Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu địa mạo phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.81 MB, 105 trang )

 LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên trân trọng nhất, tác giả  xin bầy tỏ  lòng biết  ơn sâu  
sắc tới PGS. TS. Đặng Văn Bào, người đã trực tiếp quan tâm, hướng  
dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực  
hiện đề tài.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa  
Lý, bộ môn Địa Mạo, GS.TS. Đào Đình Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Địa  
Lý, Ban giám hiệu, phòng đào tạo trường Đại học khoa học tự nhiên –  
Đại học quốc gia Hà Nội đã quan tâm dạy bảo và tạo điều kiện cho  
em trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian làm luận văn.
Xin chân thành cảm  ơn Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam,  
Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở  
Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh  
Thái Nguyên, Viện Địa chất đã cung cấp số  liệu cho tác giả  nghiên  
cứu đề tài.
Cuối cùng tác giả xin gửi đến gia đình và bạn bè, những người đã  
đi cùng tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện  
đề tài lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2012
                                                       HỌC VIÊN

                                                  Vũ Thị Phương


Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU …………………………………….………………………………………………

4


1.   Tính   cấp   thiết   của   đề   tài    ……………………….………….……………..

4

…………

5

2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………...………….………….……………
3.   Nhiệm   vụ   nghiên   cứu  ………………………………….…….………….
……………

4. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………….…………..……………
5.   Cơ   sở   tài   liệu   để   thực   hiện   luận   văn   ……………..…….

5
6
6
6

…………………………

6. Cấu trúc của luận văn
NỘI DUNG …………………………………………...…………….………………………

8

Chương   1   ­   TỔNG   QUAN   NGHIÊN   CỨU   ĐỊA   MẠO   PHỤC   VỤ 

8


PHÁT   TRIỂN   NÔNG   ­   LÂM   NGHIỆP   HUYỆN   ĐẠI   TỪ 

11

……………………………….…

16

1.1. Khái quát chung về phát triển nông­lâm nghiệp bền vững

17

1.2.   Địa   mạo   trong   phát   triển   nông­lâm   nghiệp   bền   vững 

18

……………………

1.3. Vai trò của nghiên cứu địa mạo trong quy hoạch, tổ chức lãnh thổ 


1.4.   Tổng   quan     các   nghiên   cứu   về   huyện   Đại   Từ  …………..………..

21
21
37
37

…………


1.5.   Cách   tiếp   cận   và   phương   pháp   nghiên   cứu   …….
……………………………

Chương 2 ­ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC ……………………………......
2.1.   Các   nhân   tố   hình   thành   địa   hình   huyện   Đại   Từ  …….
……………………...

2.2.   Đặc   điểm   địa   mạo   huyện   Đại   Từ  …………………………….……..

41
44
50
50
50

………….

2.2.1.   Khái   quát   về   cấu   trúc   địa   hình   khu   vực     …………..
………………….

                                                                      
2

51


2.2.2.   Bản   đồ   địa   mạo   huyện   Đại   Từ  …………………………………..

55


………

2.2.3. Đặc điểm các kiểu địa hình  ………………….………………………….
Chương 3 ­ ĐÁNH GIÁ ĐỊA MẠO CHO PHÁT TRIỂN NÔNG ­ LÂM 

55
56

NGHIỆP HUYỆN ĐẠI TỪ …………..……………………………..….……….……………
3.1. Các tiêu chí đánh giá ………………….………………….…….………………….

56

3.1.1.   Nguồn   gốc   và   thành   phần   vật   chất   của   địa   hình  …..
………………

3.1.2. Độ dốc, đặc điểm sườn, độ chia cắt địa hình và xói mòn đất  

69



3.1.3. Kiểu địa hình ………………….……………………..…….………………….

72

3.1.4. Tập đoàn cây – con trong mối liên quan với điều kiện địa  

72


hình………………….……..…………….……………………………………………………...…….
3.2. Đánh giá địa mạo cho phát triển nông ­ lâm nghiệp huyện ………....

75



3.2.1.  Đánh giá tài nguyên địa mạo  đến sự  phát triển nông­lâm  
nghiệp huyện Đại Từ………………….……………….……….….……….……..…………….
3.2.2.  Đánh giá tai biến địa mạo cho phát triển nông­lâm nghiệp  
khu

 

vực

 

huyện

 

Đại

 

Từ 

………………………………………………………………………………..


3.3. Định hướng phát triển bền vững nông ­ lâm nghiệp trên cơ sở địa  
mạo ………………….…………………….………………….………………….……………………
3.3.1.   Cơ   sở   đề   xuất

 ……………………..…….………………….

………………….

3.3.2.   Định   hướng   sử   dụng   hợp   lý   tài   nguyên   và   bảo   vệ   môi  
trường,   phát   triển   nông­lâm   nghiệp   trên   cơ   sở   địa   mạo  
………………………………………..

3.3.3. Định hướng không gian và tập đoàn cây con thích nghi nhất  
đối   với   huyện   Đại   Từ

 ………………….………………….………………….

………………....

KẾT LUẬN .………………….………………………………………….….…………

                                                                      
3

78
87
90



TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………..…………

                                                                      
4


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Đại Từ  .………………….………………….
…………

Trang
7
26

Hình 2. Bản đồ địa chất huyện Đại Từ .………………….……………………...…………
Hình 3. Chú giải bản đồ địa chất huyện Đại Từ .………………….
………………………

Hinh 4. Bản đồ thảm thực vật năm 2010 của huyện Đại Từ .………………….

27
32
35

…… ..

38

Hình 5. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Đại Từ .………………….………………….


43

…………

49

Hình 6. Mô hình số độ cao huyện Đại Từ .………………….……………..…….
…………

Hình 7. Bản đồ địa mạo huyện Đại Từ .………………….……………………….
…………

Hình 8. Bản đồ xói mòn thực tế huyện Đại Từ .………………….………………….

39

……

59
60
61
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Diện tích huyện theo cấp độ cao tuyệt đối và độ dốc 
………………………

Bảng 2. Đánh giá các tiêu chí địa mạo cho phát triển bền vững nông nghiệp
Bảng 3. Đánh giá các tiêu chí địa mạo cho phát triển bền vững lâm nghiệp  
……


65
66
67
68

Bảng 4. Hiện trạng sản xuất nông­lâm nghiệp phân theo từng kiểu địa hình 
……

74

Bảng 5. Điểm đánh giá (theo từng kiểu địa hình) đối với phát triển nông 

79

nghiệp
Bảng  6.   Điểm  đánh  giá  (theo  từng  kiểu   địa  hình)  đối  với  phát  triển   lâm 
nghiệp

                                                                      
5

80


Bảng 7. Đánh giá tổng hợp khả  năng sản xuất nông­lâm theo kiểu địa hình 
……

Bảng 8. So sánh hiện trạng và khả  năng sản xuất nông­lâm nghiệp của các  
kiểu   địa   hình   huyện   Đại   Từ


 .………………….………………….

……………………………………...

Bảng 9. Tiêu chuẩn sử  dụng đất theo quyết định của thủ  tướng chính phủ, 
số

 

278

 

ngày

 

11/7/1995

 .………………….………………….

…………………………………………

Bảng 10. Một số mô hình thích hợp trong sản xuất nông­lâm kết hợp ở Đại 
Từ
Bảng 11. Định hướng phát triển nông – lâm nghiệp bền vững theo các đơn vị 
địa mạo. .………………………………………………………………...………………….…………

                                                                      
6



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quan điểm của các nhà địa mạo học hiện đại, địa hình ­ địa mạo là 
một dạng tài nguyên, nó là một hợp phần quan trọng của tự nhiên, là sản phẩm 
của quá trình địa chất lâu dài và cũng là nơi diễn ra các hoạt động sống của con  
người. Tuy nhiên  ở  Việt Nam hiện nay, việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên  
này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Đại Từ là một huyện miền núi, nằm phía Tây bắc tỉnh Thái Nguyên; cũng là  
một trong những huyện nghèo, kinh tế  xã hội phát triển chậm so với các huyện 
trong tỉnh. Trong cơ  cấu kinh tế  của huyện, nông – lâm nghiệp chiếm  36,94%, 
công nghiệp chiếm 31,98% và dịch vụ chiếm 31,08% tổng GDP; nhưng hơn 90%  
dân số hoạt động sản xuất ở khu vực I, 6% dân số tham gia hoạt động sản xuất 
ở  khu vực II và chỉ có 3,2% dân số  ở  khu vực III.  Với diện tích tự  nhiên tương 
đối lớn 57.890 ha, trong cơ cấu sử dụng đất, đất nông­lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ 
lệ  lớn (Nông nghiệp 26,87%, lâm nghiệp 45,13%, đất phi nông nghiệp 28,07% 
trong đó đất chưa sử dụng 17,35% chủ yếu là đất đồi núi và sông suối). Tỷ lệ hộ 
nghèo còn khá cao, chiếm 15% dân số toàn huyện (2010) [18], [22].
Đại Từ  là huyện có địa hình tương đối phức tạp, thể  hiện đặc trưng của 
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng  
300m, địa hình có dạng thấp dần từ  Bắc xuống Nam, từ  Tây sang Đông. Một  
phần của huyện là dãy núi cao Tam Đảo với đỉnh cao nhất có độ cao 1592m, độ 
cao thấp nhất của huyện thuộc bồn  địa Đại Từ  cao khoảng 80m so với mực  
nước biển. 
Thực tế, khi tổ chức việc canh tác ở miền núi, rõ ràng là chúng ta phải cày 
cấy trên một mảnh đất nhất định. Mảnh đất đó bao gờ cũng được bố trí trên một  
dạng địa hình nào đó, cho nên cần phải tìm hiểu đặc điểm địa hình – địa mạo  
miền núi và  ảnh hưởng của nó đến sản xuất. Nhất là hiện nay, việc sử  dụng  
không hợp lý địa hình đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng về xói mòn, trượt  


                                                                      
7


lở  đất, thái hóa đất... Do nền kinh tế còn chậm phát triển, phụ  thuộc nhiều vào  
sản   xuất   nông­lâm   nghiệp,   nên   việc   nghiên   cứu   tài   nguyên   nói   chung   và   tài 
nguyên địa mạo nói riêng là cần thiết để khai thác, sử dụng hợp lý, phục vụ cho  
phát trển bền vững.
Trong những năm gần đây, Đảng bộ  và chính quyền huyện  đã xác định  
phương hướng phát triển kinh tế  là chuyển dịch mạnh cơ  cấu nền kinh tế  theo  
hướng công nghiệp ­ dịch vụ  ­ nông nghiệp tạo nền móng vững chắc cho phát  
triển du lịch và xây dựng nông thôn mới. Là người con sinh ra và lớn lên trên 
mảnh đất Thái Nguyên giàu truyền thống, tác giả thật sự trăn trở với sự yếu kém 
của sự  nghiệp phát triển kinh tế. Nhằm tạo cơ  sở  khoa học đúng đắn cho quy  
hoạch tổ chức lãnh thổ và hoạch định chiến lược phát triển trên quan điểm phát  
triển bền vững (khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế mà không phá vỡ 
tổng thể, vẫn đảm bảo cho sự  phát triển và bảo vệ  môi trường) tác giả  đã lựa 
chọn đề tài: “Nghiên cứu địa mạo phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp bền  
vững ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
­ Làm rõ được đặc điểm địa hình và các quá trình địa mạo của huyện Đại Từ.
­ Đánh giá được vai trò tác động của địa hình ­ địa mạo trong phát triển nông  
­ lâm nghiệp.
 ­ Đề xuất những định hướng sử dụng, giải pháp quản lý tài nguyên địa mạo 
phù hợp cho phát triển bền vững nông, lâm nghiệp của huyện miền núi Đại Từ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
­ Đánh giá quỹ sinh thái ở địa phương (ẩm, nhiệt, thổ nhưỡng).
­ Xác định được nhu cầu của phát triển nông ­ lâm nghiệp (mỗi ngành có 
yêu cầu và chỉ  tiêu riêng) về  mặt địa hình và quá trình địa mạo (trong mối liên  

quan với tài nguyên địa hình, mối quan hệ địa mạo ­ thổ nhưỡng và suy thoái đất 
do xói mòn).

                                                                      
8


­ Làm rõ được cơ  sở  địa mạo cho phát triển nông – lâm nghiệp của địa 
phương.
­ Đánh giá địa mạo cho phát triển nông ­ lâm nghiệp (trên cơ sở mối quan hệ 
địa mạo ­ thổ nhưỡng và xói mòn đất).
­ Xác định được nhu cầu phát triển nông­lâm nghiệp của địa phương và tập 
đoàn cây con thích nghi cao với điều kiện địa phươnng, xuất phát từ nguyên lý hệ 
kinh tế sinh thái.
­ Xây dựng định hướng phát triển nông ­ lâm nghiệp trên cơ sở địa mạo .
4. Phạm vi nghiên cứu
­ Tài nguyên địa mạo đa dạng, nhiều góc độ; xem xét sự  phát triển nông ­  
lâm nghiệp trong mối liên quan với tài nguyên địa hình, mối quan hệ  địa mạo ­  
thổ nhưỡng và suy thoái đất do xói mòn.
­ Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Trên địa bàn huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) 
với diện tích 577,90 km2, gồm 29 xã và 2 thị  trấn (dựa vào địa giới hành chính), 
đồng thời gắn với không gian các vùng lân cận (như Vườn Quốc gia Tam Đảo).
   ­ Số liệu đến năm 2011
5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
­ Các bản đồ chuyên đề về địa chất, địa hình, sử dụng đất, cảnh quan... 
­ Các báo cáo tổng kết của hạt kiểm lâm, chi cục kiểm lâm, sở nông nghiệp,  
ủy ban nhân dân huyện... có liên quan đến vấn đề  nghiên cứu từ  năm 2000 đến  
2011.
­ Các giáo trình và các tài liệu của chuyên gia về  địa mạo, địa mạo ­ thổ 
nhưỡng, tài nguyên địa mạo, tai biến địa mạo...

­ Tài liệu từ  việc thu thập thông tin qua điều tra khảo sát thực tế   ở  địa  
phương.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

                                                                      
9


Chương 1 ­ TỔNG  QUAN NGHIÊN  CỨU  ĐỊA  MẠO  PHỤC VỤ  PHÁT 
TRIỂN NÔNG ­ LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐẠI TỪ 
Chương 2 ­ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC
Chương   3   ­   ĐÁNH   GIÁ   ĐỊA   MẠO   CHO   PHÁT   TRIỂN   NÔNG   ­   LÂM 
NGHIỆP HUYỆN ĐẠI TỪ 

                                                                      
10


 

                                                                      
11


NỘI DUNG
Chương1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ  PHÁT 
TRIỂN NÔNG ­ LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐẠI TỪ
1.1. Khái quát chung về phát triển nông­lâm nghiệp bền vững
Sản xuất nông­lâm nghiệp là những ngành sản xuất mang tính truyền thống,  

lâu đời ở mỗi địa phương, đặc biệt là những địa phương thuộc khu vực miền núi 
nước ta. Đối với Đại Từ  (do những đặc điểm tự  nhiên, xã hội chi phối) nó có ý  
nghĩa rất lớn, là hoạt động sinh kế chủ  đạo của cộng đồng dân cư  địa phương;  
mang lại tỉ  trọng lớn trong GDP của huyện, giải quyết việc làm, đáp  ứng một 
phần vấn đề  an ninh lương thực tại chỗ. Vì vai trò quan trọng của ngành sản  
xuất này, nên việc nghiên cứu, hoạch định những chiến lược phát triển rất được 
chú trọng trong những năm gần đây; đề cập đến vấn đề phát triển nông­lâm bền 
vững, đặc biệt là phát triển bền vững theo nguyên lý “ hệ kinh tế ­ sinh thái”.
* Vấn đề  “Môi trường và phát triển” nói chung và mục tiêu phát triển bền 
vững đã được nhiều quốc gia và tổ chức quan tâm sâu sắc. Để phục vụ cho mục 
tiêu phát triển, các nguồn lực tự nhiên ­ tài nguyên đang được tận dụng khai thác  
khá mạnh mẽ và đây cũng là nơi đang tiềm ẩn những xung đột sâu sắc giữa môi  
trường và phát triển, hiện tượng suy thoái tài nguyên, tai biến môi trường đang 
diễn ra hàng ngày với quy mô, tần xuất lớn. 
Trước tình thế  đó, để đảm bảo sự  ổn định trong phát triển ở  phạm vi toàn  
cầu và cho từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, vấn đề  PTBV đã không ít lần  
được đặt ra. Năm 1987, Uỷ ban môi trường và phát triển bền vững của Liên Hợp 
Quốc đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững “PTBV là sự phát triển nhằm thoả  
mãn các yêu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự  thoả  mãn  
các nhu cầu của thế  hệ  tương lai ”. Năm 1992, Hội nghị  thượng đỉnh của Liên 
Hợp Quốc về “Môi trường và phát triển” tổ chức tại Riođe Janeiro (Braxin) với  
sự tham gia của nhiều nước đã nhất trí: “PTBV là sự phát triển nhằm thoả mãn  

                                                                      
12


các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai  
để đáp ứng yêu cầu của chính họ" và PTBV phải là mục tiêu của toàn nhân loại 
trong thế kỷ XXI [11].

Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thoả mãn yêu cầu căn bản của con người,  
cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ  sinh thái, bảo đảm tương  
lai  ổn định. PTBV thực hiện và đảm bảo sự  liên đới giữa các thế  hệ, giữa các 
quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. PTBV có tính chất đa diện, thống nhất,  
toàn bộ. Muốn PTBV phải lồng ghép được 3 thành tố  quan trọng của sự  phát 
triển với nhau: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là 
nguyên lý chung để  hướng sự  phát triển bền vững của các lĩnh vực trong nền  
kinh tế. Cụ thể :
­ Bền vững về  kinh tế: Thể  hiện một cách khái quát  ở  sự   ổn định và 
không ngừng gia tăng sức sản xuất của lãnh thổ, tổng sản phẩm phải ngày một tăng 
lên.
­ Bền vững về mặt xã hội: Thể hiện bằng sự phân chia thu nhập và phúc  
lợi xã hội. Xã hội bền vững phải là một xã hội trong đó phát triển kinh tế phải đi 
đôi với công bằng xã hội. Từ đó nảy sinh yêu cầu trách nhiệm của con người đối 
với thiên nhiên và thế  hệ  tương lai: Trách nhiệm sống hoà hợp với thiên nhiên;  
sự  tồn tại bình đẳng của loài người và các dạng sống khác trên trái đất; ý thức 
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống chung.
­ Bền vững về môi trường thể hiện: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên 
và điều kiện môi trường, xã hội. Trong đó đề cao vấn đề bảo vệ môi trường như 
một điều kiện sống còn cho sự phát triển của xã hội loài người trong thế kỷ mới.
* Phát triển nông lâm­nghiệp bền vững là gì và có yêu cầu gì ? Đây là vấn 
đề mà các nhà chiến lược cần nắm vững để vận dụng linh hoạt. Trong phát triển  
nông­lâm nghiệp bền vững chúng ta cần sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là các 
nguồn lực tự  nhiên (địa hình, đất, nước, nhiệt­ẩm) một cách có hiệu quả, hạn 
chế  các quá trình biến đổi làm thái hóa, có phương pháp cải tạo làm biến đổi 

                                                                      
13



chúng theo chiều hướng tích cực; mang lại hiệu quả  kinh tế   ở  chỗ  tăng năng  
suất, tăng sản lượng và giải quyết được các vấn đề về thu nhập, mức sống, việc  
làm.
Về  mặt sản xuất, mỗi ngành nông nghiệp, lâm nghiệp đều có những yêu  
cầu, đòi hỏi riêng về  cả  mặt tự  nhiên và xã hội. Đặc biệt là để  phát triển một  
nền sản xuất bền vững thì chúng đòi hỏi những tiêu chuẩn nhất định.
Sản xuất nông nghiệp được ưu tiên và có hiệu quả ở những khu vực có độ  
dốc dưới 150, độ chia cắt nganng và độ chia cắt sâu nhỏ, địa hình tương đối bằng 
phẳng hoặc lượn sóng; nơi tập hợp các kiểu địa hình đồng bằng, thung lũng giữa  
núi, đồi thấp, vùng đất thấp chuyển tiếp; các quá trình địa mạo hiện đại là quá 
trình bồi lắng, tích tụ; tầng đất thường dày, độ  phì đất còn cao (đất phù sa, đất  
feralit còn tốt), khả năng cấp – thoát nước tốt, mức độ  kết von trong đất không  
đáng kể; các điều kiện nhiệt  ẩm như tổng nhiệt năm >7000 0C, tổng lượng mưa 
năm >1500mm, mùa khô không dài quá 5 tháng, mùa lạnh nhiệt độ  dưới 3 tháng 
<180C) (phụ thuộc vào vĩ độ  địa lý và độ  cao địa hình); các điều kiện khác như: 
khu vực hiện tại đã được khai thác trồng trọt, chăn nuôi, giao thông đi lại thuận 
tiện, nơi đông dân nguồn nhân lực dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng.
Sản xuất lâm nghiệp thường ở nơi có độ dốc thường lớn, trên 150; địa hình 
bị chia cắt lớn, nhất là chia cắt sâu; tập hợp các kiểu địa hình: núi trung bình, núi 
thấp, đồi cao, đồi thấp… và là những nơi không thuận lợi cho sản xuất nông 
nghiệp; các quá trình địa mạo hiện đại: là địa bàn dễ  xảy ra các tai biến về  lũ 
quét, trượt lở  đất; đất đặc trưng cho khu vực địa hình dốc, tầng đất mỏng hơn, 
có nơi bị xói mòn lộ đá gốc, độ  kết von, đá ong trong đất không vượt quá 15%; 
điều kiện nhiệt ẩm: nhiệt độ, độ ẩm có sự phân hóa theo đai cao, nơi thường có  
lượng mưa trên 1000mm; các điều kiện khác như: là khu vực rừng tự nhiên, rừng  
trồng hoặc thảm cỏ, cây bụi… được dùng vào bảo tồn, khai thác và trồng rừng 
mới, giao thông đi lại khó khăn hơn.

                                                                      
14



Để  phát triển bền vững theo nguyên lý “hệ  kinh tế  ­ sinh thái”, đó là việc 
phát triển bền vững đồng nghĩa với các biện pháp sử  dụng hợp lý nguồn tài 
nguyên thiên nhiên (rừng, đất, nước, tài nguyên sinh vật, khoáng sản...), các điều 
kiện KT­XH của những hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm thu được sản lượng cao, 
hiệu quả kinh tế lớn và sản phẩm hàng hoá ngày một nhiều hơn. Việc tăng sản 
lượng, tăng sản phẩm hàng hoá và nâng cao hiệu quả kinh tế này phải gắn liền  
với việc  ổn  định,  giữ  vững và  bồi dưỡng  độ  màu mỡ  của   đất, bảo vệ  môi  
trường. Đây chính là mục tiêu của phát triển bền vững mà các vùng đồi núi phải  
vươn đến.
Mục tiêu của phát triển bền vững ở vùng đồi núi là:
+ Bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên, cân bằng sinh thái và không gây ô 
nhiễm môi trường. Đó là một hệ  thống nông nghiệp sử  dụng tốt những nguyên 
liệu sẵn có tại chỗ  và tái tạo được; các nguồn tài nguyên tái tạo sẽ  được khai  
thác một cách hợp lý, tận dụng các chất thải, các phụ  phẩm từ  các dây chuyền 
sản xuất chính.
+ Đáp  ứng được các nhu cầu tăng trưởng kinh tế, trước mắt cũng như  lâu  
dài một cách ổn định.
+ Về  mặt xã hội, không tạo ra sự  bất bình đẳng và sự  phân hoá quá mức 
giữa người giàu và người nghèo, giữa người kinh và những người dân tộc khác.
Để làm được việc này cần tạo điều kiện để thiết lập một hệ thống tổ chức  
xã hội phát huy được sự hợp tác tương trợ trong nông thôn trên cơ sở kinh tế hộ 
nông dân nhằm khai thác tốt nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên của từng 
vùng sinh thái, đem lại lợi ích cho cả cộng đồng.
Như  vậy, đối với vùng đồi núi, việc xây dựng một nền nông nghiệp sinh  
thái là cơ sở của sự phát triển bền vững. Tuy nhiên không thể  có một giải pháp  
chung cho mọi vùng đồi núi của Việt Nam.
Huyện Đại Từ thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc, với địa hình chủ 
yếu là đồi cao, núi thấp. Dân cư sinh sống tại đây ngoài người dân bản địa (với  


                                                                      
15


nhiều dân tộc: Kinh, tày, mông, dao, sán rìu...) còn có rất đông người dân nhập cư 
từ các lãnh thổ khác [13]. Với thành phần dân tộc đa dạng, địa hình đồi núi, điều  
kiện tự  nhiên mang tính chuyển tiếp giữa khu vực đồng bằng và vùng núi cao,  
Đại Từ trong chiến lược phát triển KT­XH cần đưa ra những định hướng hợp lý  
nhằm mục tiêu phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững nông, lâm  
nghiệp nói riêng.
1.2. Địa mạo trong phát triển nông­lâm nghiệp bền vững
­ Địa mạo học là một khoa học nhằm mục đích để  nghiên cứu địa hình bề 
mặt Trái Đất và làm sáng tỏ nguyên nhân thành tạo và biến đổi của chúng. Theo  
I.X Sukin, địa mạo học là một ngành của địa lý tự  nhiên, nghiên cứu địa hình bề 
mặt Trái Đất trong quá trình phát triển của nó và nó còn là một trong những thành 
phần của môi trường địa lý, nghĩa là nó có mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn 
nhau với tất cả  các thành phần khác nhau  ở  trong môi trường đó – cấu trúc địa  
chất, khí hậu, nước trên mặt và nước ngầm, lớp phủ  thổ  nhưỡng và thực vật, 
động vật – và với toàn bộ môi trường đó [1].
Như vậy đối tượng của địa mạo học là địa hình và các thành phần vật chất 
tạo nên chúng, mà sự kết hợp của chúng tạo thành các thể tổng hợp tự nhiên. Sự 
xác định trên đây về  địa mạo học buộc chúng ta không thể  nghiên cứu địa hình  
một cách cô lập mà phải nghiên cứu nó trong mối liên hệ với các thành phần tự 
nhiên khác trong những điều kiện của môi trường địa lý nhất định.
Địa hình mặt đất là một hợp phần quan trọng của tự  nhiên, là cơ  sở  của 
cảnh quan địa lý. Địa hình được xem lá một thành phần chủ  đạo trong cấu trúc 
của hệ sinh thái, là nền tảng rắn không thể thay thế được, trên đó các thành phần  
khác của hệ sinh thái như thổ  nhưỡng, thực vật phát triển. Với chức năng kiểm  
soát sự phân bố vật chất và năng lượng trong hệ thì bất kì tác động nào làm biến 

đổi địa hình dù là nhỏ  nhất đều dẫn tới sự  thay đổi của các thành phần khác 
trong hệ  sinh thái và làm thay đổi cả  hệ, từ  đó dẫn tới sự  biến đổi của cảnh  

                                                                      
16


quan. Do vậy, những hiểu biết về địa hình sẽ giúp chúng ta giải thích về sự khác 
nhau của các quá trình tự nhiên và hướng phát triển của chúng.
Mặt khác, địa hình ­ địa mạo được các nhà địa mạo hiện đại nghiên cứu và  
nhìn nhận như là một dạng tài nguyên: Địa hình mặt đất là một yếu tố tự nhiên, 
một thực thể  vật chất tồn tại khách quan và là một hợp phần không thể  thiếu 
của các tổng thể tự nhiên; nó là thành phần quan trọng của môi trường và là một 
nhân tố không thể thiếu trong hệ sinh thái cả trên cạn lẫn dưới nước. Con người  
có thể nhận thức được sự hiện diện của địa hình và đã tiến hành nghiên cứu về 
nó. Địa hình mặt đất có khả năng đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của con người về 
địa bàn cư trú, là bề mặt để con người sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp 
(trồng trọt, chăn nuôi), công nghiệp và xây dựng (nền tảng để xây dựng các công 
trình nhà ở, nhà máy xí nghiệp... xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội), dịch  
vụ, phục vụ  cho các nhu cầu khác của con người cả  về vật chất lẫn tinh thần.  
Hay nói cách khác, địa hình mặt đất là “sân khấu” để cho con người “trình diễn”  
mọi hoạt động của mình.
­ Vai trò của địa mạo cho phát triển nông –lâm nghiệp: 
Yêu cầu cơ  bản đối với sản xuất nông­lâm nghiệp là quỹ  sinh thái (nhiệt 
ẩm) và thổ  nhưỡng.  Ở huyện Đại Từ, về  mặt quỹ  sinh thái là tương đối thuận 
lợi   cho   sản   xuất,   với   lượng   nhiệt   trung   bình   trên   22 0C   và   lượng   mưa   trên 
1700mm/năm. Sự  phân hóa địa hình theo đai cao, cũng dẫn tới sự  phân hóa của 
các yếu tố nhiệt ẩm và thổ nhưỡng.
+ Về  mặt thổ  nhưỡng, ta thấy rằng giữa địa hình và thổ  nhưỡng  có mối  
liên hệ chặt chẽ với nhau, liên quan đến sự  tiến hóa của địa mạo ở  vị  trí mà nó  

được hình thành. Do vậy nghiên cứu địa mạo sẽ  giải quyết được vấn đề  thổ 
nhưỡng trong phát triển nông­lâm nghiệp bền vững. Đất là kết quả  của sự  tác 
động tương hỗ giữa các hợp phần địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật 
và cả  hoạt động của con người trong một khoảng thời gian nhất định. Vì giữa 
thổ nhưỡng và địa hình có mối quan hệ nguồn gốc, địa hình là nhân tố  phát sinh  

                                                                      
17


thổ  nhưỡng, đặc điểm thổ  nhưỡng quy định đặc tính địa hình, nên khi nghiên 
cứu, cần xem xét mối quan hệ hai chiều giữa chúng. Về mặt phát sinh, mối quan  
hệ  này mang tính chất một chiều, theo cách nói của Nguyễn Công Tuyết “ địa  
hình có nguồn gốc gì thì thổ  nhưỡng được thành tạo từ  nguồn gốc đó”. Đúng 
hơn điều kiện địa mạo nào thì thổ  nhưỡng đó, còn về  mặt tương quan giữa hai  
quá trình tạo hình thái và tạo thổ  nhưỡng thì chúng có quan hệ  nghịch – khi quá  
trình tạo hình thái xảy ra, mạnh mẽ  thì quá trình tạo thổ  nhưỡng kém hoặc 
ngừng hẳn, trái lại khi quá trình tạo hình thái yếu hoặc ngưng nghỉ thì quá trình  
tạo thổ  nhưỡng phát triển sâu sắc. Những nhận xét trên có ý nghĩa rất quan 
trọng, từ  những nghiên cứu địa mạo về mặt phát sinh và động lực để  khoanh ra  
các kiểu địa hình, trên đó thổ nhưỡng sẽ được phát triển.
Thông qua việc nghiên cứu thổ nhưỡng dưới góc độ nguồn gốc phát sinh có 
ý nghĩa quan trọng đối với quy hoạch không gian lãnh thổ, đặc điểm thổ nhưỡng 
phản ánh động lực quá trình địa mạo đang diễn ra. Những lãnh thổ  có quá trình 
tạo thổ nhưỡng đang bị gián đoạn, đất đang bị thoái hóa, xói mòn trơ sỏi đá, đất 
kém phì nhiêu không những không có khả năng tạo ra năng suất cây trồng cao mà  
còn phản ánh động lực quá trình địa mạo đang diễn ra mạnh mẽ, hoặc là quá 
trình ngoại sinh xảy ra mạnh, hoặc là do hoạt động của con người tác động rất  
lớn đến cảnh quan. Nghiên cứu địa hình giúp các nhà thổ  nhưỡng có thể  phân  
loại đất theo nguồn gốc phát sinh và quy luật phân bố vật chất, năng lượng bức 

xạ  mặt trời để  có thể  lựa chọn các loại cây trồng thích hợp với điều kiện sinh  
thái, đáp  ứng nhu cầu sản xuất lương thực thực phẩm; đồng thời có các biện  
pháp cải tạo sử dụng hợp lý tài nguyên đất, sử dụng hợp lý không gian lãnh thổ.
Về mối quan hệ giữa địa mạo và thổ nhưỡng, đấy là mối quan hệ 2 chiều, 
giải quyết được mối quan hệ ấy sẽ dẫn tới phát triển kinh tế nông­lâm nghiệp. 
Địa mạo – thổ  nhưỡng là một khái niệm được định nghĩa theo nhiều cách khác 
nhau. Trước tiên, có thể hiểu đất trong mối quan hệ với cảnh quan địa lý, các hệ 
sinh thái mà chúng được tạo thành đặc biệt là địa hình có vai trò rất quan trọng  

                                                                      
18


trong sự hình thành đất. Các quá trình địa mạo di chuyển chất khoáng, chất hữu  
cơ và hòa tan các ion trong đất. Các quá trình bóc mòn, quá trình sườn, rửa trôi bề 
mặt, tích tụ vật liệu… đã tác động lên thành phần vật chất của đất, tích lũy các  
chất hữu cơ trong đất. 
+ Trên mỗi kiểu địa hình phản ánh thành phần vật liệu gốc, các dạng địa 
hình, các quá trình dòng chảy, chịu tác động bởi thủy văn và được phủ  lên lớp  
thực vật phù hợp với từng loại đất. Tuy nhiên, các nhân tố  này chịu ảnh hưởng  
mạnh mẽ  bởi  các thông số  trắc lượng hình thái địa hình như  hướng sườn, độ  
cao, độ dốc, độ chia cắt sâu, chia cắt ngang:
Độ cao: Là yếu tố quan trọng, là điều kiện quyết định đến các nhân tố  môi 
trường khác như khí hậu, thảm thực vật, thổ nhưỡng…
Độ dốc hay góc dốc: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của các sườn dốc 
thông qua các quá tình có thể xảy ra trên đó; thí dụ như việc áp dụng các phương  
tiện, các thiết bị kỹ thuật cơ giới vào trong sản xuất nông nghiệp, độ  dốc cũng  
ảnh hưởng đến lượng năng lượng mặt trời của các đối tượng trên sườn dốc 
nhận được. Đa số các nhà khoa học Việt Nam lấy ngưỡng độ  dốc 150 làm ranh 
giới cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Theo S.I. Xin­ve­xtrôp, có thể phân  

chia độ  dốc dùng trong sản xuất nông nghiệp ra các cấp như  sau: Bằng phẳng:  
Độ  dốc dưới 10  / Thoải: Độ  dốc từ  10­20 / Hơi dốc: Độ  dốc từ  30­40 / Dốc: Độ 
dốc từ 50­100 / Rất dốc: Từ 100­200.
Hướng dốc: Cùng với góc dốc gây ra sự  khác biệt về  lượng năng lượng  
Mặt trời nhận được.
Độ  chia cắt ngang: Là một yếu tố  quan trọng trong nghiên cứu để  quản lý  
và sử dụng lãnh thổ. Chỉ số này có giá trị càng cao, mức độ sử dụng địa hình, sử 
dụng lãnh thổ càng bị hạn chế.
Năng lượng địa hình: Thường liên quan chặt chẽ đến độ cao và độ  dốc, nó 
có thể là hạn chế song cũng có thể là thuận lợi cho các hoạt động của con người.

                                                                      
19


+ Theo Simonson (1959), sự hình thành đất là sự tương tác giữa 4 quá trình: 
sự  cộng thêm vào, sự  mất đi, sự  di chuyển và sự  biến đổi. Nó đã mang đến sự 
hiểu biết các mối quan hệ không gian trong cảnh quan đất. Các quá trình địa chất  
hay quá trình địa mạo gây ra sự  cộng thêm, sự  mất đi, sự  di chuyển và sự  biến 
đổi trên phạm vi cảnh quan tạo ra và thay đổi địa hình, trầm tích và đất.
Quá trình địa mạo và quá trình hình thành đất có sự tương tác với nhau,  đặc  
biệt có liên quan đến sự  di chuyển của đất và nước. Các quá trình địa mạo xói 
mòn và tích tụ đã tạo ra các dạng địa hình đặc biệt và có ảnh hưởng lớn đến lớp 
đất trên bề  mặt. Ví dụ, trầm tích bị  xói mòn từ  sườn dốc được lắng đọng như 
coluvi (lở tích) trên đáy của sườn dốc hoặc aluvi (phù sa) ở kênh thoát nước hay 
đồng bằng ngập lụt.
+ Ta biết rằng yếu tố ẩm là một trong những yếu tố sống còn của sản xuất  
nông nghiệp. Đặc điểm địa hình có tác động gián tiếp đến sản xuất nông­lâm 
nghiệp thông qua phân bổ lại tài nguyên nước: “Nước chảy chỗ trũng”. Địa hình  
bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối dày sẽ  tạo ra nguồn nước dồi dào phục vụ 

cho sản xuất. Tuy nhiên, độ  chia cắt sâu lớn cũng làm cho mực nước ngầm hạ 
thấp trong mùa khô, gây thiếu nước, phát triển rộng rãi các loài thực vật rụng lá 
theo mùa. Vì vậy cần phải có những biện pháp thủy lợi điều tiết nước.
+ Xói mòn đất là biểu thị  tính dễ  bị  tổn thương của đất và là đại lượng 
nghịch đảo với tính kháng xói của đất. Đất có tính xói mòn cao thì khả  năng  
kháng xói thấp. Có nhiều quan niệm về xói mòn đất, nhưng theo Nguyễn Quang  
Mỹ, Nguyễn Tử Dần (1968) “xói mòn là một quá trình động lực phá hủy độ màu  
mỡ  của đất, làm mất trạng thái cân bằng của cả  vùng bị  xói mòn lẫn bồi tụ”.  
Như vậy xói mòn là quá trình động lực bao gồm sự phá hủy các lớp đất đá, mùn 
và vận chuyển chúng đi xa. Xói mòn đất phụ  thuộc vào nhiều yếu tố  như: Độ 
dốc, đặc tính đất (Thành phần, cấu trúc đất), yếu tố  địa hình (chiều dài sườn,  
hình dạng sườn), độ  chia cắt địa hình, thảm thực vật và các tác động của con 
người (qua biện pháp canh tác; đây là loại dễ  thấy và gây ra hậu quả  nghiêm 

                                                                      
20


trọng; các hoạt động canh tác  trên đất dốc, phá rừng, khai thác lớp phủ  không 
bền vững … đẩy nhanh quá trình xói mòn). Độ dốc sườn đóng vai trò quan trọng  
bậc nhất trong việc làm tăng cường hay giảm bớt quá trình xói mòn đất; độ dốc  
quyết định thế  năng của hạt đất và dòng chảy phát sinh trên mặt .Vì vậy, trong 
nghiên cứu địa mạo phục vụ cho phát triển nông­lâm nghiệp bền vững cần quan 
tâm nghiên cứu đến vấn đề xói mòn đất.
1.3. Vai trò của nghiên cứu địa mạo trong quy hoạch, tổ chức lãnh thổ 
Quy hoạch, tổ chức và sử dụng hợp lý lãnh thổ được xem là công việc phức 
tạp giải quyết cùng lúc các vấn đề  như  sử  dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, 
giảm thiểu các tai biến thiên nhiên một cách tối  ưu hướng tới phát triển bền  
vững ở từng địa phương và từng thời điểm nhất định.
Địa hình ­ địa mạo là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt đã được con  

người sử  dụng từ  rất lâu phục vụ  cho các nhu cầu của cuộc sống; nó có nhiều  
chức năng khác nhau như: Là môi trường sống, là đối tượng công việc, là ranh  
giới tự nhiên và ranh giới hành chính (các dãy núi, dòng sông…), địa hình có chức  
năng du lịch giải trí, chức năng văn hóa tinh thần, chức năng bảo vệ  góp phần 
đáp  ứng nhu cầu cả về vật chất và tinh thần của con người… nhưng cần nhấn 
mạnh rằng địa hình ­ địa mạo là nền móng của mọi hoạt động sản xuất. Thực tế 
cho thấy, cơ sở để lập các kế hoạch quản lý lãnh thổ là phải quan tâm đến yếu  
tố nền vật chất hay yếu tố địa hình nên địa hình ­ địa mạo là một đối tượng quy  
hoạch và quản lý lãnh thổ để phát triển bền vững. 
Địa hình ­ địa mạo với nhiều chức năng, việc nghiên cứu đặc điểm địa chất, 
địa hình một vùng lãnh thổ là cần thiết, có ảnh hưởng đến việc sử dụng tốt hơn  
không gian lãnh thổ; đưa ra được những quyết định về  sự  phù hợp của địa hình  
đối với xây dựng, sử dụng các loại hình hoạt động khác nhau trên đó. 
Các tai biến địa mạo là kết quả của sự hợp nhất giữa cường độ và tần suất 
xuất hiện của hiện tượng tự nhiên. Đây là điểm khởi đầu cho sự  ổn định hoặc 
không  ổn định của các dạng địa hình nhất định với một vai trò đặc biệt trong  

                                                                      
21


việc sử  dụng mỗi dạng địa hình. Mỗi dạng địa hình là không  ổn định khi nó 
không cân bằng với môi trường.  Ứng với mỗi loại cấu trúc địa chất sẽ  có một  
trạng thái cân bằng riêng. Tùy thuộc vào đặc tính của mỗi dạng địa hình mà có  
những cách sử dụng, cách quản lý tối ưu và hiệu quả nhất. 
Vì vậy, nghiên cứu địa hình trong quy hoạch và sử  dụng hợp lý lãnh thổ  là  
phải tích hợp tất cả những thông số trên, xem xét các mối quan hệ giữa chúng và 
với các thông số của các nhân tố khác như khí hậu, mạng lưới thủy văn, khoáng 
sản, thảm thực vật… Các tai biến địa mạo phải được xem xét trong mối tương  
quan với các quá trình địa mạo mà ảnh hưởng đến một khu vực nhất định. Do đó 

cần phải xác định cường độ  và tần suất xuất hiện của một số các quá trình địa 
mạo cũng như  lịch sử  phát triển của địa hình; phân tích mối quan hệ  hạn chế 
hoặc sự  thuận lợi của các dạng địa hình cho các hoạt  động cụ  thể  của con  
người. Những dạng địa hình có thể là hạn chế đối với hoạt động này song lại là 
thuận lợi cho hoạt động khác của con người. Thí dụ  một khu vực núi cao, đặc  
trưng bởi độ cao lớn, giá trị  độ dốc sườn và năng lượng địa hình rất đáng kể  sẽ 
là hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp, sinh sống định cư, nhưng lại phù hợp 
với môn thể thao mùa đông, du lịch mạo hiểm, chinh phục đỉnh núi khám phá tự 
nhiên…
Kết quả  cuối cùng của mỗi cuộc nghiên cứu địa mạo trên bất kỳ  lãnh thổ 
nào thường là việc xây dựng bản đồ địa mạo lãnh thổ đó, trên đó có khoanh vùng 
phân bố  của các quá trình địa lý, có phân biệt về  giai đoạn và cường độ  biểu 
hiện của chúng. Bản đồ  địa mạo thật ra là cơ  sở để  đặt kế  hoạch và lập dự  án  
cho các biện pháp và công trình xây dựng đòi hỏi phải nghiên cứu sơ bộ địa hình, 
và cũng là theo yêu cầu của các công tác đó mà bản đồ  đã được thành lập một 
cách thích hợp. Có thể  định nghĩa “Bản đồ  địa mạo là sản phẩm của công trình  
nghiên cứu địa hình bề  mặt Trái Đất về  các mặt hình thái, nguồn gốc, lịch sử 
phát triển và những thay đổi hiện tại của nó”.
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về huyện Đại Từ

                                                                      
22


Hiện nay có một số công trình nghiên cứu, đề tài, dự  án liên quan đến lãnh 
thổ tỉnh Thái Nguyên, đề cập tới các vấn đề trong nghiên cứu điều tra cơ bản và  
khai thác tài nguyên: Về  thổ  nhưỡng, khí hậu, sinh vật và phân vùng địa lý tự 
nhiên...
­ Sở  tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên, báo cáo quy hoạch sử  dụng 
đất đai tỉnh Thái Nguyên thời kì 1999­2010

­  “Ảnh hưởng của một số yếu tố cảnh quan đến độ  phì nhiêu của đất đến  
khu vực huyện Đồng Hỷ”, Phạm Quang Tuấn, Phạm Quang Anh, 1988.
­ “Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên phục vụ quản lý và  
sử  dụng TNKH cho mục đích phát triển nông­lâm nghiệp”, Nguyễn Khanh Vân 
(chủ trì)
­ “Đặc điểm địa mạo khu Đông Bắc Tam Đảo và ý nghĩa định hướng tìm  
kiếm Khoáng sản của chúng”. Trần Viết Khanh, luận án tiến sỹ Địa Lý, 2001.
­ “Địa lý tỉnh Thái Nguyên”, Trịnh Trúc Lâm, 1998.
­ Nghiên cứu địa mạo ­thổ nhưỡng đã được tập thể các tác giả: GS.TSKH. 
Lê   Đức   An,   TS.   Lại   Huy  Anh,   TS.   Đào  Đình  Bắc,   TS.   G.   Bourgeon,   TS.   P.  
Brabant, TS. Nguyễn Đình Kỳ, KS. Vũ Ngọc Quang nghiên cứu và thành lập ra  
bản đồ địa mạo­thổ nhưỡng (tỷ  lệ 1: 100.000) thể hiện được sự  phân bố  của 3 
kiểu, 7 phụ  kiểu và 22 loại cảnh quan địa mạo­thổ  nhưỡng với các tổ  hợp đất 
khác  nhau.  Các  công  trình nghiên cứu  địa  mạo­thổ   nhưỡng  của  KS.Vũ  Ngọc 
Quang và đồng nghiệp: “Nghiên cứu và thành lập bản đồ  địa mạo­thổ  nhưỡng 
tỉnh Thái Nguyên”.
­ Các nghiên cứu phục vụ  cho huyện Đại Từ  còn hạn chế, chủ  yếu tập  
trung vào một số  tiềm năng chính như: Các dự  án về  Chè, nghiên cứu khoáng 
sản, phát triển du lịch khu vực Hồ Núi Cốc...
Các nghiên cứu đã đáp ứng phần nào phục vụ cho công cuộc phát triển kinh 
tế  xã hội của khu vực nghiên cứu, tuy nhiên  còn thiếu  những nghiên cứu địa 
mạo phục vụ cho phát triển nông ­ lâm nghiệp Đại Từ. 

                                                                      
23


1.5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận trong nghiên cứu địa mạo khu vực
+ Quan điểm phát triển bền vững:  Muốn phát triển bền vững phải lồng  

ghép được 3 thành tố  quan trọng của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế,  
phát triển xã hội và bảo vệ  môi trường. Đây là  nguyên  lý chung để  hướng sự 
phát triển bền vững của các lĩnh vực trong nền kinh tế. Bền vững về kinh tế: thể 
hiện một cách khái quát  ở  sự   ổn định và không ngừng gia tăng sức sản xuất của 
lãnh thổ, tổng sản phẩm phải ngày một tăng lên.  Bền vững về  mặt xã hội: thể 
hiện bằng sự phân chia thu nhập và phúc lợi xã hội. Xã hội bền vững phải là một 
xã hội trong đó phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội. Bền vững về 
môi trường thể hiện: Sử dụng hợp lý tài nguyên và điều kiện môi trường, xã hội.  
Trong đó đề cao vấn đề bảo vệ môi trường như một điều kiện sống còn cho sự 
phát triển của xã hội loài người trong thế kỷ mới.
+ Quan điểm hệ  thống: Đây là quan điểm khoa học chung, phổ  biến và là 
quan điểm cơ  bản, phương pháp tư  duy tiếp cận mọi vấn đề. Cơ  sở  của quan  
điểm này là sự  tác động qua lại và có mối liên hệ  chặt chẽ  tạo thành một hệ 
thống động lực hở, tự điều chỉnh của các yếu tố tự nhiên.
+ Quan điểm lịch sử: Địa hình là sản phẩm của quá trình tác động tương hỗ 
giữa các yếu tố  nội sinh và ngoại sinh. Các yếu tố  nội sinh định hướng cho sự 
phát triển của địa hình nên khi xem xét địa hình cần quan tâm tới yếu tố  lịch sử 
phát triển địa chất. Các yếu tố ngoại sinh có xu hướng làm cân bằng năng lượng  
địa hình, cần quan tâm tới lịch sử biến đổi các yếu tố ngoại sinh tác động tới địa 
hình như: Khí hậu, thủy văn, sinh vật và cả  lịch sử  khai thác lãnh thổ  của con  
người.
+ Quan điểm tổng hợp: Đây là quan điểm cơ  bản của địa lý học, thể  hiện  
trong cả  nội dung và phương pháp nghiên cứu, xem tự  nhiên là một tổng thế 
thống nhất, hoàn chỉnh, trong đó các thành phần, yếu tố  có quan hệ  hữu cơ  với  

                                                                      
24


nhau. Khi nghiên cứu, chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ của các thành phần trong  

hệ thống và mối quan hệ tương hỗ với hệ thống khác.
+ Quan điểm lãnh thổ: Bất kỳ  một đối tượng địa lý nào cũng đều gắn với  
một không gian lãnh thổ  nhất định, có sự  phân hóa và phụ  thuộc lẫn nhau trong  
lãnh thổ  đó, nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ  xung quanh  
trên phương diện tự nhiên cũng như kinh tế ­ xã hội.
*Các phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: Kế  thừa có chọn lọc 
các nguồn tài liệu, tư liệu có liên quan, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích  
nghiên cứu. Sử  dụng phương pháp nay giúp rút ngắn thời gian trong các nghiên 
cứu.
 + Phương pháp phân tích động lực hình thái: Động lực và hình thái là 2 mặt  
có quan hệ  chặt chẽ  với nhau trong quá trình hình thành và phát triển của địa 
hình. Kết quả của một quá trình động lực tạo nên những dạng địa hình nhất định  
và ngược lại, cá dạng địa hình sẽ phản ánh một quá trình động lực.
+ Phương pháp nguồn gốc hình thái: Hình thái địa hình có liên quan chặt chẽ 
với nguồn gốc của nó; phương pháp này cho phép phân chia các cấp địa hình có 
cùng nguồn gốc nhưng tuổi khác nhau, vận dụng các kiến thức về  cổ  địa lý, sử 
dụng bản đồ, cột địa tầng, lỗ khoan địa chất để xác định tuổi của địa hình và quá 
trình phát triển.
+ Phương pháp kiến trúc hình thái: Phân tích mối quan hệ giữa địa hình và 
cấu trúc địa chất, thạch học tỉnh Thái Nguyên; nó giúp cho quá trình nghiên cứu  
cấu trúc địa chất và có thể  phỏng đoán được hình thái địa hình thực tế, bởi cấu  
trúc địa chất định hướng cho sự phát triển của địa hình [4], [8].
+ Các phương pháp khảo sát ngoài thực địa: Đây là phương pháp cơ  bản,  
truyền thống trong nghiên cứu địa lý nói chung và địa mạo. Phương pháp này  
nhằm mục đích thu thập tài liệu bổ  sung, so sánh giữa tài liệu trong phòng với  
ngoài thực địa. Tác giả đi thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các yếu 

                                                                      
25



×