Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.17 KB, 4 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

- Đề tài: : : " Phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý NSNN trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình".”

Tác giả

: Trần Thị Kim Xuân

Mã số học viên

: CB100385

Khóa

: CH2010B

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đại Thắng

Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, ngân sách nhà nước (NSNN) trở thành công cụ điều chỉnh nền kinh
tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của bất kỳ Nhà nước nào trên thế giới, giữ vai trò quan
trọng, chủ yếu trong huy động và phân phối các nguồn lực của nền kinh tế nhằm đảm
bảo hoạt động của Nhà nước, đồng thời phân phối nguồn lực hợp lý để thúc đẩy kinh
tế phát triển nhanh, ổn định và bền vững, bên cạnh đó còn giải quyết những vấn đề xã
hội, đảm bảo thực hiện công bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động xã hội.


Chính từ vai trò đó và trong điều kiện đất nước ta hiện nay đang tích cực phấn đấu
không còn là nước kém phát triển trở thành một nước công nghiệp. Với mục tiêu đó và
nguồn lực cho sự phát triển của Việt Nam là có hạn nên yêu cầu huy động mọi nguồn
lực và sử dụng hiệu quả là hết sức cần thiết, đây chính là mục tiêu nâng cao hiệu quả
quản lý NSNN; NSNN là một thể thống nhất nên yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý
NSNN không chỉ là cấp quốc gia mà các địa phương phải thực hiện. Để thực hiện
được điều đó, trước hết cần phải nhận thức đúng vấn đề lý luận về NSNN, từng bước
đổi mới phương thức quản lý NSNN phù hợp.
Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN nhằm làm cho NSNN thực sự là công vụ
của Nhà nước, sử dụng nó để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn trong huy động và phân
bổ các nguồn lực của xã hội thuộc phạm vi NSNN. Yêu cầu trên đối với thành phố
Hòa Bình là hết sức cần thiết, bởi thành phố Hòa Bình là một thành phố hạng 3, quy

1


mô kinh tế nhỏ, tăng trưởng kinh tế chưa cao, khả năng tích lũy thấp, điều kiện tự
nhiên còn khó khăn, nguồn thu NSNN hàng năm còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu chi
rất lớn. Vì vậy nâng cao hiệu quả quản lý NSNN là hết sức cần thiết trong giai đoạn
hiện nay và sắp tới.Thời gian qua quản lý NSNN của thành phố Hòa Bình từng bước
đổi mới, hoàn thiện. Tuy vậy vẫn còn một số hạn chế và trong giai đoạn tới cần phải
khắc phục.
Xuất phát từ hình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: " Phân tích, đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn thành phố
Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình" để nghiên cứu, nhằm góp phần làm rõ thực trạng
quản lý NSNN và hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn thành phố
Hòa Bình
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Luận văn đã khái quát một số khái niệm, vai trò và những vấn đề cơ bản cơ sở
lý luận về NSNN như bản chất, chức năng, vai trò cơ cấu, quản lý nhà nước về NSNN;

Đi sâu phân tích thực trạng về quản lý NSNN từ năm 2009 đến năm 2011 của thành
phố Hòa Bình để rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế để đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là nội dung của công tác quản lý ngân sách trên địa bàn
thành phố Hòa Bình.
Phạm vi nghiên cứu là: Hoạt động thu, chi NSNN của thành phố Hòa Bình
giai đoạn năm 2009 đến năm 2011.
+ Phạm vi nghiên cứu:
Công tác quản lý và điều hành ngân sách cần phải được bổ sung và hoàn thiện
phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Vì vậy luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu như: khảo sát, tổng hợp, thống kê so sánh, phân tích và phương pháp
chuyên gia.
.
4. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Qua nghiên cứu lý luận chung và thực trạng công tác quản lý NSNN trên địa
bàn thành phố Hòa Bình. Luận văn chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của

2


những hạn chế trong công tác quản lý NSNN. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn thành phố Hòa Bình
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn
thành phố Hòa Bình.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà
nước trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

6. Kết luận
Quản lý NSNN gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã
hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. NSNN tác động vào kinh tế – xã hội của quốc
gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị và thực hiện công bằng xã
hội. Để phát huy hơn nữa vai trò của NSNN trong nền kinh tế hiện nay, việc tăng
cường quản lý NSNN là vấn đề hết sức cần thiết.
Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế trong cả nước, trong những
năm vừa qua thành phố Hòa Bình đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý điều
hành NSNN. Bám sát chính sách chế độ, thực hiện các quy định của Luật NSNN, huy
động và khai thác tốt nguồn thu, quản lý chặt chẽ các khoản chi, thực hiện phân cấp rõ
ràng, rành mạch, quan tâm xây dựng bộ máy quản lý NSNN của ngành tài chính. Hàng
năm, đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu NSNN.
Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý NSNN trên địa bàn cũng còn một số hạn
chế, tồn tại như đã phân tích ở trên. Những tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Thời gian tới, để tăng cường quản lý NSNN, làm cho ngân
sách trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của thành phố cần tập trung
giải quyết tốt các vấn đề cụ thể như sau:
- Nâng cao chất lượng công tác lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN.
- Tăng cường quản lý khai thác tốt nguồn thu, quản lý chặt chẽ mọi khoản chi
NSNN.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Công khai tài chính ngân sách
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN.

3


- Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ để đồng bộ với việc đổi mới cơ cấu tài
chính, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tài chính, nâng cao năng lực và trình độ
đội ngũ cán bộ. Đồng thời, đòi hỏi có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ của cấp trên, sự
quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự cố gắng nỗ lực phối,

kết hợp giữa các ngành, các đơn vị trong quản lý NSNN.
Hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa
Bình là một vấn đề rộng và phức tạp, nên những kiến nghị, giải pháp đề xuất trong đề
tài chỉ là những đóng góp nhỏ từ thực tiễn công tác quản lý trực tiếp ở cơ sở. Rất mong
đề tài sẽ góp một phần những hiểu biết của mình cho sự phát triển thành phố Hòa
Bình. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được các ý kiến đóng góp của các Thầy giáo, Cô giáo và đồng nghiệp... để giúp tôi
hoàn thiện hơn.
Hà nội ngày tháng năm 201
Học viên

Trần Thị Kim Xuân

4



×