Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Dự thảo tóm tắt Luận Án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước bộ phù du (ephemeroptera), bộ cánh úp (plecoptera) và bộ cánh lông (trichoptera) ở vườn quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.89 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Hiếu

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC BA BỘ CÔN TRÙNG NƯỚC:
BỘ PHÙ DU (EPHEMEROPTERA), BỘ CÁNH ÚP (PLECOPTERA) VÀ
BỘ CÁNH LÔNG (TRICHOPTERA) Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN,
TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Côn trùng học
Mã số: 62.42.01.06

DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2015


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh
PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh

Phản biện 1:........................................................
Phản biện 2:........................................................
Phản biện 3:........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án Tiến sĩ
họp tại......………………………………vào hồi giờ ngày tháng năm 20….



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Trung tâm thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Côn trùng nước là một bộ phận không thể tách rời thế giới các loài côn trùng.
Nhóm côn trùng này có đặc trưng là vòng đời của chúng có một hay nhiều giai đoạn
phát triển hoặc cả cuộc đời sống trong môi trường nước. Côn trùng nước giữ vai trò
hết sức quan trọng trong hệ sinh thái các thủy vực cả nước đứng cũng như nước chảy.
Mỗi một môi trường thủy vực, nhóm sinh vật này đều có những đặc tính thích nghi
phù hợp. Trong các bộ thuộc nhóm côn trùng nước, bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ
Cánh lông có số lượng loài khá lớn. Chúng có mặt ở hầu hết các thủy vực nước ngọt,
đặc biệt là các thủy vực dạng suối. Chúng có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái.
Gần đây, các nhà khoa học đã sử dụng ba bộ côn trùng nước này làm sinh vật chỉ thị
để đánh giá chất lượng môi trường nước. Vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên, tỉnh
Lào Cai nằm trong khu vực Tây Bắc Việt Nam có hệ thống suối rất phong phú. Các
hệ thống suối này là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài côn
trùng nước nói chung và các loài thuộc bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông nói
riêng. Trước đây, các nghiên cứu về bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở VQG
Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai chủ yếu tập chung vào việc nghiên cứu đa dạng về loài, các
nghiên cứu này nhìn chung còn ít và tập trung chủ yếu ở các suối chính của VQG mà
chưa thực hiện nghiên cứu ở các suối nhánh. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu
nào sử dụng ba bộ côn trùng nước này làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng
nước suối tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. Xuất phát từ những lý do trên, chúng
tôi lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu Đa dạng sinh học ba bộ côn
trùng nước: bộ Phù du (Ephemeroptera), bộ Cánh úp (Plecoptera) và bộ Cánh
lông (Trichoptera) ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”.

2. Mục đích của luận án
Nghiên cứu hiện trạng đa dạng về loài của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh
lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
Nghiên cứu sự phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông theo tính
chất của dòng chảy, theo đai độ cao, theo mùa, theo cấp độ suối.
Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thuộc bộ
Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ sự đa
dạng của nhóm côn trùng nước này ở khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dẫn liệu khoa học có hệ thống về thành phần loài của bộ Phù du,
bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh
úp và bộ Cánh lông theo mùa, theo đai độ cao, theo tính chất của dòng chảy và theo
cấp độ suối tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
Các kết quả thu được từ đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu chuyên sâu và
giảng dạy về bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông.
1


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên các kết quả thu được, đề tài cung cấp các dẫn liệu về bộ Phù du, bộ
Cánh úp và bộ Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai và các yếu tố ảnh hưởng
đến môi trường sống của chúng từ đó đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ sự đa dạng
của nhóm sinh vật này ở khu vực nghiên cứu.
4. Những đóng góp mới của luận án
Lần đầu tiên cung cấp danh sách cập nhật nhất gồm 131 loài, 92 giống của 34
họ thuộc 3 bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở giai đoạn ấu trùng và thiếu
trùng tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
Xác định được 4 loài thuộc bộ Phù du, 1 loài thuộc bộ Cánh úp được xem là

đặc hữu cho VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
Xác định họ Siphluriscidae và 20 loài thuộc bộ Phù du lần đầu tiên ghi nhận
cho khu hệ động vật Việt Nam. Đồng thời xác định được 4 loài lần đầu tiên ghi nhận
cho VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
Lần đầu tiên ghi nhận được giai đoạn ấu trùng của họ Limnephilidae thuộc bộ
Cánh lông ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
Cung cấp các dẫn liệu về phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông
theo mùa, theo đai độ cao, theo tính chất của dòng chảy ở khu vực nghiên cứu.
Lần đầu tiên đề tài cung cấp các dẫn liệu về phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh
úp và bộ Cánh lông theo các cấp độ suối ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
5. Cấu trúc luận án
Luận án bao gồm phần Mở đầu 4 trang; 3 chương nội dung với 152 trang, bao
gồm chương 1 (34 trang), chương 2 (21 trang), chương 3 (97 trang), phần kết luận 2
trang, kiến nghị 1 trang; số bảng biểu là 29 bảng, số hình là 15 hình, 134 tài liệu tham
khảo (35 tài liệu tiếng Việt, 99 tài liệu tiếng Anh); 50 trang phụ lục gồm 15 phụ lục
chi tiết.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du (Ephemeroptera)
Bộ Phù du (Ephemeroptera) là bộ côn trùng có cánh cổ sinh tương đối nguyên
thủy, thậm chí còn được xem như một trong những tổ tiên của côn trùng. Hiện nay,
trên thế giới phạm vi nghiên cứu của bộ Phù du không chỉ dừng lại ở việc mô tả, phân
loại mà còn đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái học. Đặc biệt một
hướng nghiên cứu mới về bộ côn trùng nước này là sử dụng chúng làm sinh vật chỉ
thị chất lượng nước. Theo Helen et al (2008), trên toàn thế giới đã xác định được
khoảng 3046 loài thuộc 405 giống và 42 họ của bộ Phù du. Trong đó ở Châu Âu có
khoảng 350 loài và Bắc Mỹ là 670 loài. Thành phần loài hay nói cách khác sự đa
dạng về loài của Phù du ở các họ thể hiện rất khác nhau, có những họ chỉ có một loài
như:
Coryphoridae,

Machadorythidae,
Melanemerellidae,
Pseudironidae,
Rallidentidae, Siphlaenigmatidae, Siphluriscidae và Teloganellidae hoặc một vài loài
như: Acanthametropodidae, Ametropodidae, Arthropleidae, Chromarcyidae,
Ephemerythidae... hay có những họ có tới hàng trăm loài như Baetidae,
2


Heptageniidae, Leptophlebiidae... Tuy nhiên những con số này chưa phản ánh hết
mức độ đa dạng của Phù du vì còn nhiều khu vực trên thế giới vẫn chưa được khám
phá hết, nhất là các khu vực nhiệt đới.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu bộ Cánh úp (Plecoptera)
Theo Romolo và José (2008), trên thế giới đã xác định được khoảng 3500 loài
Cánh úp, trong đó: khu vực Bắc Mỹ có khoảng 650 loài, khu vực Trung Mỹ có 95
loài, khu vực Nam Mỹ có 378 loài. Khu vực châu Âu có 426 loài. Khu vực châu Phi
có 126 loài. Châu Á là khu vực có số lượng loài phong phú nhất với số loài đã xác
định được lên tới 1527 loài. Trong số các họ thuộc bộ Cánh úp ghi nhận được, họ
Perlidae thuộc phân bộ Arctoperlaria có số lượng loài lớn nhất với khoảng hơn 1000
loài đã được mô tả.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu bộ Cánh lông (Trichoptera)
Theo Ito et al (2012), ước tính trên thế giới có khoảng 14.548 loài, 616 giống
và 49 họ còn tồn tại và 685 loài thuộc 125 giống và 12 họ hóa thạch của bộ Cánh
lông. Bên cạnh những nghiên cứu về phân loại học, những nghiên cứu về sinh thái
học và đặc điểm sinh học của bộ Cánh lông cũng được đặc biệt chú ý tiêu biểu là các
công trình của Haris, Mackay và Wiggins vào những năm 70 của thế kỉ trước. Các
công trình của Wiggins (1977, 1982, 1984) đã mô tả hình thái ngoài của một số họ và
giống của bộ Cánh lông. Morse (2009) đã công bố một danh sách đầy đủ các loài
cũng như phân bố địa lý sinh vật của bộ Cánh lông trên toàn thế giới và tiếp tục được
cập nhật cho tới hiện nay.

1.1.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông làm
sinh vật chỉ thị và đánh giá chất lượng nước
Nghiên cứu sử dụng SVCT bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XX. Khái
niệm “sinh vật chỉ thị” cho điều kiện môi trường lần đầu tiên được khởi xướng ở châu
Âu của Kolkwitz và Marsson (1908, 1909) sử dụng nghiên cứu sự nhiễm bẩn các con
sông do chất hữu cơ làm giảm hàm lượng oxy hoà tan. Những quan sát thu được về
mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhóm sinh vật nhất định với các điều kiện môi trường
đã dẫn đến sự phát triển của hệ thống danh sách SVCT sau này (Rosenberg et al,
1993).
Ngoài hệ thống tính điểm BMWP và chỉ số sinh học ASPT đã được một số tác
giả sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước ngọt ở Anh, Bỉ, Tây Ban Nha,
Ấn Độ, Úc, Thái Lan, Việt Nam.....Một số nước trên thế giới như Anh, Pháp, Trung
Quốc...đang sử dụng chỉ số sinh học EPT để đánh giá chất lượng nước ở các dòng
chảy, nơi thủy vực rộng và có nhiều điểm quan trắc. Chỉ số EPT dựa trên mức chống
chịu với mức độ ô nhiễm của các thủy vực nước ngọt của các họ thuộc nhóm côn
trùng nước của bộ Phù du (Ephemeroptera), bộ Cánh úp (Plecoptera) và bộ Cánh lông
(Trichoptera).
1.2. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về bộ Phù du (Ephemeroptera)
Những nghiên cứu đầu tiên về Phù du ở Việt Nam được thực hiện vào đầu thế
kỉ XX với các nhà khoa học nước ngoài. Mở đầu là nghiên cứu của nhà côn trùng học
3


Lestage (1921, 1924). Tiếp đó là các nghiên cứu của Navás (1922, 1925), Braasch
and Soldán (1984, 1986, 1988). Bên cạnh các nghiên cứu của các nhà khoa học nước
ngoài, các nhà khoa học trong nước cũng đã sử dụng bộ Phù du là đối tượng nghiên
cứu, đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây như Nguyễn Văn Vịnh (2001, 2003, 2004,
2005, 2006, 2007, 2012, 2013, 2014); Cao Thị Kim Thu (2008); Mai Phú Quý,
Hoàng Đình Trung, Lê Trọng Sơn (2011); Hoàng Đình Trung (2012, 2014). Tuy

nhiên, các nghiên cứu về bộ Phù du ở nước ta mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu
về khu hệ và phân loại học dựa vào hình thái ngoài của giai đoạn ấu trùng. Các
nghiên cứu về sinh học, sinh thái học, phân loại học dựa vào giai đoạn trưởng thành
và ứng dụng của bộ này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về bộ Cánh úp (Plecoptera)
Nghiên cứu về bộ Cánh úp ở Việt Nam được tiến hành từ khá sớm bởi một số
nhà khoa học nước ngoài như Klapálek (1912), Navás (1926). Tuy nhiên các nghiên
cứu này còn rất ít, chủ yếu các nghiên cứu về phân loại học và sắp xếp chúng vào một
số khóa định loại Cánh úp của phương Tây. Sau đó, Kawai (1969) khi nghiên cứu về
khu hệ Cánh úp ở khu vực Đông Nam Á đã xác định được 4 loài thuộc bộ Cánh úp ở
Việt Nam. Tiếp theo là các nghiên cứu của Zwick (1988), Stark et al (1999). Các
nghiên cứu trên tập trung vào việc mô tả và công bố một số loài mới cho khu hệ Cánh
úp ở nước ta. Tuy nhiên, các mẫu vật dùng trong phân loại đều ở giai đoạn trưởng
thành. Từ năm 2000 trở lại đây, các nghiên cứu về bộ Cánh úp ở Việt Nam đã được
quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu tập trung vào việc phân loại học, thành phần
loài ở các Khu Bảo tồn thiên nhiên hoặc ở các VQG. Trong các nghiên cứu này, bên
cạnh sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài, còn có sự tham gia của một số
nhà khoa học trong nước như: Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự (2001, 2012, 2014); Cao
Thị Kim Thu và cộng sự (2002, 2007, 2008, 2009, 2011, 2012, 2013); Hoàng Đình
Trung (2012); Jung và cộng sự (2008).
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về bộ Cánh lông (Trichoptera)
Ở Việt Nam, bộ Cánh lông được nghiên cứu từ rất sớm. Cũng tương tự như bộ
Cánh úp, các nghiên cứu về bộ Cánh lông ở Việt Nam đã được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây. Các nghiên cứu này có sự
tham gia của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài. Các nghiên cứu chủ yếu
tập trung theo hướng điều tra đa dạng về loài và mô tả các đặc điểm phân loại học
như các nghiên cứu của Hoàng Đức Huy và cộng sự (2005, 2006, 2007, 2009);
Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự (2001, 2012, 2014); Cao Thị Kim Thu và cộng sự
(2008); Hoàng Đình Trung (2012). Các nghiên cứu về bộ Cánh lông ở nước ta chủ
yếu tập trung vào các thủy vực dạng suối ở các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các mẫu vật ở giai đoạn ấu trùng. Các tài liệu
về phân loại tới loài của giai đoạn ấu trùng thuộc bộ Cánh lông trên thế giới và ở Việt
Nam còn ít. Vì vậy, đa số các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở bậc phân loại cấp giống.

4


1.2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông làm
sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước ở Việt Nam
Ở nước ta, mặc dù việc nghiên cứu, đánh giá mức dộ ô nhiễm các thuỷ vực đã
được quan tâm từ lâu, nhưng cho tới năm 1995 hầu như vẫn chưa có những hệ thống
phân loại độ nhiễm bẩn các thuỷ vực. Từ năm 1997 đến 1999, với sự tài trợ của Quỹ
Darwin của chính phủ Anh, Hội nghiên cứu thực địa và Viện Sinh thái nước ngọt
Anh Quốc đã phối hợp với khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN thực hiện
chương trình nghiên cứu “Bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc sử dụng ĐVKXS
cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị quan trắc và đánh giá chất lượng nước ở Việt Nam”.
Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2000) đã đưa ra khoá định loại đến họ các nhóm
ĐVKXS ở nước ngọt thường gặp ở nước ta để phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá
chất lượng nước bằng SVCT.
Hoàng Đình Trung (2011) đã sử dụng chỉ số EPT để đánh giá chất lượng môi
trường nước mặt ở suối Năm Cống và Bạch Xà tại vùng Hải Vân, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng nước suối tại 2 khu vực trên không
xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ hoặc có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không
đáng kể.
Hoàng Đình Trung (2012) đã sử dụng chỉ số EPT để đánh giá chất lượng nước
suối vùng Bạch Mã, tỉnh tỉnh Thừa Thiên - Huế. Kết quả cho thấy, chất lượng nước
suối ở vùng Bạch Mã cũng tương tự như ở vùng Hải Vân.
1.3. Tình hình nghiên cứu bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở VQG
Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
Các nghiên cứu về bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở VQG Hoàng
Liên, tỉnh Lào Cai. Một số công trình nghiên cứu gần đây mới chỉ tập trung vào

nghiên cứu về nhóm côn trùng nước nói chung hoặc thời gian nghiên cứu chưa nhiều,
mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu, mang tính chất điều tra thành phần loài. Mặt
khác, các nghiên cứu mới chỉ tiến hành ở các suối chính mà chưa nghiên cứu ở các hệ
thống suối nhánh, đặc biệt là những con suối có lòng suối hẹp. Mặt khác, các nghiên
cứu về vai trò chỉ thị của các bộ côn trùng nước này vẫn chưa được quan tâm. Các
nghiên cứu về biến động của ba bộ côn trùng nước này theo mùa, theo đai độ cao,
theo tính chất của dòng chảy, theo cấp độ suối và theo đặc điểm nền đáy vẫn chưa
được nghiên cứu cụ thể.
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Luận án được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2015. Vật mẫu được thu trong 3
năm 2011, 2012 và 2013 với 29 điểm thu mẫu dọc theo các hệ thống suối khác nhau
thuộc VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trước khi thu mẫu, tiến hành đo một số chỉ số thủy lý, hóa học của nước tại
khu vực nghiên cứu bằng máy đo đa chỉ tiêu WQC - 22A, TOA, Nhật Bản. Trong đó
5


xác định 3 chỉ tiêu là nhiệt độ, pH và nồng độ oxi tự do (DO). Đồng thời, xác định
tọa độ và độ cao của điểm thu mẫu bằng thiết bị định vị GPS.
Quá trình thu mẫu định tính bằng vợt ao (Pond net) và vợt cầm tay (Hand net).
Thu mẫu định lượng bằng cách sử dụng lưới Surber (50cm x 50cm, kích thước mắt
lưới 0,2 mm). Ở mỗi điểm nghiên cứu lấy 2 mẫu dựa theo tính chất dòng chảy: 1 mẫu
ở nơi nước đứng và 1 mẫu ở nơi nước chảy. Mẫu thu được ngoài thực địa được bảo
quản trong lọ nhựa bằng cồn 800.
Vật mẫu được định loại bằng các tài liệu đã được công bố trong và ngoài nước:
Jacobus và McCafferty (2008); Nguyễn Văn Vịnh (2001, 2003, 2004, 2005, 2006,
2007, 2012, 2013, 2014); Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2001); Meritt và

Cummins (1996); Morse et al (1994); Cao Thị Kim Thu (2002, 2008), Hoàng Đức
Huy (2005)...Dụng cụ sử dụng phân tích vật mẫu gồm có: kính hiển vi, kính lúp, kính
soi nổi, đĩa petri, lam kính, kim nhọn...
Chất lượng nước sẽ được đánh giá bằng chỉ số EPT dựa trên việc tính điểm số
của các họ thuộc bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông (Hilsenhoff, 1998).
Phương pháp ứng dụng phần mềm Microsoft office exel 2007 và Primer v.6 để
tính toán các giá trị trung bình, sai số, chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weiner),
chỉ số tương đồng (Sorensen) Các số liệu được tính toán và xử lý theo các tài liệu
trong và ngoài nước, được biểu diễn qua bảng biểu...
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng về loài của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở VQG Hoàng
Liên, tỉnh Lào Cai
Bảng 3.1. Tổng hợp các taxon của các bậc phân loại thuộc bộ Phù du,
bộ Cánh úp và bộ Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
Họ
Giống
Loài
STT Tên bộ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
lượng
(%)
lượng
(%)

1
Phù du
13
38,2
43
46,7
78
59,5
2
Cánh úp
4
11,8
14
15,2
17
13,0
3
Cánh lông
17
50
35
38,1
36
27,5
Tổng
34
100
92
100
131

100
Tại khu vực nghiên cứu, bộ Phù du đã xác định được 78 loài (chiếm 59,5%
tổng số loài) thuộc 43 giống (chiếm 46,7% tổng số giống) của 13 họ (38,2% tổng số
họ); bộ Cánh úp có 17 loài (chiếm 13,0% tổng số loài) thuộc 14 giống (chiếm 15,2%
tổng số giống) và 4 họ (chiếm 11,8% tổng số họ); bộ Cánh lông 36 loài (chiếm 27,5%
tổng số loài), 35 giống (chiếm 38,1% tổng số giống) và 17 họ (chiếm 50% tổng số
họ).

6


3.1.1. Đa dạng về loài của bộ Phù du (Ephemeroptera)
Bảng 3.3. Tổng hợp số lượng các taxon của các bậc phân loại
thuộc bộ Phù du tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
Giống
Loài
STT
Tên họ
Số lượng
Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1
Baetidae
12
27,1
23
29,5
2
Caenidae
1
2,3

3
3,8
3
Ephemerellidae
7
16,3
14
17,8
4
Ephemeridae
1
2,3
3
3,8
5
Heptageniidae
9
20,9
19
24,4
6
Isonychiidae
1
2,3
1
1,3
7
Leptophlebiidae
5
11,6

8
10,3
8
Neoephemeridae
1
2,3
1
1,3
9
Prosopistomatidae
1
2,3
1
1,3
10
Potamanthidae
2
4,7
2
2,6
11
Siphluriscidae
1
2,3
1
1,3
12
Teloganodidae
1
2,3

1
1,3
13
Vietnamellidae
1
2,3
1
1,3
Tổng
43
100
78
100
Tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã xác định được 78 loài, 43 giống, 13 họ
thuộc bộ Phù du. Trong đó họ Siphluriscidae lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ Phù du
ở Việt Nam. Trong 78 loài thuộc bộ Phù du đã phân loại được ở khu vực nghiên cứu
có 20 loài lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam. Trong đó có 15 loài thuộc họ Baetidae
(Acentrella lata, Baetis clivisus, Baetis gracilentus, Baetis inornatus, Baetis morrus,
Baetis pseudofrequentus, Baetis pseudothermicus, Baetis tatuensis, Baetis terminus,
Cloeon bimaculatum, Labiobaetis operosus, Labiobaetis borneoensis, Neobaetiella
macani, Nigrobaetis gracientus và Nigrobaetis mundus), 2 loài thuộc họ
Ephemerellidae (Drunella ishiyamana và Teloganopsis oriens), 1 loài thuộc họ
Heptageniidae (Epeorus nguyenbaeorum), 1 loài thuộc họ Leptophlebiidae (Thraulus
macilentus) và 1 loài thuộc họ Prosopistomatidae (Prosopistoma sinensis). Ba loài
lần đầu tiên ghi nhận cho VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai (Baetiella bispinosa,
Hyrtanella grandipennis và Notacanthella perculta) và 4 loài được xem là đặc hữu
cho khu vực nghiên cứu (Procloeon spinosum, Afronurus separatus, Pothamanthellus
unicutibius và Rhoenanthus sapa).
3.1.2. Đa dạng về loài của bộ Cánh úp (Plecoptera)
Kết quả phân tích mẫu vật ở giai đoạn thiếu trùng của bộ Cánh úp cho thấy, tại

VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã xác định được 17 loài, 14 giống của 4 họ thuộc bộ
Cánh úp. Trong đó, họ Perlidae có số lượng loài và giống nhiều nhất với 11 loài
(chiếm 64,7% tổng số loài) và 8 giống (chiếm 57,1% tổng số giống). Tiếp đến là họ
Nemouridae có 4 loài (chiếm 23,5% tổng số loài) thuộc 4 giống (chiếm 28,6% tổng
7


số giống). Họ Leuctridae và họ Peltoperlidae đều thu được 1 loài (cùng chiếm 5,9%
tổng số loài) và 1 giống (cùng chiếm 7,1% tổng số giống). Kết quả nghiên cứu cụ thể
được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng các taxon của các bậc phân loại
thuộc bộ Cánh úp tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
Giống
Loài
STT
Tên họ
Tỷ lệ
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng
(%)
1
Leuctridae
1
7,1
1
5,9
2
Nemouridae
4
28,6
4

23,5
3
Peltoperlidae
1
7,1
1
5,9
4
Perlidae
8
57,1
11
64,7
Tổng
14
100
17
100
Trong 17 loài thu được, loài Acroneuria magnifica được xem là loài đặc hữu
cho khu vực nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Cao Thị Kim Thu (2008), loài này chỉ
bắt gặp ở độ cao khoảng 2.000m tại suối Thác Bạc. Trong nghiên cứu của chúng tôi
loài này còn thu được ở khu vực suối Vàng, Sín Chải, Cát Cát nơi có độ cao hơn
1.200m.
3.1.3. Đa dạng về loài của bộ Cánh lông (Trichoptera)
Bảng 3.5. Tổng hợp số lượng các taxon của các bậc phân loại
thuộc bộ Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
Giống
Loài
STT
Tên họ

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1
Brachycentridae
1
2,9
1
2,8
2
Calamoceratidae
1
2,9
1
2,8
3
Ecnomidae
1
2,9
1
2,8
4
Glossosomatidae
1
2,9
1
2,8
5
Hydrobiosidae
1
2,9
1

2,8
6
Hydropsychidae
10
28,1
10
27,5
7
Hydroptilidae
2
5,7
2
5,6
8
Lepidostomatidae
1
2,7
1
2,8
9
Leptoceridae
2
5,7
2
5,6
10
Limnephilidae
1
2,7
1

2,8
11
Odontoceratidae
1
2,7
1
2,8
12
Philopotamidae
3
8,6
3
8,3
13
Polycentropodidae
3
8,6
3
8,3
14
Psychomyiidae
3
8,6
3
8,3
15
Rhyacophilidae
2
5,7
2

5,6
16
Stenopsychidae
1
2,9
2
5,6
17
Xiphocentronidae
1
2,9
1
2,8
Tổng
35
100
36
100
8


Như vậy, tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã xác định được 36 loài, 35
giống, 17 họ thuộc giai đoạn ấu trùng của bộ Cánh lông. Trong đó họ Limnephilidae
lần đầu tiên thu được mẫu vật thuộc giai đoạn ấu trùng ở khu vực nghiên cứu. Đồng
thời bổ sung thêm một giống mới cho VQG là giống Wormaldia thuộc họ
Philopotamidae.
3.1.4 . Chỉ số đa dạng sinh học Shannon - Weiner (chỉ số H’)
Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học Shannon - Weiner (chỉ số H’) trung
bình của ba bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lông cho thấy: chỉ số H’ trung bình dao
động từ 1,00 đến 3,95. Tính cho cả khu vực nghiên cứu chỉ số H’ trung bình là 2,68;

như vậy mức độ da dạng sinh học của ba bộ côn trùng nước (bộ Phù du, bộ Cánh úp
và bộ Cánh lông) ở khu vực nghiên cứu ở mức khá. Chỉ số H’ trung bình trong mùa
khô là 2,83 ± 0,11 và trong mùa mưa là 2,45 ± 0,10. Tiến hành so sánh hai giá trị
trung bình này chúng tôi nhận thấy hai giá trị trung bình khác nhau có ý nghĩa thống
kê (mức ý nghĩa α = 0,05). Như vậy, chỉ số H’ trung bình ở mùa khô cao hơn so với
mùa mưa.
3.2. Phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông
3.2.1. Phân bố theo tính chất của dòng chảy
3.2.1.1. Phân bố của bộ Phù du theo tính chất của dòng chảy
Kết quả nghiên cứu sự phân bố của bộ Phù du theo tính chất của dòng chảy ở
nơi nước chảy và nơi nước đứng (trên đơn vị diện tích 0,25m2) cho thấy: số lượng
loài trung bình của bộ Phù du ở nơi nước chảy là 9,8 ± 0,3; ở nơi nước đứng là 6,0 ±
0,3. Số lượng cá thể trung bình của bộ Phù du ở nơi nước chảy là 48,3 ± 4,8; nơi
nước đứng là 21,1 ± 2,4. Tiến hành so sánh hai cặp giá trị trung bình này, chúng tôi
cũng nhận thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α < 0,05). Như vậy
tại khu vực nghiên cứu, trên cùng một đơn vị diện tích số lượng loài cũng như số
lượng các thể của bộ Phù du ở nơi nước chảy luôn có ưu thế hơn so với nơi nước
đứng.
3.2.1.2. Phân bố của bộ Cánh úp theo tính chất của dòng chảy
Kết quả nghiên cứu sự phân bố của bộ Cánh úp theo tính chất của dòng chảy ở
nơi nước chảy và nơi nước đứng (trên đơn vị diện tích 0,25m2) cho thấy: số lượng
loài trung bình của bộ Cánh úp ở nơi nước chảy là 2,5 ± 0,2; ở nơi nước đứng là 1,1 ±
0,1. Số lượng cá thể trung bình của bộ Cánh úp ở nơi nước chảy là 7,5 ± 1,1; nơi
nước đứng là 2,0 ± 0,3. Tiến hành so sánh hai cặp giá trị trung bình này, chúng tôi
cũng nhận thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α < 0,05). Như vậy
tại khu vực nghiên cứu, trên cùng một đơn vị diện tích số lượng loài cũng như số
lượng các thể của bộ Cánh úp ở nơi nước chảy luôn có ưu thế hơn so với nơi nước
đứng. Kết quả này có thể được giải thích là do đa số thiếu trùng của các loài thuộc bộ
Cánh úp ưa sống ở những nơi nước sạch, hàm lượng oxy cao. Tại các vùng nước
chảy, dòng nước luôn được “xáo trộn” làm cho nước tương đối sạch, hàm lượng oxy

tự do trong nước lớn thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài thuộc bộ Cánh
úp.
9


3.2.1.3. Phân bố của bộ Cánh lông theo tính chất của dòng chảy
Kết quả nghiên cứu sự phân bố của bộ Cánh lông theo tính chất của dòng chảy
ở nơi nước chảy và nơi nước đứng (trên đơn vị diện tích 0,25m2) cho thấy: số lượng
loài trung bình của bộ Cánh lông ở nơi nước chảy là 4,4 ± 0,2; ở nơi nước đứng là 2,1
± 0,2. Số lượng cá thể trung bình của bộ Cánh lông ở nơi nước chảy là 20,5 ± 2,8; nơi
nước đứng là 4,5 ± 0,6. Tiến hành so sánh hai cặp giá trị trung bình này, chúng tôi
cũng nhận thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α < 0,05). Như vậy
tại khu vực nghiên cứu, trên cùng một đơn vị diện tích số lượng loài cũng như số
lượng các thể của bộ Cánh lông ở nơi nước chảy luôn có ưu thế hơn so với nơi nước
đứng. Nguyên nhân có thể được giải thích là do ở nơi nước chảy hàm lượng oxy tự
do cao, nước tương đối sạch, nền đáy chủ yếu là sỏi, đá hộc xen lẫn với cát. Các yếu
tố này là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài thuộc bộ Cánh
lông.
3.2.1.4. So sánh sự phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông theo tính
chất của dòng chảy
Bảng 3.7. Số lượng loài trung bình và số lượng cá thể trung bình
của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông (trên đơn vị diện tích 1m2) theo tính
chất của dòng chảy tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
Số lượng trung bình
Nước chảy
Số loài
Nước đứng
Nước chảy
Số cá thể
Nước đứng


Bộ Phù du
39,4 ± 1,3
24,2 ± 1,1
193,3 ± 19,4
84,5 ± 9,6

Bộ Cánh úp
10,2 ± 0,9
4,3 ± 0,5
30,2 ± 4,2
8,0 ± 1,1

Bộ Cánh lông
17,6 ± 0,9
8,3 ± 0,7
82,2 ± 11,3
18,1 ± 2,6

Về số lượng loài: trên cùng một đơn vị diện tích tại nơi nước chảy và nơi nước
đứng bộ Phù du có số loài lớn nhất, tiếp theo là bộ Cánh lông và số loài của bộ Cánh
úp là ít nhất.
Về số lượng cá thể: trên cùng một đơn vị diện tích tại nơi nước chảy và nơi
nước đứng số cá thể của bộ Phù du luôn lớn nhất, tiếp theo là bộ Cánh lông và bộ
Cánh úp có số lượng cá thể ít nhất.
3.2.2. Phân bố theo đai độ cao
Tại đai cao 0-700m: đã xác định được 117 loài thuộc 82 giống, 28 họ của ba
bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất
với 71 loài (chiếm 60,7% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 31 loài (chiếm
26,5% tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 15 loài (chiếm 12,8% tổng số

loài).
Tại đai cao 700-1700m: đã xác định được 126 loài thuộc 89 giống, 32 họ của
ba bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất
với 75 loài (chiếm 59,5% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 34 loài (chiếm
27,0% tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 17 loài (chiếm 13,5% tổng số
loài).
10


Tại đai cao 1700-2200m: đã xác định được 106 loài thuộc 72 giống, 27 họ của
ba bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất
với 61 loài (chiếm 57,5% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 30 loài (chiếm
28,3% tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 15 loài (chiếm 14,2% tổng số
loài).
3.2.2.1 Phân bố của bộ Phù du theo đai độ cao
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Ở đai cao 0-700m: đã ghi nhận được 71 loài thuộc 38 giống của 9 họ thuộc bộ
Phù du. Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 23 loài (chiếm 32,4%
tổng số loài), tiếp đến là họ Heptageniidae với 18 loài (chiếm 25,4% tổng số loài). Họ
Ephemerellidae thu được 14 loài (chiếm 19,7% tổng số loài), họ Leptophlebiidae thu
được 7 loài (chiếm 9,9% tổng số loài). Các họ còn lại gồm họ Họ Caenidae,
Ephemeridae, Isonychiidae, Potamanthidae và Vietnamellidae thu được số loài ít, dao
động từ 1 đến 3 loài.
Ở đai cao 700-1700m: đã xác định được 75 loài, 42 giống của 12 họ thuộc bộ
Phù du. Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 23 loài (chiếm 30,7%
tổng số loài), tiếp đến là họ Heptageniidae với 18 loài (chiếm 24,0% tổng số loài). Họ
Ephemerellidae thu được 14 loài (chiếm 18,7% tổng số loài), họ Leptophlebiidae thu
được 8 loài (chiếm 10,7% tổng số loài). Các họ còn lại gồm họ Họ Caenidae,
Ephemeridae, Neoephemeridae, Prosopistomatidae, Potamanthidae, Siphluriscidae,
Teloganodidae và Vietnamellidae thu được số loài ít, dao động từ 1 đến 3 loài.

Ở đai cao 1700-2200m: đã xác định được 61 loài, 30 giống của 8 họ thuộc bộ
Phù du. Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 19 loài (chiếm 31,1%
tổng số loài), tiếp đến là họ Heptageniidae với 18 loài (chiếm 29,5% tổng số loài). Họ
Ephemerellidae thu được 10 loài (chiếm 16,4% tổng số loài), họ Leptophlebiidae thu
được 8 loài (chiếm 13,1% tổng số loài). Các họ còn lại gồm họ Họ Caenidae,
Ephemeridae, Siphluriscidae và Vietnamellidae thu được số loài ít, dao động từ 1 đến
3 loài.
Về mật độ: ở đai cao 0-700m mật độ trung bình của bộ Phù du là 22,4 ± 2,3
(cá thể/0,25m2), ở đai cao 700-1700m là 46,8 ± 5,6 (cá thể/0,25m2) và ở đai cao
1700-2200m là 27,9 ± 3,8 (cá thể/0,25m2). Tiến hành so sánh các giá trị trung bình
này chúng tôi nhận thấy mật độ trung bình của bộ Phù du ở đai cao 700-1700m cao
hơn mật độ trung bình ở 2 đai cao còn lại. Ở đai cao 0-700m và đai cao 1700-2200m,
mật độ trung bình của bộ Phù du sai khác không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các cá
thể trong bộ Phù du có xu hướng phân bố tập trung ở đai cao 700-1700m.
3.2.2.2. Phân bố của bộ Cánh úp theo đai độ cao
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Ở đai cao 0-700m: đã ghi nhận được 15 loài thuộc 13 giống của 4 họ là
Leuctridae, Nemouridae, Peltoperlidae và Perlidae thuộc bộ Cánh úp. Trong đó họ
Perlidae có số lượng loài nhiều nhất với 9 loài (chiếm 60% tổng số loài), họ
Nemouridae có 4 loài (chiếm 26,6% tổng số loài). Hai họ còn lại là Leuctridae và
Peltoperlidae mỗi họ chỉ có 1 loài (cùng chiếm 6,7% tổng số loài).
11


Ở đai cao 700-1700m: đã xác định được 17 loài, 14 giống của 4 họ thuộc bộ
Cánh úp. Trong đó họ Perlidae có số lượng loài lớn nhất với 11 loài (chiếm 64,6%
tổng số loài). Tiếp theo là họ Nemouridae có 4 loài (chiếm 23,5% tổng số loài). Hai
họ còn lại là Leuctridae và Peltoperlidae mỗi họ chỉ có 1 loài (cùng chiếm 5,9% tổng
số loài).
Ở đai cao 1700-2200m: đã xác định được 15 loài, 13 giống của 3 họ thuộc bộ

Cánh úp. Trong đó họ Perlidae có số lượng loài lớn nhất với 10 loài (chiếm 66,6%
tổng số loài). Tiếp theo là họ Nemouridae có 4 loài (chiếm 26,7% tổng số loài). Họ
Leuctridae có 1 loài (chiếm 6,7% tổng số loài). Tại đai cao 1700-2200m không bắt
gặp họ Peltoperlidae.
Về mật độ: ở đai cao 0-700m mật độ trung bình của bộ Cánh úp là 2,4 ± 0,4
(cá thể/0,25m2), ở đai cao 700-1700m là 4,7 ± 0,9 (cá thể/0,25m2) và ở đai cao 17002200m là 9,0 ± 0,8 (cá thể/0,25m2). Tiến hành so sánh các giá trị trung bình này
chúng tôi nhận thấy mật độ trung bình của bộ Cánh úp ở đai cao 1700-2200m cao
hơn mật độ trung bình ở 2 đai cao còn lại. Ở đai cao 0-700 và đai cao700-1700m, mật
độ trung bình của bộ Cánh úp sai khác có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các cá thể trong
bộ Cánh úp có xu hướng phân bố tập trung ở đai cao 1700-2200m, tiếp đến là đai cao
700-1700m và sau cùng là đai cao 0-700m. Kết quả này có thể được giải thích là do
các điểm thu mẫu ở đai cao 1700-2200m có độ che phủ lớn, nước suối trong, lượng
thức ăn phong phú là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của các loài thuộc bộ Cánh
úp.
3.2.2.3. Phân bố của bộ Cánh lông theo đai độ cao
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Ở đai cao 0-700m: đã xác định được 31 loài, 31 giống thuộc 15 họ của bộ
Cánh lông. Trong đó họ Hydropsychidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài
(chiếm 32,3% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 3
loài (chiếm 3,2% đến 9,7% tổng số loài).
Ở đai cao 700-1700m: đã xác định được 34 loài, 33 giống của 16 họ thuộc bộ
Cánh lông. Trong đó họ Hydropsychidae cũng có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài
(chiếm 29,4% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 3
loài (chiếm 2,9% đến 8,8% tổng số loài).
Ở đai cao 1700-2200m: đã xác định được 30 loài, 29 giống của 15 họ thuộc bộ
Cánh lông. Trong đó họ Hydropsychidae cũng có số lượng loài nhiều nhất với 9 loài
(chiếm 30% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 3 loài
(chiếm 3,3 % đến 10% tổng số loài).
Về mật độ: ở đai cao 0-700m mật độ trung bình của bộ Cánh lông là 7,8 ± 1,2
(cá thể/0,25m2), ở đai cao 700-1700m là 15,9 ± 3,0 (cá thể/0,25m2) và ở đai cao

1700-2200m là 17,2 ± 1,9 (cá thể/0,25m2). Tiến hành so sánh các giá trị trung bình
này chúng tôi nhận thấy mật độ trung bình của bộ Cánh lông ở đai cao 0-700m thấp
hơn mật độ trung bình ở 2 đai cao còn lại. Ở đai cao 700-1700m và đai cao 17002200m, mật độ trung bình của bộ Cánh lông sai khác không có ý nghĩa thống kê. Như
12


vậy, các cá thể trong bộ Cánh lông có xu hướng phân bố tập trung ở đai cao 7001700m và đai cao 1700-2200m.
3.2.3. Phân bố theo mùa
Vào mùa khô: tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 127 loài thuộc 89
giống, 32 họ của ba bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có
số lượng loài lớn nhất với 78 loài (chiếm 61,4% tổng số loài) thuộc 43 giống (chiếm
47,7% tổng số giống) và 13 họ (chiếm 40,6% tổng số họ), tiếp đến là bộ Cánh lông
với 33 loài (chiếm 26,0% tổng số loài) thuộc 32 giống (chiếm 36,4% tổng số giống)
và 15 họ (chiếm 46,9% tổng số họ). Bộ Cánh úp có số lượng loài ít nhất với 16 loài
(chiếm 12,6% tổng số loài) thuộc 14 giống (chiếm 15,9% tổng số giống) và 4 họ
(chiếm 12,5% tổng số họ). Như vậy, vào mùa khô số lượng họ, giống và loài của bộ
Phù du chiếm ưu thế nhất, tiếp theo là bộ Cánh lông và bộ Cánh úp có số lượng họ,
giống và loài ít nhất.
Vào mùa mưa: tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 108 loài thuộc 73
giống, 25 họ của ba bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có
số lượng loài lớn nhất với 62 loài (chiếm 57,4% tổng số loài) thuộc 33 giống (chiếm
45,2% tổng số giống) và 8 họ (chiếm 32% tổng số họ), tiếp đến là bộ Cánh lông với
30 loài (chiếm 27,8% tổng số loài) thuộc 28 giống (chiếm 38,4% tổng số giống) và
13 họ (chiếm 52% tổng số họ). Bộ Cánh úp có số lượng loài ít nhất với 16 loài
(chiếm 14,8% tổng số loài) thuộc 12 giống (chiếm 16,4% tổng số giống) và 4 họ
(chiếm 16% tổng số họ). Như vậy, vào mùa mưa số lượng giống và loài của bộ Phù
du vẫn chiếm ưu thế, tiếp đến là bộ Cánh lông và sau cùng là bộ Cánh úp.
3.2.3.1. Phân bố của bộ Phù du theo mùa
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Kết quả phân tích số lượng các taxon của các bậc phân loại thuộc bộ Phù du

theo mùa được thể hiện ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tổng hợp số lượng các taxon của các bậc phân loại thuộc bộ Phù du
ở mùa mưa và mùa khô tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên họ
Baetidae
Caenidae
Ephemerellidae
Ephemeridae
Heptageniidae
Isonychiidae
Leptophlebiidae
Neoephemeridae
Prosopistomatidae
Potamanthidae

Mùa khô
Mùa mưa
Giống Loài % loài Giống Loài % loài

12
23
29,5
11
21
33,9
1
3
3,8
1
2
3,2
7
14
17,9
6
12
19,4
1
3
3,8
1
2
3,2
9
19
24,4
9
18
29,0

1
1
1,3
0
0
0
5
8
10,3
3
5
8,1
1
1
1,3
0
0
0
1
1
1,3
0
0
0
2
2
2,6
0
0
0

13


STT
11
12
13

Tên họ
Siphluriscidae
Teloganodidae
Vietnamellidae
Tổng

Mùa khô
Mùa mưa
Giống Loài % loài Giống Loài % loài
1
1
1,3
1
1
1,6
1
1
1,3
0
0
0
1

1
1,3
1
1
1,6
43
78
100
33
62
100

Vào mùa khô đã xác định được 78 loài thuộc 43 giống, 13 họ của bộ Phù du.
Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 23 loài (chiếm 29,5% tổng số
loài), tiếp theo là họ Heptageniidae có 19 loài (chiếm 24,4% tổng số loài) và họ
Ephemerellidae có 14 loài (chiếm 17,9% tổng số loài). Họ Leptophlebiidae có 8 loài
(chiếm 10,3% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 3
loài.
Vào mùa mưa đã xác định được 62 loài thuộc 33 giống, 8 họ của bộ Phù du.
Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 21 loài (chiếm 33,9% tổng số
loài), tiếp theo là họ Heptageniidae có 18 loài (chiếm 29,0% tổng số loài) và họ
Ephemerellidae có 12 loài (chiếm 19,4% tổng số loài). Họ Leptophlebiidae có 5 loài
(chiếm 8,1% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 2
loài. Trong mùa mưa không bắt gặp các họ Isonychiidae, Neoephemeridae,
Prosopistomatidae, Potamanthidae và Teloganodidae.
Về mật độ: vào mùa khô, mật độ trung bình của bộ Phù du là 42,9 ± 5,6 (cá
thể/0,25m2), vào mùa mưa mật độ trung bình của bộ Phù du là 27,0 ± 2,9 (cá
thể/0,25m2). Tiến hành so sánh mật độ trung bình của bộ Phù du vào mùa khô và mùa
mưa, chúng tôi nhận thấy hai giá trị trung bình này khác nhau có ý nghĩa thống kê
(mức ý nghĩa α = 0,05). Như vậy, mật độ trung bình của bộ Phù du trong mùa khô

cao hơn so với mùa mưa.
3.2.3.2. Phân bố của bộ Cánh úp theo mùa
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Bảng 3.14. Tổng hợp số lượng các taxon của các bậc phân loại thuộc
bộ Cánh úp ở mùa mưa và mùa khô tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
STT
1
2
3
4

Tên họ
Leuctridae
Nemouridae
Peltoperlidae
Perlidae
Tổng

Mùa khô
Mùa mưa
Giống Loài % loài Giống Loài % loài
1
1
6.3
1
1
6,3
4
4
25,0

4
4
25,0
1
1
6,3
1
1
6,3
8
10
62,5
6
10
62,5
14
16
100
12
16
100

Vào mùa khô đã xác định được 16 loài thuộc 14 giống, 4 họ của bộ Cánh úp.
Trong đó họ Perlidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm 62,5% tổng số
14


loài), tiếp theo là họ Nemouridae có 4 loài (chiếm 25,0% tổng số loài) và họ
Leuctridae và họ Peltoperlidae đều có 1 loài (cùng chiếm 6,3% tổng số loài).
Vào mùa mưa đã xác định được 16 loài thuộc 12 giống, 4 họ của bộ Cánh úp.

Trong đó họ Perlidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm 62,5% tổng số
loài), tiếp theo là họ Nemouridae có 4 loài (chiếm 25,0% tổng số loài) và họ
Leuctridae và họ Peltoperlidae đều có 1 loài (cùng chiếm 6,3% tổng số loài).
Về mật độ: vào mùa khô, mật độ trung bình của Cánh úp là 4,4 ± 0,8 (cá
thể/0,25m2), vào mùa mưa mật độ trung bình của bộ Cánh úp là 5,2 ± 0,7 (cá
thể/0,25m2). Tiến hành so sánh mật độ trung bình của bộ Cánh úp vào mùa khô và
mùa mưa, chúng tôi nhận thấy hai giá trị trung bình này khác nhau không có ý nghĩa
thống kê (mức ý nghĩa α > 0,05). Như vậy, mật độ trung bình của bộ Cánh úp không
có sự thay đổi giữa hai mùa nghiên cứu.
3.2.3.3. Phân bố của bộ Cánh lông theo mùa
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Bảng 3.15. Số lượng các taxon của các bậc phân loại thuộc bộ Cánh lông
ở mùa mưa và mùa khô tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17

Tên họ
Brachycentridae
Calamoceratidae
Ecnomidae
Glossosomatidae
Hydrobiosidae
Hydropsychidae
Hydroptilidae
Lepidostomatidae
Leptoceridae
Limnephilidae
Odontoceratidae
Philopotamidae
Polycentropodidae
Psychomyiidae
Rhyacophilidae
Stenopsychidae
Xiphocentronidae
Tổng

Mùa khô
Mùa mưa
Giống Loài % loài Giống Loài % loài
1
1
3,0
1
1

3,2
1
1
3,0
0
0
0
1
1
3,0
1
1
3,2
1
1
3,0
1
1
3,2
1
1
3,0
1
1
3,2
10
10
30,3
10
10

33,2
2
2
6,1
0
0
0
1
1
3,0
0
0
0
2
2
6,1
0
0
0
0
0
0
1
1
3,2
1
1
3,0
1
1

3,2
3
3
9,1
3
3
10,0
2
2
6,1
3
3
10,0
3
3
9,1
3
3
10,0
2
2
6,1
1
2
6,7
1
2
6,1
1
2

6,7
0
0
0
1
1
3,2
32
33
100
29
31
100

Vào mùa khô đã xác định được 33 loài thuộc 32 giống, 15 họ của bộ Cánh
lông. Trong đó họ Hydropsychidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm
30,3% tổng số loài), tiếp theo là các họ Philopotamidae, Psychomyiidae mỗi họ đều
15


có 3 loài (cùng chiếm 9,1% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài dao động từ
1 đến 2 loài (chiếm từ 3,0% đến 6,1% tổng số loài). Trong mùa khô chúng tôi không
bắt gặp họ Limnephilidae và họ Xiphocentronidae.
Vào mùa mưa đã xác định được 30 loài thuộc 28 giống, 13 họ của bộ Cánh
lông. Trong đó họ Hydropsychidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm
33,2% tổng số loài), tiếp theo là các họ Philopotamidae, Polycentropodidae,
Psychomyiidae mỗi họ đều có 3 loài (cùng chiếm 10,0% tổng số loài). Các họ còn lại
có số lượng loài dao động từ 1 đến 2 loài (chiếm từ 3,2% đến 6,7% tổng số loài).
Trong mùa mưa chúng tôi không bắt gặp các họ Calamoceratidae, Hydroptilidae,
Lepidostomatidae và Leptoceridae. Như vậy, có thể thấy điều kiện tự nhiên khác

nhau giữa hai mùa đã ảnh hưởng đến sự bắt gặp của các họ. Mặt khác có thể do đặc
điểm sinh học, sinh thái học và tập tính của các họ này có sự khác nhau.
Về mật độ: vào mùa khô, mật độ trung bình của Cánh lông là 17,7 ± 3,0 (cá
thể/0,25m2), vào mùa mưa mật độ trung bình của bộ Cánh lông là 7,3 ± 0,6 (cá
thể/0,25m2). Tiến hành so sánh mật độ trung bình của bộ Cánh lông vào mùa khô và
mùa mưa, chúng tôi nhận thấy hai giá trị trung bình này khác nhau có ý nghĩa thống
kê (mức ý nghĩa α < 0,05). Như vậy, mật độ trung bình của bộ Cánh lông trong mùa
khô cao hơn so với mùa mưa.
3.2.4. Phân bố theo các cấp độ suối
Các loài thuộc bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông bắt gặp ở tất cả các cấp
độ suối nhưng chủ yếu chúng tập trung ở các suối cấp 2, cấp 3 và cấp 4 với số lượng
họ, giống và loài cao. Cụ thể như sau:
Tại suối cấp 1: đã xác định được 104 loài thuộc 71 giống, 23 họ của ba bộ Phù
du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất với 61
loài (chiếm 58,7% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 28 loài (chiếm 26,9%
tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 15 loài (chiếm 14,4% tổng số loài).
Tại suối cấp 2: đã xác định được 118 loài thuộc 83 giống, 31 họ của ba bộ Phù
du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất với 68
loài (chiếm 57,6% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 33 loài (chiếm 28,0%
tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 17 loài (chiếm 14,4% tổng số loài).
Tại suối cấp 3: đã xác định được 120 loài thuộc 82 giống, 30 họ của ba bộ Phù
du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất với 69
loài (chiếm 57,5% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 34 loài (chiếm 28,3%
tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 17 loài (chiếm 14,2% tổng số loài).
Tại suối cấp 4: đã xác định được 118 loài thuộc 83 giống, 30 họ của ba bộ Phù
du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất với 69
loài (chiếm 58,5% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 33 loài (chiếm 28,0%
tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 16 loài (chiếm 13,5% tổng số loài).
Tại suối cấp 5: đã xác định được 111 loài thuộc 78 giống, 28 họ của ba bộ Phù
du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất với 69

loài (chiếm 61,3% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 30 loài (chiếm 27,0%
tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 13 loài (chiếm 11,7% tổng số loài).
16


Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở tất cả các cấp độ suối, số lượng loài của
bộ Phù du luôn chiếm ưu thế, tiếp theo là bộ Cánh lông và sau cùng là bộ Cánh úp.
3.2.4.1. Phân bố của bộ Phù du theo các cấp độ suối
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Tại suối cấp 1: đã xác định được 61 loài thuộc 32 giống, 8 họ của bộ Phù du.
So với các cấp độ suối khác, số lượng các bậc phân loại của bộ Phù du ở suối cấp 1 là
ít nhất, cả về số lượng họ, giống và loài. Tại các suối cấp 1 không thu được các họ
Isonychiidae, Neoephemeridae, Prosopistomatidae, Potamanthidae và Teloganodidae.
Tại suối cấp 2: đã xác định được 68 loài thuộc 37 giống, 10 họ của bộ Phù du.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tại các suối cấp 2 chưa bắt gặp các họ
Isonychiidae, Neoephemeridae và Potamanthidae.
Tại suối cấp 3: đã xác định được 69 loài thuộc 35 giống, 10 họ của bộ Phù du.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tại các suối cấp 3 chưa bắt gặp các họ
Isonychiidae, Prosopistomatidae và Teloganodidae.
Tại suối cấp 4: đã xác định được 69 loài thuộc 38 giống, 11 họ của bộ Phù du.
So với các cấp độ suối còn lại, số lượng họ, giống và loài của bộ Phù du ở suối cấp 4
là nhiều nhất. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tại các suối cấp 3 chưa bắt gặp
các họ Isonychiidae và Siphluriscidae.
Tại suối cấp 5: đã xác định được 69 loài thuộc 36 giống, 9 họ của bộ Phù du.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tại các suối cấp 5 chưa bắt gặp các họ
Neoephemeridae, Prosopistomatidae, Siphluriscidae và Teloganodidae.
Như vậy, ở tất cả các cấp độ suối, số lượng giống và loài của các họ Baetidae,
Ephemerellidae, Heptageniidae và Leptophlebiidae luôn chiếm ưu thế. Các họ còn lại
có số lượng giống và loài ít, dao động từ 1 đến 3 loài.
Về mật độ: ở suối cấp 1 mật độ trung bình của bộ Phù du đạt 23,9 ± 4,1 (cá

thể/0,25m2), ở suối cấp 2 là 38,6 ± 5,6 (cá thể/0,25m2), ở suối cấp 3 là 41,3 ± 6,7 (cá
thể/0,25m2), ở suối cấp 4 là 43,7 ± 17,7 (cá thể/0,25m2) và ở suối cấp 5 là 24,3 ± 2,8
(cá thể/0,25m2). Tiến hành so sánh các giá trị trung bình này với nhau chúng tôi nhận
thấy mật độ trung bình của bộ Phù du ở tất cả các cấp độ suối khác nhau không có ý
nghĩa thống kê. Như vậy, trên cùng một đơn vị diện tích số lượng cá thể của bộ Phù
du không có sự khác biệt giữa các cấp độ suối.
3.2.4.2. Phân bố của bộ Cánh úp theo các cấp độ suối
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Tại suối cấp 1: đã xác định được 15 loài thuộc 12 giống, 3 họ của bộ Cánh úp.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi chưa thu được đại diện của họ Peltoperlidae ở
suối cấp 1.
Tại suối cấp 2 và suối cấp 3: số lượng và thành phần các bậc phân loại của bộ
Cánh úp tại suối cấp 2 và cấp 3 có sự giống nhau. Tại 2 cấp suối này đều đã xác định
được 17 loài thuộc 14 giống, 4 họ của bộ Cánh úp. So với suối cấp 1, cấp 4 và cấp 5;
suối cấp 2 và cấp 3 có số lượng giống và loài lớn nhất. Tại suối cấp 4: đã xác định
được 16 loài thuộc 13 giống, 4 họ của bộ Cánh úp. So với suối cấp 2 và cấp 3, tại
suối cấp 4 chưa bắt gặp loài Hemacroneuria marginalis thuộc họ Perlidae.
17


Tại suối cấp 5: đã xác định được 13 loài thuộc 12 giống, 4 họ của bộ Cánh úp.
So với các cấp suối còn lại, số giống và loài của bộ Cánh úp ở suối cấp 5 thu được là
ít nhất.
Về mật độ: ở suối cấp 1 mật độ trung bình của bộ Cánh úp đạt 6,1 ± 1,0 (cá
thể/0,25m2), ở suối cấp 2 là 8,5 ± 1,5 (cá thể/0,25m2), ở suối cấp 3 là là 4,5 ± 0,9 (cá
thể/0,25m2), ở suối cấp 4 là 2,3 ± 0,1 (cá thể/0,25m2) và ở suối cấp 5 là 2,2 ± 0,6 (cá
thể/0,25m2). Tiến hành so sánh các giá trị trung bình này với nhau chúng tôi nhận
thấy mật độ trung bình của bộ Cánh úp ở suối cấp 2 cao hơn mật độ trung bình của bộ
Cánh úp ở suối cấp 3, cấp 4 và cấp 5 (mức ý nghĩa α ≤ 0,05), các giá trị trung bình
còn lại khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, mật độ cá thể trung bình của

bộ Cánh úp ở suối cấp 2 cao hơn so với các cấp suối còn lại.
3.2.4.3. Phân bố của bộ Cánh lông theo các cấp độ suối
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Tại suối cấp 1: đã xác định được 28 loài, 27 giống của 12 họ thuộc bộ Cánh
lông. So với các cấp suối khác thì số lượng loài, giống và họ của bộ Cánh lông ở suối
cấp 1 là thấp nhất. Trong các họ thu được ở suối cấp 1, họ Hydropsychidae có số loài
nhiều nhất với 10 loài (chiếm 35,7% tổng số loài), các họ còn lại có số loài dao động
từ 1 đến 3 loài. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa bắt gặp các loài thuộc họ
Calamoceratidae, Hydroptilidae, Leptoceridae, Limnephilidae và Odontoceratidae tại
các suối cấp 1.
Tại suối cấp 2: đã xác định được 33 loài, 32 giống của 17 họ thuộc bộ Cánh
lông. Như vậy, tất cả các họ của bộ Cánh lông thu được ở khu vực nghiên cứu đều bắt
gặp ở suối cấp 2. Cũng tương tự như ở suối cấp 1, trong các họ thu được ở suối cấp 2,
họ Hydropsychidae có số loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm 30,3% tổng số loài), các
họ còn lại có số loài dao động từ 1 đến 3 loài.
Tại suối cấp 3: đã xác định được 36 loài, 35 giống của 16 họ thuộc bộ Cánh
lông. So với các cấp suối khác thì số lượng loài, giống của bộ Cánh lông ở suối cấp 3
là cao nhất. Trong các họ thu được ở suối cấp 3, họ Hydropsychidae có số loài nhiều
nhất với 10 loài (chiếm 27,8% tổng số loài), các họ còn lại có số loài dao động từ 1
đến 3 loài. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa bắt gặp các loài thuộc họ
Leptoceridae, tại các suối cấp 3.
Tại suối cấp 4: đã xác định được 33 loài, 32 giống của 15 họ thuộc bộ Cánh
lông. Trong đó họ Hydropsychidae có số loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm 30,3%
tổng số loài), các họ còn lại có số loài dao động từ 1 đến 3 loài. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi chưa bắt gặp các loài thuộc họ Calamoceratidae và Limnephilidae tại
các suối cấp 4.
Tại suối cấp 5: đã xác định được 30 loài, 30 giống của 15 họ thuộc bộ Cánh
lông. Tương tự như các cấp suối khác, trong các họ thu được ở suối cấp 5 họ
Hydropsychidae có số loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm 33,3% tổng số loài), các họ
còn lại có số loài dao động từ 1 đến 3 loài. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa bắt

gặp các loài thuộc họ Limnephilidae và Odontoceratidae tại các suối cấp 5.
18


Về mật độ: ở suối cấp 1 mật độ trung bình của bộ Cánh lông đạt 11,4 ± 2,4 (cá
thể/0,25m2), ở suối cấp 2 là 15,6 ± 3,1 (cá thể/0,25m2), ở suối cấp 3 là 13,3 ± 2,2 (cá
thể/0,25m2), ở suối cấp 4 là 23,3 ± 0,8 (cá thể/0,25m2) và ở suối cấp 5 là 6,7 ± 0,6 (cá
thể/0,25m2). Tiến hành so sánh các giá trị trung bình này với nhau chúng tôi nhận
thấy mật độ trung bình của bộ Cánh lông ở các cấp độ suối khác nhau không có ý
nghĩa thống kê. Như vậy, trên cùng một đơn vị diện tích mật độ cá thể trung bình của
bộ Cánh lông không có sự khác nhau giữa các cấp độ suối.
3.3. Sử dụng bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông làm sinh vật chỉ thị để
đánh giá chất lượng môi trường nước
3.3.1. Một số chỉ số thủy lý, hóa học của nước tại khu vực nghiên cứu
Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả đo nhiệt độ, pH và DO theo mùa
tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

STT

Chỉ tiêu

1

Nhiệt độ (0C)

2
3

pH
DO (mg/l)


Mùa khô
Khoảng
Giá trị
dao động trung bình
17,28 ±
13,1-22,8
0,38
6,51-7,57 6,99 ± 0,03
6,03-8,41 6,84 ± 0,06

Mùa mưa
Khoảng
Giá trị
dao động trung bình
19,81 ±
16,2-23,9
0,30
7,22-8,32 7,87 ± 0,03
6,04-7,87 6,60 ± 0,06

QCVN
38:2011/
BTNMT
6,5-8,5
≥4

QCVN 38:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh vật.
- : không xác định

Về giá trị nhiệt độ: nhiệt độ trung bình của nước suối trong mùa mưa là 19,81
± 0,30 và nhiệt độ trung bình của nước suối trong mùa khô là 17,28 ± 0,38. Khi so
sánh hai giá trị trung bình này với nhau chúng tôi nhận thấy sự khác biệt của hai giá
trị này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α < 0,05. Như vậy, nhiệt độ của nước
trong mùa mưa cao hơn so với mùa khô.
Về giá trị pH: tại tất cả các điểm nghiên cứu trong mùa mưa, nước suối có
tính bazơ nhẹ. Giá trị pH trung bình của nước suối trong mùa mưa là 7,87 ± 0,03 và
trong mùa khô là 6,99 ± 0,03. Khi so sánh hai giá trị trung bình này với nhau chúng
tôi nhận thấy sự khác biệt của hai giá trị này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α <
0,05.
Về giá trị DO: hàm lượng oxy tự do hòa tan trong nước ở tất cả các điểm
nghiên cứu đều lớn hơn 4mg/l. Như vậy, nước suối ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
nằm trong giới hạn cho phép về chất lượng nước mặt bảo về đời sống thủy sinh vật
quy định tại QCVN 38:2011/BTNMT. Giá trị DO ở mùa mưa dao động từ 6,04 đến
7,87 và ở mùa khô là 6,03 đến 8,41. Giá trị DO trung bình của nước suối trong mùa
mưa là 6,60 ± 0,06 và giá trị DO trung bình của nước suối trong mùa khô là 7,84 ±
0,06. Khi so sánh hai giá trị trung bình này với nhau chúng tôi nhận thấy sự khác biệt
Ghi chú:

19


của hai giá trị này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α < 0,05. Như vậy, giá trị DO
của nước trong mùa khô cao hơn so với mùa mưa.
3.3.2. Vai trò chỉ thị chất lượng môi trường nước của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ
Cánh lông
3.3.2.1. Sử dụng chỉ số sinh học EPT để đánh giá chất lượng nước ở VQG Hoàng
Liên, tỉnh Lào Cai
Bảng 3.21. Giá trị của chỉ số EPT theo mùa tại các điểm nghiên cứu
thuộc VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

Điểm thu mẫu
Mùa khô
Mùa mưa
Trung bình
S1
3,17 ± 0,01
3,48 ± 0,01
3,33 ± 0,16
S2
3,49 ± 0,15
2,88 ± 0,09
3,19 ± 0,30
S3
3,13 ± 0,42
2,90 ± 0,16
3,02 ± 0,12
S4
2,68 ± 0,41
3,50 ± 0,13
3,09 ± 0,41
S5
2,71 ± 0,13
3,79 ± 0,09
3,25 ± 0,54
S6
3,30 ± 0,11
3,28 ± 0,11
3,29 ± 0,01
S7
3,36 ± 0,26

3,20 ± 0,43
3,28 ± 0,08
S8
3,40 ± 0,36
3,65 ± 0,04
3,53 ± 0,13
S9
3,60 ± 0,05
3,51 ± 0,09
3,56 ± 0,05
S10
3,67 ± 0,07
3,34 ± 0,18
3,51 ± 0,16
S11
3,56 ± 0,38
3,35 ± 0,11
3,46 ± 0,11
S12
3,60 ± 0,13
3,98 ± 0,07
3,79 ± 0,19
S13
3,89 ± 0,29
3,74 ± 0,20
3,82 ± 0,07
S14
3,53 ± 0,25
3,92 ± 0,21
3,73 ± 0,20

S15
3,32 ± 0,45
3,80 ± 0,07
3,56 ± 0,24
S16
3,61 ± 0,21
3,74 ± 0,20
3,68 ± 0,07
S17
3,48 ± 0,13
3,70 ± 0,25
3,59 ± 0,11
S18
2,89 ± 0,07
3,82 ± 0,14
3,36 ± 0,47
S19
3,39 ± 0,23
3,85 ± 0,13
3,62 ± 0,23
S20
3,05 ± 0,06
3,68 ± 0,04
3,37 ± 0,31
S21
3,34 ± 0,01
3,43 ± 0,20
3,39 ± 0,05
S22
3,33 ± 0,04

3,62 ± 0,13
3,48 ± 0,14
S23
3,68 ± 0,11
3,78 ± 0,17
3,73 ± 0,05
S24
2,95 ± 0,31
3,80 ± 0,09
3,38 ± 0,42
S25
3,53 ± 0,29
3,74 ± 0,07
3,64 ± 0,11
S26
3,73 ± 0,12
3,85 ± 0,04
3,79 ± 0,06
S27
3,56 ± 0,07
3,48 ± 0,16
3,52 ± 0,04
S28
3,65 ± 0,29
3,46 ± 0,02
3,56 ± 0,10
S29
3,19 ± 0,13
3,41 ± 0,14
3,30 ± 0,11

TB ± SSTB
3,38 ± 0,09
3,57 ± 0,08
3,48 ± 0,04
Mức ý nghĩa α
α < 0,05
20


Giá trị của chỉ số EPT trong cả hai mùa đều thấp hơn 4,5 (giá trị này dao động
từ 2,68 đến 3,89). Với giá trị của chỉ số EPT trên, chất lượng nước tại VQG Hoàng
Liên, tỉnh Lào Cai được đánh giá từ “Rất tốt” (không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu
cơ) đến “Tuyệt vời” (có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể). Giá trị của
chỉ số EPT trung bình cho toàn bộ khu vực nghiên cứu là 3,48 (nhỏ hơn 3,5); với chỉ
số EPT như trên chất lượng nước ở khu vực nghiên cứu nhìn chung ở mức “Tuyệt
vời”.
Dựa vào chỉ số EPT trung bình qua từng điểm nghiên cứu, chất lượng nước ở
các điểm nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.22.
Bảng 3.22. Chất lượng môi trường nước dựa vào giá trị của chỉ số EPT
tại các điểm nghiên cứu thuộc VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

Điểm
nghiên
cứu
S1
S2
S3
S4
S5
S6

S7
S8
S9
S10
S11
S12
S13
S14
S15
S16
S17
S18
S19
S20
S21
S22
S23
S24

Giá trị
trung
bình của
chỉ số
EPT
3,33
3,19
3,02
3,09
3,25
3,29

3,28
3,53
3,56
3,51
3,46
3,79
3,82
3,73
3,56
3,68
3,59
3,36
3,62
3,37
3,39
3,48
3,73
3,38

Chất lượng
nước
Tuyệt vời
Tuyệt vời
Tuyệt vời
Tuyệt vời
Tuyệt vời
Tuyệt vời
Tuyệt vời
Rất tốt
Rất tốt

Rất tốt
Tuyệt vời
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Tuyệt vời
Rất tốt
Tuyệt vời
Tuyệt vời
Tuyệt vời
Rất tốt
Tuyệt vời

Mức độ ô nhiễm hữu cơ

Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể

Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
21


Điểm
nghiên
cứu
S25
S26
S27
S28
S29

Giá trị
trung
bình của
chỉ số
EPT
3,64

3,79
3,52
3,56
3,30

Chất lượng
nước
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Tuyệt vời

Mức độ ô nhiễm hữu cơ

Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ

3.3.2.2. Mối tương quan giữa chỉ số EPT với giá trị nhiệt độ, pH và DO
Chỉ số EPT có mối tương quan với thông số DO và tương quan yếu với thông
số nhiệt độ và pH. Từ kết quả trên, chúng tôi tiến hành phân tích phương trình hồi
quy giữa chỉ số EPT với thông số DO. Chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy theo
phương trình tuyến tính bậc nhất, nghĩa là sự phụ thuộc giữa biến Y và X được biểu
diễn bằng đường thẳng bậc nhất y = ax + b. Giả sử biến Y là biến của chỉ số EPT và
X biến của thông số DO. Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.24.
Bảng 3.24. Kết quả phân tích phương trình hồi quy chỉ số EPT với DO
Tên các thông số phân tích hồi quy

Hệ số tương quan (R)
Hệ số tương quan bình phương (R2)
Độ tin cậy
Hệ số tự do a của phương trình y = ax + b
Hệ số b của phương trình y = ax + b

Kết quả phân tích
0,54
0,29
95%
-0,44
6,4

Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy chỉ số EPT có mối tương quan tuyến tính với
thông số DO. Vì vậy, thông qua chỉ số EPT, chúng ta có thể dự báo được giá trị của
thông số DO và ngược lại thông qua phương trình hồi quy y = -0,44.x + 6,4 với hệ số
tương quan R = 0,54; mức ý nghĩa α = 0,05. Như vậy, chúng ta có thể sử dụng chỉ số
sinh học EPT để đánh giá chất lượng nước, phương pháp này mang tính khả thi cao.
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sống và một số giải pháp bảo tồn bộ
Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
3.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sống của bộ Phù du, bộ Cánh úp và
bộ Cánh lông ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
3.4.1.1. Ảnh hưởng từ hoạt động của người dân địa phương
3.4.1.2. Ảnh hưởng từ hoạt động du lịch sinh thái
3.4.1.3. Ảnh hưởng từ xây dựng và hoạt động của các nhà máy thủy điện
3.4.2. Một số đề xuất để bảo vệ các loài côn trùng nước thuộc bộ Phù du, bộ Cánh
úp và bộ Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
22



3.4.2.1. Giải pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân
3.4.2.2. Giải pháp tăng cường quản lý và bảo vệ rừng
3.4.2.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
KẾT LUẬN
1. Sự đa dạng về loài
- Tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã xác định được 131 loài, 92 giống, 34
họ thuộc bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông. Trong đó bộ Phù du đã xác định
được 78 loài thuộc 43 giống của 13 họ; bộ Cánh úp có 17 loài thuộc 14 giống và 4
họ; bộ Cánh lông 36 loài, 35 giống và 17 họ. Đã xác định được 5 loài được xem là
đặc hữu cho VQG Hoàng Liên, trong đó có 4 loài thuộc bộ Phù du và 1 loài thuộc bộ
Cánh úp.
- Đã xác định được 1 họ mới là họ Siphluriscidae và 20 loài thuộc bộ Phù du
lần đầu tiên ghi nhận cho Việt Nam. Lần đầu tiền bắt gặp giai đoạn ấu trùng của họ
Limnephilidae thuộc bộ Cánh lông ở khu vực nghiên cứu. Đồng thời xác định được 3
loài thuộc bộ Phù du và 1 loài thuộc bộ Cánh lông lần đầu tiên bắt gặp ở VQG Hoàng
Liên, tỉnh Lào Cai.
- Tính theo chỉ số Shannon-Weiner (H’), hiện trạng đa dạng sinh học của bộ
Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai ở mức khá.
Chỉ số H’có sự khác biệt theo mùa, mùa khô cao hơn mùa mưa.
2. Về phân bố
- Theo tính chất của dòng chảy: số lượng loài cũng như số lượng các thể của bộ
Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở nơi nước chảy luôn chiếm ưu thế hơn so với
nơi nước đứng.
- Theo đai cao: các loài thuộc bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lông tập trung chủ
yếu ở đai cao 700-1700m. Mật độ trung bình của bộ Phù du và bộ Cánh lông cao nhất
ở đai cao 700-1700m, trong khi đó mật độ trung bình của bộ Cánh úp lại cao nhất ở
đai cao 1700-2200m.
- Theo mùa: vào mùa khô đã xác định được 78 loài thuộc bộ Phù du, 16 loài
thuộc bộ Cánh úp và 33 loài thuộc bộ Cánh lông. Vào mùa mưa đã xác định được 62
loài thuộc bộ Phù du, 16 loài thuộc bộ Cánh úp và 30 loài thuộc bộ Cánh lông. Bộ

Phù du luôn chiếm ưu thế về số lượng loài trong cả 2 mùa. Mật độ của bộ Phù du và
bộ Cánh lông trong mùa khô luôn cao hơn so với mùa mưa, mật độ trung bình của bộ
Cánh úp lại không có sự thay đổi giữa hai mùa.
- Theo cấp độ suối: các loài thuộc bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông
phân bố chủ yếu ở các suối cấp 2, cấp 3 và cấp 4. Thành phần loài có sự khác nhau
giữa các cấp độ suối. Mật độ trung bình của bộ Phù du và bộ Cánh lông không có sự
khác biệt theo cấp độ suối. Mật độ trung bình của bộ Cánh úp ở suối cấp 2 lại cao hơn
các cấp suối 3, 4 và 5.

23


×