Luận văn Thạc sĩ
Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành tại Viện Vật lý Địa cầu Viện KH&CN Việt
Nam trên cơ sở giải quyết một trong các nhiệm vụ của đề tài độc lập cấp Viện
khoa học Việt Nam, mã số: VAST.ĐL.09/1112: “Xây dựng bộ chương trình thử
nghiệm dự báo ngắn hạn động đất trên cơ sở mô hình thống kê kết hợp sử dụng
các phương pháp Vật lý kiến tạo, áp dụng đối với lãnh thổ Việt Nam và các cùng
lân cận” do TSKH. Ngô Thị Lư làm chủ nhiệm. Trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn tôi đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của TSKH. Ngô Thị
Lư. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới cô. Tôi cũng xin chân
thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Vật lý Địa cầu đã quan tâm và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Đức Vinh (ĐH Khoa học Tự nhiên ĐH Quốc Gia Hà Nội (ĐHKHTN –
ĐHQGHN), TS. Phạm Đình Nguyên (Viện Vật lý Địa cầu Viện KH&CN Việt
Nam) đã có những góp ý quý báu trong quá trình hoàn thiện luận văn. Tác giả xin
cảm ơn các đồng nghiệp Viện Vật lý Địa cầu, các cán bộ phòng Vật lý kiến tạo,
phòng Địa động lực, đặc biệt là Ths. Phùng Thị Thu Hằng, CN Lê Thị Thuấn và
KS Đỗ Thị Hiên vì sự giúp đỡ nhiệt tình, thiết thực cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của luận văn.
Luận văn này là sự tiếp tục trau dồi, hoàn thiện và phát triển những kiến
thức tôi đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại trường ĐHKHTN
ĐHQGHN. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở bộ môn Vật lý Địa cầu, đặc
biệt là TS. Đỗ Đức Thanh, TS. Nguyễn Đức Vinh, TS. Nguyễn Đức Tân.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình đã luôn động viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi học tập và làm việc!
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn này không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô, các bạn đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trần Việt Phương
1
Luận văn Thạc sĩ
môc lôc
MỞ ĐẦU.......................................................................................................6
Chương 1: TỔNG QUAN.........................................................................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu dự báo động đất trên thế giới...............9
1.2. Tình hình nghiên cứu dự báo động đất ở Việt Nam...............................11
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ĐỘNG ĐẤT THEO MÔ HÌNH THỐNG
KÊ.........................................................................................................19
2.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp.........................................................19
2.2. Qui trình dự báo động đất theo mô hình thống kê...................................26
Chương 3: THIẾT LẬP CHƯƠNG TRÌNH DỰ BÁO ĐỘNG ĐẤT THEO MÔ
HÌNH THỐNG KÊ..................................................................................................31
3.1. Thuật toán và sơ đồ khối của chương trình dự báo động đất theo mô
hình thống kê:.........................................................................................................31
3.2. Ngôn ngữ lập trình...................................................................................35
3.3. Chương trình............................................................................................36
3.4. Hướng dẫn sử dụng phần mềm..............................................................37
3.5. Các giao diện của chương trình...............................................................40
3.6. Code chương trình....................................................................................41
Chương 4: ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DỰ BÁO ĐỘNG ĐẤT THEO MÔ
HÌNH THỐNG KÊ THỬ NGHIỆM DỰ BÁO CHO CÁC KHU VỰC CỤ
THỂ...........................................................................................................45
4.1. Các tài liệu sử dụng.................................................................................45
4.2. Áp dụng thử nghiệm chương trình đối với khu vực tây bắc việt nam. .45
4.3. Áp dụng thử nghiệm dự báo đối với danh mục động đất đông nam á. .50
4.4. So sánh kết quả dự báo trong 2 trường hợp khi lựa chọn xác xuất tin
cậy của dự báo khác nhau......................................................................53
4.5. Nhận xét...........................................................................................55
Trần Việt Phương
2
Luận văn Thạc sĩ
KẾT LUẬN.............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................58
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................65
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................72
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt
Danh mục động đất
DMĐĐ
Danh mục động đất độc lập
DMĐĐĐL
Danh mục các bảng
Bảng 4.1. Kết quả áp dụng chương trình thử nghiệm dự báo động đất
47
cho khu vực Tây Bắc Việt Nam trong 2 trường hợp
Bảng 4.2. So sánh độ chênh lệch TmaxTdb với Tthực Tdb
Bảng 4.3. Ví dụ về kết quả dự báo đối với một số trận động đất
Bảng 4.4. So sánh kết quả dự báo động đất với xác xuất tin cậy khác
48
49
54
nhau
Danh mục các hình
Hình 2.1. Hàm phân bố mật độ xác suất
Hình 2.2. Giới hạn của tiểu vùng S
Hình 2.3. Sơ đồ miêu tả chuỗi các sự kiện trong DMĐĐ và các khái
25
27
28
niệm dùng trong thuật toán
Hình 3.1. Đồ thị của hàm mật độ xác suất của phân phối chuẩn
Hình 3.2. Sơ đồ khối của chương trình dự báo động đất theo mô hình
32
34
thống kê
Hình 3.3. Giao diện nhập dữ liệu đầu vào
Hình 3.4. Giao diện hiển thị kết quả
Hình 4.1. So sánh độ chênh lệch về thời gian TmaxTdb và Tthực Tdb
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tính liên tục của dải số liệu về thời gian
40
41
48
50
xuất hiện động đất
Hình 4.3. Phân bố độ chênh lệch giữa thời gian dự báo và thời gian đã
52
xảy ra sự kiện trên thực tế (ngày)
Trần Việt Phương
3
Luận văn Thạc sĩ
Các công trình đã công bố
Trong quá trình học tập và làm việc tại viện Vật lý địa cầu để hoàn thành
luận văn, tác giả luận văn đã tham gia và là đồng tác giả của các công trình đã
được công bố dưới đây:
1. Ngô Thị Lư, Trần Việt Phương (2009), “Tách các nhóm tiền chấn, dư chấn từ
danh mục động đất khu vực Đông Nam Á (chu kỳ 12782008) bằng phương pháp
cửa sổ không gian thời gian” Các khoa học về Trái đất 31(1), Hà Nội, 2009.Tr.
35 43.
2. Burmin V.Yu., Ngô Thị Lư, Trần Việt Phương (2009), “Đánh giá tính hiệu
quả của hệ thống trạm địa chấn hiện có của Việt Nam” Các thiết bị địa chấn,
Viện Hàn lâm khoa học Nga, 45(1), Moscow, 2009. Tr. 4461. (Tiếng Nga).
3. Rodkin M.V.*, Ngo Thi Lu **, Pisarenko V.F.*, Tran Viet Phuong** and Vu
Thi Hoan **(2010), “Change in the regime of growth of cumulative seismic energy
with time: examination from the regional catalogue of Vietnam”, 8th General
Assembly of Asian Seismological Commision (ASC 2010). (* International Institute
of Earthquake Prediction Theory and Mathematical Geophysics Russian Academy
of Sciences (IIEPT RAS); ** Institute of Geophysics VAST (Vietnam Academy of
Science and Technology).
4. V.Yu. Burmin*, Ngo Thi Lu**, Tran Viet Phuong**(2010), “Design of an
optimal network of seismic stations in North Vietnam” 8th General Assembly of
Asian Seismological Commision (ASC 2010). *Schmidt Institute of Physics of the
Earth, Russian Academy of Sciences, Moscow, Russia; **Institute of Geophysics of
Vietnamese Academy of Science and technology, Hanoi.
5. Ngo Thi Lu, Nguyen Anh Quan, Tran Viet Phuong (2010), “Establishing a
computer program for earthquake prediction on the vietnamese territory and
adjacent regions by zoning of Earth’s crust types” Journal of Geology, series B(35
36/2010). tr. 111130).
Trần Việt Phương
4
Luận văn Thạc sĩ
6. Ngô Thị Lư, Trần Việt Phương (2012) “Thiết lập chương trình dự báo động
đất theo mô hình thống kê”, Địa chất, Số 331332; 58/2012, tr. 4049. ISSN
08667381.
7. Ngô Thị Lư, Trần Việt Phương (2012) “Cải biên thuật toán và xây dựng sơ
đồ khối của chương trình dự báo động đất cực đại bằng phương pháp vật lý
kiến tạo”, Tc Địa chất 331332; 58/2012, tr. 5058. ISSN 08667381.
8. Ngô Thị Lư, Trần Việt Phương (2012) “Về một cách tiếp cận mới đề xây
dựng thuật toán và quy trình dự báo động đất theo mô hình thống kê”, Các khoa
học về Trái đất 34(3), Hà Nội, 2012, tr. 37.
9. Ngô Thị Lư (Chủ nhiệm đề tài), Trần Việt Phương, Phùng Thị Thu Hằng,
Nguyễn Hữu Tuyên và nnk (2011) Đánh giá tiềm năng địa chấn lãnh thổ Việt
Nam theo tổ hợp các tài liệu địa chấtđịa vật lý và địa chấn , Nhiệm vụ hợp tác
khoa học quốc tế giữa hai viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và viện HLKH Liên
bang Nga theo Nghị định thư cấp Nhà nước (giai đoạn 20082010). Hà Nội, 2011.
Báo cáo tổng kết đề tài. 163tr.
Trần Việt Phương
5
Luận văn Thạc sĩ
MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, thảm hoạ động đất, sóng thần trên toàn cầu ngày một
gia tăng, nhất là đối với khu vực Đông Nam Á. Do có vị trí địa lý nằm tại nơi tiếp
giáp giữa 2 vành đai hoạt động địa chấn lớn liên quan với 2 vành đai phá huỷ
kiến tạo chính hoạt động mạnh mẽ nhất trên hành tinh, nên Đông Nam Á không
những chịu ảnh hưởng của hoạt động phá huỷ kiến tạo mạnh mà còn chịu độ
nguy hiểm động đất và sóng thần rất cao. Đặc biệt, thảm hoạ động đất sóng
thần Sumatra ngày 26.12.2004, thảm hoạ do động đất Tứ Xuyên (12.05.2008) và
động đất (4.2010) (Trung Quốc), thảm họa động đất Tōhoku (Nhật Bản) vào
ngày 11 tháng 3 năm 2011 đã gây tổn thất vô cùng nghiêm trọng về người, về của
và cả về sự phá huỷ môi trường. Gần đây nhất, hiện tượng động đất liên tục
xảy ra tại khu vực đập thủy điện sông Tranh 2 gây hoang mang trong dư luận cả
nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Tình hình thực tế nêu trên làm cho
vấn đề dự báo động đất, sóng thần, vốn là vấn đề nan giải và luôn mang tính
thời sự trên qui mô toàn cầu, càng trở nên cấp thiết hơn và đang được các nhà
khoa học vô cùng quan tâm. Lãnh thổ VN tham gia vào thành phần của ĐNA, nên
ít nhiều chịu ảnh hưởng của vùng hoạt động kiến tạo và vùng nguy hiểm địa
chấn, được đặc trưng bởi tính địa chấn và hoạt động kiến tạo tích cực như vậy.
Do đó, nghiên cứu dự báo động đất đối với lãnh thổ Việt Nam và các vùng lân
cận không những là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao mà còn là một
nhiệm vụ có tính cấp thiết đối với thực tế địa chấn Việt Nam. Để giải quyết
vấn đề mang tính thời sự như vậy đối với một lãnh thổ bất kỳ, một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là cần xây dựng và thiết lập một chương trình,
cho phép dự báo thời gian, địa điểm và độ mạnh của trận động đất có thể xảy ra
trong tương lai gần nhằm xây dựng các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tối đa
thiệt hại có thể. Nhiệm vụ như vậy càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh Viện
VLĐC đang thực hiện Dự án tăng cường trang thiết bị trạm, phục vụ báo tin
động đất và cảnh báo sóng thần.
Trần Việt Phương
6
Luận văn Thạc sĩ
Để giải quyết vấn đề nêu trên, một trong những nhiệm vụ có tính cấp thiết
là cần tiến hành là “Xây dựng thuật toán và sơ đồ khối của chương trình dự báo
động đất theo mô hình thống kê”. Đó chính là lý do mà tác giả luận văn đã chọn
tên đề tài nghiên cứu này.
Mục tiêu của luận văn
1. Xây dựng thuật toán mới và thiết lập chương trình dự báo động đất theo
mô hình thống kê.
2. Áp dụng thử nghiệm chương trình được thiết lập đối với khu vực Tây
Bắc Việt Nam và khu vực Đông Nam Á để so sánh kết quả dự báo với với các
sự kiện đã xảy ra trong thực tế nhằm kiểm tra tính đúng đắn của chương trình.
Nhiệm vụ của luận văn
1. Tìm hiểu phương pháp dự báo động đất theo mô hình thống kê trên cơ sở
tổ hợp các tài liệu địa vật lý và địa chấn.
2. Thu thập các tài liệu địa vật lý và địa chấn cho khu vực nghiên cứu, phân
tích, lựa chọn và chỉnh lý số liệu phục vụ hướng nghiên cứu.
3. Xây dựng thuật toán, sơ đồ khối, lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp và
thiết lập chương trình phân loại vỏ Trái đất trên máy tính.
4. Áp dụng thử nghiệm chương trình đã được thiết lập đối với các khu vực
khác nhau, nhận xét và đánh giá khả năng ứng dụng của chương trình.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
1. Đã chuyển giao, áp dụng một cách sáng tạo phương pháp dự báo bằng
mô hình thống kê, góp phần giải quyết nhiệm vụ dự báo được thời gian , tọa độ
và magnitude của động đất ở Việt Nam và lân cận.
Trần Việt Phương
7
Luận văn Thạc sĩ
2. Thời gian gần đây có rất nhiều các trận động đất mạnh xảy ra, gây nên
những tổn thất vô cùng nặng nề về người và của. Vì vậy, xây dựng một phần
mềm có khả năng dự báo trước được động đất là một yêu cầu vô cùng cấp thiết
có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Những nội dung đã được thực hiện trong luận văn này góp phần thiết
thực vào việc giải quyết một trong nhiệm vụ của Đề tài độc lập cấp Viện khoa
học Việt Nam, mã số: VAST.ĐL.09/1112: “Xây dựng bộ chương trình thử
nghiệm dự báo ngắn hạn động đất trên cơ sở mô hình thống kê kết hợp sử dụng
các phương pháp Vật lý kiến tạo, áp dụng đối với lãnh thổ Việt Nam và các cùng
lân cận”.
Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận, tài liệu tham khảo và 2
phụ lục. Toàn bộ các nội dung nêu trên được trình bày trên 76 trang đánh máy
khổ A4, với 10 hình vẽ và 4 bảng biểu minh họa (không kể phần phụ lục).
Phần mở đầu gồm 4 trang trình bày tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: “Xây
dựng thuật toán và sơ đồ khối của chương trình dự báo động đất theo mô
hình thống kê”. Trong phần này còn trình bày mục tiêu , nhiệm vụ, các kết quả
nhận được, các điểm mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
Chương 1: gồm 10 trang, giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu dự
báo động đất trên thế giới và ở Việt Nam, các phương pháp xác định magnutide
cực đại của động đất và vùng phát sinh động đất mạnh.
Chương 2: gồm 12 trang với 3 hình vẽ trình bày cơ sở lý thuyết của phương
pháp và quy trình dự báo động đất.
Trần Việt Phương
8
Luận văn Thạc sĩ
Chương 3: gồm 14 trang với 4 hình vẽ. Nội dung chương này trình bày thuật
toán, sơ đồ khối, giới thiệu về ngôn ngữ lập trình được sử dụng, các giao diện
của chương trình và hướng dẫn sử dụng chương trình.
Chương 4: gồm 11 trang với 3 hình vẽ và 4 bảng biểu trình bày kết quả áp
dụng thử nghiệm chương trình đã lập để dự báo động đất cho khu vực Tây Bắc
Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở các kết quả này tác giả đã đưa ra
những nhận xét và đánh giá về khả năng áp dụng và các ưu điểm của chương
trình đã lập.
Trần Việt Phương
9
Luận văn Thạc sĩ
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu dự báo động đất trên thế giới:
Từ lâu các nhà khoa học đã thống kê và tổng kết được những nguyên nhân
chính gây ra động đất, nơi nào thường xuyên xảy ra động đất và tính toán được
những tham số cơ bản của một trận động đất khi nó diễn ra. Tuy nhiên, vấn đề
dự báo sớm động đất sẽ xảy ra ở đâu, khi nào và có độ lớn bao nhiêu là điều mà
các nhà khoa học hướng đến thì vẫn là một bài toán chưa có lời giải trọn vẹn.
Qua nhiều thế kỷ, người ta đã dựa trên những cơ sở khác nhau, từ các hoạt
động khác thường của một số loài vật tới những hình thù kỳ lạ của các đám mây,
sự biến đổi đột ngột của mực nước giếng, hay sự thay đổi hàm lượng radon
hoặc hydro trong đất đá để tìm cách dự báo động đất. Một trong những lần
người ta đã dự báo được chính xác là trận động đất tại Haicheng, Trung Quốc,
năm 1975. Lệnh di tản đã được phát đi một ngày trước khi trận động đất mạnh
7,3 độ Richter tàn phá thành phố. Trong nhiều tháng trước đó, người ta đã ghi
được hàng loạt những trận động đất nhỏ, cùng với nó là sự thay đổi mực nước
ngầm và sự dâng lên của bề mặt địa hình. Tuy nhiên, rất ít trận động đất có
những dấu hiệu tiền báo như thế. Sau thành công ở Haicheng, cũng chính các nhà
địa chấn học Trung Quốc đã không thể dự báo một trận động đất với sức hủy
diệt còn lớn hơn tại Tangshan năm 1976. Với cường độ 7,6 độ Richter, trận động
đất này đã cướp đi sinh mạng của 250 nghìn người.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ dự báo thiên tai
ngày càng được hoàn thiện hơn. Các trận động đất thường là kết quả chuyển
động của các bộ phận đứt gãy trên vỏ Trái đất, cấu tạo chủ yếu từ chất rắn. Tuy
rất chậm nhưng mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất
(nội lực phát sinh trong vật thể biến dạng do các tác nhân bên ngoài tác dụng) cao
Trần Việt Phương
10
Luận văn Thạc sĩ
hơn sức chịu đựng của đất đá. Các nhà khoa học nhận thấy rằng việc đo những
sự thay đổi trong các đoạn đứt gãy khó hơn nhiều so với việc đo biến thiên ứng
suất, đặc biệt là các đứt đoạn nằm sâu bên trong thạch quyển. Gần đây , các
chuyên gia khoa học của Viện nghiên cứu Carnegie Mỹ đã tìm ra cách để kiểm
tra và giám sát chiều dài của các đoạn đứt gãy, cũng như sự dịch chuyển của
chúng trên vỏ Trái đất. Phát hiện này có thể là một phương pháp mới đầy hữu
ích, giúp cho việc dự báo các trận động đất bằng cách định vị chính xác các đứt
gãy có khả năng làm rung chuyển mặt đất và gây ra các trận động đất. Trong khi
đó, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm khoa học
Nga lại tiếp cận việc dự báo động đất sớm từ vũ trụ bằng việc lắp đặt thiết bị
dự báo động đất trên trạm không gian quốc tế. Thiết bị này có thể ghi nhận
những biến đổi của các dòng điện tử và proton có năng lượng trung bình trong
khoảng không gian gần Trái đất. Các nhà khoa học cho rằng những thay đổi của
các dòng điện tử và proton này có liên quan tới các quá trình địa vật lý trên Trái
đất như dông tố, động đất, vv… Do vậy, khi ghi nhận được những thay đổi này,
chúng ta có thể dự báo động đất với độ chính xác cao.
Ngoài ra, người ta đã và đang sử dụng hàng loạt các phương pháp nghiên cứu
dự báo động đất khác dựa trên việc làm sáng tỏ các dấu hiệu khác nhau như:
Các dấu hiệu về sự phát triển của vùng nguồn (dị thường về mật độ các
đứt gãy sinh chấn),
Quan hệ giữa vận tốc lan truyền sóng dọc và sóng ngang,
Năng lượng giải phóng trong các chuỗi động đất, và hàng loạt các dấu
hiệu khác có đặc trưng báo trước các động đất tương lai (các động đất
sẽ xảy ra).
Trong một loạt các phương pháp khác người ta lại sử dụng các bất thường đồng
thời trong diễn biến của một số các dấu hiệu có bản chất vật lý khác nhau. Một số
công trình theo hướng này chứa các công thức thuật toán dự báo động đất. Đó là các
thuật toán dự báo động đất CN và M8. Kết quả dự báo động đất theo kiểu như vậy là
Trần Việt Phương
11
Luận văn Thạc sĩ
chỉ ra vùng động đất mạnh trong tương lai, mà ở đó trong một khoảng thời gian nào đó
(thường là nhiều năm và gọi là dự báo trung hạn) sẽ xảy ra động đất.
Ưu điểm của hệ phương pháp và các thuật toán dự báo trung hạn như trên là
làm sáng tỏ được các dấu hiệu của động đất tương lai, có ý nghĩa vật lý và cho
phép đánh giá chúng bằng các phương pháp thống kê. Tuy nhiên, tính không xác
định của độ chính xác dự báo động đất trung hạn có thể coi là nhược điểm cơ
bản của các phương pháp này. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả sẽ ứng dụng
mô hình thống kê để thiết lập chương trình thử nghiêm d
̣
ự báo ngăn han đ
́ ̣ ộng
đất và magnitude của chúng, ap dung đ
́ ̣
ối với lãnh thổ Việt Nam và các vùng lân
cận. Cách tiếp cận mới này vừa đơn giản hơn mà lại có khả năng loại bỏ được
các nhược điểm của các phương pháp nêu trên.
1.2. Tình hình nghiên cứu dự báo động đất ở Việt Nam: Nghiên cứu dự báo
động đất ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành theo hai nhóm phương pháp chính
như sau:
Dự báo động đất cực đại trên cơ sở các tài liệu địa chất – địa vật lý.
Dự báo động đất cực đại trên cơ sở phân tích thống kê địa chấn.
* Dự báo động đất cực đại trên cơ sở tài liệu địa chất – địa vật lý bao gồm một
số phương pháp như sau:
1.2.1. Phương pháp tính Mmax theo quy mô vùng phát sinh động đất:
Theo phương pháp này, người ta dựa vào sự liên hệ giữa kích thước của đoạn
đứt gãy sinh chấn (L) cũng như bề dày tầng sinh chấn (H) với M max động đất [37,
38, 43, 44]:
Mmax ≤ 2lg L(km) + 1.77
Mmax ≤ 4lg H(km) + 0.48
Trần Việt Phương
12
Luận văn Thạc sĩ
Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc vào việc chúng ta xác định kích
thước của đoạn đứt gãy sinh chấn và bề dày tầng sinh chấn như thế nào.
Phương pháp này áp dụng tốt cho vùng có đứt gãy hoạt động nhưng đồng thời nó
lại không thể dự báo được Mmax cho những vùng khác không có đứt gãy hoạt
động.
1.2.2. Phương pháp kiến tạo vật lý: Theo phương pháp này cho rằng, vị
trí, năng lượng của động đất mạnh cực đại của mỗi vùng phụ thuộc vào gradient
vận tốc chuyển động kiến tạo thẳng đứng trong thời kì tân kiến tạo. Trong đó
nếu gradient vận tốc lớn hơn 10 8/ năm thì trên diện tích 1000 km2 có thể xảy ra
động đất cấp 7 một lần trong 1000 năm. Sau đó gradient vận tốc cứ tăng lên 3
lần thì độ mạnh động đất tăng lên 12 cấp. Song cần lưu ý rằng, động đất trước
hết là hệ quả của các chuyển động hiện đại mà gradient vận tốc trung bình trong
cả chu kỳ tân kiến tạo có thể không phản ánh được, do đó có thể gradient của
vận tốc ấy không phản ánh mức độ nguy hiểm động đất hiện nay. Thêm nữa
động đất mạnh không chỉ là hệ quả của chuyển động thẳng đứng mà thường là
hệ quả của các chuyển động ngang. Trong từng trường hợp đó gradient vận tốc
chuyển động thẳng đứng không nói lên điều quan trọng nhất.
1.2.3. Phương pháp đánh giá chuyên gia
Cơ sở chính của phương pháp này là việc xác định mức độ phản ánh của các
lớp đối tượng địa chất – địa vật lý về đặc trưng hoạt động động đất. Mức độ
phản ánh này được biểu diễn qua trọng số của từng tham số. Sau khi phân loại
đối tượng, gán trọng số cho đối tượng, chúng ta tổng hợp ảnh hưởng của các đối
tượng để dự báo khu vực có khả năng phát sinh động đất mạnh cũng như thành
lập bản đồ dự báo chấn động cực đại [42].
1.2.4. Sử dụng kết hợp các tài liệu địa chất – địa vật lý: Các phương
pháp này bước đầu đã được áp dụng ở Việt Nam trong một số công trình trên cơ
sở sử dụng các đặc trưng cấu trúc vỏ [8, 39, 40]. Ngoài ra, các tác giả của công
Trần Việt Phương
13
Luận văn Thạc sĩ
trình [27] cũng sử dụng một số đặc trưng cấu trúc vỏ Trái đất để áp dụng thử
nghiệm dự báo động đất theo vecto dấu hiệu nhiều chiều. Tuy nhiên, các kết
quả nhận đựơc trong những công trình nêu trên còn hết sức sơ lược. Mặt khác
cũng chưa có tác giả nào xây dựng được thuật toán và thiết lập được chương
trình dự báo động đất phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam trên cơ sở các
phương pháp áp dụng.
* Các phương pháp dự báo động đất cực đại trên cơ sở phân tích thống kê địa
chấn đã và đang được sử dụng ở Việt Nam chủ yếu là:
1.
Bài toán phân bố cực trị Gumbel:
Cơ sở lý thuyết các hàm phân bố cực trị của Gumbel đã được trình bày trong
nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới [52, 53, 10, 27, 28, 34].
Nếu ta coi X là các biến ngẫu nhiên có hàm phân bố là F(X)
F(X) = P{X x} thì xác suất để cho x là lớn nhất trong n mẫu độc lập từ
cùng phân bố F(X) sẽ là:
G(x) = P{ X1 x, X2 x,..., Xn x } = Fn (x)
Đó chính là hàm phân bố của các cực trị. Nếu như ta biết được hàm phân bố
ban đầu F(X) thì sẽ rất đơn giản để nhận được chính xác phân bố của các cực trị.
Nhưng thông thường ta không biết được hàm phân bố ban đầu, nên cần phải xem đến
dạng đường tiệm cận của sự phân bố các cực trị. Khi áp dụng lý thuyết phân bố cực
trị Gumbel vào trong dự báo động đất luôn phải tuân thủ 2 giả thiết, đó là [10]:
Các cực trị quan sát được trong một khoảng thời gian cho trước độc lập đối
với nhau.
Các điều kiện đã xảy ra trong quá khứ vẫn có thể xảy ra trong tương lai.
Gumbel đã xây dựng được 3 loại hàm phân bố tiệm cận các cực trị, trong đó hàm
phân bố cực trị loại I có dạng:
Trần Việt Phương
14
Luận văn Thạc sĩ
G 1 ( x)
exp[ e
( x u)
với > 0
]
ở đây: u là đặc trưng các cực trị, là hàm cường độ cực trị ; u và là các tham
số cần xác định.
Phân bố loại II có dạng:
G 2 ( x)
exp[ (
u
x
) k ] với k > 0, x ≥ ε , u > ε ≥ 0
Trong đó k – là đại lượng hình dạng, ε – là giá trị cận dưới của các cực trị, u – đặc
trưng các cực trị, u, k, ε là các tham số cần xác định.
Phân bố loại III có dạng:
G 3 ( x)
exp[ (
w x k
) ] với k > 0, x w, u <
w u
w
Trong đó, w – là giá trị cận trên của các cực trị, u, k, w là các tham số cần xác định.
Từ 3 hàm phân bố tiệm cận trên ta thấy phân bố tiệm cận loại II có tồn tại giá trị
cận dưới ε nên chúng không được sử dụng để đánh giá chấn cấp cực đại động đất.
Thông thường chúng ta chỉ dùng 2 hàm còn lại để giải quyết nhiệm vụ trên.
Nguyễn Kim Lạp và Nguyễn Duy Nuôi [19] đã sử dụng hàm phân bố tiệm
cận loại I của Gumbel để tính độ nguy hiểm động đất cho các vùng ở khu vực
Đông Nam Á với chu kỳ khoảng số liệu cực trị là 6 tháng và 1 năm. Nguyễn
Hồng Phương [28] sử dụng hàm phân bố loại III của Gumbel kết hợp với hợp lý
cực đại và phân bố β để tính cho các vùng nhỏ trên lãnh thổ Việt Nam. Nguyễn
Đình Xuyên và Nguyễn Ngọc Thủy sử dụng hàm Gumbel loại I cải tiến để tính
cho các vùng thuộc khu vực thủy điện Sơn La [43]. Trần Thị Mỹ Thành đã tính
Mmax cho 23 vùng nguồn dựa theo hàm Gumbel III [34]…
2. Phương pháp hợp lý cực đại có thể tính được giới hạn chặn hai phía
của dãy những trận động đất chính và hoạt động địa chấn theo luật phân bố
Poisson và biểu thức GutenbergRichter. Phương trình biểu diễn quan hệ giữa
Trần Việt Phương
15
Luận văn Thạc sĩ
tần suất xuất hiện động đất NM và chấn cấp M là phương trình nổi tiếng
GutenbergRichter [53]:
lg NM = a bM
Quy luật xuất hiện động đất tuân theo quy luật phân bố Poisson. Trong
mỗi vùng nguồn, coi động đất là các sự kiện độc lập (loại bỏ tiền chấn và dư
chấn), xác suất P N để xảy ra N trận động đất có chấn cấp M ≥ m0, gây ra cường
độ chấn động I lớn hơn mức i nào đó, trên toàn vùng nguồn trong khoảng thời
gian t năm thỏa mãn phương trình:
e t ( t)n
P N = P [ N = n ] =
n!
n = 0, 1, 2 ...
trong đó ν là vận tốc trung bình xuất hiện động đất có chấn cấp M ≥
m0. Nếu xem pi là xác suất xuất hiện một trận động đất có chấn cấp M ≥ m0, thì
xác suất để xuất hiện N trận động đất sẽ là:
N
= P [ N = n ] =
e
pi t
( pi t ) n
n!
n = 0, 1, 2 ...
Trong trường hợp đặc biệt, phân bố xác suất của cường độ chấn động
cực đại trong khoảng thời gian t năm được xem như:
i)
P [ I (max
≤ i ] = P [ N = 0 ] = e
pi t
i)
Trong đó I (max
là cường độ chấn động cực đại trong khoảng thời gian t năm
đối với vùng nguồn.
Hai phương pháp, hợp lý cực đại và sử dụng hàm phân bố Gumbel, vừa
nêu trên đều mang bản chất của xác suất thống kê. Ưu điểm của các phương
Trần Việt Phương
16
Luận văn Thạc sĩ
pháp này là áp dụng thuận tiện, dễ dàng. Nhưng nó cũng mang nhược điểm
chung của phương pháp xác suất là các mô hình được xây dựng trên giả định là
lịch sử lặp lại, độ tin cậy của kết quả phụ thuộc vào việc thu thập số liệu đầy
đủ và chính xác đến đâu.
3. Sử dụng quy luật biểu hiện hoạt động động đất :
Phương pháp ngoại suy địa chấn dựa trên cơ sở là động đất cực đại đã
xảy ra trên một vùng nào đó tại một đoạn của đứt gãy thì nó cũng có thể xảy ra ở
những đoạn khác của đứt gãy đó, hoặc ở trên những đoạn đứt gãy khác tương
đương với nó về vai trò cũng như đặc trưng của chúng trong kiến tạo khu vực.
Phương pháp dự báo Mmax dựa vào hoạt động tiền chấn – dư chấn
Trước những trận động đất lớn thường có một vài trận động đất nhỏ
(tiền chấn) báo hiệu thời kì yên tĩnh đã chuyển sang thời kì hoạt động động đất
và sau kích động chính cũng xuất hiện những trận động đất nhỏ (dư chấn).
Nghiên cứu quy luật hoạt động tiền chấn – dư chấn giúp dự báo được kích động
chính (nếu đã có tiền chấn) và những dư chấn (khi biết kích động chính). Bài
toán này đã được đề cập và giải quyết năm 2003 bởi các tác giả của công trình
[45].
Mô hình thời gian – magnitude để đánh giá khả năng phát sinh động đất
Theo mô hình này, một số tác giả của Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ
(Papazachos B.C., Karakaisis G.F.,..) đã chỉ ra rằng, thời gian xuất hiện của một
trận động đất tại một nguồn phát sinh động đất phụ thuộc vào magnitude và thời
gian xuất hiện của trận động đất xảy ra trước trong vùng theo công thức:
Log T = bMmin +cMp +a
Trong đó, Mp là magnitude của trận động đất chính xảy ra trước đó, Mmin
ngưỡng magnitude của trận động đất dùng trong thống kê xảy ra tại nguồn sinh
Trần Việt Phương
17
Luận văn Thạc sĩ
chấn, T là khoảng thời gian giữa các trận động đất Mp và Mmin. Các hệ số a, b, c
được xác định theo phương pháp hồi quy bội từ các giá trị thực tế của T, Mp và
Mmin. Dựa vào mô hình thời gian – magnitude có thể đánh giá được khả năng phát
sinh động đất theo thời gian cho từng vùng nguồn. Kết quả nhận được là xác
suất trận động đất cấp M xảy ra sau khoảng thời gian t năm tính từ năm hiện
tại làm mốc.
Ở Việt Nam, bài toán dự báo động đất kiều này được áp dụng lần đầu
năm 2002 cho khu vực Lai Châu Điện Biên [9]. Sau đó, năm 2004, Đặng Thanh
Hải lại tiếp tục áp dụng phương pháp này cho phần phía Bắc lãnh thổ Việt Nam
[10].
Tóm lại, dự báo thời gian phát sinh động đất ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ là
dự báo trung hạn và dài hạn dựa trên các quy luật phát sinh động đất thông qua
thuật toán thông kê, như dự báo tần suất lặp lại động đất, mô hình thời gian –
magnitud, quy luật hoạt động tiền chấn… Các phương pháp: hợp lý cực đại và
sử dụng hàm phân bố Gumbel nêu trên đều mang bản chất của xác suất thống kê.
Ưu điểm của các phương pháp này là áp dụng thuận tiện, dễ dàng. Nhưng nó
cũng mang nhược điểm chung của các phương pháp xác suất là các mô hình được
xây dựng trên giả định rằng lịch sử lặp lại, độ tin cậy của kết quả phụ thuộc vào
tính đầy đủ và độ chính xác của số liệu sử dụng. Thêm nữa, kết quả của việc áp
dụng các phương pháp thống kê kiểu này chỉ cho phép nhận được những đánh
giá rất sơ lược về qui luật phân bố động đất và tần suất lặp lại động đất
(thường là trung hạn và dài hạn (từ vài trăm năm đến hàng nghìn năm) đối với
một khu vực mà không thể chỉ ra một cách cụ thể ngày giờ, địa điểm và độ lớn
của trận động đất có khả năng xảy ra trong tương lai gần.
Phương pháp ngoại suy địa chấn thì dựa trên cơ sở là động đất cực đại đã
xảy ra trên một vùng nào đó tại một đoạn của đứt gãy thì nó cũng có thể xảy ra ở
những đoạn khác của đứt gãy đó, hoặc ở trên những đoạn đứt gãy khác tương
Trần Việt Phương
18
Luận văn Thạc sĩ
đương với nó về vai trò cũng như đặc trưng của chúng trong kiến tạo khu vực.
Nguyên lý này có thể dẫn đến đánh giá sai về Mmax vì động đất mạnh nhất đã
quan sát thấy có thể chưa phải là động đất cực đại có khả năng xảy ra, thêm vào
đó, điều kiện địa chấn kiến tạo khó có thể xem là đồng nhất. Để khắc phục
những hạn chế đã nêu, cần phải mở rộng vùng nghiên cứu để có thể đánh giá
tính tương đồng của vỏ Trái đất trên quy mô lớn hơn, điều này sẽ làm tăng tính
đúng đắn khi lấy Mmax là đại diện cho những mảnh có đặc trưng kiến tạo tương
đồng. Đồng thời cũng cần phải thu thập và sử dụng một lượng lớn các tham số
liên quan đến đặc trưng địa chấn, đặc điểm kiến tạo của khu vực, ví dụ như tài
liệu từ, trọng lực, móng kết tinh, các mặt gián đoạn, các đứt gãy và số liệu về
động đất…Có nghĩa là, chúng ta phải sử dụng tổ hợp các tài liệu địa chất, địa vật
lý và địa chấn để có thể đánh giá một cách đúng đắn nhất về tiềm năng địa chấn
khu vực nghiên cứu.
Trong giai đoan 20082010 tac gia lu
̣
́
̉ ận văn đa tham gia th
̃
ực hiên Nhiêm vu
̣
̣
̣
Hợp tac quôc tê ViêtNga theo Nghi đinh th
́
́ ́ ̣
̣ ̣
ư câp Nha n
́
̀ ươc: “Đanh gia tiêm năng
́
́
́ ̀
đia chân lanh thô Viêt Nam theo tô h
̣
́ ̃
̉
̣
̉ ợp cac tai liêu đia chât, đia vât ly va đia chân”.
́ ̀ ̣
̣
́ ̣
̣ ́ ̀ ̣
́
Trong qua trinh th
́ ̀
ực hiên Nhiêm vu nay, tac gia đã cùng các đ
̣
̣
̣ ̀ ́
̉
ồng nghiệp bươć
đâu đa xây d
̀ ̃
ựng một chương trinh cho phep đanh gia d
̀
́ ́
́ ự bao tiêm năng đia chân
́ ̀
̣
́
(Mmax) trên cơ sở ap dung ph
́ ̣
ương phap phân loai vo Trai đât. Tuy nhiên, cac kêt
́
̣
̉
́ ́
́ ́
qua nhân đ
̉
̣ ược mơi chi la nh
́
̉ ̀ ưng đanh gia b
̃
́
́ ươc đâu. Đăc biêt, do ban chât cua
́ ̀
̣
̣
̉
́ ̉
phương phap đoi hoi phai s
́ ̀ ̉
̉ ử dung tô h
̣
̉ ợp 5 tham sô đăc tr
́ ̣ ưng cua vo Trai đât, ma
̉
̉
́ ́
̀
trên thực tê tai Viêt Nam cac sô liêu ch
́ ̣
̣
́ ́ ̣
ưa co đây đu trên toan khu v
́ ̀ ̉
̀
ực nghiên cứu,
nhât la sô liêu vê mât đô dong nhiêt Q. Ban thân ch
́ ̀ ́ ̣
̀ ̣
̣ ̀
̣
̉
ương trinh đ
̀ ược xây dựng bởi
tac gia và các đ
́
̉
ồng nghiệp cung cân đ
̃
̀ ược tiêp tuc hiêu chinh, cai biên va hoan
́ ̣
̣
̉
̉
́ ̀ ̀
thiên đê co thê ap dung phu h
̣
̉ ́ ̉ ́ ̣
̀ ợp vơi cac điêu kiên th
́ ́
̀
̣
ực tê cua Viêt Nam.
́ ̉
̣
Như vậy, thực tế của công tác nghiên cứu dự báo động đất trong nước và
quốc tế nêu trên cho thấy bài toán dự báo thời gian, địa điểm và độ lớn của trận
động đất có khả năng xảy ra trong tương lai gần với độ chính xác nhất định vẫn
Trần Việt Phương
19
Luận văn Thạc sĩ
là một bài toán chưa có lời giải trọn vẹn và vẫn là điều mà các nhà khoa học cần
hướng đến. Mặt khác, trong các nghiên cứu dự báo động đất đã được tiến hành
ở Việt Nam như đã nêu trên, hầu hết các tác giả đều áp dụng các phần mềm của
các tác giả nước ngoài, được thiết kế phù hợp với các điều kiện số liệu thực tế
của các nước đó. Vì vậy, áp dụng các phần mềm đó đối với thực tế địa chấn
Việt Nam phần lớn đều phải tự động mặc nhiên chấp nhận một số điêu kiên
̀
̣ ở
đâu vao nh
̀ ̀
ư cac qui lu
́
ật hay các thông số chuẩn của các nước khác. Điều này
không những không phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam mà còn chắc
chắn luôn dẫn đến một sai số hệ thống nào đó trong các đánh giá dự báo động
đất. Phân mêm nhân đ
̀
̀
̣ ược trong cac nghiên c
́
ứu gần đây nhất cua tac gia lu
̉ ́
̉ ận văn
cùng các đồng nghiệp la môt đong gop m
̀ ̣
́
́ ơi cho th
́
ực tê đia chân cua Viêt Nam
́ ̣
́ ̉
̣
[25]. Tuy nhiên cung cân phai co nh
̃
̀
̉
́ ưng nghiên c
̃
ứu so sanh, bô sung đê co thê
́
̉
̉ ́ ̉
đanh gia tinh đung đăn cua no.
́
́ ́
́
́ ̉
́
Tât ca nh
́ ̉ ưng ly do nêu trên đa d
̃
́
̃ ẫn dắt tập thể tác giả đến ý tưởng “Xây
dựng bộ chương trình thử nghiêm d
̣
ự báo ngăn han đ
́
̣ ộng đất trên cơ sở mô
hình thống kê kêt h
́ ợp sử dung các ph
̣
ương pháp vật lý kiến tạo, áp dụng đối
với lãnh thổ Việt Nam và các vùng lân cận” nhằm giải quyết bài toán nan giải
không chỉ đối với thực tế địa chấn Việt Nam nói riêng, mà cả trong thực tế địa
chấn quốc tế nói chung. Tác giả luận văn lựa chon đề tài: “ Xây dựng thuật toán
và sơ đồ khối của chương trình dự báo động đất theo mô hình thống kê” nhằm
giải quyết một trong những nội dung của ý tưởng nêu trên.
Trần Việt Phương
20
Luận văn Thạc sĩ
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ĐỘNG ĐẤT THEO MÔ HÌNH THỐNG KÊ
Trên thế giới, người ta đã và đang sử dụng hàng loạt các phương pháp
nghiên cứu dự báo động đất khác nhau như; dựa trên việc làm sáng tỏ các dấu
hiệu về dị thường mật độ các đứt gãy sinh chấn [50]; hay quan hệ giữa vận tốc
lan truyền sóng dọc và sóng ngang[26]; năng lượng giải phóng từ chuỗi các trận
động đất [3], cũng như hàng loạt các dấu hiệu khác có đặc trưng báo trước các
động đất tương lai, và cũng sử dụng các bất thường đồng thời trong diễn biến
của một số các dấu hiệu có bản chất vật lý khác nhau [1, 18, 30, 31]. Một số
công trình theo hướng này chứa các công thức thuật toán dự báo động đất như:
các thuật toán dự báo động đất KH và M8 [3, 13, 17]. Kết quả dự báo đông đất
theo các phương pháp này là chỉ ra vùng động đất mạnh trong tương lai, mà ở đó
trong một khoảng thời gian nào đó (thường là nhiều năm và gọi là dự báo trung
hạn) sẽ xảy ra động đất. Các phương pháp và thuật toán dự báo trung hạn như
trên có ưu điểm là làm sáng tỏ được các dấu hiệu của động đất tương lai, có ý
nghĩa vật lý và cho phép đánh giá chúng bằng các phương pháp thống kê trên cơ
sở các thông tin địa chấn có được. Tuy nhiên, các phương pháp này lại có nhược
điểm chính là không xác định được độ chính xác của các kết quả dự báo và
không xác định được thời gian và magnitude của sự kiện dự báo. Vì vậy, trong
luận văn này, tác giả sẽ áp dụng cách tiếp cận mới, được đề xuất bởi tác giả
A.P. Grishin [5, 6] trên cơ sở ứng dụng mô hình thống kê để thiết lập chương
trình thử nghiệm dự báo thời điểm xảy ra động đất và magnitude của chúng và
áp dụng dự báo động đất đối với lãnh thổ Việt Nam và các vùng lân cận. Cách
tiếp cận này vừa đơn giản hơn mà lại có khả năng loại bỏ được các nhược điểm
của các phương pháp dự báo trung hạn nói trên [5, 6].
2.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp:
Trần Việt Phương
21
Luận văn Thạc sĩ
Bản chất của phương pháp là dựa trên ý tưởng về khái niệm tập hợp các
trận động đất với chấn tiêu trong một tiểu vùng S nào đó ở dạng chuỗi thời gian
của các tham số ngẫu nhiên (thời điểm xảy ra động đất Ti, độ lớn của trận động
đất (magnitude) Mi) với các khoảng cách thời gian ngẫu nhiên giữa chúng ( ti).
Như vậy nhiệm vụ của mô hình thống kê là dự báo thời điểm xảy ra động
đất Ti tại vùng S và độ mạnh (magnitude Mi) của nó. Khi đó, thời điểm xảy ra
động đất Ti và magnitude Mi của động đất dự báo được coi là sự kiện ngẫu
nhiên. Bài toán dự báo thời điểm xảy ra động đất Ti và magnitude Mi của nó
chính là là bài toán xác định kỳ vọng toán học và các khoảng tin tưởng của chúng
với xác suất bảo đảm Pg đặc trưng cho độ chính xác của dự báo.
Với ý nghĩa đó, nguồn số liệu xuất phát duy nhất để làm việc theo mô
hình thống kê là danh mục (hay đoạn danh mục) động đất đối với khu vực chứa
tiểu vùng dự báo. Mô hình dự báo sẽ cho các khoảng tin tưởng đối với thời gian
và magnitude của trận động đất với chấn tiêu thuộc giới hạn của tiểu vùng đó,
mà nó sẽ xảy ra sau sự kiện cuối cùng trong vùng với danh mục động đất nêu
trên.
Khoảng tin tưởng thỏa mãn xác suất Pg thường được hiểu là đoạn
x(Pg) trên trục của tham số dự báo , mà đối với nó xác suất để cho giá trị
ngẫu nhiên rơi vào đoạn x(Pg) bằng Pg (SX{ € x(Pg)} = Pg).
Mô hình này đưa ra giả định đơn giản về khả năng sử dụng trong đoạn
danh mục xử lý một giới hạn về magnitude của các sự kiện theo một dải đã cho,
giả định về khả năng suy giảm cực đại mật độ phân bố đối với các tham số
ngẫu nhiên của tập hợp và về tính độc lập thống kê của tập hợp các số gia ngẫu
nhiên Mi từ tập hợp các khoảng thời gian ngẫu nhiên Ti = Ti=1Ti.
Các giả định như trên đã được kiểm chứng trên các ví dụ về tính toán các
hệ số tương quan giữa chúng và có thể coi là chấp nhận được [5, 6].
Trần Việt Phương
22
Luận văn Thạc sĩ
Theo đó, có thể mô tả mô hình và thuật toán dự báo như sau:
Giả sử có một tiểu vùng S trong khu vực nguy hiểm địa chấn có danh mục
động đất độc lập (đã được loại bỏ khỏi các tiền chấn và dư chấn). Giả sử đã
biết
thời điểm xảy ra động đất và magnitude của trận động đất sau cùng trong tiểu
vùng S với magnitude M không nhỏ hơn ngưỡng Mmin cho trước. Ngưỡng Mmin
được xác định tùy theo mục đích dự báo. Trận động đất sau cùng này được gọi là
trận động đất tựa (sự kiện tựa) và được ký hiệu là Zop. Khi dự báo động đất
mạnh, thường thường Mmin = 45. Trong các trường hợp còn lại, giá trị Mmin
được xác định bởi mức đại diện của danh mục động đất theo ngưỡng magnitude.
Nhiệm vụ của mô hình là dự báo thời điểm xảy ra động đất và magnitude
của trận động đất với chấn tâm trong tiểu vùng S, xảy ra ngay sau sự kiện tựa.
Trận động đất đó được gọi là trận động đất dự báo. Thời điểm xảy ra và
magnitude của trận động đất dự báo được coi là các đại lượng ngẫu nhiên. Khi
đó, khái niệm dự báo động đất được hiểu là xác định kỳ vọng toán học và
khoảng tin cậy của chúng khi cho trước xác suất đảm bảo Pg, đặc trưng cho độ
chính xác của dự báo.
Nhiệm vụ dự báo gồm các bước như sau:
1. Tiến hành phép chọn Vb từ danh mục động đất (DMĐĐ) tất cả những
trận động đất với chấn tâm thuộc tiểu vùng S có magnitude M Mmin và
với thời điểm xảy ra chúng thuộc khoảng thời gian nào đó (Tvb, Tcat).
Ranh giới dưới Tvb của nó được chọn sao cho phép chọn Vb lấy
được hết những trận động đất từ DMĐĐ thuộc chu kỳ số liệu quan
sát nào đó (nếu trong danh mục có các sự kiện đó) và những trận
động đất từ một phần của DMĐĐ mà đối với nó Mmin không phải
là mức đại diện.
Trần Việt Phương
23
Luận văn Thạc sĩ
Ranh giới trên Tcat là ranh giới thời gian trên của DMĐĐ.
Phép chọn Vb nhận được có nghĩa đối với đoạn danh mục mà mô hình sẽ xử lý
nó.
Giả sử phép chọn Vb là tuần tự theo thời gian và trong đó:
T1 và Top là các thời điểm xảy ra sự kiện đầu tiên và sự kiện cuối cùng,
Còn sự kiện j xảy ra ở thời điểm Tj với magnitude Mj.
2. Từ lựa chon Vb xác định sự kiện tựa Zop (nó xảy ra ở thời điểm Top).
3. Thành lập từ phép chọn chuỗi các khoảng thời gian ngẫu nhiên
∆t j = t j +1 − t j và
chuỗi các số gia: ∆m j
(2.1)
= m j +1 − m j giữa các trận động đất liền nhau trong
phép chọn.
4. Xác định trong khoảng thời gian đã chọn (Tvb, Tcat) nhóm các khoảng thời
gian chạy { ti , ti +1 } với i=1,2,..k, Ti Tvb , Tk+1 Tcat, sao cho trong mỗi
khoảng chạy có từ 10 đến 20 sự kiện. Những khoảng này sẽ được coi là ngẫu
nhiên bởi vì chúng ta chưa biết tất cả những nguyên nhân gây ra sự thay đổi của
chúng.
Tính t si =
ti +ti +1
.
2
5. Theo công thức toán học thống kê tính:
Kỳ vọng toán học MO( ∆t j ) ; MO (∆m j ) ;
Độ lệch bình phương trung bình σ ( ∆t j ) và σ ( ∆m j ) , khi giả thiết rằng
chúng ta hoàn toàn không biết nguyên nhân vật lý gây ra trận động đất tiếp theo,
và coi chúng là hằng số trong mỗi khoảng chạy { ti , ti +1 }. Các giá trị
Trần Việt Phương
24
Luận văn Thạc sĩ
MO(∆ti ) ; MO (∆mi ) và σ (∆ti ) và σ ( ∆mi ) được đưa vào điểm giữa Tsi {
ti , ti +1 }. Sau đó xác định giá trị các hàm số MO∆t (Tsi ) ; MO∆m(Tsi ) ,
σ (∆tsi ) và σ (∆msi ) .
6. Xác định các giá trị trung bình và độ lệch bình phương trung bình đối với
thời gian phát sinh và magnitude của trận động đất tiếp theo (động đất dự báo),
xảy ra tiếp theo sau sự kiện tựa, mà các số liệu của nó chưa có trong danh mục
động đất ban đầu, theo các công thức sau:
Tpr = top + MO∆t (Top ) ;
m pr = mop + MO∆ m(Top ) ;
(2.2)
σ t pr = σ∆t (Top ) ;
(2.3)
σ m pr = σ∆m(Top ) ;
(2.4)
Thay cho các giá trị σt pr và σ m pr với tư cách đặc trưng của độ chính
xác dự báo có thể sử dụng các ranh giới dưới và các ranh giới trên của các
khoảng tin tưởng đối với thời điểm phát sinh và magnitude của trận động đất tựa
(sự kiện tựa) như sau:
Các ranh giới dưới:
pr
Tmin
= Tpr − min{δ T , Tpr Top }
pr
mmin
= m pr − min{δ m, m pr m op }
Các ranh giới trên:
Trần Việt Phương
25
(2.5)