Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em và ngoại cảnh tại ba trường mầm non Liên Bảo, Hoa Sen và Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.29 KB, 7 trang )

Nông Phúc Thắng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

123(09): 125 - 131

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP NHẰM GIẢM TỶ LỆ
NHIỄM GIUN KIM Ở TRẺ EM VÀ NGOẠI CẢNH
TẠI BA TRƯỜNG MẦM NON LIÊN BẢO, HOA SEN VÀ NGÔ QUYỀN,
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
Nông Phúc Thắng*, Lô Thị Hồng Lê,
Nguyễn Thị Hải, Diệp Thị Xoan, Vũ Thị Hải Yến
Trường Đại học Y - Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Nhiễm giun kim ở trẻ em vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Do vậy việc phát hiện và can
thiệp dự phòng nhiễm giun kim ở trẻ em là một việc làm cần thiết. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi
nhằm đáp ứng các mục tiêu
- Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ em và ô nhiễm ở ngoại cảnh tại ba trường mầm non Liên
Bảo, Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Xác định hiệu quả của các biện pháp can thiệp bằng giáo dục sức khỏe và điều trị bệnh giun kim
ở trẻ em
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả kết hợp với can thiệp trên trẻ em ở lứa tuổi mầm non và môi
trường lớp học tại ba trường mầm non Liên Bảo, Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc, chúng tôi đã thu được kết quả:
Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em trường mầm non Liên Bảo trước can thiệp ( 28,65% ), sau can thiệp
(1,68% ). Tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở sàn nhà là 1,6%, đồ chơi là 5%.
Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em trường mầm non Hoa Sen trước can thiệp (22,3%), sau can thiệp
(0,85% ). Tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở sàn nhà là 2,4%, đồ chơi là 1,67%.
Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em trường mầm non Ngô Quyền trước can thiệp (14,39%) sau can
thiệp (0% ). Tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở sàn nhà là 1,6%, đồ chơi là 1,67%.


Từ khoá: Giun kim, tỷ lệ nhiễm, trường mầm non

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Nhiễm giun kim ở trẻ em vẫn là một vấn đề
sức khỏe cộng đồng. Trứng giun kim ở ngoại
cảnh sẽ là nguồn lây bệnh thường trực tại các
trường mầm non. Do vậy việc phát hiện và
can thiệp dự phòng nhiễm giun kim ở trẻ em
là một việc làm cần thiết và phải tiến hành
thường xuyên.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm đáp
ứng các mục tiêu sau:
- Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em và ô
nhiễm trứng giun ở ngoại cảnh tại ba trường
mầm non Liên Bảo, Ngô Quyền, thành phố
Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Xác định hiệu quả của các biện pháp can
thiệp bằng giáo dục sức khỏe và điều trị bệnh
giun kim ở trẻ em
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
*

Tel: 0949 599988

- Trẻ em ở lứa tuổi mầm non ( 1 đến 6 tuổi )
- Môi trường lớp học tại các trường mầm non
Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền thuộc thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Chúng tôi chọn ba
trường mầm non Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô
Quyền, là ba trường ở trung tâm thành phố
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 05/2012 đến
tháng 11/ 2013.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp mô tả kết hợp với can thiệp
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu và chọn mẫu trong nghiên cứu mô tả
Cỡ mẫu mô tả được tính theo công thức:
n = Z2

   p.q
1  . 2
 2 d
125


Nông Phúc Thắng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Trong quá trình nghiên cứu, số trẻ còn lại
thực tế được 716 trẻ.
Chọn mẫu chủ đích ba trường mầm non Liên
Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền.Bốc thăm ngẫu
nhiên 5 lớp trong số các lớp của trường để

tiến hành nghiên cứu.
Mẫu xét nghiệm trứng giun kim: Toàn bộ số
trẻ em của các lớp đã được chọn đều được
xét nghiệm.
Mẫu xét nghiệm ở ngoại cảnh: Lấy mẫu toàn
bộ các lớp theo thường quy: Sàn nhà mỗi lớp
25 mẫu , bàn ghế mỗi lớp lấy 12 mẫu: 6 bàn,
6 ghế, đồ chơi 12 mẫu
Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu can thiệp
Đây là can thiệp cộng đồng, nên chúng tôi sử
dụng luôn mẫu mô tả và tiến hành can thiệp
theo các chỉ tiêu đã lựa chọn.
Kỹ thuật xét nghiệm
- Kỹ thuật xét nghiệm tìm trứng giun kim trên
trẻ em được tiến hành theo phương pháp
Graham: Cắt băng dính trong thành những
mảnh nhỏ có kích thước: 3-5 X 2cm áp vào
hậu môn của trẻ rồi bóc ra dán vào lam kính
đã ghi số thứ tự của các cháu theo danh sách
có sẵn, sau đó soi tìm trứng giun kim trên các
tiêu bản.
- Kỹ thuật xét nghiệm trứng giun kim ở ngoại
cảnh: cũng theo phương pháp Graham: Dán
băng dính trong vào 5 vị trí của mỗi sàn nhà:
4 góc nhà và trung tâm giữa nền nhà mỗi vị
trí lấy 5 mẫu trên diện tích 1m2, vào bàn ghế,
vào các đồ chơi lớn.

123(09): 125 - 131


Kỹ thuật can thiệp
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ (tập huấn)
về tác hại của giun kim và cách phòng bệnh
giun kim cho các học sinh, cô giáo và các bậc
phụ huynh của trường (30 giáo viên và 716
phụ huynh).
- Duy trì nề nếp vệ sinh tốt ở lớp học: Lau
nhà 3 lần/ngày, và lau nhà bằng nước xà
phòng 3 lần/tuần, lau bàn ghế, rửa đồ chơi
nhựa bằng nước xà phòng 1 lần/ngày. Rửa tay
cho các cháu bằng xà phòng trước khi ăn.
- Điều trị cho các cháu bằng thuốc
Mebeldazol viên 500mg và đánh giá kết quả
(trước và sau điều trị ).
- Sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp trên
được 3 tuần, chúng tôi lấy mẫu lần thứ 2 để
đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp.
Chỉ tiêu nghiên cứu
- Một số đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu: Tuổi, giới của trẻ, nghề nghiệp
các bà mẹ trẻ.
- Xác định được tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ
em ở ba trường mầm non Liên Bảo, Hoa Sen,
Ngô Quyền trước và sau khi can thiệp.
- Tỷ lệ nhiễm giun kim theo giới
- Tỷ lệ nhiễm giun kim theo tuổi
- Tỷ lệ nhiễm giun kim ở ngoại cảnh trước và
sau khi can thiệp
Kỹ thuật thu thập và xử lý số liệu: Xử lý số
liệu theo phương pháp thống kê y học.


Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ
Các thông số
1-3
Tuổi
4-6
Nam
Giới
Nữ
Ngành y
Giáo viên
Kinh doanh
Cán bộ
Nghề nghiệp
của mẹ
Nội trợ
Công nhân
Nghề tự do
Làm ruộng

126

Trường
Liên Bảo
n
%
68
35,42
124

64,58
97
50,52
95
49,48
11
5,73
31
16,15
35
18,23
47
24,48
7
3,65
28
14,58
33
17,19
0
0

Trường
Hoa Sen
n
150
110
140
120
7

44
54
115
11
22
7
0

%
57,69
42,31
53,85
46,15
2,69
16,92
20,77
44,23
4,24
8,46
2,69
0

Trường
Ngô Quyền
n
%
162
61,36
102
38,64

137
51,89
127
48,11
8
3,03
45
17,05
63
23,86
103
39,02
10
3,79
23
8,71
11
4,17
1
0,39


Nông Phúc Thắng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

123(09): 125 - 131

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tại ba trường Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền số lượng các trẻ được nghiên cứu lứa tuổi 1 - 3
tương đương 4 – 6, giới nam tương đương giới nữ. Nghề nghiệp của các bà mẹ trẻ đa số là cán bộ
viên chức. Phần lớn các bà mẹ là cán bộ viên chức sẽ có điều kiện thuận lợi về thời gian, tiếp cận
các kiến thức chăm sóc sức khỏe, có điều kiện vệ sinh.
Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em
Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em tại trường mầm non Liên Bảo trước và sau can thiệp
Lứa tuổi
Tính chung
1-3
4-6
P

n
192
68
124

Trước can thiệp
(+)
%
55
28,65
16
23,53
39
31,45
>0,05

n
179

65
114

Sau can thiệp
(+)
%
3
1,68
02
3,08
01
0,88

P
< 0,01

Tại trường Liên Bảo, tỉ lệ nhiễm giun kim tính chung của trẻ là 28.65%, so sánh tỉ lệ nhiễm giun
kim của trẻ ở lứa tuổi 1-3 (22,53%) thấy tương đương với lứa tuổi 4-6 (31,45%) với P > 0.05.
Sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm giun kim giảm xuống rất nhiều, từ 28,65% xuống chỉ còn 1,68%.
Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em tại trường mầm non Hoa Sen trước và sau can thiệp
Lứa tuổi
Tính chung
1-3
4-6
P

n
260
150
110


Trước can thiệp
(+)
%
58
22,3
33
22,0
25
22,73
>0,05

n
235
137
98

Sau can thiệp
(+)
%
02
0,85
01
0,73
01
1,02

P
< 0,01


Trường Hoa Sen, tỉ lệ nhiễm giun kim của trẻ tính chung là 22,3% trẻ ở lứa tuổi 1-3 có tỷ lệ
nhiễm giun kim là (22,53%), tương đương với lứa tuổi 4-6 (31,45%) với P > 0.05. Sau can thiệp
cũng giảm rất nhiều, chỉ còn (0,85%).
Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em tại trường mầm non Ngô Quyền trước và sau can thiệp
Lứa tuổi
Tính chung
1- 3 tuổi
4 -6 tuổi
P

Số trẻ XN
264
162
102

Trước can thiệp
(+)
%
38
14,39
18
11,10
20
19,61
>0,05

Số trẻ XN
262
163
97


Sau can thiệp
(+)
0
0
0

%
0
0
0

P

Trường Ngô Quyền có tỷ lệ nhiễm giun kim 14,39%, hai lứa tuổi 1-3 và 4-6 cũng có tỉ lệ nhiễm
giun kim tương đương nhau (11,10%) và (19,61%) với P > 0,05 giống hai trường Liên Bảo và
Hoa Sen. Sau can thiệp, xét nghiệm đợt 2 không con cháu nào bị nhiễm giun kim.
Bảng 5a: So sánh kết quả nghiên cứu trước can thiệp với các nghiên cứu cách đây trên 10 năm
Địa điểm nghiên cứu
1. Trường Triệu Thị Trinh, Thành
phố Hồ Chí Minh.
2. Nhà trẻ Hoa Mai Huế
3. Trường mầm non ĐHY TN
4. Trường mầm non BVĐK TWTN
5.Trường mầm non Túc Duyên
6.Tính chung ba trường Liên Bảo,
Hoa Sen, Ngô Quyền

Năm
nghiên cứu


Tỷ lệ %

Ngô Hùng Dũng

1992

51,91

< 0,001

Trương Quang Ánh
Phạm Thị Hiển
Phạm Thị Hiển
Phạm Thị Hiển

1994
1999
2000
2001

39,49
45,59
37,5
50

< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001


Nông Phúc Thắng

2012

21%

Tác giả

p

< 0,001

127


Nông Phúc Thắng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

123(09): 125 - 131

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tính chung ở ba trường Bảo Liên, Hoa Sen, Ngô Quyền (21%)
thấp hơn so với tất cả các nghiên cứu từ năm 2001 trở về trước với P < 0,001.
Bảng 5b: So sánh kết quả nghiên cứu trước can thiệp với các nghiên cứu trong vòng 10 năm trở lại đây
Địa điểm nghiên cứu

Phạm Thị Hiển
Phạm Thị Hiển
Nông Phúc Thắng

Nông Phúc Thắng
Nông Phúc Thắng

Năm
nghiên cứu
2010
2011
2012
2012
2012

Tỷ lệ
%
16,8
11,94
28,65
22,3
14,39

> 0,05
> 0,05

Nông Phúc Thắng

2012

21%

> 0,05


Tác giả

1. Trường mầm non P. Quang Trung
2. Trường mầm non Sơn Cẩm
3. Trường mầm non Liên Bảo
4. Trường mầm non Hoa Sen
5. Trường mầm non Ngô Quyền
6.Tính chung ba trường Liên Bảo,
Hoa Sen, Ngô Quyền

p

So với hai trường Quang Trung (16,8%) và Sơn Cẩm (11,94%) thì kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tính chung tại ba trường mầm non Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền (21%) tương đương với P
> 0,05.
Bảng 6: Tỷ lệ nhiễm giun kim theo giới
Giới
Nam
Nữ
P

Trường Liên Bảo
n
(+)
%
97
23
23,71
95
32

33,68
>0,05

Trường Hoa Sen
n
(+)
%
140
32
22,86
120
26
21,67
>0,05

TrườngNgô Quyền
n
(+)
%
137
21
15,33
127
17
13,39
>0,05

Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ Nam và Nữ tại ba trường Liên Bảo (23,3% ; 33,6%), Hoa Sen ( 22,8%
;21,67%), Ngô Quyền (15,33% ;13,39%) đều tương đương nhau với P > 0,05
Tỷ lệ nhiễm giun kim ở ngoại cảnh

Bảng 7: Tỷ lệ nhiễm giun kim ở ngoại cảnh trước khi can thiệp
Mẫu
ngoại cảnh
Sàn nhà
Bàn ghế
Đồ chơi

Trường Liên Bảo
n
(+)
%
125
02
1,6
60
0
0
60
03
5

Trường Hoa Sen
n
(+)
%
125
03
2,4
60
0

0
60
01
1,67

Trường Ngô Quyền
n
(+)
%
125
p
0,8
60
0
0
60
1
1,67

P
>0,05
>0,05
>0,05

Các mẫu xét nghiệm ở ngoại cảnh tại ba trường Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền rất thấp và tương
đương nhau với P > 0,05: trường Liên Bảo (1,6%, 0%, 05%), Hoa Sen (2,4%,0%,1,67%), Ngô
Quyền (0,8%,0%,1,67%).
Bảng 8: Tỷ lệ nhiễm giun kim ở ngoại cảnh sau khi can thiệp
Mẫu
ngoại cảnh

Sàn nhà
Bàn ghế
Đồ chơi

Trường Liên Bảo
n
(+)
%
125
1
0,8
60
0
0
60
0
0

Trường Hoa Sen
n
(+)
%
125
0
0
60
01
1,67
60
01

1,67

Trường Ngô Quyền
n
(+)
%
125
0
0
60
0
0
60
0
0

Sau khi can thiệp bằng điều trị, vệ sinh tốt và tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho các cô và các
bậc phụ huynh của trường, kiểm tra lại các mẫu xét nghiệm đợt 2 ở ngoại cảnh thấy: trường Liên
Bảo chỉ còn sàn nhà nhiễm (0,8%); trường Hoa Sen: bàn ghế (1,67%), đồ chơi (1,67%); trường
Ngô Quyền không còn mẫu nào dương tính với trứng giun kim.
128


Nông Phúc Thắng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

123(09): 125 - 131

Bảng 09: So sánh tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở ngoại cảnh tại trường Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền

thành phố Vĩnh Yên với các kết quả nghiên cứu khác
Địa điểm
Trường mần non Ngô Quyền(a)
Trường mần non Hoa Sen(b)
Trường mần non Liên Bảo(c)
Trường mần non Sơn Cẩm(d)
Trường mầm non P.Quang Trung (e)
Trường mầm non Túc Duyên (f)
Trường mầm non BVĐKTWTN (g)
Trường mầm non ĐHYTN (h)
Nhà trẻ Hoa Mai - Huế (i)

P

Tỷ lệ nhiễm giun kim ở mẫu ngoại cảnh sàn
nhà tại 3 trường Liên Bảo (1,6%), Hoa Sen
(2,4%), Ngô Quyền (0,8%) thấp hơn so với
trường Túc Duyên (18%), BVĐKTWTN
(11%), ĐHYTN (20%) với P < 0,05, mẫu đồ
chơi tại 3 trường Liên Bảo (5%), Hoa Sen
(1,67%), Ngô Quyền (1,67%) tương đương
với trường Sơn Cẩm, Quang Trung với P >
0,05 và đều thấp hơn so với trường Túc
Duyên (17,5%), BVĐKTWTN (8.75%),
trường ĐHYTN (17,5%) với ( P < 0,01).
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
1.1. Tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ em tại
trường mầm non Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô
Quyền còn cao: Liên Bảo (28,65%), Hoa Sen

(23,2%), Ngô Quyền (14,39%).
- Trẻ em lứa tuổi nhà trẻ (1-3 tuổi) có tỷ lệ
nhiễm giun kim: Trường Liên Bảo (23,53%),
Trường Hoa Sen (22%), Trường Ngô Quyền
(11,10%) tương đương với lứa tuổi mẫu giáo
Trường Liên Bảo (31,45%), Trường Hoa Sen
(22,73%), Trường Ngô Quyền (19,61%).
- Tỷ lệ nhiễm giun kim theo giới ở trẻ em
Trường Liên Bảo: Nam (23,71%) và Nữ
(33,68%). Trường Hoa Sen: nam (22,86%),
nữ (21,67%). Trường Ngô Quyền: nam
(15,33%), nữ (13,39%).

Sàn nhà
(%)
0,8
2,4
1,6
0
0
18
11
20
0
P(a-b) > 0,05
P(b-c) > 0,05
P(a-f) < 0,05
P(a-g) < 0,05
P(a-h) < 0,05


Bàn ghế
(%)
0
0
0
0
0
16,25
10
17,5
5,7

P(f-g) > 0,05
P(f-h) > 0,05
P(f-i) > 0,05

Đồ chơi
(%)
1,67
1,67
5
1,66
1,66
17,5
8,75
17,5
0
P(a-b) > 0,05
P(b-c) > 0,05
P(c-d) > 0,05

P(c-e) > 0,05
P(a-f) < 0,05
P(a-g) < 0,05
P(a-h) < 0,05

1.2. Tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở ngoại cảnh.
- Tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở Trường Liên
Bảo: sàn nhà (1,6%), bàn ghế (0%), đồ chơi
(5%). Trường Hoa Sen: Sàn nhà (2,4%), bàn
ghế (0%), đồ chơi (1,67%). Trường Ngô
Quyền: Sàn nhà (0,8%), bàn ghế (0%), đồ
chơi (1,67%) đều rất thấp.
1.3. Đánh giá kết quả sau khi can thiệp bằng
điều trị và tuyên truyền giáo dục sức khoẻ:
Sau khi can thiệp bằng điều trị và tuyên
truyền giáo dục sức khỏe, tỷ lệ nhiễm giun
kim của các cháu ở cả 03 trường Liên Bảo,
Hoa Sen, Ngô Quyền đều giảm rất rõ. Trường
Liên Bảo từ 28,65% xuống còn 1,68%;
Trường Hoa Sen từ 22,3% xuống còn 0,85%;
Riêng trường Ngô Quyền từ 14,39%, xét
nghiệm đợt 02 không còn cháu nào.
Khuyến nghị
Cần duy trì vệ sinh lớp học như lau nhà 3 lần
trong ngày: Sáng sớm, sau bữa ăn trưa, sau
bữa ăn chiều và các vật dụng trong phòng để
diệt trứng giun kim, ngăn ngừa sự lây nhiễm
giun kim.
Duy trì tẩy giun kim định kỳ cho các cháu 6
tháng hoặc 3 tháng một lần bằng Mebendazol

hoặc Combantrin.
Thường xuyên giáo dục sức khỏe cho các bậc
phụ huynh hiểu về tác hại và cách phòng
chống lây nhiễm giun kim.
129


Nông Phúc Thắng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (2005). Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn
trùng. Dự án phòng chống giun sán Quốc gia giai
đoạn 2005 - 2010. Hà Nội, tháng 4 năm 2005.
Trang 17.
2. Trương Quang Ánh - Ngô Chân (1996) Tình
hình nhiễm giun kim ở nhà trẻ Hoa Mai - Huế.
Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh
ký sinh trùng số 3 năm 1996. Viện sốt rét ký sinh
trùng - côn trùng HN trang 61 – 67.
3. Ngô Hùng Dũng và cộng sự (1992) Phòng
chống bệnh giun sán ở học sinh cấp I bằng thuốc
Vermifar của xí nghiệm dược phẩm Pharmectic.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng. Xí nghiệp dược phẩm
dược liệu Pharmectic Tr: 147.
4. Phạm Thị Hiển và cộng sự (2002), Điều tra tỷ lệ
nhiễm giun kim trên trẻ em và ngoại cảnh tại 3
trường mầm non ở Thái Nguyên. Bước đầu áp
dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả.

Tuyển tập công trình khoa học. Chuyên đề ký sinh
trùng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường
ĐHY Hà Nội, 92 năm ngày sinh Anh hùng liệt sỹ
- GS Đặng Văn Ngữ. Trường Đại học Y Hà Nội.
Nhà xuất bản y học. Tháng 4/ 2002. Tr 11 – 15.
5. Phạm Thị Hiển (2010) Đánh giá hiệu quả biện
pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ

130

123(09): 125 - 131

em và ngoại cảnh tại trường mầm non Quang Trung
thành phố Thái Nguyên. Bản tin y dược học miền núi
số 1 năm 2011, trang 71
6. Phạm Thị Hiển (2011) Đánh giá hiệu quả biện
pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ
em và ngoại cảnh tại trường mầm non xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. Bản tin y
dược học miền núi số 1 năm 2012, trang 9 - 14
7. Nguyễn Võ Hinh (2005) Tình hình nhiễm giun
đường ruột ở trẻ em và vấn đề sử dụng nhà vệ
sinh, nguồn nước sinh hoạt tại huyện A Lưới,
Thừa Thiên - Huế. Năm 2004 - 2005. Tạp chí
phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh
trùng. Số 4 / 2005, trang 75 - 81
8. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2010), Nghiên cứu
thực trạng ô nhiễm môi trường, một số bệnh liên
quan và giải pháp can thiệp đối với hộ gia đình
chăn nuôi lợn tại Phú Bình, Thái Nguyên. Luận án
tiến sĩ y học. Thái Nguyên 2010. Trang 56.

9. Nguyễn Văn Khá, Nguyễn Văn Chương (2007),
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm giun sán
đường ruột ở 3 tỉnh Tây Nguyên, thử nghiệm giải
pháp can thiệp ở một số địa bàn. Kỷ yếu công
trình nghiên cứu khoa học 2001 - 2006. viện sốt
rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn. Bộ Y tế.
Nhà xuất bản y học, Trang 426.


Nông Phúc Thắng và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

123(09): 125 - 131

SUMMARY
EVALUATION OF EFFECTIVENESS OF INTERVENTIONS
TO DECREASE PREVALENCE RATE OF INFECTION
OF ENTEROBIUS VERMICULARIS IN CHILDREN
AND SURROUNDINGS IN THREE KINDERGARTENS OF LIEN BAO,
HOA SEN AND NGO QUYEN IN VINH YEN CITY, VINH PHUC PROVINCE
Nong Phuc Thang*, Lo Thi Hong Le,
Nguyen Thi Hai, Diep Thi Xoan, Vu Thi Hai Yen
College of Medicine and Pharmacy - TNU

Children infected with Enterobius vermicularis are still a community health problem. Therefore, it
is necessary to detect and intervene the prevention of children infected with Enterobius
vermicularis. Our research is conducted in order to aim at following objectives.
- To identify prevalence rate of Enterobius vermicularis in children and surroundings at three
kindergartens of Lien Bao, Hoa Sen and Ngo Quyen in Vinh Yen city, Vinh Phuc province.

- To determine effectiveness of interventions through health education and treatment of Oxyuriasis
in children.
By the cross - sectional study in combination with an intervention study in pre-school children and
surroundings in three kindergartens of Lien Bao, Hoa Sen and Ngo Quyen in Vinh Yen city, Vinh
Phuc province, we obtained the following results:
The prevalence rate of infection of Enterobius vermicularis in children of Lien Bao Kindergarten
before intervention was 28.65%, after intervention was 1.68 %.The rates of floors and toys found
infected with eggs of Enterobius vermicularis were 1.6 % and 5 % consecutively.
The prevalence rate of infection of Enterobius vermicularis in children of Hoa Sen Kindergarten
before intervention was 22.3%, after intervention was 0.85 %. The rates of floors and toys found
infected with eggs of Enterobius vermicularis were 2.4 % and 1.67 % consecutively.
The prevalence rate of infection of Enterobius vermicularis in children of Ngo Quyen
Kindergarten before intervention was 14.39 %, after intervention was 0.0 %. The rates of floors
and toys found infected with eggs of Enterobius vermicularis were 1.6 % and 1.67 %
consecutively.
Key words: Enterobius vermicularis, prevalence rate, kindergartens

Ngày nhận bài:21/5/2014; Ngày phản biện:02/6/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

*

Tel: 0949 599988

131



×