rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một
tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được

mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính” (Trích các
Hướng dẫn về Chính sách quản lý rủi ro của Uỷ ban Basel).

2


Analysis and propose some solutions to prevent and limit the credit risk of commercial
banks in the province of Phu Tho.

3



×