1
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế
CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
8
Những người thực hiện
1. Vũ Viết Hoàng CQ511464
2. Đoàn Mai Hương CQ511734
3. Hà Thị Mai Hương CQ510429
4. Phan Thị Hạnh Mỹ CQ512137
5. Lầm Hồng Quang CQ512503
6. Trịnh Thị Ngọc Yến CQ513484
Lớp Kinh tế Quốc tế 51C
Hà Nội, tháng 02 năm 2012
2
Nội dung chính
- Malaysia 3
1. Tổng quan về Malaysia 3
2. Quan hệ Việt Nam - Malaysia 4
3. Tổng quan về FDI 6
9
1. Năm 2008 9
2. Năm 2009 11
3. Năm 2010 13
4. Năm 2011 15
5. Năm 2012 16
17
19
PHỤ LỤC THAM KHẢO 23
3
Phn 1: Tng quan v Malaysia, quan h Vit Nam - Malaysia
(Cập nhật tháng 7 năm 2011)
1. Tổng quan về Malaysia
1.1 Hệ thống chính trị và thể chế nhà nước
Tên đầy đủ: Malaysia
Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến
Thủ đô: Kuala Lumpur
Đơn vị hành chính: 13 bang
Ngày quốc khánh: 31 tháng 8 năm 1957
Hiến pháp: 29 tháng 9 năm 1959
Hệ thống luật pháp: Dựa trên luật pháp phổ thông
của Anh, đối với người theo đạo Hồi các điều luật
dân sự của Đạo Hồi về tôn giáo và luật gia đình
1.2 Đặc điểm địa lý
: Nằm ở Đông Nam Châu Á, giáp Indonesia,
Brunei, Nam Việt Nam
329,657 km2
328,6572, nước: 1,190 km2
nhiệt đới nóng ẩm
Tài nguyên: thiếc, dầu , gỗ, quặng sắt, khí đốt, bauxite
1.3 Con người
28,274,729 (2010)
: 26.5 tuổi
1.4 Kinh tế
GDP theo sức mua ( PPP) 416.4 tỷ (2010)
- GDP (OER): 219 tỷ
- Tốc độ độ tăng trưởng GDP: 7.1 % (2010),
- GDP/người: 14,700 / người (2010). 13,800 /người (2009)
Tỷ lệ thất nghiệp: 3.5% (2010), 3.7% (2009)
Tỷ lệ lạm phát: 1.8 % (2010), 0.6% (2009)
Nông nghiệp: cao su, dầu cọ, bột ca cao, gạo…
Công nghiệp: cao su, chế biến dầu cơ, công nghiệp nhẹ, điện tử khai khoáng, chế biến gỗ,
chế biển nông nghiệp, dầu khí…
Kim ngạch XNK: 342 tỷ USD tăng 24% so với năm 2009
4
- Xuất khẩu: 192.8 tỷ USD (2010) 157.5 tỷ USD (2009)
Mặt hàng XK chính: thiết bị điện tử, hóa chất, khí gas tự nhiên, các sản phẩm gỗ, dầu cọ,
cao su, dệt may, hóa chất
Bạn hàng XK chính: Singapore(14.94%), US (12.4%), Trung Quốc(10.19%), Nhật Bản
(9.13%), Thái Lan (4.93%), Hồng Kông (4.75%)
- Nhập khẩu: 149.2 tỷ USD (2010) 117.3 tỷ USD (2009)
Mặt hàng NK chính: điện tử, sản phẩm dầu khí, nhựa, xe cộ, sắt thép, hóa chất
Bạn hàng NK chính: Singapore (20.16%), Trung Quốc (12.31%), Nhật Bản (11.02%), Mỹ
(9.41%), Thái Lan (6.15%), Korea (4.21%)
Các thông tin kinh tế khác
- Đồng Ringits –MYR; 1USD = 3.55 BND
- : ringgits (MYR) per US dollar – 3.2182 (2010), 3.55 (2009), 3.33 (2008),
3.46 (2007), 3.6683 (2006), 3.8 (2005)
-
Điện thoại: 4.312 triệu đường dây (2009)
Điện thoại di động: 30.379 triệu
Đánh giá chung: hệ thống thông tin viễn thông khá tốt
- Mã vùng : 60
- Sân bay: 118
2. Quan hệ Việt Nam - Malaysia
2.1 Quan hệ Chính trị, Ngoại giao
Trước năm 1973, Malaysia chỉ có quan hệ với chính quyền Sài Gòn. Sau khi ta và Mỹ ký Hiệp
định Paris, ngày 30/3/1973 Malaysia chính thức lập quan hệ ngoại giao với ta nhưng đồng thời
vẫn giữ quan hệ với chính quyền Sài Gòn. Sau khi ta giải phóng miền Nam (1975), Malaysia là
nước đầu tiên trong ASEAN công nhận chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam
Việt Nam. Năm 1976, hai nước lập ĐSQ ở thủ đô mỗi nước. Quan hệ hai nước băng giá khi ta
đưa quân vào Campuchia (1979).
Từ cuối năm 1991, cùng với chuyển biến chung của cục diện quốc tế và khu vực, đặc biệt là
việc ký Hiệp định Paris về Campuchia, cũng như việc ta triển khai chính sách đối ngoại đa
phương hoá, đa dạng hoá, quan hệ Việt Nam - Malaysia đã chuyển sang một giai đoạn phát
triển mới về chất và ngày càng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực cả song phương
cũng như trong khuôn khổ ASEAN.
5
Năm 1994 hai nước thiết lập quan hệ Đảng cầm quyền. Tháng 2/1994, Hội Hữu nghị Việt-Mã,
Mã-Việt đã được lập ở mỗi nước. Tháng 9/1995, hai nước đã lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-
Malaysia. UBHH đã họp 3 kỳ (tại Kuala Lumpur tháng 9/1995, tại Hà Nội tháng 10/1996, tại
Kuala Lumpur tháng 3/2003 và tại Hà Nội từ 9-10/3/2006). Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều
mặt giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp,
các ngành.
Hai nước đã tổ chức tốt kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam–Malaysia
(30/3/1973-30/3/2003
Tên các Hiệp định đã ký giữa hai nước:
Đến nay 2 nước đã ký 13 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực:
- Hiệp định về các chuyến bay giữa và qua lãnh thổ hai nước (ký ngày 15/10/1978)
- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (ký ngày 21/01/1992).
- Hiệp định hàng hải (ký ngày 31/3/1992).
- Hiệp định về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (ký ngày 20/4/1992).
- Hiệp định hợp tác bưu điện và viễn thông (ký ngày 20/4/1992).
- Hiệp định thương mại (ký ngày 11/8/1992).
- Hiệp định thanh toán song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng
Quốc gia của Malaysia (ký tháng 3/1993).
- Hiệp định hợp tác Khoa học, công nghệ về Môi trường (tháng 12/1993).
- Hiệp định về hợp tác du lịch (ký ngày 13/4/1994).
- Hiệp định hợp tác văn hoá (ký tháng 4/1995).
- Hiệp định tránh đánh thuế trùng (ký 07/9/1995).
- Hiệp định hợp tác Thanh niên và Thể thao (ký 14/6/1996).
- Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông (25/9/2001).
2.2 Quan hệ Kinh tế
Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong 3 năm qua: (đơn vị tính USD)
Năm
Việt Nam xuất
Việt Nam nhập
Tổng KN
2007
1,389,950,130
2,289,697,234
3,679,647,364
2008
1,955,264,507
2,596,052,385
4,551,316,892
2009
1.681.601.713
2.504.734.791
4.186.336.504
2010
2,093,117,890
3,413,391,716
5,506,509,606
6 tháng đầu 2011
1,250,643,798
1,860,169,430
3,110,813,228
6
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính: (USD) 6 tháng đầu năm 2011
Malaysia
Đơn vị
Số lượng
Giá trị USD
Dầu thô
Tấn
473,941
394,381,987
Gạo
Tấn
309,454
162,819,437
Cao su
Tấn
21,485
95,676,340
Sắt thép các loại
Tấn
64,551
71,257,256
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng
USD
37,160,045
Xăng dầu các loại
Tấn
48,768
36,783,882
Cà phê
Tấn
14,401
33,006,944
Điện thoại, linh kiện
USD
0
31,086,093
Máy vi tính, sản phẩm điện tử
USD
0
29,566,238
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính: (USD) 6 tháng năm 2011
Malaysia
Đơn vị
Số lượng
Giá trị USD
Dầu mỡ động thực vật
USD
0
237,069,963
Dầu thô
Tấn
3,229
188,982,547
Xăng dầu các loại
Tấn
269,664
184,345,733
Máy vi tính, điện tử, linh kiện
USD
177,712,207
Sắt thép các loại
Tấn
251,488
175,441,055
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
65,161
118,346,511
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
USD
0
103,135,271
Tình hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam
Tính đến tháng 6 năm 2011, Malaysia có 386 dự án với tổng số vốn đăng ký là gần 19 tỉ USD,
đứng thứ 5 trong số hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2011, Malaysia có 11 dự án với số vốn đăng ký là 347 triệu
USD.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng
Thương mại và Công nghiệp Malaysia vào ngày 25 tháng 2 năm 2004, tại Hà Nội.
3. Tổng quan về FDI
3.1 Khái niệm FDI
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ
lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu
dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là
muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.”
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặc
bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp
7
đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy
định của luật này.”
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu
tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của
đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả
các QG nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những trường hợp
tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền
điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư
gián tiếp.
3.2 Các hình thức FDI phổ biến và đặc trưng cơ bản của chúng
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh với nươc ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụng rộng
rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó công cụ để thâm
nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp
tác.
Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ
những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sác
văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu
trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm
cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt đọng nghiên cứu cơ bản và nghiên
cứu triển khai.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế.
Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp
nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước
ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại,
đó là các đk về chính trị, kt luạt háp văn hoá mức độ cạnh tranh…
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể pháp lý độc lập hoạt
động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công
ty cổ phần.
Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
8
Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân hia kết quả kinh
doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giứa đại diện có thẩm quyền của các bên
tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh
doanh cho mỗi bên
Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong qúa trình kinh doanh các bên
hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác
kinh doanh. Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và
chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận
giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách
riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại
chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh
được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đầu tư theo hợp đồng BOT
BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình hay một cấu
trúc sử dụng đầu tư tư nhan để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu
vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây
dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thể là
nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân
sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ. Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT.
Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền
của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâgn cấp, hiện
đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận
hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyển giao BT,
được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO
sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và
được chinh phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác
trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình
đã xây dựng và chuyển giao.
Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại
cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào
đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí.
Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)
Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa nhận rộng rãi ở hầu
hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
9
Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm soát
hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành
viên hợp đồng quản trị.
Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động của
mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt động quản lí của các công
ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình một cách
độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi.
Phn 2: Thc trt Nam
1. Năm 2008
Tháng 10 năm 2008, Malaysia dẫn đầu các quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam
TOP 20 FDI vào
- Dự án đô thị đại học quốc tế tại TPHCM của Tập đoàn Berjaya
10
Bản thiết kế dự án Khu đô thị Đại học quốc tế tại TPHCM của Tập đoàn Berjaya
- Parkson đã nhanh chóng mở 5 trung tâm thương mại chuyên bán hàng thời trang cao
cấp tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội và Hải Phòng. Hiện Parkson đang cố
gắng tìm thêm nhiều địa điểm mới nhằm nhân rộng mô hình kinh doanh hàng thời trang
cao cấp lên khoảng 8-10 trung tâm ở Việt Nam.
- Lĩnh vực xử lý môi trường cũng là một thế mạnh của các doanh nghiệp Malaysia.
Tháng 7/2008, Tập đoàn Gamuda khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải thuộc dự án
công viên Yên Sở, ở Hà Nội. Dự án có nhiều hạng mục, trong đó nhà máy xử lý nước thải có
diện tích 8,8 héc ta với tổng vốn đầu tư ước tính 233 triệu đô la Mỹ được xem là hạng mục
quan trọng nhất. Nhà máy có khả năng xử lý 200.000m3 nước/ngày đêm, tương ứng với gần
một nửa lượng nước thải sinh hoạt của Hà Nội, và phục vụ 1,2 đến 1,5 triệu dân Hà Nội.
Tập đoàn Wijaya Baru của Malaysia cũng đã ký kết bản ghi nhớ với UBND TPHCM để hợp
tác các dự án đầu tư lớn về giao thông và môi trường trên địa bàn thành phố.
Tính từ trước đến nay, cả nước thu hút được hơn 9.580 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn
đăng ký hơn 142,2 tỉ đô la Mỹ. Malaysia có 281 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 17,7 tỉ đô la Mỹ,
đứng thứ hai về vốn đăng ký sau các nhà đầu tư đến từ Đài Loan (tổng vốn đăng ký hơn 19,46
tỉ đô la Mỹ).
- Đầu tư mạnh vào bất động sản
Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư nhiều nhất của Malaysia ở Việt Nam hiện nay đó là địa ốc. Hàng
loạt công ty bất động sản lớn của Malaysia hai ba năm nay đã nhanh chân đến Việt Nam tìm cơ
hội đầu tư với nhiều tham vọng lớn, như Tập đoàn Berjaya đặt ra mục tiêu trở thành nhà đầu tư
hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam.
11
Tập đoàn này vừa nhận được giấy phép đầu tư xây dựng một khu đô thị - đại học quốc tế đầu
tiên tại khu đô thị Tây Bắc, huyện Hóc Môn, TPHCM, với tổng vốn đầu tư 3,5 tỉ đô la Mỹ.
Đây là dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn nhất trên địa bàn TPHCM. Dự án này sẽ
được xây dựng trên khu đất 925 héc ta và được chia làm bốn khu chức năng: giáo dục đại học,
đô thị kế cận, trung tâm dịch vụ tổng hợp và khu công viên cây xanh.
Ngoài ra, Berjaya đã nhận được giấy phép đầu tư dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam với
tổng vốn đầu tư 930 triệu đô la Mỹ, tại khu đất số 12 trên đường 3-2, quận 10, TPHCM (khu
du lịch Kỳ Hòa hiện hữu).
Berjaya cũng vừa cho khởi công xây dựng khu phức hợp gồm khách sạn năm sao, trung tâm
thương mại, văn phòng cho thuê và khu căn hộ cao cấp tại Đồng Nai, với vốn đầu tư khoảng
100 triệu đô la Mỹ.
Ngoài các dự án bất động sản, Berjaya còn hợp tác với các doanh nghiệp và ngân hàng trong
nước để thành lập công ty chứng khoán tại TPHCM. Berjaya hiện đang có cổ phần trong các
khách sạn Sheraton, Intercontinental ở Hà Nội và khu du lịch Longbeach ở huyện đảo Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang. Berjaya có kế hoạch đầu tư đến 10 tỉ đô la Mỹ vào Việt Nam, trong
vòng 12 năm.
Bên cạnh Berjaya, một nhà đầu tư bất động sản lớn khác là SP Setia cũng có mặt với dự án khu
đô thị sinh thái Eco Lake quy mô lớn ở Bình Dương.
Lĩnh vực địa ốc đang trong tình trạng “đóng băng” do các ngân hàng siết chặt vốn cho vay bất
động sản cũng như ảnh hưởng chung tình hình tài chính thế giới. Tuy nhiên, theo các doanh
nghiệp Malaysia, khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời, về trung và dài hạn, thị trường địa ốc Việt
Nam vẫn rất hấp dẫn trong khu vực, vì nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao, đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam, giới trẻ chiếm đa số có nhu cầu sống độc lập…
Do đó, nhiều doanh nghiệp Malaysia tiếp tục tìm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
Tập đoàn Giant Group Limited của Maylaysia đã lên kế hoạch xây dựng khu đô thị mới với số
vốn lên đến 5 tỉ đô la Mỹ ở Đồng Tháp. Hay gần đây nhất là một đoàn doanh nghiệp bất động
sản Malaysia thuộc Liên đoàn bất động sản Quốc tế (FIABCI) đã đến TPHCM tìm cơ hội hợp
tác với các doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển các dự án nhà ở, cao ốc văn phòng, khách
sạn, khu đô thị…
2.
Năm 2009
Tổng số vốn đăng ký mới của các dự án FDI là khoảng 21,48 tỷ USD, trong đó 16,34 tỷ USD
mới được cấp phép dự án (76% đóng góp, 839 dự án). Top 3 tỉnh thu hút vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam là Bà Rịa-Vũng Tàu (6,73 tỷ USD, trong đó 2,857 tỷ USD của 12 dự án
mới được cấp phép), Quang Nam (4,174, 4,150, 1), Bình Dương (2,502, 2,152, 95). Thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội được xếp hạng số 7 và 8 cho phù hợp. Tuy nhiên, số lượng giấy phép
được cấp bởi những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam là gần 537 giấy phép (64% tổng số
giấy phép mới được cấp ở Việt Nam)
12
TT
Đối tác
Số dự
án cấp
mới
Vốn đăng
ký cấp mới
(triệu USD)
Số lượt
dự án
tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm
(triệu USD)
1
Hoa Kỳ
43
5,948.2
12
3,854.9
9,803.1
2
Cayman Islands
3
2,016.5
1
2.4
2,018.9
3
Samoa
3
1,700.6
1
0.8
1,701.4
4
Hàn Quốc
204
1,597.7
43
63.3
1,661.0
5
Đài Loan
53
1,355.7
22
57.3
1,413.1
6
BritishVirginIslands
33
1,074.2
9
33.7
1,107.9
7
Hồng Kông
39
742.2
10
155.7
897.9
8
Singapore
98
469.1
23
250.2
719.3
9
Nhật Bản
77
138.3
39
234.4
372.7
10
Liên bang Nga
3
345.7
1
0.0
345.7
11
Trung Quốc
48
180.4
6
28.8
209.2
12
Luxembourg
2
1.1
2
186.7
187.8
13
Malaysia
29
150.7
9
18.1
168.7
Nhìn chung các nhà đầu tư nước ngoài vẫn coi thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm
năng và chịu ít sự tác động do cuộc khủng hoảng toàn cẩu gây ra. Do vậy không chỉ các nhà
đầu tư phương Tây hướng đến mà còn có các nhà đầu tư trong khu vực Châu Á cũng hướng
tới. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tuy có sự suy giảm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
nhưng giá trị đầu tư vào Việt Nam cũng không giảm đáng kể và trong top các quốc gia đứng
đầu vẫn xuất hiện các quốc gia đứng đầu là Hoa Kỳ, Island, Hàn Quốc và đặc biệt đã xuất hiện
sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài từ Malaysia. Malaysia cũng là một nền kinh tế trong
khu vực Đông Nam Á, cũng phát triển dựa trên ngành nông nghiệp nhưng hiện nay Malaysia
cũng rất phát triển trong việc đầu tư ra nước ngoài, và là quốc gia đứng thứ 13 trong năm 2009
của top các quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam.
Nhưng phần lớn các dự án được đầu tư đều hướng tới các ngành dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ
lưu trú và dịch vụ ăn uống), bất động sản và ngành công nghiệp chế biến. Đây là những ngành
sinh lời cao và việc quay vòng vốn cũng nhanh nên vẫn là tâm điểm cho các nhà đầu tư nước
ngoài hướng đến.
TT
Ngành
Số dự
án cấp
mới
Vốn đăng ký
cấp mới
(triệu USD)
Số lượt
dự án
tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm
(triệu USD)
1
Dvụ lưu trú và ăn
uống
32
4,982.6
8
3,811.7
8,794.2
2
KD bất động sản
39
7,372.4
4
236.1
7,608.5
3
CN chế biến,chế tạo
245
2,220.0
131
749.3
2,969.2
Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư
nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng
vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD.
Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó
có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển
rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai
13
và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu
tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với
2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng
thêm.
Các nhà đầu tư Malaysia cũng rất thích thú khi đầu tư vào những ngành này. Dự án điển hình
phải kể đến là một dự án lớn mà các nhà đầu tư Malaysia đầu tư vào Việt Nam đó là Dự án
thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya do Công ty Berjaya Land Berhad’s - Công ty con của tập
đoàn Berjaya (Malaysia), làm chủ đầu tư
Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 600 hécta tại trung tâm thành phố Nhơn Trạch,
gồm các khu nhà ở cao từ 18-45 tầng, các công trình dịch vụ, phân khu chức năng như các
công trình hành chính, công trình văn hóa…
Đây là dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Đồng Nai với tổng vốn 2 tỷ USD. Vốn điều
lệ của dự án này là 400 triệu USD, bằng 1/5 vốn đăng ký.
3.
Năm 2010
Năm 2010 là năm vẫn chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên việc đầu tư
ra nước ngoài của các nước nước phát triển cũng đang giữ ở mức thấp. Nhưng điểm sáng đầu
tiên đáng ghi nhận là vốn giải ngân thực hiện rất khá, tăng tới 10% so với năm 2009 với kết
quả đạt 11 tỷ USD.
Tính tới ngày 21/12/2010, luồng vốn FDI đến Việt Nam đã đạt 18,595 tỷ USD giảm 17,8%,
tương đương hơn 4 tỷ USD so với năm 2009. Dù xu hướng chung là suy giảm, song, bóc tách
cơ cấu luồng vốn này vẫn có những điểm tích cực đáng ghi nhận.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, phần sụt giảm này có nguồn gốc từ việc vốn đăng ký bổ sung ở
các dự án cũ bị giảm quá mạnh. Ước trong năm 2010, chỉ có 1,366 tỷ USD là vốn xin tăng
thêm và so với năm ngoái, bị giảm tới 74,5%. Điều này cũng đồng nghĩa, các dự án, công trình
FDI năm 2010 không mở rộng nhiều về qui mô sản xuất.
Nhưng về cơ chế vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam năm 2010 vẫn tập trung vào những
doanh nghiệp đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tới 78,45% trong cơ cấu đầu tư vốn
nước ngoài vào Việt Nam.
- 2010
14
Malaysia hiện đứng đầu các nước ASEAN và thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ về đầu
tư vào Việt Nam, với 342 dự án và tổng vốn lên tới 18 tỉ USD tính đến tháng 11 vừa qua, điển
hình là dự án đầu tư của Tập đoàn Berjaya Land với công trình Trung tâm thương mại tài chính
quận 10 ở Thành phố Hồ Chí Minh trị giá 930 triệu USD.
15
Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Malaysia cũng tăng nhanh trong 5 năm qua, trung
bình tăng 20%/năm.
Riêng 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 3,4 tỉ USD mặc dù
bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hiện Malaysia cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN và đứng thứ
9 trong số các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Hội thảo do Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia phối hợp với Công ty Phát triển Thương mại
Malaysia tổ chức nhằm tạo điều kiện cho đại diện các ngành hữu quan và doanh nghiệp hai
nước trao đổi về cơ chế, chính sách, cơ hội buôn bán và đầu tư tại mỗi nước.
4. Năm 2011
Trong năm 2011, thì cơ chế vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam.
TT
Hình thức đầu tư
Số dự án
cấp mới
Vốn đăng ký
cấp mới (triệu
USD)
Số lượt
dự án
tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký
cấp mới và tăng
thêm (triệu
USD)
1
100% vốn nước
ngoài
899
6,535.12
331
2,196.01
8,731.13
2
Hợp đồng BOT,
BT, BTO
1
2,258.51
2,258.51
3
Liên doanh
186
2,690.94
33
530.39
3,221.33
4
Hợp đồng hợp tác
kinh doanh
3
67.00
1
385.00
452.00
5
Cổ phần
2
6.99
9
25.99
32.99
Tổng số
1,091
11,558.55
374
3,137.40
14,695.95
4 tháng đầu năm 2011: Một số dự án lớn được cấp phép trong 4 tháng đầu năm có thể kể
tên, như dự án Công ty TNHH sản xuất First Solar Việt nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp
chế biến chế tạo do Singapore đầu tư tại TP.HCM với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD; dự án
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam do Malaysia đầu tư, tổng vốn đầu tư 322,2 triệu
USD với mục tiêu thiết kế, xây dựng và lắp đặt các hạng mục công trình xử lý nước thải tại
Hà Nội; dự án Công ty TNHH một thành viên Enfinity Ninh thuận với tổng vốn đầu tư 266
triệu USD do Hồng Kông đầu tư với mục tiêu sản xuất điện tại Ninh Thuận
Hiện nay, Việt Nam đã có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư, trong đó,
Singapore là nhà đầu tư lớn nhất, kế đến là Hồng Kông, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tính đến tháng 6 năm 2011, Malaysia có 386 dự án với tổng số vốn đăng ký là gần 19 tỉ
USD, đứng thứ 5 trong số hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam.
16
Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2011, Malaysia có 11 dự án với số vốn đăng ký là 347
triệu USD.
TT
Đối tác
Số dự
án cấp
mới
Vốn đăng ký
cấp mới
(triệu USD)
Số lượt
dự án
tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm
(triệu USD)
1
Hồng Kông
49
2,948.21
19
144.95
3,093.17
2
Nhật Bản
208
1,849.29
77
589.19
2,438.48
3
Singapore
105
2,004.65
32
203.57
2,208.22
4
Hàn Quốc
270
873.13
75
593.55
1,466.68
5
Trung Quốc
78
599.79
17
148.01
747.80
6
Đài Loan
64
371.68
57
194.00
565.68
7
BritishVirginIslands
19
402.33
19
78.66
481.00
8
Malaysia
21
360.02
11
93.43
453.45
Như vậy nguồn vào đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ Malaysia có thể thấy rằng có sự tăng
mạnh mẽ trong các năm gần đây. Trong năm 2011, thì Malaysia đã đứng thứ 8 trong các nước
đứng đầu về nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
5. Năm 2012
Năm 2012 được coi là năm có nhiều điểm sáng cho việc phát triển kinh tế cũng như sự thu hút
các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nguyên nhân cho điều đó chính là sự phát
triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây vẫn ổn định trong điều kiện kinh tế thế
giới bị khủng hoảng và thị trường của Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư,
trong khi thị trường của nước họ có sự suy giảm. Chỉ tính riêng 20 ngày đầu năm mới, các nhà
đầu tư nước ngoài vẫn ồ ạt đổ xô về với thị trường Việt Nam. Điển hình nhất là các nhà đầu tư
Malaysia đã cho thấy sự an tâm của họ về thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng chưa được
khai phá hết. Các nhà đầu tư Malaysia liên tiếp gia tăng sự đầu tư vào thị trường Việt Nam kể
từ năm 2008 và hiện giờ Malaysia là nước đứng thứ 6 trong các nước có nguồn vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012 theo đối tác
Tính từ 01/01/2012 đến 20/1/2012
TT
Đối tác
Số dự án
cấp mới
Vốn đăng ký
cấp mới
(triệu USD)
Số lượt dự
án tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm
(triệu USD)
1
Nhật Bản
6
8.09
2
7.08
15.17
2
Pháp
2
10.02
0
0.00
10.02
3
Hàn Quốc
4
5.43
0
0.00
5.43
4
Singapore
2
2.00
1
0.40
2.40
5
Trung Quốc
3
1.86
1
0.30
2.16
6
Malaysia
2
1.20
1
0.02
1.22
17
Phn 3: Hn ch trong vic thu hút vn FDI ca Malaysia vào Vit Nam
1. Nền kinh tế thị trường còn sơ khai
Hơn 20 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn
rất sơ khai. Tính chất sơ khai được biểu hiện ở những khía cạnh như:
Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu
cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị trường).
Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha. Một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất
khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh nhiều hiện tượng khủng hoảng. Nét nổi bật của
thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn rất nhiều so với mức cầu.
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở. Rất
nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì
vướng về thủ tục. Trong khi nhiều ngân hàng thương mại lại không thể cho vay nên để dư nợ
quá hạn đến mức báo động. Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu
“hàng hoá” để mua bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa đủ đảm bảo cho một môi
trường đầu tư thuận lợi, chưa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các TNCs. Sự yếu kém
này đang đặt ra thách thức lớn đối với chính sách thu hút TNCs của Việt Nam.
2. Năng lực của đối tác Việt Nam còn nhiều hạn chế
Các đối tác Việt Nam hiện nay vẫn còn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước
(chiếm 98%). Trên thực tế trình độ năng lực của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế và
yếu kém. Theo kết quả điều tra của viện Nghiên cứu kinh tế trung ương và Cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật bản cho thấy Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu
so với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ. 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng
là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 -
1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc
doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Tính chung
cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38% lạc hậu và rất lạc
hậu 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 75%.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ớ mức thấp, chi phí chỉ
khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, so với mức 5% ở ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá
của Bộ KH&CN thì đổi mới công nghệ thuộc loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt
Nam.
Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm
cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh
tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% -
40%).
18
Các hoạt động R&D chưa thực sự được các công ty quan tâm một cách thích đáng. Phần lớn
chỉ giành một phần kinh phí rất hạn hẹp (dưới 0.2% doanh thu) cho hoạt động này. Công tác
nghiên cứu thị trường còn rât yếu kém. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong 1 cuộc điều
tra với 175 doanh nghiệp thì có 16% tiến hành nghiên cứu thường xuyên, 84% không thường
xuyên. Chưa đầy 10% tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài.
Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp Việt Nam chưa trở thành các đối tác thực sự tin cậy và ngang tầm để các TNCs tin
tưởng đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Đây cũng là khó khăn trở ngại rất lớn mà chúng ta cần phấn
đấu để nhanh chóng vượt qua.
3. Thể chế và luật pháp còn nhiều nhược điểm
Trong những thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây
dựng hệ thống pháp luật. Tuy vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số
nhược điểm sau:
Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất, đồng thời
cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sự thiều minh bạch của luật pháp đã tạo
ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền hà với các nhà đầu tư.
Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó
lường trước đối với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện được
những dự tính ban đầu của mình.=>Năm 2011 chỉ số trong sạch trong bộ máy hành chính
của Việt nam đứng thứ 112/180 QG(Theo cpi.transparency.org) với điểm số 2.9.
Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành.
Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Sự
mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông
tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ
hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp. Đại diện Cơ
quan Xúc tiến đầu tư Nhật Bản khẳng định, việc Việt Nam bãi bỏ các ưu đãi về thuế đối với
các nhà đầu tư vào khu công nghiệp là hết sức bất lợi cho khách hàng tiềm năng nước
ngoài.
Khi một công ty chuẩn bị đầu tư ra nước ngoài, họ sẽ tìm hiểu môi trường đầu tư của cả
khu vực, chứ không phải chỉ là một nước. Điều mà các doanh nghiệp quan tâm là giá thuê
đất, nhân công rẻ, thị trường lớn… và một yếu tố quan trọng nữa là chính sách ưu đãi về
thuế. Nhưng Nghị định số 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp ra đời, trong đó khu công nghiệp, khu chế xuất không được liệt vào đối tượng được
hưởng ưu đãi thuế, điều này rất có thể, các nhà đầu tư sẽ không chọn Việt Nam.
Theo các nhà đầu tư, vấn đề hiện nay của Việt Nam không phải là cạnh tranh trong nước,
mà là phải cạnh tranh với các nước xung quanh. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của
khu vực và toàn cầu, nếu Việt Nam vẫn áp dụng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
như hiện nay, thì sẽ hết sức khó khăn để thu hút đầu tư. Nhiều công ty phát triển hạ tầng
khu công nghiệp cũng cho biết việc thu hút đầu tư của họ hết sức bi đát.
19
Tình trạng phép vua thua lệ làng là khá phổ biến trong việc một số cơ quan trung ương và
chính quỳên địa phương tự ý ban hành các văn bản trái với luật hoặc không thi hành luật.
Hiện tại thì hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều mẫu thuẫn và chưa phù hợp với các cam
kết quốc tế đã tham gia. Yêu cầu này đã được đặt ra cách đây nhiều năm song nhiệm vụ sửa
đổi này tiến hành rất chậm so với tiến độ đặt ra.
4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao
Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế về chi phí và chất
lượng. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã được cải thiện trong những năm qua nhưng khả năng sẵn có và
chất lượng kết cấu của Việt Nam vẫn dưới mức trung bình trong khu vực. Theo kết quả điều
tra do Viện Nghiên cứu phát triển Đức (GDI) tiến hành cho thấy hơn 2/3 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài phải dùng đường bộ để vận tải hàng hoá của mình. Hầu hết các nhà đầu tư
nước ngoài được phỏng vấn đều chì trích hệ thống vận tải nghèo nàn là một trở ngại lớn trong
kinh doanh. Đồng thời họ còn cho biết, chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với
bình quân chung trong khu vực và hầu hết các nước quanh vùng. Chẳng hạn giá vận chuyển
một Container 40feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần so với Malaysia, cao
hơn 500USD so với Philipin, 600USD so với Ấn Độ, 200USD so với từ Thái Lan. Theo đánh
giá của UNDP thì mật độ đường giao thông /km của Việt Nam chỉ bằng 1% mức trung bình
của thế giới, tốc độ truyền thông trung bình của Việt Nam chậm hơn thế giới 30 lần.
Hầu hết các dự án kết cấu hạ tầng sử dụng nhiều vốn. Cho đến nay, đầu tư vào kết cấu hạ tầng
chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, bao gồm viện trợ ODA và các khoản vay ưu đãi. Sự
tham gia của khối tư nhân vào xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế và chủ yếu là
theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao trong lĩnh vực cung cấp điện, nước, viễn
thông. Quản lý và kinh doanh kết cấu hạ tầng tập trung vào một số ít công ty nhà nước. Điều
này dẫn đến thiếu tính cạnh tranh, hoạt động kinh doanh không hiệu qủa.
Phn 4:
1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản thủ tục đầu tư
Thủ tục hành chính rắc rối phiền hà được xem như một trong những nguyên nhân quan trọng
làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Do đó, cần xây dựng cơ chế quản lý
theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt
động đầu tư nước ngoài. Cần phải tiến hành cải cách hành chánh một cách mạnh mẽ theo
hướng: số lượng các cơ quan tham gia vào quá trình xét duyệt nên giảm xuống, chính quyền
địa phương cũng có quyền nhất định và sự xét duyệt của họ cũng cần thiết như sự xét duyệt
của các cơ quan trung ương, chỉ nên có một cơ quan được trao đầy đủ quyền lực đối với các dự
án đầu tư nước ngoài, để cho dịch vụ "một cửa" trở thành hiện thực, đẩy mạnh đào tạo và
nâng cao trình độ các cán bộ trong bộ máy hành chính, giảm tối đa bệnh quan liêu cửa quyền
và sự áp dụng các quy định một cách tùy tiện…
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong
hoạt động quản lý FDI; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc
20
giải quyết các vấn đề phát sinh.
Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến FDI theo hướng đơn giản hoá việc cấp
phép và mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư. Lập tổ công tác
liên ngành do Bộ KH & ĐT chủ trì để rà soát có hệ thống các quy định liên quan đến
hoạt động FDI trên cơ sở đó có kiến nghị bãi bỏ những quy định không cần thiết.
Điều cốt yếu ở đây là cần nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi của chính phủ-các cơ
quan hải quan, thuế vụ, toà án, cơ quan quản lý quyền sở hữu trí tuệ,… là những đơn vị
hành chính quản lý trực tiếp hoạt động FDI.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài,
Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Việt Nam
chưa có dự án FDI nào trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, phát hành sách hay băng đĩa,
nguyên nhân là quyền SHTT chưa được đảm bảo ở Việt Nam. Trong tương lai, cần có
những luật riêng và cụ thể để điều chỉnh từng đối tượng như Luật Sáng chế, Luật Sở hữu
nhãn hiệu. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT cần được xem như là một phản
ứng chiến lược đặt ra trước những thách thức ngày càng tăng trong quá trình quốc tế hoá
và vai trò ngày càng quan trọng của SHTT trong môi trường phát triển dựa trên tri thức.
2. Đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
Mục đích của việc cải thiện và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng là: Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động của các công ty nước ngoài nói chung ở Việt Nam, qua đó mà giảm chi phí đầu tư cho
các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến củng cố cơ sở hạ tầng cần
được chú ý đến như vấn đề giao thông đô thị, tăng cường hiệu quả trong vận tải và lưu
thông, cải thiện lĩnh vực điện lực, cải thiện môi trường thông tin viễn thông quốc tế, xử lý
nước thải, xử lý chất thải công nghiệp.
3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Mt là, tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các
doanh nghiệp. Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật
những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức. Một số kiến thức và kỹ năng
có thể đã có nhưng cần được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ
năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo
của nghiệp chủ và giám đốc DN; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm
phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết
hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân,
các nghiệp chủ và các nhà quản lý doanh nghiệp DN qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp.
Hai là, phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp. Để
bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc
và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân
tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị
rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý. Về mặt chiến lược cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt
Nam còn rất yếu về liên kết nhóm, đặc biệt là trên phạm vi quốc gia. Vừa cạnh tranh vừa hợp
tác, hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh; nếu các doanh nghiệp chỉ thuần tuý chú ý đến
21
mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để
giảm bớt căng thẳng và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ba là, tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn
đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. So với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, vai
trò của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến
thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số
lượng, quy mô và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao
đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về
hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát
triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh.
Bn là, bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế
của doanh nghiệp. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương
trường quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản lý trước hết cần tăng cường khả
năng đó. Đây là đòn bẩy nhân tố con người trong các tổ chức kinh doanh. Điều này các doanh
nhân và nhà quản lý trong các doanh nghiệp có thể thực hiện được. Đối với giám đốc và nhà
quản lý doanh nghiệp, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu
chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu
như:
Năng lực về ngoại ngữ (mặc dù có thể sử dụng người phiên dịch nhưng cần có ngoại ngữ
tối thiểu và nên hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch). Đây có lẽ là một trong
những điểm đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp ở nước ta.
Kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế.
Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh.
Thông lệ quốc tế trong lĩnh vực /ngành kinh doanh.
4. Đẩy mạnh đào tạo lực lượng lao động
Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động tham gia làm việc trong các xí
nghiệp có FDI vì trình độ kinh tế kỹ thuật và quản lý kinh tế của các công ty nước ngoài là
tương đối cao, phía cán bộ Việt Nam ít trường hợp đáp ứng được. Qua đó nâng cao khả năng
hợp tác có hiệu quả giữa phía Việt Nam và Malaysia trong doanh nghiệp có vốn FDI.
Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo
lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề
hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung
tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào
thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao
động theo tinh thần của Bộ luật Lao động.
22
5. Cải thiện sự mình bạch thị trường Việt Nam
Tăng cường năng lực Chính phủ Thực hiện minh bạch thị trường.
- Giảm số lượng các văn bản quy phạm pháp luật quản lý bằng cách kết hợp chồng chéo
nghị định và quyết định thành pháp luật thống nhất.
- Tăng cường đào tạo và giám sát, và thực thi các yêu cầu để cung cấp tờ khai tài sản tại
cấp tỉnh và địa phương giữa các quan chức.
- Cải thiện doanh nghiệp nhà nước quản trị doanh nghiệp để đảm bảo trách nhiệm lớn
hơn của các hoạt động của họ, thông qua các Luật điều khiển các hành động, các
chương trình đào tạo, và nội bộ để ngăn chặn tham nhũng và làm rõ các quy tắc quan
tâm cho sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước trong đầu tư công.
- Thực thi nghiêm túc hơn các yêu cầu tìm kiếm ý kiến từ công chúng, và đặc biệt là cộng
đồng doanh nghiệp, trên bất kỳ pháp luật và các quy định mua sắm mới.
- Yêu cầu các công ty tham gia đầu tư công có mã số nơi điều khiển các hành động, các
chương trình đào tạo, và nội bộ để phát hiện tham nhũng.
Huy động khu vực tư nhân tuân thủ tốt hơn
- Các công ty tham gia kinh doanh thông qua các Luật tiêu chuẩn ứng xử và kết hợp
chúng vào thực tiễn kinh doanh hàng ngày.
- Các doanh nghiệp cam kết minh bạch trong đầu tư cả trong và ngoài nước, nên tiếp cận
với các tổ chức doanh nghiệp địa phương và liên quan đến chúng trong hành động tập
thể chống tham nhũng.
- Các doanh nghiệp nên tham gia, ví dụ, toàn vẹn và minh bạch trong Sáng kiến Kinh
doanh Việt Nam của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoặc các
sáng kiến khác do kinh doanh để thúc đẩy tính toàn vẹn và minh bạch trong kinh doanh.
6. Cải cách hệ thống Ngân hàng – Tài chính Việt Nam
Cải cách ngân hàng
Điều hành ngân hàng thời hội nhập nên dựa vào những trụ cột cơ bản là khuyến khích tính chủ
động, giám sát và minh bạch thông tin. Theo đó, các ngân hàng thương mại tự chọn cách thức
tính toán, đo lường rủi ro cho mình, thiết lập chương trình quản trị rủi ro rồi gửi bản đề xuất ấy
cho Ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi
xem đó là một bản hợp đồng ghi nhớ mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ, ngân hàng trung
ương sẽ định kỳ yêu cầu báo cáo, kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy.
Mặt khác, chính ngân hàng thương mại phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của
mình, thông báo đến công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức
quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro.
Giảm tỉ giá ngoại tệ và giá vàng.
Khi muốn giá vàng Việt Nam bình ổn với giá vàng thế giới, nhà nước cần chấp nhận cho nhập
xuất vàng linh hoạt, còn nếu muốn bình ổn tỷ giá thì có thể cần hạn chế nhập xuất vàng tại
từng thời điểm.
7. Đào tạo chuyên sâu, nâng cao cả lượng và chất các nguồn lực khoa học kỹ thuật VN
23
Cải thiện môi trường khoa học
Môi trường khoa học nên tập trung đào tạo nhân tài.
Bổ sung những nhà quản lý có trách nhiệm và năng lực.
Cấp bằng tiến sĩ, giáo sư có chất lượng, chỉ tiêu 29.000 tiến sĩ đến năm 2020 không thể
đánh đồng với chất lượng khoa học kỹ thuật Việt nam.
PHỤ LỤC THAM KHẢO