Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.32 KB, 24 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam có sự đóng góp
rất lớn tới tăng trưởng xuất khẩu quốc gia, với mức tăng trưởng trung
bình 20%/năm trong giai đoạn 2000-2015, trong đó không thể không
ghi nhận vai trò quan trọng của khối doanh nghiệp FDI trong ngành
này. Sự có mặt của khối này đã tạo động lực lớn thúc đẩy ngành này
ở Việt Nam phát triển. Tăng cường tác động lan tỏa từ FDI tới xuất
khẩu của ngành này ở Việt Nam sẽ góp phần cải thiện kết quả xuất
khẩu của Việt Nam cũng như đóng góp vào sự phát triển của quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Việc xác định được
cơ chế lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành và điều kiện để đạt
được các tác động lan tỏa tích cực đó là vô cùng cần thiết nếu muốn
phát huy được các tác động tích cực từ FDI tới xuất khẩu của ngành.
Song, cho tới nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá sâu tác động
lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo
ở Việt Nam, để trên cơ sở đó các nhà hoạch định chính sách, các
doanh nghiệp, các nhà quản lý đưa ra được các giải pháp phù hợp
trong quản lý và điều hướng đối với dòng FDI vào Việt Nam cũng
như đối với ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo các mục tiêu
phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, NCS chọn đề tài “Tác
động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế
biến chế tạo ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, đã có nhiều các nghiên cứu về tác động lan tỏa từ
FDI tới tăng trưởng kinh tế, công nghệ, năng suất lao động và tăng




2
trưởng thương mại như: nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh
và cộng sự (2006) về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam, nghiên cứu của tác giả Lê Quốc Hội (2009) về tác động lan tỏa
công nghệ từ FDI ở ngành công nghiệp chế biến, nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Khắc Minh (2009) về tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài tới tăng trưởng năng suất ở một số ngành của công nghiệp chế
tác, nghiên cứu của Đào Văn Thanh (2013) về tác động tràn của FDI
tới các doanh nghiệp nội địa ngành dệt may Việt Nam, nghiên cứu
của tác giả Đặng Quý Dương (2014) về tác động của FDI tới các
ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trịnh
Minh Tâm (2016) về tác động của FDI tới đổi mới công nghệ ở Việt
Nam, và các nghiên cứu khác. Các nghiên cứu này làm sâu sắc thêm
lý luận và thực tiễn về tác động lan tỏa từ FDI ở Việt Nam.
Đến nay mới chỉ có một nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn &
Anwar (2011) về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu cho trường
hợp của Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở
việc đưa ra các kiểm định về mức độ tác động lan tỏa của FDI tới các
ngành sản xuất này mà chưa chỉ rõ các kênh tác động, các điều kiện
để tạo ta tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của các doanh nghiệp
nội địa và ngành như thế nào.
2.2. Nghiên cứu ngoài nước
Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã làm rõ lý luận về tác
động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu ở nước nhận đầu tư, đồng thời
cũng đã minh chứng cho các luận giải đó bằng các nghiên cứu thực
nghiệm cho trường hợp của nhiều nước khác nhau.
Các nghiên cứu đầu tiên về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu
của nước nhận đầu tư phải kể đến các nghiên cứu điển hình như

nghiên cứu của tác giả Kokko (1994, 1996), Rodriguez-Clare (1996),


3
Aitken & Harrison (1997), Kaufmann (1997), Kokko và cộng sự
(2001) và Alvarez & Lopez (2008) sau đó là hàng loạt các nghiên
cứu tiếp theo bổ sung và làm sâu sắc hơn lý luận về tác động lan tỏa
từ FDI tới nước nhận đầu tư về tăng trưởng kinh tế, công nghệ,
thương mại, xuất khẩu.
Bên cạnh đó là các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh các
điều kiện để tác động lan tỏa từ FDI tới nước nhận đầu tư là tích cực
như nghiên cứu của Greenaway & Kneller (2008) cho trường hợp
của UK giai đoạn 1988 – 2002, nghiên cứu của Aitken & Harrison
(1999) cho trường hợp của Venezuela, nghiên cứu của Djankov &
Hoekman (2000) cho trường hợp của Cộng hòa Séc, nghiên cứu của
Barrios và cộng sự (2003) cho trường hợp của Tây Ban Nha giai
đoạn 1990 – 1998, nghiên cứu của Bernard & Jensen (2004) cho
trường hợp của Mỹ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố tác động tới hiệu ứng
lan tỏa như nghiên cứu của Barry & Bradley (1997), Kokko (1994),
Hamida (2011), Kokko và cộng sự (2001) và Alvarez & Lopez
(2008), Greenaway và cộng sự (2004), Kneller and Pisu (2007),
Franco & Sasidharan (2010), Marin & Bell (2006), Marin &
Sasidharan (2010).
Tóm lại, các công trình nghiên cứu ngoài nước cả về lý thuyết
và thực tiễn khá toàn diện và phong phú. Các nghiên cứu đã cho thấy
sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI không phải lúc nào cũng giúp
làm tăng xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa tại nước nhận đầu
tư. Tác động lan tỏa FDI tới xuất khẩu của nước nhận đầu tư rất đa
dạng phụ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp, ngành và của nước

tiếp nhận.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


4
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác
động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến
chế tạo ở nước nhận đầu tư; đồng thời đánh giá tác động lan tỏa từ FDI
tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam, Luận
án đề xuất các phương hướng và kiến nghị các giải pháp nhằm tăng
cường tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp
chế biến chế tạo ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, Luận án thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất
khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở nước nhận đầu
tư. Từ đó lựa chọn mô hình đánh giá tác động lan tỏa từ FDI tới
xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

-

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc tăng cường
tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của các ngành công nghiệp
chế biến chế tạo.


-

Khái quát đặc điểm ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt
Nam cũng như các điều kiện hoạt động kinh doanh và xuất khẩu
ở Việt Nam.

-

Phân tích và đánh giá thực trạng tác động của dòng FDI vào
ngành công nghiệp chế biến chế tạo và sự thay đổi về quy mô
xuất khẩu của ngành và quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp
trong ngành này ở Viêt Nam.

-

Ước lượng và kiểm định tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu
của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam thông qua
các kênh và các điều kiện xảy ra tác động.


5
-

Nghiên cứu xu hướng vận động của dòng FDI thế giới và đề
xuất các phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường tác
động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế
biến chế tạo ở Việt Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công
nghiệp chế biến chế tạo ở nước nhận đầu tư.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu tác động lan tỏa từ FDI
tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo thông qua
tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của các doanh nghiệp
trong ngành.

-

Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu tác động lan tỏa từ
FDI tới xuất khẩu hàng hóa vĩ mô và vi mô của ngành công
nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam, bao gồm 24 nhóm ngành
cấp 1 từ ngành 10 đến ngành 33 theo quy định của Quyết định
số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007của Thủ tướng
Chính phủ (xem phụ lục 01).

-

Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu về tác động lan tỏa từ
FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở
Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2006 tới 2015, và định
hướng giải pháp tới năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu, Luận án sử dụng kết hợp
một số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm:

-

Phương pháp phân tổ thống kê


6

6.

-

Phương pháp thống kê mô tả

-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp phân tích kinh tế lượng

-

Phương pháp tham vấn chuyên gia
Đóng góp mới của Luận án

6.1. Về mặt lý luận
- Làm sâu sắc thêm khái niệm về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất
khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo.
- Chỉ rõ 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới tác động lan tỏa từ FDI tới

xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, bao gồm: (i)
năng lực xuất khẩu của ngành, (ii) đặc điểm dòng vốn FDI đầu tư
vào ngành và (iii) môi trường kinh doanh.
- Hệ thống hóa 3 kênh truyền dẫn tác động lan tỏa từ FDI tới xuất
của ngành công nghiệp chế biến chế tạo bao gồm: (i) kênh cải
thiện năng lực xuất khẩu của ngành (thông qua 3 kênh phụ là
kênh cạnh tranh, kênh chuyển giao công nghệ thông qua liên kết
sản xuất, kênh di chuyển lao động), (ii) kênh thu hút thêm các
doanh nghiệp FDI vệ tinh vào ngành và (iii) kênh thị trường xuất
khẩu.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án cho rằng, tác động lan tỏa từ FDI là tác động gián tiếp,
không trực tiếp tác động tới xuất khẩu của ngành mà nó tác động
thông qua các kênh truyền dẫn tác động đó. Do vậy nâng cao năng
lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành CNCBCT, điều
chỉnh đặc điểm của doanh nghiệp FDI và cải thiện môi trường kinh
doanh là tiền đề quan trọng để tăng cường tác động lan tỏa từ FDI tới
xuất khẩu của ngành. Bên cạnh đó, việc thu hút FDI cần phải gắn


7
chặt với chiến lược tái cấu trúc các ngành công nghiệp chế biến chế
tạo và tái cấu trúc hoạt động xuất khẩu thì tác động lan tỏa tích cực
đạt được mới cao nhất. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước trong quá trình
quản lý, vận hành nền kinh tế cần tạo ra cơ chế gắn kết chặt chẽ giữa
thu hút FDI với phát triển CNCBCT, cụ thể: (1) Chọn lọc dự án FDI
hướng tới các ngành công nghiệp công nghệ cao và trung bình cao,
(2) Tạo nền tảng để phát huy tác động lan tỏa tích cực như cải thiện
năng lực tài chính của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo công

nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh, (3)
Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp
khác trong ngành để phát huy chuyển giao công nghệ, kỹ năng và
thông tin thị trường xuất khẩu.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của Luận án được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo
Chương 2: Thực trạng tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường tác động lan tỏa từ FDI tới xuất
khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam


8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG LAN TỎA TỪ FDI TỚI XUẤT
KHẨU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO

1.1. Lý thuyết về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở nước nhận đầu tư
1.1.1. Khái niệm về tác động lan tỏa từ FDI
Tác động lan tỏa từ FDI có thể hiểu là tác động gián tiếp từ FDI
tới các doanh nghiệp ở nước sở tại làm cải thiện năng xuất và hành vi
kinh doanh của các doanh nghiệp này thông qua việc học hỏi và/hoặc
sao chép công nghệ tiên tiến hơn từ các doanh nghiệp FDI (như công
nghệ sản xuất, bí kíp kỹ thuật, kỹ năng sản xuất, kỹ năng quản lý)
và/hoặc chịu áp lực cải tiến công nghệ và hành vi kinh doanh để có
thể tồn tại, gia tăng hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh thành công

với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thị
trường.
1.1.2. Khái niệm về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo
1.1.2.1. Khái niệm công nghiệp chế biến chế tạo
Ở Việt Nam, công nghiệp chế biến chế tạo được định nghĩa là
“những ngành công nghiệp có liên quan tới các hoạt động làm biến
đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi
các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới. Trong đó,
những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hoá thường được
xem xét là hoạt động chế biến. Đầu ra của quá trình sản xuất có thể
được coi là hoàn thiện dưới dạng là sản phẩm cho tiêu dùng cuối
cùng hoặc là bán thành phẩm và trở thành đầu vào của hoạt động chế


9
biến tiếp theo”, và được phân loại thành 24 nhóm ngành công nghiệp
cấp 1 từ ngành 10 đến ngành 33.
1.1.2.2. Khái niệm tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành
công nghiệp chế biến chế tạo
Tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế
biến chế tạo được hiểu là các tác động gián tiếp tích cực và tiêu cực
được tạo ra bởi dòng FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo
làm thay đổi kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành, từ
đó cộng hưởng tạo nên sự thay đổi về kết quả xuất khẩu của toàn
ngành.
1.1.3. Các hình thức tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo
Tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu diễn ra dưới hai hình thức,
là tác động lan tỏa theo chiều ngang và tác động lan tỏa theo chiều

dọc. Tác động lan tỏa theo chiều ngang là tác động lan tỏa trong nội
bộ ngành. Tác động lan tỏa theo chiều dọc là tác động lan tỏa giữa
các ngành.
1.1.4. Các kênh truyền dẫn tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu
của ngành công nghiệp chế biến chế tạo
1.1.4.1. Kênh cải thiện năng lực xuất khẩu của ngành
Hiệu ứng này có được thông qua ba kênh sau đây: (1) Kênh cạnh
tranh, (ii) Kênh chuyển giao công nghệ thông qua liên kết sản xuất,
(iii) Kênh di chuyển lao động.
1.1.4.2. Kênh thu hút thêm các doanh nghiệp FDI vệ tinh vào ngành
Khi các doanh nghiệp FDI di chuyển hoạt động sản xuất hàng hóa
toàn cầu, sẽ kéo theo chuỗi cung ứng toàn cầu của các hãng này di
chuyển theo.
1.1.4.3. Kênh thị trường xuất khẩu


10
Các doanh nghiệp FDI là những doanh nghiệp có mặt ở nhiều
quốc gia, cho nên bản thân những doanh nghiệp này sẽ là người cung
cấp các thông tin về thị trường nước ngoài, khách hàng nước ngoài,
các kênh phân phối hàng hóa ra nước ngoài và công nghệ nước
ngoài.
1.1.5. Các yếu tố tác động tới lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở nước nhận đầu tư
1.1.5.1. Các yếu tố liên quan tới đặc điểm dòng vốn FDI vào ngành
-

Quy mô đầu tư

-


Định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI

-

Động cơ đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp FDI

-

Mức độ tiên tiến của công nghệ của các doanh nghiệp FDI.

-

Hình thức đầu tư

-

Mức độ liên kết thương mại và sản xuất giữa các doanh nghiệp
FDI với các doanh nghiệp trong ngành.

1.1.5.2. Các yếu tố liên quan tới đặc trưng ngành công nghiệp chế biến
chế tạo
-

Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành như: quy
mô doanh nghiệp, năng lực tài chính, năng lực tổ chức quản lý,
chất lượng nguồn nhân lực, chiến lược đầu tư phát triển công
nghệ, định hướng xuất khẩu.

-


Các đặc trưng riêng biệt của ngành

-

Sự phát triển của các công nghiệp hỗ trợ của ngành

1.1.5.3. Các yếu tố liên quan tới môi trường kinh doanh tại nước
nhận đầu tư
-

Nền tảng phát triển kinh tế


11
-

Các yếu tố nguồn lực sản xuất

-

Chính sách kinh tế ảnh hưởng tới doanh nghiệp xuất khẩu

1.2. Kinh nghiệm quốc tế trong việc tăng cường tác động lan tỏa
từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế chế tạo
Nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm của 3 nước là Thái Lan, Trung
Quốc và Malaysia, tác giả rút ra được tám bài học kinh nghiệm lớn
dưới đây cho Việt Nam:
-


Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước

-

Tạo dựng nguồn nhân lực nội địa chất lượng tốt và dồi dào

-

Phát triển cơ sở hạ tầng

-

Tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi

-

Khuyến khích doanh nghiệp FDI liên kết chặt chẽ với doanh
nghiệp nội địa trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu

-

Ưu đãi doanh nghiệp xuất khẩu về vốn, thuế, lãi suất tín dụng

-

Lựa chọn công nghệ và đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài

-

Điều tiết dòng FDI theo mục tiêu phát triển kinh tế từng giai

đoạn

1.3. Đề xuất mô hình đánh giá tác động lan tỏa từ FDI tới xuất
khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
1.3.1. Khung nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tác động lan tỏa từ
FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở các
nước nhận đầu tư, tác giả tiến hành mô hình hóa lý luận về vấn đề
nghiên cứu như sơ đồ sau:


12
Đặc điểm của dòng
vốn FDI

Đặc trưng ngành công
nghiệp CBCT

Áp lực cạnh tranh
Chuyển giao công nghệ

Cải thiện năng lực
xuất khẩu của DN

XUẤT
KHẨU

Di chuyển lao động

FDI


Thu hút thêm FDI vệ
tinh
Thông tin thị trường
xuất khẩu

Đặc điểm môi trường
kinh doanh

Sơ đồ 1.5. Khung nghiên cứu về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất
khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
1.3.2. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Nguyễn & Anwar (2011)
và Đào Văn Thanh (2013), tác giả đề xuất mô hình ước lượng kiểm
định như sau:
logXKijt = f(logLDijt,CLLDijt,FIijt, DTijt,
logVonijt,QMijt,CMHjt,PCIijt,LantoaFDIjt,µit)

(1)

Trong đó, XKijt là giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp i ngành j
năm t. Trong mô hình (1) tác giả có bổ sung biến quy mô QMijt của
doanh nghiệp và biến môi trường kinh doanh PCIijt. Do các biến
XKijt, LDijt và Vonijt có sự dao động lớn giữa các doanh nghiệp i nên
tác giả sử dụng biến logXKijt, logLDijt và logVonijt để thay thế.


13
Bảng 1.2. Giải thích các biến độc lập và hướng tác động giả
thuyết của các biến

TT

Tên biến

Giải thích nghĩa
tên biến

Thang đo của biến

Hướng
tác
động

1

logLD

Số lượng lao động

Số lượng lao động của doanh
nghiệp

+

2

logVon

Khả năng tài chính
của doanh nghiệp


Tổng tài sản đầu năm của doanh
nghiệp

+

3

Clld

Chất lượng lao động
của doanh nghiệp

Chi lương trung bình cho 1 lao
động trong doanh nghiệp

+/-

4

FI

Tỷ phần FDI trong
doanh nghiệp

Phần chia vốn của nhà đầu tư
nước ngoài trong doanh nghiệp

+


5

DT

Quy mô thương mại
của doanh nghiệp

% doanh thu của doanh nghiệp so
với tổng doanh thu của ngành

+

QM

Quy mô doanh
nghiệp

1 là doanh nghiệp siêu nhỏ
6

2 là doanh nghiệp nhỏ
3 là doanh nghiệp vừa

+

4 là doanh nghiệp lớn.
Chỉ số Herfindahl
7

CMH


Mức độ tập trung
hóa của ngành

n  x
ijt
HERFjt   

i 1  X ijt





2

-

i = 1,2,3,…,n
8

PCI

Môi trường kinh
doanh của doanh
nghiệp

Chỉ số PCI tổng hợp cấp tỉnh của
VCCI công bố


9

FDIHorizonta
l

Tác động lan tỏa
theo chiều ngang

FDIHorizontal jt 

FDIBackward

Tác động lan tỏa
theo chiều dọc –
ngược chiều

FDIBackward jt 

10

FDIForward

Tác động lan tỏa
theo chiều dọc –
xuôi chiều

FDIForward jt 

11


Y jtf

+/-

Y jt



kjt

FDIHorizontalkt

k  j



h  j

+

+/-

hjt

FDIHorizontalht

+/-


14

1.3.4. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Sự gia tăng FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt
Nam càng lớn thì càng làm tăng xuất khẩu của các doanh nghiệp
trong ngành, từ đó cộng hưởng làm gia tăng xuất khẩu của toàn
ngành.
(2) Tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của doanh nghiệp thuận
chiều với quy mô của doanh nghiệp.
(3) Trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp khác nhau thì
tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của các doanh nghiệp
trong các ngành cũng khác nhau.
(4) Chất lượng nguồn nhân lực trong nước càng được cải thiện thì
tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của các doanh nghiệp
trong ngành càng lớn, từ đó cộng hưởng làm gia tăng xuất khẩu
của ngành.
(5) Môi trường kinh doanh của ngành càng được cải thiện thì tác
động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của các doanh nghiệp trong
ngành càng lớn, từ đó cộng hưởng làm gia tăng xuất khẩu của
toàn ngành.
1.3.5. Mô tả số liệu
Căn cứ trên 2 bộ số liệu sẵn có là: (i) Bộ số liệu điều tra doanh
nghiệp từ năm 2006 đến năm 2013 của Tổng cục thống kê; (ii) Bộ số
liệu chỉ số PCI từ năm 2006 đến năm 2015 của VCCI. Tác giả lọc số
liệu và tính toán các biến của mô hình (1) và tổng hợp được bộ số
liệu doanh nghiệp từ năm 2010-2013 gồm có 4203 doanh nghiệp
trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo (từ ngành 10 đến ngành
33) có xuất khẩu, với 1795 doanh nghiệp FDI và 2408 doanh nghiệp
nội địa.


15

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG LAN TỎA TỪ FDI TỚI XUẤT
KHẨU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO Ở
VIỆT NAM
2.1. Tình hình FDI và xuất nhập khẩu của ngành công nghiệp
chế biến chế tạo ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình FDI của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở
Việt Nam
2.1.1.1. Về quy mô đầu tư
Trong số 19 lĩnh vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì
ngành công nghiệp chế biến chế tạo là lĩnh vực thu hút lượng vốn
FDI nhiều nhất. Năm 2015, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
đã thu hút được 955 dự án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án
tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,233 tỷ
USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
2.1.1.2. Về công nghệ đầu tư
Công nghệ đầu tư chủ yếu vẫn là công nghệ thấp hoặc trung bình,
số lượng dự án công nghệ cao còn hạn chế. Xem xét trong giai đoạn
2005-2015 cho thấy tỷ trọng vốn FDI vào các ngành công nghiệp chế
biến chế tạo có công nghệ trung bình thường đạt ở mức cao nhất, sau
đó là công nghệ thấp và ít nhất là công nghệ cao.
2.1.1.3. Về động cơ đầu tư
Động cơ chính của các doanh nghiệp FDI là tiếp cận thị trường
tiêu thụ Việt Nam và giảm chi phí sản xuất.
2.1.1.4. Về hình thức đầu tư
Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100%
vốn nước ngoài (chiếm 82%) và liên doanh (chiếm 17%). Một số


16

theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, BT,
BTO
2.1.2. Thực trạng xuất nhập khẩu ngành công nghiệp chế biến chế
tạo ở Việt Nam
Xuất khẩu của ngành công nghiệp CBCT chiếm tới 80% tổng kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu chung. Đặc biệt, xuất khẩu ghi nhận đóng
góp lớn khối các doanh nghiệp FDI, tới 68,2% vào năm 2015.
Tuy nhiên, nhập khẩu của khối các doanh nghiệp FDI cũng lớn và
gia tăng cùng với xuất khẩu của khối này, chủ yếu là các sản phẩm
nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất và chủ yếu từ thị
trường Châu Á.
Việc phụ thuộc vào xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI và phụ
thuộc vào các thị trường Châu Á truyền thống như Trung Quốc, Hàn
Quốc trong nhập khẩu nguồn đầu vào sản xuất sẽ không mang lại
nhiều lợi ích và phát triển bền vững của ngành công nghiệp CBCT ở
Việt Nam.
2.2. Đánh giá tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành
công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
2.2.1. Ước lượng kiểm định tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu
của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
2.2.1.1. Ước lượng kiểm định tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu
của toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
Đặc điểm doanh nghiệp như lao động, vốn, chất lượng lao động
đều có tác động thuận chiều với xuất khẩu của doanh nghiệp trong
ngành.
Môi trường kinh doanh có tác động tích cực và thuận chiều với
gia tăng xuất khẩu của ngành.
Mức độ tập trung hóa của ngành cũng có tác động tới xuất khẩu



17
của các doanh nghiệp trong ngành.
Trong toàn ngành công nghiệp CBCT, FDI có tác động lan tỏa tới
xuất khẩu của toàn ngành theo cả hai chiều. Biến FDIHorizontal
nhận dấu tác động (+) được hiểu là sự xuất hiện và tham gia càng
nhiều của FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo thì sẽ có tác
động tích cưc tới xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành và qua
đó sẽ có tác động làm tăng xuất khẩu của toàn ngành. Biến
FDIBackward nhận dấu tác động (-) được hiểu là các doanh nghiệp
khác trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo càng tập trung nguồn
lực cho việc cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp FDI trong
ngành thì tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành càng giảm.
2.2.1.2. Ước lượng kiểm định tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu
của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam phân theo trình
độ công nghệ
Đối với ngành công ngiệp công nghệ thấp như dệt may, thực
phẩm, đồ uống, in, giấy…., yếu tố về số lượng lao động có ý nghĩa
hơn cả, cho thấy ngành này sử dụng nhiều lao động và yếu số lao
động là yếu tố thu hút FDI của ngành. Ngoài ra, FDI có tác động lan
tỏa trong cùng ngành và đối với các ngành khác chỉ có tác động
ngược chiều; có nghĩa là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
công nghệ thấp nhận được tác động lan tỏa từ FDI đối với xuất khẩu
của mình khi cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp FDI trong
ngành.
Đối với ngành công nghiệp công nghệ trung bình thấp như cao su,
luyện kim, lọc hóa dầu…, ngoài yếu tố số lượng lao động thì yếu tố
chất lượng lao động, vốn, tỷ lệ % vốn góp FDI, mức độ tập trung hóa
của ngành cũng có ảnh hưởng tới xuất khẩu của các doanh nghiệp
trong ngành và của ngành. Tuy nhiên, đối với nhóm ngành này, tác



18
động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu trong ngành chỉ có lan tỏa theo
chiều dọc và ngược chiều.
Đối với ngành công nghiệp công nghệ trung bình cao như sản
xuất ô tô, yếu tố FDI có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và tác động lan
tỏa từ FDI tới xuất khẩu trong ngành có được cả tác động ngang và
dọc, xuôi chiều và ngược chiều. Cho thấy sự phụ thuộc về xuất khẩu
của ngành vào FDI là rất lớn và việc liên kết sản xuất giữa nhà đầu tư
nước ngoài với các doanh nghiệp trong ngành là rất cần thiết nếu
ngành muốn tăng cường xuất khẩu.
Đối với ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp điện
tử, yếu tố vốn cho thấy là yêu tố quan trọng nhất đối với xuất khẩu
của ngành. Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều là các
doanh nghiệp FDI, sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào
xuất khẩu của ngành gần như không có nên tác động lan tỏa từ FDI
tới xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành không có.
2.2.1.3. Ước lượng kiểm định tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu
của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam phân theo quy
mô doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, yếu tố chất lượng lao động có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng tới xuất khẩu cũng như tới tác động lan tỏa
từ FDI tới xuất khẩu của cácd doanh nghiệp này.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu chất lượng lao động trong
doanh nghiệp càng được cải thiện thì các doanh nghiệp này nhận
được tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của mình thông qua mối
liên kết dọc.
Đối với doanh nghiệp lớn, tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu
của các doanh nghiệp trong ngành đạt được thông qua mối liên kết
ngang giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.



19
2.2.2. Đánh giá chung về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu
của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
2.2.2.1. Đánh giá tác động lan tỏa tích cực từ FDI tới xuất khẩu của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt nam
-

Các dự án FDI với quy mô lớn vào lĩnh vực công nghiệp

công nghệ cao như công nghiệp điện tử đã tạo ra cú hích tác động
mạnh mẽ tới kết quả xuất khẩu của các ngành này ở Việt Nam.
-

Áp lực cạnh tranh tạo ra bởi sự có mặt của các doanh nghiệp

FDI trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam đã bước
đầu tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ,
cải thiện sản xuất, gia tăng tìm hiểu thị trường xuất khẩu, tăng cường
liên kết thương mại.
-

Nguồn nhân lực trong nước bước đầu được cải thiện do áp

lực thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như có được
nhờ quá trình học hỏi của người lao động trong quá trình làm việc
cho các doanh nghiệp FDI.
2.2.2.2. Đánh giá tác động lan tỏa tiêu cực từ FDI tới xuất khẩu của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam

-

Công nghệ đầu tư trình độ thấp nên tác động lan tỏa thông

qua kênh chuyển giao công nghệ khó đạt được.
-

Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam làm

chuyển hướng mậu dịch của các doanh nghiệp trong nước từ việc
xuất khẩu cho các hãng này ở nước ngoài như trước đây sang việc
tập trung nguồn lực cung ứng cho các hãng này ở Việt Nam, từ đó
tác động tiêu cực làm giảm xuất khẩu của doanh nghiệp.
-

Các doanh nghiệp nội địa hầu như vẫn đứng ngoài chuỗi

cung ứng của các doanh nghiệp FDI trong việc cung ứng các nguồn
đầu vào cho sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm đầu ra của khối FDI.


20
-

Áp lực cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp nội địa

mất nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu, cũng
như mất thị trường, khách hàng xuất khẩu vào tay các doanh nghiệp
FDI.
2.2.2.3. Nguyên nhân của những tác động lan tỏa tiêu cực từ FDI tới

xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
-

Phần lớn doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực

về vốn và công nghệ còn hạn chế.
-

Nguồn nhân lực trong nước chất lượng thấp, năng suất lao

động thấp.
-

Nền tảng công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn

thấp.
-

Mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa và các doanh

nghiệp FDI còn hạn chế.
-

Các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa phát triển

khiến cho việc thu hút FDI cũng như gia tăng liên kết sản xuất trong
nước còn kém hiệu quả.
-

Đặc trưng dòng vốn FDI chảy vào ngành công nghiệp chế


biến chế tạo ở Việt Nam không mang nhiều đặc điểm để tạo ra các
tác động lan tỏa tích cực.
-

Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa tạo điều

kiện để phát huy các tác động lan tỏa tích cực từ FDI tới xuất khẩu
của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam.


21
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG LAN TỎA TỪ FDI
TỚI XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh toàn cầu của các doanh
nghiệp nước ngoài theo xu thế vận động mới của nền kinh tế thế giới
và những thay đổi trong phân công lao động quốc tế hiện nay, cùng
với những diễn biến của nền kinh tế toàn cầu tạo nên những chuyển
dịch của dòng vốn FDI cũng như những xu hướng mới trong hợp tác
đầu tư toàn cầu. Cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
có hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ thuộc về các quốc gia có
nền tảng phát triển kinh tế ổn định, chất lượng nguồn nhân lực tốt và
điều kiện kinh doanh thuận lợi.
3.1.2. Bối cảnh trong nước
Bối cảnh trong nước mặc dù đã có những biến chuyển tích cực
song vẫn đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong việc thu hút

dòng FDI của thế giới cũng như những lợi ích đạt được từ việc thu
hút dòng FDI này đối với Việt Nam, trong đó có các mục tiêu lợi ích
về việc tăng cường tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành
công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam như các vấn đề tồn tại
trong tái cấu trúc nền kinh tế, vấn đề cải thiện môi trường kinh
doanh, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, vốn cho phát triển kinh tế.
3.2. Quan điểm của cá nhân về tăng cường tác động lan tỏa từ
FDI tới xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở
Việt Nam
Trên cở sở các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đặt trong
bối cảnh hiện tại của thế giới và Việt Nam, tác giả luận án cho rằng:


22
Tăng cường tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành
công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam cần dựa trên việc tạo lập
các điều kiện cơ sở thuận lợi để phát huy được các tác động lan tỏa
tích cực
Tăng cường tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành
công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam cần dựa trên việc giải
quyết các nguyên nhân gây ra các hạn chế và các tác động lan tỏa
tiêu cực.
Tăng cường tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành
công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam cần gắn với tái cấu trúc
ngành công nghiệp chế biến chế tạo và tái cấu trúc hoạt động xuất
khẩu.
Tăng cường tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành
công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam cần phù hợp với xu thế
phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo và xu hướng tiêu dùng
sản phẩm công nghiệp hiện nay của thế giới.

3.3. Giải pháp tăng cường tác động lan tỏa tích cực từ FDI tới
xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
(1) Giải pháp tăng cường vốn cho các doanh nghiệp trong ngành
công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
(2) Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước
(3) Giải pháp tăng cường phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học
và sáng tạo công nghệ trong nước
(4) Giải pháp tăng cường liên kết thương mại và sản xuất giữa các
doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa
(5) Giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng
(6) Giải pháp thu hút công nghệ đầu tư tiên tiến và vào các ngành
công nghiệp công nghệ cao
(7) Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ
(8) Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh


23
KẾT LUẬN
(1)

Luận án làm rõ khái niệm và hai hình thức tác động lan tỏa

từ FDI tới xuất khẩu trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo bao
gồm tác động lan tỏa theo chiều ngang và tác động lan tỏa theo chiều
dọc (thông qua tác động ngược chiều và tác động xuôi chiều).
(2)

Luận án chỉ ra 3 kênh truyền dẫn tác động lan tỏa từ FDI tới

xuất khẩu trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đó là: (1) Kênh

cải thiện năng lực xuất khẩu của ngành (thông qua (i) Kênh cạnh
tranh, (ii) Kênh chuyển giao công nghệ thông qua liên kết sản xuất,
(iii) Kênh di chuyển lao động); (2) Kênh thu hút thêm các doanh
nghiệp FDI vệ tinh vào ngành; (3) Kênh thị trường xuất khẩu.
(3)

Luận án khái quát 3 nhóm yếu tố tác động tới lan tỏa từ FDI

tới xuất khẩu trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở nước nhận
đầu tư, bao gồm: (1) Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm của dòng vốn
FDI, (2) Nhóm các yếu tố thuộc đặc trưng của ngành công nghiệp
chế biến chế tạo ở nước nhận đầu tư, (3) Nhóm các yếu tố thuộc môi
trường kinh doanh ở nước nhận đầu tư.
(4)

Luận án phân tích kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc và

Malaysia và rút ra 8 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc
tăng cường tác động lan tỏa tích cực từ FDI tới xuất khẩu trong các
ngành công nghiệp chế biến chế tạo.
(5)

Luận án đã chứng minh: (1) Đối với các nhóm ngành công

nghiệp có trình độ công nghệ khác nhau thì tác động lan tỏa từ FDI
tới xuất khẩu của ngành cũng khác nhau. (2) Đối với các doanh
nghiệp có quy mô khác nhau thì tác động lan tỏa từ FDI tới xuất
khẩu của các doanh nghiệp cũng khác nhau. (3) Môi trường kinh
doanh thể hiện có tác động lớn tới xuất khẩu của tất cả các ngành và



24
tất cả các doanh nghiệp.
(6)

Luận án đánh giá các tác động lan tỏa tích cực, tiêu cực và

nguyên nhân của các tác động lan tỏa tiêu cực đó ở Việt nam.
(7)

Luận án đưa ra 3 quan điểm cá nhân trong việc tăng cường

tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp CBCT.
(8)

Luận án đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm tăng cường tác động

lan tỏa tích cực từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến
chế tạo ở Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể: (1) Giải pháp tăng
cường vốn cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến
chế tạo ở Việt Nam. (2) Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong nước. (3) Giải pháp tăng cường phát triển hoạt động nghiên
cứu khoa học và sáng tạo công nghệ trong nước. (4) Giải pháp tăng
cường liên kết thương mại và sản xuất giữa các doanh nghiệp FDI và
các doanh nghiệp nội địa. (5) Giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng. (6)
Giải pháp thu hút công nghệ đầu tư tiên tiến và vào các ngành công
nghiệp công nghệ cao. (7) Giải pháp phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ. (8) Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh.
Tác giả hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ
đóng góp thêm các minh chứng và luận điểm khoa học về vấn đề tác

động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến
chế tạo ở nước nhận đầu tư nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Kết
quả nghiên cứu của Luận án này góp thêm một cơ sở khoa học cho
các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý về FDI
và thương mại, các ngành sản xuất công nghiệp, các nhà nghiên cứu
trong việc quản lý, thực hiện và nghiên cứu về FDI và tác động của
nó tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở một nước
đang phát triển như Việt Nam.



×