Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

7 thắc mắc thường gặp khi chạy quảng cáo Google Adwords - Google Ads

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.17 KB, 9 trang )

7 THẮC MẮC THƯỜNG GẶP KHI CHẠY QUẢNG CÁO 
GOOGLE ADWORDS ­ GOOGLE ADS
1. Tại sao khi tạo quảng cáo xong, bạn lại không thấy quảng cáo xuất hiện khi tìm kiếm  

trên Google?
Trả lời: Có nhiều nguyên nhân khiến bạn không thấy được mẫu quảng cáo của mình hiển thị 
trên trang tìm kiếm Google mặc dù ở các bước thiết lập bạn không thấy Google cảnh báo gì  
cả. Nếu chiến dịch của bạn không có các vấn đề  liên quan đến thanh toán, thì đó có thể  là 
các nguyên nhân sau: 
Lịch quảng cáo: Bạn kiểm tra lại xem mình có thiết lập quảng cáo chỉ chạy vào những  
thời điểm nhất định trong ngày, ngày nào trong tuần không? Có khi bạn xác định mà  
quên mất nên không thấy mẫu quảng cáo xuất hiện như mong muốn. 
Bạn đã tìm kiếm từ khóa và Google đã hiện mẫu quảng cáo của bạn nhiều lần trước  
đó và bạn không click vào. Khi đó, Google nhận biết bạn không quan tâm, không có  
nhu cầu và không hiện ra mẫu quảng cáo đó nữa. nhận biết bạn không quan tâm,  
không có nhu cầu và không hiện ra mẫu quảng cáo đó nữa. 
Ngân sách của bạn trong ngày đã hết: Google sẽ hiện quảng cáo của bạn chỉ khi ngân  
sách của bạn còn cho phép, do đó khi ngân sách đã hết, bạn không thể thấy được mẫu 
quảng cáo đó nữa. 
Điểm chất lượng thấp: Bạn nên kiểm tra thường xuyên giá thầu, ngân sách, điểm chất 
lượng từ khóa để can thiệp kịp thời khi điểm chất lượng từ khóa giảm. Vì lúc đó, bạn  
sẽ  không thấy được mẫu quảng cáo theo tần suất như mong muốn do Google sẽ  ưu  
tiên hiển thị các mẫu quảng cáo có thứ hạng cao hơn. 


Tài khoản bạn đang “được” Google xem xét: Google sẽ  định kỳ  xem xét ngẫu nhiên 
một số  tài khoản, lúc đó quảng cáo của bạn sẽ  bị  dừng và thường sẽ  hoạt động sau 
khoảng 3 ngày làm việc. 
Một lời khuyên là bạn nên sử dụng công cụ “Xem trước và chuẩn đoán từ khóa” (trong thực  
đơn Công cụ) để kiểm tra từ khóa và mẫu quảng cáo. Lúc đó, bạn sẽ không làm ảnh hưởng  
đến lượng hiển thị thật sự trên tài khoản Google Adwords và còn có được các thông tin chính 


xác liên quan đến chiến dịch, mẫu quảng cáo nào sẽ  được kích hoạt cũng như  lý do tại sao 
quảng cáo bạn không xuất hiện nữa.

2. Tại sao Google từ chối mẫu quảng cáo của bạn? 

Trả  lời: Mặc dù bạn là nhà quảng cáo tức là bạn sẽ  trả  tiền cho Google nhưng không phải  
tất cả các quảng cáo của bạn đều được Google chấp nhận. Vì để  được lớn mạnh như ngày  
nay, Google phải chú ý đến lợi ích của khách hàng thật sự, đó chính là những người dùng 


đang tìm kiếm thông tin trên Google nên điều quan trọng khi quảng cáo trên Google bạn cũng 
phải tuân theo các chính sách Google xây dựng để “bảo vệ” khách hàng của Google. 
Có nhiều lý do để Google từ chối mẫu quảng cáo của bạn, nhưng thường là: 
Bạn sử dụng quá nhiều ký tự đặc biệt hoặc chữ viết HOA. Google muốn mẫu quảng  
cáo của bạn thật “tự nhiên” để người dùng không có cảm giác bị quấy rối bởi quảng  
cáo. 
Mẫu quảng cáo của bạn chứa các thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ, như  iPhone, 
Dell, IBM, … Để đưa các thương hiệu này vào mẫu quảng cáo, bạn phải cho Google 
thấy bạn có quyền bằng các giấy tờ chứng nhận thật rõ ràng, chính xác. Nếu bạn thử 
gõ vào các cụm từ  tìm kiếm có liên quan đến iPhone như  “mua điện thoại iPhone”,  
bạn sẽ  thấy có rất nhiều mẫu quảng cáo “sáng tạo” xuất hiện cho các thương hiệu  
bảo hộ này. 
Mẫu quảng cáo của   bạn  dẫn  đến địa   chỉ  có chuyển  hướng sang  trang  web  khác. 
Google không thích gửi khách hàng của mình đến địa chỉ không phải là địa chỉ thực sự 
như thế. 
Mẫu quảng cáo của bạn dẫn đến địa chỉ  web không tồn tại. Google sẽ  từ  chối ngay  
khi phát hiện ra điều đó. 
3. Tham số nào không thể thay đổi sau khi tạo tài khoản Google Adwords? 

Trả  lời: Google khuyến khích mọi người tự tạo tài khoản để  quảng cáo cho doanh nghiệp, 

sản phẩm, dịch vụ  của mình nên chỉ  cần có email là bạn đã có thể  mở  tài khoản Google 
Adwords. Tuy nhiên, sau đó để  chạy được các mẫu quảng cáo bạn phải có thẻ  thanh toán  
quốc tế để Google có thể  tự động tính và trừ  phí quảng cáo của bạn khi đến ngưỡng thanh  
toán. 
Các bước tạo mới tài khoản Google Adwords khá đơn giản, nhưng bạn nên để  ý các giá trị 
sau vì sau đó bạn không thể hoặc rất khó thay đổi này 


Múi giờ  (Time Zone): Thông tin này  ảnh hưởng đến thời gian bạn cấu hình chạy 
quảng cáo. Sau khi xác lập, bạn chỉ có thể thay đổi được một lần và phải liên hệ trực 
tiếp với Google, nói rõ lý do để thay đổi. 
Đơn vị tiền tệ (Currency): Bạn KHÔNG thể thay đổi sau khi tạo tài khoản. Thông tin  
này khá quan trọng vì ứng với mỗi đơn vị tiền tệ thì Google có quy định mức giá thầu  
tối thiểu tương ứng. Nếu với USD thì giá thầu tối thiểu là 0,01 USD thì với VNĐ bạn 
chỉ cần giá thầu tối thiểu là 1đ. Ngoài ra, mỗi lần thay đổi giá thầu thì khoảng cách tối  
thiểu giữa 2 giá thầu cũ và mới với USD là 0,01 còn với VNĐ chỉ là 1đ. Do đó, bạn nên 
đặt đơn vị tiền tệ là VNĐ vì sẽ hiệu quả hơn nhiều.

4. Nên tổ chức cấu trúc tài khoản Adwords như thế nào? 

Trả  lời: Cấu trúc tài khoản quảng cáo Google rất quan trọng, nếu tổ chức phù hợp bạn sẽ 
nhắm đúng khách hàng mục tiêu, tối ưu chi phí quảng cáo, nâng điểm chất lượng và đặc biệt  
là dễ bảo trì, mở rộng sau này. Có nhiều bạn khi mới bắt đầu quảng cáo Google Adwords đã 


chọn tổ  chức mỗi chiến dịch tương  ứng với mỗi sản phẩm, dịch vụ  của mình, trong mỗi  
chiến dịch chỉ có một nhóm quảng cáo và 1­2 mẫu quảng cáo. Rồi tất cả sẽ bắt đầu rối lên 
khi có thêm sản phẩm mới, khu vực mới, chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm trong một giai 
đoạn,… Lúc đó, bạn sẽ khó tối ưu quảng cáo và có thể dẫn đến tình trạng là bạn đang đấu 
giá giữa các từ khóa với nhau trong cùng tài khoản của mình??? 

Do đó, khi mới bắt đầu quảng cáo Google Adwords, bạn nên dành thời gian tìm hiểu và chọn 
cho mình cấu trúc phù hợp để đỡ mất thời gian, chi phí sau này.

Trên đây là cấu trúc mà Google cung cấp, dựa trên đó bạn sẽ xác định mình sẽ tổ chức chiến 
dịch, nhóm quảng cáo và các mẫu quảng cáo, từ khóa như  thế  nào cho phù hợp. Bạn có thể 
tham khảo các gợi ý sau trước khi xây dựng cấu trúc phù hợp cho mục tiêu của mình: 
Dựa trên  cấu trúc của website: Đây là cách làm thông dụng nhất. Tất cả  điều bạn 
cần làm là dựa trên cấu trúc website và tạo chiến dịch, nhóm quảng cáo theo cách sắp  
xếp trên website. Sau đó, bạn sẽ  cân nhắc mẫu quảng cáo, từ  khóa sẽ  dẫn đến các 
trang web nào cho phù hợp. Bạn nên nhớ  là trang đích nên “nói” tiếp câu chuyện bạn  
đang nói với khách hàng trên mẫu quảng cáo để suy nghĩ đi đến quyết định của khách 


hàng được liên tục. Khách hàng online ngày càng cẩn thận và khó tính hơn, do đó, bạn  
đã thu hút được khách hàng qua mẫu quảng cáo thì cố  gắng thuyết phục khách hàng  
mua hàng ở trang đích, đừng để khách hàng rời bỏ mình ở giai đoạn cuối, rất lãng phí 
chi phí bạn đã đầu tư cho quảng cáo. 
Dựa trên hệ thống phân cấp sản phẩm/dịch vụ đang có: Có thể bạn sẽ thấy cách tổ 
chức này tương tự như dựa trên cấu trúc website. Tuy nhiên, đây là một cách sắp xếp 
khác dựa trên nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp. Ví dụ 
như  bạn kinh doanh mặt hàng thời trang xuất khẩu, trên website bạn có thể  sắp xếp  
theo nhóm (Thời trang Nam, Thời trang Nữ) rồi đến chủng loại (áo công sở, đầm thời 
trang, áo khoác, phụ kiện,…) rồi đến chi tiết các mặt hàng kèm theo giá cả, nhãn hiệu,  
kích cỡ,... Nhưng khi bạn khảo sát người dùng Google bạn sẽ  thấy người dùng quan 
tâm ngay đến chủng loại và nhãn hiệu (áo khoác Mango, đầm Zara,…) nên bạn có thể 
tổ chức cấu trúc tài khoản dựa trên sản phẩm ­> nhãn hiệu. 
Dựa trên địa điểm: Nếu sản phẩm của bạn cung cấp trên nhiều vùng miền khác nhau,  
bạn có thể chọn chia cấu trúc tài khoản theo địa điểm.  Ở mỗi chiến dịch bạn có thể 
thiết lập ngân sách khác nhau tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh doanh của khu  
vực đó. Ngoài ra, với cách thiết lập này, bạn cũng có thể  viết các mẫu quảng cáo sử 

dụng ngôn từ đặc trưng với người dùng ở khu vực đó.
5. Nên sử dụng loại đối sánh từ khóa nào? 

Trả  lời: Google cung cấp nhiều loại đối sánh từ  khóa khác nhau để  bạn thiết lập cho chiến  
dịch của mình. Trong đó: 
Đối sánh rộng (Broad match): quảng cáo của bạn hiển thị mỗi khi có ai đó tìm kiếm từ 
khóa đó, hoặc các từ  tương đương, lỗi chính tả, từ  đồng nghĩa có liên quan đến từ 
khóa. Ví dụ: “nón”, tìm kiếm có thể kích hoạt: nón đi biển, mũ lưỡi trai, nón lá,… 


Đối sánh rộng có sửa đổi (Broad match modifier): Tương tự như đối sánh rộng nhưng 
bạn cần thêm dấu cộng (+) trước một hoặc nhiều từ trong từ khóa đối sánh rộng của  
bạn. Lúc đó, chỉ  cần người dùng tìm kiếm từ  khóa đó, hay lỗi chính tả, chữ  viết tắt,  
biến thể gần giống (nhưng không phải là từ đồng nghĩa) theo bất kỳ thứ tự nào của từ 
khóa đó. Ví dụ: +học +anh văn, tìm kiếm có thể  kích hoạt: học online anh văn, học 
kèm anh văn ở đâu, tự học anh văn giao tiếp,…
Đối sánh cụm từ (Phrase Match): cho phép quảng cáo của bạn chỉ hiển thị cho các tìm  
kiếm bao gồm cụm từ  chính xác hoặc với từ  bổ  sung trước hoặc sau cụm từ đó. Ví 
dụ: "học anh văn", tìm kiếm có thể kích hoạt: “học anh văn ở đâu”, “tự học anh văn”, 
“học anh văn online”,…
Đối sánh chính xác (Exact match): cho phép quảng cáo của bạn chỉ hiển thị cho các tìm 
kiếm sử dụng cụm từ chính xác đó. Ví dụ: [học tin học] , tìm kiếm có thể  kích hoạt:  
học tin học. 
Như  vậy, tùy thuộc vào mục tiêu bạn muốn gì mà bạn sẽ  chọn loại đối sánh từ  khóa phù  
hợp. Nếu đối sánh rộng có tần suất hiển thị nhiều và số  lượng click  ấn tượng thì đối sánh  
chính xác sẽ có số lượng hiển thị và số lượng click khá khiêm tốn. Tuy nhiên đối sánh rộng  
có thể  dẫn đến các click không phải là khách hàng tiềm năng, chỉ  là muốn thử  tìm hiểu.  
Trong khi đó thì đối sánh chính xác sẽ giới hạn lại lượng khách hàng, do bị “đóng khung” vào 
chính xác các từ khóa mình khảo sát, tìm hiểu. Do đó, để quảng cáo thật sự hiệu quả, tức là 
nhiều click “tốt” với tỷ lệ chuyển đổi cao, bạn nên thường xuyên theo dõi, giám sát hiệu quả 

các từ khóa, mẫu quảng cáo để có thể chọn loại đối sánh phù hợp cho từng giai đoạn và bổ 
sung từ khóa phủ định cần thiết để loại bớt các click “vô tư”.
6. Nếu bạn cần Google hỗ trợ, bạn sẽ liên lạc với Google như thế nào? 

Trả  lời: Cách nhanh nhất và tiện nhất để  liên lạc với Google là bạn gọi đến số  điện thoại  
1800­9294. Đây là số  điện thoại hoàn toàn miễn phí, liên lạc trực tiếp với nhân viên của 
Google tại văn phòng  ở  Singapore. Nếu bạn đã có tài khoản với Google, bạn sẽ  được yêu  


cầu nhập vào số  tài khoản và chuyên gia Google sẽ  kết nối, trả  lời thắc mắc của bạn liên 
quan đến Google Adwords, Google Analytics,…. Nếu vấn đề đó chưa có thể giải quyết ngay,  
bộ phận hỗ trợ Google sẽ gọi lại bạn sau đó hoặc gửi mail cho bạn với thông tin hướng dẫn  
rất chi tiết. 
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc với Google qua các kênh sau: 
Facebook của Google Adwords Việt Nam ( />fref=ts): nơi bạn có thể  đặt câu hỏi trực tiếp hoặc tham khảo các thắc mắc khác, các  
lịch hội thảo của Google,…
Diễn đàn của Google Adwords Việt Nam ( />forum/adwords­vi): với nhiều chủ đề được thảo luận và trả  lời bởi cộng đồng những  
nhà quảng cáo Google và chuyên gia Google, nếu muốn thử sức bạn cũng cũng có thể 
tham gia các cuộc thi ngắn với cơ hội nhận quà từ Google.
7. Có kho tài liệu nào miễn phí về Google Adwords không? 

Trả  lời: Trên mạng có rất nhiều website, blog chia sẻ về Google Adwords, trong đó bạn có  
thể tham khảo các nguồn tư liệu miễn phí khá hay sau: 
  />về các vấn đề khi chạy quảng cáo với Google.
    tài   liệu 
miễn phí để học và thi các chứng chỉ Google, rất đầy đủ và chi tiết.
   
được chia theo từng chủ đề giúp bạn dễ xem và tham khảo. 
    các   hội   thảo 
LiveStream mà Google thực hiện riêng cho thị trường Việt Nam, gồm nhiều chủ đề có 

liên quan với thời điểm thực hiện hội thảo. 


Bạn hoàn toàn có thể  tự  học Quảng cáo Google Adword, tuy nhiên để  tiết kiệm thời gian, 
tránh được các sơ suất khi chạy quảng cáo và có người hỗ trợ ngay khi gặp vấn đề, bạn nên 
đầu tư  vào các khóa học uy tín về  Google Adwords. Quảng cáo Google Adwords ai cũng có 
thể  làm được nhưng để  làm tốt thì cần phải có trải nghiệm. Bạn đi học cũng là cách trải  
nghiệm qua kinh nghiệm thực tế  từ  Giáo viên, bạn sẽ  không phải đóng “học phí” không  
mong muốn cho Google Adwords vì các quảng cáo Google Adwords, đặc biệt là quảng cáo  
Google Banner (mạng hiển thị) “cắn” phí rất nhanh.



×