Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quản lý rủi ro, phân luồng kiểm tra hàng hóa: Tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.02 KB, 4 trang )

QUẢN LÝ RỦI RO, PHÂN LUỒNG KIỂM TRA HÀNG HÓA: 
TẠO THUẬN LỢI CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP 
KHẨU, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRONG LĨNH 
VỰC HẢI QUAN
Việc áp dụng quản lý rủi ro, phân luồng kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là một  
phương thức quản lý hiện đại được áp dụng rộng rãi trên thế giới theo khuyến nghị của Tổ 
chức Hải quan thế giới (WCO) và quy định của Luật Hải quan. Tại Việt Nam, phương thức  
quản lý rủi ro đang được ngành Hải quan và nhiều Bộ, ngành triển khai áp dụng nhằm tạo 
thuận lợi cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả  quản lý 
với các doanh nghiệp, hàng hóa có nguy cơ rủi ro cao.
Theo Tổng cục Hải quan, việc áp dụng quản lý rủi ro, phân luồng kiểm tra hàng hóa 
đối với các lô hàng xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định của Luật Hải quan năm  
2014, Nghị định số 08/2015/NĐ­CP của Chính phủ và Thông tư 38/2015/TT­BTC của Bộ Tài 
chính, quản lý rủi ro được áp dụng trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ  hải quan, từ việc  
cơ chế chính sách quản lý, quy trình thủ tục hải quan, đến việc tổ chức thực hiện kiểm tra,  
giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác, đều 
dựa trên áp dụng quản lý rủi ro. Điều này đã được quy định cụ  thể  trong khoản 18 Điều 4 
Luật Hải quan 2014: “Quản lý rủi ro là việc cơ  quan hải quan áp dụng hệ  thống các biện 
pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố 
trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có  
hiệu quả”; và tại khoản 2 Điều 16 Luật này cũng quy định: “Kiểm tra, giám sát hải quan 
được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý  
nhà nước về  hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,  
nhập cảnh, quá cảnh”. 
Như vậy, vai trò của quản lý rủi ro trong quản lý hải quan được thể hiện qua việc đưa  
ra các quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan và tiến hành các biện  
pháp nghiệp vụ khác.
Về  cơ  chế  phân luồng quyết định kiểm tra đối với các lô hàng xuất nhập khẩu sẽ 
được phân luồng Xanh/Vàng/Đỏ  dựa trên các phân lớp tiêu chí, kết hợp với sử  dụng các  
thuật toán để phân luồng quyết định kiểm tra theo các mức độ. Các phân lớp tiêu chí đó là:
1. Tiêu chí theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành




2. 2.Tiêu chí theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế
3. Tiêu chí theo kết quả đánh giá rủi ro tuân thủ doanh nghiệp. Cụ thể: Theo quy định tại 

khoản 1 Điều 8 Thông tư 38/2015/TT­BTC phân loại doanh nghiệp thành 3 loại doanh 
nghiệp  ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ  và doanh nghiệp không tuân thủ. Hệ  thống tự 
động đánh giá tuân thủ doanh nghiệp dựa trên các thông tin về doanh nghiệp được cập 
nhật vào hệ thống trên cơ sở tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp.
Theo đó, khi hàng hóa được phân vào luồng Xanh sẽ thông quan ngay; luồng Vàng phải kiểm 
tra chi tiết hồ sơ; luồng Đỏ phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
Cơ  quan Hải quan căn cứ vào kết quả  tổng hợp, xử lý các kết quả  đánh giá tuân thủ 
pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro theo tiêu chí do Bộ Tài chính ban  
hành để  quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải 
quan và các biện pháp nghiệp vụ hải quan khác. 
Về cơ  bản, đây là các quy định được thể  chế  hóa từ  các thông lệ  quốc tế  và các tiêu 
chuẩn, khuyến nghị của WCO nhằm đảm bảo việc hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế 
thế giới, đặc biệt là dưới góc độ tạo thuận lợi thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, ngành Hải  
quan đang triển khai quyết liệt việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ­CP v ề ti ếp t ục th ực hi ện  
những nhiệm vụ, giải pháp chủ  yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực  
cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Theo đó, một trong những giải pháp 
trọng tâm là chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, giảm tỷ lệ kiểm tra đối với hàng hóa 
xuất nhập khẩu để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Trong buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải và Bộ  Y tế  ngày 17/11/2018, Phó Thủ 
tướng Vương Đình Huệ  ­ Chủ  tịch  Ủy ban Chỉ   đạo quốc gia Cơ  chế  một cửa ASEAN  
(ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo thuận lợi thương mại, nhấn mạnh: Cần loại  
bỏ dần việc “tiền kiểm” hàng hóa xuất nhập khẩu sang “hậu kiểm” dựa trên các nguyên tắc 
quản trị  rủi ro. “Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thì lần 
sau cứ để hàng hóa của họ đi luồng Xanh. Không doanh nghiệp nào dại dột mà lại để mất đi 
uy tín và quyền lợi của mình, thậm chí là bị truy tố hình sự. Nhưng cũng có loại hàng hóa bắt 

buộc phải kiểm tra ngay tại cửa khẩu chứ không thể  “hậu kiểm” khi được lưu thông, phân  
phối trong nội địa được” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro ­ Tổng cục Hải quan, cho biết: Ngoài việc áp  
dụng quản lý rủi ro, phân luồng kiểm tra trong quá trình làm thủ  tục hải quan nhằm tạo  
thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan hàng hóa, để  đảm bảo 
kiểm soát chặt chẽ  các hành vi vi phạm, lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước 


trong hoạt động xuất nhập khẩu để  buôn lậu, gian lận thương mại, ngành Hải quan đã và 
đang áp dụng đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp.
Đó là thực hiện soi chiếu trước đối với hàng nhập khẩu. Cụ thể, cơ quan Hải quan tổ 
chức   thu  thập,   phân  tích   thông   tin   trước   (thông   tin   bản  lược   khai   hàng  hóa   điển   tự­   E­
manifest) nhằm kịp thời phát hiện các lô hàng có dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm, buôn lậu  
để thực hiện soi chiếu trước đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 9 Thông tư 
số 38/2015/TT­BTC.
Cập nhật từ đầu năm đến hết tháng 10/2018, toàn ngành Hải quan đã làm thủ tục hơn  
10,3 triệu tờ  khai hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó 59,5% tờ  khai được phân luồng Xanh,  
35,42% tờ khai được phân luồng Vàng, 5,08% tờ khai được phân luồng Đỏ. Trong đó, ngành 
Hải quan phát hiện hơn 19.000 tờ khai có vi phạm, thực hiện xử lý gần 15.000 lượt cá nhân,  
tổ chức vi phạm.
Đẩy mạnh tự  động hóa hoạt động kiểm tra điều kiện đăng ký tờ  khai để  quyết định 
chấp nhận hoặc không chấp nhận tờ khai của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều  
19 Thông tư  số  38/2015/TT­BTC (được sửa đổi, bổ  sung tại Thông tư  số  39/2018/TT­BTC 
của Bộ Tài chính).
Tiến hành các biện pháp kiểm soát, giám sát hải quan; thu thập, trao đổi thông tin 
nghiệp vụ từ các cơ  quan Hải quan, giữa cơ quan Hải quan và các cơ  quan chức năng trong 
và ngoài nước, nguồn tin do quần chúng nhân dân cung cấp để phát hiện các doanh nghiệp, lô  
hàng vi phạm, kịp thời áp dụng biện pháp dừng hàng qua khu vực giám sát để kiểm tra hoặc  
khám xét đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm theo quy định tại khoản 32 Điều 1 Thông 
tư 39/2018/TT­BTC (bổ sung Điều 52d Thông tư 38/2015/TT­BTC).

Song song đó, cơ quan Hải quan cũng tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan theo 
quy định tại Điều 77, Điều 78 Luật Hải quan. Theo đó, cơ  quan Hải quan các cấp thường 
xuyên xây dựng nhiều chương trình, kế  hoạch tăng cường kiểm tra sau thông quan đối với 
các lô hàng luồng Xanh, qua đó, mỗi năm cơ quan Hải quan phát hiện truy thu hàng nghìn tỷ 
đồng tiền thuế cho Nhà nước.
Đối với công tác kiểm tra, soi chiếu sau đối với các tờ khai xuất khẩu luồng Xanh đã 
được thông quan, cơ  quan Hải quan tiến hành các biện pháp thu thập thông tin nghiệp vụ,  
đánh giá rủi ro, xác định các lô hàng xuất khẩu có dấu hiệu rủi ro cao để lựa chọn soi chiếu,  
kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư 38/2015/TT­BTC.


Có thể  khẳng định, việc áp dụng phương thức quản lý rủi ro, phân luồng kiểm tra  
trong công tác quản lý nhà nước về hải quan được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ theo quy định 
của pháp luật và thông lệ  quốc tế để  góp phần quan trọng cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt  
động xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan hàng hóa, góp phần cải thiện, nâng cao 
năng lực cạnh tranh quốc gia theo chủ trương của Chính phủ. Cùng với đó, cơ quan Hải quan 
cũng triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý,  
kịp thời phát hiện, xử lý các cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện hành vi vi phạm.



×