Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Chương trình khung trình độ trung cấp: Nghề Bán hàng trong siêu thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 205 trang )

  
BỘ LAO ĐỘNG – TH
ƯƠNG BINH 
VÀ XàHỘI

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
NGHỀ: BÁN HÀNG TRONG SIÊU THỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/TT­LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội )


BỘ LAO ĐỘNG ­ THƯƠNG BINH
VÀ XàHỘI

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập­ Tự do­ Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

 (Ban hành kèm theo Thông tư số  44 /2013/TT­BLĐTBXH 
ngày 30  tháng 12  năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội)

1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề
Tên nghề: Bán hàng trong siêu thị
Mã nghề: 40340118
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
(Tốt nghiệp Trung học cơ  sở  thì học thêm phần văn hóa phổ  thông theo quy 
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);


Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 31
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề 
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
­ Kiến thức:
+ Xác định được nội dung cơ bản về quy trình và phương thức thực hiện  
bán hàng trong siêu thị;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về khoa học hàng hóa;
+ Trình bày được những kiến thức cơ  bản về giao tiếp, tư vấn và chăm 
sóc khách hàng;
+ Trình bày  được  những kiến thức cơ  bản về  quảng cáo, tiếp thị  hàng 
hóa trong siêu thị;
+ Xác định được quy trình cơ bản về trưng bày, bảo quản hàng hóa trong 
siêu thị;
+ Xác định được nội dung cơ  bản về quy trình đảm bảo an toàn vệ  sinh 
lao động và phòng, chống cháy, nổ trong siêu thị;
+ Xác  định  được  nội dung cơ  bản về  quy trình kiểm kê hàng hóa trong 
siêu thị;

2


+ Nhận biết được các quy trình sử  dụng thiết bị, máy móc chuyên dụng  
và phần mềm quản lý bán hàng trong siêu thị.
­ Kỹ năng:
+ Giao tiếp, tư vấn, chăm sóc được khách hàng;
+ Sử dụng được tiếng Anh giao tiếp trong nghiệp vụ bán hàng;
+ Thiết kế và tổ chức được chương trình quảng cáo hàng hóa;
+ Làm được công việc trưng bày hàng hóa trong siêu thị;
+ Lựa chọn phương pháp hợp lý để  bố  trí các gian hàng, các loại hàng  

hóa theo không gian được thiết kế trong siêu thị;
thị;

+ Sử dụng được các biện pháp và quy trình bảo quản hàng hóa trong siêu 
+ Xuất và nhập được hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại;
+ Xây dựng được trình tự kiểm kê bàn giao ca bán hàng;
+ Lập và quản lý được chứng từ, báo cáo bán hàng;

+ Tổ  chức thực hiện được quy trình nghiệp vụ  bán hàng, quy trình của  
nghiệp vụ thu ngân;
+ Làm được nội dung công việc của một ca bán hàng;
+ Làm được công việc vận chuyển hàng hóa trong siêu thị  và cho khách 
hàng;
+ Làm được công việc vệ sinh an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ 
tại nơi làm việc;
+ Sử dụng được các thiết bị, máy móc chuyên dụng và phần mềm quản 
lý bán hàng trong siêu thị;
+ Sử dụng được các công cụ, phần mềm trong bán hàng trực tuyến;
+ Hướng dẫn được những người có trình độ sơ cấp nghề;
+ Biết tổ chức làm việc nhóm trong hoạt động bán hàng.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
­ Chính trị, đạo đức:
+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác ­ Lê nin và 
tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ 
nghĩa Việt Nam;
+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế  của Đảng, thành tựu và 
định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

3



        + Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực 
hành tiết kiệm chống lãng phí;
+ Có lòng yêu nước, trung thành với sự  nghiệp cách mạng của Đảng và 
lợi ích của đất nước;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Tuân thủ  các quy định của pháp luật, có ý thức tổ  chức kỷ  luật và tác 
phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;
+ Tuân thủ  các quy định của luật kế  toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá 
nhân đối với nhiệm vụ được giao;
+ Tuân thủ các quy chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
­ Thể chất, quốc phòng:
+ Rèn luyện để  có đủ  sức khỏe để  học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng 
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản  
một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh,…
+ Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân 
quân tự vệ;
+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết 
của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Chấp hành kỷ  luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực 
hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
Tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề “Bán hàng trong siêu thị”, học sinh 
sẽ làm việc tại: 
­ Tổ  thị  trường; tổ  bán hàng; tổ  thu ngân; tổ  trưng bày hàng hóa, tổ 
quảng cáo; tổ giám sát; tổ  thu mua; tổ lễ tân ­ quan hệ chăm sóc khách hàng; 
tổ nhập liệu, tổ giao nhận; tổ kho... trong các siêu thị, trung tâm thương mại.
­ Mở các cửa hàng tiện lợi; mở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tự chọn do 

bản thân đăng ký hoạt động kinh doanh;
­  Làm việc tại các doanh nghiệp thương mại.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI 
THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
­ Thời gian đào tạo: 1,5 năm
­ Thời gian học tập: 70 tuần
4


­ Thời gian thực học tối thiểu: 2010 giờ
­ Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ;  
(trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
­ Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
­ Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1800 giờ
  + Thời gian học bắt buộc: 1400 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ
  + Thời gian học lý thuyết: 514 giờ; Thời gian học thực hành: 1286 giờ 
3.  Thời gian học văn hóa Trung học phổ  thông đối với hệ  tuyển sinh tốt  
nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ 
          (Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời  
gian cho từng  môn học theo  quy  định của Bộ  Giáo dục  và  đào tạo trong 
Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố  trí trình tự 
học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp  
thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN  
VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã 
MĐ/MH

I
MH 01
MH 02
MH 03
MH 04
MH 05
MH 06
II
II.1
MH 07
MH 08
MH 09
MH 10
MH 11

Tên mô đun, môn học
Các môn học chung
Chính trị
Pháp luật
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng ­ An ninh
Tin học 
Ngoại ngữ (Anh văn)
Các mô đun, môn học đào tạo nghề 
bắt buộc
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
Cơ sở pháp lý trong kinh doanh 
thương mại
Kinh tế thương mại cơ bản
Tâm lý học kinh doanh

Marketing thương mại
Tổng quan về siêu thị
5

Thời gian đào tạo (giờ)
Trong đó 
Tổng 
Lý 
Thực  Kiểm 
số
tra
thuyết hành
210
106
87
17
30
22
6
2
15
10
4
1
30
3
24
3
45
28

13
4
30
13
15
2
60
30
25
5
1400

402

929

69

435

227

182

26

30

20


8

2

45
45
60
45

25
22
40
25

17
21
16
17

3
2
4
3


MH 12
MĐ 13
MH 14
MH 15
II.2

MĐ 16
MĐ 17
MĐ 18
MĐ 19
MĐ 20
MĐ 21
MĐ 22
MĐ 23
MĐ 24
MĐ 25

Thương phẩm học
75
Tin học văn phòng 
75
Thương mại điện tử căn bản
30
An toàn vệ sinh lao động 
30
Các   môn   học,   mô   đun   chuyên   môn 
965
nghề
Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh
75
Kỹ thuật quảng cáo trong siêu thị
60
Vận chuyển hàng hóa trong siêu thị
60
Kỹ thuật trưng bày hàng hóa
75

Kỹ thuật bảo quản hàng hóa
60
Nghiệp vụ xuất và nhập hàng hóa 
75
trong siêu thị
Nghiệp vụ bán hàng trong siêu thị
135
Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng
75
Sử dụng phần mềm và thiết bị bán 
90
hàng 
Thực tập tốt nghiệp
260
Tổng cộng
1610

40
15
20
20

32
55
8
8

3
5
2

2

175

747

43

15
15
15
20
15

55
42
42
50
42

5
3
3
5
3

20

50


5

35
20

91
50

9
5

20

65

5

0
508

260
1016

0
86

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V.   HƯỚNG   DẪN   SỬ   DỤNG   CHƯƠNG   TRÌNH   KHUNG   TRÌNH   ĐỘ 
TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề  tự  
chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào  
tạo nghề tự chọn:
­ Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu 
cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong  
từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương;
­  Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các 
Cơ  sở  dạy nghề  có thể  tự  xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự  chọn  
hoặc lựa chọn trong số  các môn học, mô đun đào tạo tự  chọn được đề  nghị 
trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. để thực hiện đảm bảo sao 
cho  tổng  thời  gian   đào  tạo  là  400  giờ,   đủ   với  thời   lượng   quy  định  trong 
chương trình;
­ Việc xác định các môn học, mô đun tự  chọn dựa vào các tiêu chí cơ 
bản như sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
6


+ Đáp  ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương 
(vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;
+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn: 
Thời gian đào tạo (giờ)
Mã MH/ 
Trong đó
Tên môn học, mô đun tự chọn
Tổng 

Lý 

Thực  Kiểm 
số
thuyết hành
tra
MH 26 Kỹ thuật soạn thảo văn bản
30
15
13
2
MĐ 27 Tiếng Anh giao tiếp cho nhân viên 
135
40
90
5
bán hàng
MĐ 28 Hành vi người tiêu dùng
45
10
33
2
MĐ 29 Khởi sự doanh nghiệp
45
15
27
3
MĐ 30 Nghiệp vụ bán hàng điện máy
70
17
50
3

MĐ 31 Siêu thị trực tuyến
75
15
55
5
MH 32 Kế toán lưu chuyển hàng hóa 
trong các doanh nghiệp thương 
60
30
27
3
mạ i
MH 33 Quản trị mua hàng và lưu kho 
60
30
27
3
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự  
chọn:
 ­ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế 
sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự  chọn cộng với  
tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn  
thời gian thực học tối thiểu đã quy định; 
­ Nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự 
xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của 
ngành, nghề hoặc vùng, miền;
­ Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, hiệu trưởng nhà trường 
tổ  chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn 
học, mô đun tự chọn cho trường mình.
Ví dụ có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn như danh mục sau:

Thời gian đào tạo (giờ)
Mã MH/ 


Tên môn học, mô đun tự chọn

7

Tổng 
số

Trong đó
Lý 
thuyết

Thực  Kiểm 
hành
tra


MH 26
MĐ 27
MĐ 28
MĐ 29
MĐ 30
MĐ 31

Kỹ thuật soạn thảo văn bản
30
Tiếng Anh giao tiếp cho nhân viên bán 

135
hàng
Hành vi người tiêu dùng
45
Khởi sự doanh nghiệp
45

15

13

2

40

90

5

10
15

33
27

2
3

Nghiệp vụ bán hàng điện máy
Siêu thị trực tuyến

Cộng

17
15
112

50
55
268

3
5
20

70
75
400

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số
Môn thi
Hình thức thi
TT
1
Chính trị
Viết
2
Văn hóa Trung học 
Viết, trắc nghiệm

phổ thông đối với hệ 
tuyển sinh Trung học 
cơ sở
3
Kiến thức, kỹ năng nghề:
­ Lý thuyết nghề
Viết
hoặc Trắc nghiệm
Vấn đáp

Thời gian thi
120 phút
Theo quy định của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo

Không quá 120 phút
Không quá 120 phút
Không quá 60 phút
(làm bài 40 phút, trả lời 20 
phút/học sinh)
­ Thực hành nghề
Bài thi thực hành
 Không quá 4 giờ
* Mô đun tốt nghiệp 
Bài thi tích hợp lý   Không quá 6 giờ
(tích hợp lý thuyết với  thuyết và thực 
thực hành)
hành 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục  

ngoại khóa (được bố  trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu  
giáo dục toàn diện:
         ­ Trong thời gian nghỉ hè trường tổ chức các hoạt động đi thực tế, dã  
ngoại và tham gia các hoạt động xã hội để  bổ  trợ kỹ  năng và kiến thức thực  
tế nghề nghiệp; 
         ­ Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.
Số 
Nội dung
Thời gian
TT
1
 Văn hóa, văn nghệ:
Ngoài giờ học hàng ngày
  Qua   các   phương   tiện   thông   tin   đại 
8


2

3
4
5

chúng
 Sinh hoạt tập thể
 Hoạt động thư viện
Tất cả các ngày làm việc trong 
Ngoài giờ  học, học sinh có thể  đến thư  tuần
viện đọc sách và tham khảo tài liệu
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn 

thể
Tham quan, dã ngoại
Giáo   dục   định   hướng   nghề   “Bán   hàng 
trong siêu thị”

Đoàn   thanh   niên   tổ   chức   các 
buổi giao lưu
Mỗi học kỳ 1 lần
Trước,   trong   và   sau   đào   tạo 
nghề

4. Các chú ý khác:
­ Nếu sử dụng chương trình khung này để xây dựng chương trình giảng  
dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ  sơ  cấp nghề  lên trung cấp  
nghề thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến  
thức, kỹ năng chưa học ở trình độ  sơ  cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho 
đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn  
đào tạo trung cấp nghề;
­ Khi các cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô 
đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào  
tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý./.
 KT. BỘ TRƯỞNG
   THỨ TRƯỞNG   
          Đã ký

  Nguyễn Ngọc Phi

9



CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC
Tên môn học: Cơ sở pháp lý trong kinh doanh 
thương mại
Mã môn học: MH 07
(Ban hành kèm theo Thông tư số       /TT­BLĐTBXH ngày   tháng     năm 2013  
của Bộ Trưởng Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội)

10


CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG KINH 
DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số môn học: MH 07
Thời gian môn học: 30 giờ
    (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 10 giờ)
2. Chương trình môn học Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:
­ Vị  trí: môn học Cơ  sở  pháp lý trong kinh doanh thương mại được bố  trí 
giảng dạy sau khi học các môn học chung và bố  trí học trước các mô đun, 
môn học kỹ thuật cơ sở khác.
­ Tính chất: Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại thuộc nhóm môn học 
kỹ thuật cơ sở nghề, được giảng dạy kết hợp lý thuyết với thảo luận nhóm.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: 
­ Kiến thức: 
+ Trình bày được những nội dung cơ bản của pháp luật kinh doanh;
+ Nắm được các chế định pháp lý về loại hình doanh nghiệp, về hợp đồng 
kinh tế;
+ Nắm được những nội dung cơ  bản về  pháp luật bảo vệ  quyền lợi của  
người tiêu dùng.
­ Kỹ năng: 

+ Soạn thảo được hợp đồng mua, bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển 
hàng hóa đúng quy định pháp luật;
+ Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân;
+ Nhận diện được những vi phạm quyền lợi người tiêu dùng;
+ Lập được quy trình, thủ tục giải quyết  tranh chấp giữa người tiêu dùng 
và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
­ Thái độ: 
+ Tuân thủ pháp luật kinh tế trong thực hiện hành vi kinh doanh;
+ Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của người  
tiêu dùng;
+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập, xác định đúng đắn động cơ và mục 
đích học tập.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
11


Thời gian
Số 
TT

Tên chương, mục

Tổng 
Lý 
số
thuyết

I Chương 1: Pháp luật kinh 
doanh


10

5

1. Khái niệm

0.5

0.5

2. Chủ thể của luật kinh doanh

1.5

1.5

8

Thực 
Kiểm 
hành 
tra* (LT  
Bài 
hoặc TH)
tập
4

1


3

4

1

10

6

4

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa

5

2

3

2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

2

1

1

3. Xúc tiến thương mại


3

3

10

9

1

1

6

6

3

2

30

20

3. Chế định pháp lý về loại hình 
doanh nghiệp
II Chương 2: Pháp luật về hợp 
đồng thương mại và xúc tiến 
thương mại


III Chương 3: Pháp luật bảo vệ 
quyền lợi người tiêu dùng
1. Khái niệm
2. Nội dung chủ yếu của Luật bảo 
vệ quyền lợi người tiêu dùng
3. Giải quyết tranh chấp giữa 
người tiêu dùng và tổ chức, cá 
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Cộng

1

1
8

2

*Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ  lý thuyết, kiểm tra  
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết: 
Chương 1: Pháp luật kinh doanh
Mục tiêu:
­ Trình bày được những vấn đề  lý luận chung về  pháp luật kinh tế  và pháp 
luật kinh doanh;
­ Nắm được đối tượng, phạm vi điều chỉnh của pháp luật kinh tế, pháp luật  
kinh doanh với các mối quan hệ kinh tế;
12


­ Nắm được chế định pháp lý về loại hình doanh nghiệp bao gồm khái niệm,  

đặc điểm, địa vị pháp lý;
­ Vận dụng và phân tích được các chế  định về  loại hình doanh nghiệp trong 
thực tế của nền kinh tế;
­ Có thái độ tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp trong quá trình học  
tập và hoạt động kinh doanh.
Nội dung:
1. Khái niệm chung          

   Thời gian: 0.5 giờ 

1.1. Khái niệm
1.2. Đối tượng
1.3. Phạm vi điều chỉnh
    Thời gian: 

2. Chủ thể của luật kinh doanh
1.5 giờ
2.1. Điều kiện để trở thành chủ thể của luật kinh doanh
2.2. Phân loại chủ thể của luật kinh doanh
2.3. Vai trò của luật kinh doanh trong nền kinh tế
3. Chế định pháp lý về loại hình doanh nghiệp
giờ

              

Thời gian: 8 

3.1. Khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp 
3.2. Địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp
3.3. Các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp

3.4.  Kiểm tra
giờ

Thời gian: 1 

Chương 2: Pháp luật về hợp đồng thương mại và xúc tiến thương mại
Mục tiêu: 
­ Nắm được các loại hợp đồng thông dụng trong thương mại;
­ Trình bày được khái niệm, đặc điểm, nội dung, quyền và nghĩa vụ mỗi bên,  
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
­ Soạn được các loại hợp đồng mua bán, vận chuyển hàng hóa trong thương  
mại;
­ Tuân thủ các quy định về trình tự, điều kiện…trong quá trình biên soạn hợp  
đồng thương mại.
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa   

Thời gian: 5 giờ 
13


1.1. Khái niệm, đặc điểm.
1.2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
1.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.5. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
1.6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa                      
giờ                           

Thời gian: 2 


2.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hóa 
2.2. Quyền và nghĩa vụ các bên
3. Xúc tiến thương mại           
giờ                                                      

Thời gian: 3 

3.1. Khuyến mại
3.2. Quảng cáo thương mại
3.3. Trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Chương 3: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Mục tiêu:
­ Trình bày được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch  
vụ đối với người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng;
­ Trình bày được những nội dung cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng trong các  
giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại không đăng ký kinh doanh; trong  
các giao dịch điện tử;
­ Thực hiện được quy trình, thủ  tục giải quyết   tranh chấp giữa người tiêu 
dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
­ Có thái độ  và trách nhiệm tuân thủ  pháp luật trong công tác bảo vệ  quyền  
lợi người tiêu dùng.
1. Khái niệm                                                     

      Thời gian: 1 giờ 

1.1. Khái niệm, đối tượng, phạm vi điều chỉnh
1.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với 
người tiêu dùng
2. Nội dung cơ bản của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng  Thời gian: 6 

giờ 
14


2.1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng
2.2.  Bảo vệ  người  tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt  động  thương 
mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh     
2.3. Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử
3. Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh 
hàng hóa, dịch vụ
                            Thời gian: 3 giờ 
3.1. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá 
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
3.2. Thủ tục tiếp nhận yêu cầu
3.3. Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Lớp học/ phòng thực hành:
­ Phòng học lý thuyết.
2. Trang thiết bị máy móc: 
­ Máy tính, máy chiếu Projector, màn chiếu.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: 
­ Giáo trình, giáo án, tài liệu tham khảo (Luật và các văn bản dưới luật);
­ Câu hỏi, bài tập thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung:
­ Về kiến thức:
+ Các chế định pháp lý của loại hình doanh nghiệp;
+ Hợp đồng mua bán, vận chuyển hàng hóa;
+ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
­ Về kỹ năng:

+   Phân   biệt   các   loại   hình   doanh   nghiệp   theo   quy   định   của   luật   doanh  
nghiệp;
+ Soạn thảo các hợp đồng, mua, bán, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ;
+ Giải quyết khiếu nại tố cáo của người tiêu dùng.
­ Về thái độ: ý thức chấp hành nội quy môn học.
15


2. Phương pháp:
­ Kiến thức: đánh giá qua kiểm tra bằng hình thức viết hoặc trắc nghiệm;
­ Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng làm bài tập;   
­ Thái độ: thông qua số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình: môn học Cơ  sở  pháp lý trong kinh doanh 
thương mại được sử  dụng để  giảng dạy cho trình độ  trung cấp nghề  bán 
hàng trong siêu thị.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: 
­ Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết kết hợp với thảo luận,  
bài tập tình huống;
­ Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ  vào nội dung của từng bài  
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng  
giảng dạy. Các bài tập thực hành tình huống được xây dựng cụ  thể  phù hợp  
theo nội dung của từng chương.
3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý: chương 1, 2, 3.
4. Tài liệu cần tham khảo
[1]. Giáo trình Luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006.
[2]. Giáo trình luật kinh tế  thương mại , NXB Đại học Kinh tế  quốc dân, 
2008.
[3]. ThS. Trần Đoàn Hạnh,  Giáo trình luật kinh doanh,  Học viện bưu chính 
viễn thông, 2007.

[4]. Luật Doanh nghiệp, 2005.
[5]. Luật Thương mại, 2005.
[6]. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật số: 59/2010/QH12.
[7]. Nghị định số 99/2011/NĐ­CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một  
số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 2011.

16


CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC
Tên môn học: Kinh tế thương mại cơ bản
Mã môn học: MH 08
(Ban hành kèm theo Thông tư số       /TT­BLĐTBXH ngày   tháng     năm 2013  
của Bộ Trưởng Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội)

17


CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KINH TẾ THƯƠNG MẠI CƠ BẢN
Mã số môn học: MH 08
Thời gian của môn học: 45 giờ;                 (Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành: 20 
giờ)
3. Chương trình môn học Kinh tế thương mại cơ bản
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC:
­ Vị trí: môn học Kinh tế thương mại cơ bản được bố trí học sau những môn 
học chung và môn Cơ  sở  pháp lý trong kinh doanh thương mại, có thể  học  
cùng  với   các   môn   Tâm   lý   học   kinh  doanh;   Thương   phẩm  học;   Marketing 
thương mại.
­ Tính chất: môn học Kinh tế  thương mại cơ  bản thuộc nhóm mô đun, môn 
học kỹ thuật cơ sở của nghề bán hàng trong siêu thị.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: 
­ Kiến thức:
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về bản chất kinh tế của thương mại;
+ Hiểu biết các nghiệp vụ cơ bản của kinh doanh thương mại.
­ Kỹ năng:
+ Nhận biết được các hoạt động cơ bản của kinh doanh thương mại;
+ Vận dụng để  tính toán những định mức kinh tế  cơ  bản của kinh doanh  
thương mại: mức dự trữ hàng hóa, mức chi phí lưu thông và lợi nhuận.
­ Thái độ:
+ Có ý thức học tập, có ý thức tự  rèn luyện, có ý thức đoàn kết, có tác 
phong công nghiệp nhanh nhẹn, chính xác, kiên trì, cẩn thận.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Thời gian
Số 
TT

Lý 
Tổng 
thuyế
số
t

Tên chương/mục

I Chương 1: Bản chất kinh tế của 
thương mại
18

10


5

Kiểm 
tra*

TH/ 
BT (LT hoặc  
TH)
4

1


1. Sự ra đời của thương mại 

2

2

2. Chức năng, nhiệm vụ của thương 
mạ i

5

2

3

3. Bản chất và vai trò của thương mại


3

1

1

1

II Chương 2: Các hoạt động cơ bản 
của kinh doanh thương mại

30

15

13

2

1. Khái niệm kinh doanh thương mại.

2

2

2. Mua hàng và vai trò của nguồn hàng 

5


3

2

3. Bán hàng và kênh bán hàng

5

2

2

4. Dự trữ hàng hóa

5

2

3

5. Chi phí lưu thông

6

3

3

6. Lợi nhuận kinh doanh thương mại


7

3

3

1

5

5

1. Khái quát về dịch vụ thương mại 

2

2

2. Một số loại hình dịch vụ thương 
mạ i

3

3

Cộng

45

25


17

3

III Chương 3: Dịch vụ thương mại

1

*Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ  lý thuyết, kiểm tra  
thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Bản chất kinh tế của thương mại
Mục tiêu: 
­ Trình bày được sự ra đời của thương mại; 
­ Trình bày được các chức năng và nhiệm, vai trò của thương mại trong nền 
kinh tế hội nhập quốc tế;
­ Phân tích được chức năng, nhiệm vụ  và vai trò của thương mại trong nền  
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
­ Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tham gia thảo luận nhóm theo nội dung 
giao viên nêu ra.
Nội dung:
1. Sự ra đời của thương mại:                                                         Th ời gian: 2  
giờ
19


2. Chức năng, nhiệm vụ của thương mại                                        Thời gian: 5  
giờ
2.1. Khái niệm thương mại

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của thương mại
3. Bản chất và vai trò của thương mại                                           Thời gian: 3  
giờ
3.1. Bản chất kinh tế của thương mại
3.2. Vai trò của thương mại
4. Kiểm tra
giờ

Thời   gian:   1  

Chương 2: Các hoạt động cơ bản của kinh doanh thương mại
Mục tiêu: 
­ Trình bày được nội dung hoạt động cơ bản của kinh doanh thương mại bao  
gồm các nghiệp vụ: mua, bán, dự trữ và có thể tính toán được hiệu quả kinh  
doanh thương mại;
­ Xác định được vị  trí của nhân viên bán hàng trong siêu thị  nằm trong hoạt  
động nghiệp vụ nào của thương mại;
­ Có thái độ  học tập tích cực, thảo luận các bài tập tình huống gắn với thực  
tế hoạt động kinh doanh của nước ta.
Nội dung:
1. Khái niệm kinh doanh thương mại                                        Thời   gian:   2  
giờ
1.1. Khái niệm kinh doanh và kinh doanh thương mại   
1.2. Một số loại hình kinh doanh               
2. Mua hàng và tạo lập nguồn hàng                                       
giờ

Thời   gian:   5  

2.1. Khái niệm mua hàng và tạo lập nguồn hàng 

2.2. Nội dung nghiệp vụ mua hàng
2.3. Hình thức tạo nguồn và mua hàng 
3. Bán hàng và kênh bán hàng                                               
giờ
3.1. Khái niệm bán hàng và đặc điểm của bán hàng
3.2. Các nội dung cơ bản của hoạt động bán hàng
3.2.1. Nghiên cứu thị trường
20

Thời   gian:   5  


3.2.2. Kênh bán hàng
3.2.3. Các hình thức bán hàng
3.2.4. Phân phối hàng hóa
3.2.5. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng
3.2.6. Kỹ thuật bán hàng
4. Dự trữ hàng hóa                                                                      Thời   gian:   5  
giờ
4.1. Khái niệm và phân loại dự trữ hàng hóa
4.2. Dự  trữ  hàng hóa  ở  các doanh nghiệp thương mại và các nhân tố   ảnh 
hưởng
5. Chi phí lưu thông                                                                 
giờ

Thời   gian:   6  

5.1. Khái niệm và phân loại chi phí lưu thông
5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lưu thông
5.3. Các chỉ tiêu đánh giá

6. Lợi nhuận thương mại                                                          Thời   gian:   7  
giờ
6.1. Khái niệm lợi nhuận thương mại
6.2. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận thương mại
6.3. Cách tính lợi nhuận thương mại
Chương 3: Dịch vụ thương mại
Mục tiêu:
­ Trình bày được khái niệm dịch vụ  thương mại, vai trò của dịch vụ  thương 
mại trong nền kinh tế hội nhập quốc tế;
­ Phân biệt được các hoạt động dịch vụ  thương mại với hoạt động thương 
mại dịch vụ và các dịch vụ không phải là dịch vụ thương mại;
­ Nhận biết được một số loại hình dịch vụ thương mại;
­ Có thái độ  học tập tích cực, thảo luận các bài tập tình huống gắn với thực  
tế hoạt động kinh doanh của nước ta.
Nội dung:
1. Khái niệm dịch vụ thương mại                                               Thời   gian:   2  
giờ
1.1. Khái niệm dịch vụ và dịch vụ thương mại
1.2. Vai trò của dịch vụ thương mại
21


2. Các loại hình dịch vụ thương mại                                           Thời   gian:   3  
giờ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC
1. Lớp học/phòng thực hành:
­ Phòng học lý thuyết.
2. Trang thiết bị máy móc: 
­ Bảng mềm, máy tính, máy chiếu.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

­  Đề   cương,   giáo  án,  bài   giảng,  tài liệu  phát tay,  ngân  hàng câu  hỏi trắc 
nghiệm;
­ Giấy bìa, bút dạ, ghim cài, câu hỏi và bài tập thực hành thảo luận.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung:
­ Về kiến thức:
+ Chức năng và nhiệm vụ của thương mại;
+ Vai trò của thương mại trong nền kinh tế hội nhập quốc tế;
+ Hoạt động cơ bản của kinh doanh thương mại.
­ Về kỹ năng:
+ Nhận biết các hoạt động cơ bản của kinh doanh thương mại;
+ Xác định vị trí của nhân viên bán hàng trong siêu thị nằm trong hoạt động 
nghiệp vụ nào của thương mại;
+ Tính toán những định mức kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại.
­ Về thái độ: ý thức chấp hành nội quy môn học.
2. Phương pháp: 
­ Kiến thức: đánh giá qua kiểm tra bằng hình thức viết hoặc trắc nghiệm.
­ Kỹ năng: đánh giá qua kỹ năng thảo luận nhóm   
­ Thái độ: thông qua số giờ tham gia học, kết quả học tập của người học.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1. Phạm vi áp dụng chương trình môn học: chương trình môn học được sử 
dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề bán hàng trong siêu thị.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
22


­ Hình thức giảng dạy chính của môn học: lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo 
luận nhóm;
­ Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ  vào nội dung của từng  
chương để  chuẩn bị  đầy đủ  các điều kiện thực hiện bài học để  đảm bảo 

chất lượng giảng dạy.
3. Những trọng tâm chương trình môn học cần chú ý: chương 1, 2, 3.
4. Tài liệu cần tham khảo:
[1]. Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương, Trường Đại học Thương mại, 
2006
[2]. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Hà 
Nội, 2005
[3]. Trường Đại học kinh doanh và công nghệ  Hà Nội,  Giáo trình Thương  
mại, Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, 2002
[4]. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB 
Thống kê, 2001.

23


CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC
Tên môn học: Tâm lý học kinh doanh
Mã môn học: MH 09
(Ban hành kèm theo Thông tư số     /TT­BLĐTBXH ngày   tháng     năm 2013
 của Bộ Trưởng Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội)

24


CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC KINH DOANH
4. Chương trình môn học Tâm lý học kinh doanh
Mã số môn học: MH 09
Thời gian của môn học: 45 giờ;                 (Lý thuyết: 22 giờ; Thực hành: 23 
giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC:

­ Vị  trí: Tâm lý học kinh doanh được bố  trí sau các môn học chung trong 
chương trình khung đào tạo trình độ trung cấp nghề bán hàng trong siêu thị. 
­ Tính chất: Tâm lý học kinh doanh là môn học thuộc nhóm kiến thức kỹ 
thuật cơ sở của nghề bán hàng trong siêu thị.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: 
­ Kiến thức: 
+ Trình bày được những kiến thức cơ  bản về  tâm lý, trạng thái tâm lý 
người tiêu dùng;
+ Phân tích được quy luật tâm lý trong công tác kinh doanh, hoạt  động  
thương mại.
­ Kỹ năng: 
+ Sử  dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý trong cuộc sống và trong  
công việc kinh doanh;
+ Phân loại được các nhóm khách hàng;
+ Linh hoạt, nhạy bén trong giao tiếp và giải quyết các yêu cầu của khách  
hàng.
­ Thái độ: 
+ Có thái độ  nghiêm túc, có ý thức học tập theo phương pháp suy luận và  
kết hợp giữa lý luận với thực tiễn;
+ Tự tin, chủ động và hợp tác trong quá trình phục vụ khách hàng.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 
Thời gian (giờ)
Số
TT

Tên chương/mục

Tổn
Lý 

g số thuyết

I Chương 1: Một số vấn đề cơ bản 
25

15

9

TH/ 
BT

Kiểm 
tra* (LT 
hoặc TH)

5

1


×