Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.99 KB, 9 trang )

Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 1):

Cách gì giúp trẻ bỏ tật mút ngón tay?

Con tôi mới được 8 tháng tuổi nhưng cháu rất thích mút ngón tay, đặc biệt
là ngón tay cái. Mỗi lần cháu cho tay vào miệng tôi đều gạt tay cháu ra nhưng chỉ
vài phút sau cháu lại đưa tay vào miệng. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp con tôi bỏ
được tật mút tay này không?
Nguyễn Lan Phương(Ninh Bình)
Mút ngón tay thường gặp ở trẻ em nhưng đây là một thói quen xấu cần loại
bỏ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng như gây răng vẩu, lệch khớp
cắn, ảnh hưởng đến cung hàm và thẩm mỹ của răng. Tật mút ngón tay còn làm cho
lưỡi bị đẩy ra phía trước khiến trẻ gặp khó khăn khi phát âm. Ngoài ra, thói quen
này còn gây mất vệ sinh, dễ khiến trẻ mắc phải một số bệnh giun sán. Mức độ ảnh
hưởng của thói quen xấu này tùy thuộc vào thời gian và số lần trẻ mút ngón tay
trong ngày. Để giúp trẻ từ bỏ thói quen này, các bậc phụ huynh cần kiên trì và thử
áp dụng một số biện pháp để trẻ không đưa tay lên miệng như sử dụng ống bìa
cứng ôm lấy khuỷu tay trẻ khi trẻ khoảng 2-3 tháng tuổi nhưng không nên bó sát
quá sẽ gây xước da trẻ, không nên sử dụng khi trẻ ngủ. Đối với con bạn, bạn có
thể bôi một chất an toàn có mùi khó chịu ở ngón tay cái hoặc bọc ngón tay này
bằng vải để trẻ sợ, không đưa vào miệng, dần dần có thể bỏ được tật mút ngón tay.
Có thuốc trị đái dầm?

Con trai tôi năm nay đã 6 tuổi nhưng cháu vẫn "tè" dầm vào ban đêm.
Có thuốc nào chữa khỏi bệnh này không?

Đái dầm ở trẻ em có nhiều khả năng tự hết khi trẻ lớn lên (tỷ lệ khỏi tự phát
hằng năm khoảng 14 - 16%), nhưng ở người lớn, khả năng này rất khó xảy ra và
thường đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc.
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline, imipramine hoặc
nortriptyline có thể điều trị thành công nhiều trường hợp đái dầm, nhưng thường


đòi hỏi phải điều trị kéo dài, có thể tới 3 tháng. Tác dụng của thuốc thường chỉ
được duy trì trong thời gian điều trị, sau khi ngưng dùng thuốc, tình trạng đái dầm
thường tái phát ở đa số trẻ. Thuốc có một số tác dụng phụ, thường gặp nhất là gây
ngầy ngật, mệt mỏi, quấy khóc, rối loạn giấc ngủ, kích ứng dạ dày, đôi khi có thể
gây nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, co giật... nhất là ở trẻ em. Do đó, việc sử dụng
các thuốc chống trầm cảm 3 vòng để điều trị đái dầm ở trẻ em có thể gặp khó
khăn.
Imipramine hydrochloride là thuốc chống trầm cảm 3 vòng được dùng rộng
rãi nhất để điều trị đái dầm. Cơ chế tác dụng của thuốc này trong điều trị đái dầm
được cho là do tác dụng kháng cholinergic, chống bài niệu và các tác động khác
trên hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, cơ chế chính xác của thuốc còn chưa
được khẳng định.
Một thuốc khác cũng có thể được sử dụng để điều trị hiện tượng đái dầm là
desmopressin acetate. Đây là một dẫn chất tổng hợp của hormon chống bài niệu,
có tác dụng giảm lượng nước tiểu về đêm. Thuốc tác dụng tốt nhất là ở những
người có tăng số lượng nước tiểu về đêm vượt quá sức chứa của bàng quang.
Desmopressin khởi phát tác dụng nhanh nên có thể dùng ngắn ngày. Tuy nhiên,
tác dụng của thuốc cũng thường hết nhanh sau khi ngưng dùng thuốc.
Một số nghiên cứu cho thấy, tác dụng của desmopressin và các thuốc chống
trầm cảm 3 vòng trong điều trị đái dầm là tương đương nhau. Tác dụng phụ
thường gặp nhất của desmopressin là gây kích ứng và chảy máu mũi khi dùng
đường nhỏ mũi, xảy ra ở khoảng 1-5% số bệnh nhân dùng thuốc, co giật và hôn
mê là những tác dụng phụ rất hiếm gặp. Có thể cân nhắc sử dụng một liều thấp của
các thuốc lợi tiểu như furosemid, hypothiazid, uống vào buổi trưa để giảm bớt
lượng nước tiểu bài tiết về đêm. Oxybutynin chlorid, một thuốc kháng cholinergic
cũng đã được thử nghiệm trong điều trị đái dầm ở trẻ em. Các nghiên cứu cho
thấy, tác dụng của thuốc chỉ rõ rệt ở những trẻ có bất ổn ở bàng quang. Hiệu quả
của thuốc cũng được tăng cường khi dùng phối hợp với desmopressin. Tác dụng
phụ của thuốc xảy ra ở khoảng 17% các trường hợp, thường gặp nhất là nhịp tim
nhanh, khô miệng, khô mắt.

Đái dầm thường là một hiện tượng sinh lý ở trẻ em, ít khi đòi hỏi phải điều
trị. Hiện nay, các phương pháp điều trị đái dầm nói chung có hiệu quả không hằng
định và thường tái phát nhanh sau khi ngưng điều trị.

×