Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.89 KB, 2 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng
vốn NSNN trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Tác giả luận văn: Trịnh Lê Đức.
Khóa học: Cao học Quản trị kinh doanh 2011-2013.
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Minh Duệ.
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài:

NSNN giữ vai trò hết sức quan trọng, ở Việt Nam hàng năm Nhà nước dành
khoảng 30% ngân sách để chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB. Trên thực tế việc quản
lý sử dụng ngân sách cho đầu tư đã và đang bộc lộ hiện tượng thất thoát, lãng phí,
tiêu cực và kém hiệu quả. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách này, tác
giả đã lựa chọn thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng
công trình sử dụng vốn NSNN trên địa bàn quận Hai Bà Trưng” nhằm phân tích, phản
ánh về thực trạng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư XDCB, đóng góp một
phần nhỏ bé nhằm đề xuất cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đảm
bảo chất lượng công tác quản lý ĐTXD của quận Hai Bà Trưng nói riêng, cấp huyện
trên các Tỉnh, Thành cả nước nói chung.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu khoa học, luận văn đánh giá thực
chất công tác Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn
NSNN trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Cấp cơ quan quản lý trung
gian ở địa phương mà Nhà nước đang phân cấp mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản. Từ đó góp phần tìm ra nguyên nhân hạn chế của việc quản lý cũng như
những việc thực hiện chưa tốt để đề xuất những giải pháp quản lý làm cho hoạt động
này ngày càng hiệu quả, minh bạch hơn.
- Đối tượng nghiên cứu: UBND quận Hai Bà Trưng; Các phòng ban chuyên môn
trực thuộc UBND quận Hai Bà Trưng; Kho bạc nhà nước Hai Bà Trưng.
- Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với các dự
án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn NSNN. Trong đó tập trung phân tích, nghiên


cứu việc phân bổ vốn đầu tư, cấp phát thanh toán vốn đầu tư, quản lý triển khai thực

1


hiện dự án ĐTXD công trình; Công tác thanh, kiểm tra, giám sát của bộ máy nhà nước.
Làm rõ tình hình thực tế đối với các hoạt động này ở UBND quận Hai Bà Trưng, các
phòng ban chuyên môn trực thuộc UBND quận Hai Bà Trưng; Kho bạc nhà nước Hai
Bà Trưng trong thời gian vừa qua.
c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
- Cơ sở khoa học của công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN.
- Phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm: Hoàn thiện cơ

chế chính sách liên quan đến quản lý ĐTXD sử dụng vốn NSNN; Hoàn chỉnh
quy trình quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB; Nâng cao năng lực của bộ máy chính
quyền trong thực hiện quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB; Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB; Đẩy
nhanh tiến trình cải cách thủ tục hành chính trong quản lý vốn NSNN cho đầu tư
XDCB.
d) Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng nguyên tắc lý luận kết hợp phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, kết hợp lịch sử với logic và các phương pháp thống kê, so sánh, phân
tích đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm từ thực tiễn ở địa phương để
nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.
e) Kết luận
Bản luận văn này đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với các

dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn NSNN ở quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội, tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, yếu kém.
Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, mong
đợi công tác QLNN đối với các dự án ĐTXD công trình sẽ được dần cải thiện theo
hướng tích cực nhằm hạn chế những tiêu cực, thất thoát, lãng phí các nguồn lực của xã
hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở địa phương, ổn định an sinh xã hội và
phát triển bền vững.

2



×