Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.84 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định
Tác giả luận văn: Phạm Văn Long - Khóa 2010
Người hướng dẫn: TS. Phạm Cảnh Huy
1. Lý do chọn đề tài
Phân tích toàn diện thực trạng thu hút đầu tư tại tỉnh Nam Định trong gian đoạn
hiện nay, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và
những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tôi lựa chọn đề tài luận văn: "Thực trạng và giải pháp
tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định".
2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu: Đánh giá một cách toàn diện thực trạng thu hút đầu tư tại tỉnh Nam
Định trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để tăng cường thu hút
đầu tư vào tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
thu hút đầu tư trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI trên địa bàn tỉnh
Nam Định.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, nghiên cứu
thống kê, so sánh đối chiếu giữa các kỳ số liệu.
3. Nội dung chính của Luận văn

3.1. Cơ sở lý luận về đầu tư và thu hút đầu tư: Nêu những vấn đề cơ bản về đầu tư và
thu hút đầu tư, những tác động của thu hút đầu tư tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
đồng thời cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết thu hút đầu tư.
3.2. Thực trạng thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định
a) Những thành tựu đạt được: Thu hút đầu tư trong thời gian qua tại Nam Định đã
có bước tiến đáng kể, hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa
bàn đã có đóng góp nhất định vào quá trình tăng trưởng và phát triển KT-XH của địa

1



phương, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và thúc đẩy xuất
khẩu hàng năm.
b) Hạn chế, tồn tại: Các dự án thu hút vào địa bàn tỉnh những năm qua còn ít về số
lượng và nhỏ bé về quy mô. Còn nhiều bất cập trong cơ cấu đầu tư cả về cơ cấu theo địa
bàn và theo lĩnh vực đầu tư. Hiệu quả hoạt động và kết quả thực hiện đầu tư của nhiều dự
án còn thấp. Vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường khi triển khai thực hiện các dự án chưa
thực sự được quan tâm.
3.3. Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định
- Tiếp tục thực hiện tốt quá trình cải cách hành chính và tăng cường năng lực quản
lý nhà nước để hỗ trợ một cách tốt nhất cho các nhà đầu tư khi có nhu cầu đầu tư vào tỉnh.
- Hoàn thiện đồng bộ các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện cho việc hình thành quỹ đất sạch. Phát triển
đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; không ngừng nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tạo các điều kiện cần và đủ để chào đón các nhà đầu tư.
- Giải pháp về xúc tiến đầu tư, đây là con đường ngắn nhất để tiếp cận và cũng là
cầu nối để cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư.
4. Kết luận:
Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về đầu tư, tiêu chí
đánh giá của thu hút đầu tư, nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương; những tác
động tích cực và tiêu cực của hoạt động đầu tư lên sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Nam Định. Vẽ lên bức tranh tổng thể về thực trạng thu hút đầu tư tại Nam Định; phân
tích, đánh giá, từ đó tổng kết những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên
nhân. Nêu lên được xu hướng của nguồn vốn đầu tư, xây dựng các quan điểm và giải
pháp có căn cứ khoa học và tính khả thi nhằm tăng cường thu hút và duy trì tăng trưởng
đầu tư vào Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020.
Những giải pháp luận văn đưa ra có tính thực tế cao có thể áp dụng thực tế đối với
Nam Định trong giai đoạn hiện nay và gợi mở một số những vấn đề đòi hỏi cần phải tiếp
tục nghiên cứu bổ sung.


2


3



×