ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phùng Thị Sơn
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO COMPOSITE Fe2O3/C
ỨNG DỤNG LÀM ĐIỆN CỰC ÂM CHO PIN Fe/KHÍ
Chuyên ngành: Vật Lí nhiệt
Mã số (Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
HDC: TS. BÙI THỊ HẰNG
HDP: GS. TS. LƯU TUẤN TÀI
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Bùi Thị Hằng, viện
ITIMS, Đại học Bách Khoa Hà Nội và thầy giáo Lưu Tuấn Tài, Đại học Khoa
học Tự nhiên, người đã tận tình hướng dẫn đề tài luận văn, người đã động viên,
tạo mọi điều kiện và giúp đỡ để em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này. Thầy cô
đã hướng dẫn em nghiên cứu về đề tài luận văn rất thiết thực và có nhiều ứng
dụng trong cuộc sống cũng như trong khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Vật Lí Nhiệt độ
thấp, các thầy cô giáo trong khoa Vật Lí – trường Đại học Khoa học Tự nhiên
cũng như các thầy cô giáo trong viện ITIMS, Đại học Bách khoa Hà Nội đã giảng
dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc
gia (NAFOSTED). Nghiên cứu trong luận văn này được tài trợ bởi Quỹ trong đề
tài mã số 103.022014.20,
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã
luôn bên em, cổ vũ và động viên tinh thần em những lúc khó khăn để em có thể
vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015
Học viên:
Phùng Thị Sơn
MỤC LỤC
MỤC LỤC
......................................................................................................
4
Tiếng Việt:
..................................................................................................
46
BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
.......................
49
Bùi Thị Hằng, Phùng Thị Sơn, Doãn Hà Thắng – Vật liệu Composit Fe203
ứng dụng làm điện cực âm pin sắt/khí, kỷ yếu tại Hội nghị Vật lý chất
rắn và Khoa học Vật liệu toàn quốc lần thứ IX tại TP.Hồ Chí Minh,
11/2015.
........................................................................................................
49
BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.................................
48
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số liệu so sánh công nghệ một số pin sạc
2
lại..............................
7
Bảng 1.2: Đặc trưng của pin Fe
12
khí...........................................................
29
Bảng 2.1: Bảng hoá chất và nguyên vật
liệu...............................................
Bảng 3.1: Đặc trưng cơ bản của AB và
Fe2O3.............................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của pin kim loại
3
khí……………...
Hình 1.2: Nguyên lý hoạt động của pin Fe
7
khí…………………………..
Hình 1.3: Đường cong phóng nạp của điện cực
9
sắt……………………...
Hình
2.1:
điện
13
Hệ
14
AutoLab...................................................................................
Hình 2.3: Sơ đồ khối kính hiển vi điện tử
15
quét…………………………….
Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý của kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
17
……
Hình
Cyclic
20
Voltametry…………………………
Hình 2.6:Quan hệ giữa điện thế và dòng điện trong quét thế vòng
21
Cell
ba
cực.............................................................................
Hình
2.2:
2.5:
Đồ
thị
quét
thế
vòng
hoàn…..
Hình 2.7: Quan hệ giữa điện thế và dòng điện trong quét thế vòng tuần
kỳ
22
quét……………………………………………...
Hình 2.8: Mạch điện tương đương của bình đo điện
23
hóa…………………..
Hình 2.9: Sơ đồ biểu diễn tổng trở trên mặt phẳng
25
phức…………………..
Hình
3.1:
của
27
AB………………………………………………..
Hình 3.2: Ảnh SEM của mẫu nmFe2O3 với các độ phóng đại khác
28
nhau....
Hình 3.3: Ảnh SEM của mẫu µmFe2O3 với các độ phóng đại khác
28
hoàn
trong
một
Ảnh
số
TEM
chu
nhau...
Hình 3.4: Ảnh SEM của mẫu µmFe2O3/AB (a) và nmFe2O3/AB (b)........
Hình 3.5: Đặc trưng CV của điện cực AB (AB:PTFE= 90:10 wt%)
29
trong dung dịch 8 M KOH………………………………………...………..
Hình 3.6: Đặc trưng CV của điện cực composit nmFe2O3 (Fe2O3:PTFE =
30
90:10 wt.%) trong dung dịch KOH (a) và KOH + K2S (b)………………..
Hình 3.7: Đặc trưng CV của điện cực composit µmFe2O3 (Fe2O3:PTFE =
31
90:10 wt.%) trong dung dịch KOH (a) và KOH + K2S (b)……………….
Hình 3.8: Đặc trưng CV của điện cực composit nmFe2O3 /AB
33
(Fe2O3:AB:PTFE = 45:45:10 wt.%) trong dung dịch KOH (a) và KOH +
K2S (b)……………………………………………………………………..
Hình 3.9: Đặc trưng CV của điện cực composit µmFe2O3 /AB
35
(Fe2O3:AB:PTFE = 45:45:10 wt.%) trong dung dịch KOH (a) và KOH +
K2S (b)……………………………………………………..………………
Hình 3.10: Phổ tổng trở của của điện cực nmFe2O3 (Fe2O3:PTFE =
38
90:10 wt.%) trong dung dịch KOH (a) và KOH + K 2S
39
(b) ....................................
Hình 3.11: Phổ tổng trở của của điện cực µmFe2O3 (Fe2O3:PTFE =
90:10 wt.%) trong dung dịch KOH (a) và KOH + K 2S
40
(b) ....................................
Hình 3.12: Phổ tổng trở của của điện cực nmFe2O3/AB
(Fe2O3:AB:PTFE = 45:45:10 wt.%) trong dung dịch KOH (a) và KOH +
41
K2S (b)...................
Hình 3.13: Phổ tổng trở của của điện cực µmFe2O3/AB
(Fe2O3:AB:PTFE = 45:45:10 wt.%) trong dung dịch KOH (a) và KOH +
K2S (b) ..................
41
BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Tên
Acetylen black cacbon
Cyclic Voltammetry
Electrochemical Impedance Spectroscopy
Open Circuit Potential (Thế mạch hở)
Open Circuit Voltage (Điện áp mạch mở)
Polytetrafluoroethylene
Scanning Electron Microscopy
Transmission Electron Microscopy
Kí hiệu
AB
CV
EIS
OCP
OCV
PTFE
SEM
TEM
MỞ ĐẦU
Năng lượng điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. Tuy
nhiên năng lượng điện hầu như không được tích trữ. Trong pin các hợp chất hóa
học hoạt động như một phương tiện lưu trữ năng lượng . Các thiết bị di động
ngày càng phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng, tính năng và cấu hình đang đòi
hỏi không ngừng việc cải tiến, nâng cao chất lượng các loại pin sạc hiện có.
Trong khi đó, công nghệ pin vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức so với các yêu
cầu của các thiết bị mới này. Các nhà khoa học đã mất rất nhiều năm để nghiên
cứu và cố gắng tạo ra loại pin có khả năng lưu trữ năng lượng cao , thời gian sạc
ngắn và đã đạt được những kết quả nhất định.
Nhu cầu về pin hiệu suất cao, an toàn, mật độ năng lượng và năng lượng
riêng cao, chi phí thấp, thân thiện với môi trường cho các thiết bị điện tử, xe điện
và các ứng dụng lưu trữ năng lượng ngày càng cao. Những năm gần đây, các nhà
khoa học trên thế giới đã phát triển một thế hệ pin mới là pin kim loại khí với
hoạt tính xúc tác cao hơn, bền hơn, chi phí thấp hơn các loại pin được sử dụng
rộng rãi hiện nay. Loại pin này được xem là có tiềm năng ứng dụng trong các
loại xe điện, xe hybrid điện… do chúng có mật độ năng lượng cao và oxy trong
không khí được sử dụng như là vật liệu điện cực dương của pin [4, 34, 43]. Theo
Giáo sư Hongjie Dai Đại học Stanford – Mỹ trích dẫn tài liệu tham khảo: “Hầu
hết sự chú ý của thế giới hiện nay tập trung vào pin lithiumion mặc dù mật độ
năng lượng (lưu trữ năng lượng cho mỗi đơn vị thể tích) của nó hạn chế, chi phí
cao và mức độ an toàn thấp. Đối với pin kim loại khí thì mật độ năng lượng lý
thuyết cao hơn so với pin lithium ion hay pin Ni MH, nguồn cung cấp nguyên
liệu phong phú, chi phí thấp và an toàn hơn do bản chất không cháy của các chất
điện phân”.
1
Bảng 1.1 thể hiện số liệu so sánh công nghệ một số pin sạc lại, trong đó
pin kim loại khí cho thấy năng lượng lý thuyết cũng như năng lượng riêng và
mật độ năng lượng lớn nhất [28].
Bảng 1.1. Số liệu so sánh công nghệ một số pin sạc lại
Công nghệ
Lead – acid
Nickel – cadmium
Nickel – iron
Nickel – hydrogen
Nickel – metal hydride
Nickel – zinc
Zinc/silver oxide
Zinc/bromine
Polysulfide/bromine
Vanadium – redox
Zinc/air
Aluminum/air
Iron/air
Sodium/sulfur
Sodium/nickel chloride
Li – Al/FeS
Li – Al/FeS2
Li – C/LiCoO2
Li – C/LiNi1xCoxO2
Li – C/LiMn2O4 –
Thế
Dung
Năng
Thời Tự phóng
mạch
lượng
lượng
gian
(%/tháng)
hở (V)
riêng lý
riêng lý
sạc
ở 200C
thuyếta
thuyếta
(h)
(Ah/kg)
120
181
224
289
178
215
283
238
27
21
825b
2980b
960b
375
305
345
285
100
105
(Wh/kg)
252
244
314
434
240
327
524
429
41
29
1320
8135
1250
755
787
459
490
360
400
8 – 24
1 – 16
5
1 24
1 – 2
8
8 – 18
8 – 12
6 –10
5 – 6
3 – 6
5 – 8
5 – 8
2.5
3
2.1
1.35
1.4
1.5
1.35
1.73
1.85
1.83
1.5
1.4
1.6
2.73
1.3
2.08
2.58
1.33
1.73
3 – 4
3 – 4
3 – 4
3
10
25
60
30
15
5
12 – 15
5 – 10
5 – 10
15
< 3.5
< 2.5
polymer elect.
Tính toán trên cơ sở các phản ứng điện hóa và khối lượng vật liệu
a
hoạt động điện cực. b Tính toán trên cơ sở vật liệu điện cực âm.
2
Với công nghệ pin kim loại khí, oxy trong không khí được sử dụng như
vật liệu điện cực dương của pin. Tấm bản điện cực âm có thể tạo ra từ nhiều
loại kim loại khác nhau, mỗi loại sẽ tương tác với oxy trong không khí để tạo ra
dòng điện. Có rất nhiều kim loại có thể sử dụng làm tấm bản điện cực này như
nhôm, sắt, lithium, magiê, vanadium và kẽm…Sơ đồ nguyên lý hoạt động của pin
kim loại khí được mô tả trên hình 1.1.
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của pin kim loại khí
Đối với pin kim loại khí, điện cực âm đóng vai trò quan trọng, quyết định
dung lượng, năng lượng, thời gian sống và hiệu suất của pin. Trong số các ứng
cử viên tiềm năng cho điện cực âm pin kim loại /khí, kẽm, sắt và nhôm thu hút
được rất nhiều sự chú ý. Trong ba kim loại này, kẽm đã nhận được sự chú ý
nhiều nhất bởi vì nó là kim loại hoạt động tương đối ổn định trong dung dịch
kiềm và không bị ăn mòn. Vấn đề lớn nhất với pin sạc lại Zn khí là sự hình
thành dendrite (dạng nhánh cây) trong quá trình phóng nạp thông qua cơ chế kết
tủa hòa tan đã làm chậm quá trình thương mại hóa của loại pin này. Tuy nhiên
vẫn có những nghiên cứu tiếp tục cho loại pin này vì ứng dụng tiềm năng của nó
[3, 6, 7, 10, 11, 13, 21, 30, 33, 44].
3
Nhôm cũng được các nhà khoa học chú ý nhiều vì nó có nhiều trên trái đất,
chi phí thấp. Tuy nhiên, pin Al khí có thế phóng quá cao trong hệ dung dịch
nước (nước sẽ bị điện phân) nên Al chủ yếu được ứng dụng trong pin sạc lại cơ
học [8, 12, 22, 27, 32, 33, 37, 42, 45].
Pin Fe khí có thế mạch hở thấp, năng lượng riêng và dung lượng riêng lý
thuyết cao, chi phí thấp nên nó thu hút được rất nhiều sự chú ý. Pin Fe khí có
nhiều triển vọng ứng dụng trong các hệ thống nguồn di động. Khác với kẽm,
điện cực sắt không có sự phân bố lại lớn của vật liệu hoạt động điện cực dẫn
đến làm thay đổi hình dạng của điện cực khi số lượng chu kỳ phóng nạp được
kéo dài. Loại pin này là một ứng cử viên đầy tiềm năng cho nguồn điện di động,
đặc biệt là cho xe điện.
Ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu về vật liệu điện cực cho pin Fe khí thu
hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước, đặc biệt nhóm
nghiên cứu về Vật liệu tích trữ chuyển đổi năng lượng – Viện ITIMS – Đại học
Bách khoa Hà Nội đã có một số đề tài nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực này và
nhóm đã có nhiều công trình xuất bản ở các tạp chí trong nước và quốc tế có uy
tín [1517].
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay năng lượng đạt được của loại pin Fe
khí còn thấp, khoảng 10% giá trị dự kiến và lượng tản nhiệt còn nhiều do quá
thế lớn của điện cực sắt. Mặt khác dung lượng, khả năng chu trình hóa của pin
Fe khí còn hạn chế do “tính thụ động” gây ra bởi hydroxit sắt tạo ra trong quá
trình phóng điện. Thế sinh khí hydro trong dung dịch kiềm của điện cực sắt thấp
do vậy có sự sinh hydro đồng thời trong quá trình nạp của pin. Đây là nguyên
nhân gây ra hiệu suất phóng nạp thấp và tốc độ tự phóng cao của hệ pin Fe
khí.
Để khắc phục nhược điểm này của điện cực sắt, một số nghiên cứu gần
đây đã chứng minh rằng việc bổ sung nanocarbon cho điện cực sắt giúp cải thiện
4
độ dẫn điện và khả năng oxi hoá khử của nó [1517]. Đặc biệt, các tính chất
điện hoá của điện cực Fe/C được cải thiện hơn nữa khi các hạt nano Fe2O3 được
phân bố trên bề mặt của các ống nano cacbon.
Kế thừa và phát triển các kết quả đã đạt được của nhóm nghiên cứu viện
ITIMS, trong đề tài này, vật liệu Fe2O3 kích thước nano và micro mét được
nghiền trộn bằng phương pháp cơ học với nano cacbon để tạo thành vật liệu
nano composit Fe2O3/C sử dụng làm điện cực âm cho pin Fe khí. Bên cạnh đó,
ảnh hưởng của chất phụ gia K2S trong dung dịch điện ly đến tính chất điện hóa
của điện cực Fe2O3/C cũng được khảo sát.
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình trong việc thúc đẩy
nghiên cứu định hướng ứng dụng trong nước, em đã lựa chọn đề tài luận văn của
mình là: “Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano composite Fe 2O3/C ứng dụng làm
điện cực âm cho pin Fe khí”.
Luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về pin Fe khí
Chương 2: Thực nghiệm và các phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ PIN Fe KHÍ
1.1. Các khái niệm cơ bản về pin
Tế bào điện hóa là đơn vị điện hóa cơ bản cung cấp nguồn năng lượng
điện bằng cách chuyển đổi trực tiếp từ năng lượng hóa học.
Tế bào điện hóa bao gồm hai điện cực, vật liệu phân cách hai điện cực,
dung dịch điện ly, vỏ và các điện cực đầu ra.
Ba bộ phận chính của tế bào điện hóa như sau:
1. Anode hay điện cực âm điện cực khử: cung cấp electron cho mạch ngoài
và bị oxy hóa trong quá trình phản ứng điện hóa.
2. Cathode hay điện cực dương điện cực oxy hóa: nhận electron từ mạch
ngoài và bị khử trong quá trình phản ứng điện hóa.
3. Chất điện ly hay chất dẫn ion: là môi trường truyền điện tích (như là ion)
bên trong tế bào điện hóa giữa hai điện cực anode và cathode. Chất điện ly
thường là chất lỏng như nước hoặc các dung môi khác, với các muối, axit,
hoặc kiềm hòa tan để dẫn ion. Một số pin sử dụng chất điện ly ở thể rắn,
chúng dẫn ion ở nhiệt độ hoạt động của pin.
Pin là một linh kiện biến đổi năng lượng hóa học chứa trong vật liệu hoạt
động điện cực thành năng lượng điện thông qua phản ứng oxi hóa khử. Pin có
thể gồm một hoặc nhiều tế bào điện hóa được nối với nhau theo một sự sắp xếp
nhất định để tạo ra thế và dòng hoạt động nhất định.
Pin đầu tiên được phát minh năm 1800 bởi Alessandro Volta (pin Volta) sau
đó nó đã trở thành nguồn năng lượng thông dụng cho nhiều vật dụng trong gia
đình cũng như cho các ứng dụng công nghiệp.
Pin được phân ra thành hai loại: pin sơ cấp và pin thứ ấp. Pin sơ cấp l à
loại pin không sạc lại được, được thiết kế để dùng một lần. Pin thứ cấp là loại
6
pin sạc lại được và được thiết kế để sạc được nhiều lần. Các pin cỡ nhỏ được
sản xuất cho các thiết bị tiêu thụ ít năng lượng như đồng hồ đeo tay; những pin
lớn có thể cung cấp năng lượng cho các thiết bị di động như máy tính xách tay.
1.2. Tổng quan về pin Fe khí
Pin Fe khí có thế mạch hở thấp, năng lượng riêng và dung lượng riêng lý
thuyết cao, thời gian sống dài, độ ổn định điện hoá cao, chi phí thấp và thân thiện
với môi trường. Đặc trưng của pin Fe khí được thể hiện trên bảng 1.2.
Bảng 1.2. Đặc trưng của pin Fe – khí [43]
Thế thông
Năng
Mật độ
Năng
thường (V)
Thế
Thế
lượng
năng
lượng riêng
sống,
suất
riêng
lượng
(W/kg)
100%
(%)
(Wh/kg)
(Wh/L)
mạch
phón
hở
g
1.2
0,75
Thời gian Hiệu
DOD
80
60
1000
98 105
181 309
1000
68
[43]
[43]
[43]
[43]
Nguyên lý hoạt động của pin Fe khí được thể hiện trên hình 1.2:
e-
eO2 từ
ngoài
không khí
OH-
Fe
Dung dịch KOH
Anode
Cathode
7
Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động của pin Fe khí
Phản ứng điện hóa của pin Fe khí sạc lại điện có thế mạch hở (OCV) là
1.28V như sau:
phóng
Fe + O2 + H2O ? Fe(OH)2
nạp
(1)
Pin Fe khí có mật độ năng lượng cao tuy nhiên trong thực tế giá trị này
vẫn chưa đạt đượ c. Đó là do hiệu suất phóng nạp đạt đượ c của điện cự c sắt
còn thấp [23, 40]. Một vấn đề khác của pin Fe khí là hiệu suất nạp lại của
điện cực khí đạt đượ c không cao [2, 36].
1.3. Điện cực sắt
Điện cực sắt thu hút được nhiều sự chú ý không chỉ do nó ứng dụng trong
pin Fe khí mà còn được ứng dụng trong pin Ni/Fe vì năng lượng lý thuyết cao
(0,96 Ah/g) và chi phí thấp [6, 18, 19, 39]. Cả hai loại pin này đều là những ứng
cử viên đầy tiềm năng cho xe điện và xe tải dùng điện [ 43]. Điện cực sắt có lợi
thế về môi trường hơn so với các vật liệu điện cực khác như cadmium, chì, kẽm.
Hơn nữa điện cực sắt có thể chịu được sốc cơ học, rung lắc cũng như quá nạp
và phóng sâu [43]. Đường cong phóng nạp điển hình của điện cực sắt được mô
tả trên hình 1.3 [43].
Hai đoạn bằng phẳng tương ứng với sự tạo thành của sản phẩm phản
ứng Fe2+ và Fe3+. Phản ứng của điện cực sắt như sau [6, 39, 43]:
phóng
Fe + 2OH− Fe(OH)2 + 2e
nạp
E0 = 0,975 V vs Hg/HgO [6]
(đoạn bằng phẳng thứ nhất)
phóng
8
(2)
Fe(OH)2 + OH− FeOOH + H2O + e
nạp
(3)
E0 = 0,658 V vs. Hg/HgO [6]
(đoạn bằng phẳng thứ hai)
Và/hoặc
phóng
3Fe(OH)2 + 2OH− Fe3O4.4H2O + 2e
nạp
(4)
E0 = 0,758 V vs. Hg/HgO [5, 31]
(đoạn bằng phẳng thứ hai)
Hình 1.3. Đường cong phóng nạp của điện cực sắt [43]
Các phép đo quét thế của điện cực sắt trong dung dịch ki ềm, phân tích
phổ X rây của các trạng thái phóng khác nhau và sản phẩm phóng của điện cực
sắt chứng tỏ rằng quá trình oxi hóa của điện cực sắt diễn ra theo 2 bước chính
[39, 43] được chỉ ra ở phản ứng (2), (3) và/hoặc (4). Theo một số tác giả [ 5, 20,
38] phương trình (2) gồm hai bước riêng biệt kết hợp với sự hấp thụ của ion
OH:
9
Fe + OH− [Fe(OH)]ad + e
(5)
[Fe(OH)]ad + OH− Fe(OH)2 + e
(6)
Phần lớn các tác giả cho rằng bước oxi hoá của phương trình (6) diễn ra
thông qua sự tạo thành của những mảnh hòa tan HFeO2 trong dung dịch điện ly
như phản ứng (7) và (8) [14, 20, 2426, 29].
[Fe(OH)]ad + 2OH− HFeO2 + H2O + e
HFeO2 + H2O
Fe(OH)2 + OH−
(7)
(8)
Sự hòa tan của HFeO2 trong dung dịch kiềm chỉ ở mức 104 M [39]. Một
số tác giả lại cho rằng bước ô xi hóa của Fe(II) thành Fe(III) (phương trình (3)
và/hoặc (4), xuất hiện thông qua sự tạo thành của ferrate hòa tan ( FeO2 ) do
phản ứng (9) và (10) [2426, 29], trong khi một số tác giả khác chứng minh
rằng bước thứ hai của phản ứng điện cực sắt diễn ra thông qua cơ chế trạng
thái rắn [26, 39]
HFeO2 FeO2 + H+ + e
HFeO2 + 2 FeO2 + H2O Fe3O4 + 3OH−
(9)
(10)
Bước ô xi hóa thứ nhất quan trọng h ơn bước ô xi hóa thứ hai đối với
hoạt động của pin Fe khí thực tế.
Độ hòa tan của HFeO2 là rất chậm [6] và gây ra sự kết tủa lại của l ớp
Fe(OH)2 dẫn đến hiệu suất hoạt động thấp của điện cực sắt. Hơn nữa thế của
cặp phản ứng ô xi hóa khử Fe/Fe(OH)2 âm hơn một chút so thế sinh khí hydro
trong dung dịch kiềm [6, 39] do vậy có sự sinh hydro đồng thời trong quá trình
nạp của pin, nghĩa là:
Fe + 2OH− Fe(OH)2 + 2e E0 = − 0,978 V vs. Hg/HgO [35, 37] (2)
và 2H2O + 2e H2 + 2OH−
E0 = − 0,928 V vs. Hg/HgO [35] (11)
Đây là nguyên nhân gây ra hiệu suất phóng nạp thấp và tốc độ tự phóng
cao của hệ pin Fe khí. Để khắc phục nhược điểm này của điện cực sắt, nhiều
10
chất phụ gia đã được kết hợp trong quá trình chế tạo điện cực hoặc trong dung
dịch điện ly hoặc cả hai [5, 14, 20, 31, 38].
1.4. Điện cực khí
Hoạt động thành công của pin Fe khí phụ thuộc vào hiệu suất của điện
cực khí. Oxy được cung cấp từ không khí bên ngoài và khuếch tán vào trong pin.
Các cathode khí hoạt động chỉ như một nơi diễn ra phản ứng điện hóa và nó
không bị tiêu thụ. Về mặt lý thuyết, các cathode khí có thời gian sống dài, kích
thước vật lý và tính chất điện hóa của nó không thay đổi trong quá trình phóng
điện. Phản ứng của cathode khí rất phức tạp nhưng có thể được đơn giản hóa
thành phản ứng như sau:
O2 + 2H2O + 4e 4OH−?
E0 = 0,498 V vs. Hg/HgO [5, 10] (12)
Các điện cực không khí được sử dụng cả trong pin kim loại/khí và pin
nhiên liệu. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để cải thiện hiệu suất của
nó trong suốt 30 năm qua.
11
CHƯƠNG II
THỰC NGHIỆM
VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỰC NGHIỆM
2.1.1. Hoá chất và nguyên vật liệu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số hóa chất và nguyên
vật liệu tinh khiết được liệt kê ở bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1. Bảng hoá chất và nguyên vật liệu
STT
1
2
3
4
5
6
Tên hoá chất
Fe2O3 kích thước nano mét
Fe2O3 kích thước micro mét
KOH
K2S
Acetylen black cacbon (AB)
Polytetrafluoroethylene (PTFE)
2.1.2. Tạo mẫu
2.1.2.1. Tạo điện cực AB, Fe2O3 và Fe2O3/AB
Hai loại điện cực Fe2O3 hoặc Fe2O3/AB sử dụng Fe2O3 kích thước nano
mét và Fe2O3 kích thước micro mét của hãng Walko.
Để đo tính chất điện hoá của AB hoặc Fe2O3, lá điện cực AB hoặc Fe2O3
được chế tạo bằng cách trộn 90% AB hoặc 90% Fe2O3 và 10 wt%
polytetraflouroethylene (PTFE; Daikin Co.), sau đó cán mỏng ra. Điện cực
Fe2O3/AB cũng được chế tạo bằng phương pháp tương tự với hỗn hợp của 45%
Fe2O3, 45% AB và 10% PTFE. Hỗn hợp Fe2O3/AB thu được bằng phương pháp
nghiền cơ học sử dụng máy nghiền bi. Các điện cực AB hoặc Fe 2O3 hoặc
Fe2O3/AB được cắt ra từ lá điện cực thành dạng viên có đường kính 1cm và độ
12
dày khoảng 0,1 cm. Viên điện cực sau đó được ép lên vật liệu dẫn dòng là lưới
Titanium với lực ép khoảng 150 kg/cm2.
2.1.2.2. Dung dịch điện ly
Dung dịch điện ly được sử dụng để nghiên cứu là KOH 8 M. Ngoài ra,
chất phụ gia cho dung dịch điện ly là K2S cũng được sử dụng để khảo sát ảnh
hưởng của chất phụ gia này lên khả năng chu trình hoá của điện cực sắt và dung
lượng của pin. Nồng độ của chất phụ gia được sử dụng để nghiên cứu là 0,01 M
K2S trong dung dịch KOH 7,99 M.
2.1.3. Các phép đo điện hoá
Các phép đo điện hoá được thực hiện với cell thuỷ tinh ba điện cực, trong
đó, điện cực làm việc là AB, Fe2O3 hoặc Fe2O3/AB, điện cực đối là Pt và điện
cực so sánh là Hg/HgO (KOH 8 M), giấy lọc là chất phân cách hai điện cực và
KOH 8 M là dung dịch điện ly. Các phép đo điện hoá được thực hiện ở nhiệt độ
phòng. Sơ đồ cấu tạo của cell ba điện cực được thể hiện trên hình 2.1.
Điện cực
làm việc
Điện cực
so sánh
Hình 2.1. Cell ba điện cực
13
Điện cực
đối
2.1.3.1. Đo quét thế vòng tuần hoàn (CV)
Phép đo CV được thực hiện với tốc độ quét 1 mV/s trong khoảng thế từ
1,3 V đến 0,1 V sử dụng hệ AutoLab (hình 2.2).
Hình 2.2. Hệ AutoLab
2.1.3.2. Đo phổ tổng trở (EIS)
Phép đo phổ tổng trở (EIS) được thực hiện trong khoảng quét tần số 0,1
KHz đến 200 KHz với 200 điểm đo sử dụng hệ AutoLab (hình 2.2).
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong tất cả các phép đo điện hoá, các điện cực vừa chế tạo được sử
dụng để đo mà không qua bất cứ quá trình hoạt hoá nào khác.
2.2.1. Phương pháp đo SEM
Kính hiển vi điện tử quét (SEM), là một loại kính hiển vi điện tử có thể
tạo ra ảnh với độ phân giải cao của bề mặt mẫu vật bằng cách sử dụng một
chùm điện tử (chùm các electron) hẹp quét trên bề mặt mẫu. Việc tạo ảnh của
mẫu vật được thực hiện thông qua việc ghi nhận và phân tích các bức xạ phát ra
từ tương tác của chùm điện tử với bề mặt mẫu vật.
14
Hình 2.3. Sơ đồ khối kính hiển vi điện tử quét
Việc phát các chùm điện tử trong SEM cũng giống như việc tạo ra chùm
điện tử trong kính hiển vi điện tử truyền qua, tức là điện tử được phát ra từ súng
phóng điện tử (có thể là phát xạ nhiệt, hay phát xạ trường...), sau đó được tăng
tốc. Tuy nhiên, thế tăng tốc của SEM thường chỉ từ 10 kV đến 50 kV vì sự hạn
chế của thấu kính từ, việc hội tụ các chùm điện tử có bước sóng quá nhỏ vào
một điểm kích thước nhỏ sẽ rất khó khăn. Điện tử được phát ra, tăng tốc và hội
tụ thành một chùm điện tử hẹp (cỡ vài trăm Angstrong đến vài nano mét) nhờ hệ
thống thấu kính từ, sau đó quét trên bề mặt mẫu nhờ các cuộn quét tĩnh điện. Độ
phân giải của SEM được xác định từ kích thước chùm điện tử hội tụ, mà kích
thước của chùm điện tử này bị hạn chế bởi quang sai, chính vì thế mà SEM
không thể đạt được độ phân giải tốt như TEM. Ngoài ra, độ phân giải của SEM
còn phụ thuộc vào tương tác giữa vật liệu tại bề mặt mẫu vật và điện tử. Khi
điện tử tương tác với bề mặt mẫu vật, sẽ có các bức xạ phát ra, sự tạo ảnh
trong SEM và các phép phân tích được thực hiện thông qua việc phân tích các bức
xạ này. Các bức xạ chủ yếu gồm:
15
Điện tử thứ cấp : Đây là chế độ ghi ảnh thông dụng nhất của kính
hiển vi điện tử quét, chùm điện tử thứ cấp có năng lượng thấp (thường nhỏ hơn
50 eV) được ghi nhận bằng ống nhân quang nhấp nháy. Vì chúng có năng lượng
thấp nên chủ yếu là các điện tử phát ra từ bề mặt mẫu với độ sâu chỉ vài nano
mét, do vậy chúng tạo ra ảnh hai chiều của bề mặt mẫu.
Điện tử tán xạ ngược : Điện tử tán xạ ngược là chùm điện tử ban
đầu khi tương tác với bề mặt mẫu bị bật ngược trở lại, do đó chúng thường có
năng lượng cao. Sự tán xạ này phụ thuộc rất nhiều vào thành phần hóa học ở bề
mặt mẫu, do đó ảnh điện tử tán xạ ngược rất hữu ích cho phân tích về độ tương
phản thành phần hóa học. Ngoài ra, điện tử tán xạ ngược có thể dùng để ghi
nhận ảnh nhiễu xạ điện tử tán xạ ngược, giúp cho việc phân tích cấu trúc tinh
thể (chế độ phân cực điện tử). Ngoài ra, điện tử tán xạ ngược phụ thuộc vào các
liên kết điện tại bề mặt mẫu nên có thể đem lại thông tin về các đômen sắt điện.
Một số phép phân tích trong SEM:
Huỳnh quang Cathode: Là các ánh sáng phát ra do tương tác của
chùm điện tử với bề mặt mẫu. Phép phân tích này rất phổ biến và rất hữu ích
cho việc phân tích các tính chất quang, điện của vật liệu.
Phân tích phổ tia X : Tương tác giữa điện tử với vật chất có thể sản
sinh phổ tia X đặc trưng, rất hữu ích cho phân tích thành phần hóa học của
vật liệu. Các phép phân tích có thể là phổ tán sắc năng lượng tia X hay phổ
tán sắc bước sóng tia X...
Một số kính hiển vi điện tử quét hoạt động ở chân không siêu cao
có thể phân tích phổ điện tử Auger, rất hữu ích cho các phân tích tinh tế bề
mặt.
2.2.2. Phương pháp đo TEM
Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) là một thiết bị nghiên cứu vi cấu
trúc vật rắn, sử dụng chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật
16
rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại lớn (có thể
tới hàng triệu lần), ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang, hay trên phim quang
học, hay ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số.
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý của kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Nguyên tắc tạo ảnh của TEM gần giống với kính hiển vi quang học, điểm
khác quan trọng là sử dụng sóng điện tử thay cho sóng ánh sáng và thấu kính từ
thay cho thấu kính thủy tinh.
17